Các yếu tố ảnh hưởng thu nhập của hộ nông dân tại huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên

Kiến nghị 1. Tiếp tục thực hiện công tác giảm nghèo nhằm nâng cao thu nhập cũng như cải thiện chất lượng cuộc sống cho người nông dân. 2. Trong số các giải pháp đề ra huyện nên chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với điều kiện địa phương, xoá bỏ dần tính chất thuần nông. Đồng thời khuyến khích người dân đầu tư cho trồng trọt, chăn nuôi, phát triển vùng chè để tận dụng lợi thế của vùng. 3. Công tác đào tạo nghề, nâng cao trình độ cho người nông dân nông thôn là một chủ trương đúng, tuy nhiên, chất lượng và hiệu quả trong công tác đào tạo nghề chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu và nguyện vọng của người dân, công việc này nên được đánh giá và rút kinh nghiệm càng sớm càng tốt.

pdf6 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 287 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng thu nhập của hộ nông dân tại huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Khánh Doanh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 155 - 160 155 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG THU NHẬP CỦA HỘ NÔNG DÂN TẠI HUYỆN PHÖ LƢƠNG TỈNH THÁI NGUYÊN Nguyễn Khánh Doanh*, Nguyễn Thị Gấm, La Thị Thùy Lê, Mai Thùy Dung Trường Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Đề tài đƣợc thực hiện nhằm xác định các nhân tố ảnh hƣởng tới thu nhập của các nông hộ ngƣời nghèo tại huyện Phú Lƣơng, tỉnh Thái Nguyên. 200 mẫu ngẫu nghiên đã đƣợc lựa chọn tại 5 xã của huyện Phú Lƣơng. Điều tra đƣợc tiến hành lặp lại 2 lần vào năm 2007 và 2012. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố trong mô hình nhƣ trình độ lao động của chủ hộ, chi phí cho trồng trọt, chi phí cho chăn nuôi, diện tích sản xuất của hộ và số lao động của hộ đều có tác động đến thu nhập của hộ. Tuy nhiên, nghiên cứu không tìm thấy có sự ảnh hƣởng của biến dân tộc tới thu nhập của hộ. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu trên, một số các giải pháp hữu hiệu đã đƣợc đề xuất. Từ khóa: Phú Lương, thu nhập hộ, yếu tố ảnh hưởng Mở đầu* Các chính sách xóa đói, giảm nghèo ở huyện Phú Lƣơng đã thực sự đi vào cuộc sống nhiều năm qua. Những kết quả đạt đƣợc trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống và thu nhập của hộ của đình trong huyện là nhờ những thành tựu về kinh tế - xã hội của tỉnh và huyện phát triển theo chiều hƣớng tích cực. Các chủ trƣơng về đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng, hỗ trợ về cây con giống, vốn vay, vốn ƣu đãi, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, xoá nhà tạm và các chính sách khác đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn và nâng cao đời sống của nhân dân, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 31% năm 2007 xuống còn 12,99% năm 2011 (báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của huyện năm 2011). Tuy nhiên, nhìn lại vấn đề nghèo đói trong giai đoạn qua, chúng ta không khỏi băn khoăn bởi còn một bộ phận dân cƣ chịu cảnh thiếu thốn về vật chất do thu nhập thấp. Tình trạng tái nghèo còn phổ biến do tác động