Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh tại tỉnh Khánh Hòa

Để nâng cao năng lực, nhận thức cho nhân dân thì cần có sự quản lý cộng đồng của vùng nuôi (thành lập ban quản lý, ban hành qui chế.). Tạo điều kiện để người dân được tham gia và góp ý kiến trong quá trình xây dựng, cũng như thực hiện và đánh giá hoạt động nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt, việc nâng cao năng lực quản lý môi trường, chuyển tải thông tin liên quan cho cán bộ quản lý, địa phương và người dân trở nên rất cần thiết. Gắn trách nhiệm của hộ gia đình, các cơ sở sản xuất kinh doanh, cơ sở nuôi trồng thủy sản vào quản lý môi trường. Thực hiện giải pháp này cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục môi trường đến tất cả người dân. Không ngừng nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường của mọi công dân vì môi trường biển, vì lợi ích chung. Cần hướng tới nhiều biện pháp đồng bộ, nhằm giảm thiểu các tác động môi trường, sản xuất theo quy trình sạch.

pdf6 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 23/03/2022 | Lượt xem: 228 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh tại tỉnh Khánh Hòa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2014 126 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG THÂM CANH TẠI TỈNH KHÁNH HÒA FACTORS THAT INFLUENCE PRODUCTIVITY OF INTENSIVE LITOPENAEUS VANNAMEI IN KHANH HOA PROVINCE Đỗ Thị Hương1, Nguyễn Văn Ngọc2 Ngày nhận bài: 02/8/2013; Ngày phản biện thông qua: 05/9/2013; Ngày duyệt đăng: 10/3/2014 TÓM TẮT Nghiên cứu này nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất tôm thẻ chân trắng nuôi thâm canh của các cơ sở/hộ nuôi tại tỉnh Khánh Hòa dựa trên số liệu điều tra 150 mẫu. Các thông tin thu thập liên quan đến vụ nuôi của năm 2012. Nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi qui bội để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến năng suất tôm thẻ chân trắng nuôi thâm canh tại địa bàn nghiên cứu. Kết quả phân tích hồi qui cho thấy năng suất tôm thẻ chân trắng nuôi thâm canh tại tỉnh Khánh Hòa chịu ảnh hưởng của 6 yếu tố: số vốn bỏ ra trong mỗi vụ nuôi, mật độ nuôi, hệ số thức ăn, độ trong, độ mặn của ao nuôi và chất lượng tôm giống thả nuôi. Mô hình có thể giải thích đến 86,9% sự biến thiên của năng suất. Từ khóa: Tôm thẻ chân trắng thâm canh, các nhân tố, năng suất ABSTRACT This study aims to identify factors affecting the production of intensive shrimp establishments / households in Khanh Hoa province based on 150 sample survey data. The information collected related to the crop of 2012. The study of using multiple regression method to determine the infl uence of factors onto intensive shrimp production in the research area. Regression analysis results showed that intensive shrimp production in Khanh Hoa province infl uenced by six factors: capital spending for each crop, density, the quality of the wate and salinity in the ponds and seed quality shrimp. The model can explain up to 86,9% of productivity variation. Keywords: Litopenaeus Vannamei intensive, factors, productivity 1 Đỗ Thị Hương: Cao học Quản trị kinh doanh 2011 – Trường Đại học Nha Trang 2 