Đơn vị cũng cần chú ý đầu tư về trang thiết bị
phục vụ cho công tác giảng dạy. Ngân sách Nhà
nước thường xuyên có những khoản đầu tư mua
sắm, nâng cấp thiết bị phục vụ cho công tác đào
tạo. Nhưng đôi khi nguồn ngân sách này còn chậm
giải ngân, chưa được sử dụng hợp lý. Vì vậy, trang
thiết bị, tiện nghi, cơ sở vật chất phục vụ cho công
tác giảng dạy cần được trang bị, đầu tư và nâng cấp
theo chương trình định kỳ.
7 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 23/03/2022 | Lượt xem: 269 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các yếu tố tác động lên sự thỏa mãn công việc của giảng viên trường Đại học Xây dựng miền Trung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 173
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG LÊN SỰ THỎA MÃN CÔNG VIỆC
CỦA GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG MIỀN TRUNG
FACTORS INFLUENCING LECTURERS’ JOB SATISFACTION
OF CENTRAL UNIVERSITY OF CONSTRUCTION
Trần Thị Nguyên Thảo1, Quách Thị Khánh Ngọc2
Ngày nhận bài: 30/10/2013; Ngày phản biện thông qua: 09/12/2013; Ngày duyệt đăng: 02/6/2014
TÓM TẮT
Nghiên cứu này xác định các yếu tố tác động lên sự thỏa mãn công việc của giảng viên Trường Đại học Xây dựng
miền Trung, tỉnh Phú Yên. Mô hình nghiên cứu và thang đo được xây dựng dựa trên lý thuyết về sự thỏa mãn công việc,
kết quả phân tích định tính sau phỏng vấn với 10 giảng viên đang làm việc tại một số trường trên địa bàn tỉnh. Một bảng
câu hỏi được xây dựng và điều chỉnh để đưa vào phỏng vấn chính thức. Phương pháp nghiên cứu định lượng đã phát triển
được 40 thành phần chính thức để đo lường 8 yếu tố: (1) Bản chất công việc, (2) Môi trường làm việc, (3) Cơ hội đào tạo
và thăng tiến, (4) Thu nhập, (5) Lãnh đạo, (6) Đồng nghiệp, (7) Đánh giá thực hiện công việc và (8) Thông tin. Dựa trên
mô hình đó, kết quả phân tích định lượng giảng viên Trường Đại học Xây dựng miền Trung cho thấy có 5 yếu tố tác động
lên sự thỏa mãn công việc như sau: (1) Thông tin, (2) Thu nhập, (3) Đánh giá thực hiện công việc, (4) Môi trường làm
việc, (5) Lãnh đạo.
Từ khóa: sự thỏa mãn công việc, giảng viên
ABSTRACT
This study determined factors that infl uenced to faculty’s job satisfaction of Central University of Construction, Phu
Yen Province. Research model and construct scales were built basing on the theory of job satisfaction, the results of qualitative
analysis with 10 faculty members working for some schools in the province. A questionnaire was built and adjusted
for formal interviews. The study revealed 40 items underlying 8 factors: (1) Work nature, (2) Work environment, (3) Advancement
Opportunities, (4) Salary, (5) Leadership, (6) Co-worker relations, (7) Job performance evaluation, and (8) Information.
Based on that model, the results of quantitative analysis showed that there are fi ve factors affecting job satisfaction
including: (1) Information, (2) Salary, (3) Job performance evaluation, (4) Work environment, and (5) Leadership.
Keywords: job satisfaction, lecturer
1 Trần Thị Nguyên Thảo: Cao học Quản trị kinh doanh 2009 – Trường Đại học Nha Trang
2 TS. Quách Thị Khánh Ngọc: Khoa Kinh tế - Trường Đại học Nha Trang
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Giáo dục luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của
mỗi quốc gia. Số liệu thống kê của Bộ Giáo dục và
Đào tạo hiện nay cho thấy đội ngũ giảng viên tại
các trường đại học nhìn chung vẫn còn đang thiếu.
Tuy nhiên trên thực tế, rất nhiều trường đang vượt
quá những ngưỡng tối thiểu kể trên. Thực tế tại các
trường trên địa bàn tỉnh Phú Yên cũng xảy ra tình
trạng này, Trường Đại học Xây dựng miền Trung
không phải là ngoại lệ.
