Cần một giải pháp tổng thể để đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập tại trường đại học Hà Nội

Tất cả những câu hỏi nêu trên, có thể vẫn còn chưa đầy đủ, là những vấn đề để chúng ta cùng suy nghĩ, tìm câu trả lời và những giải pháp hợp lý. Nhưng dù những câu trả lời và những giải pháp có như thế nào thì chúng phải luôn gắn bó một cách logic với nhau, tạo nên một cơ chế đồng bộ. Chỉ có như vậy đổi mới phương pháp giảng dạy đại học nhằm nầng cao chất lượng đào tạo tại các trường nói chung và ở trường Đại học Hà Nội nói riêng mới tránh được tình trạng manh mún, tự phát, mang tính phong trào nhất thời và trở thành một hoạt động thường xuyên, lâu dài, mang lại hiệu quả tích cực và duy trì được bền vững.

pdf9 trang | Chia sẻ: truongthinh92 | Lượt xem: 1422 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cần một giải pháp tổng thể để đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập tại trường đại học Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC “ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY ĐẠI HỌC” 2009 169 CẦN MỘT GIẢI PHÁP TỔNG THỂ ĐỂ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI LÊ THANH DŨNG∗ Trong bài viết này, trước hết tôi muốn trình bày một số nhận xét, có thể phần nào mang tính chủ quan, về tình hình giảng dạy và học tập của giảng viên và sinh viên ở phần lớn các trường đại học hiện nay, trong đó có trường Đại học Hà Nội. Nhận định chủ yếu là muốn đổi mới phương pháp giảng dạy có hiệu quả và trở thành một phong trào sâu rộng, thực chất thì cần phải có một giải pháp tổng thể bao gồm trước hết là những thay đổi từ phía những nhà quản lý để dẫn đến những thay đổi trong phương pháp giảng dạy và phương pháp kiểm tra đánh giá của giảng viên, từ đó tạo ra thói quen và phương pháp học tập chủ động tích cực của sinh viên. Nhìn tổng thể thực trạng dạy và học tại nhiều nước Châu Á, trong đó có Việt Nam, có thể thấy ngay từ khi bước chân vào trường phổ thông cho đến khi lên học đại học, người học phải luôn đối phó với một chương trình học quá nặng nề, phương pháp giảng dạy theo kiểu thuyết giảng một chiều, nhồi nhét lỗi thời, với một cơ chế đào tạo không tạo chủ động cho người học đi kèm với hệ thống kiểm tra đánh giá chỉ khuyến khích người học thuộc lòng. Tính đối phó như vậy khó có thể tạo ra khả năng sáng tạo trong học tập hay óc tư duy phê phán trong suy nghĩ và giải quyết vấn đề, thậm chí còn hủy diệt dần khả năng tư duy sáng tạo của sinh viên. Hệ thống giáo dục tiến bộ của những nước tiên tiến cho thấy trong giáo dục sáng tạo, sinh viên học không quá lệ thuộc vào quá trình đào tạo, mà ngược lại, cần tự học, tự tìm tòi và tự đào tạo. Học tập là một quá trình chủ động nên thầy không thể học thay trò. Phương pháp dạy và học tích cực - đã được thế giới ∗ Th.S., Khoa tiếng Anh đưa vào sử dụng phổ biến – là phương pháp lấy phương châm cơ bản người học chủ động khám phá, tiếp thu kiến thức thông qua tranh luận, trao đổi dưới sự điều chỉnh, hướng dẫn của thầy. Phương pháp mới này bắt buộc sinh viên tự học, tự tham khảo tài liệu, tích cực suy luận đồng thời đòi hỏi người thầy giỏi chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm. Để có được một giờ học tích cực như thế, giảng viên phải lao động vất vả hơn trước, từ việc chuẩn bị đề cương bài học, chuẩn bị câu hỏi định hướng cho sinh viên thảo luận đến những phân tích, giảng giải cuối cùng trước khi kết luận vấn đề. Hơn nữa, giảng viên có thể gặp những tình huống bất ngờ, những câu hỏi thông minh mang tính tìm tòi, sáng tạo từ phía sinh viên nên cần trang bị kiến thức vững vàng, sâu rộng