Lập kế hoạch về tiền bạc của mình và làm đúng kế hoạch.
Thảo và cập nhật kế hoạch chi tiêu cho mình.
Tập thói quen tiết kiệm – nên cố gắng tiết kiệm càng nhiều và càng đều đặn càng tốt.
Quý vị có thể làm nhiều điều khác nữa:
ã Hãy xem xét thật kỹ những món nợ và thẻ tín dụng và xem quý vị có thể nào gộp chúng lại được hay không
hoặc điều chỉnh một số thói quen tiêu xài của mình.
ã Hãy tìm những cơ hội để làm cho tiền bạc của quý vị sinh lợi nhiều hơn bằng cách đầu tư và kiểm xem mình
đã đóng góp đủ vào quỹ hưu bổng hay chưa.
ã Hãy nghĩ đến những kế sách để bảo vệ tiền bạc của quý vị, chẳng hạn như bảo đảm là quý vị mua bảo hiểm
đúng mức.
ã Hãy hỏi thăm nhiều nơi và thu thập thông tin và hướng dẫn nếu không biết rõ cách thức quản lý tiền bạc của
mình hoặc nếu cần được giúp đỡ.
Tập hướng dẫn này trình bày chi tiết về những điểm này và những vấn đề khác để giúp quý vị hiểu rõ hơn về
tiền bạc của mình.
46 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2048 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Cách thức làm cho tiền bạc sinh lợi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhà sớm hơn.
Cách thức bắt đầu
Bí quyết tiết kiệm thành công là điều đơn giản: hãy bắt đầu ngay từ bây giờ. Quý vị có thể bắt đầu bằng cách
dàn xếp thể thức tự động trừ tiền thẳng vào lương hoặc tài khoản vãng lai để quý vị khỏi quên dành dụm tiền.
Nếu không biết chắc mình có thể dành dụm được bao nhiêu, xin xem Biết tiền được dùng vào những món
gì ở trang 5. Bằng không, quý vị có thể bắt đầu bỏ một phần lợi tức hàng tuần của mình vào tài khoản tiết
kiệm riêng biệt. Không cần phải là số tiền lớn.
Nếu để cho tiền tiết kiệm tích lũy, quý vị sẽ được hưởng tiền lời tích hợp (lãi kép). Đây là trường hợp quý
vị hưởng tiền lời trên số tiền quý vị ký thác cũng như khoản lời tích lũy được. Dù quý vị chỉ dành dụm một ít
tiền, sau một thời gian số tiền tiết kiệm được có thể sẽ khá lớn.
Những điều mách bảo để giúp quý vị dành dụm
Bắt đầu bây giờ, bất luận khoản tiền dành dụm ít như thế nào đi nữa.
Trả cho mình trước – tự động trừ vào lương khoản tiết kiệm.
Bỏ khoản tiết kiệm vào tài khoản riêng biệt không có thẻ rút tiền ATM.
Cố gắng dành dụm tất cả tiền lương được tăng thêm, ngoại bổng hoặc tiền bồi
hoàn thuế.
Hãy làm cho đồng tiền sinh lợi cho quý vị
Sức mạnh của tiền lời
tích hợp.
Nếu quý vị bắt đầu dành
dụm bây giờ, trong một
thời gian dài hạn hơn, số
tiền dành dụm sẽ tích lũy
nhiều hơn bởi lẽ quý vị được
hưởng tiền lời trên khoản lời
của mình. Sau một thời gian
quý vị sẽ có một số tiền
khá nhiều.
11.
Quý vị nên có kế hoạch hoặc mục tiêu để dành tiền vì quý vị sẽ biết đại khái mình cần phải dành dụm bao
nhiêu và quý vị dễ tập trung vào kết quả cuối cùng, nhất là khi quý vị bị cám dỗ muốn xài tiền. Quý vị có
thể đặt ra mục tiêu nhỏ trước rồi tích lũy tiền dành dụm thành số tiền lớn hơn.
Tôi có thể để tiền tiết kiệm ở chỗ nào?
Quý vị có nhiều lựa chọn. Một số người thích để tiền trong tài khoản không được phép đụng đến trong một
thời gian như tài khoản ‘Christmas Club’ hoặc ký thác định kỳ. Ngoài ra còn có rất nhiều tài khoản tiết kiệm
qua mạng internet (trực tuyến).
Tại trang mạng (website) của các tổ chức như Cannex và InfoChoice, quý vị có thể so sánh những sản phẩm
tiết kiệm khác nhau. Muốn biết chi tiết liên lạc, xin xem trang 38.
Những điều mách bảo để tìm tài khoản tốt nhất cho quý vị
Chọn tài khoản nào có lãi suất cao nhất theo nhu cầu của quý vị.
Nếu nghĩ rằng mình sẽ dễ bị cám dỗ rút tiền ra, hãy bỏ tiền tiết kiệm vào tài
khoản khó rút ra hơn.
So sánh các lệ phí và những phí tổn khác.
12.
Quý vị không cần phải có nhiều tiền mới đầu tư được – chung qui chỉ là cách làm cho tiền quý vị sinh lợi
nhiều hơn. Một số người khởi đầu bằng một số tiền tiết kiệm nhỏ mà họ đã dành dụm được, còn người khác
thì đầu tư một số tiền đều đặn. Bí quyết là bắt đầu rồi tiếp tục đầu tư thêm theo khả năng của quý vị.
Đừng dồn tất cả vốn liếng vào một chỗ
Quý vị có thể cảm thấy lo ngại vì đầu tư là chuyện đầy bất trắc. Nói chung, nếu quý vị muốn có mức thu
nhập hoặc lợi nhuận từ đầu tư càng cao chừng nào, chuyện bất trắc càng dễ xảy ra chừng nấy. Những khoản
đầu tư với lợi nhuận thấp, thông thường, ít bất trắc hơn.
Quý vị có thể giảm bớt sự bất trắc bằng cách trải tiền ra và đầu tư vào những hình thức đầu tư khác
nhau – cách thức này gọi là đa dạng hóa. Đây là cách thức tốt để giúp bảo vệ tiền bạc của quý vị, vì trường
hợp toàn bộ các khoản đầu tư của quý vị đều gặp trở ngại cùng một lúc là chuyện hãn hữu.
Tôi có thể đầu tư vào những gì?
Quý vị có thể chọn từ vô số các cách thức đầu tư khác nhau. Bốn lãnh vực chính – còn gọi là diện tài
sản – là cổ phần, bất động sản, trái phiếu và tiền mặt.
Đầu tư tiền
của quý vị
Hãy làm cho đồng tiền sinh lợi cho quý vị 13.
Quý vị có thể trực tiếp đầu tư vào một số trong những diện tài sản này (chẳng hạn như mua cổ phần hoặc
mở tài khoản ký thác định kỳ). Những cách đầu tư khác có thể có tính cách gián tiếp – thí dụ như mua cổ
phần hoặc bất động sản qua trung gian quỹ quản lý. Với quỹ quản lý, tiền của quý vị sẽ được gộp chung với
các nhà đầu tư khác và được mang đi đầu tư giùm quý vị.
Nếu cần tiền trong trường hợp khẩn cấp và không muốn để tiền riêng hẳn ra một thời gian dài, quý vị có thể
chọn cách đầu tư nào mà quý vị có thể dễ dàng chuyển thành tiền, như tài khoản tiết kiệm lãi suất cao. Nếu
sẵn lòng đầu tư thời gian dài hơn, quý vị có thể chọn bất động sản hoặc cổ phần, trị giá của những cách đầu
tư này giao động nhiều hơn nhưng, thông thường, mức lợi nhuận cao hơn.
Cách đầu tư phù hợp cho quý vị sẽ tùy thuộc một số điều. Hãy tự hỏi:
Quý vị muốn đầu tư trong thời gian bao lâu?
Quý vị có muốn loại đầu tư theo cách mà mình có thể bán mau lẹ nếu cần hay không?
Mức độ bất trắc mà quý vị cảm thấy yên trí và khả năng tài chánh của quý vị cho phép?
Kế hoạch của quý vị là gì? Quý vị muốn đạt được điều gì từ những cách đầu tư này?