Tìm kiếm, tuyển dụng giảng viên đáp ứng được
các yêu cầu đã khó, việc giữ chân các giảng viên,
nhất là những giảng viên giỏi, nhiều kinh nghiệm
lại càng khó khăn. Sự ổn định trong đội ngũ giảng
viên còn giúp đơn vị giáo dục hoạt động hiệu quả,
tiết kiệm được thời gian và chi phí, tạo niềm tin và
tinh thần đoàn kết trong nội bộ. Từ đó, giảng viên sẽ
xem đơn vị công tác là nơi lý tưởng cho họ phát huy
năng lực của mình, yên tâm giảng dạy tốt và gắn bó
lâu dài. Chính đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm
sư phạm và kinh nghiệm chuyên môn sẽ là nguồn
nhân lực chủ yếu giúp Nhà trường hoạt động hiệu
quả, nâng cao chất lượng giảng dạy, thu hút nhiều
sinh viên, đảm bảo chất lượng đầu ra, góp phần
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2014
174 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
xây dựng nguồn nhân lực có năng lực chuyên môn
và đạo đức phục vụ cho sự nghiệp phát triển đất
nước (www.tuoitre.vn (19/03/2012)).
Vậy làm thế nào để duy trì đội ngũ giảng viên
ổn định cho đơn vị mình nói riêng cũng như toàn
ngành giáo dục nói chung? Lý thuyết về động viên
và nhu cầu của con người cũng như nhiều nghiên
cứu (Spector, 1997; Trần Kim Dung, 2005) cho rằng
cần tạo ra sự thỏa mãn công việc cho người lao
động, tức giảng viên. Khi đã có được sự thỏa mãn
công việc, giảng viên sẽ có động lực làm việc tích
cực hơn, từ đó dẫn đến hiệu suất và hiệu quả giảng
dạy cao hơn. Đây cũng là điều mà cấp lãnh đạo
mong muốn đạt được.
Riêng Trường Đại học Xây dựng miền Trung từ
năm 2010 đến nay, đã có 5 giảng viên chuyển công
tác, một số ít giảng viên chưa ổn định tư tưởng để
kiên trì với nghề giáo. Mặt khác, Trường Đại học Xây
dựng miền Trung mới có quyết định lên đại học từ
Trường Cao đẳng Xây dựng số 3, do vậy chỉ tiêu
tuyển sinh trong những năm tới sẽ nhiều hơn, nhu
cầu giảng viên, đặc biệt là giảng viên có trình độ
cũng sẽ tăng cao trong thời gian sắp tới. Vì vậy Nhà
trường cần có những chính sách giữ chân, cũng như
thu hút những giảng viên. Vì vậy, Nhà trường luôn
mong muốn biết được các yếu tố tạo ra sự thỏa mãn
trong công việc của giảng viên trong Trường. Từ
những lý do này, tác giả thực hiện nghiên cứu: “Các
yếu tố tác động lên sự thỏa mãn công việc của giảng
viên Trường Đại học Xây dựng miền Trung”. Với dữ
liệu thu thập, nghiên cứu này hy vọng cung cấp cho
các cấp quản lý nhân sự trong Trường Đại học Xây
dựng miền Trung cái nhìn sâu sắc hơn về các yếu tố
mang lại sự thỏa mãn công việc cho đội ngũ giảng
viên, và giúp họ có các định hướng, chính sách phù
hợp trong việc sử dụng, đào tạo cũng như qui hoạch
đội ngũ giảng viên nhằm tạo nguồn nhân lực ổn định
cho Nhà trường. Xuất phát từ cơ sở hình thành đề
tài trên, nghiên cứu sẽ hướng tới các mục tiêu sau:
- Xây dựng và kiểm định các thang đo từng yếu
tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc.
- Đo lường mức độ thỏa mãn công việc nói chung
và mức độ thỏa mãn theo từng yếu tố công việc.
- So sánh mức độ thỏa mãn công việc giữa các
giảng viên theo giới tính, độ tuổi, thời gian công tác,
thu nhập, trình độ học vấn, lĩnh vực chuyên môn.
II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Khái niệm về sự thỏa mãn công việc
Con người là yếu tố quan tâm hàng đầu trong
tất cả các hoạt động, đặc biệt trong hoạt động kinh
doanh. Có rất nhiều nghiên cứu khác nhau trên
thế giới về thỏa mãn công việc, trong đó có rất nhiều
định nghĩa khác nhau về sự thỏa mãn công việc. Tại
Việt Nam nói riêng (Trần Kim Dung, 2005; Chầu Văn
Toàn, 2009) và thế giới nói chung đã có khá nhiều
công trình nghiên cứu về sự thỏa mãn và các yếu
tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của người lao động
tại nơi làm việc. Sự thỏa mãn này được định nghĩa
và đo lường trên cả hai khía cạnh: thỏa mãn chung
đối với công việc và thỏa mãn theo các yếu tố thành
phần trong công việc.
