Cấu tạo giải phẫu của lá cây thực vật hai lá mầm

Đa số cây thực vật hai lá mầm đều có cuống lá và phiến lá phân biệt với nhau tương đối rõ rệt, do đó trong cấu tạo giải phẫu cũng phân biệt hai phần này. a. Cấu tạo của cuống lá Cuống lá của nhiều cây thường phân biệt mặt trên và mặt dưới rất rõ: Mặt trên phẳng hoặc hơi lõm, mặt dưới lồi. Khi cắt ngang qua cuống lá, người ta phân biệt được các phần chính sau đây: + Biểu bì: thường là những tế bào hình chữ nhật, sắp xếp theo chiều dài của cuống, phía ngoài cùng có tầng cutin và có các lỗ khi nằm xen kẽ, đôi khi biểu bì có các lông che chở.

pdf13 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 11380 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cấu tạo giải phẫu của lá cây thực vật hai lá mầm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cấu tạo giải phẫu của lá cây thực vật hai lá mầm Đa số cây thực vật hai lá mầm đều có cuống lá và phiến lá phân biệt với nhau tương đối rõ rệt, do đó trong cấu tạo giải phẫu cũng phân biệt hai phần này. a. Cấu tạo của cuống lá Cuống lá của nhiều cây thường phân biệt mặt trên và mặt dưới rất rõ: Mặt trên phẳng hoặc hơi lõm, mặt dưới lồi. Khi cắt ngang qua cuống lá, người ta phân biệt được các phần chính sau đây: + Biểu bì: thường là những tế bào hình chữ nhật, sắp xếp theo chiều dài của cuống, phía ngoài cùng có tầng cutin và có các lỗ khi nằm xen kẽ, đôi khi biểu bì có các lông che chở. + Mô dày: thường nằm sát lớp biểu bì và có nhiệm vụ nâng đỡ cho cuống lá. + Mô mềm: các tế bào của mô này thường kéo dài theo trục của cuống lá, chứa nhiều lạp lục. Ở các cây thủy sinh, trong lớp mô mềm đồng hóa này có nhiều khoang khuyến lớn chứa khí (Sen, Súng...), ở một số cây khác thì tại phần này Hình 3.16. Các cách mọc của lá 1. Mọc cách (so le); 2. Mọc đối; 3. Mọc đối chéo chữ thập; 4. Mọc cách hai hàng; 5. Mọc vòng; 6.Mọc cách hai hàng chồng lên nhau; 7. Mọc lợp; 8. Mọc chùm. 79 Hình 3.17. Cấu tạo của lá cây thực vật hai lá mầm (lá trúc đào) A. Sơ đồ tổng quát; B. Cấu tạo chi tiết một phần phiến lá 1. Biểu bì trên; 2. Hạ bì trên; 3. Mô giậu trên; 4. Mô khuyết; 5. Mô giậu dưới; 6. Biểu bì dưới; 7. Phòng ẩn lỗ khí; 8. Tinh thể canxi oxalat hình cầu gai; 9. Mô mềm; 10. Libe; 11. Gỗ; 12. Đám sợi; 13. Mô dày. thường có chứa các ống tiết (lá Trầu không, Rau mùi...) hoặc có các tế bào đá (cuống lá Trang, lá Súng, lá Ngọc lan...). + Các bó dẫn: nằm trong khối mô mềm, các bó dẫn thường xếp thành hình cung mà mặt lõm quay về phía trên, bó dẫn lớn ở dưới và các bó dẫn nhỏ quay lên trên. Các bó dẫn trong cuống lá có thể xếp thành một cung liên tục. Trong mỗi bó dẫn, phần gỗ bao giờ cũng nằm ở mặt trong (mặt lõm của cung) và libe ở ngoài (mặt lồi của cung), các bó dẫn ở trong cuống lá thường ít và không đổi, đó là đặc điểm của các cây đã tiến hóa ở các họ Cà, Hoa môi, Cúc... cuống lá chỉ có một bó dẫn mà thôi. Cuống lá của lá cây thực vật 2 lá mầm chỉ có cấu tạo sơ cấp chứ không