Truyền thống văn hóa ấy còn là tinh thần yêu tự do, đề cao tinh thần đoàn kết, sự đùm
bọc, tình đồng bào: Ông ở núi hay ở bể?/- Thuộc dòng Âu Cơ!/- Người cộng sản, thưa
ông, liệu có tự do?/- Người đất núi yêu tự do từ thuở nhỏ!/- Xin ông nói thêm cho lòng tôi
rõ/- Anh có thể hiểu ngay điều đó/Trên máu thịt tôi đây/( )/Việt Nam trong tôi là người
mẹ tuyệt vời./Sinh mẹ rồi Tổ quốc mới sinh tôi! (Chiến sĩ và người tù ngụy) [8, tr. 57].
Càng trân trọng, tự hào, đề cao văn hóa truyền thống, Ngô Văn Phú lại càng cảm thấy
luyến tiếc, day dứt khi phải rời xa làng quê, nơi khởi nguồn và lưu giữ biết bao nét đẹp
văn hóa truyền thống: Một thoáng thôi mà tít tận đâu đâu,/ Muốn chớp lấy, chẳng bao
giờ được nữa (Tình khúc trai nghèo) [8, tr. 351].
Và đôi lúc ông tư lự: Tôi sinh ra là của lúa, của đồng/Sao mãi chơi vơi giữa phường,
giữa phố. Rồi đành cam chịu, mượn trang giấy, làm thơ để bày tỏ nỗi niềm: Thôi thì
thôi chẳng tính toán thiệt hơn/Lại đối mặt hàng ngày cùng trang giấy trắng (Giấy
trắng) [8, tr. 428].
Ngô Văn Phú đôi lúc cũng xót xa khi chứng kiến những đổi thay của làng quê, vì chạy
theo nhịp sống hiện đại mà dần đánh mất đi những nét đẹp dân dã, bình dị vốn có của nó:
Trinh nữ đồng quê, trinh nữ/ năm trăm ngàn một cô gái nguyên trinh!/ cái đẹp trời cho
bán cho phường phố/ mỏ đỏ, mi xanh, mắt gợi tình (Trinh nữ đồng quê) [8, tr. 353].
Ông hoảng hốt, thầm đau khi ngã ba nữ đồng trinh thành ngã ba sung sướng; Bar -
karaôkê, bốn phía xập xình Rồi thảng thốt, đớn đau khi nhận ra cuộc sống hiện đại
một mặt đã làm cho đạo đức con người dần thoái hóa: Nếp làng xưa thuần hậu có còn
đâu!/ Con đánh bố, vợ bỏ chồng sau ngày cưới!/( )/cờ bạc, hụi, đề, canh nhỏ, canh to,
tóc bạc trắng còn lộn chồng, chứa đĩ /( ) Chúng vấp vào sách báo khiêu dâm, Bạo
lực là lẽ công bằng đơn giản nhất! (Những thiên thần có cánh) [8, tr. 354].
4. KẾT LUẬN
Nhắc đến Ngô Văn Phú, người ta có thể nghĩ đến một con người đa tài, sáng tác ở nhiểu
thể loại, với bút lực dồi dào, sung mãn, với cảm thức văn hóa in đậm trong sáng tác. Vì
thế, khám phá thế giới thơ Ngô Văn Phú, không thể bỏ qua yếu tố văn hóa, bởi “văn hóa
như là nguồn mạch sáng tạo và khám phá văn chương” [1]. Với tư cách là một nhà thơ,
ông hay được người ta gọi là: thi sĩ của đồng quê. Điều này quả thật là một vinh dự đối
với ông, bởi trên hành trình sáng tạo nghệ thuật, ông vẫn luôn tâm niệm:
Kích thước của câu thơ hiện đại
Vẫn không quên hình sắc thuở ca dao
7 trang |
Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 561 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cảm thức văn hóa trong thơ Ngô Văn Phú - Nguyễn Thành Thạo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế
ISSN 1859-1612, Số 02(30)/2014: tr. 56-62
CẢM THỨC VĂN HÓA TRONG THƠ NGÔ VĂN PHÚ
NGUYỄN THÀNH THẠO
Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế
HOÀNG ĐỨC KHOA
Nhà xuất bản Đại học Huế
Tóm tắt: Trong thơ hiện đại Việt Nam, bên cạnh những người mải mê tìm
kiếm, học hỏi những điều mới lạ, rất hiện đại từ những nền văn học tiên tiến
trên thế giới, lại có những người như những con ong cần mẫn đi tìm kiếm
những tinh hoa văn hóa dân tộc, hình thành nên một bộ phận văn học khá
độc đáo. Người ta hay gọi đó là kiểu nhà thơ mang đậm dấu ấn văn hóa dân
gian, văn hóa truyền thống (nhà thơ chân quê). Ở giai đoạn 1930-1945,
những tác giả tiêu biểu sáng tác theo kiểu này như: Nguyễn Bính, Đoàn Văn
Cừ, Anh Thơ Giai đoạn sau đó, có thể đề cập đến Đồng Đức Bốn, Phạm
Công Trứ và lẽ dĩ nhiên, Ngô Văn Phú không nằm ngoài hiện tượng ấy.