của rủi ro về thiên tai, dịch bệnh và biến động xấu của thị trƣờng. Những hộ đã thoát nghèo, nhƣng có thu nhập ngay cận trên của chuẩn nghèo, rất dễ bị tái nghèo dƣới tác động của những rủi ro này. Thu nhập thấp dẫn đến hạn chế tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Ngoài ra, mức chênh lệch về thu nhập giữa các vùng, các nhóm dân cƣ đang có xu hƣớng tăng lên là nguyên nhân tạo ra những * Tel: 0977 242268 bất công trong xã hội. Mặc dù đã đạt đƣợc thành tựu lớn trong công tác xoá đói giảm nghèo và nâng cao thu nhập cho ngƣời dân, song những thách thức đặt ra là vấn đề cần đƣợc các cấp, các ngành tiếp tục nghiên cứu, có những giải pháp hữu hiệu nâng cao mức thu nhập của hộ gia đình, góp phần thực hiện thành công xoá đói và giảm nghèo ở huyện. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu xác định “các nhân tố ảnh hưởng tới thu nhập của hộ nông dân tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên”. Mục tiêu, thời gian và phƣơng pháp thu thập số liệu Mục đích nghiên cứu là xác định các yếu tố ảnh hƣởng tới thu nhập của hộ nông dân huyện Phú Lƣơng trong giai đoạn 2007 - 2011, từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao thu nhập của hộ, góp phần nâng cao mức sống của hộ nông dân trên địa bàn huyện nói riêng và tỉnh Thái Nguyên nói chung. Thời gian nghiên cứu: Số liệu phục vụ cho nghiên cứu đƣợc thu thập từ điều tra vào năm 2007 và 2011. Địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu đƣợc thực hiện tại huyện Phú Lƣơng, tỉnh Thái Nguyên. Phương pháp thu thập số liệu: Đề tài tiến hành điều tra lặp lại 200 hộ tại huyện Phú Lƣơng (điều tra lần 1 năm 2007 và lần 2 năm 2012) ở 5 xã của huyện Phú Lƣơng, tỉnh Thái Nguyên. Đối tƣợng điều tra bao gồm cả Nguyễn Khánh Doanh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 155 - 160 156 những hộ ngƣời dân tộc và hộ gia đình ngƣời Kinh. Xã Yên Đổ và xã Yên Lạc đại diện cho khu vực phía Bắc, có tỷ lệ hộ nghèo cao và chuyên sản xuất nông nghiệp. Xã Ôn Lƣơng và xã Động Đạt đại diện khu vực miền Trung, có tỷ lệ hộ nghèo cao, địa hình khó khăn và phức tạp. Xã Vô Tranh đại diện khu vực miền Nam của huyện, có điều kiện sản xuất tốt hơn và là vùng chè chuyên canh. Mỗi xã chọn ngẫu nhiên 40 hộ nghèo. Phƣơng pháp phân tích Mô hình Cobb Douglas phi tuyến tính đã đƣợc sử dụng nhằm đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng tới thu nhập của hộ nông dân tại huyện Phú Lƣơng Hàm Cobb-Douglas đƣợc xây dựng nhƣ sau: Y = AX1 b1 X2 b2 *X3 b3 *X4 b4 *X5 b5 *e α1D1 + U Trong đó: Y: Thu nhập bình quân hộ (nghìn đồng) A là hệ số của mô hình Các biến độc lập: X1: Trình độ học vấn của chủ hộ (lớp), X2: Chi phí cho trồng trọt (nghìn đồng), X3: Chi phí cho chăn nuôi (nghìn đồng), X4: Diện tích đất sản xuất của hộ (m 2 ), X5: Lao động của hộ (ngƣời) và D: Biến giả về dân tộc (1: dân tộc Kinh; 0: dân tộc khác); Ui là sai số ngẫu nhiên cứu mô hình; bi là độ co giãn Xi đối với Y, điều này có nghĩa là khi Xi tăng lên 1% dẫn đến Y tăng lên Bi %, nếu các biến khác không thay đổi. Đối với biến giả, nếu hộ gia đình là ngƣời Kinh, thì thu nhập của sẽ tăng lên cao hơn α so với các hộ ngƣời dân tộc. Kết