có cấu tạo thứ cấp vì sự sinh trưởng của lá có hạn. b. Cấu tạo của phiến lá Phiến lá của lá cây thực vật 2 lá mầm thường có vị trí nằm ngang, nên cấu tạo thường không đồng nhất, thể hiện kiểu lưng - bụng rõ rệt. Khi cắt ngang qua phiến lá và thẳng góc với gân chính, người ta phân biệt các phần chính sau đây: + Biểu bì: cả mặt trên và dưới của lá cây đều có các tế bào biểu bì, các tế bào biểu bì của lá có cấu tạo khá điển hình: không có lục lạp, màng ngoài thường dày hơn màng bên và màng trong và có phủ một lớp cutin, đôi khi có sáp hoặc có lông. Biểu bì trên thường không có hoặc có rất ít lỗ khí, còn ở mặt dưới có rất nhiều lỗ khí. Số lượng lỗ khí trên một đơn vị diện tích thay đổi tùy loài và tùy thuộc và môi trường sống, các tế bào lỗ khí có thể nằm xen kẽ, đôi khi nằm trên hoặc dưới một ít so với các tế bào biểu bì hoặc nằm ẩn sâu trong khoang kín (lá Trúc đào) - gọi là phòng ẩn lỗ khí. Biểu bì thường gồm một lớp tế bào, rất ít khi nhiều lớp (cây Lẻ bạn, Đa), các tế bào biểu bì thường xếp sít nhau trừ lỗ khí và lỗ nước. 80 + Mô cơ bản của lá (thịt lá): nằm giữa 2 lớp biểu bì trên và dưới của lá là phần thịt lá. Đó là những tế bào mô mềm đồng hóa, những tế bào này thường có màng mỏng, nội chất phân hóa, trong chứa nhiều lạp lục và hạt tinh bột. Thịt lá có thể phân biệt thành 2 thành phần chính: mô giậu và mô khuyết (mô xốp) - Mô giậu: thường nằm ngay dưới biểu bì trên, gồm 1 đến vài lớp tế bào hình ống hoặc hình lăng trụ, sắp xếp tương đối sít nhau và xếp gần như vuông góc với các tế bào biểu bì. Các tế bào mô giậu chứa nhiều lục lạp hơn các tế bào mô xốp, do đó mặt trên của lá thường xanh hơn mặt dưới. Ở một số cây (Trúc đào, Đước...) mô giậu có thể có ở mặt dưới của lá cây. Trong các tế bào mô giậu, các hạt diệp lục thường xếp theo chiều dọc của các tế bào, khiến chúng nhận được ánh sáng đều đặn, cách sắp xếp này rất lợi cho sự quang hợp của các tế bào có chứa lục lạp, giữa các tế bào mô giậu vẫn có những khoảnh hở bé, đó lá chỗ dự trữ khí CO2 cần thiết cho quang hợp. Mô giậu có một vai trò rất lớn trong quá trình quang hợp của cây xanh. - Mô khuyết (mô xốp): nằm dưới mô giậu và tiếp giáp với biểu bì dưới của lá, gồm nhiều lớp tế bào, đó là những tế bào tròn cạnh, hình dạng không đều, xếp thưa nhau để hở ra nhiều khoảng trống chứa khí, các khoảng trống đó thông với phòng dưới lỗ khí, chính đặc điểm cấu tạo này thuận lợi cho việc trao đổi khí giữa lá cây và môi trường, vì nó tạo cho diện tích tiếp xúc khí ở mô xốp tăng lên rất nhiều. Các tế bào của mô xốp chứa ít lục lạp hơn các tế bào của mô giậu nên quá trình quang hợp xảy ra ở đây yếu hơn và chúng có vai trò chính trong quá trình trao đổi khí và thoát hơi nước của lá cây. Tỷ lệ giữa số lớp tế bào mô giậu và mô xốp thay đổi tùy điều kiện của môi trường, nhất là chế độ ánh sáng và nước, sự phân hóa của 2 loại mô này là một biểu hiện rõ rệt cấu tạo thích nghi của lá với môi trường sống. Tại chỗ tiếp giáp