Giống lúa OM4900 cần được khảo nghiệm
thực tế tại một số địa phương và một số vùng
sinh thái khác để khẳng định thêm nhận định
của đề tài và xác định các vùng sinh thái thích
hợp sản xuất thâm canh các giống lúa năng
suất cao. Đồng thời trên bao bì sản phẩm hoặc
tài liệu kèm theo cần phải có thông tin hướng
dẫn sử dụng về cách thức đặt nẩy mầm, thời
gian ngâm, ủ.
6 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 24/03/2022 | Lượt xem: 215 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các yếu tổ ảnh hưởng đến tỷ lệ nảy mầm của hạt lúa giống OM 4900 theo thời gian bảo quản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2016
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 87
THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC
CÁC YẾU TỔ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ LỆ NẢY MẦM CỦA HẠT LÚA
GIỐNG OM 4900 THEO THỜI GIAN BẢO QUẢN
FACTORS INFLUENCING ON THE GERMINATION RATE OF RICE SEED VARIETY
4900 OM BY STORAGE TIME
Nguyễn Đức Thắng1, Mai Thị Tuyết Nga2
Ngày nhận bài: 15/1/2015; Ngày phản biện thông qua: 27/11/2015; Ngày duyệt đăng: 15/6/2016
TÓM TẮT
Nghiên cứu này khảo sát sự ảnh hưởng của vị trí hạt trong lô bảo quản, độ ẩm hạt theo thời gian bảo
quản và phương pháp đặt nẩy mầm của hạt giống đến tỉ lệ nảy mầm của lúa giống OM 4900 tại Công ty cổ
phần Giống cây trồng Nha Hố-Ninh Thuận đảm bảo đạt tỉ lệ nảy mầm cao theo QCVN 01-54:2011/BNNPTNT.
Nghiên cứu được thực hiện trong khoảng thời gian sáu tháng (từ tháng 10 năm 2013 đến tháng 01 năm 2014)
tại 12 vi trí khác nhau của mỗi lô hàng trong kho, 5 nhóm độ ẩm hạt khác nhau và 2 phương pháp đặt nẩy
mầm. Tỉ lệ hạt nảy mầm được đánh giá theo mức quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-54:2011/
BNNPTNT về chất lượng hạt giống lúa. Kết quả cho thấy, hạt thóc từ các vị trí khác nhau của lô trong kho
bảo quản có tỷ lệ nẩy mầm khác nhau, đồng thời tỉ lệ nảy mầm giảm dần theo thời gian bảo quản, đặc biệt là
giảm mạnh sau 5 tháng bảo quản. Hạt có độ ẩm cao sau thời gian bảo quản sẽ dẫn đến việc tỉ lệ nảy mầm bị
giảm. Phương pháp đặt nảy mầm truyền thống cho tỉ lệ nảy mầm cao hơn so với phương pháp đặt giữa giấy.
Từ khóa: Lúa giống, OM 4900, vị trí, độ ẩm hạt, phương pháp đặt nảy mầm
ABSTRACT
This work was to study the effect of grain positions in batches preservation, grain moisture and
germinating methods on the germination rate of rice seed variety OM 4900 by storage time. The study was
conducted during 6 months (from October 2013 to March 2014 at Nha Ho Seed Joint Stock Company - Ninh
Thuan Province with samples taken from 12 different locations of a batch in the storage, 5 different seed
moisture contents, and germinated by 2 different methods. The results show that seed locations in the storage
had the effect on the germination rate of the seed, especially after 5 months of storage. Seed obtained higher
moisture content gave worse germinating rate.
Keywords: Rice seed, OM 4900, grain position, grain moisture, germinating method
1 Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Ninh Thuận
2 Khoa Công nghệ thực phẩm – Trường Đại học Nha Trang
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nước ta là nước nông nghiệp nhiệt đới,
sản xuất nông nghiệp mang nặng tính thời vụ,
phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Nhu cầu sản xuất
nông nghiệp quanh năm mùa luôn luôn cần có
hạt giống để gieo trồng cho nên việc bảo quản
hạt giống là một công đoạn quan trọng của
công nghệ sau thu hoạch, vấn đề công nghệ
và kỹ thuật bảo quản là khâu then chốt nhất,
quyết định chất lượng và hiệu quả tỷ lệ nẩy
mầm hạt giống.
