Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất cá tra và thu nhập của người nuôi tỉnh An Giang

Trong quá trình nuôi cá cần đảm bảo tuân thủ những yêu cầu về kỹ thuật nuôi và chăm sóc để đạt hiệu quả cao. Bảo vệ môi trường theo hướng phát triển bền vững Qua thực tế khảo sát vùng nghiên cứu cho thấy 100% hộ nuôi cá tra tỉnh An Giang không có ao lắng và xử lý nước thải khi đưa ra môi trường. Vì vậy, để môi trường nước phục vụ cho hoạt động nuôi cá tra và sinh hoạt con người được đảm bảo bền vững và lâu dài thì biện pháp duy nhất các hộ nuôi cá tra phải xử lý chất thải trước khi thải ra môi trường. Biện pháp xử lý bằng ao lắng là phù hợp nhất với trình độ và điều kiện của đa số hộ nuôi.

pdf7 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 24/03/2022 | Lượt xem: 276 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất cá tra và thu nhập của người nuôi tỉnh An Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
72 • NHA TRANG UNIVERSITY Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2016 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT CÁ TRA VÀ THU NHẬP CỦA NGƯỜI NUÔI TỈNH AN GIANG FACTORS AFFECTING TRA CATFISH PRODUCTIVITY AND FAMERS’ INCOME IN AN GIANG PROVINCE Nguyễn Thị Hường1, Hà Thị Thanh Tuyền1 Ngày nhận bài: 02/11/2015; Ngày phản biện thông qua: 18/01/2016; Ngày duyệt đăng: 15/12/2016 TÓM TẮT Nghiên cứu được tiến hành nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất cá tra và thu nhập của người nuôi dựa trên số liệu điều tra 106 cơ sở sản xuất tại tỉnh An Giang. Thông tin sơ cấp thu thập ở Thành phố Long Xuyên, 2 huyện Châu Phú và Phú Tân của tỉnh An Giang. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích chi phí (CBA: Cost benefi st Analysis) và mô hình hồi quy tuyến tính để xác định năng suất và thu nhập của nông hộ nuôi cá tra tỉnh An Giang. Kết quả cho thấy, năng suất của nông hộ chịu ảnh hưởng của 5 yếu tố gồm: chi phí thức ăn, chi phí sên vét ao nuôi, kiểm tra chất lượng cá giống, số vụ nuôi, chi phí thuốc thú y thủy sản. Thu nhập của nông hộ nuôi cá tra chịu ảnh hưởng của 4 yếu tố: diện tích nuôi, mật độ nuôi, tham gia tập huấn kỹ thuật và kinh nghiệm. Từ khóa: Cá tra, năng suất, thu nhập ABSTRACT This study aims to identify factors affecting the productivity of Tra catfi sh and income of fi sh breeders who raise Tra catfi sh in An Giang province. The survey data were collected from 106 fi sh breeders. Primary information that was collected in Long Xuyen city, 2 districts Chau Phu and Phu Tan of An Giang province. The collected information related to the 2013 crop. The study used cost analysis method (CBA: Cost benefi st Analysis) and liner regression model to dermine the effi ciency of production and income of farmers who raise Tra catfi sh in An Giang. The study results show that the yield of 5 households is suffered from the fi ve following factors: the cost of food, the cost of dredging the pond, the breeding stock quality control, the number of crops per year, and the cost of veterinary medicine. The income of Tra catfi sh - raising household is affected by 4 factors as follows: farming area, density, training and experience. Keywords: Tra catfi sh, productivity, income 1 Trường Đại học Kiên Giang THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC