Card đồ họa và Card màn hình - Phần 1
3 lưu ý khi mua màn hình rộng LCD
Khi quyết định mua màn hình rộng, người tiêu dùng thường băn
khoăn loại sản phẩm này có đáng để họ chi ra nhiều tiền hơn hoặc
diện tích màn hình LCD 20 inch 16:9 có lớn hơn so với tỷ lệ 4:3
không.
Tính toán diện tích hiển thị
"Nhận thức của khách hàng về kích cỡ màn hình thực ra dựa trên chiều
cao và chiều rộng của màn hình", Chris Connery, Phó giám đốc nghiên
cứu thị trường của công ty DisplaySearch (Mỹ), cho biết. Màn hình rộng
20 inch thường tạo cảm giác sản phẩm trông khá lớn, nhưng trên thực tế,
nó nhỏ hơn so với hệ thống 20 inch có tỷ lệ 4:3. Nếu xét về kích thước
hình ảnh được hiển thị, diện tích của nó chỉ tương đương với màn hình
tinh thể lỏng 17 inch 4:3.
5 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2585 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Card đồ họa và Card màn hình - Phần 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3 lưu ý khi mua màn hình rộng LCD
Khi quyết định mua màn hình rộng, người tiêu dùng thường băn
khoăn loại sản phẩm này có đáng để họ chi ra nhiều tiền hơn hoặc
diện tích màn hình LCD 20 inch 16:9 có lớn hơn so với tỷ lệ 4:3
không.
Tính toán diện tích hiển thị
"Nhận thức của khách hàng về kích cỡ màn hình thực ra dựa trên chiều
cao và chiều rộng của màn hình", Chris Connery, Phó giám đốc nghiên
cứu thị trường của công ty DisplaySearch (Mỹ), cho biết. Màn hình rộng
20 inch thường tạo cảm giác sản phẩm trông khá lớn, nhưng trên thực tế,
nó nhỏ hơn so với hệ thống 20 inch có tỷ lệ 4:3. Nếu xét về kích thước
hình ảnh được hiển thị, diện tích của nó chỉ tương đương với màn hình
tinh thể lỏng 17 inch 4:3.
"Khách hàng có thể xem xét số lượng pixel. Một màn hình 20 inch 4:3 và
độ phân giải tự nhiên1.600 x 1.200 sẽ có khoảng 1,92 triệu pixel còn màn
hình rộng 20 inch 1.680 x 1.050 sẽ đạt 1,76 triệu pixel. Như thế, tính theo
số pixel thì màn hình 4:3 có giá phải chăng hơn", Connery khẳng định.
Khả năng tận dụng không gian hiển thị
"Tất nhiên, nhận xét về pixel chỉ dựa trên việc
tính toán các con số và điều này làm mất đi
những ưu thế khó trông thấy của màn hình rộng",
Connery cho hay. Khoảng không gian bên trái và
phải màn hình rộng cho phép người sử dụng theo
dõi những loại tài liệu khác nhau khi chơi game
trong chế độ toàn cảnh hoặc xem phim có tỷ lệ
16:9 mà không phải nhìn thấy những thanh ngang
màu đen nằm phía trên và phía dưới.
Do đó, nếu xét về giá cả pixel, màn hình 4:3 chiếm ưu thế nhưng màn
hình rộng mang lại những cảm nhận mà màn hình thông thường không
thể có được.
Mỗi inch không làm nên sự khác biệt
Người sử dụng thường lúng túng khi chọn màn hình 23 inch hoặc 24
inch. 24 inch tức là đường chéo sản phẩm dài hơn, nhưng cả hai loại này
lại có cùng độ phân giải 1.900 x 1.200.
Nguồn: Krunker.
Theo Connery, màn hình Cinema Display 23 inch đầu tiên của Apple có
độ phân giải tự nhiên 1.900 x 1.200, tức 98,4 pixel/inch, gần sát với mức
100 pixel/inch (ppi) - tỷ lệ giúp "mắt thường không còn trông thấy những
pixel rời rạc".
Nhiều nhà sản xuất khác nhanh chóng theo chân hãng Apple và cũng xây
dựng màn hình 23 inch 1.900 x 1.200 pixel. Tuy nhiên, một số công ty
khác, đặc biệt là Samsung, nhận thấy rằng tấm nền mà họ đang sản xuất
có thể được cắt thành màn hình 24 inch để bán ra thị trường với độ phân
giải tự nhiên và giá thành không đổi. Dù 24 inch sẽ chỉ có tỷ lệ ppi là
94,3, hình ảnh hiển thị không khác biệt bao nhiêu so với màn hình 23
inch.
