Card đồ họa và Card màn hình - Phần 2
LCD Widescreen - Một số điều cần biết
Lần đầu tiên màn hình rộng xuất hiện là trên các máy tính cầm tay và sau
đó nhanh chóng trở thành tiêu chuẩn mới của các thế hệ thiết bị tính toán
di động hiện đại. Ngày nay, những máy tính xách tay với màn hình tỉ lệ
4:3 đã trở nên lỗi thời và thay vào đó là sự thống trị của các loại 16:9 và
16:10. Trong khi đó, chuẩn hiển thị rộng đối với máy tính để bàn gần như
trở thành mặc định đối với các loại màn hình LCD cao cấp từ 20” trở lên.
Hầu như bạn có thể đọc được những ưu điểm của màn ảnh rộng ở bất cứ
đâu ví dụ như: định dạng này phù hợp với tầm nhìn của con người (vốn
thiên về chiều ngang hơn là dọc), tỉ lệ 16:10 là tuyệt nhất cho phim ảnh.
Bên cạnh đó, độ phân giải cao trên các màn hình rộng cũng rất thuận tiện
cho những ứng dụng văn phòng đặc biệt là Excel với hàng chục cột số
liệu kéo dài vô tận, tương tự như vậy, một màn hình 20” Wide có thể hiển
thị 2 trang tài liệu cạnh nhau rất tiện cho việc biên soạn hay dịch thuật, tra
cứu. Nói một cách tổng quát hơn, chẳng có chướng ngại vật nào ngăn cản
màn hình rộng chiếm lĩnh thị phần của màn hình vuông truyền thống cả -
bất kể nhìn từ góc độ nhà sản xuất hay người tiêu dùng.
6 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2219 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Card đồ họa và Card màn hình - Phần 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LCD Widescreen - Một số điều cần biết
Lần đầu tiên màn hình rộng xuất hiện là trên các máy tính cầm tay và sau
đó nhanh chóng trở thành tiêu chuẩn mới của các thế hệ thiết bị tính toán
di động hiện đại. Ngày nay, những máy tính xách tay với màn hình tỉ lệ
4:3 đã trở nên lỗi thời và thay vào đó là sự thống trị của các loại 16:9 và
16:10. Trong khi đó, chuẩn hiển thị rộng đối với máy tính để bàn gần như
trở thành mặc định đối với các loại màn hình LCD cao cấp từ 20” trở lên.
Hầu như bạn có thể đọc được những ưu điểm của màn ảnh rộng ở bất cứ
đâu ví dụ như: định dạng này phù hợp với tầm nhìn của con người (vốn
thiên về chiều ngang hơn là dọc), tỉ lệ 16:10 là tuyệt nhất cho phim ảnh.
Bên cạnh đó, độ phân giải cao trên các màn hình rộng cũng rất thuận tiện
cho những ứng dụng văn phòng đặc biệt là Excel với hàng chục cột số
liệu kéo dài vô tận, tương tự như vậy, một màn hình 20” Wide có thể hiển
thị 2 trang tài liệu cạnh nhau rất tiện cho việc biên soạn hay dịch thuật, tra
cứu. Nói một cách tổng quát hơn, chẳng có chướng ngại vật nào ngăn cản
màn hình rộng chiếm lĩnh thị phần của màn hình vuông truyền thống cả -
bất kể nhìn từ góc độ nhà sản xuất hay người tiêu dùng.
- Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là màn hình rộng không có
những nhược điểm. Trước tiên, mặc dù định dạng kích thước phù hợp với
phim nhưng thực tế các tấm LCD không thực sự đáp ứng được yêu cầu.
Yếu tố nhiễu (noise) sản sinh do công nghệ chế tạo màn ảnh rộng lớn hơn
nhiều so với các loại màn vuông truyền thống. Hơn thế nữa, tốc độ đáp
ứng của màn rộng loại 20” luôn luôn không bằng được màn vuông 19”.
Cho tới nay, chưa có màn hình 20” tỉ lệ 16:10 nào có thể địch được tần số
đáp ứng của ViewSonic VX922. Đây cũng là lý do chính khiến cho các
game thủ còn e ngại khi chuyển từ màn tỉ lệ truyền thống sang màn rộng
Widescreen. Cuối cùng, giá của các loại màn rộng 20” còn cao hơn 5:4
khá nhiều.
Mặc dù vậy, các nhà sản xuất vẫn không hề chùn bước, trong khi tình thế
không mấy khả quan đối với dòng 20” thì thế mạnh lại thuộc về màn rộng
19” và 22”. Và những loại này lại có giá tốt hơn hẳn so với màn vuông
cùng kích thước đặc biệt là các loại màn rộng 19”. Hiện tại bạn có thể tìm
được một số mẫu với giá chưa tới 250$, rất ấn tượng và không thể phủ
nhận sức hấp dẫn của mức giá này.