Đọc thơ Ngô Văn Phú, người ta dễ đồng cảm, sẻ chia, một phần vì cảm thức
văn hóa truyền thống dân tộc in hằn rõ nét trong thơ ông.
Từ khóa: cảm thức văn hóa, thơ Ngô Văn Phú, nhà thơ chân quê
1. MỞ ĐẦU
Việt Nam có lịch sử hàng nghìn năm với bề dày văn hóa truyền thống. Theo Trần Ngọc
Thêm, nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam, tiến trình văn hóa của dân tộc ta là một chặng
đường khá dài, có thể chia thành “6 giai đoạn () 3 lớp văn hóa” [10,tr.38]. Giữa văn hóa
và văn học có mối quan hệ, tác động qua lại lẫn nhau. Nếu văn hóa là cơ sở, nền tảng của
sáng tạo văn học nghệ thuật thì văn học là một bộ phận của văn hóa, là phương tiện tồn tại
và bảo lưu văn hóa, là sự tự ý thức của văn hóa. Từ cảm quan văn hóa, nhà thơ Ngô Văn
Phú đã khám phá đất nước trong chiều sâu của những trầm tích làm nên nét văn hóa đặc
trưng của dân tộc. Khởi lộ của hành trình khám phá bằng thơ ấy, có lẽ từ chính nơi ông
được sinh ra, vùng trung du Bắc Bộ, xứ cọ Vĩnh Phúc. Cảm thức văn hóa trong thơ ông,
có lẽ bắt nguồn từ đó, từ tình cảm sâu nặng với quê hương, với con người nơi đây; và sự
thiết tha, trân trọng những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.
2. GẮN BÓ VỚI QUÊ HƯƠNG, COI TRỌNG TÌNH YÊU THƯƠNG
Quê hương, đó là nguồn cội, là dòng sữa mẹ nuôi ta lớn khôn, là tất cả những gì thân
thương nhất của cuộc đời mỗi con người. Với nhà thơ Ngô Văn Phú, nó còn hơn thế
nữa. Quê hương đối với ông còn là dòng máu nóng đang chảy trong người, là nguồn
cảm xúc dạt dào để ông gửi gắm biết bao tình cảm vào trang thơ. Với ông, quê hương là
nguồn sống. Dù ở đâu, nơi chôn nhau cắt rốn - quê hương xứ cọ Vĩnh Phúc, hay ở một
miền nào đó, ông vẫn đau đáu nhớ về quê hương thân yêu ấy.
Quê ông là vùng bán sơn địa: Núi ngồi núi đứng, núi trầm tư/ Trong mây kia núi đá
đang mơ. Ông viết về quê mình với niềm tự hào của một người con quê: Làng ta đẹp từ
CẢM THỨC VĂN HÓA TRONG THƠ NGÔ VĂN PHÚ 57
dòng tên. Người con quê ấy in hằn cốt cách của làng quê xứ cọ trung du Vĩnh Phúc: Bạn
bè đồng chí bảo tôi/ Nó nói gì cũng ra người xứ cọ. Ngô Văn Phú tự khắc họa bản thân
mình bằng những dòng thơ không quá cầu kỳ, trau chuốt nhưng lại chứa chan nỗi niềm
của một người xa quê mà lòng vẫn luôn hướng về nơi chôn nhau cắt rốn: Có một chàng
áo nâu/Ba mươi năm ở phố/()/Ngồi dưới bóng hoàng lan/Lại nhớ tầng lá cọ (Tự họa)
[6, tr. 56].