14.
Nếu còn bỡ ngỡ trong việc đầu tư, quý vị có thể học hỏi thêm bằng cách đọc những quyển sách, tạp chí và
báo chí về tài chánh. Ngoài ra, quý vị có thể nhờ người làm cố vấn về tài chánh để giúp quý vị chọn cách
thức đầu tư phù hợp nhất với tình trạng của quý vị. Muốn biết thêm chi tiết, xin đọc phần Thu thập thông
tin và hướng dẫn ở trang 35.
Coi chừng những cách đầu tư hứa hẹn lợi nhuận quá cao đến mức độ như khó tin. Có thể đó là âm mưu bịp
bợm và quý vị có thể bị mất tiền. Muốn biết thêm chi tiết, xin xem phần Hãy cảnh giác trước những âm
mưu bịp bợm ở trang 32.
Lệ phí, phí tổn và thuế khóa
Đa số các hình thức đầu tư đều tính lệ phí, phí tổn hoặc chi phí khác và có khi không dễ nhận ra. Hãy bảo
đảm quý vị tìm hiểu kỹ càng về lệ phí và phí tổn trước khi quyết định đầu tư, vì những chi phí này có thể
làm tiêu hao đáng kể vào vốn đầu tư của quý vị.
Ngoài ra, các khoản đầu tư của quý vị có thể bị đánh thuế. Hãy bảo đảm quý vị biết rõ số tiền đầu tư của
mình sẽ bị đánh thuế như thế nào. Hãy thảo luận với đại diện khai thuế có đăng ký nếu quý vị còn chưa rõ.
Quý vị cũng có thể liên lạc với Sở thuế Úc (Australian Taxation Office) để biết thêm chi tiết - muốn biết chi
tiết xin xem trang 37.
Hãy làm cho đồng tiền sinh lợi cho quý vị 15.
Vay nợ và thẻ tín dụng
– hãy nắm phần chủ
động về nợ nần
Vay nợ và thẻ tín dụng có thể là những cách thức hữu hiệu để giúp quý vị đạt được những ước muốn của
mình trong cuộc sống. Mắc nợ không phải là chuyện xấu miễn sao quý vị có thể trả nổi. Thực vậy, đa số dân
chúng Úc sẽ không thể làm chủ căn nhà mà không vay mượn. Một vài bước then chốt có thể bảo đảm quý vị
nắm phần chủ động về nợ nần chứ không phải ngược lại – chẳng hạn như dò hỏi nhiều nơi để vay nợ đúng
chỗ và thanh toán thẻ tín dụng càng sớm càng tốt.
Một vài điều căn bản về nợ nần
Có nhiều hình thức nợ khác nhau. Những hình thức nợ khác nhau có lãi suất, lệ phí và điều kiện khác nhau,
kể cả thời hạn quý vị phải trả dứt nợ (đối với vay mượn, điều này gọi là ‘kỳ hạn nợ’ (‘term’).
Chọn khoản vay mượn
Trước tiên, tìm khoản vay mượn với lãi suất thấp nhất. Điều này sẽ có tác dụng đáng kể về số tiền quý vị
phải trả, đặc biệt là những món nợ dài hạn. Hãy bảo đảm quý vị hiểu tất cả các điều kiện và qui định. Một số
khoản vay mượn có Lãi suất làm quen (‘honeymoon’) hoặc lãi suất ban đầu. Lãi suất này có thể có vẻ hấp
dẫn nhưng về lâu dài có thể đắt hơn.
Vay nợ và thẻ tín
dụng – hãy nắm phần
chủ động về nợ nần
Những điều mách bảo trước khi quý vị vay mượn
Tính xem quý vị có thể vay bao nhiêu, kể cả khoản dự phòng trường hợp lãi suất tăng.
Tính mức giới hạn sẽ vay mượn và phải tuân theo.
Dành dụm càng nhiều càng tốt để có được số tiền cọc nhiều hơn và khỏi phải vay mượn
nhiều quá.
Vay nợ và thẻ tín dụng – hãy nắm phần chủ động về nợ nần 17.
Ngoài ra, quý vị có thể cần phải chọn giữa lãi suất cố định và lãi suất thay đổi. Đối với lãi suất thay đổi,
tiền trả nợ sẽ lên xuống theo mức lãi suất. Với lãi suất cố định, quý vị có thể biết được chính xác số tiền trả
nợ là bao nhiêu trong thời hạn nhất định. Quý vị cũng nên hỏi xem trường hợp mình có thể trả thêm tiền
mà không bị tính thêm lệ phí.
So sánh các lệ phí và phí tổn – vì chúng có thể khác nhau rất nhiều giữa các hình thức cho vay. Tất cả
quảng cáo của những hình thức cho vay đều phải có ‘lãi suất so sánh’ (comparison rate). Nhờ chi tiết
này quý vị có thể so sánh chi phí của mỗi khoản cho vay, kể cả tiền lời phải trả và đa số lệ phí và phí tổn.
Hãy xem các tạp chí và báo chí và dùng ‘comparison rate’ để so sánh những hình thức cho vay khác nhau.
Ngoài ra còn có những dịch vụ trực tuyến (qua mạng internet) để so sánh các hình thức cho vay, chẳng hạn
như Cannex và InfoChoice – xin xem trang 38 để biết chi tiết.
Thẻ tín dụng
Thẻ tín dụng chỉ là một hình thức nợ khác. Thẻ tín dụng có thể rất tiện lợi nhưng xin nhớ quý vị phải trả
tiền cho cơ sở cấp thẻ tín dụng để được sử dụng tiền của họ.
Trả dứt nợ càng sớm
càng tốt.
Trả dứt nợ trong thời gian
ngắn hạn hơn có thể giúp
quý vị tiết kiệm hàng
ngàn đôla.
18.
Quý vị có cần phải nắm phần chủ động về nợ nần của mình không?
Nếu phân vân không biết có cần đối phó với nợ nần của quý vị hay không, hãy bắt đầu bằng cách viết ra trị
giá của những gì quý vị sở hữu và tổng số tiền còn thiếu nợ vay mượn và thẻ tín dụng. Nếu quý vị thiếu nợ
nhiều hơn những gì mình sở hữu, quý vị có thể mắc nợ nhiều quá. Nếu trả tiền nợ chật vật, điều đó có thể
là dấu hiệu cho thấy là quý vị nên tìm cách giảm bớt nợ nần.
Quý vị cũng nên chia những món nợ thành ‘nợ có lợi’ và ‘nợ bất lợi’. Nợ có lợi là món nợ dùng để mua tài
sản rất có thể sẽ sinh lợi tức hoặc lên giá sau một thời gian, như căn nhà hoặc món đầu tư. Còn nợ bất lợi là
món nợ dùng để mua những thứ, nói chung, sẽ mất dần giá trị, chẳng hạn như xe hơi và TV.
“ Tôi nhận được lá thư cho
biết mức giới hạn của thẻ
tín dụng của tôi đã được
chấp thuận tăng thêm. Tôi
nói ‘không’ bởi vì tôi lo
ngại mình sẽ không đủ
khả năng hoàn trả nợ thêm
được nữa.”
Vay nợ và thẻ tín dụng – hãy nắm phần chủ động về nợ nần
Những điều mách bảo về cách quản lý thẻ tín dụng của quý vị
Đừng xin thẻ tín dụng nếu quý vị không thể trả tiền nổi.
Hỏi nhiều nơi để tìm thẻ phù hợp nhất cho quý vị.
Hãy nhớ so sánh lãi suất lẫn lệ phí hành chánh và thời hạn miễn tiền lời của tiền
thiếu nợ.
Cố gắng trả dứt số tiền thiếu trước khi hết thời hạn không tính tiền lời.
Đừng tăng thêm mức giới hạn tín dụng nếu quý vị không thể trả nổi, không thể kiềm
chế được hoặc không cần thiết.
19.
Những điều mách bảo để giúp quý vị kiểm soát nợ nần
Cố gắng không dùng thẻ tín dụng – bỏ thẻ tín dụng ở nhà.
Trả tiền nợ hai tuần một lần thay vì hàng tháng.
