Cách khám bệnh da đỏ có vảy
- Khám miên mạc: Miệng, hậu môn- sinh dục, kết mạc mắt. Màu sắc, thương tổn.
- Khám lông, tóc: Mức độ rụng tóc, kiểu rụng tóc: còn chân, mất chân, cắt ngang
sợi, tóc chẻ, có hạt , trứng ký sing trùng
- Khám móng: móng tay, chân. Các loại hình thương tổn móng
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cách khám bệnh da đỏ có vảy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÁCH KHÁM BỆNH DA ĐỎ CÓ VẢY
TS. Trần Văn Tiến
Nội dung
1. Nguyên tắc chung
2. Hỏi bệnh
3. Khám lâm sàng
4. Xét nghiệm (Khám cận lâm sàng)
1. Nguyên tắc chung
Đủ ánh sáng
Nơi kín đáo để bộc lộ da càng nhiều càng tốt
Khám theo tuần tự, tránh bỏ sót:
+ Từ trên xuống dưới
+ Trước ra sau
+ Các bộ phận: niêm mạc
tóc, móng, hạch ngoại biên.
+ Khám toàn thân.
2. Hỏi bệnh
• Thời gian xuất hiện thương tổn (bao giờ?).
• vị trí của thương tổn lúc bắt đầu ( ở đâu?).
• Hình ảnh ban đầu của thương tổn: đốm, dát đỏ, sẩn
(cái gì?)
• Triệu chúng cơ năng: đau, rát trước hoặc sau khi có
thương tổn.
• Khởi phát bệnh: đột ngột hay từ từ. Khu trú hay lan tỏa.
• Cách lan rộng ra của thương tổn: ly tâm, lên, xuống, dọc ,
ngang
• Tiến tiển của bệnh:
+ Liên tục hay có những thời kỳ ổn định.
+ Cánh tiến triển này tự nhiên hay có điều trị.
2. Hỏi bệnh
• Các phương pháp điều trị đã áp dụng: thông
thường rất ít bệnh nhân đến khám bệnh là chưa
điều trị gì. Những thuốc đã điều trị nhiều khi làm
thay đổi hình ảnh của thương tổn cơ bản làm
chẩn đoán nhầm.
• Môi trường sống, điều kiện sinh hoạt, trang thái
tinh thần, nghề nghiệp và những yếu tố tiếp xúc
trước khi phát bệnh.
• Tiền sử bản thân trước khi bị bệnh, hiện tại có
bệnh gì kèm theo.
• Tiền sử gia đình.
3. Khám lâm sàng
• Phải tôn trọng nguyên tắc chung.
• Xác định thương tổn cơ bản (những
trường hợp nhiều vảy thì phải cậy vảy
hoặc đắp nước nuối, bôi thuốc làm bong
vảy). Bệnh đỏ da bong vảy thương tổn
là dát đỏ trên có vảy da.
3. Khám lâm sàng (tiếp)
3.1. Nhìn (quan sát) dát đỏ:
+ Hình dạng
+ Kích thước
+ Màu sắc: hồng, đỏ, trắng, tăng sắc tố, giảm sắc tố,
loang lổ. Dấu hiệu kèm theo: khô, bóng, ẩm ướt, teo.
+ Giới hạn bờ thương tổn.
+ Vị trí các thương tổn.
+ Cách sắp xếp: riêng lẻ, rải rác, thành đám, mảng, hình
thù đặc biệt, theo đường Blaschko
+ Cách phân bố: Toàn thân, khu trú: vị trí tỳ đè, vị trí các
nếp gấp, vùng bán niên mạc, quanh các hốc tự nhiên,
vùng hở, mặt gấp hay mặt duỗi, vùng da mỡ, vùng có
lông, tóc hay vùng da nhẵn
3. Khám lâm sàng (tiếp)
3.2. Nhìn (quan sát) vảy:
+ Phân biệt vảy da, vảy tiết hay vảy hỗn hợp.
+ Màu sắc của vảy: trắng, vàng, nâu, đen.
+ Kích thước vảy: bong thành mảng, dạng vảy phấn, vảy
cám.
+ Mức độ vảy nhiều hay ít, dày hay mỏng.
+ Phân bố của vảy: trên toàn bộ thương tổn, ở dìa
thương tổn, trung tâm, vị trí chân lông.
+ Tính chất của vảy: khô, chắc, dính, dễ bong , khó bong
+ Đặc điểm của lông, tóc tại chỗ có vảy.
- Phải phân biệt những thương tổn tiên phát và thương tổn
thứ phát.
3. Khám lâm sàng (tiếp)
3.3. Sờ nắn:
+ Thương tổn rắn, trắc, thô ráp, thâm
nhiễm, giới hạn thâm nhiễm, gờ cao so
với mặt da lành, ấn lõm.
+ Xác định độ căng, độ chun giãn của da
vùng thương tổn.
+ Nhiệt độ da vùng thương tổn so với da
lành.
3. Khám lâm sàng (tiếp)
- Khám miên mạc: Miệng, hậu môn- sinh
dục, kết mạc mắt. Màu sắc, thương tổn.
- Khám lông, tóc: Mức độ rụng tóc, kiểu
rụng tóc: còn chân, mất chân, cắt ngang
sợi, tóc chẻ, có hạt , trứng ký sing trùng
- Khám móng: móng tay, chân. Các loại
hình thương tổn móng
4. Xét nghiệm
(Khám cận lâm sàng)
Trên vào kết quả khám lâm sàng, định
hướng việc chỉ định XN để chẩn đoán xác
định.
3.4. Khám đặc biệt
+ Cạo vảy theo phương pháp Brocq + Dấu hiệu
Koebner
+ Dấu hiệu Nicolsky + Dấu hiệu vẽ nổi,
Darier
+ Châm kim + Ấn kính
+ Chọc dò: u, cục, hạch + Thử cảm giác
+ Sử dụng đèn Wood: soi nấm
- Khám các bộ phận: Tim. phổi, tiêu hóa, gan, lách
- Vẽ hình thương tổn: Đúng vị tri, hình dạng, kích
thước
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cach_kham_benh_da_do_co_vay_8104.pdf