Trong quá trình bảo quản, hạt giống
thường xuất hiện một số hiện tượng như: nấm
mốc, lên men, nhiễm sâu mọt, dịch chuyển ẩm
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2016
88 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
trong khối hạt, hô hấp, tự bốc nóng, nẩy
mầm Khi chúng bị những hiện tượng trên,
chất lượng của hạt giống bị giảm; hàm lượng
các chất dinh dưỡng, độ nẩy mầm và cường
độ nẩy mầm suy giảm.
Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với
thóc dự trữ quốc gia QCVN 14:2014/BTC (thay
thế QCVN 14:2011/BTC), bảo quản an toàn khi
độ ẩm của thóc đóng bao không lớn hơn 14%;
nhiệt độ trung bình của khối hạt không lớn hơn
32°C; trong điều kiện áp suất thấp.
Tại Ninh Thuận có hai đơn vị sản xuất
và kinh doanh lúa giống Trung tâm giống cây
trồng Nha Hố thuộc Viện Nghiên cứu Bông và
Phát triển nông nghiệp Nha Hố và Công ty Cổ
phần giống cây trồng Nha Hố. Tuy nhiên chưa
có đơn vị nào đáp ứng được phương pháp bảo
quản trong điều kiện áp suất thấp chỉ có kho
bảo quản thông thường.
Ngày 24 tháng 6 năm 2011, Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư số
45/2011/TT-BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia QCVN 01-54:2011/BNNPTNT về chất
lượng hạt giống lúa. Xuất phát từ thực trạng và
những yêu cầu chất lượng lúa giống đúng quy
chuẩn, việc nắm được các yếu tố ảnh hưởng
đến tỉ lệ nảy mầm của hạt lúa giống là hết sức
cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn, giúp nhà quản
lý và người dân có các biện pháp thích hợp
để duy trì được hạt giống cho tỉ lệ nảy mầm
đạt yêu cầu. Nghiên cứu này nhằm khảo sát
sự ảnh hưởng của vị trí hạt trong lô bảo quản,
độ ẩm hạt theo thời gian bảo quản và phương
pháp đặt nẩy mầm của hạt giống đến tỉ lệ nảy
mầm của lúa giống OM 4900 tại Công ty cổ
phần Giống cây trồng Nha Hố - Ninh Thuận
đảm bảo đạt tỉ lệ nảy mầm cao theo QCVN 01-
54:2011/BNNPTNT.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu:
1.1. Đối tượng nghiên cứu:
Giống OM 4900 do Viện Lúa đồng bằng
sông Cửu Long chọn tạo từ tổ hợp lai C53/
JASMINE85 (markerRG28). Được công nhận
giống chính thức năm 2009 theo Quyết định số
198 QĐ/BNN-KHCN ngày 18/06/2009 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Giống
lúa OM 4900 được Công ty CP Giống Cây
trồng Nha Hố nhập về và sản xuất đáp ứng
nhu cầu thị trường hiện nay. Những đặc tính
chủ yếu:
- Thời gian sinh trưởng: 100 ÷ 105 ngày.
- Chiều cao cây: 100 ÷ 110 cm, đẻ nhánh
khoẻ, cứng cây.
- Lá đòng dài to, đứng, giữ được màu xanh
khi chín.
- Chiều dài bông: 25 ÷ 28 cm.
- Hạt chắc trên bông: 120 ÷ 135 hạt.
- Trọng lượng 1000 hạt: khoảng 28 gam.
- Hạt gạo dài, ít bạc bụng, cơm dẻo, thơm ngon.
- Năng suất trung bình: 65 ÷ 75 tạ/ha.
Giống OM 4900 ít nhiễm sâu bệnh. Chống
chịu tốt với bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá. Phản
ứng với rầy nâu và bệnh đạo ôn cấp 3.
1.2. Phương pháp nghiên cứu:
Sử dụ ng phương phá p thự c nghiệ m theo
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8548:2011 Hạt
giống cây trồng - Phương pháp kiểm nghiệm.