Trả nợ thêm nếu có khả năng.
‘Kiểm lại nợ’ ít nhất một năm một lần để theo dõi xem tình hình tiến triển như
thế nào.
Hủy bỏ tất cả các thẻ tín dụng và chỉ giữ lại một thẻ với lãi suất thấp nhất.
Tìm hiểu xem quý vị có thể đi đến thỏa thuận tốt hơn bằng cách vay nợ mới để trả
nợ cũ cho món nợ vay mua nhà.
Duyệt lại kế hoạch chi tiêu và tính xem quý vị có thể tăng thêm tiền trả góp để có thể trả dứt nợ sớm hơn.
Nếu chưa lập kế hoạch chi tiêu, hãy thảo ngay một bản và điều có thể có ích cho quý vị – xin xem Biết tiền
của mình dùng vào những món gì ở trang 5.
Nếu quyết định giảm bớt nợ nần, quý vị nên dự tính xem sẽ trả dứt món nợ nào trước. Thông thường, món
nợ nên trả dứt trước tiên là món nợ với lãi suất cao nhất, chẳng hạn như thẻ tín dụng hoặc nợ cá nhân. Ngoài
ra, hãy cố gắng trả dứt những món ‘nợ bất lợi’ khác trước. Tiền trả lời của một số khoản cho vay được khấu
trừ thuế – thông thường đây là những món nợ không cần phải ưu tiên trả dứt.
20.
Vay nợ và thẻ tín dụng – hãy nắm phần chủ động về nợ nần
Quý vị có thể có vài món vay mượn hoặc thẻ tín dụng. Đôi khi gộp những món nợ này thành một món nợ
với lãi suất thấp có thể có lợi hơn vì như thế quý vị đỡ tốn lệ phí và một món nợ với lãi suất thấp. Hãy tìm
hiểu kỹ trước. Xin nhớ hỏi về lệ phí và phí tổn để bảo đảm quý vị sẽ tiết kiệm được tiền.
Nếu gộp các món nợ lại, cố gắng dùng số tiền tiết kiệm được từ những khoản trả góp để trả dứt món nợ
nhanh hơn. Nếu vay mượn để trả dứt nợ thẻ tín dụng, hãy tính đến chuyện không dùng thẻ này nữa hoặc trả
dứt số tiền nợ vào cuối hạn kỳ miễn tiền lời.
Không trả dứt nổi nợ?
Nếu nghĩ rằng mình không thể trả dứt nổi nợ, hãy thảo luận với cơ sở tài chánh càng sớm càng tốt. Họ có
thể sửa đổi chương trình trả nợ của quý vị. Xin nhớ, nếu quý vị mượn tiền, quý vị có trách nhiệm pháp lý
phải trả lại nợ.
Các nhân viên tư vấn tài chánh bất vụ lợi có thể cung cấp thông tin cho những người không trả nổi nợ.
Những tổ chức như Dịch vụ Thông tin Tài chánh của Centrelink (Centrelink’s Financial Information
Service) cũng cung cấp thông tin và có những buổi hội thảo miễn phí. Muốn biết chi tiết liên lạc, xin xem
trang 37. Nếu không trả nổi nợ, quý vị cũng có thể tính đến chuyện hỏi một số hướng dẫn về tài chánh tổng
quát hơn – Xin xem Thu thập thông tin và hướng dẫn ở trang 35.
21.
Tiền dành cho lúc nghỉ hưu
Tiền dành cho
lúc nghỉ hưu
Hưu bổng là hình thức đầu tư tích lũy suốt đời để quý vị có tiền trong lúc nghỉ hưu. Đối với đa số người,
hưu bổng bắt đầu khi họ tìm được việc làm và hãng sở bắt đầu đóng góp vào quỹ hưu bổng cho họ. Những
khoản đóng góp này gọi là bảo đảm hưu bổng.
Nếu hội đủ điều kiện, hãng sở của quý vị sẽ đóng góp ít nhất 9 phần trăm tính theo tiền lương của quý vị
vào quỹ hưu bổng. Thí dụ như nếu lương của quý vị là 50.000 đôla một năm, hãng sở của quý vị sẽ đóng
góp 4.500 đôla. Việc đóng góp hưu bổng cưỡng bách có một số ngoại lệ – thí dụ như nếu quý vị dưới 18
tuổi và làm việc dưới 30 tiếng một tuần lễ. Nếu cho rằng mình bị thiệt thòi, xin quý vị liên lạc với Sở thuế
Úc (Australian Taxation Office) (xem chi tiết ở trang 37).
Quý vị cũng có thể tự đóng góp vào quỹ hưu bổng – ngay cả khi quý vị không đi làm – hoặc đóng góp vào
quỹ hưu bổng thay cho người phối ngẫu. Nếu tự làm chủ, quý vị có thể chọn đóng góp hoặc không đóng
góp vào quỹ hưu bổng.
Càng bắt đầu đóng góp sớm chừng nào, quý vị càng có lợi chừng đó. Do bởi thông thường tiền hưu bổng
phải chịu thuế thấp hơn những khoản đầu tư tương tự cho nên tiền hưu bổng của quý vị sẽ gia tăng nhanh
hơn trong cuộc đời làm việc của quý vị. Ngoài ra, quý vị có thể được khấu trừ thuế hoặc được những quyền
lợi khác do chính phủ cấp chẳng hạn như được hưởng qui chế cùng đóng góp hưu bổng (Super
Co-contribution) nếu quý vị tự đóng góp vào quỹ hưu bổng.
Tiền dành cho lúc nghỉ hưu
Bỏ thêm tiền vào
quỹ hưu bổng
Đóng góp thêm hưu bổng.
Nếu kiếm được dưới 58.000
đôla và có đóng góp vào quỹ
hưu bổng sau khi trừ thuế,
quý vị có thể hội đủ điều kiện
để hưởng khoản Cùng đóng
góp Hưu bổng (Super Co-
contribution). Muốn biết thêm
chi tiết, xin liên lạc với Sở
thuế Úc (Australian Taxation
Office).
23.
Bình thường, quỹ hưu bổng sẽ gởi cho quý vị bản liệt kê những đóng góp thường niên của hội viên ghi
số tiền hưu bổng được đóng góp thay cho quý vị. Hãy chắc chắn quý vị có kiểm tra những bản liệt kê này.
Những bản kê này còn cho quý vị biết chi tiết về cách thức quỹ hưu bổng đầu tư tiền của quý vị và kết quả
đạt được trong năm như thế nào.
Nếu không thể tra cứu hưu bổng của mình, dịch vụ SuperSeeker của Sở thuế Úc (Australian Taxation
Office) có thể giúp quý vị truy tìm. Quý vị cần phải có Số Hồ sơ Thuế. Muốn biết chi tiết liên lạc, xin xem
trang 37.
Chính phủ đã ban hành luật để cho phép nhiều người dân chọn quỹ hưu bổng để hãng sở bỏ khoản đóng
góp hưu bổng của họ vào. Nếu hội đủ điều kiện, hãng sở phải đưa cho quý vị ‘giấy lựa chọn tiêu chuẩn’
(‘standard choice form’). Song song với việc chọn các quỹ hưu bổng khác nhau, quý vị còn có thể chọn
hình thức đầu tư của mình. Một số quỹ hưu bổng có thể đem lại nhiều lợi nhuận hơn nhưng nhiều rủi ro
hơn, trong khi một số quỹ hưu bổng khác chắc ăn hơn nhưng mức lợi nhuận lại thấp hơn. Hãy chọn mức độ
rủi ro và lợi nhuận nào quý vị cảm thấy thích hợp với mình.
Những điều mách bảo để giúp quý vị theo dõi hưu bổng của mình
Báo cho quỹ hưu bổng biết chi tiết liên lạc mới nhất.
Đọc những bản kê hưu bổng của quý vị.
Điện thoại cho quỹ hưu bổng nếu không hiểu bản liệt kê này.
Ai giữ tiền Hưu
bổng của quý vị?
24.
Tiền dành cho lúc nghỉ hưu
Khi nào thì tôi được
lãnh hưu bổng?
Nếu có từ hai tài khoản hưu bổng trở lên, đôi khi, gộp chung lại thì có lợi hơn vì quý vị trả lệ phí ít hơn và
có thể theo dõi tiền của mình dễ dàng hơn. Trước khi thực hiện điều này, bảo đảm quý vị phải làm con tính,
bởi lẽ quý vị có thể phải trả lệ phí chấm dứt cho quỹ hưu bổng cũ và lệ phí đóng góp cho quỹ hưu bổng mới.
Ngoài ra, quý vị nên kiểm lại xem có thể mình bị mất quyền lợi bảo hiểm nhân thọ hay không nếu dồn các
tài khoản hưu bổng vào quỹ hưu bổng mới.
Đừng vội đổi quỹ hưu bổng chỉ vì kết quả thu nhập thấp trong một năm. Hưu bổng là hình thức đầu tư dài
hạn và quý vị cần phải cứu xét kết quả của quỹ hưu bổng trong thời gian từ năm năm trở lên. Đôi khi, kết
quả của quỹ hưu bổng trong năm này thấp nhưng năm tới lại cao.
Hưu bổng có nghĩa là tiền để dành cho lúc quý vị nghỉ hưu, do đó, nói chung quý vị chỉ được lãnh hưu bổng
khi nghỉ hưu. Ngoài ra, quý vị phải đến hạn tuổi tối thiểu theo luật định, gọi là ‘preservation age’.
Trước T. Bảy 1960 55
T. Bảy 1960 – T. Sáu 1961 56
T. Bảy 1961 – T. Sáu 1962 57
T. Bảy 1962 – T. Sáu 1963 58
T. Bảy 1963 – T. Sáu 1964 59
Sau T. Sáu 1964 60
Hạn tuổi tối thiểu để
được hưởng
hưu bổng
Ngày sinh
25.
Kể từ tháng Bảy 2005, những điều luật mới giúp quý vị có nhiều lựa chọn hơn để tiếp tục chuyển dần sang
nghỉ hưu. Nếu đã đến hạn tuổi preservation age, quý vị sẽ có thể hưởng hưu bổng mà không phải nghỉ hưu
vĩnh viễn.
Tất cả các quỹ hưu bổng đều tính lệ phí với hội viên để trang trải chi phí điều hành quỹ. Những lệ phí có
vẻ ít nhưng chúng có thể có ảnh hưởng lớn đến số tiền cuối cùng quý vị được lãnh. Bảo đảm là quý vị hiểu
và so sánh những lệ phí này giữa các quỹ hưu bổng trước khi gia nhập. Mỗi quỹ hưu bổng đều phải liệt kê
những lệ phí của họ trong bản kê sản phẩm (product disclosure statement). Thông tin này phải được trình
bày theo kiểu tiêu chuẩn, để quý vị có thể dễ dàng so sánh nhiều quỹ hưu bổng với nhau.
Số tiền hưu bổng kết cuộc của quý vị tùy thuộc số tiền đóng góp của quý vị và hãng sở và lúc quý vị bắt
đầu đóng góp. Ngoài ra, số tiền đó phụ thuộc lợi nhuận mà quỹ hưu bổng kiếm được do đầu tư và số tiền
thuế đã trả.
Bất luận dự tính nghỉ hưu lúc nào, quý vị nên bắt đầu tính xem rất có thể mình sẽ cần bao nhiêu tiền hưu
bổng. Nhiều quỹ hưu bổng có dịch vụ thông tin trực tuyến để ước tính số tiền hưu bổng quý vị được hưởng
khi nghỉ hưu. Trang mạng (website) của ASIC cũng có máy tính hưu bổng hữu dụng. Muốn biết chi tiết,
xin xem phần Muốn biết thêm chi tiết ở trang 37. Quý vị có cần phải tính đến chuyện đóng góp thêm hay
không? Nếu phân vân, hãy thảo luận với nhân viên tư vấn tài chánh về tình trạng của mình và nhu cầu
trong tương lai. Xin xem Thu thập thông tin và hướng dẫn ở trang 35.
“ Tôi muốn an hưởng tuổi hưu,
nhưng tôi phải cần có bao
nhiêu tiền?”
Tôi sẽ được hưởng
tiền hưu bổng là
bao nhiêu?
Tôi phải trả những lệ
phí gì?
26.
Nếu sắp sửa nghỉ hưu, quý vị có thể chọn cách thức hưởng quyền lợi của mình. Khi quý vị nghỉ hưu đa số
quỹ hưu bổng sẽ trả gộp một lần cho quý vị, tiền cấp dưỡng, hoặc kết hợp cả hai cách. Tìm hiểu về thuế
khóa và trợ cấp của chính phủ tỉ như tiền cấp dưỡng tuổi già có thể ảnh hưởng đến quyết định của quý vị.
Xin nhớ tiền của quý vị có thể phải đủ để chi tiêu từ 30 năm trở lên sau khi quý vị nghỉ hưu. Quý vị có thể
liên lạc với Centrelink, Australian Taxation Office hoặc ASIC để biết thêm chi tiết (xem chi tiết ở trang
37) và xin nhớ hỏi ý kiến về tài chánh nếu quý vị phân vân không biết phải làm gì.
Tiền dành cho lúc nghỉ hưu
Muốn tìm hiểu thêm:
• Super Choices – Ấn phẩm này có thông tin về hưu bổng, kể cả thông tin về cách thức chọn và đổi
quỹ hưu bổng. Muốn xin tập hướng dẫn miễn phí, gọi cho Đường dây Thông tin ‘Super Choice’
qua số 13 28 64, hoặc vào www.superchoice.gov.au.
• Tiền của quý vị – Ấn phẩm này có thông tin và ý kiến về hoạch định, lập kế hoạch chi tiêu, đầu
tư, nghỉ hưu và nhiều đề tài khác. Muốn xin tập hướng dẫn miễn phí, xin gọi cho Đường dây
Thông tin của ASIC (ASIC’s Infoline) qua số 1300 300 630 hoặc xem trên mạng Internet (online)
bằng cách nhắp vào cầu nối ‘Managing Your Money’ (Quản lý Tiền của Quý vị) tại trang mạng
dành cho người sử dụng của ASIC - www.fido.asic.gov.au.
• Những tờ thông tin – Muốn biết thêm thông tin về hưu bổng, kể cả việc chọn quỹ hưu bổng, quỹ
hưu bổng bị thất lạc, qui chế cùng đóng góp hưu bổng, xin vào trang mạngh (website) của Sở Thuế
Úc (ATO): www.ato.gov.au/super.
27.
Bảo vệ tiền của quý vị
Bảo hiểm Tất cả chúng ta đều hy vọng không có gì bất trắc xảy ra thế nhưng lỡ xảy ra bất trắc, nếu được bảo vệ phần
nào thì vẫn hơn. Bảo hiểm nhằm bảo vệ cho bản thân quý vị, gia đình và những gì quý vị sở hữu.
Các loại bảo hiểm
Quý vị có thể mua nhiều loại bảo hiểm khác nhau.
Bảo hiểm những gì quý vị sở hữu – xe hơi, điện thoại di động, nhà cửa và đồ đạc cá nhân. Quý vị có thể
mua bảo hiểm sức khỏe cho những dịch vụ y tế hoặc bảo hiểm lữ hành (travel insurance) nếu quý vị đi nghỉ
mát. Bảo hiểm lợi tức có thể giúp quý vị có nguồn lợi tức nếu bị bệnh hoặc thương tích và không thể đi làm
và bảo hiểm nhân thọ trả cho người phụ thuộc quý vị một số tiền nhất định khi quý vị qua đời.
Tận dụng bảo hiểm
• Biết nhu cầu của mình. Nếu tính mua bảo hiểm nhân thọ hoặc lợi tức, kiểm lại xem quỹ hưu bổng của
quý vị có thể cung cấp hình thức bảo hiểm này không, hay họ đã bảo hiểm luôn cho quý vị rồi. Về bảo
hiểm sức khỏe, quý vị có thể mua bảo hiểm phù hợp với giai đoạn của cuộc đời quý vị. Bảo đảm quý vị
hiểu mình được bảo hiểm cho cái gì.