mới chủ động được trong trường hợp đó. Như vậy, đổi mới phương pháp dạy học gắn liền với đổi mới nội dung, nâng cao trình độ khoa học cũng như nghiệp vụ sư phạm của thầy, bên cạnh đó còn tận dụng tối đa các phương tiện dạy học hiện đại như máy chiếu, mạng internet, các phần mềm hỗ trợ giúp giờ học thêm sinh động, tránh lãng phí thời gian. Tóm lại, phương pháp dạy học tích cực phát huy sức sáng tạo, trí tưởng tượng, khả năng tư duy độc lập và huấn luyện cho người ta cách nhìn bao quát vấn đề - những phẩm chất vô cùng cần thiết trong thời đại bùng nổ thông tin như ngày nay. Trên thực tế chúng ta không thể kéo dài mãi thời gian của các khóa đào tạo cũng như trong thời gian đào tạo tại trường vì không thể hy vọng trang bị đủ tất cả mọi kỹ năng và kiến thức để cho sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường có thể làm việc tốt. Nhiều nội dung kiến thức học được trong trường sau khi tốt nghiệp sẽ nhanh chóng bị lạc hậu và cũng rất nhiều kiến thức mới, kỹ năng mới sẽ ra đời. Ở trong trường sinh viên có thể được dạy mười nhưng ra chỉ làm ở một lĩnh vực nào đó, trong khi đó lĩnh vực công tác mới có thể hết sức mới mẻ, bỡ ngỡ, đòi hỏi phải liên tục cập nhật, tự đào tạo, đào tạo lại và phải tự học suốt đời rất nhiều thì mới có thể đáp ứng, hoàn thành nhiệm vụ được giao. 170 KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC “ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY ĐẠI HỌC” 2009 171 BẢN CHẤT GIẢNG DẠY ĐẠI HỌC Phát triển tri thức và năng lực tư duy (logic, trừ tượng, tự điều chỉnh, phê phán, sáng tạo ) Hình thành và phát triển các kỹ năng nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu & giải quyết vấn đề Tăng cường khả năng làm việc độc lập và làm việc hợp tác Xây dựng phong cách lãnh đạo và quản lý Trong hơn 10 năm trở lại đây Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã yêu cầu các trường đại học và các cơ sở đào tạo chuyển đổi mục tiêu, chương trình, giáo trình, nội dung, phương pháp, kiểm tra đánh giá theo hướng giảng dạy tích cực và theo hướng lấy người học làm trung tâm. Đặc biệt, Bộ GD-ĐT đã coi đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên và phương pháp học tập của sinh viên là một nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục Đại học năm 2008-2009 và cũng là một nội dung cơ bản của phong trào thi đua do Bộ phát động. Theo yêu cầu nói trên, mục tiêu đào tạo của trường đại học phải chuyển hướng từ chỗ từ trước đến nay các chương trình đào tạo xây dựng theo hướng tiếp cận nội dung - tức là hy vọng cung cấp cho sinh viên đầy đủ kiến thức khi ra trường - chuyển sang xây dựng chương trình đào tạo theo hướng tiếp cận với sự phát triển của nền kinh tế xã hội, sự bùng nổ thông tin trong các lĩnh vực khoa học kỹ thuật. Thực tế cho thấy trong trường đại học chúng ta chỉ có quỹ thời gian đào tạo cho sinh viên những kỹ năng nghề nghiệp và cung cấp phần kiến thức cốt lõi (chuyên ngành) của ngành nghề, vì vậy phải rèn luyện cho sinh viên có khả năng tự học một cách chủ động, tích cực để sinh viên có thể tiếp tục cập nhật các kỹ năng và kiến thức mới sao cho có thể tự phát triển được sau khi tốt nghiệp ra trường khi không còn thầy hướng dẫn. Điều đó cũng có nghĩa là giảng viên không phải chỉ giảng những kiến thức thầy sẵn có mà phải giảng những kiến thức, kỹ năng sinh viên cần phải có để đáp ứng được các nhu cầu ngành nghề xã hội. Đây là một phương pháp giảng dạy mới có hiệu quả đào tạo, làm người học có khả năng tự học trong trường và cả sau khi đã tốt nghiệp ra trường, do đó có khả năng thích ứng cao với nghề