Cấu tạo thứ cấp của rễ cây (cấu tạo miền trưởng thành)
Ở đa số thực vật Một lá mầm và một số thực vật Hai lá mầm, cấu tạo sơ cấp của rễ được duy trì suốt đời sống của cây. Ở phần lớn thực vật Hai lá mầm và cây hạt trần, rễ cây có khả năng tăng thêm kích thước về đường kính nhờ có cấu tạo thứ cấp thay thế cấu tạo sơ cấp. Cấu tạo thứ cấp của rễ cây được hình thành do hoạt
động của tầng sinh bần-lục bì (tầng phát sinh vỏ) và tầng phát sinh libe - gỗ (tầng phát sinh trụ).
10 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 5803 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cấu tạo thứ cấp của rễ cây (cấu tạo miền trưởng thành), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cấu tạo thứ cấp của rễ cây (cấu tạo miền trưởng
thành)
Ở đa số thực vật Một lá mầm và một số thực vật Hai
lá mầm, cấu tạo sơ cấp
của rễ được duy trì suốt đời sống của cây. Ở phần lớn
thực vật Hai lá mầm và cây
hạt trần, rễ cây có khả năng tăng thêm kích thước về
đường kính nhờ có cấu tạo thứ
cấp thay thế cấu tạo sơ cấp. Cấu tạo thứ cấp của rễ
cây được hình thành do hoạt
động của tầng sinh bần-lục bì (tầng phát sinh vỏ) và
tầng phát sinh libe - gỗ (tầng
phát sinh trụ).
Tầng sinh bần - lục bì (tầng phát sinh vỏ) được hình
thành từ lớp vỏ trụ. Lớp
vỏ trụ có khả năng hoạt động phân chia thành 2 lớp tế
bào, lớp ngoài có khả năng
hoạt động phân sinh để hình thành nên tầng phát sinh
vỏ, tầng phát sinh vỏ hoat
động sẽ hình thành mô bì thứ cấp bao gồm lớp bần ở
bên ngoài, lớp lục bì ở phía
trong, những lớp này hình thành nên lớp chu bì của rễ
cây. Do sự hình thành lớp
bần mà tất cả các tế bào của lớp vỏ sơ cấp sẽ bị ngăn
cách với khối tế bào sống ở
Hình 3.3. Cấu tạo trung trụ của một rễ cây
1. Nội bì; 2. Trụ bì; 3. Libe sơ cấp; 4. Gỗ sơ cấp; 5.
Đai caspary ở nội bì.
57
bên trong bởi những tế bào không dẫn nước và thức
ăn của tầng bần, chúng sẽ bị
chết và bị lóc ra khỏi rễ cây. Sau này, do tính chất
hoạt động liên tục của tầng phát
sinh vỏ, một lớp chu bì mới sẽ được hình thành sâu ở
bên trong lớp vỏ và khi đó
những phần chết nằm bên ngoài chu bì mới này
không những là vỏ sơ cấp mà gồm
cả chu bì cũ, libe sơ cấp và một phần libe thứ cấp,
những lớp này tạo thành lớp thụ
bì của rễ cây.
Song song với việc hình thành tầng phát sinh vỏ, tầng
phát sinh libe - gỗ (tầng
phát sinh trụ ) đã bắt đầu xuất hiện. Tầng phát sinh
trụ được hình thành từ những tế bào
nhu mô tủy kết hợp với những tế bào của lớp vỏ trụ
còn lại. Tầng phát sinh trụ thường
nằm bên ngoài các bó gỗ, lúc đầu có dạng gợn sóng
sau có xu hướng tròn dần lại
thường nằm phía trong các bó libe sơ cấp và nằm
phía ngoài các bó gỗ sơ cấp. Hoạt
động của tầng phát sinh trụ sẽ sinh ra gỗ thứ cấp ở
phía trong (nằm ngoài gỗ sơ cấp) và
libe thứ cấp ở phía ngoài (nằm trong libe sơ cấp).
Riêng đoạn tầng phát sinh trụ nằm ở
đầu các bó gỗ thì không phát triển thành gỗ và libe
thứ cấp mà chỉ sinh ra tia gỗ và tia
libe thứ cấp.
Khác với gỗ sơ cấp, gỗ thứ cấp của rễ cây phân hóa
theo hướng ly tâm, bao
gồm: mạch thông, quản bào, sợi gỗ và nhu mô gỗ.
Libe thứ cấp của rễ cây vẫn có
đầy đủ các thành phần: ống rây, tế bào kèm, nhu mô
libe, sợi libe và phân hóa theo
hướng hướng tâm.
Trong cấu tạo thứ cấp của rễ cây, các yếu tố sơ cấp
của rễ vẫn có thể tồn tại: libe
sơ cấp bị đẩy ra phía ngoài vỏ, hẹp dần và có thể bị
tiêu biến đi, gỗ sơ cấp bị đẩy vào
trung tâm của rễ và vẫn phân hóa theo hướng hướng
tâm.
Nhìn một cách tổng quát cấu tạo thư cấp của rễ cây
có thể phân biệt được 2
phần rõ rệt:
Phần bên ngoài thường mỏng hơn gồm tất cả các mô
từ tầng phát sinh trụ trở
ra, trong đó chiếm chủ yếu là libe thứ cấp, được gọi
là phần vỏ thứ cấp của rễ cây.
