Cáu tạo hệ tiêu hóa và sinh dục của gia cầm

Ruột non của gia cầm đầu trên giáp với dạ dày cơ, đầu dưới giáp với manh tràng. Ruột già của gia cầm không phát triển, nó do trực tràng thô ngắn và 2 manh tràng đổ vào đoạn đầu trực tràng tạo thành. Thành ruột cũng có lớp nhung mao nhăn nheo. Các tuyến tiêu hoá phân bố suốt dọc thành niêm mạc ruột. Riêng gà và gà tây không có tuyến tá tràng (tuyến Bruuner). Ngược lại, tuyến tuỵ của gia cầm rất phát triển. Ở tá tràng, các chất được tiêu hoá và hấp thu với tốc độ mạnh dưới tác dụng của mật, tuyến tuỵ và tuyến ruột. Dịch mật được tiết ra từ gan, có màu xanh lá cây và sánh nhầy. Dịch mật chứa 78-80% nước, 20-22% chất đặc, trong đó có axit mật, keo, cholesterin, muối vô cơ và sắc tố mật (bilirubin, biliverdin). Dịch mật của gia cầm khác với gia súc là trong thành phần của nó chứa axit xtearic. Axit HCl cùng với nhũ chấp được chuyển từ dạ dày vào tá tràng, dưới tác dụng của HCl, hocmon dịch tràng được hình thành ở màng nhầy tá tràng và theo máu đến tuyến tuỵ và kích thích tuyến tuỵ tiết dịch tuỵ. Dịch tuỵ lỏng, trong suốt có phản ứng kiềm yếu, pH = 7,2-7,5. Trong dịch tuỵ có nhiều men tripxin, erepxin, amylaza, mantaza, lipaza.

pdf28 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 9001 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Cáu tạo hệ tiêu hóa và sinh dục của gia cầm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
29 rắn tạo thành. Nó có thể xem như hạ vị của dạ dày loài có vú và có chức năng đặc biệt. Lớp trong niêm mạc dạ dày cơ có nhiều tuyến nhỏ. Chúng tiết ra chất keo dính phủ lên lớp biểu bì niêm mạc của dạ dày cơ một lớp màng sừng dai cứng gọi là mô sừng (cutin), có tác dụng bảo vệ niêm mạc thành dạ dày khỏi bị tổn thương khi nghiền nát thức ăn cứng như thóc, sạn sỏi. Màng sừng này luôn luôn bị bong ra do cọ xát khi hoạt động và cũng luôn được bổ sung do sản phẩm của tuyến tiết ra. Chức năng chủ yếu của dạ dày cơ là nghiền nát thức ăn ngũ cốc. Trong dạ dày cơ thường có một số lương nhất định các hạt cát, sạn, sỏi nhỏ. Những hạt này giúp cho việc nghiền nát thức ăn ngũ cốc dễ dàng khi dạ dày cơ co bóp. Sự co bóp của dạ dày cơ diễn ra có chu kỳ, bình quân cứ 20 - 30 giây co bóp một lần. Khi đói nhịp co bóp chậm, khi no co bóp tăng lên. Áp lực xoang dạ dày cơ khi co bóp tăng lên rất cao, đạt tới 140 mmHg ở gà, 100 mmHg ở vịt, 265 mmHg ở ngỗng, tạo thuận lợi cho việc nghiền nát thức ăn cứng. Dạ dày cơ không có tuyến dịch vị, sự tiêu hoá hoá học ở đây do tác dụng của dịch vị từ dạ dày tuyến xuống. Dưới tác dụng của axit HCl trong dạ dày cơ, các tế bào thực vật bị phá huỷ, protein phồng và xốp lên. Dưới tác dụng của men pepxin, protein phân giải thành pepton. Trong dạ dày cơ còn có quá trình phân giải hydratcacbon dưới ảnh hưởng của vi khuẩn có trong thức ăn. 2.2.4.2.5. Tiêu hoá ở ruột Ruột non của gia cầm đầu trên giáp với dạ dày cơ, đầu dưới giáp với manh tràng. Ruột già của gia cầm không phát triển, nó do trực tràng thô ngắn và 2 manh tràng đổ vào đoạn đầu trực tràng tạo thành. Thành ruột cũng có lớp nhung mao nhăn nheo. Các tuyến tiêu hoá phân bố suốt dọc thành niêm mạc ruột. Riêng gà và gà tây không 30 có tuyến tá tràng (tuyến Bruuner). Ngược lại, tuyến tuỵ của gia cầm rất phát triển. Ở tá tràng, các chất được tiêu hoá và hấp thu với tốc độ mạnh dưới tác dụng của mật, tuyến tuỵ và tuyến ruột. Dịch mật được tiết ra từ gan, có màu xanh lá cây và sánh nhầy. Dịch mật chứa 78-80% nước, 20-22% chất đặc, trong đó có axit mật, keo, cholesterin, muối vô cơ và sắc tố mật (bilirubin, biliverdin). Dịch mật của gia cầm khác với gia súc là trong thành phần của nó chứa axit xtearic. Axit HCl cùng với nhũ chấp được chuyển từ dạ dày vào tá tràng, dưới tác dụng của HCl, hocmon dịch tràng được hình thành ở màng nhầy tá tràng và theo máu đến tuyến tuỵ và kích thích tuyến tuỵ tiết dịch tuỵ. Dịch tuỵ lỏng, trong suốt có phản ứng kiềm yếu, pH = 7,2-7,5. Trong dịch tuỵ có nhiều men tripxin, erepxin, amylaza, mantaza, lipaza. Thông qua kích thích cơ học vào màng nhầy, tuyến ruột tiết ra dịch ruột. Dịch ruột có tỉ trọng 1,076, phản ứng kiềm pH = 7,42, màu đục. Trong dịch ruột có chứa men enterpkinaza, erepxin, amylaza, mantaza. Tiêu hoá ở ruột già cũng có hai quá trình lên men và thối rữa. Lên men xảy ra mạnh ở manh tràng, thối rữa ở trực tràng. Manh tràng gia cầm khá phát triển nên quá trình lên men tương đối mạnh, nhất là những gia cầm ăn nhiều thức ăn thực vật thô sơ. Ruột của gia cầm nói chung tương đối ngắn, thức ăn lưu lại không quá một ngày đêm. Đầu cuối của trực tràng đổ vào một xoang chung gọi là xoang tiết niệu - sinh dục. Nó do bốn bộ phận thông với nhau tạo thành. Trực tràng thông với bộ phận lớn nhất gọi là bộ phận đường phân (A); tiếp theo về sau gọi là ngăn bài tiết chung (B), ống dẫn tinh (hoặc ống dẫn trứng) và ống dẫn nước tiểu đều đổ chung vào đây; tiếp theo là hậu môn (C); và bộ phận thứ tư là túi phabuli (D). 