• Khảo giá để tìm bảo hiểm có lợi nhất. So sánh lệ phí bảo hiểm, tiền đóng khi xin bồi thường và chi tiết
chính xác những gì quý vị được bảo hiểm. Đối với đa số bảo hiểm tổng quát, quý vị có thể trả lệ phí bảo
hiểm ít hơn nếu đồng ý đóng tiền lệ phí làm đơn xin bồi thường cao hơn trong trường hợp cần làm đơn xin
bồi thường.
Bảo vệ tiền của quý vị
“ Tôi cảm thấy lo ngại về
sự an toàn của gia đình,
do đó, tôi đã gắn bộ phận
báo động khói. Tôi đã ngạc
nhiên và vui mừng khi
được biết là điều này đã
làm giảm lệ phí bảo hiểm
nhà tôi.”
29.
• Bảo hiểm đúng mức. Đa số người đánh giá thấp trị giá những gì họ sở hữu. Nếu muốn mua bảo hiểm nhà
cửa hay đồ đạc, hãy chắc chắn là quý vị bảo hiểm cho giá trị thực sự được bồi hoàn. Quý vị nên giữ lại
các biên lai và chụp ảnh các món đồ quý giá.
• Cung cấp đầy đủ chi tiết và chính xác. Bảo đảm quý vị trả lời đúng tất cả các câu hỏi. Bằng không quý
vị có thể bị coi là khai man với công ty bảo hiểm về sự rủi ro mà họ chấp nhận và họ có thể khước từ
không bồi thường hoặc bồi thường ít hơn đơn xin bồi thường do quý vị nộp.
• Am hiểu hợp đồng của quý vị. Các công ty bảo hiểm cần phải cung cấp cho quý vị bản hợp đồng (policy
document). Bản hợp đồng đề ra những gì quý vị được bảo hiểm, do đó, bảo đảm quý vị hiểu hợp đồng này.
Cất hợp đồng ở nơi dễ lấy phòng khi quý vị cần làm đơn xin bồi thường.
• Cập nhật hợp đồng bảo hiểm của quý vị. Báo cho công ty bảo hiểm biết nếu quý vị có bất cứ những
thay đổi gì có thể ảnh hưởng đến hợp đồng – thí dụ như nếu quý vị tu sửa nhà cửa hoặc mua thêm những
đồ đạc đắt tiền.
• Biết về những gì hiện hữu. Khi sắp đến lúc gia hạn bảo hiểm, nghĩ xem tình trạng của quý vị có thay
đổi gì không. Quý vị có thể muốn bảo hiểm thêm thứ khác nữa hay thay đổi tiền đóng khi xin bồi thường.
Hãy khảo giá các nơi và sẵn sàng đổi hợp đồng nếu có nơi chịu bảo hiểm tốt hơn.
Bảo đảm quý vị được bảo
hiểm đầy đủ.
Kiểm lại xem hợp đồng
bảo hiểm nhà cửa và đồ
đạc của quý vị có đủ cho
chi phí bồi hoàn những
thứ mới toàn bộ hay không
– chúng ta không ai muốn
phải tốn một số tiền lớn để
bù thêm khi cần phải làm
đơn xin bồi thường.
30.
Bảo vệ tiền của quý vị
Tôi có quyền lợi và
trách nhiệm gì?
Tôi có thể mua bảo hiểm ở đâu?
Quý vị có thể mua bảo hiểm của công ty bảo hiểm hoặc qua trung gian người môi giới bảo hiểm. Điều quan
trọng là quý vị tìm hiểu kỹ và đặt câu hỏi để quý vị hiểu mình được bảo hiểm những gì.
Nếu mua sản phẩm hoặc dịch vụ tài chánh, quý vị có một số quyền lợi, chẳng hạn như được biết thông tin
quý vị cần để có lựa chọn đúng đắn và chi tiết riêng tư của quý vị được giữ kín. Một số sản phẩm hoặc dịch
vụ tài chánh có thể có thêm những quyền lợi khác. Quý vị nên kiểm tra những điều lệ và điều kiện để biết
mình có thể có những quyền hạn gì.
Là người mua sản phẩm hoặc dịch vụ tài chánh, quý vị cũng có trách nhiệm. Những trách nhiệm này bao
gồm việc cung cấp chi tiết thành thật và chính xác hay đồng ý những bất trắc của việc đầu tư.
Tôi có thể làm gì?
Đọc hợp đồng trước khi ký tên. Ngoài ra, quý vị cần phải kiểm những giấy tờ mà cơ sở cung cấp sản phẩm
hoặc dịch vụ cung cấp cho quý vị – có thể bao gồm tập hướng dẫn về dịch vụ tài chánh, bản kê ý kiến hướng
dẫn hoặc bản kê sản phẩm (product disclosure statement). Nếu có bất cứ thắc mắc gì, xin hỏi cơ sở cung cấp
sản phẩm hoặc dịch vụ.
31.
Nếu có vấn đề thì sao?
Quý vị nên liên lạc với cơ sở cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ tài chánh. Nếu họ không chấn chỉnh vấn đề,
quý vị có thể liên lạc với dịch vụ giải quyết tranh cãi độc lập. Những chương trình này có thể giúp giải quyết
những khiếu nại và thể thức giải quyết tranh cãi khác thay vì đưa nhau ra tòa.
Ngoài ra, quý vị có thể trình báo hành động của các cơ sở cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ tài chánh với cơ
quan mậu dịch công bằng hoặc cơ quan bảo vệ người tiêu dùng tại tiểu bang hay lãnh địa của quý vị hoặc
ASIC. Muốn biết chi tiết liên lạc, xin xem trang 37 và 38. Quý vị còn có thể đưa vụ việc ra tòa để bảo vệ
quyền lợi của mình.
Nếu không làm tròn trách nhiệm của mình – thí dụ như không trả tiền một số lần – hãy tiếp xúc với cơ sở
cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ càng sớm càng tốt. Quý vị có thể cùng với họ tìm được giải pháp.
Đáng tiếc là một số dân chúng Úc đã bị mất mát một phần hoặc toàn bộ tiền tiết kiệm vì những âm mưu bịp
bợm. Những âm mưu bịp bợm có thể bằng hình thức thư từ, điện thư (email) hoặc điện thoại.
Hãy thận trọng với những lời hứa hẹn làm giàu chớp nhoáng. Đây là có thể là âm mưu bịp bợm nếu:
• nó bỗng dưng xuất hiện
• nó có vẻ là cách làm ra tiền nhanh chóng và dễ dàng
• nó cho quý vị biết là hầu như không cần tốn công sức và không có rủi ro
• nó nghe như chuyện không thể tin được.
Cảnh giác những
âm mưu bịp bợm
32.
Thông thường kẻ âm mưu bịp bợm không có giấy phép dịch vụ tài chánh do ASIC cấp, cho dù họ có vẻ như
có giấy phép. Giấy tờ của họ có thể được in trên giấy láng, nhưng hiếm khi là bản kê sản phẩm (product
disclosure statement) hoặc giấy chào hàng (prospectus) đàng hoàng. Nếu phân vân, đặt câu hỏi và đừng để
bị gây áp lực có quyết định ngay tại chỗ.
Nếu nhận được những thứ gì mà quý vị cho là âm mưu bịp bợm thì xóa bỏ, cúp điện thoại, tiêu hủy chúng!
Thoát khỏi âm mưu bịp bợm
Nếu cho rằng mình bị mắc bẫy âm mưu bịp bợm, liên lạc với giới hữu trách ngay. Quý vị hành động càng
sớm, khả năng tìm ra kẻ âm mưu bịp bợm càng cao. Đáng tiếc là hiếm khi người ta lấy lại được tiền một khi
đã được chuyển cho kẻ âm mưu bịp bợm, đặc biệt là nếu chúng ở nước ngoài.
Muốn biết những âm mưu bịp bợm về sản phẩm hoặc dịch vụ tài chánh, liên lạc với ASIC. Quý vị cũng có
thể liên lạc với ScamWatch, ACCC hay cơ quan bảo vệ người tiêu dùng tại tiểu bang hoặc lãnh địa của quý
vị – xem chi tiết ở trang 38 và 39. Quý vị cũng có thể trình báo với cảnh sát địa phương.