Sự thỏa mãn công việc chủ yếu phản ánh
mức độ một cá nhân yêu thích công việc của mình
(Kreitner và Kinicki, 2007). Đó là tình cảm hay cảm
xúc của người nhân viên đó đối với công việc của
mình. Ngoài ra, sự thỏa mãn công việc còn được
định nghĩa chung là mức độ người nhân viên yêu
thích công việc của chính họ, đó là thái độ dựa trên
sự nhận thức của người nhân viên (tích cực hay
tiêu cực) về công việc hoặc môi trường làm việc
của họ (Ellickson và Logsdon, 2001). Nói đơn giản
hơn, môi trường làm việc càng đáp ứng được các
nhu cầu, giá trị và tính cách của người lao động thì
độ thỏa mãn công việc càng cao. Weiss (1967) định
nghĩa rằng thỏa mãn trong công việc là thái độ về
công việc được thể hiện bằng cảm nhận, niềm tin và
hành vi của người lao động.
Với các quan điểm về sự thỏa mãn trên, định
nghĩa về sự thỏa mãn của Weiss là đầy đủ và bao
quát hơn cả, vì vậy nhóm tác giả sử dụng định nghĩa
này cho nghiên cứu của mình.
Mức độ thỏa mãn với các thành phần công việc
Theo Smith, Kendal và Hulin (1969), mức độ
thỏa mãn với các thành phần hay khía cạnh của
công việc là thái độ ảnh hưởng và ghi nhận của
nhân viên về các khía cạnh khác nhau trong công
việc (bản chất công việc, cơ hội đào tạo và thăng
tiến, lãnh đạo, đồng nghiệp, tiền lương) của họ.
Theo Schemerhon (1993, được trích dẫn bởi Luddy,
2005) định nghĩa sự thỏa mãn công việc như là sự
phản ứng về mặt tình cảm và cảm xúc đối với các
khía cạnh khác nhau của công việc của nhân viên.
Mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau về sự
thỏa mãn trong công việc nhưng nhìn chung sự thỏa
mãn công việc được định nghĩa theo hai khía cạnh
là sự thỏa mãn chung trong công việc và sự thỏa
mãn có được khi người lao động có cảm giác thích
thú, thoải mái và thể hiện phản ứng tích cực đối với
các khía cạnh công việc của mình.
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc
Công việc: Một công việc sẽ mang đến nhân
viên sự thỏa mãn chung và tạo được hiệu quả
công việc tốt nếu thiết kế công việc đó thỏa mãn
các đặc điểm sau: sử dụng các kỹ năng khác nhau,
nhân viên nắm rõ công việc, công việc đó cho phép
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 175
nhân viên thực hiện một số quyền nhất định để hoàn
tất công việc của mình và nhân viên sẽ chịu trách
nhiệm đối với các quyết định, được làm công việc
phù hợp với năng lực của họ.
Môi trường làm việc: Môi trường làm việc là tình
trạng của nơi người lao động làm việc, khối lượng
và thời gian làm việc phù hợp, sự an toàn thoải mái
ở nơi làm việc, được cung cấp trang thiết bị cần thiết
cho công việc, trong đó khối lượng giảng dạy, thời
gian giảng dạy và áp lực công việc ảnh hưởng trực
tiếp lên sự thỏa mãn công việc của giảng viên.
Cơ hội đào tạo và thăng tiến: Cơ hội đào tạo và
thăng tiến gồm hai thành phần đào tạo và thăng tiến.
Đào tạo là quá trình học hỏi những kỹ năng cần thiết
để thực hiện một công việc cụ thể. Thăng tiến là việc
di chuyển lên vị trí hoặc công việc quan trọng hơn
trong một tổ chức. Trong đề tài này, ta sẽ khảo sát
mức thỏa mãn về đào tạo với tiêu chí là được cung
cấp các kỹ năng và kiến thức để thực hiện tốt công
việc giảng dạy. Còn khía cạnh thăng tiến thể hiện ở
cơ hội thăng tiến, cơ hội phát triển cá nhân, chính
sách thăng tiến là công bằng với mọi giảng viên.
Thu nhập: Thu nhập là số tiền mà người giảng
viên có được từ công tác giảng dạy của mình tại đơn
vị giáo dục họ chính thức làm việc (thu nhập này
không bao gồm các khoản thu nhập khi họ giảng
dạy tại các đơn vị khác). Theo đó, khoản thu nhập
này sẽ bao gồm các khoản lương cơ bản, các khoản
trợ cấp, phụ cấp giảng viên, các loại thưởng bao
gồm cả thưởng định kỳ và thưởng không định kỳ.