Khi xa quê thì lòng người luôn canh cánh nỗi nhớ. Nhớ làng quê, với Ngô Văn Phú, thật
cụ thể, nhớ từng vách đất nhà tranh, cột tre, mùi rơm rạ Ông thương cảm cái nghèo
khó của quê mình xiết bao: Vách đất nhà tranh, giữa xóm nghèo,/ Cột tre trụ vững
trước thềm rêu,/ Mái quê thơm gió và thơm nắng,/ Trưa vắng nghe cha kể truyện Kiều
(Nhớ). Những buổi xa làng khi nhớ đến./ Mùi rơm, mùi rạ lại nao nao./ Hòa sắc cùng
tre cùng tường đất,/ Rơm vàng thân thuộc với nhà nông./ Những năm mùa mất, không
rơm rạ / Làng ngác ngơ như kẻ mất hồn(Rơm) [8, tr. 406.]. Nỗi nhớ ấy đã thôi thúc
ông: Trốn phố xá đông, tìm về với núi,/ Ngồi thừ bên suối, soi mặt nước trong (Người
đâu như cây, đời đâu như lá) [8, tr. 439].
Đọc thơ Ngô Văn Phú, ta cảm được sự gắn bó với quê hương da diết, sâu đậm của tác
giả. Đúng như nhà phê bình văn học Nga Biêlinxki đã từng khẳng định: Nghệ thuật
không chấp nhận người ta đến với nó bằng những tư tưởng triết học trừu tượng. Nó
càng không dung nạp những tư tưởng xuất phát từ ngộ tính, nó chỉ chấp nhận những tư
tưởng nghệ thuật, và một tư tưởng nghệ thuật không phải là một tam đoạn luận, một
giáo điều hay một quy tắc, đó là một say mê mãnh liệt, một nhiệt hứng vì thế, tư
tưởng trong thơ không phải là một tư tưởng trừu tượng hay một hình thái chết, mà là
một sáng tạo sống động [2, tr. 9]. Không phải vô cớ mà có người cho rằng tình quê, hồn
quê là mạch cảm xúc chủ đạo trong thơ Ngô Văn Phú. Thơ anh dễ đồng cảm bởi nó ấm
áp tình quê, tình đời, tình người.[8, tr. 10]. Ngô Văn Phú lấy làm tự hào lắm khi được
người ta gọi là “người quê”. Người quê Ngô Văn Phú ấy, bằng những rung động thực
sự, đã phát hiện ra những điều rất đời thường nhưng nếu không gắn bó thực sự thì khó
mà thấy, mà cảm, mà nhận ra được: Thơm tận đầu tay, tận ngọn liềm/Mùi rơm rạ mới
dễ gây men/Tháng mười quen lắm mà luôn lạ/Thứ đã mê rồi, say đắm thêm. Và: Hương
dừa thơm thấu qua đêm/Hoa cau, bay đến tận thềm mới rơi (Vườn quê) [3]. Và rồi làng
đồi, làng hạ, làng đông tất cả đều hiện hữu trong thơ ông, dù đậm nét hay chỉ thoáng
qua, nhưng luôn với giọng điệu thân tình, trìu mến, tự hào, đôi lúc lại xót xa vì mất
mùa, nghèo khó: Hạt thóc chiêm vụ này lép lắm/ Bát cơm chan nước mắt âm thầm
(Ngọn giáo búp đa) [8, tr. 69].
Ông còn cảm nhận được nét đẹp dân dã, bình dị của hoa gạo, hoa xoan. Một sắc đỏ của
hoa gạo, một sắc tím của hoa xoan - có gì đâu xa lạ? Ấy vậy mà khi vào trong thơ Ngô
Văn Phú lại làm nhói lên cảm xúc bồi hồi thật khó tả, nhất là với những ai xa quê: Lả tả
hoa xoan tím tím rơi,/ Xuân từ tầng đất ấm lên trời./Cánh hoa rải khắp ao quê lặng/
Muôn chiếc thuyền xinh tím nhẹ trôi (Hoa xoan)[8, tr. 337].
