I.Mục tiêu:
-Nhận biết sán lông sống tự do nhưng mang đầy đủ các đặc điểm của ngành giun dẹp.
-Hiểu được đặc điểm cấu tạo của sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh.
-Giái thích được vòng đời của sán lá gan qua nhiều giai đoạn ấu trùng.
-Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, thu thập kiến thức.
-Có ý thức vệ sinh môi trường, phòng chống giun sán cho gia súc.
II.Phương tiện dạy- học:
-GV: +Tranh sán lông, sán lá gan
+Tranh vòng đời của sán lá gan
-HS: +Sử dụng hình 11.1, 11.2
+Kẻ bảng(sgk/42)
III.Phương pháp:Quan sát ,thảo luận nhóm ,hỏi đáp.
IV.Tiến trình bài giảng:
1.Kiểm tra: +Nêu đặc điểm chung của ngành Ruột khoang? Ngành Ruột khoang có ích lợi và tác hại như thế nào?
2.G.T.B.M: Khác với R.K.Giun dẹp cơthể có đối xứng hai bên và dẹp theo hướng lưng bụng.chúng gồm sán lông (sống tự do) ,sán lá gan và sán dây(sống kí sinh).Hiểu biết về sán lá gan sẽ giúp con người vệ sinh cho gia súc để nâng cao hiệu quả chăn nuôi.
23 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 12632 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Các ngành giun, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG III. CÁC NGÀNH GIUN
Tuần6 NGÀNH GIUN DẸP N.Soạn:20/9/09
Tiết 11: SÁN LÁ GAN N.Dạy :22/9/09
I.Mục tiêu:
-Nhận biết sán lông sống tự do nhưng mang đầy đủ các đặc điểm của ngành giun dẹp.
-Hiểu được đặc điểm cấu tạo của sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh.
-Giái thích được vòng đời của sán lá gan qua nhiều giai đoạn ấu trùng.
-Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, thu thập kiến thức.
-Có ý thức vệ sinh môi trường, phòng chống giun sán cho gia súc.
II.Phương tiện dạy- học:
-GV: +Tranh sán lông, sán lá gan
+Tranh vòng đời của sán lá gan
-HS: +Sử dụng hình 11.1, 11.2
+Kẻ bảng(sgk/42)
III.Phương pháp:Quan sát ,thảo luận nhóm ,hỏi đáp.
IV.Tiến trình bài giảng:
1.Kiểm tra: +Nêu đặc điểm chung của ngành Ruột khoang? Ngành Ruột khoang có ích lợi và tác hại như thế nào?
2.G.T.B.M: Khác với R.K.Giun dẹp cơthể có đối xứng hai bên và dẹp theo hướng lưng bụng.chúng gồm sán lông (sống tự do) ,sán lá gan và sán dây(sống kí sinh).Hiểu biết về sán lá gan sẽ giúp con người vệ sinh cho gia súc để nâng cao hiệu quả chăn nuôi.
3.Các hoạt động dạy - học:
*HĐ1: I/ Nơi sống, cấu tạo và di chuyển
*MT: Tìm hiểu nơi sống, cấu tạo và di chuyển của sán lá gan
-GVyêu cầu HS đọc đoạn thông tin và quan sát hình 11.1® trả lời các câu hỏi:
+?Sán lá gan kí sinh ở đâu?
+?Hình dạng, màu sắc cơ thể của sán lá gan như thế nào?
+?So sánh với sán lông thì sán lá gan có bộ phận nào tiêu giảm? Cơ quan nào phát triển?
Tại sao?
+?Sán lá gan di chuyển bằng cách nào? Nhờ bộ phận nào để di chuyển?
