Cách thức tổ chức một số hoạt động ngoài giờ lên lớp môn Địa lí lớp 12 theo hướng phát triển các năng lực học sinh - Trần Xuân Tiếp

5. KẾT LUẬN Tổ chức các HĐNGLL môn Địa lí là một bộ phận quan trọng của quá trình dạy học địa lí; giúp học sinh có điều kiện để mở rộng, nâng cao và bổ sung vốn kiến thức; rèn luyện các kĩ năng địa lí, là môi trường để hình thành và phát triển các năng lực cần thiết cho học sinh. Môn Địa lí lớp 12 là môn học có nhiều nội dung có thể tổ chức cho học sinh thực hiện các HĐNGLL; thông qua các kiến thức thực tiễn về Địa lí tự nhiên, kinh tế - xã hội của đất nước và địa phương. Để đạt được hiệu quả trong quá trình tổ chức các HĐNGLL môn Địa lí lớp 12; cần nghiên cứu và đa dạng hóa các hình thức HĐNGLL, lựa chọn nội dung hình thức hoạt động phù hợp với đặc điểm tâm lí lứa tuổi học sinh lớp 12 và điều kiện từng nhà trường; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của từng học sinh trong quá trình thực hiện các hoạt động. Hiện nay, việc đa dạng hóa các hình thức dạy học môn Địa lí là một yêu cầu cấp thiết; trong đó tổ chức các HĐNGLL môn Địa lí lớp 12 là những hoạt động dạy và học phù hợp với cách tiếp cận phát triển năng lực cho học sinh trong xu hướng phát triển nền Giáo dục của nước ta hiện nay.

pdf11 trang | Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 499 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cách thức tổ chức một số hoạt động ngoài giờ lên lớp môn Địa lí lớp 12 theo hướng phát triển các năng lực học sinh - Trần Xuân Tiếp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế ISSN 1859-1612, Số 01(29)/2014: tr. 79-89 CÁCH THỨC TỔ CHỨC MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP MÔN ĐỊA LÍ LỚP 12 THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC NĂNG LỰC HỌC SINH TRẦN XUÂN TIẾP Trường THPT Võ Trường Toản, Đồng Nai Tóm tắt: Tổ chức các HĐNGLL môn Địa lí lớp12 là những hoạt động dạy học tiếp nối, bổ sung, hỗ trợ các hoạt động dạy học trên lớp; giúp học sinh củng cố, bổ sung, nâng cao và mở rộng các kiến thức địa lí Việt Nam đã được học trên lớp. Tạo môi trường học tập mới, học sinh có điều kiện để phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập, hình thành và phát triển được những năng lực cần thiết. Trong phạm vi bài báo này, chúng tôi tập trung vào nghiên cứu cách thức tổ chức một số hình thức HĐNGLL môn Địa lí lớp 12 có tính hợp lí, phù hợp thực tiễn góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học môn Địa lí ở các trường phổ thông. Từ khóa:    Tổ chức; Hoạt động ngoài giờ lên lớp; Môn Địa lí lớp 12; Năng lực học sinh. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong quá trình đổi mới nội dung và phương pháp dạy học môn Địa lí hiện nay, việc đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học là một yêu cầu cấp thiết. Trong đó, tổ chức cho học sinh các hoạt động ngoài giờ lên lớp (HĐNGLL) môn Địa lí là một bộ phận của quá trình dạy học địa lí. Đây là những hoạt động học tập học sinh có thể chủ động về mặt thời gian, học sinh được học tập địa lí trên cơ sở những hoạt động thực tiễn; học sinh phát huy được tính tích cực, chủ động trong quá trình học tập, học sinh có điều kiện để tự học, tự nghiên cứu; tiếp thu kiến thức một cách sinh động, nhẹ nhàng đem lại hứng thú, ham muốn học tập môn Địa lí. Tổ chức các HĐNGLL môn Địa lí là những hình thức rất hiệu quả để hình thành, phát triển cho học sinh các năng lực cần thiết. Định hướng xây dựng Chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015 đã nêu “Các hoạt động giáo dục trong nhà trường phổ thông cần hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực cần thiết như: năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực tư duy, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông, năng lực quan sát, năng lực hợp tác, năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin và các năng lực tham gia các