I. ĐẶT VẤN ĐỀ Thực tế những năm qua, ngành thủy sản nói chung và ngành hàng cá tra nói riêng đã gặp không ít khó khăn về thị trường xuất khẩu do vụ kiện chống bán phá giá cá tra, cá basa, các rào cản thương mại và kỹ thuật từ phía nước nhập khẩu. Các cú sốc về thương mại, giá thức ăn thủy sản tăng nhanh, giá cá không ổn định và các vấn đề khác đã và đang làm tăng rủi ro trong sản xuất-kinh doanh ngành hàng này ở tỉnh An Giang nói riêng và Đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Xác định rõ “Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất cá tra và thu nhập của người nuôi tỉnh An Giang” Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2016 NHA TRANG UNIVERSITY • 73 làm cơ sở đề xuất giải pháp nâng cao năng suất cá tra và thu nhập của người nuôi tỉnh An Giang theo hướng phát triển bền vững và ổn định là hết sức cần thiết. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là năng suất cá tra và thu nhập của các hộ nuôi cá tra tỉnh An Giang. Nghiên cứu được tiến hành với 106 mẫu đại diện cho các hộ nuôi cá tra Thành phố Long Xuyên và 2 huyện Châu Phú, Phú Tân thuộc tỉnh An Giang. 2. Phương pháp thu thập số liệu Sử dụng phương pháp phân tầng ngẫu nhiên được áp dụng để chọn nông hộ nuôi cá tra tỉnh An Giang. Số liệu thứ cấp được thu thập qua báo cáo tổng kết Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), niên giám thống kê tỉnh An Giang, Hiệp hội thủy sản,... Số liệu sơ cấp được thu thập trực tiếp bởi tác giả thông qua bảng câu hỏi giấy điều tra 106 hộ nuôi cá tra tỉnh An Giang; gồm thành phố Long Xuyên 27 mẫu, Châu Phú 45 mẫu và Phú Tân 34 mẫu. Số lượng mẫu thu thập căn cứ vào số liệu thứ cấp. Trong thành phố Long Xuyên và 2 huyện tiến hành điều tra mẫu thì huyện nào có số hộ nuôi cá tra nhiều nhất cũng như diện tích và sản lượng lớn nhất thì số lượng mẫu của huyện đó được lấy nhiều nhất. Bảng 1. Tổng hợp số lượng mẫu điều tra Huyện, thành phố Xã, thành phố Số mẫu Tỷ lệ mẫu (%) Thành phố Long Xuyên 27 25.47 Mỹ Hòa Hưng 21 19.81 Mỹ Thạnh 06 5.66 Châu Phú 45 42.45 Bình Mỹ 13 12.26 Ô Long Vĩ 06 5.66 Thạnh Mỹ Tây 12 11.32 Vĩnh Thạnh Trung 14 13.20 Phú Tân 34 32.07 Hòa Lạc 26 24.52 Tân Hòa 08 7.54 Tổng cộng 106 100,00 3. Phương pháp xử lý số liệu Để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất cá tra của nông hộ nuôi, tác giả sử dụng phương trình hồi quy có dạng như sau: lnY = a + b1lnX1 + b2 lnX2 + b3 lnX3 +....+ bn lnXn + e Trong đó: Y: Năng suất của hộ (Sản lượng cá tra của hộ). Xi: Các yếu tố giải thích được ước lượng trong mô hình hồi quy. a: Hệ số tự do. b1, b2,,bn: Tham số ước lượng. e: Sai số trong ước lượng. So sánh tỷ số F trong bảng kết quả của mô hình hồi quy tương ứng với mức ý nghĩa α là 1%, 5%, 10% cho trước. Giải thích các biến trong mô hình năng suất nuôi cá tra của nông hộ như sau: X1: Chi phí thức ăn/ngàn đồng/1.000 m 2/vụ; X2: Chi phí sên vét/ngàn đồng/1.000 m 2/vụ; X3: Kiểm tra chất lượng giống/1.000 m 2/vụ, nhận giá trị 1 là kiểm tra chất lượng giống và nhận giá trị 0 không kiểm tra chất lượng giống; X4: Mật độ nuôi (con/m 2); X5: Số vụ nuôi/năm (vụ); X6: Chi phí thuốc thú y thủy sản/ngàn đồng/1.000 m2/vụ; 74 • NHA TRANG UNIVERSITY Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2016 X7: Chi phí giống/ngàn đồng/1.000 m 2/vụ; X8: Kinh nghiệm (năm); X9: Tham gia tập huấn kỹ thuật (lần), nhận giá trị là 1 tham gia tập huấn kỹ thuật và nhận giá trị 0 không tham gia tập huấn kỹ thuật. - Để xác định yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ nuôi cá tra tác giả sử dụng phương trình hồi quy có dạng như sau: Y = a + b1X1 + b22X2 + b3X3 +.