Lãnh đạo: Lãnh đạo được coi như cấp trên
(Trưởng Bộ môn, Trưởng Khoa, Ban Giám hiệu).
Sự thỏa mãn công việc mang lại từ những yếu tố
mối quan hệ giữa cấp trên với nhân viên cấp dưới
của mình bao gồm việc giao tiếp với cấp trên, sự hỗ
trợ khi cần thiết, sự quan tâm của cấp trên, năng lực
của cấp trên, sự ủy quyền cho cấp dưới, sự đối xử
công bằng đối với nhân viên cấp dưới.
Đồng nghiệp: Đồng nghiệp là các giảng viên
dạy cùng khoa, cùng trường với nhau. Tương tự mối
quan hệ với cấp trên, giảng viên cần có được sự hỗ
trợ giúp đỡ của đồng nghiệp khi cần thiết, tìm thấy
sự thoải mái thân thiện khi làm việc với đồng nghiệp.
Đồng thời, nhân viên phải tìm thấy đồng nghiệp của
mình tận tâm với công việc để đạt được kết quả tốt,
đồng nghiệp cần phải là người đáng tin cậy.
Đánh giá thực hiện công việc: Vai trò của đánh
giá thực hiện công việc là cung cấp các thông tin cơ
bản, dựa vào đó, các doanh nghiệp mới có thể ra
quyết định về vấn đề thăng tiến và tiền lương của
nhân viên, đồng thời giúp cho nhà quản trị và các
nhân viên có cơ hội để xem xét lại các phẩm chất
liên quan đến công việc cần thiết phải có của một
nhân viên. Hầu hết mọi giảng viên đều mong muốn
Hình 1. Mô hình nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Nghiên cứu định tính
Phương pháp này được thực hiện thông qua
thảo luận nhóm với nội dung được chuẩn bị trước.
Thành phần tham dự buổi thảo luận: chủ trì đề tài và
10 giảng viên đang công tác tại một số trường đại
học, học viện và trường cao đẳng trên địa bàn thành
phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.
4.2. Nghiên cứu định lượng
Kích thước mẫu sẽ phụ thuộc vào việc ta muốn
gì từ những dữ liệu thu thập được và mối quan hệ
ta muốn thiết lập. Vấn đề nghiên cứu càng đa dạng
phức tạp thì mẫu nghiên cứu càng lớn. Một nguyên
tắc chung khác nữa là mẫu càng lớn thì độ chính
xác của các kết quả nghiên cứu càng cao. Tuy nhiên
trên thực tế thì việc lựa chọn kích thước mẫu còn
phụ thuộc vào một yếu tố hết sức quan trọng là
biết được các nhận xét, đánh giá của người lãnh
đạo về việc thực hiện công tác giảng dạy.
Thông tin: Nguyên tắc bảo đảm sự cung cấp
thông tin qua lại đầy đủ và kịp thời, trung thực và có
độ tin cậy cao, thực trạng vận dụng ở Nhà trường
vào một trong các nhân tố có ảnh hưởng đến sự
thỏa mãn của giảng viên.
3. Mô hình nghiên cứu
Trên cơ sở 5 khía cạnh của thang đo JDI:
Bản chất công việc, Cơ hội đào tạo và thăng tiến,
Lãnh đạo, Đồng nghiệp, Tiền lương và bổ sung
thêm thành phần nữa là Môi trường làm việc của
Trần Kim Dung (2005) khi nghiên cứu ở Việt Nam.
