Cần làm rõ nội dung, điều kiện đổi mới phương pháp dạy học

Ngành giáo dục đã không ít lần phát động phong trào đổi mới phương pháp dạy học. Đã có nhiều hội thảo bàn về đổi mới phương pháp dạy học. Tuy nhiên, kết quả thu được còn hạn chế và sẽ còn hạn chế chừng nào chúng ta chưa đổi mới tư duy về đổi mới phương pháp dạy học. Nói cách khác, chừng nào chúng ta còn chưa xem đổi mới phương pháp dạy học là một hoạt động sống còn của trường, của khoa, của tổ bộ môn và của từng giáo viên, cán bộ, nhân viên, giúp chúng ta cạnh tranh trên thương trường giáo dục và chừng nào chúng ta còn chưa tạo ra được một cơ chế thực hiện qui trình này thì chừng đó đổi mới phương pháp dạy học vẫn chỉ là khẩu hiệu bóng bẩy.

pdf5 trang | Chia sẻ: truongthinh92 | Lượt xem: 1380 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cần làm rõ nội dung, điều kiện đổi mới phương pháp dạy học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC “ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY ĐẠI HỌC” 2009 39 CẦN LÀM RÕ NỘI DUNG, ĐIỀU KIỆN ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐẶNG ĐÌNH CUNG∗ I. Thuật ngữ phương pháp (method, methodology) trên internet, được giải thích ở 61 cuốn từ điển khác nhau bằng tiếng Anh. Theo cách hiểu phổ biến, phương pháp được hiểu là “cách thức làm một việc gì đó” và “hệ thống các nguyên tắc và cách thức cụ thể để tiến hành một việc gì đó” (Cambridge International Dictionary of English). Phương pháp dạy học (teaching method, teaching methodology) được hiểu ở cả hai nghĩa: a. Đó là các cách thức đơn lẻ áp dụng để dạy học và b. Đó là một hệ thống bao gồm các nguyên tắc dạy học và cách thức cụ thể tiến hành hoạt động dạy học. Trong lịch sử giáo dục tính từ thời Cổ đại đến nay, tùy theo từng giai đoạn phát triển của lịch sử, đã từng tồn tại nhiều phương pháp dạy học khác nhau. Trước đây, phương pháp dạy học chủ yếu là làm cho người học bắt chước (imitating) hành vi của người dạy thông qua quan sát và đóng vai. Do đó, người thầy đã đóng vai trò then chốt và quyết định quá trình dạy học. Thầy vừa là nguồn thông tin hầu như duy nhất, vừa là phương tiện duy nhất truyền đạt thông tin đó. Vì vậy, tồn tại quan niệm “Không thầy đố mày làm nên”, lấy thầy làm trung tâm của quá trình dạy học (teacher-centred) Tuy nhiên, xã hội phát triển, các nguồn thông tin phong phú hơn. Các phương tiện truyền tin cũng phong phú hơn nhờ cuộc cách mạng KHKT, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghệ thông tin. Vai trò người thầy đã thay đổi. Thầy không còn là nguồn thông tin duy nhất và cũng không còn là phương tiện truyền tin duy nhất nữa. Người học có thể tiếp cận nhiều nguồn thông tin khác nhau từ báo chí, radio, đến Internet thông qua nhiều phương tiện nghe nhìn khác nhau. Người học trở thành chủ thể của quá trình dạy học. Mọi hoạt động, mọi cách thức áp dụng đều phải hướng tới đối tượng này, tính đến trình độ nhận ∗ Th.S. Phòng Đào tạo thức, môi trường học tập, mục tiêu học tập, đặc thù văn hóa của người học. Vì vậy xuất hiện phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm (learner- centred). Nhìn tổng thể, các hoạt động dạy học, dù áp dụng phương pháp nào đi nữa, đều phải sử dụng các cách thức hoặc kĩ xảo cụ thể nào đó. Giới giáo học pháp chia các cách thức trong dạy học thành 5 nhóm sau đây. 1. Dùng câu hỏi để dạy học (questioning). Cách dạy này dùng câu hỏi để người học suy nghĩ và trả lời như khi thi hoặc kiểm tra. 2. Giảng giải (explaining). Người dạy giải thích vấn đề cho người học bằng nhiều hình thức khác nhau. Đọc bài giảng (lecturing) là một dạng phổ biến của nhóm này. 3. Làm mẫu (modeling). 