hoạt động thực tiễn” [2, tr. 97]. Đây là những năng lực rất cần thiết cho học sinh trong quá trình học tập suốt đời, gắn với cuộc sống hàng ngày; đáp ứng được yêu cầu đổi mới toàn diện giáo dục phổ thông của nước ta hiện nay. Tổ chức các HĐNGLL môn Địa lí lớp 12 cho học sinh không những đáp ứng nhu cầu giáo dục môn học mà còn đáp ứng được yêu cầu tâm lí lứa tuổi của học sinh lớp 12, giúp các em có được những năng lực cần thiết để tham gia vào các bậc học cao hơn và hòa nhập tham gia vào các hoạt động xã hội. 80 TRẦN XUÂN TIẾP Hiện nay, việc tổ chức các HĐNGLL môn Địa lí ở các trường THPT chưa được quan tâm; một số giáo viên đã bỏ qua việc tổ chức các hoạt động này trong quá trình dạy học môn Địa lí. Nếu có thì chủ yếu mang tính hình thức, bộc lộ rất nhiều những bất cập, chủ quan, chưa khoa học, chưa phát huy được vai trò của hoạt động này trong dạy và học địa lí. 2. HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP MÔN ĐỊA LÍ 2.1. Khái niệm hoạt động ngoài giờ lên lớp môn Địa lí HĐNGLL môn Địa lí là một bộ phận của quá trình dạy học địa lí, là hình thức tổ chức dạy học ngoài giờ học môn Địa lí trên lớp. HĐNGLL môn Địa lí là những hoạt động dạy học tiếp nối, bổ sung, hỗ trợ các hoạt động dạy học trên lớp, là những hoạt động học tập để học sinh bổ sung, củng cố, nâng cao, mở rộng các kiến thức địa lí đã được học trên lớp. Ngoài ra, một số HĐNGLL môn Địa lí còn được tổ chức dựa trên sự tự nguyện tham gia của một số học sinh, có hứng thú yêu thích bộ môn Địa lí và ham muốn tìm tòi, sáng tạo các nội dung học tập địa lí. 2.2. Các hình thức hoạt động ngoài giờ lên lớp môn Địa lí Các hình thức HĐNGLL môn Địa lí rất đa dạng, theo tác giả Nguyễn Đức Vũ “Nếu dựa vào loại hình hoạt động, có thể chia các hình thức HĐNGLL môn Địa lí thành các hình thức như: Bảng tin địa lí, câu lạc bộ địa lí, đố vui địa lí, triển lãm địa lí, các cuộc thi, báo cáo chuyên đề...” [3, tr. 23]. Mỗi hình thức HĐNGLL môn Địa lí có nội dung riêng, được đặc trưng bởi phương pháp tiến hành và cách thức tổ chức thích hợp 2.3. Vai trò của các hoạt động ngoài giờ lên lớp trong dạy học Địa lý HĐNGLL môn Địa lí góp phần tích cực vào việc nâng cao, mở rộng vốn tri thức của học sinh, rèn luyện các kĩ năng địa lí, tăng cường hứng thú học tập bộ môn. HĐNGLL môn Địa lí tạo môi trường học tập cần thiết để học sinh phát triển các năng lực cho học sinh (năng lực tự học, năng lực tổ chức, năng lực giao tiếp, năng lực tư duy, năng lực quan sát, năng lực hợp tác, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông, và các năng lực tham gia các hoạt động thực tiễn). HĐNGLL môn Địa lí là hình thức rất hiệu quả để giáo dục học sinh với nhiều chủ đề đa dạng như: Giáo dục kĩ năng sống, giáo dục môi trường, giáo dục dân số, giáo dục về tài nguyên môi trường biển, đảo... Tổ chức các HĐNGLL môn Địa lí là cơ hội để hình thành và phát triển các năng lực cần thiết cho học sinh, phát huy được năng khiếu, sở trường của mỗi học sinh; tạo môi trường học tập tích cực, thân thiện, học tập gắn liền với thực tiễn. Các HĐNGLL môn địa lí giúp học sinh vận dụng được những kiến thức địa lí đã được học trên lớp vào thực tiễn, làm nhận thức của học sinh trở nên sâu sắc và hoàn chỉnh hơn. CÁCH THỨC TỔ CHỨC MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP... 81 2.4. Các năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp môn Địa lí THPT Tổ chức cho học sinh thực hiện các HĐNGLL môn Địa lí góp phần hình thành phát triển ở học sinh nhiều năng lực cần thiết. Năng lực tự học: Trong các HĐNGLL môn Địa lí đòi hỏi tính tự học ở mỗi học sinh rất cao, học sinh phải biết xác định nhiệm vụ học tập, lập kế hoạch tự học, có phương pháp tự học để hoàn thành nhiệm vụ của từng HĐNGLL môn Địa lí được giao. Năng lực giải quyết vấn đề: Mỗi HĐNGLL môn Địa lí đều có một hay nhiều vấn đề cần giải quyết, học sinh phải phát hiện, phân tích các vấn đề của từng hoạt động; thu thập, xử lí thông tin, phân tích và có giải pháp giải quyết các vấn đề đặt ra. Năng lực thiết kế các hoạt động: Để thực hiện một HĐNGLL môn Địa lí, học sinh cần thực hiện theo một quy trình cụ thể: xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch, chương trình thực hiện từng HĐNGLL môn Địa lí cụ thể phù hợp với điều kiện nhà trường và địa phương Năng lực tổ chức và quản lí hoạt động: Học sinh tự tổ chức thực hiện các HĐNGLL đã thiết kế, tự phân công nhiệm vụ trong nhóm (lớp) thực hiện các nhiệm vụ của từng hoạt động. Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin: Học sinh thực hiện tìm kiếm thông tin liên quan đến các chủ đề HĐNGLL môn Địa lí, phân tích và tổng hợp các thông tin địa lí cần thiết phục vụ cho các hoạt động. Năng lực tham gia vào các hoạt động thực tiễn: Học sinh có thể phát triển năng lực này thông qua tham gia thực hiện một số HĐNGLL môn Địa lí như: Tham quan, báo cáo chuyên đề, triển lãm, trò chơi, dạ hội địa lí, liên hoan văn nghệ, khảo sát địa phương Năng lực hợp tác: Học sinh phát triển được năng lực này thông qua quá trình hợp tác với các bạn trong nhóm (lớp) và cộng đồng để thực hiện các nhiệm vụ HĐNGLL môn Địa lí. Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT&TT): Hiện nay, việc giao nhiệm vụ HĐNGLL môn Địa lí cho học sinh thông qua các phương tiện CNTT&TT ngày càng phổ biến, học sinh phải biết lựa chọn và sử dụng hiệu quả CNTT&TT để thực hiện các hoạt động hay trình bày các kết quả hoạt động. Năng lực đánh giá, tự đánh giá kết quả hoạt động: Thông qua việc tham gia các HĐNGLL môn Địa lí, học sinh đánh giá kết quả hoạt động của mình và của các bạn, tham gia trao đổi thảo luận về kết quả thực hiện được của bản thân và của các bạn trong tập thể. Học sinh tự điều chỉnh hành vi của bản thân khi tham gia các hoạt động tập thể 3. KHẢ NĂNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP TRONG DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ 12 THPT Môn Địa lí lớp 12 cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về tự nhiên, kinh tế - xã hội của đất nước và của địa phương các em sinh sống; đây là những vấn đề mang 82 TRẦN XUÂN TIẾP tính thực tiễn cao đòi hỏi học sinh phải có một quá trình tìm hiểu và trải nghiệm thì mới có thể nắm vững được. Trong chương trình Địa lí THPT, môn Địa lí lớp 12 có nhiều khả năng để tổ chức cho học sinh thực hiện các HĐNGLL. Tổ chức các HĐNGLL môn Địa lí lớp 12 giúp học sinh bổ sung, củng cố, nâng cao, mở rộng các kiến thức địa lí Việt Nam đã được học (các vấn đề Địa lí tự nhiên Việt Nam, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, các vấn đề phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của các vùng kinh tế và của địa phương). Thông qua các HĐNGLL, học sinh được vận dụng hệ thống các kiến thức cơ bản về Địa lí tự nhiên và kinh tế - xã hội của Việt Nam và của địa phương vào thực tiễn. Tổ chức các HĐNGLL môn Địa lí lớp 12 là cơ hội để học sinh được thường xuyên rèn luyện các kĩ năng địa lí cần thiết mà thời gian học tập trên lớp học sinh ít có điều kiện thực hiện. Với các nhiệm vụ HĐNGLL mang tính thực tiễn liên quan đến các vấn đề tự nhiên, kinh tế - xã hội của đất nước và của địa phương đòi hỏi học sinh vận dụng kĩ năng quan sát, nhận xét, phân tích, tổng hợp, sử dụng bản đồ, lát cắt, số liệu thống kê để hoàn thành các nhiệm vụ học tập. Thông qua quá trình vận dụng các kiến thức Địa lí Việt Nam đã học vào các hoạt động thực tiễn NGLL. Giúp học sinh có nhận thức đúng đắn về các vấn đề của đất nước, ý thức dân tộc sâu sắc hơn, có tinh thần trách nhiệm hơn trong bảo vệ và xây dựng quê hương. 