2. Địa điểm nghiên cứu:
Mẫu thí nghiệm được thực hiện tại Phòng
thí nghiệm thuộc Công ty Cổ phần giống cây
trồng Nha Hố tỉnh Ninh Thuận.
3. Phạm vi nghiên cứu:
Đã có nhiều công trình nghiên cứu khác
nhau trong và ngoài nước về phương pháp sấy,
nhiệt độ, độ ẩm trong kho,... chất liệu bao bì để
bảo quản hạt giống nhưng chưa có nghiên cứu
nào về ảnh hưởng của vị trí hạt trong lô bảo
quản, độ ẩm hạt theo thời gian bảo quản và
phương pháp đặt nẩy mầm lúa giống đến tỉ lệ
nảy mầm. Do đó, việc nghiên cứu ảnh hưởng
của các yếu tố này đến tỷ lệ nẩy mầm theo
mức quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
QCVN 01-54:2011/BNNPTNT về chất lượng
hạt giống lúa là cần thiết. Cụ thể là nghiên cứu
bảo quản lúa giống OM 4900 tại Công ty cổ
phần giống cây trồng Nha Hố - Ninh Thuận
đạt tỷ lệ nẩy mầm cao theo quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia QCVN 01-54:2011/BNNPTNT không
nhỏ hơn 80% số hạt.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2016
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 89
4. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 10 năm
2013 đến tháng 01 năm 2014
5. Bố trí thí nghiệm:
5.1. Bố trí thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng
của các vị trí trong kho bảo quản đến tỷ lệ nẩy
mầm của lúa giống
Để nghiên cứu ảnh hưởng của các vị trí
của lúa giống trong kho đến tỷ lệ nảy mầm,
mẫu được lấy từ 12 vị trí khác nhau của các lô
hạt (các bao) bao gồm: vị trí bề mặt trên cùng
lô, vị trí bề mặt khoản giữa hai lô, bề mặt khoản
giữa hành lang trong kho, bề mặt sát vách kho
phía Đông, bề mặt sát vách kho phía Tây, bề
mặt sát vách kho phía Nam, bề mặt sát vách
kho phía Bắc, bề mặt sát nền kho, vị trí giữa
1/4 lô từ trên xuống, giữa 2/4 lô từ trên xuống,
giữa 3/4 lô từ trên xuống, bề mặt sát nền giữa
lô. Để nghiên cứu ảnh hưởng của các vị trí của
lúa giống trong kho đến tỷ lệ nảy mầm theo
thời gian bảo quản. Mẫu được lấy từ 12 vị trí
trên sau 3, 4, 5 và 6 tháng bảo quản.
5.2. Bố trí thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng
của độ ẩm hạt đến tỷ lệ nẩy mầm của lúa giống
Để nghiên cứu ảnh hưởng của độ ẩm hạt
theo thời gian bảo quản đến tỷ lệ nẩy mầm của
lúa giống, mẫu được lấy tại những vị trí nêu
trên và phân thành 5 nhóm mẫu có độ ẩm hạt
khác nhau. Nhóm độ ẩm hạt W (%): 12,0; 12,5;
13,0; 13,5; 14,0.
5.3. Bố trí thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng
của phương pháp đặt nẩy mầm đến tỷ lệ nẩy
mầm của lúa giống
Hai phương pháp đặt nảy mầm được
nghiên cứu là phương pháp truyền thống
(ngâm, ủ) và phương phá p thự c nghiệ m theo
tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8548:2011 (đặt giữa
giấy). Biện pháp tối ưu hóa tỷ lệ nẩy mầm của
lúa giống bằng phương pháp trạng hoặc sấy
(phá ngủ). Vậy có 4 nghiệm thức. Nghiên cứu
được thực hiện cho hạt giống sau 3 và 6 tháng
bảo quản. Mẫu được lấy từ cùng vị trí và có
cùng độ ẩm hạt tại thời điểm lấy mẫu.
6. Phương pháp phân tích số liệu:
- Số liệu theo dõi được xử lý, tính toán trên
phần mềm Microsoft Excel 2007.