Nếu bạn có bất cứ thắc mắc gì về mức giá này, câu trả lời nằm ở quy trình
chế tạo LCD 19” chứ không phải do chất lượng bị hạ thấp. Trước tiên,
màn 19” widescreeen chỉ có diện tích hiển thị to hơn 14% so với màn 17”
loại 4:3 trong khi thấp hơn tới 15% so với 19” 4:3 tương ứng. Thế nhưng
người dùng lại có cảm giác to hơn hẳn là vì góc nhìn sang hai bên của
mắt rộng hơn nhiều so với góc nhìn trên dưới. Kết quả là màn 19”
Widescreen cải thiện giá trị sử dụng rất nhiều trong khi giá thành sản xuất
tăng cường đối với sản xuất là không đáng kể.
- Yếu tố thứ thứ hai ảnh hưởng đến giá thành chính là việc tận dụng
nguyên liệu của nhà sản xuất. Bạn có thể xem một ví dụ về các bước chế
tạo một panel LCD trong liên kết sau đây:
. Nền kính
được in mạch và tích hợp các transistor lên bề mặt bằng công nghệ in
thạch bản (Lithography). Từ một tấm TFT này, nhà sản xuất sẽ cắt ra
thành nhiều miếng nhỏ mỗi miếng được dùng để chế tạo một màn hình
LCD với kích thước nhất định. Có thể tính toán nhanh để nhận ra rằng,
nếu càng nhiều miếng nhỏ được chia ra từ tấm lớn, giá thành của màn
hình thành phẩm sẽ càng tốt hơn. Đây cũng chính là lợi điểm mà các loại
màn rộng 19” có được. Một nền kính TFT thế hệ thứ năm kích thước
1100mm x 1300mm có thể được những đại gia về LCD Panel như
Samsung, AU Optronics hay Innolux sản xuất ra 9 màn hình LCD 4:3
truyền thông trong khi đó nếu đi theo hướng màn rộng, họ có thể tạo ra
12 sản phẩm với cùng độ dài đường chéo 19”. Hiện tại, ChiMei đang giữ
danh hiệu vô địch với khả năng tạo ra tới 15 màn 19” Widescreen từ tấm
panel 1300mm x 1500mm của họ. Nhưng thế hệ TFT tiếp theo (6 và 7) có
kích thước lớn hơn cho phép giá thành của sản phẩm màn hình cuối thậm
chí có thể rẻ hơn nhiều nữa.
- Nói tóm lại, trong thời gian tới, bạn hãy tập thói quen tìm các loại màn
hình rộng Widescreen kể cả khi lựa chọn một sản phẩm LCD giá rẻ bởi
giá thành thấp không có nghĩa là chất lượng thấp. Đại đa số các loại màn
hình LCD rộng 19” hiện nay đều có chất lượng khá tốt. Ngay cả tần số trễ
cũng được cải tiến khá nhiều khi một số nhà sản xuất áp dụng công nghệ
Overdrive cho phép đạt tới mức 2ms. Chính vì thế, hãy bổ sung vào danh
sách lựa chọn của mình dải sản phẩm mới màn hình rộng LCD trong kì
mua sắm, nâng cấp hệ thống tiếp theo. Chúng hoàn toàn hợp lý và là lựa
chọn lý tưởng cho tương lai.
Tối ưu hình ảnh cho màn hình LCD
Phải dành phần lớn thời gian của mình làm việc trên máy tính, bạn cảm
thấy quá mệt mỏi, và không thoải mái khi làm việc với màn hình CRT cũ
kĩ. Sở hữu màn hình LCD cho công việc của mình không phải là yêu cầu
quá cao bởi giá cả và chủng loại màn hình LCD rất đa dạng, phong phú,
phù hợp với mọi yêu cầu của người sử dụng.
Tuy nhiên, để hiệu chỉnh màn hình LCD sao cho thích hợp, tối ưu nhất thì
lại hoàn toàn khác biệt so với màn hình CRT, mặc dù những thiết lập cấu
hình cũng không có nhiều khác biệt lắm so với CRT. Bài viết này sẽ giúp
bạn đọc tối ưu hình ảnh, đạt chất lượng tốt nhất với màn hình LCD.
Cài đặt driver cho card đồ hoạ mới nhất
Trước hết, để đạt chất lượng hình ảnh tốt nhất như mong muốn, một phần
rất lớn còn phụ thuộc vào card đồ hoạ và chipset của máy tính. Hãy đảm
bảo chắc chắn bạn đã cập nhật trình điều khiển (driver) cho card màn
hình mới nhất, đó là cách đơn giản và nhanh nhất để tối ưu chất lượng
hình ảnh. Để nâng cấp, hãy tải driver mới nhất về từ trang chủ của nhà
sản xuất và thực thi file cài đặt (.exe).