4. CÁCH THỨC TỔ CHỨC MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP MÔN ĐỊA LÍ LỚP 12 4.1. Triển lãm địa lí Triển lãm địa lí là hình thức tổ chức trưng bày các sự vật, hiện tượng địa lí hay các sản phẩm khác nhau trong hoạt động xã hội của học sinh; tại một địa điểm nhất định nhằm mục đích giới thiệu, quảng bá đến tất cả các học sinh trong nhà trường và cộng đồng. Tổ chức triển lãm địa lí là hình thức HĐNGLL môn Địa lí lớp 12 rất hiệu quả để giúp học sinh củng cố mở rộng các kiến thức địa lí Việt Nam đã học trên lớp, rèn luyện các kỹ năng địa lí cần thiết; là cơ hội để hình thành và phát triển cho học sinh một số năng lực như: Năng lực thiết kế các hoạt động, năng lực tổ chức và quản lí hoạt động, năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin, năng lực tham gia vào các hoạt động thực tiễn Thông qua hoạt động triển lãm, học sinh sẽ có dịp cùng nhau giao lưu thảo luận trao đổi về các chủ đề giáo dục cũng như các kiến thức địa lí các em còn thắc mắc, tạo môi trường học tập thân thiện tích cực. Các sản phẩm học sinh trưng bày trong triển lãm địa lí có thể là: tranh ảnh, mẫu vật, hình vẽ, mô hình học sinh tự làm, các sản phẩm học sinh tự thiết kế, các bài viết về các chủ đề kiến thức địa lí Việt Nam. Tổ chức cho học sinh thực hiện triển lãm địa lí đối với HĐNGLL môn Địa lí lớp 12 giáo viên có thể thực hiện theo quy trình sau: CÁCH THỨC TỔ CHỨC MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP... 83 Bước 1: Xác định chủ đề, mục tiêu của triển lãm Các chủ đề có thể sử dụng cho học sinh thực hiện triển lãm trong chương trình môn Địa lí lớp 12 rất đa dạng với các chủ đề như: Những thành tựu của nền kinh tế Việt Nam, sự đa dạng các loại tài nguyên, các ngành kinh tế của Việt Nam, các loại tài nguyên biển Việt Nam, các cảnh đẹp của biển Việt Nam, Địa lí địa phương, ô nhiễm môi trường địa phương, biến đổi khí hậu ở địa phương, thiên tai của địa phương, các mô hình nghiên cứu khoa học của học sinh về các chủ đề địa lí ( Mô hình nhà sống chung với lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long, mô hình nước tưới tự động trong nông nghiệp...), sự phân hóa tự nhiên ở nước ta, văn hóa các cộng đồng dân tộc.... Chủ đề triển lãm có thể do giáo viên lựa chọn hoặc giáo viên thảo luận với học sinh để cùng lựa chọn. Mục tiêu của triển lãm địa lí xác định cụ thể một số vấn đề như: nội dung giáo dục, kiến thức cần đạt, các kĩ năng cần có để thực hiện các hoạt động, thái độ trong quá trình thực hiện và tham gia hoạt động triển lãm của học sinh. Bước 2: Lập kế hoạch và thành lập ban tổ chức triển lãm Lập kế hoạch triển lãm địa lí cho học sinh khối 12 cần cụ thể một số nội dung như: Mục đích tổ chức, thời gian triển lãm, thể lệ tham gia triển lãm, các yêu cầu của sản phẩm triển lãm, địa điểm triển lãm, dự trù kinh phí Tổ bộ môn địa lí thành lập ban tổ chức triển lãm, chọn những học sinh có trách nhiệm, năng nổ, phân công nhiệm vụ rõ ràng, chọn ra một học sinh làm trưởng Ban tổ chức. Bước 3: Học sinh thực hiện các sản phẩm triển lãm Ở bước này giáo viên nên hỗ trợ học sinh, định hướng về nguồn tư liệu, cách thiết kế mô hình cách chú thích minh họa hay cách trình bày sản phẩm Ví dụ: Để tổ chức cho học sinh thực hiện triển lãm về chủ đề sự đa dạng về văn hóa của cộng đồng các dân tộc anh em ở nước ta. Giáo viên cần định hướng học sinh thu thập tư liệu từ các nguồn sách, báo tạp chí và trên internet, cách chú thích cho các hình ảnh, cách sắp xếp nội dung (các dân tộc vùng núi phía Bắc, vùng tây Nguyên, Duyên hải miền Trung). Mỗi lớp thực hiện một sản phẩm triển lãm, học sinh tự phân công nhiệm vụ để hoàn thành sản phẩm triển lãm. Bước 4: Trưng bày, giới thiệu về sản phẩm Cách trưng bày sản phẩm, cách trang trí gian trưng bày tùy theo ý tưởng của từng lớp. Các lớp phân công học sinh thuyết trình về sản phẩm của mình. Chọn nơi triển lãm có thể là hội trường, phòng học. Bước 5: Tổng kết đánh giá kết quả Đại diện ban tổ chức nhận xét, đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm những điểm cần lưu ý khi thực hiện triển lãm. 84 TRẦN XUÂN TIẾP Học sinh quan sát các sản phẩm của nhau, đặt câu hỏi, bày tỏ ý kiến bình luận trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau. Giáo viên có thể dùng bảng câu hỏi theo hình thức trắc nghiệm để đánh giá kết quả nhận thức của những học sinh tham gia triển lãm. 4.2. Tham quan địa lí Tham quan địa lí là một hình thức tổ chức dạy học ngoài lớp giúp học sinh được học ngoài hiện trường, thực tế như: Xí nghiệp, đồng ruộng, khu chăn nuôi, nhà bảo tàng, di tích lịch sử văn hóa, ao, hồ... Theo các tác giả Nguyễn Đức Vũ và Phạm Thị Sen “ tham quan có tác dụng nhiều mặt đối với sự phát triển của học sinh, các em có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với các nội dung đã được học ở trên lớp nắm bài học cụ thể hơn, liên hệ thực tế với bài học, phát triển các kĩ năng, bồi dưỡng hứng thú học tập...” [4, tr. 97]. Tham quan trong dạy học NGLL môn Địa lí lớp 12, giúp học sinh có điều kiện mở rộng, củng cố và bổ sung những kiến thức trong chương trình môn Địa lí lớp 12 và kiến thức địa lí địa phương; bồi dưỡng lòng yêu quê hương, đất nước, thị hiếu thẩm mĩ và định hướng giá trị đối với hiện thực khách quan. Thông qua hoạt động tham quan, học sinh bộc lộ được cá tính, sở trường năng khiếu... giúp giáo viên định hướng tốt hơn trong công tác giáo dục; là cơ hội để học sinh phát triển và rèn luyện một số năng lực cần thiết như: năng lực giao tiếp, năng lực tư duy, năng lực quan sát, năng lực hợp tác, năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin và năng lực tham gia các hoạt động thực tiễn Những điều nhận thức được trong quá trình tham quan giúp học sinh có thêm vốn sống để liên hệ bài trên lớp với thực tiễn, tạo hứng thú học tập bộ môn. Tổ chức cho học sinh tham quan trong dạy học ngoài giờ lên lớp môn Địa lí lớp 12 giáo viên có thể thực hiện theo quy trình sau: Bước 1. Xác định mục tiêu, chủ đề tham quan Mục tiêu tham quan là mở rộng, củng cố, nâng cao và bổ sung những kiến thức cho một bài học, một chủ đề kiến thức, một chương, học kì hoặc cho nội dung Địa lí địa phương trong chương trình môn Địa lí lớp 12. Các chủ đề tham quan trong dạy học NGLL môn Địa lí lớp 12 tập trung vào một số chủ đề như: Tham quan tìm hiểu về thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa, sự phân hóa tự nhiên, vấn đề bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, tìm hiểu về các ngành kinh tế của nước ta, tìm hiều về biển đảo Việt Nam, tham quan tìm hiểu Địa lí địa phương...Tùy theo điều kiện từng trường mà giáo viên chọn chủ đề và địa điểm tham quan phù hợp. Bước 2. Chuẩn bị tham quan Giáo viên xác định, nội dung, yêu cầu, địa điểm tham quan; lập kế hoạch tham quan cụ thể về các nội dung: Thời gian, lộ trình, phương tiện, vấn đề sinh hoạt, chỗ ăn ở của giáo viên và học sinh, thông tin cần thiết về hiện trường, dụng cụ học tập, phương tiện hỗ trợ, phân công nhiệm vụ cho các cá nhân... CÁCH THỨC TỔ CHỨC MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP... 85 Giáo viên dự kiến phương pháp tham quan (quan sát, phỏng vấn, lấy mẫu vật..), dự kiến hình thức làm việc ( nhóm, cá nhân..). Chuẩn bị nội dung kiến thức cần phổ biến cho học sinh về địa điểm tham quan. Giáo viên chịu trách nhiệm của từng lớp phổ biến kế hoạch tham quan cho tất cả học sinh khối lớp 12 để các em ý thức được đầy đủ mục đích, yêu cầu, nội dung, cách tiến hành và nội quy tham quan. Giáo viên cùng học sinh kiểm tra lại toàn bộ công tác chuẩn bị cho tham quan trước khi thực hiện tham quan tại các địa điểm. Bước 3. Tiến hành tham quan Giáo viên hướng dẫn học sinh cách thức học tập tại hiện trường: cách quan sát, ghi chép những nội dung cần thiết, vẽ sơ đồ, lấy mẫu vật... Ví dụ: Khi tổ chức học sinh tham quan tìm hiểu đặc điểm của hệ sinh thái vùng biển; giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách quan sát về các dạng địa hình, chụp ảnh tư liệu, lấy mẫu đá khoáng vật, cách đo độ cao sóng, tìm hiểu về chu kì triều cường ở địa phương... Học sinh thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên, tôn