- Số liệu các thí nghiệm đánh giá tỷ lệ nẩy
mầm được phân tích theo phương pháp thống
kê bằng chương trình SAS 9.1 Institute. Những
giá trị trung bình của các mẫu đo, đếm và kết
quả phân tích được so sánh với nhau bằng
kiểm định F và kiểm định phân hạng Duncan ở
mức xác suất α = 0,05
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
1. Ảnh hưởng của vị trí bảo quản theo thời
gian đến tỷ lệ nẩy mầm của lúa giống
1.1. Ảnh hưởng các vị trí bảo quản lúa giống
sau các khoảng thời gian khác nhau đến tỷ lệ
nẩy mầm
Điều kiện bảo quản có ảnh hưởng rất lớn
đến thời gian bảo quản và tỷ lệ nảy mầm của
hạt lúa giống. Điều kiện bảo quản tốt, thích
hợp có thể duy trì sự nảy mầm 85 ÷ 90% trong
thời gian 8 tháng [7].
Bảng 1. Ảnh hưởng các vị trí bảo quản đến tỷ lệ nẩy mầm của lúa giống
Vị trí
Tỷ lệ nẩy mầm (%)
Sau 3 tháng Sau 4 tháng Sau 5 tháng Sau 6 tháng
Bề mặt trên cùng lô 97.4 a 96.8 a 90.3 a 89.8 a
Bề mặt khoản giữa hai lô 97.3 ab 95.7 a 87.7 b 87.9 b
Bề mặt khoản giữa hành lang trong kho 97.4 a 95.3 ab 86.3 bc 85.6 c
Bề mặt sát vách kho phía Đông 95.7 abcde 95.0 ab 86.1 bc 85.3 c
Bề mặt sát vách kho phía Tây 95.2 cde 92.3 cd 83.6 de 81.0 d
Bề mặt sát vách kho phía Nam 96.3 abcd 92.9 bc 85.7 bc 85.5 c
Bề mặt sát vách kho phía Bắc 97.4 abc 91.9 cd 85.1 cd 85.2 c
Bề mặt sát nền kho 94.5 de 90.9 cde 82.0 ef 80.5 d
Giữa 1/4 lô từ trên xuống 97.6 a 88.6 ef 86.2 bc 80.6 d
Giữa 2/4 lô từ trên xuống 95.3 bcde 89.6 def 82.8 e 80.5 d
Giữa 3/4 lô từ trên xuống 94.0 e 87.5 f 80.8 f 78.2 e
Bề mặt sát nền giữa lô 91.0 f 83.5 g 80.3 f 77.7 e
CV(%) 1.3 1.9 1.5 1.3
F0,05 7.4 11.3 17.0 39.7
Ghi chú: Trong cùng một cột, ký tự theo sau giá trị trung bình khác nhau chỉ sự khác biệt có ý nghĩa (p< 0,05) giữa các
mẫu trong cột đó
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2016
90 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Bảng 1 và hình 1 cho thấy, tại mỗi vị trí
khác nhau của hạt trong lô tại kho bảo quản,
có tỷ lệ nẩy mầm khác nhau, đồng thời tỉ lệ
nảy mầm giảm dần theo thời gian bảo quản,
đặc biệt là giảm mạnh sau 5 tháng bảo quản.
Trong đó hạt từ các vị trí giữa của lô hạt cho
tỉ lệ nảy mầm thấp hơn so với các vị trí khác.
Đó có thể là do hạt giữa lô điều kiện thoát ẩm
và thoát nhiệt sinh ra do quá trình hô hấp của
hạt không được tốt như ở các vị trí bên ngoài.
Để duy trì tốt tỉ lệ nảy mầm của hạt, cần phải
bảo quản khối hạt lúa giống bằng cách kết hợp
các biện pháp như kê trên pallet, tạo hành lang
từ 1 m trở lên, định kỳ phải có biện pháp đảo
vị trí bảo quản, rút ngắn thời gian bảo quản lại
hoặc muốn kéo dài thời gian bảo quản, đảm
bảo đạt tỷ lệ nầy mầm phải bảo quản lúa giống
ở nhiệt độ thấp dưới 25°C [2], [3], [5].