TS. Nguyễn Văn Ngọc: Khoa Kinh tế - Trường Đại học Nha Trang I. ĐẶT VẤN ĐỀ Tôm thẻ chân trắng là loài tôm nhiệt đới, phân bố vùng ven bờ phía Đông Thái Bình Dương, từ biển Pêru đến Nam Mê Hi Cô, vùng biển Equađo. Hiện tôm thẻ chân trắng đã được di giống ở nhiều nước Đông Á và Đông Nam Á như Trung Quốc, Thái Lan, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a và Việt Nam. Tôm thẻ chân trắng lần đầu tiên nhập từ Đài Loan vào nuôi thử tại Việt Nam từ tháng 1 năm 2001. Đây là loài tôm thẻ ngoại lai duy nhất được nhập vào Việt Nam. Trong những năm gần đây, tôm thẻ chân trắng được nuôi nhiều ở các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ nói chung và tại Khánh Hòa nói riêng. Khánh Hòa là một tỉnh duyên hải Nam Trung bộ, có phần lãnh thổ trên đất liền nhô ra xa nhất về phía biển Đông với bờ biển dài 385 km, có khoảng 200 hòn đảo lớn nhỏ ven bờ và các đảo san hô trong quần đảo Trường Sa. Ngoài phần lãnh thổ trên đất liền, tỉnh Khánh Hòa còn có vùng biển (2.432km2), vùng thềm lục địa (10.000km2), các đảo ven bờ, vịnh (1.000km2), vùng đất ngập nước (1.650km2). Đó là quỹ mặt nước tiềm năng cho sự phát triển của nghề cá vùng ven bờ và nuôi trồng hải đặc sản nhiệt đới của tỉnh, đối tượng nuôi phong phú với nhiều loài có giá trị kinh tế cao [7]. Đặc biệt, nghề nuôi tôm thẻ chân trắng phát triển mạnh mẽ tại các huyện Ninh Hòa, thành phố Nha Trang, thành phố Cam Ranh và huyện Vạn Ninh. Nghề nuôi tôm đã giúp nhiều hộ dân thoát nghèo, trở nên khá, giàu với mức thu nhập từ vài chục triệu đến hàng trăm triệu đồng/ha/năm. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 127 Khánh Hòa đã hình thành rõ nét vùng nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Khánh Hòa. Tuy nhiên, các hộ nuôi tôm ở đây phần lớn mang tính tự phát, mặc dù có chú trọng đầu tư thâm canh nhưng không đồng bộ. Các hộ nuôi tôm còn lúng túng trong việc tổ chức sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và mở rộng sản xuất kinh doanh nên năng suất nuôi tôm thấp [1], [7]. Chính vì vậy, xác định chính xác các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất tôm thẻ chân trắng nuôi thâm canh tại tỉnh Khánh Hòa làm cơ sở đề xuất giải pháp nâng cao năng suất, tăng hiệu quả cho nghề nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh ở đây là hết sức cần thiết. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thời gian qua đã có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của các nhân tố đến năng suất tôm thẻ chân trắng nuôi thâm canh như: Shang và cộng tác viên [6], Trần Nhật Cầu [3], Phạm Xuân Thủy [5], Phan Văn Hòa [4] Kết quả của các nghiên cứu này chỉ ra rằng, ảnh hưởng đến năng suất tôm thẻ chân trắng nuôi thâm canh có nhiều nhóm nhân tố: nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên như vị trí địa lý, khí hậu, nhiệt độ, độ trong, độ mặn của ao nuôi; nhóm nhân tố về đặc điểm kỹ thuật nuôi như chất lượng tôm giống, qui mô trại nuôi, mật độ nuôi, thức ăn nuôi, xử lý môi trường; nhóm nhân tố về lao động và trình độ quản lý như trình độ kỹ thuật và kinh nghiệm của người nuôi, ý thức quản lý cộng đồng, chương trình quy hoạch... Kết hợp với ý kiến chuyên gia, kết quả thảo luận nhóm chuyên đề với các hộ dân nuôi tôm thẻ chân trắng nuôi thâm canh tại vùng nghiên cứu và qua nghiên cứu thực tiễn, tác giả đã tổng kết và xây dựng mô hình gồm các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất tôm thẻ chân trắng nuôi thâm canh bao gồm: số vốn bình quân bỏ ra trong mỗi vụ nuôi, diện tích ao nuôi, hệ số thức ăn, mật độ nuôi, số lao động có kinh nghiệm và trình độ kỹ thuật, độ trong ao nuôi, độ mặn ao nuôi và chất lượng tôm giống thả nuôi. - Quy mô vốn đầu tư: do vốn là một yếu tố được trực tiếp sử dụng vào quá trình sản xuất và tùy vào nguồn lực kinh tế của từng chủ trang trại (hộ nuôi) sẽ quyết định đến việc lựa chọn quy trình nuôi, đầu tư máy móc thiết bị, thức ăn, con giống, nguồn nhân lực cho mỗi vụ nuôi, việc đầu tư bài bản, đúng, đủ nguồn thức ăn, máy móc thiết bị sẽ mang lại kết quả cao. - Diện tích thả nuôi: Tác giả kỳ vọng rằng trong điều kiện các yếu tố khác không đổi thì tăng diện tích nuôi sẽ làm tăng năng suất tôm thẻ nuôi thâm canh. Thang đo sử dụng là thang đo tỷ lệ. - Hệ số thức ăn: Để đánh giá tác động của các yếu tố như: loại thức ăn, hàm lượng đạm trong thức ăn, cách thức cho ăn tác động đến năng suất tôm nuôi thì chúng ta có thể đo lường qua biến “hệ số thức ăn”. Các hộ nuôi nên kiểm soát chặt chẽ việc lựa chọn hãng sản xuất thức ăn, hàm lượng đạm trong thức ăn, cũng như cách thức cho tôm ăn vì thức ăn luôn chiếm chi phí cao nhất. Lượng thức ăn cần phải điều chỉnh phù hợp theo thời tiết và điều kiện ao nuôi. - Mật độ nuôi: Là số lượng tôm hoặc trọng lượng tôm thả trên 1 đơn vị diện tích mặt nước (số con giống/1 m 2). Để xác định mật độ thả thích hợp cho diện tích nuôi và từng phương thức nuôi, các yếu tố quan tâm là diện tích mặt nước, nguồn thức ăn, năng lực người nuôi. Thang đo sử dụng là thang đo tỷ lệ và tác giả chưa khẳng định được nên mối quan hệ có thể dương (+) hoặc âm (-) với năng suất tôm thẻ nuôi thâm canh thương phẩm. - Lao động: Số lao động bình quân trên một vụ nuôi. Để đo lường biến số lao động có kinh nghiệm và có trang bị kỹ thuật nuôi mà mội hộ nuôi sử dụng. Tác giả kỳ vọng rằng số lao động có kinh nghiệm và có trình độ kỹ thuật mà hộ nuôi sử dụng càng nhiều thì năng suất tôm thu hoạch sẽ càng cao, nên sẽ có quan hệ (+). - Độ trong ao nuôi: Trong nuôi tôm, màu nước nuôi rất quan trọng. Có màu nước lợi cho tôm và cũng có màu nước lại gây hại cho tôm. Vì vậy, người nuôi tôm cần nắm vững quy luật thay đổi màu nước. Bản chất của màu nước được định lượng bằng hàm lượng các chất hữu cơ và vô cơ chứa trong nước. Độ trong ao nuôi sẽ ảnh hưởng đến các loài phiêu sinh sống trong ao từ đó tác động đến môi trường sống của tôm nuôi, hơn nữa nó cũng ảnh hưởng đến việc hấp thụ thức ăn của tôm làm cho quá trình sinh trưởng của tôm nuôi bị ảnh hưởng. Do vậy, độ trong sẽ tác động đến năng suất nuôi, thông thường màu ao tốt nhất là có màu vàng nâu hoặc nâu lục, độ trong của nước thích hợp cho nuôi tôm ở độ sâu khoảng 25 - 40 cm. - Độ mặn ao nuôi: Mỗi loại tôm có yêu cầu về độ mặn khác nhau và thay đổi tuỳ theo từng thời điểm trong chu trình sinh sống.Tôm có thể thích ứng với điều kiện độ mặn môi trường thay đổi từ từ. Độ mặn cao hơn 