Người quê, họ sống chất phác, thật thà, đơn sơ mà thấm đượm nghĩa tình. Vì thế, ta
cũng dễ dàng bắt gặp trong thơ Ngô Văn Phú những câu thơ, bài thơ viết về tình quê
58 NGUYỄN THÀNH THẠO – HOÀNG ĐỨC KHOA
giữa những người quê thật cảm động. Trong thơ ông, từ những người thân quen trong
gia đình, bạn bè, những người hàng xóm đến những cô thôn nữ mới chỉ gặp một đôi lần
cũng đều hiện diện với một tình cảm chân thành mà tác giả dành cho. Đó là bà, là mẹ, là
dì, là chị, là em, là người yêu, là vợ, là người bạn thân, là người nông dân, là cô thôn nữ,
là trẻ mục đồng Giọng điệu chung khi viết về họ là xót xa đến ngậm ngùi.
Trong trường ca “Ngọn giáo búp đa”, kí ức tuổi thơ mà tác giả tập trung khắc họa là
những kỉ niệm gắn bó với bà (ngoại): Tôi mặc áo nâu/Cổ đeo vòng bạc/ Bầu trời xuân
mát rượi tháng hai/Suốt ngày tôi gọi: Bà ơi./Bà “Dạ!”/Tiếng dạ yêu thương đến
thế/Cho đến bây giờ tôi vẫn bé/Khi nhớ về tiếng “dạ” bà tôi [8, tr. 69]. Trong thơ,
hình ảnh sâu đậm nhất mà tác giả tập trung khắc họa rõ nét nhất là hình ảnh người mẹ.
Người mẹ ấy đã hóa thành Tổ quốc, trở thành biểu tượng văn hóa trong thơ Ngô Văn
Phú: Việt Nam trong lòng tôi là người mẹ tuyệt vời/ Sinh mẹ rồi Tổ quốc mới sinh tôi
(Chiến sĩ và người tù ngụy) [8, tr. 57]. Tìm về truyền thống - cội nguồn của dân tộc,
Ngô Văn Phú muốn thể hiện một quan niệm nghệ thuật của mình, hình ảnh người mẹ
nghèo chính là hình ảnh “đất nước nghèo”. Người mẹ trong thơ ông là người mẹ ở làng
quê nghèo, có gia cảnh nghèo: Con nào dám quên những năm khó nhọc,/mẹ vẫn
thường bức bối, sống lo toan//mẹ chết rồi còn chưa hết gian nan (Đoản khúc về mẹ)
[9, tr. 348]. Nhà mẹ sống là lều tranh vách đất: Màu mưa gửi lại cho màu nắng,/Bậc của
lều tranh, mẹ thẫn thờ (Lều tranh) [Chiêm bao, tr. 44 ]. Cái nghèo, cái khổ ấy còn vận
cả vào câu hát ru con, tưởng chừng như mẹ không một phút giây nào thoát khỏi nó: Ru
hoa, mẹ hát theo mùa/Cái hoa khép mở tựa hồ mắt con/Mẹ quen chân lấm tay bùn/Lấy
đâu hoa quế, hoa hồng mà ru (Ru hoa) [9, tr. 231]. Chính vì thế, mô tả cái nghèo khổ
vất vả, giản dị trên, Ngô Văn Phú cũng như các nhà thơ khác muốn làm nổi bật lên một
nét phẩm chất quý giá của con người Việt Nam: Sự vĩ đại được kết tinh từ trong thiếu
thốn, khổ đau và nước mắt.
Khi viết về người nông dân, Ngô Văn Phú dành cho họ sự cảm thông sâu sắc: Họ già
nhanh, tôi cũng không ngờ/Họ lo lắng, lưng còng, lụ khụ/Dốc sức cả đời cho hạt
lúa,/Như cỏ cây rồi cũng phải cằn. (Tôi làm thơ về nông dân) [8, tr. 202]. Chính sự
cảm thông ấy mà ông dễ dàng cảm thương họ: Phố phường lộng lẫy như tiên cả/Chỉ
đám nhà nông vất vả thôi.
