Cấu tạo giải phẫu của rễ cây
2.1. Cấu tạo chóp rễ và miền sinh trưởng
a. Chóp rễ
Là phần tận cùng của rễ, có nhiệm vụ bảo vệ cho mô
phân sinh ngọn, nên các
tế bào ngoài của nó thường có màng hóa nhầy, hóa
bần để giảm bớt
ma sát khi đâm sâu vào đất.
Các tế bào của chóp rễ là những tế bào sống, thuộc
mô mềm bên trong có
chứa nhiều tinh bột.
b. Miền sinh trưởng (mô phân sinh đầu rễ)
Mô phân sinh đầu rễ phân hóa cho ra các mô của rễ,
mô phân sinh đầu rễ
thường gồm có 3 phần:
- Tầng sinh bì: hoạt động của tầng này cho ra lớp
biểu bì của rễ cây
9 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 9155 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cấu tạo giải phẫu của rễ cây, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cấu tạo giải phẫu của rễ cây
2.1. Cấu tạo chóp rễ và miền sinh trưởng
a. Chóp rễ
Là phần tận cùng của rễ, có nhiệm vụ bảo vệ cho mô
phân sinh ngọn, nên các
tế bào ngoài của nó thường có màng hóa nhầy, hóa
bần để giảm bớt
ma sát khi đâm sâu vào đất.
54
Các tế bào của chóp rễ là những tế bào sống, thuộc
mô mềm bên trong có
chứa nhiều tinh bột.
b. Miền sinh trưởng (mô phân sinh đầu rễ)
Mô phân sinh đầu rễ phân hóa cho ra các mô của rễ,
mô phân sinh đầu rễ
thường gồm có 3 phần:
- Tầng sinh bì: hoạt động của tầng này cho ra lớp
biểu bì của rễ cây.
- Tầng sinh vỏ: hoạt động sinh ra các tế bào của vỏ sơ
cấp.
- Tầng sinh trụ: hoạt động của tầng này cho ra trụ
giữa của rễ cây, chứa mô
dẫn và nhu mô ruột.
Cả 3 tầng trên cùng xuất phát từ một nhóm tế bào
khởi sinh ở đỉnh rễ, nhóm
tế bào đó họp thành đỉnh sinh trưởng (hay nón sinh
trưởng) của rễ.
2.2. Cấu tạo sơ cấp của rễ cây (cấu tạo miền hấp
thu)
Khi cắt ngang qua tầng lông hút (miền hấp thu) của
rễ cây, người ta phân biệt
được các phần chính sau đây:
a. Lớp biểu bì
Biểu bì của rễ gồm các tế bào dài, có màng mỏng
thường xếp sát nhau, màng
của tế bào biểu bì có thể hóa cutin hoặc hóa bần (ở
các loài có biểu bì tồn tại lâu).
Biểu bì của rễ thường gồm 1 lớp tế bào. Ở rễ không
khí của nhiều cây họ Lan
(Orchidaceae) và rễ biểu sinh của các cây họ Ráy
(Araceae) biểu bì của rễ thường
có nhiều lớp - gọi là lớp velamen: gồm nhiều tế bào
có màng dày hóa bần, đó chính
là loại mô hấp thu và dự trữ nước của cây.
Các tế bào biểu bì có khả năng hình thành lông rễ,
nên miền này còn gọi là
miền lông rễ, lông rễ thường có mặt ở phần rễ nằm
cách đỉnh một đoạn (thường
không có ở miền sinh trưởng và miền trưởng thành
của rễ cây). Độ dài của miền
lông rễ thường không đổi và có tính đặc trưng loài.
b. Vỏ sơ cấp
Vỏ sơ cấp của rễ cây cấu tạo gồm nhiều lớp '74ế bào
nhu mô và có cấu tạo tương
đối đồng đều. Đối với những rễ cây có sinh trưởng
thứ cấp (cây Hạt trần và cây 2 lá
mầm) thì vỏ sơ cấp của rễ chỉ cấu tạo bởi những tế
bào nhu mô và có thể sớm bị
bong đi, đối với rễ cây thực vật 1 lá mầm (rễ cây
không có cấu tạo thứ cấp) thì trong
vỏ sơ cấp còn có các tế bào cương mô nằm rải rác (rễ
Cau, Dừa...).