2. Ảnh hưởng của độ ẩm hạt đến tỷ lệ nẩy
mầm của lúa giống
1.2. Ảnh hưởng của thời gian bảo quản đến tỷ lệ nẩy mầm của lúa giống tại các vị trí khác
Hình 1. Tỷ lệ nẩy mầm của hạt giống tại 12 vị trí theo thời gian bảo quản
Bảng 2. Ảnh hưởng của độ ẩm hạt đến tỷ lệ nẩy mầm của lúa giống theo thời gian bảo quản
Độ ẩm hạt W (%)
Tỷ lệ nẩy mầm
Sau 03 tháng Sau 04 tháng Sau 05 tháng Sau 06 tháng
12,0 93,0a 92,0a 89,5a 83,5a
12,5 92,1b 91,1a 89,2a 82,5b
13,0 90,8c 89,3b 87,5b 81,6bc
13,5 90,4c 88,5b 85,9c 80,8cd
14,0 87,4d 85,7c 85,0c 80,0d
Ghi chú: Trong cùng một cột hoặc một hàng, ký tự theo sau giá trị trung bình khác nhau chỉ sự khác biệt có ý nghĩa
(p< 0,05) giữa các mẫu trong cột hoặc hàng đó.
Bảng 2 cho thấy sau mỗi khoảng thời gian
bảo quản nhất định, hạt có độ ẩm càng cao thì
cho tỉ lệ nảy mầm càng thấp. Đồng thời, tỉ lệ nảy
mầm của hạt có cùng độ ẩm giảm dần theo thời
gian bảo quản. Để thời gian bảo quản được
lâu, nhưng vẫn đảm bảo tỷ lệ nẩy mầm cần
phải có biện pháp thông thoát kho, có thể lắp
thêm quạt hút để tải nhiệt và tải ẩm ra bên ngoài
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2016
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 91
ổn định độ ẩm hạt nhất là những thời điểm thời tiết nắng nóng hoặc có biện pháp che chắn vào thời
điểm mưa bão, tránh độ ẩm hạt tăng cao [4], [6].
3. Ảnh hưởng của phương pháp đặt nẩy mầm đến tỷ lệ nẩy mầm của lúa giống
Bảng 3. Ảnh hưởng của phương pháp ngâm, ủ truyền thống và phương phá p thự c nghiệ m
theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8548:2011 (đặt giữa giấy) đến tỷ lệ nẩy mầm của hạt giống
sau thời điểm bảo quản khác nhau
Tỷ lệ nẩy mầm sau 3 tháng bảo quản (%) Tỷ lệ nẩy mầm sau 6 tháng bảo quản (%)
Mẫu Theo TCVN 8548:2011 Theo truyền thống Mẫu Theo TCVN 8548:2011 Theo truyền thống
1 90 92 4 93 93
2 94 93 5 97 96
3 89 95 6 92 97
Bảng 4. Ảnh hưởng của phương pháp trạng hoặc sấy đến tỷ lệ nẩy mầm của lúa giống
và phương phá p thự c nghiệ m theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8548:2011 (đặt giữa giấy)
Xử lý phá ngũ bằng sấy khô ở nhiệt độ 50
°C
Tỷ lệ nẩy mầm (%)
Theo truyền thống Theo TCVN 8548:2011
Mẫu 1 99 99
Mẫu 2 99 98
Mẫu 3 97 97
Bảng 3, bảng 4 cho thấy phương pháp đặt
nảy mầm truyền thống cho tỉ lệ hạt nảy mầm
cao hơn so với phương pháp thự c nghiệ m
theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8548:2011.
Qua thử nghiệm trên cho thấy nếu thử nghiệm
trong phòng thí nghiệm cho kết quả tỷ lệ nẩy
mầm đảm bảo trên 80% thì lúa giống xuất bán
có chất lượng đảm bảo. Bên cạnh đó trên mỗi
bao lúa giống được bán cho người dân cần
nên có hướng dẫn sử dụng (cách thức) ngâm
ủ, trạng lại. Đây cũng là cách thức nâng cao
tỷ lệ nẩy mầm. Vì sau khi lúa giống được phơi
hoặc sấy khô có độ ẩm hạt giảm lưu kho xảy ra
hiện tượng hạt ngủ hoặc hạt cứng. Trước khi
đem ra gieo, khuyến cáo người dân phải trạng
lại, ngâm, ủ thì tỷ lệ nẩy mầm cao [1].