nghiệp. CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ “SẢN PHẨM” ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC CÁC KỸ NĂNG CƠ BẢN Kỹ năng giao tiếp tốt Khả năng sáng tạo & thích ứng Tự giác và linh hoạt Khả năng cạnh tranh lành mạnh Hiểu biết VH & QH quốc tế Có khả năng ra quyết định Khả năng làm việc nhóm Khả năng đánh giá Khả năng ngoại ngữ Kiến thức cơ bản Công nghệ thông tin Tư duy phê phán Với quan điểm trên, nâng cao chất lượng đào tạo không chỉ tập trung vào giảng viên, hay hẹp hơn, đổi mới phương pháp giảng dạy là đủ. Nó tùy thuộc vào một tập hợp đồng bộ các yếu tố quan trọng khác. Đó là: (1) Tầm nhìn và quyết tâm đổi mới của các cấp quản lý, từ đó tạo ra môt môi trường đào tạo cho phép/khuyến khích những đổi mới và cải tiến diễn ra; (2) Đổi mới phương pháp giảng dạy của đội ngũ giảng viên và (3) sự hưởng ứng tích cực từ phía sinh viên theo hướng thay đổi phương pháp học tập thụ động, phụ thuộc. Nói một cách khác, cần phải có một giải pháp tổng thể và đồng bộ để đổi mới diễn ra có hiệu quả và duy trì được lâu dài, tạo nên một sự thay đổi đáng kể về chất lượng sản phẩm đào tạo. Trong chuỗi các yếu tố kể trên yếu tố các cấp quản lý đóng vai trò quan trọng nhất. Nếu các cấp quản lý có những chính sách, chiến lược và các biện pháp thích hợp họ có thể tác động mạnh vào ý thức giáo viên, giúp họ theo đúng quỹ đạo của sự phát triển. Khi đề cập đến vấn đề này tôi rất tâm đắc với nhận xét của Phó giáo sư, tiến sĩ Lê Phước Lộc - nguyên trưởng khoa sư phạm trường Đại học Cần Thơ: “Muốn đổi mới phương pháp giảng dạy thì lãnh đạo phải đổi mới nhận thức để mở đường cho giảng viên làm việc; giảng viên nhận 172 KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC “ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY ĐẠI HỌC” 2009 173 thức sự đổi mới để mở đường cho sinh viên. Đổi mới phương pháp giảng dạy không chỉ là khoa học và nghệ thuật mà còn phải kèm theo phong thái của người dạy và học”. Hãy xem xét vai trò của từng thành tố trong giải pháp tổng thể trên trong quá trình đổi mới phương pháp dạy và học để nâng cao chất lượng đào tạo. Chúng ta có thể bắt đầu bằng cách đặt hàng loạt các câu hỏi vì tôi tin từ câu hỏi sẽ tìm được câu trả lời và có phương hướng tìm giải pháp thích hợp. 1- Vai trò của các cấp quản lý - Các cấp quản lý (Bộ, lãnh đạo trường đại học, các khoa, phòng, ban, các tổ bộ môn) đã tạo điều kiện đến đâu (các định hướng, chiến lược, chính sách về con người, cơ sở vật chất) cho quá trình đổi mới PPGD của người thày và PP học tập của sinh viên diễn ra? - Phải chăng các cấp quản lý mới chỉ bắt đầu ở mức phát động phong trào, chủ yếu kêu gọi trách nhiệm của người thầy, chờ đợi sự đổi mới diễn ra từ cấp cơ sở, tức là từ dưới lên? Tại sao quy trình này không bắt đầu từ cả hai chiều, tức là cả từ trên xuống và từ dưới lên? Phải chăng cách làm đúng đắn là phải có các điều kiện cần và đủ (từ các cấp quản lý tạo ra) để người thầy có thể đổi mới PPGD, và sinh viên có thể đổi mới phương pháp học tập dưới sự tác động của những PPGD mới của người thầy? - Cụ thể: Đối với đội ngũ giảng viên hiện có đã có những điều kiện, những khuyến khích gì về mặt chương trình, giáo trình, quy chế thi cử kiểm tra, chế độ chính sách, kể cả các quy định bắt buộc và cơ chế giám sát thực thi các quy định đó, cho những người đang giảng dạy áp dụng những kỹ năng, kiến thức chuyên môn đã được đào tạo và những tiến bộ mới trong ngành của mình vào các lớp học? Tại sao (trong khuôn khổ trường ĐHHN) đa số giảng viên là những người đã được đào tạo bài bản ở nước ngoài lại chưa ứng dụng được các PHGD tiên tiến, hiện đại