Nghiên cứu này đã bổ sung thêm hai thành phần
nữa là Đánh giá thực hiện công việc và Thông tin
theo nghiên cứu của tác giả nước ngoài (Masud
Rahman và Rumana Parveen, 2006) khi nghiên cứu
đánh giá về sự thỏa mãn trong công việc của giảng
viên. Hơn nữa, với tình hình hiện nay thì hai thành
phần này là khá phù hợp với thực tế của Trường vì
giảng viên đều mong muốn được đánh giá một cách
công bằng và có thể nắm bắt kịp thời các thông tin
của Nhà trường đưa ra. Mô hình đề xuất như sau:
Thu nhập
Đồng nghiệp
Lãnh đạo
Bản chất công việc
Đánh giá công việc
Thông tin
Môi trường làm việc
Sự
thỏa
mãn
trong
công
việc
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2014
176 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
năng lực tài chính và thời gian. Theo Hoàng Trọng
và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) cho rằng tỷ lệ đó
là 4 hay 5. Trong đề tài này có tất cả 40 biến quan
sát cần tiến hành phân tích nhân tố, vì vậy số mẫu
tối thiểu cần thiết là 40 x 5 = 200. Tuy nhiên, tính đến
thời điểm hiện nay, quy mô số lượng giảng viên của
trường chỉ mới có 153 người, do vậy sẽ lấy toàn bộ
số lượng hiện có, mẫu này là tổng thể. Dữ liệu thu
thập được xử lý bởi phần mềm SPSS 16.0.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
1. Kết quả đánh giá thang đo
Kết quả phân tích hệ số cronbach Alpha cho
từng nhân tố cho thấy các thành phần thang đo
đều có hệ số Cronbach Alpha > 0,7 nên các thang
đo đều đạt tiêu chuẩn. Cụ thể như sau: thành phần
“bản chất công việc” = 0,863; thành phần “Môi trường
làm việc” = 0,741; thành phần “Thu nhập” = 0,867;
thành phần “Lãnh đạo” = 0,841; thành phần “Đồng
nghiệp” = 0,856; thành phần “Đánh giá thực hiện công
việc” = 0,791 và thành phần “Sự thỏa mãn chung của
giảng viên” = 0,739. Đồng thời các biến quan sát đều
có hệ số tương quan biến tổng cao và lớn hơn 0,3 nên
các biến đều đạt yêu cầu và đảm bảo độ tin cậy. Do
vậy, các thành phần này đều có đủ điều kiện để tiếp
tục sử dụng trong các phân tích tiếp theo.
Phân tích nhân tố khám phá EFA được sử dụng
tiếp theo để gom các nhân tố và thu nhỏ dữ liệu. Kết
quả cho thấy với 40 biến đủ tin cậy được sử dụng
để đưa vào phân tích nhân tố, sau 3 lần phân tích
nhân tố đã loại bỏ bớt 7 biến và còn lại 33 biến được
gom lại như sau.
Bảng 1. Ma trận xoay nhân tố trong phân tích nhân tố EFA
Thành phần
1 2 3 4 5 6 7
Nhà trường luôn tạo cơ hội thăng tiến cho người có năng lực .820
Nhận được các khoản thưởng xứng đáng với kết quả làm việc .818
Các khoản phụ cấp là hợp lý .810
Có nhiều cơ hội phát triển cá nhân .796
Mức lương hiện nay là phù hợp với năng lực và đóng góp .745
Được đào tạo đầy đủ các kỹ năng sư phạm để giảng dạy tốt .740
Có thể sống hoàn toàn dựa vào thu nhập từ việc giảng dạy .570
Đồng nghiệp luôn tận tâm hoàn thành công việc .760
Được tạo điều kiện để nâng cao kiến thức chuyên môn .741
Đồng nghiệp thân thiện, hòa đồng .736
Đồng nghiệp sẵn sàng giúp đỡ khi cần .705
Đồng nghiệp là người đáng tin cậy .644
Có đủ cơ hội cho công việc nghiên cứu khoa học trong Trường .582
Mọi giảng viên đều được cấp trên đối xử công bằng .760
Không gặp khó khăn khi giao tiếp với cấp trên .745
Cấp trên luôn động viên và hỗ trợ khi cần thiết .715
Cấp trên có năng lực, tầm nhìn, khả năng điều hành tốt .695
Công việc có nhiều thử thách, thú vị .848
Được kích thích để sang tạo trong công việc .819
Công việc giảng dạy cho phép sử dụng tốt năng lực cá nhân .815
Được quyền quyết định một số vấn đề thuộc về chuyên môn .793
Kết quả đánh giá phản cánh đầy đủ, chính xác .850
Đánh giá khách quan, kho học và công bằng .761
Giảng viên nên được đánh giá của sinh viên .725
Đánh giá giúp cải thiện và nâng cao chất lượng giảng dạy .559
Thông tin về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giảng dạy được xác định .750
Thông tin phản hồi hiệu quả giảng dạy phản hồi thường xuyên .672
Thông tin được cung cấp kịp thời cho mọi giảng viên .611
Kết quả đánh giá giảng viên của sinh viên được công bố rõ ràng .597
Thời gian lên lớp bố trí phù hợp .851
Khối lượng giảng dạy được phân công hợp lý .776
Áp lực công việc không cao .729
Có thư viện, internet cung cấp chất lượng giảng dạy .611
Cronbach’ Alpha .854 .835 .785 .774 .821 .805 .799
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 177
Trước tiên, hệ số xác định của mô hình trên là
0.589, thể hiện bảy biến độc lập trong mô hình giải
thích được 58.9% biến thiên của biến phụ thuộc sự
thỏa mãn công việc. Phần mềm xử lý số liệu cho ra
phương trình hồi quy tuyến tính như sau:
Y = 0.258X1+ 0.173X2 + 0.201X3 + 0.133X4
+ 0.136X5
Trong đó:
- Y: sự thỏa mãn công việc của giảng viên;
- X1, X2, X3, X4, X5: sự thỏa mãn đối với thông
tin, thu nhập, đánh giá thực hiện công việc, môi
trường làm việc, lãnh đạo.