4. Phối hợp (collaborating). Người dạy tổ chức người học hoạt động theo đôi, nhóm để có sự tương tác lẫn nhau giữa người học. 5. Trình diễn (demonstrating). Người dạy dùng các phương tiện nghe-nhìn như đèn chiếu, computer để truyền đạt có hiệu quả hơn nội dung giảng dạy. Cũng cần phải nhấn mạnh rằng tùy từng phương pháp dạy học mà người dạy áp dụng từng nhóm cách thức khác nhau và gia giảm mức độ sử dụng từng cách thức riêng biệt. Ví dụ, các môn có tính lí thuyết, dĩ nhiên nhóm phương thức giảng giải rất cần thiết tiếp sau là nhóm trình diễn và phối hợp. Ở các môn mang tính thực hành, hình thành kĩ năng thì giảng dải không thể chiếm ưu thế. Thay vào đó là nhóm phối hợp, làm mẫu Chính phương pháp theo cách hiểu là một hệ thống các nguyên tắc dạy học đã lựa chọn cách thức và mức độ áp dụng cách thức ấy. Ngược lại, chính các cách thức cụ thể sẽ góp phần đạt được mục tiêu định trước trong nguyên tắc dạy học. Ví dụ, khi xác định lấy người học là trung tâm, các hoạt động phải xoay quanh người học, phát huy cao độ tính chủ động của người học, tạo sự tương tác hai chiều giữa người dạy và người học và 40 KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC “ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY ĐẠI HỌC” 2009 41 giữa người học với nhau. Vì thế, cách thức đọc-chép gây thụ động cho người học sẽ đóng vai trò thứ yếu. ngược lại những cách thức như phối hợp, thảo luận, đặt câu hỏi sẽ góp phần đạt được mục tiêu đề ra hiệu quả hơn. Làm khác đi, sẽ không có hiệu quả. Đó chính là sự gắn bó giữa phương pháp với cách hiểu 1 và phương pháp với cách hiểu 2. II.1. Khi đặt vấn đề phải đổi mới phương pháp dạy học, chúng ta đã mặc nhiên công nhận những khả năng sau đây: a. Phương pháp dạy học hiện tại đã lạc hậu, không thể đáp ứng được yêu cầu thực hiện mục tiêu đã đề ra và cần phải có một phương pháp dạy học khác tốt hơn, phù hợp hơn để có thể đạt được mục tiêu ấy. b. Một hoặc một số thành tố của phương pháp dạy học hiện nay đã lạc hậu và cần phải thay thế, đổi mới hoặc bổ sung cho phù hợp với yêu cầu mới đang không ngừng thay đổi của xã hội. Theo chúng tôi, khi đặt ra vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở trường Đại học Hà nội, chúng ta nên trả lời rõ ràng các câu hỏi: cái gì đã lạc hậu, không còn phù hợp? Cần phải đổi mới cái gì trong phương pháp dạy học ở trường ta? Nội dung đổi mới đó là gì? Cái gì cần loại bỏ, cái gì cần nâng cao, bổ sung? Ai thực hiện quá trình đổi mới? Điều kiện nào đảm bảo cho đổi mới phương pháp dạy học thành công ? Để có được câu trả lời cho các câu hỏi trên, cần phải tiến hành một khảo cứu sâu rộng ở từng khoa, từng tổ bộ môn, từng giáo viên và từng học viên. Tuy nhiên, theo chúng tôi, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở trường Đại học Hà nội không cần đặt ra yêu cầu ở mức là một cuộc cách mạng mà chỉ bao gồm hoàn thiện, bổ sung các cách thức dạy học cho phù hợp với yêu cầu đào tạo mới của xã hội và điều kiện vật chất hiện nay của Nhà trường. Sở dĩ như vậy là vì, về lí thuyết, nhiều chuyên gia cho rằng không có một phương pháp dạy học cụ thể nào là nhất cả. Mỗi một phương pháp đều có cái ưu, cái hạn chế của riêng mình. Phương pháp tối ưu nhất là áp dụng tổng hợp mọi phương pháp, ứng dụng vào từng hoàn cảnh cụ thể, nhắm vào từng mục tiêu cụ thể để lượng hóa nhằm đạt được mục tiêu đó. Thứ hai, trên thực tế, nhiều năm qua, theo chúng tôi, Trường Đại học Hà nội cũng đã tiếp cận phương pháp dạy học tiên tiến lấy người học làm trung tâm. Chúng ta cũng đã tiến hành đổi mới phương pháp dạy học, áp dụng những kĩ xảo dạy học tiên tiến, hướng vào người học ở một số lớp học, một số khoa Nhiều giáo viên đã tự mình đổi mới bằng cách áp dụng nhiều hoạt động dạy học hiệu quả đã từng được ứng dụng thành công ở nước ngoài như hoạt động nhóm, đóng vai, thuyết trình, ứng dụng phương tiện nghe-nhìn hiện đại, tự học có hướng dẫn, bao gồm cả trên mạng, thảo luận đề tài, nghiên cứu, khảo sát bên cạnh phương pháp giảng giải truyền thống. Ở nhiều khoa, đặc biệt là các khoa tiếng, đã hình thành một nhóm giáo viên biết đổi mới phương pháp dạy học mang lại kết quả khả quan. Chính những hoạt động này đã góp phần tạo ra một phong cách riêng cho