Card đồ họa - Đa nhân hay GeForce 9

Ngay trong quý đầu năm, thị trường card đồ họa đã sôi động hẳn lên với sự góp mặt của ATI Radeon HD3800; NVIDIA GeForce 8800GTS, GeForce 8800GT. Giờ đây thử nghiệm & đánh giá tiếp nhận thêm hai “khai phá” mới: Sapphire HD3870x2 1G GDDR3 PCI-E Dual DVI-I/TVO tích hợp 2 GPU ATI Radeon HD3870 và card đồ họa NVIDIA trang bị GPU GeForce 9600GT mới nhất (của chính NVIDIA).

pdf3 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2190 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Card đồ họa - Đa nhân hay GeForce 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngay trong quý đầu năm, thị trường card đồ họa đã sôi động hẳn lên với sự góp mặt của ATI Radeon HD3800; NVIDIA GeForce 8800GTS, GeForce 8800GT. Giờ đây thử nghiệm & đánh giá tiếp nhận thêm hai “khai phá” mới: Sapphire HD3870x2 1G GDDR3 PCI-E Dual DVI-I/TVO tích hợp 2 GPU ATI Radeon HD3870 và card đồ họa NVIDIA trang bị GPU GeForce 9600GT mới nhất (của chính NVIDIA). Hai nhân trên một Sản phẩm “đinh” của Sapphire không giống card Asus EN7950G-X2 (ID: A0608_54) với kiểu thiết kế hai bản mạch card đồ họa được ghép sát vào nhau và cùng “đứng” chung chân trên một khe PCIe mà chọn kiểu thiết kế truyền thống hai nhân GPU ATI Radeon HD3870 được bố trí trên cùng 1 bản mạch. Dĩ nhiên đi kèm theo card đồ họa Sapphire là tất cả công nghệ đồ họa được cải tiến mới nhất của dòng GPU ATI Radeon HD3870. Không chỉ vậy, card đồ họa nhân đôi này còn được trang bị dung lượng nhớ lên đến 1GB DDR3 để tận dụng tối đa sức mạnh đa nhân. Kết quả thu được trong thử nghiệm với card đồ họa Sapphire này là một chứng cứ hùng hồn nhất cho sức mạnh nhân đôi của GPU Radeon HD3870. Tự tin bước vào thế giới game DirectX 9 qua mức sào 1600x1200, ở game Halo, tốc độ xử lý khi bật tất cả các hiệu ứng cũng vượt mức 70fps. Chuyển qua FarCry, tốc độ xử lý đạt 87fps ngay cả ở độ phân giải 1600x1200, kích hoạt hiệu ứng chế độ 4xAA 8xAF. Tiến đến các game hóc búa Doom 3, Quake 4, Sapphire HD3870x2 1G GDDR3 PCI-E Dual DVI-I/TVO cũng không hề chùn bước ngay cả ở độ phân giải 1600x1200 với tốc độ xử lý lần lượt đạt 112fps, 84fps. Tương tự trong các game hạng nặng F.E.A.R, SSoC, tốc độ xử lý đều vượt mốc 100fps ở độ phân giải 1600x1200 4xAA 8xAF. Đối với game vừa ra lò, Crysis, tốc độ không chỉ đơn thuần đạt mức 50fps mà cộng với các công nghệ hoàn toàn mới trong đồ họa, người chơi sẽ bị “hút hồn” bởi những khung cảnh như thực trong game. 3DMark 2006 thể hiện rõ nét nhất sức mạnh của Sapphire HD3870x2 1G GDDR3 PCI-E Dual DVI-I/TVO: đạt điểm số 8.811 ở độ phân giải 1600x1200, cao nhất trong tất cả các card đồ họa mà Test Lab đã thử nghiệm. Card Sapphire này cũng thể hiện sức mạnh tuyệt vời trong đồ họa khi đạt tốc độ xử lý 137fps trong dựng hình 3D trên 3ds max 5.1. Tuy có thể làm các game thủ hoàn toàn tự tin nhưng sức mạnh nhân đôi của Sapphire HD3870x2 1G GDDR3 PCI-E Dual DVI-I/TVO chưa thật sự thể hiện được “bứt phá” so với card đồ họa “đơn nhân” Sapphire HD3870 512M GDDR4 PCI-E Dual DVI-I/TVO (ID: A0802_34). So sánh kết quả thấy rằng Sapphire HD3870x2 1G GDDR3 PCI-E Dual DVI-I/TVO xử lý với game Crysis tương đương, vượt 8fps trong game Half Life 2, nhưng lại tụt xuống thấp hơn 2fps trong game Quake 4. Trong game SSoC hay phần mềm 3DMark 2006, Sapphire HD3870x2 1G GDDR3 PCI-E Dual DVI-I/TVO đã tạo được cách biệt rõ nét. Kết quả phép thử đồ họa 3ds max 5.1 của hai card tương đương. Test Lab tiếp tục so sánh Sapphire HD3870x2 1G GDDR3 PCI-E Dual DVI-I/TVO với đại diện cao cấp nhất của GPU NVIDIA từng thử nghiệm (Gigabyte GV-NX88U768H- B), một lần nữa nhận được kết quả bất phân thắng bại. Nếu như trong game Half Life 2, Sapphire HD3870x2 1G GDDR3 PCI-E Dual DVI-I/TVO có tốc độ xử lý cao hơn 10fps thì trong các game thử nghiệm