Cũng giống như bao trái tim đa cảm khác, Ngô Văn Phú thường viết về người nghèo
khổ với giọng điệu xót thương, đặc biệt là những người mẹ, tuy thiếu thốn vật chất
nhưng rất giàu tình thương, lam lũ, chịu thương chịu khó: Gánh rau lang ra chợ, rẻ như
bèo,/Chị gánh đi, áo vá vai bạc phếch,/()/Gánh rau lang chưa đầy trăm bạc/Tay chị
cầm lăm lẳm/Đồng bạc thấm mồ hôi (Người đàn bà nghèo đi chợ) [3]. Chỉ có sự đồng
cảm thực sự, rung động thực sự, ông mới có thể viết nên những dòng thơ vừa chân thực,
vừa cảm động như thế.
Quê làng - nơi ấy còn có những người bạn từ thuở thiếu thời. Thật hiếm hoi, tác giả lại
viết với giọng điệu có phần vui tươi, hóm hỉnh, phấn chấn: Bạn tôi ngủ dưới gốc đa rợp
mát/Gối đầu lên đoạn rễ còng queo./Chiếc cày ngủ ngon trên cỏ mượt/Sau buổi làm
đồng gian lao./()/Bạn tôi ngủ trong bầu trời bát ngát/Đất phì nhiêu hò hẹn mùa
CẢM THỨC VĂN HÓA TRONG THƠ NGÔ VĂN PHÚ 59
màng./()/Chắc hẳn bạn tôi mơ rất đẹp/Gương mặt hiền rạng rỡ làm sao/Ai bảo bạn
tôi không giang cánh/Cùng cái làng xanh bay tít lên cao (Giấc ngủ) [4, tr. 67]. Hình
ảnh người bạn ấy hiện lên thật hiền từ, tự nhiên, đôn hậu, có lẽ một phần xuất phát từ
thiện cảm mà tác giả dành cho.
Có thể nhận định rằng: Gắn bó với quê hương, coi trọng tình yêu thương là một phần
cảm thức văn hóa trong thơ Ngô Văn Phú.
3. TRÂN TRỌNG, TỰ HÀO VÀ ĐỀ CAO VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG
Đã có lúc, Ngô Văn Phú tâm sự: Tôi chỉ là con ong mật cần cù, ngày ngày đi hút nhụy
hoa ở các làng quê và đồng lúa. Có thể nói rằng, điều cốt lỗi trong thơ ông là cảm thức
văn hóa truyền thống dân tộc Việt Nam. Điều này phần nào chúng tôi đã minh định ở
trên. Chính cảm thức văn hóa ấy đã giúp ông tập trung hết bút lực, tình cảm để hoàn
thành khát vọng đưa bản sắc văn hóa dân tộc vào trong sáng tác của mình. Vì thế, sự
trân trọng, tự hào và đề cao văn hóa truyền thống như một lẽ đương nhiên có trong thơ
Ngô Văn Phú.
Đọc thơ Ngô Văn Phú, chúng ta - những con người sống trong thời kì hiện đại, như
được sống trong không khí của một thuở tưởng chừng như đã tìm không thấy nữa, khi
ông nhắc đến những phong tục tập quán, những hội hè đình đám. Đó là hội làng với Cờ
hội kéo lên cao chót vót/ Đình làng chiêng trống nổi rinh ran, với “tiếng chiêng đè tiếng
trống”, với không khí nhộn nhịp, vui tươi, con người không còn tính toán thiệt - hơn,
được - mất, mà trở về với thiện tính của mình, cốt làm sao góp phần làm cho lễ hội thêm
vui, náo nức.
Mượn lời bà ngoại, tác giả đưa ta đến với những lễ hội truyền thống của vùng quê tác
giả, của dân tộc Việt Nam: Hội chải làng Đăm, hội đu làng Giá/Hội kết bạn những làng
quan họ/Hội chùa Hương mở trong mùa mơ (Hội làng năm ấy) [8, tr. 232], với giọng
điệu hớn hở, hân hoan, hóm hỉnh: Tôi lại thích hòa đồng cùng dân chúng,/Gái nhìn trai,
e lệ, nhũn lòng trai/Và cái đùa, cái nghịch nhộn vui/Quên luôn cả những cơ hàn, lam lũ.