+ bn Xn + e Trong đó: Y: Thu nhập của hộ (Thu nhâp = Doanh thu - Chi phí mua vào). Xi: Các yếu tố giải thích được ước lượng trong mô hình hồi quy. a: Hệ số tự do. b1, b2,, bn: Tham số ước lượng. e: Sai số trong ước lượng. Giải thích các biến trong mô hình thu nhập của nông hộ nuôi cá tra: X1: Diện tích nuôi (1.000 m 2); X1 là biến số. Một số tỉnh của ĐBSCL sử dụng đơn vị tính cho một công đất là 1.000m2 hoặc 1.300m2. Trong nghiên cứu này tác giả chọn đơn vị là 1.000 m2/công. X2: Mật độ nuôi (con/m 2); X3: Trình độ học vấn (cấp); X4: Thời gian nuôi một vụ cá (tháng); X5: Số tiền vay/tổng chi phí; X6: Kiểm tra chất lượng giống/1.000 m 2/vụ, nhận giá trị 1 là kiểm tra chất lượng giống và nhận giá trị 0 không kiểm tra chất lượng giống; X7: Tham gia tập huấn kỹ thuật (lần), nhận giá trị là 1 tham gia tập huấn kỹ thuật và nhận giá trị 0 không tham gia tập huấn kỹ thuật; X8: Kinh nghiệm (năm). Tác giả sử dụng phần mềm SPSS13 trong lúc xử lý số liệu. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của nông hộ nuôi cá tra tỉnh An Giang Hàm hồi quy tuyến tính được sử dụng để ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của hộ nuôi cá tra tại thời điểm nghiên cứu. Biến phụ thuộc được đề cập đến ở đây là năng suất tính trên 1 năm cho 1.000 m2 nuôi cá tra. Có 09 biến độc lập được đưa vào mô hình bao gồm: Chi phí thức ăn (X1); Chi phí sên vét ao nuôi (X2); Kiểm tra chất lượng giống cá (X3); Mật độ nuôi (X4); Số vụ nuôi (X5); Chi phí thuốc thú y thủy sản (X6); Chi phí giống (X7); Kinh nghiệm nuôi cá (X8); và Tham gia tập huấn kỹ thuật (X9). Trước khi xây dựng hàm hồi quy tuyến tính, tương quan giữa các biến độc lập đã được kiểm tra. Vì các hệ số tương quan giữa các biến đưa vào mô hình đều nhỏ hơn 0,5 không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến. Bảng 2. Kiểm tra sự tương quan giữa các biến độc lập Biến quan sát Tham gia tập huấn kỹ thuật Ln-Chi phí thuốc thú y thủy sản Kiểm tra chất lượng giống Ln- Kinh nghiệm nuôi cá Ln-Số vụ nuôi/ năm Ln- Mật độ /công Ln-Chi phí sên vét ao nuôi Ln- Chi phí giống Ln- Chi phí thức ăn Tham gia tập huấn kỹ thuật 1.000 Ln-Thuốc thú ý thủy sản .014 1.000 Kiểm tra chất lượng giống -.136 .032 1.000 Ln-Kinh nghiệm nuôi .158 .101 -.090 1.000 Ln-Số vụ nuôi/ năm -.133 .049 -.042 .024 1.000 Ln- Mật độ/công -.065 .168 -.227 .142 .030 1.000 Ln-Chi phí sên vét ao nuôi -.392 -.022 .035 .075 .091 .008 1.000 Ln-Chi phí giống -.095 -.305 .054 .000 .009 -.107 -.069 1.000 Ln-Chi phí thức ăn .068 -.421 -.064 -.172 .144 -.282 .027 -.234 1.000 Kết quả phân tích bởi mô hình hồi quy tuyến tính để xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của nông hộ nuôi cá tra ở tỉnh An Giang được tóm tắt qua Bảng 3. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2016 NHA TRANG UNIVERSITY • 75 Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính cho thấy, hệ số tương quan R2 bằng 0,983 có nghĩa là 98,3% sự biến thiên năng suất của nông hộ nuôi cá tra có thể được giải thích từ mối liên hệ tuyến tính giữa: Chi phí thức ăn, Chi phí sên vét ao nuôi, Kiểm tra chất lượng giống cá, Mật độ nuôi, Số vụ nuôi/năm, Chi phí thuốc thú y thủy sản, Chi phí giống cá, Kinh nghiệm nuôi cá, Tham gia tập huấn kỹ thuật Kết quả của hàm hồi quy tuyến tính cho thấy có 5 biến độc lập ảnh hưởng có ý nghĩa đến năng suất cá tra là các biến sau: Chi phí thức ăn, Chi phí sên vét, Kiểm tra chất lượng giống, Số vụ nuôi/năm, Chi phí thuốc thú y thủy sản. Các biến độc lập còn lại: Mật độ nuôi, Chi phí giống, Kinh nghiệm và Tham gia tập huấn kỹ thuật không ảnh hưởng đến năng suất bình quân tính cho 1.000 m2 cá tra/vụ. Từ kết quả phân tích, ta có thể viết lại hàm hồi quy như sau: LnY= - 2,091 + 0,895lnX1 + 0,029lnX2 - 0,011lnX3 + 0,017lnX5 + 0,090lnX6 Trong đó: -2,091 là hằng số (hằng số bị âm không kiểm tra chất lượng giống và không tham gia tập huấn kỹ thuật) Biến Chi phí thức ăn (X1) ảnh hưởng tích cực đến năng suất/công cá tra/vụ. Trong điều kiện các biến độc lập khác cố định, khi nông hộ đầu tư thêm 1% chi phí thức ăn thì năng suất tăng thêm 0,895%. Khi đầu tư chi phí thức ăn làm cho năng suất tăng lên vì chi phí thức ăn chiếm hơn 80% tổng chi phí. Biến chi phí sên vét (X2) có mối quan hệ cùng chiều với năng suất cá tra. Trong điều kiện các yếu tố khác cố định, khi nông hộ đầu tư thêm 1% chi phí sên vét thì năng suất tăng thêm 0,029%. Khảo sát thực tế cho thấy, ao được đầu tư sên vét thì đáy ao sạch sẽ tạo sự thoáng, mát, trao đổi khí dễ dàng, điều hòa lượng khí oxy hòa tan trong nước giúp cá bơi lội thuận tiện, phát triển nhanh và mau lớn. Như vậy đầu tư vào chi phí sên vét làm cho năng suất cá tra tăng lên. Biến kiểm tra chất lượng giống (X3) có mối quan hệ nghịch chiều với năng suất. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi nông hộ mua cá giống về nuôi không qua kiểm tra chất lượng con giống thì năng suất giảm 0,011%. Điều này rất đúng với khảo sát thực tế, kiểm tra chất lượng con giống là khâu quan trọng Bảng 3. Kết quả mô hình hồi quy tuyến tính giữa năng suất và các yếu tố ảnh hưởng Mô hình Hệ số chưa chuẩn hóa Độ lệch chuẩn Hệ số chuẩn hóa Kiểm định (t) Mức ý nghĩa Hằng số -2,091 0,315 -6,648 0,000 Tham gia tập huấn kỹ thuật 0,006 0,016 0.006 0,407 0,685 Chi phí thuốc thú y thủy sản 0,090 0,018 0.110 4,934 0,000 Kiểm tra chất lượng giống cá -0,011 0,006 0.029 -2,061 0,042 Kinh nghiệm nuôi cá 0,005 0,008 0.009 0,650 0,518 Số vụ nuôi/năm 0,017 0,010 0.024 1,690 0,094 Mật độ nuôi/công -0,008 0,028 0.005 -0,303 0,762 Chi phí sên vét ao nuôi 0,029 0,016 0.026 1,783 0,078 Chi phí giống -0,011 0,017 0.012 -0,663 0,509 Chi phí thức ăn 0,895 0,023 0.922 39,552 0,000 Biến phụ thuộc: Năng suất năm 2013 tính cho (1.000m2) cá tra/vụ Hệ số tương quan (R2): 0,983 Hệ số tương quan R2 điều chỉnh: 0,982 Kiểm định sự phù hợp của hàm hồi quy (F): 616,085 Ý nghĩa thống kê (Sig) . 