Khi quan sát từ ngoài vào, vỏ sơ cấp của rễ gồm có
các phần chính sau đây:
- Ngoại bì: nằm ngay dưới lớp biểu bì, có thể gồm 1
hoặc nhiều lớp tế bào. Các tế
bào ngoại bì thường là những tế bào đa giác, màng
hóa bần, nhưng nằm xen kẽ với các
tế bào có màng hóa bần đó vẫn có những tế bào màng
mỏng bằng cellulose để cho
nước thấm qua (gọi là tế bào cho qua). Sau khi tầng
lông hút rụng đi, ngoại bì sẽ hóa
55
- Hệ thống dẫn: các bó gỗ và libe nằm riêng biệt, sắp
xếp xen kẽ nhau theo kiểu bó dẫn
xuyên tâm. Gỗ sơ cấp của rễ cây phân hóa theo
hướng hướng tâm (gỗ trước xuất hiện đầu tiên
nằm ngay dưới vỏ trụ, còn gỗ sau lại nằm ở gần
giữa). Libe sơ cấp cũng phân hóa theo hướng
hướng tâm (libe trước xuất hiện đầu tiên nằm ở phía
ngoài, libe sau nằm ở phía trong).
- Tủy (Ruột): là phần trong cùng của rễ cây, gồm
những tế bào có màng mỏng, hình tròn
hoặc đa giác. Ở một số rễ cây (rễ phụ của si) phần tủy
thường không có do các mạch gỗ phát
triển mạnh chiếm cả phần tủy.
bần hoàn toàn và làm nhiệm vụ che chở. Ở thực vật 2
lá mầm, ngoại bì sẽ được thay
thế bởi mô bì thứ cấp.
- Nhu mô vỏ: gồm nhiều lớp tế bào có màng mỏng
bằng cellulose sắp xếp
đồng đều thành vòng hoặc dãy xuyên tâm. Ở các rễ
cây sống dưới nước, phần
mô mềm ở phía trong sắp xếp đồng đều thành vòng
đồng tâm, còn ở phía ngoài
có các khoảng gian bào lớn, có tác dụng như mô
thông khí.
Tế bào của nhu mô vỏ thường không chứa diệp lục
(trừ rễ không khí của
Phong lan) thường có chứa tinh bột, các loại tinh thể
và hệ thống bài tiết ở rễ Cau,
Dừa... (Arecaceae) nằm xen kẽ trong lớp nhu mô
thường có các đám cương mô nằm
rải rác.
- Nội bì: là lớp trong cùng của vỏ sơ cấp, thường gồm
một lớp tế bào hình
khối chữ nhật, sắp xếp sít nhau, thường có cấu tạo
đặc trưng bởi khung caspari.
Ở rễ thực vật 2 lá mầm, khung caspari được hình
thành do sự hóa bần của
vách xuyên tâm của các tế bào nội bì.
Ở rễ thực vật 1 lá mầm, sự hóa bần xảy ra không
những ở vách xuyên tâm mà
cả ở vách tiếp tuyến phía trong cũng hóa bần, do đó
khung caspari thường có dạng
hình chữ U. Nằm rải rác trong vòng nội bì vẫn có
những tế bào có màng mỏng
không hóa bần - gọi là các tế bào hút, các tế bào này
thường nằm ở đầu các bó gỗ,
có nhiệm vụ dẫn nước đi từ vỏ vào trong trung trụ.
c. Trung trụ (trụ giữa)
Là phần giữa của rễ cây, gồm các phần chính sau
đây:
- Trụ bì (vỏ trụ): là lớp ngoài cùng của trung trụ, nằm
ngay sát nội bì, gồm các
các tế bào nhu mô có màng mỏng, thường có kích
thước nhỏ hơn và xếp so le với
các tế bào nội bì.
Vỏ trụ có thể gồm 1 lớp tế bào (ở thực vật hạt kín)
hoặc nhiều lớp (ở thực vật
hạt trần). Vỏ trụ có khả năng hóa cứng từng phần hay
toàn bộ (ở rễ già các thực vật
1 lá mầm). Vỏ trụ của cây thực vật hạt trần và cây
thực vật hạt kín có khả năng phân
chia để hình thành rễ bên, tham gia vào việc hình
thành tầng phát sinh trụ và tầng
phát sinh vỏ.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Cấu tạo giải phẫu của rễ cây.pdf