35‰ sẽ làm màu nước đậm khó điều chỉnh. Tôm thẻ chân trắng có thể chịu được độ mặn từ 20 - 40‰, độ mặn tốt nhất là 32 – 33 phần ngàn. Thang đo sử dụng là thang đo tỷ lệ. Và tác giả chưa khẳng định được nên có mối quan hệ có thể dương (+) hoặc âm (-) với năng suất tôm thẻ nuôi thâm canh thương phẩm. - Chất lượng tôm giống: Tôm giống có chất lượng tốt thì tôm thả phát triển nhanh, sức đề kháng tốt, Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2014 128 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Hình 1. Mô hình nghiên cứu (Nguồn: Nghiên cứu của tác giả) Các biến số và dấu kỳ vọng của các biến số trong mô hình được trình bày trong bảng 1. Bảng 1. Tên biến và dấu kỳ vọng của các hệ số hồi qui mô hình của nghiên cứu STT Biến Tên biến Đơn vị tính Thang đo Dấu kỳ vọng 1 Năng suất thu hoạch NS Kg/m2 Tỷ lệ 2 Số vốn bỏ ra trong 1 vụ nuôi Sovon trđ/vụ Tỷ lệ + 3 Mật độ nuôi Mdn con/m2 Tỷ lệ +/- 4 Chất lượng tôm giống Dclgtom - Danh nghĩa + 5 Diện tích thả nuôi Dtn m2 Tỷ lệ + 6 Số lao động bình quân/vụ nuôi Ld Người Tỷ lệ + 7 Hệ số thức ăn Hsta Lần Tỷ lệ - 8 Độ trong ao nuôi Dotrong cm Tỷ lệ +/- 9 Độ mặn ao nuôi Doman ‰ Tỷ lệ +/- Tổng số biến hiện tại được người nghiên cứu đưa vào mô hình hồi qui là 9 biến (1 biến phụ thuộc và 8 biến độc lập). Mô hình trên được cụ thể hóa qua phương trình hồi qui lý thuyết như sau: LN = A + Sovon β1 * Dtn β2 * Hsta β3 * Mdn β4 *Ld β5 * Dotrong β6 * Doman β7 * e β8Dclgtom Từ phương trình trên, rõ ràng quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc không có quan hệ tuyến tính. Do vậy, lấy Lôgarít 2 vế ta được: Ln_NS= LnA + β1 Ln_Sovon + β2 Ln_Dtn + β3 Ln_Hsta + β4 Ln_Mdn + β5Ln_Ld + β6Ln_Dotrong + β7Ln_Doman + β8Dclgtom Trong đó: NS: biến phụ thuộc; Sovon, Dtn, Hsta, Mdn, Ld, Dotrong, Doman, Dclgtom : các biến độc lập trong mô hình hồi quy; Dclgtom: biến giả của mô hình; β1, β2, β3, β4, β5, β6, β7, β8: là các hệ số góc của các biến độc lập trong mô hình; Nghiên cứu này sử dụng đồng thời hai phương pháp định tính và định lượng: Phương pháp nghiên cứu định tính: Thảo luận nhóm chuyên đề với các hộ nuôi tôm tại địa phương nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất tôm thẻ chân trắng nuôi thâm canh để đưa vào mô hình nghiên cứu đồng thời làm cơ sở để điều chỉnh bảng câu hỏi điều tra. Phương pháp nghiên cứu định lượng bao gồm: Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu và hồi qui bội với biến phụ thuộc là năng suất thu hoạch tôm thẻ chân trắng nuôi thâm canh, các biến độc lập là các nhân tố ảnh hưởng như: số vốn bỏ ra mỗi vụ nuôi, mật độ nuôi, hệ số thức ăn, số lao động có kinh nghiệm và trình độ kỹ thuật, diện tích nuôi, độ trong, độ mặn ao nuôi và chất lượng tôm giống. ít bị nhiễm bệnh – Thang đo sử dụng là thang đo danh nghĩa. Chất lượng tôm giống thả nuôi được đo lường thông qua 2 biểu hiện: Đạt (mã hóa là 1), không đạt (mã hóa là 0). Do đó, cách mã hóa biến “Chất lượng tôm giống” mà tác giả kỳ vọng nhân tố này sẽ có mối quan hệ dương (+) với năng suất tôm nuôi thâm canh. Nghĩa là, chất lượng tôm giống đạt yêu cầu thì năng suất sẽ cao hơn, ngược lại, tôm giống có chất lượng không đạt yêu cầu sẽ có năng suất thấp hơn. Mô hình nghiên cứu được trình bày trong hình 1. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 129 Phương pháp thu thập dữ liệu: - Dữ liệu thứ cấp: được lấy từ trang web từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Nuôi trồng - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hòa. - Dữ liệu sơ cấp: Có được từ điều tra hiện trạng nghề nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh tại các hộ (cơ sở) nuôi của các địa phương trong tỉnh Khánh Hòa. Phương pháp chọn mẫu sử dụng là chọn mẫu định mức, căn cứ vào số cơ sở nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh tại tỉnh Khánh Hòa của Chi cục Nuôi trồng - Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Khánh Hòa với tổng số mẫu được chọn từ tổng thể là 150. Cụ thể, mẫu điều tra tại các trại các địa phương trong tỉnh Khánh Hòa được phân bổ như sau. Bảng 2. Phân bổ mẫu điều tra Vùng điều tra Số hộ nuôi (hộ nuôi) Số hộ điều tra (hộ nuôi) Số hộ điều tra/ số hộ nuôi (%) Ninh Hòa 135 36 26,67 Nha Trang 145 38 26,21 Cam Ranh 173 46 26,59 Vạn Ninh 115 30 26,09 Tổng cộng 568 150 26,41 Nguồn: Tính toán từ phiếu điều tra khảo sát Kết quả điều tra mẫu theo phương pháp lấy mẫu định mức cho thấy các mẫu được lựa chọn có tính chất đại diện, phủ khắp các vùng nuôi trên toàn tỉnh, cho phép nghiên cứu mẫu đủ độ tin cậy để suy ra tổng thể. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Tác giả sử dụng hệ số tương quan Person trong ma trận tương quan giữa các biến số (các biến độc lập và biến phụ thuộc) để đánh giá mối quan hệ giữa các biến trong mô hình, kết quả phân tích hệ số tương quan giữa biến năng suất thu hoạch và các biến độc lập còn lại tương đối cao, điều này sơ bộ ta có thể kết luận các biến độc lập này có thể đưa vào mô hình để giải thích cho biến năng suất tôm thu hoạch. Nghiên cứu sử dụng phương pháp: Backward (loại trừ dần từng biến ra khỏi mô hình): Thủ tục chọn biến trong phân tích hồi qui OLS cho thấy có 02 biến diện tích ao nuôi (m2), số lao động bình quân bị loại khỏi mô hình 1 và mô hình 2 do không thỏa mãn điều kiện (F>= 0,1). Như vậy, mô hình 3 được lựa chọn với các nhân tố còn lại trong mô hình sẽ là: số vốn bỏ ra cho mỗi vụ (trđ/vụ), hệ số thức ăn, mật độ nuôi (con/cm2), độ trong (cm), độ mặn ao nuôi (‰) và chất lượng tôm giống. Kết quả phân tích hồi qui thể hiện trong bảng 3. Bảng 3. Các hệ số hồi quy Mô hình Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số chuẩn hóa Kiểm định (t) Mức ý nghĩa Kiểm định đa cộng tuyến B Sai số Beta Dung sai VIF 1 Số vốn bỏ ra trong mỗi vụ (trđ/vụ) 0,057 0,033 0,223 1,711 0,089 0,59 1,699 Diện tích ao nuôi (m2) -0,009 0,013 -0,407 -0,734 0,464 0,151 6,635 Hệ số thức ăn -0,927 0,097 -1,152 -9,541 0,000 0,155 6,435 Mật độ nuôi (con/m2) -0,024 0,023 -0,539 -1,016 0,311 0,137 7,299 Lao động (người) -0,018 0,024 -0,089 -0,754 0,452 0,064 15,562 Độ trong ao nuôi (cm) -0,062 0,028 -0,995 -2,229 0,027 0,206 4,866 Độ mặn ao nuôi (‰) 0,12 0,02 1,845 6,141 0,000 0,545 1,835 Chất lượng tôm 0,03 0,009 0,283 3,424 0,001 0,13 7,688 2 Số vốn bỏ ra trong mỗi vụ (trđ/vụ) 0,043 0,027 0,167 1,584 0,116 0,64 1,562 Hệ số thức ăn -0,909 0,094 -1,128 -9,702 0,000 0,188 