khác lại thua kém chút đỉnh. Tuy vậy, điểm số 3DMark của Sapphire HD3870x2 1G GDDR3 PCI-E Dual DVI-I/TVO lại cao hơn đến 7%. Trên “sở trường” 3ds max 5.1, Sapphire HD3870x2 1G GDDR3 PCI-E Dual DVI-I/TVO dẫn trước 6fps. Nhờ việc không bao giờ bằng lòng với những cái đang có hiện tại của các nhà sản xuất card đồ họa, các game thủ có thêm một sự lựa chọn mới với dòng card đồ họa đa nhân. GeForce 9 ra mắt Ngay sau khi ATI ra mắt dòng GPU Radeon HD3000, NVIDIA đã tung ra dòng GPU GeForce 9 với tuyên bố sức mạnh cải thiện 90% so với dòng GPU NVIDIA GeForce 8. Không chỉ kế thừa những công nghệ đồ họa cải tiến mới từ GPU GeForce 8, GeForce 9 còn có những cải tiến riêng. Là những sản phẩm mới nhất của NVIDIA nên dĩ nhiên các GPU dòng GeForce 9 hỗ trợ chuẩn giao tiếp nóng nhất hiện nay PCIe 2.0. Ngoài ra, NVIDIA còn trang bị cho GPU GeForce 9 thêm công nghệ HybridPower giúp tiết kiệm năng lượng tiêu thụ. Tới thời điểm này, người tiêu dùng đã có thể tiếp cận với phiên bản trung cấp đầu tiên GeFoce 9600GT. Đây là phiên bản được thiết kế với sức mạnh của dung lượng nhớ 512MB DDR3 256bit, tần số xung nhân 650MHz. Thử nghiệm với card đồ họa mẫu NVIDIA GeForce 9600GT được cung cấp từ chính NVIDIA, kết quả thật đúng là giấc mơ của game thủ và thể hiện rõ trên “khung” 1600x1200. Tới thời điểm này, hầu như các game Unreal Tournament 2004, Halo, Tomb Raider: AoD không thể là rào cản đối với các card đồ họa mới. Thật vậy, tốc độ NVIDIA GeForce 9600GT cho kết quả thấp nhất cũng đạt 70fps ở độ phân giải 1600x1200 (cao hơn 2 lần so với yêu cầu trung bình 30fps). Chuyển qua các game hạng nặng Doom 3, Quake 4, FarCry, Half Life 2, kết quả thu được vẫn rất “nức lòng” khi tốc độ xử lý của NVIDIA GeForce 9600GT đều vượt mức 87fps ở độ phân giải 1600x1200. Ngay cả với game nóng Crysis hiện nay, NVIDIA GeForce 9600GT cũng vẫn “tung hoành” với tốc độ xử lý đạt 51fps. NVIDIA GeForce 9600GT càng hấp dẫn hơn khi đạt tốc độ xử lý lên đến 135fps trong các phép thử dựng hình 3D với phần mềm 3ds max 5.1. Để so sánh kết quả của NVIDIA GeForce 9600GT với nhóm card đồ họa trang bị GeForce 8800GT đang thử nghiệm (ID:A0803_40), Test Lab chọn đại diện là Gigabyte GV-NX88T512H-B bởi có nhiều yếu tố tương đồng nhất (giao tiếp bộ nhớ 256 bit, dung lượng nhớ 512MB DDR3, hỗ trợ chuẩn PCIe 2.0). Phiên bản trung cấp của dòng NVIDIA GeForce 9 tự tin sánh ngang phiên bản cao cấp dòng GeForce 8 và đã có lúc vượt lên. Cụ thể, với game Unreal Tournament 2004, NVIDIA GeForce 9600GT cho tốc độ xử lý tương đương; vượt qua 2fps trong game Crysis, nhưng có lúc lại thấp hơn 10fps trong SSoC. Ngoài ra, để có cái nhìn trực quan hơn với các dòng card đồ họa, Test Lab cũng thử so sánh kết quả của NVIDIA GeForce 9600GT với kết quả của các card đồ họa trang bị GPU tầm trung GeForce 8600GT (giao tiếp bộ nhớ 128bit, hỗ trợ chuẩn PCIe 1.1 và đa số có dung lượng nhớ 256MB). Kết quả thu được thật sự thể hiện sự vượt trội của card đồ họa tầm trung GeForce 9. Trong hầu hết các game, NVIDIA GeForce 9600GT đều cho tốc độ xử lý cao hơn từ 20% đến 140% so với tốc độ xử lý cao nhất của nhóm 10 card đồ họa trang bị GeForce 8600GT mà Test Lab đã thử nghiệm. Cụ thể, điểm số 3DMark 2006 của NVIDIA GeForce 9600GT đạt 7.506, cao hơn 67% so với điểm số 3DMark cao nhất của nhóm GeForce 8600GT. Sức mạnh tương đương nhưng tiết kiệm hơn khoảng 40USD so với card đồ họa GeForce 8800GT, sản phẩm dòng GeForce 9600GT của NVIDIA đã có sự hấp dẫn ấn tượng về sức mạnh và giá cả. Tại thời điểm thực hiện bài viết này, các nhà sản xuất Gigabyte, Inno3D và Galaxy đã rất nhanh nhạy hiện thực card đồ họa của họ và hứa hẹn cuộc đua này sẽ mang lại lợi điểm cho người dùng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfCard đồ họa - Đa nhân hay GeForce 9.pdf
Tài liệu liên quan