vào lớp học một cách đại trà, tự nguyện? Giảng viên hiện nay có quá tải công việc đến mức không còn muốn áp dụng PPGD hiện đại, tích cực? Thù lao giảng dạy có hợp lý để họ thấy những tìm tòi, cải tiến, thử nghiệm và ứng dụng xứng đáng với công sức họ bỏ ra? Cách đánh giá giảng viên có mang tính khuyến khích để họ áp dụng và phát huy cái mới, hay là sự đánh giá “dĩ hòa vi quý” ai cũng như ai, triệt tiêu động cơ phấn đấu, cải tiến, đổi mới, hoàn thiện? - Đối với đội ngũ giảng viên sẽ tuyển dụng: đã có tầm nhìn và chiến lược dài hạn bổ sung lực lượng giảng viên chưa? Đó có phải là chiến lược chủ động ươm mầm tài năng từ chính những sản phẩm do mình đào tạo ra để bổ xung lực lượng? Hay mới chỉ là những biện pháp tình thế kiểu “trông chờ” và “hái lượm”? Đã có kế hoạch và chính sách cụ thể để đào tạo, bồi dưỡng các thế hệ giảng viên kế cận? Có đủ tiềm lực và đầu tư thỏa đáng để đội ngũ giảng viên được thường xuyên cập nhật, qua các hội nghị, hội thảo, tập huấn trong nước và quốc tế, những tiến bộ, cải tiến về PPGD, phương pháp kiểm tra đánh giá? - Về mặt cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, học tập và quy mô lớp học: - Lớp học hiện nay có quá đông để có thể áp dụng được những phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá tiên tiến? Đã có bao nhiêu giảng đường, phòng học thực sự đáp ứng được những đòi hỏi cần thiết của một lớp học ngoại ngữ như không gian đủ rộng, bàn ghế cho phép di động linh hoạt, có phương tiện nghe nhìn và truy cập internet? Có đủ phòng cho giảng viên làm việc với từng nhóm sinh viên (tutorial) sau các bài giảng? Thư viện đã đủ đầu sách, đủ năng lực cung cấp phòng đọc, phòng truy cập Internet cho sinh viên độc lập học tập, nghiên cứu? - Có cách nào giảm tải công việc cho giảng viên, đảm bảo cho giảng viên có đồng lương đủ nuôi sống gia đình để họ yên tâm cống hiến cho công tác giảng dạy, say mê tìm tòi nghiên cứu, tự bồi dưỡng và cải tiến ứng dụng PPGD mới mẻ, tiên tiến? - Cơ chế quyền lợi (vật chất) có đi kèm với các quy định, quy chế chặt chẽ và đủ mạnh về chuyên môn (ví dụ cơ chế hoạt động giảng dạy và sinh 174 KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC “ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY ĐẠI HỌC” 2009 175 hoạt chuyên môn của Tổ bộ môn), nhất là cơ chế giám sát, thưởng phạt hợp lý nhằm đưa các hoạt động chuyên môn của giảng viên đi đúng quỹ đạo mong muốn? Khi nêu ra các câu hỏi trên, tôi muốn nhấn mạnh rằng công tác bồi dưỡng giáo viên và xây dựng đội ngũ là quan trọng hàng đầu. Tiền bạc thiếu có thể xin, vay, tích cực tìm kiếm nguồn thu và nguồn đầu tư. Cơ sở vật chất chưa có thì chỉ sau một vài năm có thể xây cao, đẹp. Thiết bị giảng dạy hiện đại, đắt tiền có thể mua dần, nhưng cuối cùng vẫn là những con người sử dụng nó. Đội ngũ yếu, thiếu, kém chất lượng thì thiết bị hiện đại cũng không ai sử dụng. Việc củng cố, bổ sung và phát triển đội ngũ giáo viên cần được các trường đưa vào công tác hàng đầu, bởi vì nếu không đào tạo họ, chăm sóc họ, không tạo điều kiện cần và đủ cho họ phát huy khả năng chuyên môn, tìm tòi sáng tạo các cấp quản lý không thể kêu gọi gì hơn về chất lượng sản phẩm mà họ đào tạo. 2- Vai trò của người thầy - Phần lớn các giảng viên hiện nay của trường ĐHHN là những người đã được đào tạo bài bản ở nước ngoài và trong nước, có kiến thức và am hiểu về những PPGD hiện đại. Tại sao họ chỉ có thể áp dụng hạn chế, thậm chí có người ít khi ứng dụng những PPGD, phương pháp kiểm tra đánh giá tiên tiến đó vào các lớp học? - Giảng viên có coi đổi mới PPGD là trách nhiệm, là lương tâm nghề nghiệp? Có khả