-Cá nhân đọc thông tin và quan sát hình11.1
® Ghi nhớ kiến thức để trả lời câu hỏi
*Nêu được : Sán lá gan kí sinh ở gan, mật trâu, bò
+Hình lá dẹp
+Mắt, lông bơi tiêu giảm
+Giác bám phát triển
+Di chuyển bằng cách chun dãn, phồng dẹp cơ thể nhờ các cơ: cơ dọc, cơ vòng, cơ lưng bụng:chui rúc ,luồn lách
*TK: +Sống kí sinh ở gan, mật trâu, bò.
+Hình lá dẹp, dài 2-5cm, màu đỏ máu.
+Mắt, lông bơi tiêu giảm. Giác bám phát triển.
+Di chuyển:Chui rúc,luồn lách bằng cách chun dãn, phồng dẹp cơ thể nhờ cơ dọc, cơ vòng, cơ lưng bụng.
* HĐ2: II/ Dinh dưỡng:
*MT: Tìm hiểu dinh dưỡng của sán lá gan
-GV yêu cầu HS đọc đoạn thông tin và ghi nhớ kiến thức
+?Sán lá gan hút chất dinh dưỡng như thế nào?
+?Quá trình tiêu hóa diễn ra như thế nào?
-HS tự đọc thông tin và ghi nhớ kiến thức, trả lời câu hỏi
+Hầu có cơ khỏe giúp miệng hút chất dinh dưỡng
+Chất dinh dưỡng đưa vào hai nhánh ruột phân nhiều nhánh nhỏ vừa tiêu hóa vừa dẫn chất dinh dưỡng nuôi cơ thể
*TK: +Hầu có cơ khỏe giúp miệng hút chất dinh dưỡng tư môi trường kí sinh
+Quá trình tiêu hóa: Chất dinh dưỡng đưa vào hai nhánh ruột phân nhiều nhánh nhỏ để vừa tiêu hóa vừa dẫn chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể.
-Sán lá gan chưa có hậu môn.
*HĐ3: III/ Sinh sản:
*MT: Xác định được cơ quan sinh dục và tìm hiểu được vòng đời của sán lá gan
1.Cơ quan sinh dục:
-GV yêu cầu HS đọc đoạn trông tin®ghi nhớ
+?Cơ quan sinh dục của sán lá gan có cấu tạo như thế nào? Tại sao nói sán lá gan lưỡng tính?
-GV tổ chức HS thảo luận nhóm:
+?Chọn trong cụm từ: bình thường, tiêu giảm, phát triển... để điền vào bảng cho thích hợp và giải thích ngắn gọn ý nghĩa của hiện tượng ấy?
G.V nhận xét và cho đáp án đúng.
2.Vòng đời:
-GV yêu cầu HS đọc đoạn thông tin(tr.42) và quan sat, nghiên cứu hình 11.2,hoạt động nhóm
+Trình bày vòng đời của sán lá gan.
+Cho biết vòng đời của sán lá gan sẽ bị ảnh hưởng như thế nào nếu trong thiên nhiên xảy ra các tình huống sau:
+Trứng sán không gặp nước?
+Ấu trùng nở không gặp cơ thể ốc thích hợp?
+Ốc chứa ấu trùng bị động vật khác ăn mất
+Kén bám vào rau, bèo nhưng trâu, bò không ăn phải?
+Viết sơ đồ biểu diễn vòng đời của sán lá gan?
+Sán lá gan thích nghi với sự phát tán nòi giống như thế nào?
+?Muốn tiêu diệt sán lá gan ta phải làm thế nào?
-GV gọi đại diện hai nhóm lên viết sơ đồ vòng đời của sán lá gan
-Yêu cầu 1-2 HS lên chỉ trên tranhvà trình bày vòng đời của sán lá gan.
-HS đọc thông tin, ghi nhớ
-Nêu được: Cơ quan sinh dục sán lá gan dạng ống gồm hai bộ phận:
+Cơ quan sinh dục đực
+Cơ quan sinh dục cái
-Làm bài tập: Thảo luận nhóm để chọn từ thích hợp điền vào bảng
-Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
-Đọc đoạn thông tin và quan sát, nghiên cứu hình 11.2
-Thảo luận để trả lời các câu hỏi
-HS nêu được:
+Không nở thành ấu trùng.