quả và thảo luận Ứng dụng Excel để giải bài toán hàm CD dƣới dạng phi tuyến tính ta có bảng hàm sản xuất của năm 2007 và 2011 bảng 1: Kiểm định và phân tích mô hình năm 2007 Kết quả phân tích các yếu tố tác động đến thu nhập của hộ gia đình năm 2007 đƣợc thể hiện ở mô hình sau: Năm 2007: Ln(TN) = 5,094+ 0,1629Ln(TD) + 0,1675Ln(TT) + 0,1994Ln(CN) + 0,1451Ln(DT) + 0,4917 Ln(LD) + 0,0685 D Nhận xét mô hình Để xác định sự tồn tại của mô hình, ta so sánh F mô hình với F(k-1,n-k)(α) Nếu F(k-1,n-k)(α) (tra bảng) > F(mô hình) thì chấp nhận giả thiết H0 cho rằng tất cả các biến giải thích Xi không ảnh hƣởng tới thu nhập bình quân/khẩu/tháng. Bảng 1: Kết quả chạy mô hình hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ Tên biến 2007 2011 Hệ số ƣớc lƣợng T–kiểm định Mức ý nghĩa Hệ số ƣớc lƣợng T–kiểm định Mức ý nghĩa Hệ số chặn 5.0948 12.8587 9.77E-28 5.9836 12.5675 7.42E-27 Ln(X1) 0.1629 1.8921 0.0599 0.4995 4.55891 9.12E-06 Ln(X2) 0.1675 3.2273 0.0014 0.1804 3.5519 0.0004 LN(X3) 0.1994 6.5234 5.89E-10 0.1155 3.9240 0.0001 Ln(X4) 0.1451 4.9703 1.47E-06 0.1570 3.7980 0.0001 Ln(X5) 0.4917 4.7065 4.8E-06 0.3949 2.8312 0.0051 D 0.0685 1.2566 0.2104 -0.0268 -0.3384 0.735 Hệ số xác định bội R2 65.06% 42.02% Hệ số xác định bội đã hiệu chỉnh R2 63.97% 40.21% FStatitic = 59.8976 23.3132 Prob[F] = 1.75E-41 1.25E-20 Số quan sát 200 200 Hàm ƣớc lƣợng các yếu tố ảnh hƣởng tới thu nhập của hộ điều tra là: - Năm 2007: Ln(Y) = 5,094+ 0,1629Ln(X1) + 0,1675Ln(X2) + 0,1994Ln(X3) + 0,1451Ln(X4) + 0,4917 Ln(X5) + 0,0685 D - Năm 2011: Ln(Y) = 5,983+ 0,4995Ln(X1) + 0,1804 Ln(X2) + 0,1155Ln(X3) + 0,1570Ln(X4) + 0,3949 Ln(X5) - 0,0268 D (Nguồn: Kết quả chạy hàm số liệu điều tra) Nguyễn Khánh Doanh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 155 - 160 157 H0: (b1=b2=...=bi=0) Nếu F(k-1,n-k)(α) (tra bảng) < F(mô hình) thì chấp nhận giả thiết H1 cho rằng có ít nhất một hệ số bi khác không (có ít nhất 1 biến giải thích Xi ảnh hƣởng tới thu nhập bình quân/khẩu/tháng). H1: Tồn tại ít nhất một hệ số bi khác 0. F (k-1,n-k) (α) = F (5, 194) (0,05) = 2,260 < 59,89. Vậy giả thiết H1 đƣợc chấp nhận, có ít nhất 1 biến giải thích Xi ảnh hƣởng tới thu nhập bình quân/khẩu/tháng. R 2 = 0,6506 có nghĩa các yếu tố chi phí trồng trọt, chi phí chăn nuôi, diện tích, lao động trong mô hình đã gây ra 65,06% sự biến động thu nhập của hộ. R2 = 0,6506 là chỉ tiêu chấp nhận đƣợc trong nghiên cứu sản xuất nông nghiệp, đặc biệt phù hợp với những địa phƣơng miền núi đa dạng về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội. Phân tích mô hình Qua phân tích ở trên ta có thể thấy rằng nhân tố quyết định lớn nhất đến thu nhập của hộ ở đây chính là yếu tố lao động, với mức ý nghĩa, hay còn gọi là P _ value = 4,8E-06 có nghĩa là với độ tin cậy 99% cho thấy cứ tăng 1% lao động sẽ làm cho thu nhập của hộ tăng lên 0,4917%. Tiếp theo là nhân tố tác động đến thu nhập của hộ là hoạt động chăn nuôi, với mức ý nghĩa, hay còn gọi là P_value = 5,89E-10 có nghĩa là với độ tin cậy 99% cứ tăng 1% vốn đầu tƣ cho chăn nuôi sẽ làm cho thu nhập của hộ tăng lên là 0,1994%. Với mức ý nghĩa, hay còn gọi là P_value = 0,0015, có