Để rồi mạnh dạn khẳng định: Ôi lễ hội dân gian có đủ đầy mọi thứ/Mà vương triều, vua
chúa cũng hằng mơ (Lễ hội) [6, tr. 67].
Nhắc đến văn hóa truyền thống dân tộc, Ngô Văn Phú không thể bỏ qua nét văn hóa đặc
sắc của những bức tranh dân gian, đặc biệt là dòng tranh Đông Hồ nổi tiếng. Các bức
tranh: Hứng dừa, Thầy đồ cóc, Đám cưới chuột được tác giả cảm tác thành thơ với
nhiều dụng ý: Xòe váy hồn nhiên, hứng quả vào/Ỡm ờ ai đã vội tung đâu/ Trai trao, gái
đón, trời ơi, mắt/Trái cấm hình sau, giải yếm đào (Hứng dừa) [8, tr. 143]; Trạng chuột
ơn vua, lấy vợ làng/Kiệu son lộng lẫy, lọng hoa vàng./Nàng dâu xứ Chuột đi chân
đất,/Ngón nhỏ, bùn non vẫn dính chân./()/Không biết quan mèo có chịu yên,/Có đòi lễ
lạt phải nhiều thêm/Mà bao năm tháng trên tranh tết,/Tiếng trống vinh quy vẫn rộn
ràng (Đám cưới chuột) [8, tr. 144]. Nghĩa lý nhà nho được mấy hơi,/Mà đem rao giảng
lũ ma trơi,/Cái quân sống ở đầm ao ấy,/Đáy giếng ngồi xuông dám nhạo trời! (Thầy đồ
cóc) [8, tr. 196].
60 NGUYỄN THÀNH THẠO – HOÀNG ĐỨC KHOA
Nối tiếp dòng tranh dân gian, có thể nói rằng họa sĩ Bùi Xuân Phái đã góp phần lưu giữ
những nét đẹp văn hóa cổ của dân tộc qua tranh vẽ về phố, dòng tranh mà người ta hay
gọi là Tranh phố Phái. Nét rêu phong, cổ kính của những phố cổ như hằn in dấu tích
văn hóa trong tranh của ông, để khi nghĩ về văn hóa truyền thống, Ngô Văn Phú không
thể nào không nhắc đến: Thế kỷ đi qua màu sơn cánh cửa,/Thời gian ngưng lại dáng
nhà xưa./Tranh Phái gầy như hình dáng Phái,/Phố Phái mang hồn năm cửa ô (Phố cổ)
[9, tr. 27].
Hình tượng các nhân vật trong văn hóa dân gian cũng được Ngô Văn Phú làm sống dậy, tạo
ra khoảng không gian thơ để họ sống, như thầm nói lên khát vọng muốn lưu giữ, bảo tồn
những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Ví như hình tượng chú Tễu: Nghênh ngang
giữa đường, mặt ráo hoảnh/Miệng ngoác mang tai, nguyên một nụ cười./Xoa mặt pha trò,
má ửng đỏ tươi,/Nghênh gió đùa vui, mắt thường nheo tít (Chú Tễu) [8, tr. 98].
Tết cổ truyền là một nét đẹp truyền thống của các dân tộc Á Đông. Ngày Tết là dịp để
mọi người đoàn tụ sau một năm bôn ba làm ăn tứ phương. Tết cũng là dịp để con cháu
cố gắng làm tròn chữ Hiếu, với phong tục tốt đẹp: Mùng một tết Cha, mùng ba tết Thầy,
tục xông đất đầu năm Ngô Văn Phú nhắc đến ngày Tết truyền thống với niềm hân
hoan như để cầu mong một năm mới với nhiều an lành, yên vui: Quả cầu đẹp, chỉ thêu
ngũ sắc,/Tôi tin mình là cháu Phật, con Tiên./Miếng dưa hấu. Đào thơm, mận gắt
Trong những ngày Tết ấy, các trò chơi dân gian cũng được mọi người tổ chức, tham gia
nhiệt tình như để quên đi những nhọc nhằn, khó khăn của năm cũ, như trò chơi tam cúc,
cờ người Những lễ hội hát xoan, hát chèo - vốn văn hóa phi vật thể của dân tộc, của
nhân loại cũng được Ngô Văn Phú lưu giữ vào trang thơ theo cách rất riêng, rất đáng
trân trọng.