trọng nội quy, quan sát, ghi chép, thảo luận, trả lời các câu hỏi do giáo viên đặt ra. Giáo viên đặt các câu hỏi yêu cầu học sinh quan sát để làm rõ thêm nội dung kiến thức địa lí đã học tại trường, giáo viên trả lời các câu hỏi của học sinh về vấn đề tham quan. Giáo viên yêu cầu học sinh thu thập các hiện vật, ghi chép những nội dung mới tiếp thu được, chụp ảnh làm tài liệu lưu trữ phục vụ học tập và hỗ trợ tư liệu cho các HĐNGLL khác (triển lãm địa lí, bảng tin địa lí). Bước 4. Tổng kết đánh giá Giáo viên tổng kết các nội dung tham quan, nhận xét thái độ học tập làm việc của học sinh, giải đáp thắc mắc của học sinh, tổ chức cho học sinh thảo luận làm rõ những vấn đề chưa hiểu vào cuối buổi tham quan trước khi ra về. Khi đã hoàn thành chương trình tham quan, giáo viên giới hạn một khoảng thời gian nhất định để học sinh thực hiện bài thu hoạch và báo cáo kết quả tham quan. Kết quả thu hoạch tham quan của học sinh có thể được thực hiện dưới một số hình thức như: Bài báo cáo, bộ sưu tập ảnh có thuyết minh, bộ sưu tập mẫu vật có thuyết minhCác báo cáo kết quả tham quan được trình bày trong các buổi sinh hoạt HĐNGLL môn Địa lí, các bộ sưu tập có thể trưng bày ở phòng bộ môn hay trên bảng tin nhà trường. 4.3. Viết báo cáo chuyên đề ngoài giờ lên lớp môn Địa lí lớp 12 Viết báo cáo chuyên đề là một dạng bài thực hành địa lí, mà trong đó dưới sự hướng dẫn của giáo viên học sinh tự thực hiện việc thu thập, phân tích, tổng hợp, khái quát hoá thông tin địa lí; sau đó viết và trình bày báo cáo trước lớp hoặc trước nhóm. Viết báo cáo chuyên đề là dạng bài thực hành rất quan trọng trong chương trình môn Địa lí THPT, học sinh phải vận dụng nhiều kĩ năng để thực hiện; “Viết báo cáo chuyên đề là 86 TRẦN XUÂN TIẾP dạng bài thực hành địa lí đòi hỏi học sinh phải vận dụng tổng hợp nhiều kĩ năng khác nhau như: tìm tòi, khám phá, quan sát, phỏng vấn, thuyết trình, đối thoại...”[4. tr. 57]. Viết báo cáo chuyên đề NGLL môn Địa lí lớp 12 là hình thức rất hiệu quả để học sinh củng cố, mở rộng các kiến thức địa lí đã học trên lớp. Học sinh có điều kiện tự thu thập, xử lí các thông tin tư liệu liên quan đến các chủ đề kiến thức các em đã và đang học, sau đó viết và trình bày báo cáo theo các chủ đề nhất định. Viết báo cáo chuyên đề giúp học sinh có thể phát triển và rèn luyện cho học sinh một số năng lực cần thiết như: Năng lực tự học, tự nghiên cứu; năng lực giao tiếp; năng lực tư duy; năng lực CNTT&TT, năng lực tìm kiếm xử lí thông tin và năng lực tham gia các hoạt động thực tiễn Tổ chức cho học sinh viết báo cáo chuyên đề NGLL môn Địa lí lớp 12 giáo viên có thể thực hiện theo các quy trình sau: Bước 1. Xác định mục tiêu và chủ đề báo cáo chuyên đề Mục tiêu của các bài báo cáo chuyên đề NGLL môn Địa lí lớp 12 được xác định trên cơ sở nội dung các kiến thức, kĩ năng địa lí của: các bài học, chủ đề kiến thức, chương, hay toàn bộ kiến thức một học kì... Các chủ đề báo cáo chuyên đề NGLL môn Địa lí lớp 12 giáo viên có thể hướng dẫn học sinh lựa chọn một số chủ đề như: Thành tựu nền kinh tế Việt Nam, vấn đề bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo Việt Nam, vấn đề khai thác và bảo vệ tài nguyên, các vấn đề chung như: vấn đề ô nhiễm môi trường, dân số, biến đổi khí hậu, thiên tai ở nước ta... [1]; các vấn đề tìm hiểu về thế mạnh phát triển kinh tế xã hội của các vùng; vấn đề Địa lí địa phương... Bước 2. Lập kế hoạch thực hiện báo cáo chuyên đề Tổ bộ môn địa lí lập kế hoạch thực hiện báo cáo chuyên đề chung cho tất cả các lớp học sinh khối 12, kế hoạch cần cụ thể một số nội dung như: Mục đích yêu cầu của báo cáo, cách thức trình bày, thời gian thực hiện Bước 3: Tổ chức học sinh thực hiện báo cáo Giáo viên hướng dẫn học sinh xây dựng đề cương bài báo cáo; định hướng nguồn tài liệu cần thu thập, học sinh tiến hành thu thập thông tin từ các nguồn: Sách giáo khoa, tư liệu tham khảo địa lí Việt Nam, báo tạp chí, tư liệu địa lí địa phương, Átlát địa lí Việt Nam, các bài viết, nguồn thông tin từ trên mạng Internet Giáo viên hướng dẫn học sinh cách xử lí, sắp xếp thông tin tư liệu trước khi tiến hành viết báo cáo; cách viết bài báo cáo (tên vấn đề, địa điểm, thời gian mục đích và nhiệm vụ cụ thể của hoạt động, trình bày mô tả kết quả đã thực hiện được). CÁCH THỨC TỔ CHỨC MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP... 87 Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện Giáo viên bộ môn Địa lí chấm các bài viết và phần trình bày báo cáo của học sinh lớp mình đang dạy nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện; chọn những bài viết hay tham gia báo cáo chuyên đề cấp trường. Thành lập Ban giám khảo tổ chức cho học sinh báo cáo chuyên đề cấp trường vào các buổi sinh hoạt NGLL môn Địa lí lớp 12, chấm và phát giải cho học sinh. Chọn những bài báo cáo đạt giải dán trên bảng tin nhà trường làm tư liệu tham khảo cho học sinh. 4.4. Tổ chức dạy học NGLL môn Địa lí lớp 12 thông qua Website Hiện nay, sử dụng website để tổ chức các HĐNGLL môn Địa lí lớp 12 là hình thức rất phù hợp; thông qua website, giáo viên có thể đa dạng hóa hình thức các HĐNGLL môn Địa lí. Thông qua Website học sinh có thể tự học, tự tìm tòi phát hiện kiến thức mới trong chương trình môn Địa lí lớp 12 đang học trên lớp. Website là một công cụ hỗ trợ giáo viên tổ chức các hoạt động dạy học NGLL như: Giao bài tập, bài thực hành, nhiệm vụ về nhà, trao đổi thông tin giữa giáo viên và học sinh Website có thể giúp học sinh học tập môn Địa lí NGLL ở mọi nơi, vào bất cứ thời gian nào, các kiến thức luôn được cập nhật, qua các phương tiện công nghệ thông tin (Máy tính, điện thoại có kết nối Internet). Website dạy học là một công cụ quản lý quá trình thực hiện các HĐNGLL môn Địa lí: giáo viên có thể quản lý học sinh của mình thông qua tài khoản truy cập, học sinh báo cáo tiến độ thực hiện công việc, nộp kết quả thực hiện các HĐNGLL. Website dạy học tạo môi trường tương tác để học sinh hoạt động và thích nghi với máy tính và Internet. Để sử dụng hiệu quả website trong tổ chức các HĐNGLL môn Địa lí lớp 12 giáo viên cần thực hiện một số công việc sau: - Xác định chủ đề hoạt động học tập: Các chủ đề HĐNGLL môn Địa lí lớp 12 rất phong phú có thể giúp học sinh lựa chọn như: Mở rộng, củng cố kiến thức, ôn tập kiểm tra, giáo dục phòng tránh thiên tai, giáo dục dân số, giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục kĩ năng sống, tìm hiểu Địa lí địa phương - Chuẩn bị phần nội dung Website và giao nhiệm vụ cho học sinh: Trên cơ sở các chủ đề đã xác định, giáo viên chuẩn bị phần nội dung đưa lên Website để hỗ trợ các hoạt động học tập cho học sinh. Các nhiệm vụ HĐNGLL môn Địa lí lớp 12 rất đa dạng như: tìm hiểu về một chủ đề địa lí, các câu hỏi, bài tập, bài thực hành, xây dựng bộ sưu tập tranh ảnh, phim, tư liệu cho hoạt động câu lạc bộ địa lí, triển lãm địa lí - Tổ chức các HĐNGLL môn Địa lí lớp 12 dựa vào website: Dựa vào nội dung và chủ để HĐNGLL của từng bài học trên lớp để lựa chọn nội dung và cách thức tổ chức các HĐNGLL trên website. Giao nhiệm vụ NGLL cho học sinh thông qua các câu hỏi, bài tập, bài thực hành được đưa lên website. Hướng dẫn học sinh tự học, ôn tập các nội dung kiến thức địa lí lớp 12; trao đổi thông tin giữa giáo viên và học sinh. 88 TRẦN XUÂN TIẾP - Đánh giá kết quả hoạt động: Sử dụng website để đánh giá về mức độ hiểu và vận dụng các kiến thức môn Địa lí lớp 12 cho học sinh, thông qua hệ thống câu hỏi trắc nghiệm về kiến thức được để dưới dạng các bài kiểm tra. Học sinh chỉ việc đăng nhập và thực hiện bài kiểm tra đã xây dựng sẵn trên Website. 