31 Khi thức ăn chuyển xuống đoạn cuối ruột già, nước được hấp thu mạnh, phần bã còn lại ở trạng thái đặc, khi đi vào xoang tiết niệu sinh dục nó hỗn hợp với nước tiểu trở nên sền sệt. Phân gia cầm thải ra ngoài nổi trên mặt một màu trắng hạt bã đó là các thể urat (muối kết tinh của axit uric). Cấu tạo xoang tiết niệu-sinh dục của gia cầm (hình 2.5) ấp thu Sự hấp thu các chất dinh dưỡng ở gia cầm cơ bản giống loài có vú, chủ yếu ở đoạn ruột non nhờ các nhung mao tăng diện tích hấp thu. Manh tràng ruột già có thể hấp thu nước, muối khoáng, các chất chứa nitơ, các sản phẩm lên men xelluloz (các axit béo bay hơi). Xoang tiết niệu sinh dục hấp thu nước. Quá trình hấp thu ở ruột diễn ra chậm, nhưng do diện tích bề mặt lớn cho nên vẫn đảm bảo các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Diện tích màng nhầy (tính theo cm2) của toàn bộ ruột của gà là 1600-2400, của vịt là 1200-1800, của ngỗng là 5500-6000, của gà A B C D ống dẫn tinh (ống dẫn trứng) ống dẫn nước tiểu Hình 2.5:Xoang tiết niệu sinh dục A. Đường phân B. Ngăn bài tiết chung C. Hậu môn nguyên thuỷ D. Túi phabuli 32 tây là 5000-9000 (Theo Tecver - trích từ Nguyễn Mạnh Hùng và CTV, 1994). 2.2.5.Hệ tuần hoàn Như các loài động vật khác, hệ tuần hoàn của gia cầm gồm tim và mạch quản. Trung tâm của hệ tuần hoàn là tim. Tim có dạng hình nón. Khối lượng của tim ở gia cầm khác nhau tuỳ thuộc vào loài. Ở gà tim có khối lượng là 4,4g/1kg khối lượng sống, ở ngỗng là 8g/kg, còn ở vịt là 7,44g/kg khối lượng sống. Tần số tim đập ở gia cầm trưởng thành 200-300 lần/phút, ở gia cầm non là 400-500 lần/phút. Máu là tổ chức lỏng, là môi trường bên trong của cơ thể (nội môi) tạo môi trường sống cho tế bào cũng như cung cấp dinh dưỡng và ôxy cho tế bào, mô và toàn cơ thể. Máu gia cầm chiếm 8,5-9% khối lượng cơ thể, có pH là 7,42-7,48. Trong máu có hồng cầu. Hồng cầu gia cầm khác với hồng cầu gia súc là chúng có dạng ô van dài, có nhân. Thời gian sống của hồng cầu là 90-120 ngày. Phần lớn nitơ và axít amin trong tế bào nằm trong nhân của nó. Số lượng hồng cầu phụ thuộc tuổi, giống, trạng thái khi nghiên cứu máu. Trong 1 mm 3 máu có chứa 3,3-3,6 triệu hồng cầu (ở gà mái là 2,5-3,0 triệu, trên 3 triệu ở gà trống). Bạch cầu chia 2 nhóm là nhóm có bắt màu và nhóm không bắt màu. Trong 1 mm3 máu có chứa 20-34 triệu bạch cầu. Số lượng phụ thuộc giống, tuổi, cá thể... Trong huyết tương máu của gia cầm không có kháng thể mà kháng thể chỉ có trong bạch cầu. Trong bạch cầu đã xác định có 63 loại kháng thể khác nhau. Kháng thể được di truyền và không thay đổi trong suốt quá trình sống của gia cầm. Do vậy, nhóm kháng thể ở mỗi loại gia cầm là đặc trưng cho cá thể và có thể sử dụng trong công tác chọn giống. 2.2.6.Hệ bài tiết và sinh dục gia cầm trống Hệ bài tiết gồm 2 quả thận dính sát cột sống và 2 ống dẫn nước tiểu đỗ ra lỗ huyệt, gia cầm không có bọng đái (hình 2.5). 33 Thận, ngoài chức năng bài tiết nước tiểu còn có tác dụng quan trọng trong sự cân bằng muối-nước và áp lực thẩm thấu của mô bào. Tuỳ thuộc vào độ pH của máu mà thận phân tiết nhiều hơn hay ít hơn các yếu tố kiềm hoặc axít giữ cho máu có phản ứng cần thiết. Mỗi ngày gà nhận 240-250 cm3 nước và thải ra 120-130 cm3 nước tiểu. Nếu gà thiếu nước một vài giờ thì sẽ phát sinh stress làm giảm sức đẻ, sinh trưởng và khối lượng sống giảm, đồng thời nảy sinh một số hậu quả nghiêm trọng khác. Hình 2.5: Hệ bài tiết và sinh dục gia cầm trống V.C. khí quản; T. tinh hoàn; V.il. phế quản; K. thận; D.d. ống dẫn tinh; Ur. ống dẫn nước tiểu; Cl. lỗ huyệt. Cơ quan sinh dục gia cầm trống bao gồm 2 tinh hoàn nằm sát cột sống, trước thận một ít, 2 ống dẫn tinh, tuyến sinh dục phụ và gai 34 giao cấu. Tinh hoàn có dạng hình trứng hoặc hạt đậu, bình thường tinh hoàn bên trái có kích thước lớn hơn tinh hoàn bên phải. Tinh hoàn nằm phía dưới và trước thận. Trong mùa sinh sản tinh hoàn có thể tăng kích thước lên 200-300 lần. Từ mỗi tinh hoàn nối ra ống dẫn tinh và đổ vào hậu môn với lỗ mở hoặc thông qua gai giao cấu. Gà con 1 ngày tuổi có thể phân biệt đực cái thông qua xem gai giao cấu, sau thời gian đó không thể phân biệt được. Ở ngỗng, vịt gai giao cấu phát triển hơn ở gà. Trong tinh hoàn hình thành tế bào sinh dục đực - tinh trùng. Sự sản sinh tinh trùng cũng giống như ở các loài gia súc khác. 2.2.7. Hệ sinh dục cái và quá trình hình thành trứng ở gia cầm Quá trình sinh sản ở gia cầm mái khác nhau rất cơ bản so với ở gia súc. Sinh sản ở gia cầm thông qua việc đẻ trứng. Trứng được thụ tinh bên trong đường sinh dục cái. Phôi phát triển ngoài cơ thể mẹ và đòi hỏi những điều kiện nhất định. Giai đoạn đầu của quá trình phát triển phôi, cơ quan sinh dục ở gia cầm không có sự phân biệt đực cái. Sự phân hoá giới tính chỉ xảy ra từ tuần thứ hai của quá trình phát triển phôi. Ở gia cầm cái chỉ có buồng trứng và ống dẫn trứng bên trái phát triển (trừ bồ câu), nguyên nhân của sự mất đi của buồng trứng và ống dẫn trứng bên phải chưa được xác định và giải thích