Bảo vệ tiền của quý vị
Những bước để bảo vệ
quý vị chống lại những
âm mưu bịp bợm
1. Nói ‘Không’, ít nhất là
lúc bấy giờ.
2. Tìm hiểu rõ ràng.
3. Đặt câu hỏi.
Một số âm mưu bịp bợm ‘hàng đầu’
• Những âm mưu bịp bợm xổ sổ – như sổ xố El Gordo và Princess Diana, quý vị ‘trúng
số’ cho dù quý vị chưa hề mua vé bao giờ.
• Những chương trình đầu tư tự động mời gọi – đây là trường hợp bỗng dưng quý vị nhận
được thư hoặc điện thư (email) mời quý vị một cơ hội đầu tư.
• ‘Phishing’ email – do bọn tội phạm gởi đi đội lốt cơ sở tài chánh của quý vị và tìm cách
biết được chi tiết cá nhân của quý vị.
33.
Thu thập thông tin & hướng dẫn
Đôi khi chúng ta cần được giúp đỡ để quản lý tiền bạc của mình. Cũng có thể quý vị có thể cần phải có
quyết định trọng đại về tài chánh của mình nhưng không biết chắc nên làm gì hoặc muốn được hướng dẫn
về việc lập kế hoạch cho tương lai của mình. Nếu phân vân, hãy nhờ người khác hướng dẫn. Có nhiều
nguồn thông tin và hướng dẫn về tài chánh và người quý vị nên tiếp xúc tùy theo lý do của nhu cầu quý vị.
Những thông tin và hướng dẫn bổ ích có thể xuất phát từ nhiều nơi. Nhân viên tư vấn tài chánh có thể
làm cố vấn và trợ giúp với những câu hỏi khác nhau. Nếu cần được hướng dẫn về những vấn đề như đầu
tư hoặc hưu bổng, quý vị nên nghĩ đến chuyện nhờ những nơi, chẳng hạn như kế toán viên, ngân hàng và
chuyên viên hoạch định tài chánh. Trong những trường hợp khác, quý vị có thể cần được hướng dẫn về
luật pháp rất cụ thể – thí dụ như nếu quý vị sẽ lập di chúc.
Có nhiều dịch vụ của chính phủ và cộng đồng có thể cung cấp cho quý vị thông tin miễn phí về cách quản
lý tiền bạc của mình. Muốn biết danh sách, xin xem trang 37. Một số cơ quan này có thể cố vấn về những
vấn đề đặc biệt – thí dụ như về việc hoạch định hưu trí hay quản lý nợ nần.
Ngoài ra, quý vị có thể nhờ cố vấn tài chánh có giấy phép hướng dẫn. Có giấy phép có nghĩa là người cố
vấn phải hội đủ một số những tiêu chuẩn nhất định và họ có theê giúp bảo vệ thêm cho quý vị nếu có điều
bất trắc xảy ra. Tìm những hướng dẫn hay có nghĩa là tìm cố vấn giỏi. Quý vị có thể hỏi kinh nghiệm của
người thân trong gia đình và bạn bè nào đã sử dụng cố vấn tài chánh. Nếu có thể được, quý vị tìm gặp hai
hoặc ba cố vấn khác nhau trước khi có quyết định cuối cùng.
Khi chọn cố vấn, hỏi xem Bản Hướng Dẫn Dịch Vụ Tài Chánh (Financial Services Guide) của họ. Bản
hướng dẫn này trình bày về những vấn đề như kinh nghiệm và bằng cấp của cố vấn, cách thức tính lệ
phí dịch vụ và những sản phẩm và dịch vụ của họ. Hiệp hội Hoạch định Tài chánh (Financial Planning
Association) có thể giúp quý vị tìm cố vấn trong vùng của quý vị.
Tôi có thể nhờ nơi
nào hướng dẫn?
Thu thập thông tin
& hướng dẫn
Thu thập thông tin & hướng dẫn
“ Nhờ đã lập di chúc và cập
nhật di chúc này, tôi biết
chính xác tiền của tôi sẽ
được chia cho ai.”
35.
Quý vị phải trả lệ phí cho dịch vụ do cố vấn tài chánh cung cấp. Chi phí này có thể dưới hình thức lệ phí
trả trước và / hoặc huê hồng vì họ thay mặt quý vị đầu tư. Sau một thời gian dài hạn, huê hồng của những
sản phẩm như hưu bổng, quỹ quản lý và những khoản đầu tư khác có thể khá nặng, do đó, hãy bảo đảm lợi
nhuận được hưởng xứng đáng với phí tổn. Bất luận quý vị thu thập thông tin từ nơi nào, nếu không hiểu rõ
điều gì, quý vị nên nêu câu hỏi. Đừng có quyết định nào mà quý vị không cảm thấy an tâm.
Tôi cần phải cho cố vấn của tôi biết những chi tiết gì?
Cố vấn của quý vị cần biết càng nhiều càng tốt về nhu cầu, mục tiêu của quý vị cũng như thái độ của quý vị
về tiền bạc. Do đó, hãy suy nghĩ về những điểm này và nghiên cứu trước khi nhờ người hướng dẫn. Có lẽ
quý vị cũng cần phải cho biết chi tiết về lợi tức, chi tiêu, tài sản và tình trạng nợ nần của quý vị.
Những điều mách bảo để tận dụng hướng dẫn về tài chánh
Tìm hiểu kỹ.
Trình bày đầy đủ chi tiết về tình trạng và nhu cầu tài chánh.
Cố gắng xác định rõ quý vị muốn đồng tiền của mình làm gì.
Thành thật về mức độ rủi ro mà quý vị sẵn sàng chấp thuận.
Nêu câu hỏi nếu quý vị không hiểu những hướng dẫn.
Thường xuyên duyệt lại kế hoạch tài chánh.
Một số hướng dẫn hữu ích.
Hướng dẫn hay sẽ giúp quý vị làm
ra tiền và có thể giúp quý vị đỡ
gặp phải nhiều chuyện nhức đầu.
36.
Muốn biết thêm chi tiết
Các cơ quan chính phủ
Ủy hội Chứng khoán và Đầu tư Úc
(Australian Securities and Investments Commission - ASIC)
Cơ quan giám sát bảo vệ người tiêu dùng về dịch vụ tài chánh. ASIC cung cấp những
điều mách bảo về tài chánh, những kiểm tra về an toàn của các sản phẩm và dịch vụ tài
chánh và những cảnh báo về những âm mưu bịp bợm.
Điện thoại .............................................................................................. 1300 300 630
Truy cập ............................................................................................ www.fido.gov.au
Sở thuế Úc (Australian Taxation Office - ATO)
Có thể cung cấp thông tin về các đề tài thuế khóa, đóng góp Bảo đảm Hưu bổng
(Superannuation Guarantee), tài khoản hưu bổng bị thất lạc (SuperSeeker) và quỹ hưu
bổng tự quản lý.
Điện thoại :
Thuế cá nhân ................................................................................................... 13 28 61
Doanh nghiệp ................................................................................................. 13 28 66
Hưu bổng ....................................................................................................... 13 10 20
SuperSeeker ................................................................................................... 13 28 65
Truy cập ............................................................................................. www.ato.gov.au
Centrelink
Cung cấp các loại trợ cấp và dịch vụ của chính phủ bao gồm sinh viên học sinh, người
thất nghiệp và nghỉ hưu.
Điện thoại :
Dịch vụ Nhân dụng ........................................................................................ 13 28 50
Dịch vụ Thanh thiếu niên và học sinh ........................................................... 13 24 90
Dịch vụ Hưu trí .............................................................................................. 13 23 00
Đăng ký buổi hội thảo của Dịch vụ Thông tin Tài chánh ............................. 13 63 57
Truy cập .................................................................................. www.centrelink.gov.au
Văn phòng Trợ giúp Gia đình (Family Assistance Office - FAO)
Cung cấp các loại trợ cấp của chính phủ để trợ giúp gia đình, bao gồm Trợ giúp Thuế Gia
đình, Phụ cấp Gởi trẻ và Phụ cấp Sinh con.