Trong một số trường hợp, bạn cần phải thực hiện cài đặt bằng tay. Trong
Windows XP, nhấn chuột phải vào My Computer, chọn Properties, và
chọn Hardware, Device Manager, và nhấn đúp vào mục "Display
adapters". Tiếp theo, lựa chọn Update Driver trong thẻ Driver.
Lưu ý: Một số trình điều khiển yêu cầu khởi động lại PC. Bạn cũng
không nên tải các bản beta của những trình điều khiển này. Chúng đang
được thử nghiệm và rất có thể gây ra những lỗi không mong muốn.
Chức năng ClearType trong Windows XP.
Đọc văn bản rõ nét hơn với ClearType
Windows XP hỗ trợ công nghệ ClearType cho phép làm phông chữ hiển
thị trơn tru và rõ nét hơn đối với các văn bản trên màn hình LCD. Để sử
dụng công nghệ này, hãy nhấn Appearance -> Display Properties -> chọn
Effects, và đánh dấu vào lựa chọn Use the following method to smooth
screen fonts, nhấn vào ClearType từ menu đổ xuống. Nhấn OK để hoàn
thành.
Cập nhật DirectX mới nhất
DirectX là một công nghệ của Windows nhằm nâng cao khả năng đồ hoạ
và âm thanh. Hãy cập nhật phiên bản DirectX mới nhất ( DirectX 9.0c).
Bạn có thể download dễ dàng phiên bản DirectX mới nhất tại trang chủ
của Microsoft. Để biết mình đang sử dụng phiên bản DirectX nào, hãy
nhấn Start->Run, và gõ dxdiag và nhấn Enter. Tiếp theo nhấn vào tab
System để xem phiên bản bạn đang dùng.
Độ phân giải màn hình
Trong màn hình CRT, độ phân giải màn hình là những con số dots, pixel,
để biểu thị hình ảnh trên màn hình. Bạn có thể tăng độ phân giải lên cao
hơn, hoặc chỉnh xuống thấp tuỳ theo ý mình mà không làm ảnh hưởng tới
chất lượng hình ảnh. Tuy nhiên, điều này lại hoàn toàn không đúng với
LCD. Màn hình LCD sẽ hiển thị đẹp nhất và đem lại chất lượng cao nhất
chỉ với một độ phân giải chuẩn.
Hầu hết các màn hình LCD 15" đều có độ phân giải chuẩn 1024x768,
trong khi đó, những màn hình 17" hoặc 19" cho độ phân giải tối ưu là
1280x1024. Khi điều chỉnh độ phân giải chuẩn này sẽ làm giảm chất
lượng hình ảnh, kích thước ảnh thay đổi, hoặc dẫn tới méo ảnh, mất
pixel... Tuy nhiên, có một ngoại lệ là khi tăng hay giảm độ phân giải chỉ
bằng một nửa độ phân giải chuẩn thì chất lượng hình ảnh vẫn khá tốt.
Chẳng hạn, độ phân giải nguyên thuỷ là 1600x1200 là khi giảm xuống
800x600 thì chất lượng hình ảnh đạt chất lượng tốt và không bị méo.
Chất lượng màu
Màn hình càng hiển thị được nhiều màu thì độ trung thực của hình ảnh
càng cao. Hầu hết PC đều yêu cầu hỗ trợ thiết lập màu cao nhất, thường
là chế độ 32 bit màu. Nhưng nếu đang sử dụng đồ hoạ tích hợp thì điều
này có thể làm giảm hiệu năng máy tính, hãy giảm lượng màu xuống còn
24 bit hoặc 16 bit để tăng tốc cho hệ thống.
Tần số làm tươi (Refresh rate) và thời gian đáp ứng (response time)
Màn hình CRT thường bị nhấp nháy, gây mỏi mắt và khó chịu cho người
sử dụng, nguyên nhân có thể là do đặt tần số làm tươi quá thấp. Lời
khuyên hữu ích cho người sử dụng là nên đặt độ phân giải mà màn hình
hỗ trợ tần số làm tươi tối thiểu ở mức 72 Hz để tránh mỏi mắt.