Điều này có nghĩa là ngoại trừ nhân tố sự thỏa
mãn đối với đồng nghiệp và bản chất công việc, các
nhân tố khác trong phương trình đều có ảnh hưởng
đến sự thỏa mãn công việc.
3. Nhận xét
Kết quả hồi quy cho thấy “Thông tin” là yếu tố
có ảnh hưởng lớn nhất đến mức độ thỏa mãn trong
công việc của giảng viên tại Trường Đại học Xây
dựng miền Trung. Hệ số β >0 cũng cho thấy mối
quan hệ giữa yếu tố “Thông tin” và “Mức độ thỏa
mãn trong công việc” là mối quan hệ cùng chiều.
Nghĩa là khi giảng viên cảm thấy việc cung cấp và
phản hồi của thông tin được thực hiện đầy đủ, đảm
bảo công bằng thì họ sẽ làm việc tốt hơn. Yếu tố
thứ hai có ảnh hưởng lớn đến mức độ thỏa mãn là
“Đánh giá thực hiện công việc”. Kết quả hồi quy có
B = 0.201, dấu dương của hệ số Beta có ý nghĩa là
mối quan hệ giữa yếu tố “Đánh giá thực hiện công
việc” và “Mức độ thỏa mãn trong công việc” là mối
quan hệ thuận chiều, nghĩa là giảng viên thấy được
sự đánh giá hiệu quả, công bằng và chính xác càng
cao thì sẽ càng làm tăng mức độ thỏa mãn.
Yếu tố “Thu nhập” có B = 0.173, nghĩa là yếu tố
“Thu nhập” có mối quan hệ thuận chiều với mức độ
thỏa mãn trong công việc của giảng viên tại Trường
Đại học Xây dựng miền Trung: khi mức độ thỏa mãn
về thu nhập tăng thì mức độ hài lòng trong công
việc cũng tăng và ngược lại. Yếu tố “Lãnh đạo” có
B = 0.136, nghĩa là yếu tố “Lãnh đạo” có ảnh hưởng
thuận chiều với mức độ thỏa mãn trong công việc
của giảng viên: khi giá trị của yếu tố lãnh đạo tăng
thì mức độ thỏa mãn trong công việc cũng sẽ tăng
theo và ngược lại. Yếu tố “Môi trường làm việc” có
B = 0.133, nghĩa là yếu tố “Môi trường làm việc” có
mối quan hệ thuận chiều với mức độ thỏa mãn trong
công việc.
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Khi sự thỏa mãn được xét dưới từng nhân tố
riêng biệt thì giảng viên thỏa mãn cao nhất đối với
thông tin. Tiếp đến là thỏa mãn đối với Đánh giá
thực hiện công việc, Thu nhập, Lãnh đạo và Môi
trường làm việc. Kết quả phân tích thống kê cho
thấy với độ tin cậy 95% không có sự khác nhau về
sự thỏa mãn công việc giữa giảng viên nam và nữ,
giữa những giảng viên có độ tuổi khác nhau, thời
gian công tác khác nhau. Và có sự khác biệt về mức
độ thỏa mãn công việc giữa những giảng viên có thu
nhập bình quân khác nhau, đối với giảng viên thuộc
lĩnh vực chuyên môn khác nhau, và trình độ học vấn
khác nhau. Về độ tuổi, nhóm giảng viên có độ tuổi
dưới 30 tuổi có mức độ thỏa mãn công việc thấp
nhất. Về trình độ học vấn thì nhóm giảng viên có
trình độ Thạc sỹ có mức độ thỏa mãn đối với công
việc thấp nhất. Về thời gian công tác, nhóm giảng
viên có thời gian công tác từ 3 đến 5 năm có mức
độ thỏa mãn công việc thấp nhất.