0,000 76 • NHA TRANG UNIVERSITY Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2016 nhất trong quá trình nuôi nó sẽ ảnh hưởng đến năng suất của hộ. Biến số vụ nuôi/năm (X5) có ý nghĩa thống kê với mức 10% với hệ số tương quan 0,017 có nghĩa là biến độc lập này đồng biến với năng suất của hộ. Khi hộ đầu tư tăng số vụ nuôi/năm thì năng suất tăng thêm 0,017%, trong điều kiện cố định các yếu tố ảnh hưởng khác. Qua thực tế cho thấy rằng, tăng số vụ nuôi trên năm có thể tiết kiệm được thời gian nuôi cũng như chi phí nuôi của hộ. Căn cứ theo tiêu chuẩn của bộ thủy sản TCN213/2004 (Bộ Thủy sản, 2004) nên nuôi 3 vụ/2 năm. Qua đó cho thấy, số vụ nuôi/năm ảnh hưởng đến năng suất của hộ. Biến thuốc thú y thủy sản (X6) biến này có ý nghĩa thống kê với mức 1% với hệ số tương quan 0,090 có nghĩa là biến độc lập này đồng biến với năng suất. Khi nông hộ đầu tư 1% thuốc thú y thủy sản thì năng suất tăng thêm 0,090% trong điều kiện các yếu tố khác cố định. Khi nông hộ đầu tư thuốc thú y thủy sản vào ao cá rất là cần thiết đề phòng và ngăn ngừa các dịch bệnh, kịp thời điều trị nếu dịch bệnh xảy ra và tăng sức đề kháng giúp cho cá tiêu hóa dễ dàng, Như vây, đầu tư thuốc thú y thủy sản sẽ ảnh hưởng rất lớn đến năng suất của hộ. 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ nuôi cá tra tỉnh An Giang Hàm hồi quy tuyến tính Y = a + b1X1 + b2X2 + b3X3 ++ bn Xn + e được sử dụng để ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nuôi cá tại thời điểm nghiên cứu. Biến phụ thuộc được đề cập đến ở đây là thu nhập tính trên 1 năm cho 1.000 m2 cá tra. Có 08 biến độc lập được đưa vào mô hình bao gồm: diện tích nuôi (X1), mật độ nuôi (X2), trình độ học vấn của chủ hộ (X3), thời gian nuôi một vụ cá (X4), số tiền vay/tổng chi phí (X5), kiểm tra chất lượng giống (X6), tham gia tập huấn kỹ thuật (X7) và kinh nghiệm (X8). Trước khi xây dựng hàm hồi quy tuyến tính trên, kiểm tra sự tương quan giữa các biến độc lập. Các hệ số tương quan giữa các biến đưa vào mô hình đều nhỏ hơn 0,5 không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến. Bảng 4. Kiểm tra sự tương quan giữa các biến độc lập Biến quan sát Kinh nghiệm Thời gian nuôi 1 vụ cá Kiểm tra chất lượng giống Trình độ học vấn Tham gia tập huấn kỹ thuật Số tiền vay trên tổng chi phí Mật độ nuôi Diện tích nuôi Kinh nghiệm 1,000 Thời gian nuôi 1 vụ cá ,037 1,000 Kiểm tra chất lượng giống ,071 -,041 1,000 Trình độ học vấn -,199 ,054 -,042 1,000 Tham gia tập huấn kỹ thuật -,085 -,103 -,218 -,114 1,000 Số tiền vay trên tổng chi phí -,060 ,075 -,087 ,203 ,176 1,000 Mật độ nuôi ,092 -,267 -,209 -,197 ,063 ,060 1,000 Diện tích nuôi ao -,241 -,129 -,121 -,062 -,234 -,436 -,045 1,000 Kết quả phân tích bởi mô hình hồi quy tuyến tính để xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ nuôi cá tra ở tỉnh An Giang được tóm tắt qua Bảng 5. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2016 NHA TRANG UNIVERSITY • 77 Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính cho thấy, bình phương hệ số tương quan điều chỉnh R2 bằng 0,410 có nghĩa là 41,0% sự biến thiên thu nhập của nông hộ nuôi cá tra có thể được giải thích từ mối liên hệ tuyến tính giữa: Diện tích nuôi, Mật độ nuôi, Trình độ học vấn, Thời gian nuôi một vụ cá, Số tiền vay/tổng chi phí, Kiểm tra chất lượng giống, Tham gia tập huấn kỹ thuật và Kinh nghiệm. Kết quả của hàm hồi quy tuyến tính cho thấy có 4 biến độc lập ảnh hưởng có ý nghĩa đến thu nhập gồm các biến sau: Diện tích nuôi, Mật độ nuôi, Tham gia tập huấn kỹ thuật và Kinh nghiệm. Các biến độc lập còn lại: Trình độ học vấn, Thời gian nuôi 1 vụ cá, Số tiền vay/tổng chi phí và Kiểm tra chất lượng giống không ảnh hưởng đến thu nhập bình quân tính cho 1.000 m2 cá tra/vụ. Và