Là một người hay đi, đi nhiều, nhưng cái chất chân quê không hề mất đi trong con
người Ngô Văn Phú: Tôi đi khắp, đi nhiều thật./Mê mải văn chương, lọc chuyện
đời./()/Nhưng sao may thế, lòng nguyên vẹn/Đã bao giờ thẹn với trăng quê (Vườn
quê) [8, tr. 130]. Điều ấy thật đáng quý biết bao! Cái nét đẹp chân quê đã bao đời nay
góp nhặt, tích tụ, dễ gì bị lãng quên và mất đi. Dù có xa quê bao nhiêu năm, nhưng cái
chất quê vẫn cứ hằn in như một vết tích không thể xóa nhòa: Xa làng bao năm rồi/Đất
làng tôi giữ nguyên giọng nói,/Về đầu sân gọi mẹ, bầm ơi! (Làng cọ) [7, tr. 37]. Bầm
đơn giản cũng là từ nhân xưng như Mẹ, như Má đấy. Nhưng nghe sao thấm đượm nghĩa
tình khi tác giả cất tiếng gọi sau bao năm trời xa làng quê nay mới trở lại. Hồn quê đó!
Hồn dân tộc đó!
Nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc ta còn là ở cách đối nhân xử thể. Trọng tình,
nhân đạo là đặc điểm nổi bật. Trong bài thơ khá dài viết về cuộc đối đáp giữa tên tù
ngụy và người chiến sĩ cộng sản, truyền thống ấy được thể hiện khá rõ: - Ngoài nớ,
những người theo Pháp cũ,/Họ sống ra sao? (Lời người tù ngụy)/- Khi trái tim chết rồi
lại tìm thấy tin yêu/Dân tộc ta không chấp kẻ cải tà quy chính!/- Không, các anh là kẻ
lầm đường/ Sức mạnh chúng tôi từ chính nghĩa! (Lời người chiến sĩ cộng sản) (Chiến sĩ
và người tù ngụy) [8, tr. 57].
CẢM THỨC VĂN HÓA TRONG THƠ NGÔ VĂN PHÚ 61
Truyền thống văn hóa ấy còn là tinh thần yêu tự do, đề cao tinh thần đoàn kết, sự đùm
bọc, tình đồng bào: Ông ở núi hay ở bể?/- Thuộc dòng Âu Cơ!/- Người cộng sản, thưa
ông, liệu có tự do?/- Người đất núi yêu tự do từ thuở nhỏ!/- Xin ông nói thêm cho lòng tôi
rõ/- Anh có thể hiểu ngay điều đó/Trên máu thịt tôi đây/()/Việt Nam trong tôi là người
mẹ tuyệt vời./Sinh mẹ rồi Tổ quốc mới sinh tôi! (Chiến sĩ và người tù ngụy) [8, tr. 57].
Càng trân trọng, tự hào, đề cao văn hóa truyền thống, Ngô Văn Phú lại càng cảm thấy
luyến tiếc, day dứt khi phải rời xa làng quê, nơi khởi nguồn và lưu giữ biết bao nét đẹp
văn hóa truyền thống: Một thoáng thôi mà tít tận đâu đâu,/ Muốn chớp lấy, chẳng bao
giờ được nữa (Tình khúc trai nghèo) [8, tr. 351].
Và đôi lúc ông tư lự: Tôi sinh ra là của lúa, của đồng/Sao mãi chơi vơi giữa phường,
giữa phố. Rồi đành cam chịu, mượn trang giấy, làm thơ để bày tỏ nỗi niềm: Thôi thì
thôi chẳng tính toán thiệt hơn/Lại đối mặt hàng ngày cùng trang giấy trắng (Giấy
trắng) [8, tr. 428].
Ngô Văn Phú đôi lúc cũng xót xa khi chứng kiến những đổi thay của làng quê, vì chạy
theo nhịp sống hiện đại mà dần đánh mất đi những nét đẹp dân dã, bình dị vốn có của nó:
Trinh nữ đồng quê, trinh nữ/ năm trăm ngàn một cô gái nguyên trinh!/ cái đẹp trời cho
bán cho phường phố/ mỏ đỏ, mi xanh, mắt gợi tình (Trinh nữ đồng quê) [8, tr. 353].