+Ấu trùng sẽ chết.
+Ấu trùng không phát triển
+Kén hỏng và không nở thành sán được
-HS dựa vào hình 11.2 để trình bày
+Trứng phát triển ngoài môi trường thông qua vật chủ
+Xử lí phân diệt trứng,xử lí rau diệt kén.
-Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung .
-1-2 HS lên chỉ trên tranh về vong đời của sán lá gan.
*TK: +Sán lá gan lưỡng tính: Cơ quan sinh dục dạng ống, gồm hai bộ phận:
-Cơ quan sinh dục đực
-Cơ quan sinh dục cái và tuyến noãn hoàng
+Vòng đời: Trâu, bò ® Trứng ® Ấu trùng có lông ® Ốc
¯
Bám vào rau, bèo ¬ Kết kén ¬ Môi trường nước
*Vòng đờí sán lá gan có đặc điểm thay đổi vật chủ qua nhiều giai đoạn ấu trùng thích nghi với kí sinh.
*Kết luận chung: HS đọc SGK
V.Kiểm tra đánh giá:
1.Cấu tạo sán lá gan thích nghi đời sống kí sinh như thế nào?
2.Sán lá gan có những sai khác về hình dạng so với sán lông như:
a.Giác bám phát triển
b.Không có lông bơi
c.Thiếu giác quan
d.Cả a, b, c đều đúng
2.Sán lông và sán lá gan được xếp chung vào ngành giun dẹp vì:
a.Cơ thể dẹp,đối xứng hai bên. b.Có lối sống kí sinh.
c.Có lối sống tự do d.Sinh sản hữu tính.
VI. Dặn dò: HS học bài, làm bài tập ;Đọc mục :Em có biết.
-Vẽ hình 11.2
-Nghiên cứu bài12: Một số giun dẹp khác và đặc điểm chung của ngành giun dẹp.
.
Tuần6 MỘT SỐ GIUN DẸP KHÁC VÀ N.Soạn:24/9/09
Tiết12 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NGÀNH GIUN DẸP N.Dạy :26/9/09
I.Mục tiêu:
-HS nắm được hình dạng, vòng đời của một số giun dẹp kí sinh
-Thông qua các đại diện của ngành Giun dẹp nêu đựợc các đặc điểm chung của Giun dẹp
-Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh
-Giaó dục ý thức vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường.
II.Phương tiện day - học:
-GV: +Tranh hình 12.1, 12.2, 12.3
+Bảng phụ kẻ theo mẫu bảng trang 45
-HS: Kẻ bảng(tr.45) vào vở
III.Phương pháp: Quan sát, hoạt động nhóm, đặt và giải quyết vấn đề
IV.Tiến trình bài giảng:
1.Kiểm tra:
+Cấu tạo sán lá gan thích nghi đời sống như thế nào?
+.Trình bày vòng đời của sán lá gan?
2.G.T.B.M: Ngoài sán lá gan sống kí sinh ta nghiên cứu tiếp một số Giun dẹp khác
3.Các hoạt động day- học:
*HĐ1: I/ Một số Giun dẹp khác
*MT: Nhận biết một số Giun dẹp kí sinh khác và biện pháp phòng chống.
-Yêu cầu HS đọc đoạn thông tin SGK và quan sát hình 12.1, 12.2, 12.3 ®thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
+Kể tên một số giun dẹp sống kí sinh?
+Giun dẹp thường kí sinh ở bộ phận nào trong cơ thể người và động vật?
+Chúng xâm nhập vào cơ thể bằng con đường nào?
+Để phòng chống giun dẹp kí sinh cần phải ăn uống giữ vệ sinh như thế nào cho người và gia súc?
-GV nhận xét và bổ sung.