thoả đáng. Buồng trứng bên trái phân bố một vùng trong xoang bụng (trước thận trái). Kích thước của buồng trứng thay đổi rất lớn phụ thuộc vào loài gia cầm, tuổi, thời gian đẻ...Gà một ngày tuổi có kích thước buồng trứng 1-3 mm, khối lượng 0,03g. Khi thành thục sinh dục buồng trứng có chiều dài 10-15mm, rộng 10mm, dày 3-4mm và có khối lượng là 0,3-0,5g. Lúc gà 18-20 tuần tuổi buồng trứng nặng 20g, lúc gà đẻ trứng cao nhất buồng trứng nặng 40-60g. Sự tăng khối lượng của buồng trứng được xác định là do sự phát triển của 3-4 noãn bào. Mỗi noãn bào đạt đến đường kính chừng 40mm. 35 Buồng trứng được tạo thành từ 2 lớp: lớp vỏ và lớp trung tâm. Khi chưa thành thục (gia cầm chưa thành thục về tính) lớp vỏ của buồng trứng được phủ các tế bào hình trụ (biểu mô hình trụ). Dưới đó là lớp tổ chức liên kết, trong đó phân bố các noãn bào. Dưới kính hiển vi quan sát thấy có tới 12.000 noãn bào. Phần trung tâm là các tổ chức liên kết có chứa thần kinh, mạch quản, cơ trơn. Hình 2.6: Cơ quan sinh dục gia cầm mái 1. cuống buồng trứng; 2. tế bào trứng nhỏ; 3. tế bào trứng chín ; 4. lòng loa kèn; 5. cổ loa kèn; 6. phần phân tiết lòng trắng; 7. phần eo có chứa trứng; 8. tử cung; 9. âm đạo; 10. phần còn lại của ống dẫn trứng bên trái; 12. lỗ huyệt. 8 1 3 4 7 10 11 9 6 5 2 36 Khi gia cầm thành thục về tính, buồng trứng bao gồm nhiều tế bào trứng. Số tế bào trứng có trong buồng trứng gà mái (theo Jull,1967) là 3.600, tuy vậy gà mái đẻ trứng tốt nhất cho đến nay là 1.500 quả. Như vậy còn một khoảng cách lớn giữa tiềm năng năng suất trứng và năng suất thực tế. Điều đó cho phép đi sâu tìm hiểu các biện pháp để nâng cao sức sản xuất trứng ở gà. Tại buồng trứng mỗi tế bào trứng được bọc trong một túi nhỏ đính vào cuống buồng trứng. Trên bề mặt noãn bào có nhiều mạch máu để nuôi tế bào trứng. Thời gian từ khi hình thành trứng cho đến khi trứng chín và rụng khoảng 7-10 ngày. Ống dẫn trúng ở gia cầm được chia thành 5 phần với độ dài ngắn khác nhau và có chức năng không giống nhau (hình 2.6). + Loa kèn: Loa kèn là phần đầu của ống dẫn trứng với chức năng hứng trứng. Trứng được thụ tinh ở phần loa kèn. Niêm mạc ở phần loa kèn tiết ra chất tiết có tác dụng nuôi dưỡng tinh trùng. Tinh trùng có thể sống tại phần loa kèn được 1-30 ngày. Nhưng hoạt lực thụ tinh tốt nhất từ 1-7 ngày. Trứng rơi vào phần loa kèn và lưu lại tại đây 5-25 phút. Sau đó nhờ nhu động của ống dẫn trứng mà trứng được di chuyển tiếp tục xuống các phần sau của ống dẫn trứng. + Phần phân tiết lòng trắng trứng: Là phần tiếp theo ngay loa kèn của ống dẫn trứng có chiều dài bằng 80% chiều dài toàn bộ ống dẫn trứng. Chức năng là sản sinh ra lòng trắng trứng. Chừng 40-50% lòng trắng trứng được hình thành từ đoạn này, phần lòng trắng còn lại sẽ tiếp tục được hình thành ở phần sau của ống dẫn trứng. Trứng dừng lại ở phần phân tiết lòng trắng trứng không quá 3 giờ. + Phần eo của ống dẫn trứng: Tiếp theo phần phân tiết lòng trắng, phần eo có chức năng hình thành màng vỏ trứng và một phần lòng trắng trứng. Qua khỏi phần eo hình dạng của trứng được hình thành. Trứng dừng lại ở phần eo khoảng 75 phút. 37 + Tử cung: Là phần phình to tiếp theo phần eo, có chiều dài băng 10% chiều dài ống dẫn trứng. Tại tử cung phần lòng trắng tiếp tục được sinh ra và thấm qua màng vỏ trứng vào trứng. Ngay khi trứng vào đến phần eo thì đầu trước của nó hình thành vỏ lụa (màng dưới vỏ trứng), sau đó vỏ cứng được hình thành dần dần (vỏ đá vôi). Thời gian trứng lưu lại ở tử cung là 16-20 giờ. Tại tử cung màu sắc của vỏ trứng cũng được hình thành. + Âm đạo: Là phần tận cùng của ống dẫn trứng, có chức năng sinh ra lớp màng mỡ bao bọc vỏ trứng. Lớp màng mỡ này giúp cho gia cầm dễ đẻ, ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn vào trong trứng, hạn chế sự bốc hơi nước của trứng. Lớp màng mỡ tạo nên độ bóng giúp ta phân biệt được trứng cũ và trứng mới. Như trên đã trình bày, trứng được tổng hợp một phần ở buồng trứng một phần ở ống dẫn trứng. Sự hình thành trứng là một quá trình phức tạp có sự tham gia của hormone. Tuy lòng đỏ trứng được hình thành ở buồng trứng, nhưng hàm lượng protein của nó lại được tổng hợp ở các phần khác nhau của cơ thể mà chủ yếu ở gan và thận. Mỡ của trứng được tổng hợp nên có nguồn gốc trực tiếp từ lipit của khẩu phần và một phần lớn hơn lại từ giải phóng mỡ ở các kho dự trữ mỡ trong cơ thể. Protein và mỡ được chuyển qua máu đến buồng trứng tham gia hình thành trứng. Mất vài ngày để lòng đỏ hình thành ở buồng trứng, phần còn lại được hình thành trong ống dẫn trứng. Lòng đỏ trứng (tế bào sinh dục cái) được phóng thích từ buồng trứng và tiếp tục hoàn thiện trong ống dẫn trứng. Sự thụ tinh của trứng phụ thuộc vào sự hợp nhất của tinh trùng và đĩa phôi hoặc nhân của trứng. Quá trình này diễn ra trong phần đầu của ống dẫn trứng trước khi các phần khác của trứng được bổ sung. Sự thụ tinh diễn ra là kết quả của sự gặp gỡ giữa trứng và tinh trùng, còn sự hình thành trứng không phụ thuộc trứng có được thụ tinh hay không. Trứng mất 5 phút ở phần loa kèn, 3 giờ ở phần phân tiết lòng trắng, 1 giờ 15 phút ở phần eo để hình 38 thành màng vỏ trứng. Nếu phần eo thắt không bình thường thì có thể dẫn đến thay đổi hình dạng trứng. Sự hình thành albumin ở tử cung hoặc tuyến vỏ mất 12-20 giờ. Vỏ được hình thành chậm ở nửa đầu của giai đoạn trứng trong tử cung và nhanh chóng hơn ở nửa còn lại. Chất hoá học sử dụng để hình thành vỏ trứng chủ yếu là canxi và photpho có nguồn gốc một phần từ khẩu phần và một phần giải phóng ra từ xương. Kho dự trữ chất khoáng này trong xương bắt đầu được giải phóng ra trước khi gia cầm vào đẻ trứng 2 tuần. Các chất hình thành vỏ trứng được chuyển vào máu đến tử cung, không có phần nào của vỏ được hình thành ở âm đạo và thời gian trứng lưu lại đó là không đáng kể (bảng 2.2). Bảng 2.2:Thời gian trứng lƣu lại trong các phần của ống dẫn trứng ở gà Các phần của ống dẫn trứng Thời gian lưu lại Giờ % trong tổng thời gian Phần loa kèn Phần phân tiết lòng trắng Phần eo Tử cung Âm đạo Cộng 0.33 3.00 1.17 19 rất ngắn 23.5 1.4 12.8 5.0 80.8 100.0 Bảng 2. 3: Chiều dài các phần của ống dẫn trứng ở vịt và gà (theo David Farrell và Paul Stapleton, 1986 ) Các phần ống dẫn trứng Vịt nhà Vịt khakicampbell Gà nhà Loa kèn 4,8cm 11% 6,9cm 15% 9,0cm 12,0% Phân tiết lòng trắng 24,4cm 52% 24,3cm 54% 32,0cm 42% Eo 10,6cm 7,9cm 18% 14.0cm 18,4% 39 22% Tử cung 7,3cm 15% 5,9cm 13% 21cm 27,6 Tổng cộng 47,2cm 100% 45cm 100% 76cm 100% Bảng 2. 4: Thời gian hình thành trứng ở vịt và gà (giờ) (theo David Farrell và Paul Stapleton, 1986 ) Các phần ống dẫn trứng Vịt nhà Vịt khakicampbell Gà nhà Loa kèn 0,16 + 0,25 0,16 + 0,08 0,40 + 0,18 Phần trước khi vào tử cung 4,50 + 0,60 5,41 + 1,10 5,66 + 0,42 Phần sau tử cung 24,41 24,00 25,42 Tại tử cung 18,19 16,59 19,76 Thời gian trứng di chuyển từ loa kèn đến khi ra ngoài khoảng 24 giờ. Được sự điều chỉnh, kiểm tra của hormon, một tế bào trứng không được phóng thích khỏi buồng trứng trước khi quả trứng trước được đẻ ra nửa giờ. Như vậy một giai đoạn khoảng 24,5 giờ là chu kỳ bình thường của 2 quả trứng được sinh ra từ cùng một gia cầm mái. Ở gà, quả trứng thứ 2 được đẻ ra chậm hơn một chút trong ngày hôm sau so với quả trứng đầu và sau một khoảng thời gian đẻ (chu kỳ đẻ) có 1 hoặc hơn 1 ngày gia cầm mái nghỉ đẻ. Các hoạt động của hormon là khá đồng bộ để các quả trứng bình thường được hình thành và chỉ có một quả trứng trong ống dẫn trứng trong cùng một thời gian. Gà đẻ trứng trong khoảng thời gian từ 8 giờ sáng đến 5 giờ chiều, trong khi đó nhịp độ ngày đêm là 12 giờ (ở vùng nhiệt đới). Gà nhà đẻ trứng theo chu kỳ từ 1-5 quả, giữa khoảng đó có nghỉ đẻ. 40 Chu kỳ dài hơn, thời gian nghỉ ngắn hơn gia cầm sẽ cho trứng nhiều hơn. Màu sắc vỏ trứng, chất lượng ngoài của trứng thay đổi không đáng tin cậy ở những gà đẻ trứng liên tục. Đôi khi ống dẫn trứng bị kích thích bởi các tác nhân bên ngoài tác động đến việc tổng hợp lòng trắng trứng. Điều đó cũng ảnh hưởng đến việc hình thành lòng đỏ trứng, kích thích buồng trứng phóng thích ra một vài tế bào trứng cùng một lúc. Đó chính là nguyên nhân để gia cầm mái đẻ ra một quả trứng có 2 lòng đỏ, 2 quả trứng trong 1 ngày ở một số trường hợp hoặc các quả trứng không bình thường khác. 2.2.8.Vai trò của hormon trong hoạt động sinh sản ở gia cầm Hormon không chỉ điều hoà hoạt động sống mà còn gắn liền với quá trình hình thành trứng, hoạt động sinh sản và các đặc điểm giống, giới tính ở gia cầm. Các hormon được sản sinh từ tuyến yên có tên chung là Gonadotrophic Hormone (GH); các hormon sinh duc khác gồm Androgen, Oestrogen, Progesteron. Vai trò của hormon là rất quan trọng, nó có ảnh hưởng trực tiếp đến sức sản xuất của gia cầm. Các hormon chính và hoạt động của nó ở gia cầm được tóm tắt trong bảng 2.3. Chuỗi các hoạt động của hormon được trình bày trên hình 2.7 và hình 2.8. Cũng như ở gia cầm mái, sự phát triển và hoạt động sinh sản ở gia cầm trống phụ thuộc vào hoạt động của hormon. Chuỗi hoạt động của hormon ở gia cầm trống khởi đầu bằng ánh sáng (hình 2.7). LH kích thích sản sinh ra androgen từ các tế bào kẽ leydig nằm giữa các ống sinh tinh trong dịch hoàn, quy định tỷ lệ giữa kích thước dịch hoàn với kích thước mào. Ở chim rất nhạy cảm với hàm lượng androgen, nó ảnh hưởng ngay đến tính ngon miệng và khả năng nhận thức ăn của gia cầm. Các hoạt động của ống sinh tinh được kích thích bởi Polyculo Stymulin Hormon (FSH), đồng 41 thời với Luteino Hormon (LH), thông qua sự kiểm tra và sản sinh androgen và tham gia trực tiếp vào tổng hợp tinh trùng. Bảng 2.5. Hoạt động của Hormon trong sinh sản ở gia cầm Tuyến nội tiết Hormon Chức năng cơ bản tƣơng ứng Thuỳ trước Tuyến yên FSH Kích thích sinh trưởng của tế bào trứng LH Nguyên nhân của sự thải trứng Prolactin Chi phối tính ấp bóng, tiết sữa diều Thuỳ sau Tuyến yên Oxytoxin Điều hoà quá trình đẻ Vosopressin Co thắt mạch máu Tinh hoàn Adrogen Điều hoà sự phát triển cơ quan sinh dục đực, hoạt động sinh dục... Buồng trứng Oestrogen Điều hoà sự phát triển buồng trứng, ống dẫn trứng, hoạt động sinh dục... Progesteron Cùng với Oestrogen điều hoà quá trình hình thành trứng Androgen, nguyên nhân của sự sinh trưởng và độ tươi của mào, tích, tai và kiểm tra kho dự trữ canxi hàng ngày cung cấp cho sự tạo tinh trùng. Sự phát triển và hoạt động của ống dẫn trứng chịu sự kiểm tra của Oestrogen và Progesteron. Hai hormon này còn ức chế hiệu quả của Prolactin sinh sản ra từ tuyến yên, điều khiển tính ấp bóng của gia cầm mái và phân tiết sữa diều ở bồ câu. 42 Tía tử ngoại Mắt Não Tuyến yên (Hypophysis) Thuỳ trước Thuỳ sau Gonadotrophin Somatrophin Thyrotrophin Sinh trưởng FSH LH Thyroid Tinh hoàn Thyroxin Tinh trùng Androgen Kết cấu của mào Hoạt động tính dục Sai khác bộ lông Hình 2.7: Sơ đồ vai trò của hormon, khởi đầu bằng ánh sáng trong hoạt động sinh dục của gia cầm trống Đặc điểm theo giới tính 43 TK nhận cảm Tia tử ngoại Tuyến yên (Hypophysis) Sữa diều Prolactin Thuỳ trước Thuỳ sau Ôxytoxin Somatrophin Thyrotrophin Gonadotrophin Luteinising Hormone Thyroid FSH LH Sinh trưởng Thyroxin Oestrgen Buồng trứng Mào, Tích Màu sắc, cấu trúc cơ thể Bộ lông, cườm Ống dẫn trứng Oestrogen Phản xạ gại trống Tích luỹ Ca cho hình thành vỏ trứng Tích luỹ mỡ cho hình thành lòng đỏ Kiểu lông của gia cầm mái Hình 2.8:Sơ đồ vai trò của Hormon trong hoạt động sinh dục của gia cầm cái Não Mắt 44 2.2.8. Một số đặc điểm sinh học khác ở gia cầm Trao đổi cơ bản ở gia cầm cao hơn 2-4 lần so với trao đổi cơ bản ở động vật có vú. Dấu hiệu đặc trưng của trao đổi cơ bản là nhiệt độ cơ thể cao, trung bình là 41,50C (40,8-41,90C). Thân nhiệt được điều tiết nhờ thần kinh trung ương, cơ quan bài tiết và đặc biệt là các túi khí. Khả năng điều tiết thân nhiệt kém ở gia cầm con từ sau khi nở đến 5 tuần tuổi, nhiệt độ cơ thể thường thay đổi lớn phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường ngoài. Sự thay lông: Gia cầm thay lông hàng năm, bình thường vào cuối mùa hè, đầu mùa thu nếu gia cầm ở vào các tháng mùa xuân của năm trước. Nếu ấp trứng và thành lập đàn liên tục trong cả năm thì quá trình thay lông diễn ra ở các tháng khác nhau trong năm, bình thường vào sau khi kết thúc chu kỳ đẻ trứng. Sự thay lông có liên quan với hoạt động của hormon thyroxin. Thay lông gắn liền với sản lượng trứng. Những gia cầm mái đẻ tốt, quá trình thay lông diễn ra sớm và nhanh. Ngược lại, những gia cầm mái đẻ kém quá trình thay lông diễn ra chậm và kéo dài. Sự thay lông ở gà bắt đầu từ thay lông cổ, sau đó chuyển đến ngực, bụng, cuối cùng là lông cánh. Quá trình thay lông mạnh nhất là lúc thay lông cánh chính. Lúc này sức đẻ của gà mái giảm nhanh hoặc ngừng hẳn. Sự thay lông cánh chính bắt đầu từ lông trục. Các lông cánh sơ cấp rụng từng chiếc một (chiếc nọ tiếp chiếc kia) trong khoảng 2 tuần. Các lông cánh chính mới mọc lại trong vòng 6 tuần. Sự phát triển nhanh hơn trong 3 tuần đầu tiên trước khi đạt đến 2/3 chiều dài bình thường của nó. 45 Hình 2.9: Sự thay lông ở gà A. lông cánh ở gà: - lông trục; từ số 1 đến 10: lông cánh chính; B. đang thay 2 lông cánh chính; C. thay được 2 lông cánh chính, đang thay tiếp lông thứ 3,4; D. đã thay xong 5 lông; E. gà thay lông sắp xong. Ở gà khi quá trình thay lông kết thúc thì bộ lông màu sáng hơn, bóng hơn, bộ lông khép kín, xếp sát vào thân. Ở gà tây quá trình thay lông diễn ra như ở gà ta. Ở vịt (thuỷ cầm) sự thay lông diễn ra chậm hơn ở gà và phụ thuộc vào phương thức nuôi. Vịt nuôi chăn thả thời vụ ở nước ta thường cho thay lông cưỡng bức theo yêu cầu của người nuôi. NỘI DUNG ÔN TẬP, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ Phân tích các đặc điểm sai khác về giải phẫu, sinh lý ở gia cầm so với gia súc. Nghiên cứu những sai khác này có ý nghĩa gì trong chăn nuôi gia cầm. 46 CHƢƠNG 3 GIỐNG VÀ CÔNG TÁC GIỐNG GIA CẦM 3.1.Nguồn gốc và sự thuần hoá gia cầm Gia cầm bắt nguồn từ gia cầm hoang dã, nó là một trong những vật nuôi đầu tiên được con người thuần hoá. Nhiều di tích khảo cổ và nguồn gốc văn hoá cổ xưa chứng minh rằng gia cầm đã được sử dụng rộng rãi với mục đích kinh tế ngay từ thời văn hoá Ấn Độ, Trung Quốc, Hy lạp cổ xưa. Vài thế kỷ gần đây, với văn minh của loài người, con người đã thông qua chọn lọc nhân tạo, tạo nên một sự đa dạng lớn các giống gia cầm mới. Gần đây số lượng các giống gia cầm và các dạng riêng biệt của nó, đặc biệt ở gà đã tăng lên rất nhiều và đã trở thành chuyên ngành mũi nhọn về số lượng và chất lượng sản phẩm của nó. Con người, ngay cả hiện nay đang tiếp tục hoàn thiện các giống đã có tạo ra các giống gia cầm mới trên cơ sở sử dụng các đặc điểm đặc thù của các nước và khu vực khác nhau trên thế giới để phối hợp vào trong con giống. Vì vậy khác với các giống trước đây, các giống gia cầm ngày nay có khả năng thích ứng nhanh hơn, phổ biến rộng rãi hơn trên thế giới ngay khi nó được tạo ra. Chính đặc trưng này đã thúc đẩy ngành gia cầm phát