2. Kiến nghị
2.1. Thông tin
Nhà trường cần duy trì những buổi họp mặt, gặp
gỡ định kỳ, tổ chức sinh hoạt chuyên môn hay ngoài
chuyên môn để đội ngũ giảng viên có thể hiểu thêm
2. Phân tích hồi quy
Bảng 2. Kết quả hồi qui tuyến tính theo phương pháp Enter
Mô hình
Hệ số chưa
chuẩn hóa
Sai số
chuẩn
t Sig.
Hệ số tương quan Thống kê đa công tuyến
B Sai số chuẩn Beta
Bậc
không
Riêng
phần
Thành
phần Tolerance VIF
(Constant) -.028 .389 -.071 .943
thong tin .258 .063 .312 4.124 .000 .682 .322 .214 .472 2.118
thu nhap .173 .059 .212 2.958 .004 .620 .237 .154 .527 1.897
danh gia cong viec .201 .065 .208 3.101 .002 .581 .248 .161 .603 1.659
moi truong lam viec .133 .052 .138 2.543 .012 .295 .205 .132 .912 1.097
lanh dao .136 .061 .162 2.243 .026 .604 .182 .117 .515 1.940
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2014
178 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
về nhau, tạo sự gắn kết trong nội bộ khoa, phòng
cũng như trong nội bộ Trường nói chung, từ đó việc
nắm bắt và truyền đạt thông tin sẽ nhanh chóng, kịp
thời và chính xác. Cần xây dựng các quy chế làm
việc nhằm tạo môi trường sao cho có sự phân công
công việc rõ ràng, minh bạch, công khai giữa các
giảng viên, tránh hiện tượng ưu ái cá nhân.
2.2. Thu nhập
Đối với các đơn vị công lập, lương giảng viên
thường có hai khoản là lương ngân sách và lương
ngoài ngân sách, còn ngoài công lập đa số dựa trên
nguồn kinh phí độc lập của trường nên việc sắp xếp
lại đội ngũ nhân lực trong đơn vị, loại bỏ những vị
trí dư thừa, sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực là
nằm trong khả năng của đơn vị. Giải pháp trả lương
theo hiệu quả giảng dạy cũng cần xem xét để tạo sự
công bằng trong phân phối thu nhập. Ngoài ra, để
tăng nguồn thu cho Nhà trường, cần phải gắn đào
tạo với thực tiễn, đẩy mạnh công tác đào tạo theo
đặt hàng; có sự liên kết, gắn bó chặt chẽ với các
doanh nghiệp, đơn vị sản xuất, sử dụng lao động.
Phấn đấu hầu hết các trường có được hoạt động,
hình thức liên kết cụ thể về đào tạo với các doanh
nghiệp, cơ quan, đơn vị sử dụng lao động...
Cần thực hiện việc nghiêm túc và công bằng
việc đánh giá giảng viên, dựa vào đó để cụ thể
hóa thành tiêu chí trong việc xét nâng lương, khen
thưởng và các chính sách hỗ trợ khác. Nghiên cứu,
thực hiện thí điểm việc trả lương gắn với nhiệm vụ,
hiệu quả giảng dạy và nghiên cứu khoa học của
giảng viên trong Trường.
2.3. Đánh giá thực hiện công việc
Theo lộ trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm
2010 tất cả các trường Đại học, Cao đẳng phải
áp dụng chương trình đào tạo theo tín chỉ. Việc
các giảng viên phải chuyển đổi từ phương pháp
giảng dạy theo đào tạo học phần sang tín chỉ gặp
không ít khó khăn. Với giảng dạy theo tín chỉ thì
giảng viên phải thực hiện tốt phương pháp dạy học
tích cực, lấy người học (ở đây là sinh viên) làm
trung tâm, thực hiện tốt việc bao quát lớp, giám sát
việc tự đọc tài liệu và thảo luận các nội dung môn
học. Tuy nhiên, điều đó đòi hỏi người giảng viên
phải được đào tạo, tập huấn về phương pháp dạy
học theo tín chỉ, phương pháp giảng dạy tích cực.
Nhưng thực tế cho thấy việc này tại một số đơn
vị giáo dục chưa được thực hiện triệt để hay chỉ
thực hiện, chỉ đạo nửa vời. Điều này ảnh hưởng
rất nhiều đến mức độ thỏa mãn đối với đặc điểm
công việc của giảng viên. Vì giảng viên không hiểu
rõ về công việc của mình thì không thể đạt sự
thỏa mãn trong công việc. Do vậy, để đảm bảo
giảng viên hiểu rõ về công việc giảng dạy của mình,
từ đó có thể kích thích sáng tạo trong công việc thì
Nhà trường phải tổ chức những buổi hội thảo quy
mô về đào tạo theo tín chỉ, mời các chuyên gia có
kinh nghiệm về tập huấn cho đội ngũ giảng viên.