-Yêu cầu HS đọc phần “Em có biết” ở cuối bài để trả lời câu hỏi:
+Sán kí sinh gây hại như thế nào?
+Em làm gì để giúp mọi người tránh nhiễm giun san?
-GV cho HS tự rút ra kết luận
-HS tự quan sát hình 12.1, 12.2, 12.3 và ghi nhớ
-Thảo luận nhóm thống nhất câu trả lời:
+Kể được tên
+Bộ phận kí sinh là ở máu,ruột, gan, cơ. Vì những cơ quan này có nhiều chất dinhdưỡng
+Qua ăn uống, qua da.
+Cần giữ vệ sinh ăn uống:ăn chín uống sôi, ăn rau sống phải qua sát trùng:Giữ vệ sinh môi trường;Tẩy giun định kì
-Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung
-Đọc “em có biết” trả lời được:
+Sán kí sinh lấy chất dinh dưỡng làm vật chủ gầy yếu
+Tuyên truyền vệ sinh, an toàn thực phẩm
*TK: + Sán lá máu(máu người)
+Sán dây(ruột non người và cơ bắp trâu, bò,lợn,chó)
+Sán bã trầu (ruột lợn)
-Phòng chống:+Giữ vệ sinh ăn uống, vệ sinh môi trường.
+Không tiếp xúc với nguồn nước bị ô nhiễm.
+Dùng thuốc tẩy giun định kì
*HĐ2: II/ Đặc điểm chung:
*MT: HS nêu được đặc điểm chung của ngành Giun dẹp
-GV yêu cầu HS đọc đoạn thông tin SGK (tr.45) ®Thảo luận nhóm hoàn thành bảng 1/sgk(tr.45)
-GV kẻ sẵn bảng 1 vào bảng phụ
-Gọi các nhóm lên chữa bài bằng cách điền thông tin vào bảng 1
-GV bổ sung hoàn thiện và cho HS xem bảng chuẩn kiến thức
-Yêu cầu H.S xem lại thông tin bảng1®Rút ra đặc điểm chung của ngành Giun dẹp.
-Cá nhân đọc thông tin nhớ lại kiến thức của bài trước
-Thảo luận nhóm hoàn thành bảng 1
-HS chú ý lối sống có liên quan đến một số đặc điểm cấu tạo
-Đại diện các nhóm lên điền thông tin vào bảng, các nhóm khác nhận xét, bổ sung
-H.S nêu được đặc điểm chung của ngành Giun dẹp
S.T.T
Đạidiện
Đặc điểm so sánh
Sán lông
(sống tự do)
Sán lá gan
(kí sinh)
Sán dây
(kí sinh)
1
Cơ thể dẹp và đối xứng hai bên
+
+
+
2
Mắt và lông bơi phát triển
+
-
-
3
Phân biệt đầu đuôi ,lưng bụng
+
+
+
4
Mắt và lông bơi tiêu giảm
-
+
+
5
Giác bám phát triển
-
+
+
6
Ruột phân nhánh chưa có hậu môn
+
+
+
7
Cơ quan sinh dục phát triển
-
+
+
8
Phát triển qua các giaiđoạn ấu trùng
-
+
+
*TK: +Cơ thể dẹp có đối xứng hai bên.
+Ruột phân nhánh, chưa có hậu môn.
+Phân biệt đầu đuôi, lưng, bụng.
+Số lớn giun dẹp kí sinh còn có thêm: giác bám,cơ quan sinh sảnphát triển,ấu trùng phát triển qua các vật chủ trung gian.
*Kết luận chung: HS đọc kết luận SGK
V.Kiểm tra đánh giá:
+ Nêu đặc điểm chung của ngành Giun dẹp.Tại sao lấy điểm “dẹp” đặt tên cho ngành
+Kể một số loài giun dẹp thường gặp? Chúng gây ra những tác hại gì?
*B.T: Đánh dấu √ vào trước ý trả lời đúng.