triển với tốc độ nhanh hơn nhiều ngành sản xuất khác trong nông nghiệp. Sự thuần hoá gia cầm tạo nên các giống gia cầm ngày nay là cả một quá trình, gắn với sự phát triển của loài người và đều xuất phát từ các dạng gia cầm hoang dã ban đầu. 3.1.1.Nguồn gốc gà nhà Gà nhà (Gallus domesticus) hiện nay rất đa dạng về kiểu hình là do kế thừa tính di truyền và trong các điều kiện ngoại cảnh khác nhau của quá trình hình thành nó. Kiểu di truyền là do sự tổ hợp các gen truyền lại từ cả hai phía bố và mẹ. Sự sai khác kiểu di truyền ở gà nhà là do gà có nguồn gốc từ nhiều nhóm gà rừng khác nhau. 47 Về nguồn gốc gà nhà hiện đang tồn tại 2 học thuyết là thuyết đơn nguyên và thuyết đa nguyên. Theo thuyết đơn nguyên thì gà nhà bắt nguồn từ duy nhất một nhóm gà rừng đó là Gallus gallus, còn theo thuyết đa nguyên thì gà nhà có nguồn gốc từ nhiều nhóm gà rừng khác nhau, trong đó gà rừng Gallus gallus như ta đã biết chính là Gallus domestics trong thuyết đa nguyên. Thuyết đơn nguyên dựa trên các kết quả nghiên cứu của Đarwyn (1868), khi nghiên cứu nguồn gốc gà nhà đã khẳng định: Gà nhà có chung một nguồn gốc và xuất phát từ giống Gallus. Trong giống này có 4 dạng gà rừng khác nhau, đại diện của các giống này ngày nay còn gặp ở Nam Á và một vài vùng khác trên thế giới. Phổ biến rộng rãi nhất là dạng Gallus bankiwa hay còn có tên là Gallus gallus, hay gặp ở rừng Đông nam Á, Ấn độ, Birma, bán đảo Mã lai và vài nước khác. Dạng Gallus lapayette lesson gặp ở vùng rừng Seilon và còn có tên gọi là gà rừng Seilon. Dạng thứ ba là Gallus sonerati còn gọi là gà rừng màu xám thường gặp ở vùng rừng núi Ấn độ. Một dạng khác nữa là Gallus varius shaw gặp phổ biến ở Java nên còn gọi là gà rừng Java. Khi nghiên cứu nguồn gốc chung của gà nhà từ các dạng này của giống Gallus, Đarwyn đã xác định cấu trúc chung của cơ thể, bộ lông, đầu, khả năng nhận được con lai của gà mái nhà... và khẳng định Gallus bankiwa là tổ tiên chung nhất. Bằng chứng nói lên điều đó là gà nhà Gallus gallus chỉ sống tự do đồng thời với gà rừng Gallus gallus mà rất hiếm thấy với các dạng gà hoang khác. Con cháu của gà nhà với gà rừng Gallus gallus rất đa dạng trong khi đó giữa gà nhà với các dạng gà rừng khác thì không thấy. Cấu trúc chung của cơ thể, bộ lông, tiếng gáy ... rất giống gà nhà; mặt khác khi lai giữa các giống gà nhà với nhau nhận được con lai rất giống gà rừng Gallus gallus. Nhiều tác giả khác đã nhận định rằng các dạng còn lại của giống Gallus đã tham gia để tạo nên các giống gà nhà hiện nay. 48 Đặc điểm của gà rừng Gallus gallus (Gallus bankiwa) là có tầm vóc nhỏ, thể trong 0,6-0,8kg, dễ thích nghi, đẻ 2-3 lứa/ năm, mỗi lứa 10-12 trứng, màu lông gần như màu lông của gà Ý và có hoạt tính sinh dục mạnh. Gà trống có màu lông café sẫm, có lông đỏ ở đuôi và ở ngực, lông cổ, bụng màu đỏ sáng. Gà mái có tầm vóc nhỏ hơn gà trông, màu lông sẫm hơn và đồng nhất hơn. Gà có mào đơn, thẳng, chân màu xám. Gà có cánh dài, hiếu động, giỏi bay nhảy, sống trong các rừng tre nứa, ăn hạt, cỏ, côn trùng. Gà con dễ nuôi, dễ thích nghi như gà đã được thuần hoá hoàn toàn. Ngày nay có nhiều ý kiến cho rằng sự suy luận trên dựa trên cơ sở các thông tin chưa đầy đủ vì vậy cần phải hiệu chỉnh lại. Trên cơ sở đó mà học thuyết đa nguyên ra đời, thuyết này cho răng gà nhà ngày nay là bắt nguồn từ các loại gà hoang khác nhau, một trong số đó là gà Gallus Gallus. Hiện có 4 nhóm gà rừng (bảng 2-1) đang phân bố ở nhiều nơi, được xem là thuỷ tổ của gà nhà (Gallus domestic). Sự thuần hoá Gà được thuần hoá bắt đầu từ Ấn Độ, sau đó lan rộng ra nhiều vùng khác nhau trên thế giới. Sự phát triển này gắn liền với hoạt động giao lưu của con người. Khi nghiên cứu sự di chuyển của gà trên thế giới, nhà nghiên cứu người Anh tên là Eduara Braun đưa ra sơ đồ có tính thuyết phục về sự du cư của gà từ vùng được thuần hoá ra các vùng còn lại. Từ Ấn Độ gà chuyển lên Trung Quốc, đi lên Bắc châu Á, qua Mông Cổ, phía Tây châu Âu, tiếp tục chuyển qua Bắc Âu đến cuối cùng là châu Mỹ. 49 Bảng 3.1. Tóm tắt đặc điểm của các nhóm gà rừng Tên Nơi phân bố Một số đặc điểm 1.Gallus gallus G.Bankiwa G.Ferrugeneus (Gà rừng màu đỏ) Phía Nam, Trung, Đông của Ấn Độ; Miến Điện; Thái Lan; Bán đảo Mã Lai;Philippin và Sumatra Màu lông gà mái như ở gà Lơgo đỏ, còn trống có lông màu vàng da cam ở cổ, cánh, lưng; lông ngực màu đen, trứng màu vàng xỉn, chân màu đá đen, mào màu đỏ. 2.Gallus lafayetti (Gà rừng Ceyl) Srilanka Giống như gà Gallus về bộ lông, nhưng gà trống có màu vàng da cam ở bụng, ngực. Lông cánh của gà mái trụi. Mào màu vàng ở chung quanh còn ở trung tâm màu đỏ. Trứng có vết đốm. 3.Gallus sonneratti (Gà rừng màu xám) Tây bắc Ấn Độ Gà mang gen trội trắng bạc (S), vì vậy trong tổng thể màu trắng có một chỗ màu vàng, xung quanh có màu đen, trứng có chấm đốm, tiếng gáy khác với gà G.gallus. 