Tuy nhiên, với màn hình LCD, màn hình bị nhấp nháy không phải là vấn
đề bởi thiết bị này không làm tươi toàn bộ màn hình mà chỉ thay đổi điểm
ảnh. Tần số làm tươi chỉ ở 40 Hz cho tới 60 Hz đối với màn hình LCD
cũng đủ tốt. Một vấn đề cần khác cần phải chú ý đối với người sử dụng
màn hình LCD mà đặc biệt là các game thủ lại là thời gian đáp ứng của
màn hình. Tần số đáp ứng là khoảng thời gian cần thiết để một điểm ảnh
cần phải được chuyển từ đen sang trắng và lại chuyển sang đen. Những
màn hình LCD cũ thường có thời gian đáp ứng chậm hơn 20 ms nhưng
gần đây những màn hình LCD mới có thời gian đáp ứng nhanh hơn rất
nhiều, màn hình cao cấp có thời gian đáp ứng là 12 ms hoặc thấp hơn.
Tinh chỉnh bằng các nút điều khiển
Khi sử dụng màn hình LCD hoặc CRT, đừng ngại mò mẫm các nút điều
chỉnh của nó. Những thiết lập thích hợp có thể đem lại hình ảnh sắc nét
và tuyệt vời hơn rất nhiều so với thiết lập sẵn từ nhà sản xuất.
Màn hình LCD thường dễ dàng điều chỉnh hơn nhiều so với CRT. Rất
hiếm khi bạn phải điều chỉnh màn ảnh sang bên trái, bên phải, đi lên hay
xuống dưới... giống như CRT. Mặc dù vậy, màn hình LCD cũng hỗ trợ
nút bấm hoặc thiết lập tự điều chỉnh vị trí của màn ảnh. Cuối cùng, màn
hình LCD thường yêu cầu ít tinh chỉnh màu sắc hay độ tương phản khi
lựa chọn ở độ phân giải chuẩn.
Độ sáng và độ tương phản
Thiết lập độ sáng quản lý cường độ sáng của màn hình. Màn hình LCD
thường sáng hơn màn hình CRT, vì vậy tăng độ sáng có thể là không cần
thiết và đem lại kết quả không mong muốn. Điều chỉnh độ tương phản sử
dụng biểu đồ màu xám như các chương trình như DisplayMate để đem lại
khả năng thể hiện màu xám tốt nhất. Màn hình LCD thường gây mất
những chi tiết tối ở cuối dải màu này.
Sắc thái và độ ấm của màu
Có hai loại nguồn sáng khác nhau là loại nguồn sáng trắng-xanh lạnh và
nguồn sáng trắng-đỏ nóng. Hầu hết các màn hình đều đưa ra ít nhất 3 lựa
chọn và sắc thái hoặc độ ấm của màu dựa theo nguồn sáng vị trí đặt màn
hình. Những thiết lập này được đặt nhãn là Mode1 , Mode 2, Mode 3
tương ứng với Cao, Trung bình và Thấp. Ngoài ra, các nhà sản xuất
thường đặt độ ấm của màu sắc dựa theo độ Kelvin(K). Thông thường
thiết lập chuẩn là 9300K hoặc trung tính với 6500K và sắc thái hơi đỏ với
5000K. Rất nhiều loại LCD cho phép người sử dụng tinh chỉnh màu sắc
bằng cách cân bằng 3 màu cơ bản đỏ, xanh da trời, và xanh lá cây.
Chuẩn đoán bệnh cho LCD
Màn hình LCD thường dễ duy trì và bảo dưỡng hơn màn hình CRT. Tuy
vậy, trước khi mua sắm và sử dụng bạn cần chú ý tới những 2 "căn bệnh"
khá phổ biến của LCD:
Màn hình trống
Nếu đèn nguồn vẫn sáng mà lại không hiển thị hình ảnh, hãy kiểm tra kết
nối giữa màn hình LCD và PC để kiểm tra chắc chắn rằng màn hình vẫn
nhận được tín hiệu video. Nếu cáp tín hiệu video vẫn được cắm cả hai
đầu, hãy thử kết nối màn hình khác vào PC để đảm bảo rằng cáp hoặc
card đồ hoạ vẫn hoạt động tốt. Nếu màn hình thứ hai hiển thị tốt, rất có
thể màn ảnh của LCD đã bị hỏng. Nếu màn hình LCD vẫn còn thời gian
đang bảo hành hãy đem ra trung tâm bảo hành.
Điểm chết trên màn hình LCD
Hầu hết các nhà sản xuất màn hình LCD đều không thể cam đoan rằng
không có những điểm chết trong các sản phẩm của họ. Những điểm chết
này thường gây khó chịu cho người sử dụng nhưng số điểm ảnh chết cho
phép của mỗi màn hình là từ 3 cho đến 10 điểm chết. Chính vì vậy, khả
năng đổi màn hình mới khi có điểm chết là rất khó khăn. Do đó, trước khi
mua màn hình LCD, bạn hãy bật màn hình lên và quan sát thật kĩ xem có
điểm chết nào không trước khi mua hàng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Card đồ họa và Card màn hình phần 2.pdf