5,312 Mật độ nuôi (con/m2) -0,035 0,018 -0,797 -2,008 0,047 0,162 6,177 Lao động (người) -0,017 0,024 -0,084 -0,721 0,472 0,064 15,526 Độ trong ao nuôi (cm) -0,064 0,027 -1,031 -2,327 0,021 0,255 3,914 Độ mặn ao nuôi (‰) 0,115 0,018 1,766 6,304 0,000 0,568 1,762 Chất lượng tôm 0,029 0,009 0,268 3,351 0,001 0,138 7,236 3 Số vốn bỏ ra trong mỗi vụ (trđ/vụ) 0,027 0,015 0,104 1,761 0,080 0,686 1,457 Hệ số thức ăn -0,904 0,093 -1,123 -9,692 0,000 0,242 4,125 Mật độ nuôi (con/m2) -0,037 0,017 -0,843 -2,155 0,033 0,219 4,571 Độ trong ao nuôi (cm) -0,065 0,027 -1,043 -2,36 0,020 0,335 2,989 Độ mặn ao nuôi (‰) 0,117 0,018 1,798 6,505 0,000 0,679 1,472 Chất lượng tôm 0,029 0,009 0,269 3,365 0,001 0,138 7,236 Biến phụ thuộc: năng suất tôm thu hoạch (kg/m2) Nguồn: Tính toán dựa trên phần mềm SPSS 16 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2014 130 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Sau khi phân tích hồi quy bội, tác giả sử dụng kiểm định F trong bảng phân tích phương sai để kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mô hình hồi qui tuyến tính, kết quả có mức ý nghĩa rất nhỏ (0,000); tổng bình phương (Sum of Squares) giảm không đáng kể khi loại bớt biến ở mô hình 03. Điều này khẳng định việc loại bớt biến là chính xác. Từ đó cho phép ta kết luận có tồn tại mối liên hệ tuyến tính giữa năng suất tôm thẻ chân trắng nuôi thâm canh với các biến số độc lập đã liệt kê và mô hình xây dựng là phù hợp. Với hệ số xác định hiệu chỉnh R2 = 0,869 nghĩa là mô hình hồi qui tuyến tính lôgarít trên đã xây dựng phù hợp với tập dữ liệu đến 86,9%, hay sự thay đổi của năng suất tôm thẻ chân trắng nuôi thâm canh có thể được giải thích bởi sự phụ thuộc tuyến tính vào các yếu tố: số vốn bỏ ra trong mỗi vụ (trđ/vụ), hệ số thức ăn (lần), mật độ nuôi (con/m2), độ trong ao nuôi (cm), độ mặn ao nuôi (‰) và chất lượng tôm giống, 13,1% còn lại phụ thuộc vào các yếu tố khác. Quá trình xây dựng và phân tích mô hình hồi qui, đã giúp người nghiên cứu xác định được phương trình thể hiện năng suất tôm thẻ chân trắng nuôi thâm canh dự đoán theo tất cả các biến độc lập được đưa ra trong nghiên cứu là: Ln_NS = 0,027Ln_Sovon - 0,904 Ln_Hsta - 0,037 Ln_Mdn - 0,065Ln_Dotrong + 0,117Ln_Doman + 0,029 Dclgtom Như vậy, dựa vào phương trình hồi qui có thể thấy chiều hướng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến năng suất tôm thẻ chân trắng nuôi thâm canh của các hộ (cơ sở) nuôi tôm tại tỉnh Khánh Hòa. Hệ số Beta của từng nhân tố cho thấy ảnh hưởng của tốc độ tăng của 1% trong từng nhân tố sẽ làm tốc độ tăng trưởng của năng suất thu hoạch tăng lên bao nhiêu phần trăm khi loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố khác và phù hợp với giả thuyết đặt ra. Qua nghiên cứu, biến diện tích nuôi và số lao động có trình độ kỹ thuật và kinh nghiệm nuôi không có ý nghĩa thống kê. Sở dĩ như vậy là vì, kết quả điều tra 150 mẫu thì số hộ có diện tích nuôi từ 0,5 đến 1,5 ha chiếm hơn 75% số hộ điều tra. Điều đó cho thấy đa phần các hộ đều nuôi ở quy mô vừa và nhỏ và sự tác động đến năng suất tôm thu hoạch là không lớn. Ngoài ra, qua điều tra tác giả cũng thấy rằng đa phần các hộ nuôi tôm thẻ chủ yếu là chuyển từ đối tượng nuôi tôm sú hay các nghề nuôi hải sản khác sang với trình độ kỹ thuật và số năm kinh nghiệm nuôi cơ bản là có cho nên biến này cũng ít có sự khác biệt ảnh hưởng đến năng suất tôm nuôi là hợp lý. IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Từ những kết quả phân tích trong bộ dữ liệu khảo sát, nghiên cứu đã sử dụng phương pháp phân tích hồi qui, tác giả đã lượng hóa các nhân tố ảnh hưởng đến đến năng suất tôm thẻ chân trắng nuôi thâm canh, cụ thể cho mô hình nghiên cứu để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Đồng thời, trên cơ sở các kết quả nghiên cứu trong khuôn khổ lý thuyết đã được phân tích, so sánh đối chiếu với những phát hiện của các nghiên cứu trước, đưa vấn đề ra bàn luận nhằm làm rõ mức độ phù hợp trong ứng dụng thực tiễn. Đây là nghiên cứu định lượng, ban đầu về phân tích các nhân tố tác động đến năng suất thu hoạch nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh tại địa bàn tỉnh Khánh Hòa (Các nghiên cứu trước đây chủ yếu là nghiên cứu về mặt kỹ thuật hoặc đánh giá thực trạng cũng như một số nghiên cứu về hiệu quả dưới dạng phân tích lợi ích – chi phí của nghề nuôi tôm thẻ chân trắng tại tỉnh Khánh Hòa). Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ dừng lại ở địa bàn Khánh Hòa và số biến nghiên cứu còn hạn chế, cũng như có thể nghiên cứu đa mục tiêu về nghề nuôi tôm thể chân trắng cho những nghiên cứu tiếp theo. Qua các bảng phân tích kết quả của mô hình nghiên cứu cùng với các thủ tục kiểm định ý nghĩa thống kê, tác giả đã tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến đến năng suất tôm thẻ chân trắng nuôi thâm canh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa là: số vốn bỏ ra trong mỗi vụ (trđ/vụ), hệ số thức ăn (lần), mật độ nuôi (con/m2), độ trong ao nuôi (cm), độ mặn ao nuôi (‰) và chất lượng tôm giống. Các yếu tố mà người nuôi cần quan tâm là: - Vốn đầu tư Vốn là yếu tố quan trọng không thể thiếu được với bất kỳ hoạt động kinh tế nào trong nền kinh tế quốc dân. Trên thực tế vốn tư của các hộ nuôi vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn đầu tư. Tuy vậy, do quy trình sản xuất nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh cần phải có nguồn vốn lớn để đầu tư nên rất cần có các tổ chức, hiệp hội đứng ra can thiệp nhằm cải tiến quan hệ giao dịch vay vốn giữa ngân hàng và các chủ hộ nuôi, để cho các hộ nuôi có thể dễ dàng tiếp cận nguồn vốn đầu tư, nguồn vốn tín dụng ưu đãi mà không cần thế chấp tài sản, ngoài ra các tổ chức cho vay cần cải cách các thủ tục cho vay nhằm tránh phiền hà. - Con giống Kết quả nghiên cứu trong mô hình cho thấy, có sự khác biệt về năng suất tôm thu hoạch khi hộ nuôi thả chất lượng tôm giống khác nhau. Điều này cho thấy, các chủ hộ cần quan tâm hơn nữa Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 131 đến vần đề nguồn giống chọn thả nuôi. Qua nghiên cứu, tác giả nhận thấy rằng, hạn chế chủ yếu của con giống tôm thẻ chân trắng trong thời gian qua tại tỉnh Khánh Hòa đó là: chưa chủ động và còn thiếu công nghệ sản xuất giống sạch bệnh, việc giải quyết tôm bố mẹ cho sản xuất tôm giống vẫn còn bị động, chưa có giải pháp hiệu quả