nghĩa là với độ tin cậy 99% khi tăng vốn đầu tƣ cho hoạt động trồng trọt lên thì làm cho thu nhập của hộ tăng lên 0,1675%. Qua kết quả hàm CD còn cho biết, yếu tố trình độ của chủ hộ không có ý nghĩa trong mô hình, do thời gian này, các hộ còn đầu tƣ cho trồng trọt, chăn nuôi và sinh hoạt gia đình, không đầu tƣ cho việc nâng cao trình độ của chủ hộ.Với giả thuyết có sự khác biệt về thu nhập giữa nhóm hộ dân tộc Kinh với dân tộc khác không có ý nghĩa thống kê do P-value=0,2104 tƣơng đƣơng với xác suất 88,96%. Khi các yếu tố khác không đổi, nếu chi phí trồng trọt tăng thêm 1% thì thu nhập của hộ sẽ tăng lên tƣơng ứng là 0.167%, hay chi phí trồng trọt tăng thêm 1000đ thì thu nhập của hộ sẽ tăng lên tƣơng ứng là 0.898 nghìn đồng. Khi các yếu tố khác không đổi, nếu số lao động của hộ tăng thêm 1% thì thu nhập của hộ sẽ tăng lên tƣơng ứng là 0.491%, hay số lao động của hộ tăng thêm 1 ngƣời thì thu nhập của hộ sẽ tăng lên tƣơng ứng là 5019.2 nghìn đồng. Kiểm định và phân tích mô hình năm 2011 Mô hình ƣớc lƣợng các yếu tổ ảnh hƣởng tới thu nhập của hộ năm 2011 là: Ln(TN) = 5,983+ 0,4995Ln(TD) + 0,1804 Ln(TT) + 0,1155Ln(CN) + 0,1570Ln(DT) + 0,3949 Ln(LD) -0,0268 D Nhận xét mô hình Để xác định sự tồn tại của mô hình, ta so sánh F mô hình với F(k-1,n-k)(α) Nếu F(k-1,n-k)(α) (tra bảng) > F(mô hình) thì chấp nhận giả thiết H0 cho rằng tất cả các biến giải thích Xi không ảnh hƣởng tới thu nhập bình quân/khẩu/tháng. H0: (b1=b2=...=bi=0) Nếu F(k-1,n-k)(α) (tra bảng) < F(mô hình) thì chấp nhận giả thiết H1 cho rằng có ít nhất một hệ số bi khác không (có ít nhất 1 biến giải thích Xi ảnh hƣởng tới thu nhập bình quân/khẩu/tháng). H1: Tồn tại ít nhất một hệ số bi khác 0. F (k-1,n-k) (α) = F (5, 194) (0,05) = 2,260 < 23,31. Vậy giả thiết H1 đƣợc chấp nhận, có ít nhất 1 biến giải thích Xi ảnh hƣởng tới thu nhập bình quân/khẩu/tháng. R 2 = 0,4202 có nghĩa các yếu tố chi phí trồng trọt, chi phí chăn nuôi, diện tích, lao động trong mô hình đã gây ra 42,02% sự biến động thu nhập của hộ. Còn lại 57,98% là do yếu tố ngẫu nhiên và các yếu tố khác không có trong mô hình. Phân tích mô hình Trong các nhân tố tồn tại của mô hình phân tích thì nhân tố trình độ của chủ hộ có tác động mạnh nhất đến thu nhập của hộ, với mức ý nghĩa P_value = 9,12E-06, có nghĩa là Nguyễn Khánh Doanh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 155 - 160 158 với độ tin cậy 99%, khi các yếu tố khác không đổi trình độ học vấn của chủ hộ tăng lên 1 lớp sẽ làm cho thu nhập của hộ tăng lên 0,4995%. Yếu tố tác động ít nhất đến thu nhập trong mô hình là hoạt động chăn nuôi, với mức ý nghĩa hay P _ value = 0,00012, có nghĩa là với độ tin cậy 99%, khi tăng chi phí cho hoạt động chăn nuôi lên 1% sẽ làm cho thu nhập của hộ tăng lên 0.1155%. Yếu tố lao động không có ý nghĩa trong mô hình, do điều kiện các hộ gia đình đã đáp ứng đủ lao động cho sản xuất nông nghiệp, mặt khác các công việc ngoài nông nghiệp không nhiều thì việc lao động tăng lên đồng nghĩa với việc tạo ra sức ép về việc làm đối với hộ và làm giảm thu nhập bình quân/khẩu/tháng của gia đình. Khi các yếu tố khác không đổi, nếu số năm đi học của chủ hộ tăng thêm 1% thì thu nhập của hộ sẽ tăng lên tƣơng ứng là 0.499%, hay số năm đi học của chủ hộ tăng thêm 1 năm thì thu nhập của hộ sẽ tăng lên tƣơng ứng là 1014.82 nghìn đồng. Khi các yếu tố khác không đổi, nếu chi phí trồng trọt tăng thêm 1% thì thu nhập của hộ sẽ tăng lên tƣơng ứng là 0.18%, hay chi phí trồng trọt tăng thêm 1000đ thì thu nhập của hộ sẽ tăng lên tƣơng ứng là 0.475 nghìn đồng. Khi các yếu tố khác không đổi, nếu số lao động của hộ tăng thêm 1% thì thu nhập của hộ sẽ tăng lên tƣơng ứng là 0.39%, hay số lao động của hộ tăng thêm 1 ngƣời thì thu nhập của hộ sẽ tăng lên tƣơng ứng là 3845.41 nghìn đồng. So sánh kết quả 2 mô hình Cobb-Douglas qua giai đoạn 2007 và 2011 Qua phân tích cho thấy: Thu nhập của hộ nông dân đều phụ thuộc vào các nhân tố nhƣ trình độ học vấn của chủ hộ, hoạt động chăn nuôi, trồng trọt, diện tích canh tác và lao động. Tuy nhiên mức độ phụ thuộc của thu nhập hộ nông dân vào các này có sự thay đổi qua 2 năm theo chiều hƣớng giảm (năm 2007: R 2=63,97%; năm 2011: R2=40,21%); qua kết quả phân tích còn cho thấy cả 2 năm 2007 và 2011 thu nhập của hộ đều không phụ thuộc vào nhân tố dân tộc. Điều đó đƣợc giải thích rằng tập quán canh tác của nhóm dân tộc khác cũng giống nhƣ dân tộc Kinh và các điều kiện về hạ tầng cơ sở, thị trƣờng tại địa phƣơng có tính đồng đều đối với 2 nhóm hộ. Trong các nhân tố tồn tại trong mô hình thì các nhân tố nhƣ: trình độ học vấn, hoạt động trồng trọt và diện tích đất tác động đến thu nhập của hộ có xu hƣớng mạnh hơn, trong đó mạnh nhất là nhân tố trình độ học vấn của chủ hộ; Năm 2007, yếu tố trình độ trong mô hình không có ý nghĩa do các hộ chƣa đƣợc chú trọng đầu tƣ do tƣ duy an phận của ngƣời dân. Năm 2011, yếu tố lao động không có ý nghĩa. Nguyên nhân tăng lao động khi không đáp ứng đƣợc nhu cầu việc làm sẽ làm giảm thu nhập bình quân/ngƣời/tháng. Do đó, địa phƣơng cần phải có chính sách phát triển ngành nghề, tạo ra nhiều việc làm để tăng thu nhập cho ngƣời dân. Sau 5 năm, khi nhận thức đƣợc thay đổi, trình độ của chủ hộ đƣợc nâng cao thì kinh nghiệm và kiến thức trong sản xuất và quản lý gia đình thƣờng đƣa ra những quyết định sản xuất hiệu quả tốt hơn, đặc biệt là trong việc sử dụng đồng vốn đầu tƣ cho sản xuất. Năm 2011, hoạt động chăn nuôi lại có tác động không mạnh tới thu nhập của hộ so với năm 2007 do có biến động chi phí về thức ăn tăng mạnh trong năm 2011. Tuy nhiên, ngoài yếu tố dân tộc không tác động tới thu nhập/ngƣời/tháng của hộ, còn lại các yếu tố khác đều có ý nghĩa và ảnh hƣớng tới phát triển kinh tế của các hộ nghiên cứu. Kết luận và kiến nghị Trong quá trình thực hiện nghiên cứu về thu nhập của hộ nông dân huyện Phú Lƣơng, tôi rút ra một số kết luận nhƣ sau: 1. Đƣợc sự đầu tƣ, hỗ trợ của nhà nƣớc cùng với sự phấn đấu nỗ lực của chính quyền địa phƣơng và sự vƣơn lên trong sản xuất của ngƣời dân, công cuộc xóa đói giảm nghèo và nâng cao thu nhập cho ngƣời dân của huyện Phú Lƣơng đã có những tác động tích cực làm thay đổi cuộc sống của các hộ gia đình nông dân. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức sống của ngƣời dân đã đƣợc cải thiện rõ rệt, ngƣời dân đƣợc tiếp cận với nhiều dịch vụ xã hội, đồng thời có nhiều kinh nghiệm hơn trong sản xuất. Tuy nhiên, sau 5 năm (2007-2011), số hộ nghèo không giảm so với 5 năm về trƣớc cho thấy công tác xoá đói giảm nghèo chƣa đạt kết quả cao, đồng nghĩa với việc thu nhập Nguyễn Khánh Doanh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 155 - 160 159 của ngƣời trong nghiên cứu còn hạn chế. Thu nhập của họ hầu hết đều xoay quanh chuẩn nghèo, do đó rất dễ dẫn đến tái nghèo khi có những tác động khách quan cũng nhƣ khi có sự thay đổi về chuẩn nghèo. 2. Thông qua mô hình Cobb-Douglas phân tích nhân tố ảnh hƣởng đến sản xuất của hộ nhƣ trình độ học vấn của chủ hộ, đầu tƣ chăn nuôi, trồng trọt, diện tích canh tác và lao động. Tuy nhiên mức độ tác động của các nhân tố độc lập vào thu nhập hộ nông dân có sự thay đổi qua 2 năm 2007 và 2011 theo chiều hƣớng giảm (R2 2007= 0.6397; R 2 2011=0.4021); nhân tố trình độ ảnh hƣởng mạnh tới thu nhập của hộ, nhân tố dân tộc không ảnh hƣởng tới thu nhập của hộ. Bên cạnh đó, vấn đề giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho lao động, địa phƣơng cần khẩn trƣơng có chính sách phù hợp. Kiến nghị 1. Tiếp tục thực hiện công tác giảm nghèo nhằm nâng cao thu nhập cũng nhƣ cải thiện chất lƣợng cuộc sống cho ngƣời nông dân. 2. Trong số các giải pháp đề ra huyện nên chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với điều kiện địa phƣơng, xoá bỏ dần tính chất thuần nông. Đồng thời khuyến khích ngƣời dân đầu tƣ cho trồng trọt, chăn nuôi, phát triển vùng chè để tận dụng lợi thế của vùng. 3. Công tác đào tạo nghề, nâng cao trình độ cho ngƣời nông dân nông thôn là một chủ trƣơng đúng, tuy nhiên, chất lƣợng và hiệu quả trong công tác đào tạo nghề chƣa cao, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu và nguyện vọng của ngƣời dân, công việc này nên đƣợc đánh giá và rút kinh nghiệm càng sớm càng tốt. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện công tác xóa đói, giảm nghèo. UBND huyện Phú Lƣơng 2. Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện chƣơng trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2007- 2011. UBND huyện Phú Lƣơng 3. Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng năm 2011. Phƣơng hƣớng, giải pháp thực hiện nhiệm vụ năm 2011. UBND huyện Phú Lƣơng 4. Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng nhiệm kỳ năm 2004-2010. Phƣơng hƣớng, giải pháp thực hiện nhiệm vụ nhiệm kỳ năm 2011 - 2020. HĐND huyện Phú Lƣơng 5. Báo cáo Phát triển Việt Nam 2004. Nghèo. Báo cáo chung của các nhà tài trợ tại Hội nghị Tƣ vấn các nhà tài trợ Việt Nam, Hà Nội, 2-3 tháng 12 năm 2003 6. Biểu tổng hợp rà soát hộ nghèo các năm 2007, 2008, 2009, 2010, 2011. Phòng Lao Động TB &XH 7. Biểu tổng hợp kết quả điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo huyện Phú Lƣơng năm 2011, Phòng Lao Động TB &XH 8. Các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, Hà Nội,2003 9. Hội nghị chống đói nghèo khu vực Châu Á. Thái Bình Dƣơng, do ESCAP tổ chức tại Băng Cốc - Thái Lan, tháng 9/2003 10. Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2010, 2011 SUMMARY INFLUENCE FACTORS OF HOUSEHOLD INCOME IN PHU LUONG DISTRICT - THAI NGUYEN PROVINCE Nguyen Khanh Doanh * , Nguyen Thi Gam, La Thi Thuy Le, Mai Thuy Dung College of Economics and Business Administration - TNU This study was conducted to identify factors that influenced the incomes of the poor households in Dinh Hoa district, Thai Nguyen province. 200 samples were randomly selected from 5 selected communes. The surveys were repeated with the same samples in 2007 and 2012. Research finding showed that the educational level of the household head, expenditure for agricultural cultivation, expenditure for animal husbandry, cultivated area, and number of the household laborers had a positive influence on the household income. Based on these research findings, some recommendations were proposed. Keywords: Phu Luong, incomes of household, influence factors * Tel: 0977 242268 Nguyễn Khánh Doanh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 155 - 160 160 Phụ lục 1: Kết quả mô hình Cobb-Douglas cho năm 2007 Regression Statistics Multiple R 0,806602 R Square 0,650607 Adjusted R Square 0,639745 Standard Error 0,381272 Observations 200 ANOVA df SS MS F Sig. F Regression 6 52,24342 8,707237 59,89768 1,75E-41 Residual 193 28,05613 0,145369 Total 199 80,29955 Coefficients Standard Error t Stat P-value Lower 95% Upper 95% Lower 95.0% Upper 95.0% Intercept 5,094847 0,396218 12,8587 9,77E-28 4,313374 5,87632 4,313374 5,87632 TD 0,162942 0,086115 1,892154 0,059968 -0,0069 0,332789 -0,0069 0,332789 Trong trot 0,167562 0,051919 3,227376 0,001468 0,065161 0,269964 0,065161 0,269964 chan nuoi 0,199404 0,030567 6,523415 5,89E-10 0,139115 0,259693 0,139115 0,259693 Dien tichm2) 0,145111 0,029195 4,970326 1,47E-06 0,087528 0,202694 0,087528 0,202694 LD 0,491766 0,104485 4,706552 4,8E-06 0,285686 0,697846 0,285686 0,697846 Dan toc CH 0,068569 0,054566 1,256623 0,210409 -0,03905 0,176192 -0,03905 0,176192 Phụ lục 2: Kết quả mô hình Cobb-Douglas cho năm 2011 Regression Statistics Multiple R 0.561815 R Square 0.315636 Adjusted R Square 0.29436 Standard Error 0.52554 Observations 200 ANOVA df SS MS F Significance F Regression 6 24.58484 4.097474 14.83558 6.37E-14 Residual 193 53.30513 0.276192 Total 199 77.88997 Coefficients Standard Error t Stat P-value Lower 95% Upper 95% Lower 95.0% Upper 95.0% Intercept 6.283871 0.582243 10.79253 1.51E-21 5.135496 7.432247 5.135496 7.432247 Ln(TD) 0.214204 0.096532 2.218998 0.027652 0.023811 0.404597 0.023811 0.404597 Ln(TT) 0.18367 0.064741 2.83697 0.005041 0.055978 0.311361 0.055978 0.311361 LN(CN) 0.115584 0.03808 3.035304 0.002734 0.040478 0.190689 0.040478 0.190689 Ln(DT) 0.100516 0.045011 2.233127 0.026689 0.011739 0.189294 0.011739 0.189294 Ln(LD) 0.401176 0.114308 3.509613 0.000558 0.175723 0.626628 0.175723 0.626628 Dan toc 0.169339 0.085649 1.977125 0.049451 0.000411 0.338268 0.000411 0.338268 Ngày nhận bài:13/3/2014; Ngày phản biện:15/3/2014; Ngày duyệt đăng: 25/3/2014 Phản biện khoa học: TS. Trần Nhuận Kiên – Trường Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh - ĐHTN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcac_yeu_to_anh_huong_thu_nhap_cua_ho_nong_dan_tai_huyen_pho.pdf