ta có thể viết lại phương trình: Y = -112.249,252 + 14,734 X1 + 15.232,084X2 + 95.851,198X7 + 17.530,902X8 Trong đó: -112.249,252 là hằng số (hằng số bị âm không kiểm tra chất lượng giống và không tham gia tập huấn kỹ thuật). Biến diện tích nuôi (X1) ảnh hưởng cùng chiều với biến thu nhập. Trong điều kiện các biến độc lập khác cố định, khi diện tích nuôi của hộ tăng 1.000 m2 thì thu nhập của hộ tăng 14,734 ngàn đồng/1.000 m2 ở thời điểm khảo sát. Trường hợp này rất đúng với khảo sát thực tế cho thấy những hộ nào có diện tích đất càng nhiều thì thu nhập của hộ càng tăng. Biến mật độ nuôi (X2) ảnh hưởng tích cực đến thu nhập. Trong điều kiện các biến độc lập khác cố định, khi mật độ nuôi cá của hộ tăng 1.000 con/1.000 m2 thì thu nhập tăng 15.232,084 ngàn đồng/1.000m2. Như vậy, tăng mật độ nuôi/1.000 m2 có thể tiết kiệm được diện tích và chi phí nuôi nhưng theo khuyến cáo của Ngành thủy sản không nên nuôi quá dày sẽ ảnh hưởng các dịch bệnh cho cá, nên nuôi ở mật độ hợp lý. Biến giả (X7) có Tham gia tập huấn kỹ thuật nuôi cá hay không ảnh hưởng tích cực đến thu nhập của hộ nuôi trong điều kiện các biến độc lập khác không đổi. Khi tham gia tập huấn kỹ thuật nuôi thì thu nhập của hộ tăng 95.851,198 ngàn đồng/1.000m2/vụ. Qua khảo sát thực tế cho thấy có tới 46 trong 106 hộ chiếm tỷ trọng 43,4% hộ không tham gia tập huấn kỹ thuật việc này ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của nông hộ. Do đó, khi tham gia vào hoạt động nuôi cá thì việc tham gia tập huấn kỹ thuật nuôi cá rất là quan trọng cần thiết cho người nuôi cá nhằm giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành và tăng thu nhập cho hộ. Biến kinh nghiệm (X8) có ý nghĩa thống kê với hệ số tương quan 17.530,902 có nghĩa là biến độc lập này đồng biến với thu nhập của hộ. Trong điều kiện các biến độc lập khác cố định khi chủ hộ nuôi cá có kinh nghiệm thu nhập của hộ tăng 17.530,902 ngàn đồng/1.000m2. Bảng 5: Kết quả mô hình hồi quy tuyến tính giữa thu nhập và các yếu tố ảnh hưởng Mô hình Hệ số chưa chuẩn hóa Độ lệch chuẩn Hệ số chuẩn hóa Kiểm định (t) Mức ý nghĩa Hằng số -112.249,252 203.715,490 -0,551 0,583 Kinh nghiệm 17.530,902 7.374,963 0,206 2,377 0,019 Thời gian nuôi 1 vụ -16.484,398 18.835,639 - 0,073 -0,875 0,384 Kiểm tra chất lượng giống 16.078,080 37.731,418 0,037 0,426 0,671 Trình độ học vấn 2.228,653 27.060,159 0,007 0,082 0,935 Tham gia tập huấn kỹ thuật 95.851,198 37.857,471 0,219 2,532 0,013 Số tiền vay/tổng chi phí -585,267 571,947 0,112 -1,023 0,309 Mật độ nuôi 15.232,084 6.670,097 0,197 2,284 0,025 Diện tích nuôi 14,734 3,920 0,438 3,759 0,000 Biến phụ thuộc: Thu nhập năm 2013 tính cho (1.000m2) cá tra vụ Hệ số tương quan (R2): 0,410 Hệ số tương quan R2 điều chỉnh: 0,361 Kiểm định sự phù hợp của hàm hồi quy (F): 8,430 Ý nghĩa thống kê (Sig). 