năng khắc phục khó khăn để tìm cách cải tiến phương pháp lên lớp đạt hiệu quả đào tạo cao hơn? - Giảng viên đã thực sự đổi mới cách nghĩ, cách làm theo hướng tạo một môi trường học tập tương tác, lấy sinh viên làm trung tâm, cho phép sinh viên chủ động, tích cực trong học tập, nghiên cứu? Những gì là nguyên nhân gây ra sức ì, sức cản cho quá trình đổi mới và ứng dụng các PPGD hiện đại của các giảng viên vào lớp học? - Giảng viên có thường xuyên coi việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng chuyên môn (đọc sách chuyên môn, tham dự hội nghị hội thảo chuyên đề, tập huấn đào tạo, trao đổi kinh nghiệm trong nước và ngoài nước) là một việc làm cần thiết và thường xuyên? - Giảng viên có kinh nghiệm giảng dạy có coi việc hướng dẫn và giúp đỡ về chuyên môn đối với giáo viên trẻ là trách nhiệm và nhiệm vụ của mình? - Giảng viên có khả năng tiếp cận, biết tự cập nhật các kỹ năng sử dụng công nghệ mới (ICT), và có điều kiện ứng dụng công nghệ mới vào giảng dạy? 3- Vai trò của sinh viên - Sinh viên Việt Nam tuy luôn được đánh giá là thông minh, cần cù, hiếu học, nhưng do quá trình học tập trong một hệ thống giáo dục còn nhiều yếu kém với những PPGD truyền thống, nên so với sinh viên các nước thường thụ động, chờ đợi và dựa dẫm nhiều vào người thầy. Mặc dù vậy, khi được học tập trong một môi trường, điều kiện học tập tiên tiến như khi được đi du học, họ lại rất nhanh chóng thay đổi phương pháp học tập của mình, trở nên chủ động, sáng tạo, có quyết tâm học tập cao và thường không hề tỏ ra thua kém sinh viên của bất cứ quốc gia nào khác. Điều đó khẳng định rằng nếu điều kiện học tập thích hợp, nếu người thầy đổi mới PPGD, coi người học là trung tâm, ứng dụng những tiến bộ mới vào lớp học, với những định hướng và giúp đỡ cần thiết, tuyệt đại đa số sinh viên hoàn toàn có thể thay đổi và thích ứng theo. - Mặc dù vậy, chúng ta vẫn cần đặt ra những câu hỏi sau: Khi đến với môi trường đại học, với những thay đổi đột ngột so với hệ phổ thông từ cách dạy đến cách học, cách kiểm tra đánh giá, họ có được hướng dẫn, định hướng đầy đủ để chuẩn bị tâm lý đón nhận những thay đổi đó hay chưa? - Chúng ta có thể tìm hiểu, điều tra khảo sát nhu cầu học tập của các đối tượng sinh viên đến mức nào và có làm việc đó thường xuyên? có thể cá nhân hóa quy trình dạy, và cá nhân hóa quy trình học đến đâu để đáp ứng với các chiến lược, phương pháp và phong cách học tập rất đa dạng của cá nhân các sinh viên trong một lớp? Của cá nhân các lớp trong một khóa? 176 KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC “ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY ĐẠI HỌC” 2009 177 - Khai thác vai trò cộng tác và phản hồi tích cực của sinh viên trong mô hình học tập tiên tiến như thế nào để có thể đảm bảo những cải tiến và đổi mới phương pháp giảng dạy của người thầy có thể tiến hành thành công? Tất cả những câu hỏi nêu trên, có thể vẫn còn chưa đầy đủ, là những vấn đề để chúng ta cùng suy nghĩ, tìm câu trả lời và những giải pháp hợp lý. Nhưng dù những câu trả lời và những giải pháp có như thế nào thì chúng phải luôn gắn bó một cách logic với nhau, tạo nên một cơ chế đồng bộ. Chỉ có như vậy đổi mới phương pháp giảng dạy đại học nhằm nầng cao chất lượng đào tạo tại các trường nói chung và ở trường Đại học Hà Nội nói riêng mới tránh được tình trạng manh mún, tự phát, mang tính phong trào nhất thời và trở thành một hoạt động thường xuyên, lâu dài, mang lại hiệu quả tích cực và duy trì được bền vững.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgia_phap_tong_the_cho_doi_moi_ppgd_4112.pdf
Tài liệu liên quan