Điện thoại ...................................................................................................... 13 61 50
Truy cập ............................................................................... www.familyassist.gov.au
Muốn biết thêm chi tiết Cơ quan Đòi tiền Bảo dưỡng Con cái (Child Support Agency)Giúp cha/mẹ ly thân làm tròn trách nhiệm tài chánh về việc nuôi dưỡng con cái.
Điện thoại ...................................................................................................... 13 12 72
Truy cập ............................................................................................. www.csa.gov.au
Tư vấn tài chánh
Những chi tiết liên lạc dưới đây cung cấp dịch vụ tư vấn tài chánh hoặc có thể giới
thiệu quý vị đến dịch vụ thích hợp tại Tiểu bang hay Lãnh địa của quý vị. Đây là
những dịch vụ miễn phí và bảo mật.
Australian Capital Territory
Dịch vụ Tư vấn Tài chánh Care ............................................................. 02 6257 1788
New South Wales
Đường dây Điện thoại Thường trực về Tín dụng và Nợ ........................ 1800 808 488
Northern Territory
Anglicare (Darwin) ................................................................................ 08 8985 0000
Anglicare (Katherine) ............................................................................. 08 8972 1571
Anglicare (Alice Springs) ...................................................................... 08 8952 0377
Queensland
Hiệp hội Tư vấn Tài chánh của Queensland .......................................... 07 3321 3192
South Australia
UnitingCare Wesley Adelaide Inc. ......................................................... 08 8202 5180
Tasmania
Dịch vụ Tư vấn Tài chánh Anglicare ..................................................... 1800 243 232
Victoria
Hội đồng Tài chánh và Quyền Lợi Người Tiêu dùng ............................ 03 9663 2000
hoặc số điện thoại miễn phí dành cho vùng xa tiểu bang Victoria ......... 1800 134 139
Western Australia
Đề án Nguồn Nhân viên Tư vấn Tài chánh .......................................... 08 9221 9411
37.
Hưu bổng và hưu trí
Trung tâm Thông tin Toàn quốc về Đầu tư Nghỉ hưu
(National Information Centre on Retirement Investments - NICRI)
Cung cấp thông tin miễn phí và độc lập về những đầu tư dành cho người dự tính cho lúc
nghỉ hưu hoặc sắp bị cho thôi việc vì dư người.
Điện thoại .............................................................................................. 1800 020 110
Truy cập ........................................................................................... www.nicri.org.au
Các trang mạng (website) của chính phủ
ATO – truy cập .......................................................................... www.ato.gov.au/super
ASIC – truy cập ................................................................................. www.fido.gov.au
Super Choice
Cung cấp thông tin về những chương trình mới của chính phủ để công nhân viên có thêm
những lựa chọn về quỹ hưu bổng.
Điện thoại ...................................................................................................... 13 28 64
Truy cập ............................................................................... www.superchoice.gov.au
Tòa Đặc trách Khiếu nại Hưu bổng (Superannuation Complaints Tribunal)
Giải quyết những khiếu nại về các quỹ hưu bổng, hãng bảo hiểm, niên kim và tài khoản
tiết kiệm hưu trí.
Điện thoại .............................................................................................. 1300 780 808
Truy cập ............................................................................................. www.sct.gov.au
Sản phẩm và dịch vụ tài chánh
Hiệp hội Lập Kế hoạch Tài chánh (Financial Planning Association - FPA)
FPA có thể giúp quý vị tìm chuyên viên lập kế hoạch trong vùng của quý vị. FPA có nhiều
tài liệu khác nhau và Dollarsmart – bộ tài liệu tài chánh dành cho thanh thiếu niên Úc
bằng CD-Rom.
Điện thoại .............................................................................................. 1800 626 343
Truy cập ............................................................................................. www.fpa.asn.au
Thị trường Chứng khoán Úc (Australian Stock Exchange - ASX)
Cung cấp thông tin về cổ phần và giáo dục các nhà đầu tư. Trang mạng của ASX có những
lớp và trò chơi miễn phí trên mạng (trực tuyến) dành cho học sinh và người lớn để giúp
quý vị học hỏi về cách thức mua bán cổ phần.
Điện thoại ...............................................................................................1300 300 279
Truy cập ........................................................................................... www.asx.com.au
Tổ chức như những tổ chức được liệt kê dưới đây cung cấp nhiều công cụ để giúp người tiêu
dùng so sánh những sản phẩm như tài khoản tiết kiệm, thẻ tín dụng và khoản cho vay tiền
mua nhà.
InfoChoice
Điện thoại ............................................................................................. 02 9247 6788
Truy cập ............................................................................... www.infochoice.com.au
Cannex
Điện thoại ............................................................................................. 07 3837 4100
Truy cập ..................................................................................... www.cannex.com.au
Bảo vệ Người tiêu dùng và buôn bán ngay thẳng
Những cơ quan này cung cấp nhiều dịch vụ để bảo vệ người tiêu dùng. Thí dụ như quý vị
có thể trình báo âm mưu bịp bợm hoặc tìm hiểu việc kiểm tra về một chiếc xe nếu định
mua xe cũ.
Toàn quốc
Ủy hội Cạnh tranh và Người tiêu dùng Úc
(Australian Competition and Consumer Commission - ACCC)
Điện thoại .............................................................................................. 1300 302 502
Truy cập ........................................................................................... www.accc.gov.au
Australian Capital Territory
Văn phòng Mua Bán Ngay Thẳng (Office of Fair Trading)
Điện thoại .............................................................................................. 1300 658 030
Truy cập ........................................................................... www.fairtrading.act.gov.au
New South Wales
Văn phòng Mua Bán Ngay Thẳng (Office of Fair Trading)
Điện thoại ...................................................................................................... 13 32 20
Truy cập .......................................................................... www.fairtrading.nsw.gov.au
Northern Territory
Cơ quan Bảo vệ Người tiêu dùng và Thương mại (Consumer and Business Affairs)
Điện thoại ............................................................................................. 1800 019 319
Truy cập ...................................................................................... www.caba.nt.gov.au
Queensland
Văn phòng Mua Bán Ngay Thẳng (Office of Fair Trading)
Điện thoại ...................................................................................................... 13 13 04
Truy cập .......................................................................... www.fairtrading.qld.gov.au
38.
South Australia
Văn phòng Bảo vệ Người tiêu dùng và Thương mại
(Office of Consumer and Business Affairs)
Điện thoại .............................................................................................. 08 8204 9777
or for country callers ...................................................................................... 13 18 82
Truy cập ...................................................................................... www.ocba.sa.gov.au
Tasmania
Văn phòng Bảo vệ Người tiêu dùng và Mua Bán Ngay Thẳng
(Consumer Affairs and Fair Trading)
Điện thoại .............................................................................................. 1300 654 499
Truy cập ............................................................................. www.consumer.tas.gov.au
Victoria
Cơ quan Bảo vệ Người tiêu dùng Tiểu bang Victoria (Consumer Affairs Victoria)
Điện thoại .............................................................................................. 1300 558 181
Truy cập ............................................................................. www.consumer.vic.gov.au
Western Australia
Bộ Bảo vệ Người tiêu dùng và Nhân dụng
(Department of Consumer and Employment Protection)
Điện thoại .............................................................................................. 1300 304 054
Truy cập ................................................................................... www.docep.wa.gov.au
ScamWatch
Muốn biết chi tiết về những âm mưu bịp bợm hoặc trình báo âm mưu bịp bợm.
Điện thoại .............................................................................................. 1300 302 502
Truy cập ................................................................................ www.scamwatch.gov.au
Giám sát viên Ngân hàng và Dịch vụ Tài chánh
(Banking and Financial Services Ombudsman)
Cung cấp dịch vụ giải quyết tranh cãi giữa các cá nhân với cơ sở cung cấp dịch vụ tài
chánh.