Sau mỗi học kỳ, cần có các cuộc họp chuyên môn
trong phạm vi Khoa hay toàn Trường để tổng kết,
đánh giá công tác đào tạo theo tín chỉ, hay đánh
giá chất lượng đào tạo nói chung.
2.4. Lãnh đạo
Lãnh đạo cấp Khoa, Trường cần giữ được
phẩm chất đạo đức cá nhân, thể hiện phong cách,
tác phong lịch sự hòa nhã, tránh những hành động,
cử chỉ, thái độ xem thường cấp dưới hay tạo hình
ảnh xấu trong đánh giá của cấp dưới về người quản
lý. Nhất là đối với những giảng viên giỏi, lãnh đạo
cần có cách ứng xử hợp lý để vừa tạo sự tôn trọng
của họ vừa góp phần giúp Nhà trường duy trì nguồn
nhân lực then chốt. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng
đội ngũ giảng viên nhất là tạo điều kiện cho các
giảng viên trẻ, có năng lực chuyên môn.
Ban lãnh đạo cần phân chia quyền quản lý cho
các Khoa, Tổ bộ môn để nếu có vấn đề về đào tạo
thì việc ủy quyền hợp lý, kịp thời sẽ giúp giải quyết
công việc nhanh chóng, đồng thời các giảng viên
cũng có niềm tin đối với cấp lãnh đạo. Là bộ phận
đứng đầu của đơn vị, sự công bằng của bộ phận
lãnh đạo là yếu tố quan trọng đối với sự thỏa mãn
công việc của giảng viên. Lãnh đạo cần sâu sát hơn
về giảng viên cụ thể là trong đời sống để nắm bắt
được những khó khăn và nguyện vọng của họ. Cán
bộ quản lý cần rèn luyện khả năng giao tiếp, lắng
nghe, tiếp thu ý kiến đóng góp, phản ánh, yêu cầu
để có hướng giải quyết kịp thời. Định kỳ nên tổ chức
thực hiện cho giảng viên đánh giá và đóng góp ý
kiến cho lực lượng quản lý trực tiếp của mình cũng
như Ban Giám hiệu Nhà trường. Việc này sẽ giúp
cho lãnh đạo kịp thời nắm được những điều khiến
cấp dưới không hài lòng về họ, từ đó có những điều
chỉnh hợp lý.
2.5. Môi trường làm việc
Đơn vị cũng cần chú ý đầu tư về trang thiết bị
phục vụ cho công tác giảng dạy. Ngân sách Nhà
nước thường xuyên có những khoản đầu tư mua
sắm, nâng cấp thiết bị phục vụ cho công tác đào
tạo. Nhưng đôi khi nguồn ngân sách này còn chậm
giải ngân, chưa được sử dụng hợp lý. Vì vậy, trang
thiết bị, tiện nghi, cơ sở vật chất phục vụ cho công
tác giảng dạy cần được trang bị, đầu tư và nâng cấp
theo chương trình định kỳ.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 179
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Trần Kim Dung, 2005. Đo lường mức độ thỏa mãn đối với công việc trong điều kiện của Việt Nam. Tạp chí Phát triển Khoa
học Công nghệ. Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
2. Nguyễn Thị Thu Thủy, 2010. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn trong công việc của giảng viên tại Tp. Hồ Chí Minh.
Luận văn Thạc sỹ Kinh tế. Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.
3. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, tập 1. NXB Hồng Đức.
Tiếng Anh
4. Keith A. Bender and John S. Heywood, 2005. Job satisfaction of the highly educated: The rRole of gender, academic tenure,
and comparison income. University of Wisconsin - Milwaukee., USA.
5. Locke Smith, E. A., 1976. The nature of job satisfaction. Handbook of industrial and organizational psychology, Chicago. USA.
6. Masud Rahman and Rumana Parveen, 2006. Job satisfaction: A study among public and private university teachers of
Bangladesh. Faculty os Business and Economics. Daffodil International University.
7. Smith, P.C, Kendall, LM and Hulin,C.L, 1969. The measurement of satisfaction in work and retirement. Rand McNally,
Chicago, IL., USA.
8. Tom W. Smith, 2007. Job sSatisfaction in the United States. NORC/ University of Chicago. USA.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cac_yeu_to_tac_dong_len_su_thoa_man_cong_viec_cua_giang_vien.pdf