0,000 78 • NHA TRANG UNIVERSITY Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2016 IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Năng suất nuôi cá tra chịu ảnh hưởng của 05 yếu tố: Chi phí thức ăn, Chi phí sên vét ao nuôi, Kiểm tra chất lượng giống cá, Số vụ nuôi/ năm, Chi phí thuốc thú y thủy sản. Thu nhập của người nuôi cá tra chịu ảnh hưởng 04 yếu tố: Diện tích nuôi, Mật độ nuôi, Tham gia tập huấn kỹ thuật và Kinh nghiệm. Các yếu tố mà người nuôi cần quan tâm đó là: Con giống Kết quả nghiên cứu năm 2013 đa số những hộ nuôi cá tra sử dụng giống địa phương chưa kiểm tra chất lượng giống. Vì vậy, cần phải xây dựng thêm hệ thống kiểm tra chất lượng giống. Kiểm soát chặt chẽ các nguồn cung cấp giống cá đảm bảo con giống cung cấp ra thị trường có chất lượng ổn định và sạch bệnh. Đồng thời dự báo nhu cầu con giống và diện tích nuôi để tránh tình trạng cung vượt cầu. Vốn đầu tư Vốn là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong bất kì kinh doanh nào trong nền kinh tế quốc dân. Khảo sát các hộ nuôi cá cho thấy vay ngân hàng và tư nhân chiếm 95,3% đây là tỉ lệ rất cao trong tổng nguồn vốn nuôi cá của nông hộ. Trong tổng vốn vay thì vay tư nhân chiếm 46,53% đây là nguồn tín dụng không chính thức, lãi suất cao. Vì vậy rất cần có các tổ chức, hiệp hội đứng ra can thiệp nhằm cải tiến quan hệ giao dịch vay vốn giữa ngân hàng và các chủ hộ nuôi: để cho các hộ nuôi cá dễ dàng tiếp cận nguồn vốn đầu tư, nguồn vốn tín dụng ưu đãi mà không cần thế chấp tài sản. Ngoài ra, các tổ chức cho vay cần cải cách các thủ tục cho vay nhằm tránh phiền hà. Đối với hộ nuôi cá tra Cần chủ động hơn trong công tác ký hợp đồng với các nhà máy chế biến để tránh tình trạng sản phẩm sản xuất ra không bán được, dư thừa sản phẩm và ép giá do cung vượt cầu. Chọn con giống đảm bảo không ham giá rẻ mà mua giống cá không đảm bảo. Cần sự gắn kết của 4 nhà: nhà nông, Nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học. Bên cạnh đó, chủ động tự trang bị kiến thức, cập nhật kỹ thuật nuôi mới, thường xuyên tham gia tập huấn kỹ thuật nuôi cá để tích lũy kinh nghiệm nhằm làm giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành, tăng năng suất và thu nhập cho nông hộ và đáp ứng nhu cầu thị trường cần. Trong quá trình nuôi cá cần đảm bảo tuân thủ những yêu cầu về kỹ thuật nuôi và chăm sóc để đạt hiệu quả cao. Bảo vệ môi trường theo hướng phát triển bền vững Qua thực tế khảo sát vùng nghiên cứu cho thấy 100% hộ nuôi cá tra tỉnh An Giang không có ao lắng và xử lý nước thải khi đưa ra môi trường. Vì vậy, để môi trường nước phục vụ cho hoạt động nuôi cá tra và sinh hoạt con người được đảm bảo bền vững và lâu dài thì biện pháp duy nhất các hộ nuôi cá tra phải xử lý chất thải trước khi thải ra môi trường. Biện pháp xử lý bằng ao lắng là phù hợp nhất với trình độ và điều kiện của đa số hộ nuôi. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Trần Xuân Điếu, 2009. Phân tích hiệu quả sản xuất mô hình cá tra trong ao ở Đồng bằng sông Cửu Long. Luận văn Thạc sĩ. Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Cần Thơ, Cần Thơ 2. Đoàn Văn Hồ, 2009. Phân tích chuỗi giá trị cá tra tỉnh An Giang. Luận văn Thạc sĩ. Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Cần Thơ, Cần Thơ. 3. Đào Thị Kim Loan, 2009. Phân tích yếu tố rủi ro của người nuôi trong chuỗi giá trị cá tra ở tỉnh An Giang. Luận văn Thạc sĩ. Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Cần Thơ, Cần Thơ. 4. Niên giám thống kê An Giang 2013. 5. Tổng cục Thống kê Việt Nam. Tiếng Anh 6. Carter H.R & et al., 2008. Principles of Econometric. 7. Gujarati, D., 2011. Econometrics by Example

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcac_yeu_to_anh_huong_den_nang_suat_ca_tra_va_thu_nhap_cua_ng.pdf
Tài liệu liên quan