sinh viên trường ĐHHN là năng động, tự chủ và biết đón cái mới. Chính đó là những kĩ năng hiện đại đòi hỏi các em phải có trong công việc tương lai, nơi ít nhiều các em sẽ phải tiếp xúc với yếu tố nước ngoài. II.2. Tuy nhiên, cũng phải nói rằng đổi mới phương pháp dạy học ở trường ta còn chưa trở thành một phong trào, một hoạt động thường nhật không thể thiếu đối với quá trình dạy học và không phải khoa nào, tổ bộ môn nào, giáo viên nào cũng thực hiện hoạt động này một cách thường nhật. Vậy nguyên nhân do đâu? Theo chủ quan của chúng tôi, cái thiếu của chúng ta là chưa có một cơ chế để biến đổi mới phương pháp dạy học trở thành một hoạt động sống còn thường nhật của từng giáo viên, tổ bộ môn, khoa và của cả trường. Chúng ta đã hầu như tin tưởng , giao phó và bỏ mặc giáo viên tự bơi trong quá trình này mà không đề ra một cơ chế thực thi đổi mới phương pháp dạy học. Một vài khóa học bổ sung về phương pháp không giải quyết được vấn đề bởi vì cái thiếu không phải là kiến thức. Cái thiếu ở đây là cơ chế thực hiện, bao gồm cả nghĩa vụ và quyền lợi của giáo viên. II. 3. Như vậy, muốn đổi mới phương pháp dạy học ở trường ta, trước hết là phải đổi mới về nhận thức. Chúng ta phải chấm dứt lối tư duy cho rằng, đó là công việc riêng của người thầy. Trong nhiều hội thảo gần đây các nhà quản lí 42 KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC “ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY ĐẠI HỌC” 2009 43 giáo dục, kể cả cấp cao nhất, cũng đã thừa nhận là “đã để giáo viên phải đơn độc trong công cuộc triển khai hoạt động đổi mới phương pháp giảng dạy”. Có người còn lên tiếng “Đừng để giáo viên phải tự bơi”. (Tiền phong, 4.1.2009). Chúng ta phải quan niệm rằng đây là công việc chung của cả hệ thống nhà trường, từ nhân viên phục vụ đến người lãnh đạo cao nhất, trong đó hiệu trưởng đóng vai trò quyết định. Phó TT Nguyễn Thiện Nhân trong một cuộc hội thảo gần đây cũng nhận xét: “Ở đâu có hiệu trưởng năng động, yêu nghề, ở đó giáo viên được khuyến khích, tạo điều kiện đổi mới phương pháp” (Tiền phong, 3.1.2009). II.4. Song song với quá trình đổi mới nhận thức, phải tìm ra một cơ chế để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học có hiệu quả, trong đó bao gồm tất cả các qui định mang tính pháp lệnh về thưởng, phạt, quyền lợi, nghĩa vụ gắn liền với hoạt động này. Ví dụ, gắn lên lương, các danh hiệu tôn vinh cả về Đảng lẫn chính quyền với đổi mới phương pháp dạy học. Chính PTT Nguyễn Thiện Nhân cũng đã đề xuất “cần có một danh hiệu kèm theo sự khen thưởng của ngành nhằm trân trọng đóng góp của các nhà giáo giỏi hàng năm” (Tiền phong, 3.1.2009). Muốn vậy, mỗi khoa, mối tổ bộ môn, mỗi giáo viên phải xây dựng cho mình kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học, xác định nội dung, phương thức đổi mới cho từng giờ dạy, lớp dạy, khóa học, năm học Có thể tiến hành khảo sát sinh viên đánh giá giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học nhằm góp phần nâng cao nhận thức của giáo viên về hoạt động này, xây dựng các qui định để tất cả bộ máy của nhà trường đều phục vụ, hỗ trợ tích cực và kịp thời cho đổi mới phương pháp dạy học. II.5. Ngành giáo dục đã không ít lần phát động phong trào đổi mới phương pháp dạy học. Đã có nhiều hội thảo bàn về đổi mới phương pháp dạy học. Tuy nhiên, kết quả thu được còn hạn chế và sẽ còn hạn chế chừng nào chúng ta chưa đổi mới tư duy về đổi mới phương pháp dạy học. Nói cách khác, chừng nào chúng ta còn chưa xem đổi mới phương pháp dạy học là một hoạt động sống còn của trường, của khoa, của tổ bộ môn và của từng giáo viên, cán bộ, nhân viên, giúp chúng ta cạnh tranh trên thương trường giáo dục và chừng nào chúng ta còn chưa tạo ra được một cơ chế thực hiện qui trình này thì chừng đó đổi mới phương pháp dạy học vẫn chỉ là khẩu hiệu bóng bẩy.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdieu_kie_doi_moi_phuong_phap_giang_day_1476.pdf