Điện thoại ............................................................................................... 1300 780 808
Truy cập ........................................................................................... www.bfso.org.au
Dịch vụ Đặc trách Khiếu nại về Ngành Tài chánh
(Financial Industry Complaints Service)
Cung cấp dịch vụ giải quyết tranh cãi giữa cá nhân với cơ sở cung cấp tài chánh.
Điện thoại .............................................................................................. 1300 780 808
Truy cập ............................................................................................. www.fics.asn.au
Muốn biết thêm chi tiết 39.
Lãi suất So sánh (Comparison rate). Lãi suất để quý vị so sánh phí tổn của các khoản
cho vay, kể cả lãi suất và đa số các lệ phí và phí tổn.
Lãi suất tích hợp (Compound interest). Tiền lời được tính trên số tiền đầu tư hoặc mượn
cũng như tiền lời đã có hoặc thiếu của số tiền này.
Thứ hạng tín dụng (Credit rating). Thứ hạng tính theo quá trình tín dụng của một người.
Các cơ sở tài chánh sử dụng thứ hạng tín dụng khi họ cứu xét đơn xin vay tiền và thẻ tín
dụng.
Thẻ trừ tiền vào tài khoản (Debit card). Thẻ băng tự động trừ tiền khi quý vị mua sắm
đồ. Thẻ trừ tiền vào tài khoản có thể là loại thẻ tốt hơn để thay thế thẻ tín dụng.
Nợ (Debt). Số tiền quý vị thiếu nợ – kể cả nợ vay mua nhà, nợ cá nhân và nợ thẻ tín dụng.
Đa dạng hóa (Diversification). Đầu tư vào nhiều dạng tài sản khác nhau. Đây là cách hữu
hiệu để giảm bớt rủi ro khi đầu tư.
Giá trị Tài sản Cầm cố (Equity). Giá trị tài sản sau khi trừ số nợ.
Lãi suất cố định (Fixed interest). Loại lãi suất không thay đổi suốt hạn kỳ vay tiền.
Lãi suất nhân nhượng (Honeymoon rate). Lãi suất thấp được tính vào lúc bắt đầu vay
tiền. Thông thường lãi suất này có tính cách ngắn hạn rồi chuyển thành lãi suất cao hơn.
Lãi suất (Interest). Tiền lời phải trả để được sử dụng số tiền. Nếu quý vị có tiền trong tài
khoản tiết kiệm, cơ sở tài chánh phải trả tiền lời cho quý vị. Nếu quý vị vay tiền, quý vị
phải trả tiền lời để được sử dụng số tiền đó.
Đầu tư (Investing). Sử dụng tiền để sinh lợi, thí dụ như mua bất động sản hoặc cổ phần.
Văn kiện Hợp đồng (Policy document). Văn kiện do công ty bảo hiểm hoặc người môi
giới như là bằng chứng của hợp đồng bảo hiểm.
Hạn tuổi hưởng Hưu bổng (Preservation age). Hạn tuổi tối thiểu được hưởng hưu
bổng của mình.
Bản kê sản phẩm (Product disclosure statement). Bản kê do cơ sở cung cấp dịch vụ
tài chánh cung cấp cho quý vị khi họ giới thiệu hay đề nghị bán cho quý vị sản phẩm tài
chánh. Bản kê này có thể được cung cấp theo dạng tóm lược và phải có chi tiết chính, chi
phí, rủi ro và quyền lợi cũng như thủ tục giải quyết khiếu nại.
Lợi nhuận (Return). Tiền kiếm được do đầu tư.
Rủi ro (Risk). Xác suất khoản đầu tư của quý vị có thể bị mất giá hoặc thu lợi nhuận thấp
hơn dự kiến.
Hưu bổng (Superannuation). Tiền quý vị và hãng sở đóng góp trong suốt thời gian quý
vị làm việc để sử dụng lúc nghỉ hưu.
Lãi suất thay đổi (Variable interest). Lãi suất thay đổi trong hạn kỳ của món nợ.
Di chúc (Will). Giấy tờ pháp lý qui định cách phân chia tài sản của một người khi họ qua
đời.
Những từ ngữ hữu ích
40.
Liên lạc với
chúng tôi
Hiệp hội Truyền bá Kiến thức Tài chánh (Financial Literacy Foundation) đã được thành lập để giúp dân chúng
Úc mở mang kiến thức về tài chánh và quản lý tiền bạc của mình tốt hơn. Hiệp hội này do Hội đồng Tư vấn
(Advisory Board) chỉ đạo, chủ tịch là ông Paul Clitheroe.
Muốn biết thêm chi tiết về Hiệp hội Truyền bá Kiến thức Tài chánh
(Financial Literacy Foundation):
Điện thư (email): financial.literacy@treasury.gov.au
Trang mạng (website): www.australia.gov.au/understandingmoney
Bưu chính: Financial Literacy Foundation, The Treasury,
Langton Crescent, PARKES ACT 2600
Muốn lấy thêm tập hướng dẫn này, xin gọi cho Đường dây Điện thoại xin Ấn phẩm
(Publications Phone Line) qua số 1800 236 235.
Nếu không nói thạo tiếng Anh và muốn có thêm tập hướng dẫn này, xin quý vị điện thoại cho
Dịch vụ Thông Phiên dịch (Translating and Interpreting Service) qua số 13 14 50 để có người
giúp đỡ quý vị.
Tập hướng dẫn này do Bộ Ngân khố (Department of the Treasury) (the Department) biên soạn để giúp quý vị am hiểu về tiền bạc. Dù đã hết sức cố gắng cẩn
thận trong lúc biên soạn, tập sách chỉ có mục đích cung cấp thông tin tổng quát mà thôi và không nên xem là những hướng dẫn trong bất cứ trường hợp riêng
nào. Quý vị nên nhờ người làm cố vấn độc lập về bất cứ vấn đề nào có liên quan đến mình.
Bộ Ngân khố không bảo đảm và không cam đoan thông tin trong tập hướng dẫn này là đúng, đầy đủ hoặc đáng tin cậy. Bộ Ngân khố tuyên bố không chịu trách
nhiệm về bất cứ trường hợp mất mát nào gây ra hoặc do sự tắc trách hoặc những cách thức khác xuất phát từ việc sử dụng hoặc trông cậy vào thông tin trong
tập hướng dẫn này.
© Commonwealth of Australia 2006
ISBN 0 642 74348 7
Tài liệu này được giữ bản quyền. Ngoài bất cứ những trường hợp sử dụng được Đạo Luật về Tác Quyền 1968 (Copyright Act 1968) cho phép, cấm in lại bất cứ
phần nào của tài liệu bằng bất cứ hình thức nào khi không có thư cho phép trước của Commonwealth. Mọi yêu cầu và thắc mắc về việc in lại và tác quyền, xin
liên lạc với Commonwealth Copyright Administration, Attorney General’s Department, Robert Garran Offices, National Circuit, Barton ACT 2600 hoặc hoặc
gửi thư qua mạng internet tại địa chỉ:
41.
Được Chính phủ Liên bang Úc, Capital Hill, Canberra, ACT ủy quyền.
Do Dân biểu Gary Nairn, Special Minister of State biên soạn.
In ấn tại CanPrint Communications Pty Ltd, 16 Nyrang Street, Fyshwick ACT 2609.
Kiểm tra tình hình ổn định
tài chánh của quý vị
Có bao giờ quý vị phải tự hỏi:
• Tất cả tiền bạc của mình chạy đi đâu hết?
• Tôi có thể kiểm soát thẻ tín dụng của mình bằng cách nào?
• Tiết kiệm cách nào là hay nhất?
• Tôi sẽ cần bao nhiều hưu bổng khi nghỉ hưu?
• Tôi cần phải có bao nhiêu tiền mới bắt đầu đầu tư được?
Nếu quý vị trả lời ‘có’ với bất cứ câu hỏi nào, quý vị cũng ở trong
cảnh ngộ giống như n hiều người dân Úc khác. Tập hướng dẫn này
sẽ giúp quý vị quản lý tiền bạc của mình và cung cấp cho quý vị
một số điều mách bảo đơn giản về cách thức làm cho tiền bạc của
mình sinh lợi nhiều hơn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- vietnamese.pdf