4.5. Phương thức đánh giá kết quả học tập trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp môn Địa lí lớp 12 Đánh giá kết quả học tập của học sinh trong các HĐNGLL môn Địa lí lớp 12 được dựa trên kết quả đầu ra của một quá trình HĐNGLL trong một khoảng thời gian nhất định. Nội dung đánh giá về các mặt như: kiến thức, kỹ năng, thái độ, hành vi của học sinh; kết hợp giữa đánh giá cá nhân và đánh giá tập thể. Có nhiều cách thức để đánh giá kết quả học tập của học sinh trong các HĐNGLL môn Địa lí lớp 12 như: sử dụng các câu hỏi mở, phiếu hỏi, câu hỏi trắc nghiệm, phỏng vấn trực tiếp học sinh để đánh giá về mức độ hiểu và vận dụng các kiến thức môn Địa lí lớp 12. Đánh giá kết quả HĐNGLL qua các sản phẩm hoạt động của học sinh (bài thu hoạch bài báo cáo chuyên đề, các sản phẩm triển lãm, bộ sưu tập tranh ảnh, mẫu vật, bảng tin địa lí,...). Mặt khác, giáo viên cần quan sát các hoạt động của học sinh để đánh giá tinh thần thái độ và tinh thần trách nhiệm của cá nhân, của tập thể học sinh trong quá trình chuẩn bị và tham gia các HĐNGLL môn Địa lí. Học sinh tự đánh giá kết quả HĐNGLL của cá nhân thông qua bản tự đánh giá kết quả hoạt động của cá nhân. 5. KẾT LUẬN Tổ chức các HĐNGLL môn Địa lí là một bộ phận quan trọng của quá trình dạy học địa lí; giúp học sinh có điều kiện để mở rộng, nâng cao và bổ sung vốn kiến thức; rèn luyện các kĩ năng địa lí, là môi trường để hình thành và phát triển các năng lực cần thiết cho học sinh. Môn Địa lí lớp 12 là môn học có nhiều nội dung có thể tổ chức cho học sinh thực hiện các HĐNGLL; thông qua các kiến thức thực tiễn về Địa lí tự nhiên, kinh tế - xã hội của đất nước và địa phương. Để đạt được hiệu quả trong quá trình tổ chức các HĐNGLL môn Địa lí lớp 12; cần nghiên cứu và đa dạng hóa các hình thức HĐNGLL, lựa chọn nội dung hình thức hoạt động phù hợp với đặc điểm tâm lí lứa tuổi học sinh lớp 12 và điều kiện từng nhà trường; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của từng học sinh trong quá trình thực hiện các hoạt động. Hiện nay, việc đa dạng hóa các hình thức dạy học môn Địa lí là một yêu cầu cấp thiết; trong đó tổ chức các HĐNGLL môn Địa lí lớp 12 là những hoạt động dạy và học phù hợp với cách tiếp cận phát triển năng lực cho học sinh trong xu hướng phát triển nền Giáo dục của nước ta hiện nay. CÁCH THỨC TỔ CHỨC MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP... 89 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007). Sách giáo khoa Địa lí lớp 12, NXB Giáo dục. [2] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013). Thí điểm phát triển chương trình giáo dục nhà trường phổ thông, Tài liệu tập huấn dự án phát triển giáo viên THPT và TCCN, Hà Nội. [3] Nguyễn Đức Vũ (2007). Kĩ thuật dạy hoc Địa lí ở trường phổ thông, NXB Giáo dục, Hà Nội. [4] Nguyễn Đức Vũ - Phạm Thị Sen (2004). Đổi mới phương pháp dạy học địa lý ở trung học phổ thông, NXB Giáo dục, Hà Nội. Title: ORGANIZING EXTRACURRICULAR ACTIVITIES FOR 12th GRADE GEOGRAPHY TOWARDS DEVELOPMENT OF STUDENTS CAPACITY Abstract: Organizing extracurricular activities for grade 12th geography are continued teaching activities, additional support teaching activities in the classroom, helping students reinforce and supplement, enhance and expand the Vietnam geographical knowledge is learned in the classroom. Creating new a learning environment, students have the conditions to promote positive learning initiative in forming and developing the necessary capacity. This article focus on the study of how organizations some form of extracurricular activities subjects Geography grade 12th reasonable, appropriate, practical contribute to improving the effectiveness of teaching and learning geography in high schools. Keywords: Organizations; Extracurricular activities; Subjects Geography grade 12th; Ability students. ThS. TRẦN XUÂN TIẾP Trường THPT Võ Trường Toản, xã Xuân Tây, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai ĐT: 0986 262 537, Email: xuantiep1980@gmail.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf22_359_tranxuantiep_13_tran_xuan_tiep_1212_2020422.pdf
Tài liệu liên quan