4.Gallus varius G.Furcatus (Gà rừng màu đen hoặc màu xanh) Java, Lombok Gà có lông cổ ngắn và mền, yếm màu đỏ, vàng hoặc xanh da trời, mào có màu xanh. 50 3.1.2.Nguồn gốc gà tây Gà tây nhà xuất phát từ gà tây hoang dã (Meleagris golanavo), hiện còn gặp ở Mỹ. Sự thuần hoá gà tây bắt đầu từ Mêhicô trước khi người châu Âu tìm ra châu Mỹ và di cư đến châu Mỹ. Gà tây được người Tây Ban Nha đưa vào châu Âu năm 1948. Tồn tại 2 dạng gà tây hoang dã là Meleagris Americana và Meleagris Mexicana. Từ các dạng ban đầu này đã tạo ra nhiều giống gà tây khác nhau về độ lớn, sản lượng trứng, cường độ sinh trưởng, chất lượng thịt và nhiều chỉ tiêu khác. 3.1.3.Nguồn gốc của vịt nhà Thuỷ tổ của vịt nhà ngày nay là vịt hoang Anas bochas. Một số tác giả còn chứng minh rằng vịt xiêm (Cairina moschata) cũng bắt nguồn từ một vài giống vịt hoang xưa. Vịt hoang hiện còn ở Nam Mỹ. So với các loại gia cầm khác thì vịt được thuần hoá tương đối muộn. Sự thuần hoá vịt bắt đầu ở Trung Quốc, ở đó có một mạng lưới sông ngòi, ao hồ dày đặc tạo điều kiện tốt cho chăn nuôi vịt phát triển. 3.1.4.Nguồn gốc của ngỗng Ngỗng nhà xuất phát từ ngỗng hoang màu xám (Anser cinereus), thường gặp ở một số vùng Châu Âu và Châu Á. Sự thuần hoá nó diễn ra ở Bắc, Trung Âu và Châu Á. Nhiều dấu vết ở Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ xưa cho thấy ngỗng được thuần hoá từ thế kỷ thứ 10 trong kỷ nguyên của chúng ta. 3.1.5.Nguồn gốc bồ câu Darwyn chứng minh rằng tất cả các giống bồ câu nhà hiện này đều có nguồn gốc từ bồ câu rừng (Columbia livia), hiện nay đang còn thấy ở Địa Trung Hải, Châu Á, Châu Phi. Bồ câu sống thành từng cặp, con cái đẻ 2 trứng, thời gian ấp nở từ 17-21 ngày. 51 3.2.Các quy luật di truyền cơ bản ứng dụng trong công tác giống gia cầm Trong công tác giống gia cầm, sự nhận biết các quy luật di truyền các tính trạng từ bố mẹ sang con cái là rất quan trọng để tạo ra con giống có được các tính trạng mong muốn. Sự truyền đạt các thông tin di truyền từ bố mẹ sang các thế hệ sau thông qua tế bào sinh dục - người ta gọi là giao tử (Gamet). Giao tử chứa các thông tin di truyền và được đặt trên các nhiễm sắc thể (NST). NST chỉ nhìn thấy khi phân chia tế bào, ở các giai đoạn khác, NST tồn tại dưới dạng các sợi mảnh, dài phân bố trong bào tương và nhân. Số lượng NST của tế bào cơ thể là đặc trưng cho loài gia cầm, gia súc khác nhau. Số lượng NST ở gà là 78, ở vịt là 80, ngỗng 80, gà tây 82, bồ câu 62, bò 60, người 46... NST nằm thành từng cặp, có hình dạng và kích thước xác định. Các NST của mỗi cặp được hình thành từ 2 cặp của cha và mẹ. Đặc trưng của nó là sự phân chia theo từng đôi và hoàn toàn giống nhau. Đôi NST là đối xứng (tương đồng). Các gen trên NST cũng được phân bố đối xứng và được gọi là các alen. Ở tế bào sinh dục thành thục NST là đơn bội (n), khi thụ tinh có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái, số lượng NST trở về lưỡng bội (2n). Có 2 loại NST là NST thường và NST giới tính. Ở gia cầm, khác với gia súc, giao tử ở các thể đực là đồng hợp ZZ, còn ở thể cái là dị hợp ZW-người ta thừa nhận kiểu gen là Z0. (ở gia súc con đực: XY, con cái: XX). Sự di truyền các tính trạng từ bố mẹ cho các thế hệ sau thông qua NST, nhưng số lượng các tính trạng lại lớn hơn rất nhiều so với số lượng NST. Vì vậy 1 NST mang nhiều gen (ngoài NST W-quy định chỉ sự di truyền giới tính). Các gen (alen) của tính trạng này được phân bố trên một NST tương đồng ở một vị trí chính xác gọi là locus. 52 Sự di truyền các tính trạng chất lượng như hình dạng mào, màu sắc lông, da, màu mỏ, chân... cũng như các tính trạng số lượng, sản lượng trứng, khối lượng trứng, thể trọng... đều phụ thuộc vào alen. Các tính trạng chất lượng được quy định bởi 1 đôi gen, trong đó không nhận thấy sự biến động và nó ít phụ thuộc vào môi trường ngoài. Các tính trạng số lượng được quy định bởi số lượng lớn các đôi gen, nó không ngừng biến đổi và phụ thuộc rất lớn vào điều kiện ngoại cảnh. 3.2.1.Sự di truyền các tính trạng chất lƣợng ở gia cầm Các tính trạng chất lượng tiêu biểu ở gia cầm như màu lông, hình dạng mào, màu da, mỏ, chân... đặc trưng cho giống gia cầm và được quy định bởi các gen gọi là gen chính hay gen chủ yếu. Sự di truyền các tính trạng chất lượng được quy định bởi số lượng nhỏ các cặp gen, thường được gắn với NST sinh dục và được di truyền theo quy luật Menđen. 