Ông hoảng hốt, thầm đau khi ngã ba nữ đồng trinh thành ngã ba sung sướng; Bar -
karaôkê, bốn phía xập xình Rồi thảng thốt, đớn đau khi nhận ra cuộc sống hiện đại
một mặt đã làm cho đạo đức con người dần thoái hóa: Nếp làng xưa thuần hậu có còn
đâu!/ Con đánh bố, vợ bỏ chồng sau ngày cưới!/()/cờ bạc, hụi, đề, canh nhỏ, canh to,
tóc bạc trắng còn lộn chồng, chứa đĩ/( ) Chúng vấp vào sách báo khiêu dâm, Bạo
lực là lẽ công bằng đơn giản nhất! (Những thiên thần có cánh) [8, tr. 354].
4. KẾT LUẬN
Nhắc đến Ngô Văn Phú, người ta có thể nghĩ đến một con người đa tài, sáng tác ở nhiểu
thể loại, với bút lực dồi dào, sung mãn, với cảm thức văn hóa in đậm trong sáng tác. Vì
thế, khám phá thế giới thơ Ngô Văn Phú, không thể bỏ qua yếu tố văn hóa, bởi “văn hóa
như là nguồn mạch sáng tạo và khám phá văn chương” [1]. Với tư cách là một nhà thơ,
ông hay được người ta gọi là: thi sĩ của đồng quê. Điều này quả thật là một vinh dự đối
với ông, bởi trên hành trình sáng tạo nghệ thuật, ông vẫn luôn tâm niệm:
Kích thước của câu thơ hiện đại
Vẫn không quên hình sắc thuở ca dao.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Văn Hạnh (2007). Văn hóa như là nguồn mạch sáng tạo và khám phá văn
chương, Tạp chí Văn học, Số 1.
[2] Nguyễn Đăng Mạnh (1996). Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, NXB
Giáo dục.
[3] Ngô Văn Phú (1989). Cỏ bùa mê, NXB Văn học.
62 NGUYỄN THÀNH THẠO – HOÀNG ĐỨC KHOA
[4] Ngô Văn Phú (1986). Đi ngang đồi cọ, NXB Tác phẩm mới.
[5] Ngô Văn Phú (1995). Hoa trắng tình yêu, NXB Hội nhà văn.
[6] Ngô Văn Phú (1994). Mắt mùa thu, NXB Hà nội.
[7] Ngô Văn Phú (1993). Mặt trái xoan, NXB Hà Nội.
[8] Ngô Văn Phú (1978). Tháng năm mùa gặt, NXB Thanh niên.
[9] Ngô Văn Phú (2000). Thơ Ngô Văn Phú, tuyển tập, NXB Hội Nhà văn.
[10] Trần Ngọc Thêm (1999). Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục.
Title: THE SENSE OF CULTURE IN NGO VAN PHU’S POEMS
Abstract: In Vietnamese contemporary poetry field, some writers are willing to seek expressing
their feeling by searching anh learning new, modern things from the advanced literature in the
world. Whereas there are those whose are like the diligent bees to search for the quintessence of
national culture in order to form a wonderful part of literature. It is call to be folklore writers of
traditional culture (cuontryfolf poet). In the period 1930-1945, the authors writing in this typical
style were Nguyen Binh, Doan Van Cu, Anh Tho In the later period, people mentioned to
Dong Duc Bon, Pham Cong Tru and of course Ngo Van Phu is one of them. Reading Ngo Van
Phu’s poems, people are easy to empathize and share the feeling. It’s so that because the
traditional sense of national culture imprinted clearly in his poetry.
Keywords: sense of culture, Ngo Van Phu’s poems, cuontryfolf poet
NGUYỄN THÀNH THẠO
Học viên Cao học, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế
ĐT: 0978 503 482, E-mail: nguyenthanhthaozonzon@gmail.com
TS. HOÀNG ĐỨC KHOA
Nhà xuất bản Đại học Huế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 23_372_nguyenthanhthao_hoangduckhoa_10_nguyen_thanh_thao_6685_2020434.pdf