Phần còn lại ở bên trong thường dày hơn rất nhiều,
chứa chủ yếu là các yếu tố của
gỗ thứ cấp, gọi là phần gỗ của rễ cây.
Cấu tạo thứ cấp của rễ cây (cấu tạo miền trưởng
thành)
Ở đa số thực vật Một lá mầm và một số thực vật Hai
lá mầm, cấu tạo sơ cấp
của rễ được duy trì suốt đời sống của cây. Ở phần lớn
thực vật Hai lá mầm và cây
hạt trần, rễ cây có khả năng tăng thêm kích thước về
đường kính nhờ có cấu tạo thứ
cấp thay thế cấu tạo sơ cấp. Cấu tạo thứ cấp của rễ
cây được hình thành do hoạt
động của tầng sinh bần-lục bì (tầng phát sinh vỏ) và
tầng phát sinh libe - gỗ (tầng
phát sinh trụ).
Tầng sinh bần - lục bì (tầng phát sinh vỏ) được hình
thành từ lớp vỏ trụ. Lớp
vỏ trụ có khả năng hoạt động phân chia thành 2 lớp tế
bào, lớp ngoài có khả năng
hoạt động phân sinh để hình thành nên tầng phát sinh
vỏ, tầng phát sinh vỏ hoat
động sẽ hình thành mô bì thứ cấp bao gồm lớp bần ở
bên ngoài, lớp lục bì ở phía
trong, những lớp này hình thành nên lớp chu bì của rễ
cây. Do sự hình thành lớp
bần mà tất cả các tế bào của lớp vỏ sơ cấp sẽ bị ngăn
cách với khối tế bào sống ở
Hình 3.3. Cấu tạo trung trụ của một rễ cây
1. Nội bì; 2. Trụ bì; 3. Libe sơ cấp; 4. Gỗ sơ cấp; 5.
Đai caspary ở nội bì.
57
bên trong bởi những tế bào không dẫn nước và thức
ăn của tầng bần, chúng sẽ bị
chết và bị lóc ra khỏi rễ cây. Sau này, do tính chất
hoạt động liên tục của tầng phát
sinh vỏ, một lớp chu bì mới sẽ được hình thành sâu ở
bên trong lớp vỏ và khi đó
những phần chết nằm bên ngoài chu bì mới này
không những là vỏ sơ cấp mà gồm
cả chu bì cũ, libe sơ cấp và một phần libe thứ cấp,
những lớp này tạo thành lớp thụ
bì của rễ cây.
Song song với việc hình thành tầng phát sinh vỏ, tầng
phát sinh libe - gỗ (tầng
phát sinh trụ ) đã bắt đầu xuất hiện. Tầng phát sinh
trụ được hình thành từ những tế bào
nhu mô tủy kết hợp với những tế bào của lớp vỏ trụ
còn lại. Tầng phát sinh trụ thường
nằm bên ngoài các bó gỗ, lúc đầu có dạng gợn sóng
sau có xu hướng tròn dần lại
thường nằm phía trong các bó libe sơ cấp và nằm
phía ngoài các bó gỗ sơ cấp. Hoạt
động của tầng phát sinh trụ sẽ sinh ra gỗ thứ cấp ở
phía trong (nằm ngoài gỗ sơ cấp) và
libe thứ cấp ở phía ngoài (nằm trong libe sơ cấp).
Riêng đoạn tầng phát sinh trụ nằm ở
đầu các bó gỗ thì không phát triển thành gỗ và libe
thứ cấp mà chỉ sinh ra tia gỗ và tia
libe thứ cấp.
Khác với gỗ sơ cấp, gỗ thứ cấp của rễ cây phân hóa
theo hướng ly tâm, bao
gồm: mạch thông, quản bào, sợi gỗ và nhu mô gỗ.
Libe thứ cấp của rễ cây vẫn có
đầy đủ các thành phần: ống rây, tế bào kèm, nhu mô
libe, sợi libe và phân hóa theo
hướng hướng tâm.
Trong cấu tạo thứ cấp của rễ cây, các yếu tố sơ cấp
của rễ vẫn có thể tồn tại: libe
sơ cấp bị đẩy ra phía ngoài vỏ, hẹp dần và có thể bị
tiêu biến đi, gỗ sơ cấp bị đẩy vào
trung tâm của rễ và vẫn phân hóa theo hướng hướng
tâm.
Nhìn một cách tổng quát cấu tạo thư cấp của rễ cây
có thể phân biệt được 2
phần rõ rệt:
Phần bên ngoài thường mỏng hơn gồm tất cả các mô
từ tầng phát sinh trụ trở
ra, trong đó chiếm chủ yếu là libe thứ cấp, được gọi
là phần vỏ thứ cấp của rễ cây.
Phần còn lại ở bên trong thường dày hơn rất nhiều,
chứa chủ yếu là các yếu tố của
gỗ thứ cấp, gọi là phần gỗ của rễ cây.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Cấu tạo thứ cấp của rễ cây (cấu tạo miền trưởng thành).pdf