Cách thiết lập 2 màn hình
MỞ ĐẦU
Khi giá màn hình LCD đang hạ từng ngày, ngay cả những người dùng
bình thường cũng có thể nghĩ đến chuyện cài đặt một màn hình video thứ
hai cho chiếc máy tính của mình. Với hai monitor, bạn không chỉ có
desktop lớn hơn, mà còn tăng được công suất sử dụng máy, bởi bạn có
thể sử dụng hai chương trình cho toàn màn hình cùng một lúc (ví dụ như
một file Excel trên một màn hình và một văn bản Word trên màn hình
còn lại), và bạn sẽ không tốn thời gian thu nhỏ và phóng to từng cửa sổ để
đọc và copy thông tin như vẫn làm với một video monitor nữa. Chắc chắn
là sau khi sử dụng hai monitor, bạn sẽ khó mà trở về thói quen làm việc
cũ! Trong bài báo này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách kiểm tra xem
liệu máy tính của mình có thể chấp nhận một màn hình thứ hai mà không
cần bất kỳ thiết bị phần cứng nào nữa hay không, làm cách nào để cài
màn hình thứ hai vào máy tính của bạn, cũng như tất cả cấu hình
Windows cần thiết.
Điều đầu tiên bạn cần kiểm tra đó là liệu máy tính của bạn có chấp nhận
màn hình thứ hai hay không. Để làm được điều này, tất cả những gì bạn
cần làm là quan sát phần panel phía sau máy tính, lần theo sợi dây nối
màn hình với PC của bạn là bạn đã có thể tìm được đầu racủa card video.
Ngày nay tất cả các card video đều có hai đầu ra, cho phép bạn nối thẳng
hai màn hình vào PC mà không cần thêm bất kỳ thiết bị phần cứng nào.
Tuy nhiên, nếu chiếc máy tính của bạn chỉ có video on-board – tức là
không có card video thực; mà video chỉ do bo mạch chủ tạo ra – thì có lẽ
bạn chỉ có thể nối một màn hình vào PC của bạn. Loại video on-board
này còn được biết đến với nhiều tên khác như video tích hợp hoặc đồ hoạ
tích hợp. Nếu bạn rơi vào trường hợp này, bạn sẽ cần mua một chiếc card
video “thực” để cài vào PC, đảm bảo rằng bo mạch chủ vẫn còn khe cắm
để cài một card video bổ sung (một số bo mạch chủ loại cấp thấp với
video on-board không có khe cắm dành cho card video, vì thế máy tính
của bạn không thể sử dụng hai màn hình được).
Thật là tuyệt, nhưng bạn có biết PC của bạn sử dụng cấu hình gì không?
Nếu câu trả lời là không thì chúng tôi sẽ giúp bạn.
Trong hình 1 và 2 bạn có thể thấy mặt sau của hai loại card video phổ
biến nhất trên thị trường. Hãy lần theo sợi dây nối màn hình với PC, bạn
sẽ biết được PC của bạn dùng kết nối loại gì. Card video trong hình 1 có
hai đầu nối, một vài chân và thường có màu trắng, còn loại card video
trong hình 2 lại sử dụng một đầu nối DVI và một đầu nối VGA, với 15
chân và thường có màu xanh.
Hình 1: Card video với hai đầu nối DVI
Hình 2: Card video với một đầu nối DVI và một đầu nối VGA
Do bạn đã có sẵn một màn hình, nên cái bạn thường gặp khi nhìn vào sợi
dây nối màn hình với PC chính là đầu nối DVI như trong hình 3. Đây
chính là nơi bạn sẽ nối màn hình thứ 2 của mình.
Hình 3: Thường thì các PC đều có đầu nối DVI.
Còn nếu bạn không tìm thấy đầu nối VGA hoặc DVI nào trên PC của
bạn, hoặc nếu nó nằm ở vị trí khác với trong hình 3, nhiều khả năng là
máy tính của bạn sử dụng video on-board. Trong phần tiếp theo chúng ta
sẽ bàn kỹ hơn về trường hợp này.
Chọn mua LCD cũ tuổi thọ cao
Với một số kinh nghiệm về chất lượng các nhãn hiệu thường thấy
trên thị trường, bạn có thể tìm cho mình một màn hình tinh thể lỏng
(LCD) cũ vừa túi tiền mà lại sử dụng được từ 2 đến 3 năm.
Anh Đức Huy ở TP HCM, không có nhiều tiền để sắm hẳn một chiếc
LCD mới nên hai tháng trước, sau khi tìm trên mạng, anh tậu về một
chiếc hiệu Prius 15 inch hình ảnh đẹp, sắc nét với giá 75 USD. Anh thấy
cái giá đó cũng vừa tầm hơn so với các loại khác như Dell, Gateway hay
NEC (cao hơn khoảng 10-20 USD). Hơn nữa, Prius được bảo hành một
tháng nên anh cũng yên tâm phần nào. Nhưng đúng hai tháng sau, cái
màn hình phải "ra đi" vì hỏng nặng không thể sửa được.