để đảm bảo chất lượng, số lượng và thời vụ sản xuất, giá cả tôm mẹ cao nên có một số cơ sở đã lạm dụng cho tôm tái phát dục, đẻ nhiều lần, làm cho chất lượng tôm giống không đảm bảo, công tác kiểm dịch và kiểm tra con giống còn nhiều bất cập nên vẫn còn một lượng tôm giống kém chất lượng, chưa đủ tuổi, hoặc tôm đã mang mầm bệnh bán ra thị trường... gây thiệt hại cho người nuôi, hệ thống sản xuất tôm giống chưa được qui hoạch hợp lý. Do đó, để đảm bảo nguồn giống ổn định vừa đảm bảo về số lượng vừa đảm bảo về chất lượng, song song với khuyến khích tuyên truyền, cải tiến công nghệ sản suất giống và nâng cao ý thức cho các chủ hộ sản xuất giống phải có các biện pháp chế tài xử phạt thích đáng. - Ý thức cộng đồng Chất thải trong nuôi trồng thủy sản là phân của các loài thủy sản tôm cá, các nguồn thức ăn dư thừa, thối rữa bị phân hủy, các chất tồn dư của các loại vật tư sử dụng trong nuôi trồng như: hóa chất, kháng sinh, các loại khoáng chất Diatomit, Dolomit, lưu huỳnh lắng đọng, các thành phần chứa H2S, NH3, Nitơ, Phôtpho... Đây là nguồn thải rất dễ phân hủy hữu cơ gây ô nhiễm môi trường, nguy cơ phát sinh và lây lan dịch bệnh. Để nâng cao năng lực, nhận thức cho nhân dân thì cần có sự quản lý cộng đồng của vùng nuôi (thành lập ban quản lý, ban hành qui chế...). Tạo điều kiện để người dân được tham gia và góp ý kiến trong quá trình xây dựng, cũng như thực hiện và đánh giá hoạt động nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt, việc nâng cao năng lực quản lý môi trường, chuyển tải thông tin liên quan cho cán bộ quản lý, địa phương và người dân trở nên rất cần thiết. Gắn trách nhiệm của hộ gia đình, các cơ sở sản xuất kinh doanh, cơ sở nuôi trồng thủy sản vào quản lý môi trường. Thực hiện giải pháp này cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục môi trường đến tất cả người dân. Không ngừng nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường của mọi công dân vì môi trường biển, vì lợi ích chung. Cần hướng tới nhiều biện pháp đồng bộ, nhằm giảm thiểu các tác động môi trường, sản xuất theo quy trình sạch. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Niên giám thống kê Khánh Hòa năm 2012. 2. Niên giám thống kê Việt Nam năm 2012. 3. Trần Nhật Cầu, 2012. Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sản lượng của hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh tại huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre. Luận văn Thạc sỹ Kinh tế Thủy sản. Trường Đại học Nha Trang. 4. Phan Văn Hòa, 2004. Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế nuôi tôm ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đề tài nghiên cứu khoa học. Đại học Huế. 5. Phạm Xuân Thủy, 2004. Xây dựng mô hình nuôi tôm thâm canh tại Khánh Hòa. Luận án Tiến sỹ Khoa học Nông nghiệp. Trường Đại học Thủy sản: 12 – 48. Tiếng Anh 6. Shang, Y. C., Leung, P., and Ling, B.H., 1998. Comparative Economics of Shrimp Farming in Asia, Aquaculture 164 (1 – 4): 183 – 200. 7. Trang web của Sở Nông nghiệp Và Phát triển nông nhôn Khánh Hòa.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcac_nhan_to_anh_huong_den_nang_suat_nuoi_tom_the_chan_trang.pdf
Tài liệu liên quan