3.2.1.1. Sự di truyền màu sắc lông Những màu sắc khác nhau của bộ lông gia cầm có thể chia thành 2 nhóm: lông có màu và lông trắng. Bộ lông màu như là một tính trạng được thể hiện bởi ký hiệu C (Colour). Ở gia cầm với bộ lông đen là chủ yếu còn được thể hiện bằng E (Entarsion). Điều khiển màu của các vằn trên lông là alen B. Màu đen của lông cũng như các màu khác được quy định bởi các sắc tố mêlanin và xantophin (ở gia súc chỉ có mêlanin). Xantophin chỉ nằm ở da. Những con có sắc lông vàng ở da, mỏ, chân đều đồng hợp thể theo gen W-gen điều khiển sự phân bố xantophin. Màu vàng sáng được quy định bởi alen lặn s; màu sắc bạc do gen trội S quy định là trội hơn so với màu vàng sáng. Màu trắng của lông gặp ở gà Leghorn, Wyandotte, Plymouth rock... ở gà Leghorn, màu trắng là trội và tương ứng với gen J, nó át chế sự hình thành sắc tố (màu); có nghĩa là trong trường hợp này 53 alen J lấn át các alen C và B. Theo Mener, cấu trúc di truyền màu lông trắng của gà Leghorn có dạng sau: II CC BB (ở gà trống) ; II CC B- (ở gà mái) Ở các giống gà Plymouth, Wyandotte, Minhorka trắng mang màu trắng lặn của lông (alen lặn của gen C), màu này là lặn so với màu đen, mặc dù trong quan hệ kiểu hình ở các giống gà thuần chủng không có sự khác nhau giữa màu trắng trội và lặn của bộ lông. Gà có lông trắng lặn có kiểu di truyền là: II CC BB Màu trắng trội nhưng không phải trội trên màu đỏ, vì vậy khi lai với các giống gà lông đỏ, hầu như luôn luôn phát hiện gà lai có màu lông đỏ ở cổ, cánh, đuôi của gà trống và ở ngực của gà mái. Sự di truyền màu sắc lông ở các loài gia cầm khác (ngỗng, vịt, gà tây, bồ câu...) cũng đã được nghiên cứu nhiều (xem thêm trong tài liệu tham khảo). Hình 3.1: Di truyền màu sắc lông ở gà Gà trống giống Rốt đỏ (lông đồng nhất) lai với gà mái giống Plimút vằn (lông vằn đen-trắng), đời con nhận được: gà mái có màu lông đồng nhất (B), gà trống có màu lông có đốm trắng ở đầu (A). A B 54 3.2.1.2. Sự di truyền màu sắc da Sự di truyền màu sắc da ở gia cầm gắn với sự di truyền màu sắc của chân và mỏ. Chia ra 2 màu cơ bản của da là màu vàng và màu trắng. Da trắng ở các giống gà Leghorn, Plymouth, Sussex, Wyandotte... da vàng ở các giống Rhode island, Orpiton, Dorkin, Lang san... Alen trội của gen W quy định màu trắng của da. Màu vàng của da được quy định bởi alen tương ứng. Tất cả các mức độ của màu phụ thuộc vào 2 sắc tố cơ bản là mêlanin và xantophin. Ở gà da trắng không có các sắc tố này. 3.2.1.3. Sự di truyền hình dạng mào Trong quá trình thuần hoá, mào đơn của gà rừng Bankiva đã đột biến sang các dạng khác như mào lá, mào hoa hồng, mào hạt đậu, mào hồ đào (óc chó)... mào lá được quy định bởi alen lặn của gen r, còn mào hoa hồng là do gen trội R của nó quy định. Mào hạt đậu được hình thành từ 3 hàng hạt, nó được quy định từ alen trội không hoàn toàn của gen P. Hình 3.2: Hình dạng mào ở gà 1: mào lá; 2: mào hoa hồng; 3: mào hồ đào (óc chó) 4: mào hạt đậu. 4 3 1 2 55 Mào hoa hồng gặp ở một số giống gà Trung Quốc, Ấn Độ và các giống gà Châu Á khác. Khi lai gà có mào hoa hồng với gà có mào đơn thì nhận được sự phân ly với mào lá và mào hạt đậu. Khi lai gà có mào hoa hồng với gà có mào hạt đậu, tất cả gà con ở thế hệ thứ nhất (F1) đều có mào hạt đậu. Ở thế hệ thứ hai (F2) xuất hiện gà có mào lá. Hiện tượng đó được giải thích trên cơ sở di truyền theo phương thức sau đây: Bố mẹ có dạng mào hoa hồng với kiểu gen RRpp, còn gà có mào lá có kiểu gen rrPP. Thế hệ F1 là mới -tồn tại kiểu gen của bố và mẹ RrPp - nó quy định dạng mào hạt đậu. Ở F2 phân ly theo tỷ lệ 9 hạt đậu (R và P), 3 hoa hồng (p và R), 3 hạt đậu (P và r) và 1 mào lá (rrpp). Hình 3.3: Di truyền hình dạng mào ở gà Lai gà trống mào hoa hồng với gà mái mào đơn,đời con thế hệ 1 có mào hoa hồng ở cả trống và mái;thế hệ 2 tỷ lệ gà có mào hoa hồng/mào đơn là 3/1. 56 2.1.4. Sự di truyền liên kết với giới tính và ứng dụng trong phân biệt giới tính ở gà Cơ chế di truyền ở người và động vật cho phép nhận được ở thế hệ sau 50% cá thể đực và 50% cá thể cái. Tuy vậy, trong sản xuất không phải lúc nào cũng cần một tỷ lệ đực cái như nhau nên việc phân biệt và tách đực cái sớm sẽ có ý nghĩa rất lớn trong chăn nuôi. Ở gia cầm, giao tử đực là đồng hợp ZZ nhiễm sắc thể, cá thể cái là dị hợp ZW. Nhiễm sắc thể Z ngoài quy định giới tính còn mang theo 13 yếu tố di truyền khác (Hutt, 1949). Nhiễm sắc thể sinh dục W quy định chỉ sự di truyền giới tính. Một số tính trạng hình thái được xác định bởi giới tính, điều này cho phép ngay khi gia cầm con nở ra có thể phân biệt được dựa vào những sai khác về ngoại hình như màu lông, độ dài lông... Các đặc điểm này gắn liền với giới tính và dạng dị hợp của cá thể cái được sử dụng trong chăn nuôi gia cầm để tạo gia cầm lai phân biệt được giới tính ngay khi mới nở ra khỏi trứng (autoxexing). Ngày nay, dạng gà autoxexing nhận được theo 2 tính trạng là màu sắc lông và tốc độ mọc lông. Để hiểu cơ sở di truyền của việc tạo gà lai phân biệt trống mái khi mới nở, ta xét các trường hợp sau (hình 3.4). Trường hợp 1: Cho lai giữa gà trống có bộ lông vằn, trội do gen BB quy định với gà mái có màu lông đồng nhất do gen lặn tương ứng b- quy định. ĐờI con sinh ra cả trống và mái đều có bộ lông vằn nên không thể tách riêng trống mái qua màu lông. Trường hợp 2: Cho lai ngược lại, gà trống có bộ lông đồng nhất do gen lặn bb quy định với gà mái có bộ lông vằn, trội do gen B- quy định. Đời con sinh ra có sự sai khác về màu sắc lông: gà trống có bộ lông vằn, còn gà mái có bộ lông đông nhất. Đây là cơ sở để tách trống mái lúc mới nở.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfCáu tạo hệ tiêu hóa và sinh dục của gia cầm.pdf
Tài liệu liên quan