Theo tìm hiểu của VnExpress, màn hình tinh thể lỏng cũ trên thị trường
hiện có rất nhiều nhãn hiệu, giá cả khoảng từ 60 đến 90 USD kích cỡ 15
inch và 90 USD-120 USD đối với loại 17 inch. Mức giá này rẻ hơn
khoảng từ 40 đến 60 % so với hàng mới. Tuy nhiên, chất lượng thì vô
chừng, nếu không có kinh nghiệm lựa chọn máy, người mua dễ dàng "ôm
quả đắng".
Loại hàng bình thường dùng được từ 2
đến 3 tháng có giá 60-75 USD (15
inch) và 80-90 USD (17 inch), như
Hitachi, Prius... Hàng tốt trong số
những loại LCD cũ này có thể sử dụng
2-3 năm hoặc hơn.
Theo đánh giá của anh Trần Đình
Hoành, một người chuyên xử lý máy
tính cũ, màn hình Dell có chất lượng
tốt hơn những dòng khác, có thể sử
dụng đến hơn 3 năm. Hàng này có giá
cao nhất trên thị trường, khoảng 90
USD (15 inch) và 120 USD (17 inch).
Gateway, NEC, IBM được anh Hoành đánh giá ở bậc thấp hơn một chút,
Rất nhiều loại màn hình LCD
được bán trên thị trường. Ảnh:
H.T.
nhưng cũng có thể sử dụng được từ 2 đến 3 năm. Loại này có giá khoảng
80 USD đối với cỡ 15 inch và 100-110 USD cỡ 17 inch.
Anh Nguyễn Thanh Hiếu, chuyên đi thu mua màn hình tại một công ty tin
học ở đường Gia Phú, quận 6, TP HCM, chia sẻ một số kinh nghiệm về
chất lượng các loại màn hình tinh thể lỏng hiện nay trên thị trường như
sau: Trừ các loại LCD cũ kể trên, số còn lại đẹp mã song chỉ sau một thời
gian ngắn sử dụng khoảng 3 tháng là hỏng. Nhiều màn hình nhãn hiệu có
tiếng nhưng cũng đều mắc một trong hai 'bệnh', chẳng hạn Prius sau
khoảng thời gian sử dụng vài tháng thường bị hỏng phần màn hình,
không thể sửa được. Màn hình Hitachi lại gặp tình trạng bị hỏng bo mạch
cao áp (dùng duy trì, điều chỉnh dòng điện). Lỗi này khi sửa mất khoảng
50.000 đồng là tiếp tục sử dụng được. Thế nhưng cứ sau vài ba tháng màn
hình lại hỏng một lần, làm mất thời gian cho người sử dụng. Chưa tính
rằng mỗi nơi sửa chữa "hét" mỗi giá khác nhau, thậm chí nhiều khi thợ
sửa bảo rằng "nó hỏng rồi" để người tiêu dùng phải mua cái mới.
Theo anh Hoành, loại LCD NEC được thiết kế theo chuẩn phù hợp với
người châu Á, màu sắc mang tone nóng, sáng rõ và có phần rực rỡ hơn
phong cách "lạnh" của dòng châu Âu (màu hơi sẫm) như của Dell,
Gateway hay IBM. Màn hình NEC còn phù hợp cho xem phim, chơi
game vì hình ảnh rất rõ đẹp. Nhưng hàng này rất hiếm linh kiện để sửa
chữa.
Một "đầu nậu" buôn LCD cũ cho biết, mỗi lô hàng khoảng 2.000 chiếc
được nhập về thì nhãn hiệu hoặc loại chất lượng tốt chỉ có chừng 30-50
cái. Còn lại đa phần là những monitor chỉ còn đủ "sống" được khoảng 2-3
tháng mà thôi.
Các chuyên gia máy tính cũng khuyến cáo, lựa chọn một nhãn hiệu có
chất lượng tốt chưa đủ, mà còn nên lưu ý hàng có ngày sản xuất gần đây
để sử dụng được lâu hơn. Date code (ngày sản xuất) thường được in ở
mặt sau vỏ ngoài của màn hình. Về mặt kỹ thuật, thời gian sử dụng trung
bình liên tục của một màn hình LCD mới 100% là từ 20.000 đến 40.000
giờ.
Dùng mắt thường kết hợp với các công cụ kiểm tra màn hình, người mua
có thể phát hiện những lỗi như điểm bầm (màu bị nhòe), vết sọc, độ sáng
màn hình...
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Card đồ họa và Card màn hình phần 1.pdf