giữa mô giậu và mô xốp có những tế bào thuộc mô xốp hình đa giác, chứa ít lục lạp hơn các tế bào khác và có tác dụng thu góp các sản phẩm quang hợp rồi chuyển vào phần libe của gân lá - đó chính là các tế bào thu góp. Như vậy, mô giậu chủ yếu làm nhiệm vụ đồng hóa, còn mô xốp có thể xem như một mô vận chuyển: chuyển khí và chuyển các sản phẩm tạo thành trong quang hợp. Trong trường hợp lá cây chỉ phân hóa hình thành toàn mô xốp (cây ưa bóng) mô xốp vẫn phải đảm nhận chức năng quang hợp. Ở một số cây (Trúc đào, Đa) ngay dưới lớp biểu bì là lớp hạ bì, có tác dụng che chở cho lạp lục của các tế bào bên trong khỏi bị ánh sáng quá chói. Ở lá cây mọng nước, các tế bào chứa nước phát triển mạnh, tế bào nhu mô đồng hóa chỉ gồm 1 đến 2 lớp mỏng ở hai mặt, chúng thường toàn những tế bào mô giậu, trong trường hợp này lỗ khí thường phân bố cả ở mặt trên và dưới của lá cây (lá cây Sam biển - 81 Sesuvium portulacastrum). Ở một số cây, trong phần thịt lá có rất nhiều tế bào đá nằm rải rác, đó chính là yếu tố cơ học của lá cây. + Các bó dẫn: các bó dẫn nằm trong phần mô đồng hóa của lá cây, chỗ ranh giới giữa mô giậu và mô xốp, làm thành hệ gân lá Các bó mạch trong gân chính (bó dẫn lớn) giống với những bó mạch trong thân và cuống lá - đó là những bó mạch sơ cấp, chồng chất kín. Trong một số trường hợp là những bó mạch chồng chất kép. Trong mỗi bó dẫn, gỗ thường hướng về mặt trên, libe hướng về mặt dưới của lá, cách sắp xếp này cũng dễ hiểu vì các bó dẫn của phiến lá chính là phần kéo dài và phân nhánh của các bó dẫn trong thân và cành. Phía 2 đầu bó dẫn thường có những tế bào cương mô, những tế bào này có thể kéo dài đến tận các tế bào biểu bì. Ngoài những bó dẫn ở gân chính, nằm rải rác trong phần thịt lá, cũng có những bó dẫn nhỏ hơn - đó lá những lát cắt ngang hoặc cắt dọc của những gân bên, xung quanh những bó dẫn nhỏ thường có một vòng tế bào nhu mô không chứa lục lạp, gọi là các tế bào thu góp, những tế bào này có nhiệm vụ vận chuyển nước và các sản phẩm đồng hóa vào các bó dẫn. Những bó dẫn trong gân chính thường đầy đủ 2 thành phần libe và gỗ, nhưng các bó dẫn __________của các gân nhỏ có thể thiếu các thành phần của mô dẫn, đôi khi chỉ gồm có quản bào vòng hoặc quản bào xoắn. + Hệ thống cơ học của lá: Hệ thống cơ học của lá bao gồm các thành phần chính sau đây: - Các yếu tố mạch, quản bào, sợi gỗ; - Vòng các tế bào thu góp bao xung quanh các bó dẫn của gân phụ có tác dụng làm cho phiến lá thêm vững chắc về mặt cơ học; - Các tế bào cương mô: gồm các bó sợi đi kèm theo bó dẫn, các đám cương mô nằm dưới biểu bì; - Các thể cứng (tế bào đá) nằm rải rác ở phiến lá và gân chính; - Các tế bào hậu mô thường nằm ở 2 đầu bó dẫn của gân chính và ngay dưới biểu bì; - Các tế bào biểu bì: ngoài chức năng bảo vệ cũng tham gia và chức năng cơ học của lá cây.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfCấu tạo giải phẫu của lá cây thực vật hai lá mầm.pdf
Tài liệu liên quan