IV. KẾ T LUẬ N VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Vị trí của hạt giống trong lô bảo quản có
ảnh hưởng đến tỷ lệ nẩy mầm theo thời gian
bảo quản. Tại vị trí giữa lô từ trên xuống tỉ lệ
nảy mầm thấp hơn so với tại các vị trí khác,
thời gian bảo quản càng lâu thì tỷ lệ nẩy mầm
càng thấp. Độ ẩm hạt có ảnh hưởng đến tỷ
lệ nẩy mầm, độ ẩm hạt càng cao thì tỷ lệ nẩy
mầm càng thấp. Phương pháp đặt nẩy mầm có
ảnh hưởng đến tỷ lệ nẩy mầm. Phương pháp
đặt nẩy mầm theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN
8548:2010 Hạ t giố ng cây trồ ng - Phương
pháp kiểm nghiệm có tỷ lệ nẩy mầm thấp hơn
Phương pháp truyền thống (dân gian) hay sử
dụng là đem hạt giống trạng lại, ngâm, ủ.
2. Kiến nghị
Không nên bảo quản lúa giống trong kho
lâu hơn 6 tháng để đảm bảo tỷ lệ nẩy mầm
tối thiểu theo QCVN 01-54:2011/BNNPTNT.
Nếu muốn tăng thời gian bảo quản lúa giống
từ 12 tháng đến 24 tháng theo yêu cầu an ninh
lương thực và dự trữ quốc gia thì phải có giải
pháp đảo trộn nhằm duy trì nhiệt độ bảo quản
trung bình 25°C và độ ẩm hạt dưới 13,0%.
Cần tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng của
việc đảo trộn vị trí, độ ẩm hạt, xác định độ sạch
của lúa giống trước khi đưa vào kho bảo quản
đến khả năng nảy mầm của hạt giống. Cần định
kỳ xác định hàm lượng afl atoxin B1, afl atoxin
tổng số được hình thành trong quá trình
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2016
92 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
bảo quản làm ảnh hưởng đến tính chất hóa
học và khả năng nẩy mầm của lúa giống. Cần
nghiên cứu mối tương quan giữa vị trí bảo bảo
với độ ẩm hạt giống tăng lên theo thời gian
bảo quản.
Giống lúa OM4900 cần được khảo nghiệm
thực tế tại một số địa phương và một số vùng
sinh thái khác để khẳng định thêm nhận định
của đề tài và xác định các vùng sinh thái thích
hợp sản xuất thâm canh các giống lúa năng
suất cao. Đồng thời trên bao bì sản phẩm hoặc
tài liệu kèm theo cần phải có thông tin hướng
dẫn sử dụng về cách thức đặt nẩy mầm, thời
gian ngâm, ủ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Ngọc Đệ (2008), Giáo trình cây lúa, Viện nghiên cứu phát triển Đồng bằng sông Cửu Long, Trường Đại
học Cần Thơ, 244 trang.
2. Nguyễn Thu Huyền, Cao Văn Hùng, Nguyễn Văn Anh (2009). Chuyên đề: Hãy quan tâm tới bảo quản lúa để
nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh tế. Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Không chính quy - Viện Khoa học
Giáo dục Việt Nam. 74 trang.
3. Mai Văn Lề (Chủ biên), Bùi Đức Hợi, Lương Hồng Nga, Phạm Văn Hùng, Công nghệ bảo quản lương thực,
Trường Đại học Bách Khoa, Hà Nội, 200 trang.
4. Vũ Quốc Trung (Chủ biên), Lê Thế Ngọc (1998). Sổ tay kỹ thuật bảo quản lương thực, NXB Khoa học kỹ thuật,
Hà Nội, 315 trang.
5. Phạm Xuân Vượng (2005), Giáo trình Kỹ thuật bảo quản Lúa, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, 181 trang.
6. Thông tư số 53/2014/TT-BTC ngày 24/4/2014 của Bộ Tài chính ban hành về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
QCVN 14:2014/BTC đối với thóc dự trữ quốc gia.
7. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8548:2011 Hạ t giố ng cây trồ ng - Phương pháp kiểm nghiệm.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cac_yeu_to_anh_huong_den_ty_le_nay_mam_cua_hat_lua_giong_om.pdf