-Đặc điểm cấu tạo đặc trưng của sán dây do thích nghi với kí sinh trong ruột người.
a.Cơ thể dẹp, đối xứng hai bên. d.Ruột phân nhánh, chưa có hậu môn
√ b.Có 4 giác bám,1số có thêm móc bám e.Phân biệt đầu đuôi, lưng bụng
√ c.Dinh dưỡng thẩm thấu qua thành cơ thể. √ g.Mỗi đốt có một cơ quan sinh sản lưỡng
tính
VI.Dặn dò: -HS học bài, làm bài tập
-Vẽ hình 12.1, 12.3(B)
-Nghiên cứu bài13 : Cấu tạo, dinh dưỡng, sinh sản của Giun đũa.
..
Tuần7 NGÀNH GIUN TRÒN N.Soạn:1/10/09
Tiết13 GIUN ĐŨA N.Dạy :3/10/09
I.Mục tiêu:
-HS nêu được đặc điểm cơ bản về cấu tạo. di chuyên, dinh dưỡng, sinh sản của giun đũa thích nghi đời sống kí sinh
-Nêu được những tác hại của giun đũa và cách phòng trừ
-Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh
-Giáo dục ý thức vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường
II.Phương tiện dạy - học:
-GV: tranh phóng to hình 13.2, 13.3, 13.4
-HS: sử dụng hình trong SGK
III.Phương pháp: Quan sát, hoạt động nhóm, đặt và giải quyết vấn đề
IV.Tiến trình bài giảng:
1.Kiểm tra: +Trình bày đặc điểm chung của ngành Giun dẹp?
2.G.T.B.M: Giun tròn khác với giun dẹp ở chỗ;tiết diện ngang cơ thêtròn,bắt đầu có khoang cơ thể chưa chính thức và ống tiêu hóa phân hóa.chúng sống trong nước, đất ẩm, kí sinh ở cơ thể Đ.V,
T.V và người.Chúng ta sẽ tìm hiểu giun đũa một đại diện của giun tròn thường kí sinh ở ruột non người,nhất là trẻ em.
3.Các hoạt động dạy - học:
*HĐ1: I/Cấu tạo ngoài
*MT: Tìm hiểu cấu tạo ngoài của giun đũa
-GV yêu cầu HS đọc đoạn thông tin và quan sát hình 13.1 và trả lời câu hỏi:
+Giun đũa có hình dạng như thế nào?
+Hãy phân biệt giun đực và giun cái.
+Vì sao giun đũa sống trong ruột non người mà không bị tiêu hủy bởi dịch tiêu hóa?
-HS đọc đoạn thông tin và quan sát hình 13.1 ®trả lời câu hỏi
-Nêu được: +Hình dạng
+Vì có vỏ cuticun chống tác động của dịch tiêu hóa.
*TK: +Cơ thể giống chiếc đũa dài 25cm
+Giun cái to,dài ; giun đực nhỏ ngắn đuôi cong.
+ Có lớp vỏ cuticun bảo vệ cơ thể.
*HĐ2: II/Cấu tạo trong và di chuyển
*MT: Tìm hiểu cấu tạo trong và di chuyển của giun đũa
-GVyêu cầu HS đọc đoạn thông tin và quan sát hình 13.2
+Thành cơ thể giun đũa có cấu tạo như thế nào?
+Khoang cơ thể giun đũa có đặc điểm như thế nào?
+Ống tiêu hóa có đặc điểm như thế nào? So sánh với giun dẹp có điểm gì khác?
+Đặc điểm cấu tạo của tuyến sinh dục?
+Giun đũa di chuyển bằng cách nào? vì sao?
-HS đọc đoạn thông tin và quan sát hình 13.2®Trả lời câu hỏi
+Nêu được: Thành cơ thể có lớp biểu bì và lớp cơ dọc phát triển
-Khoang cơ thể chưa chính thức
-Ống tiêu hóa: từ lỗ miệng và kết thúc ở lỗ hậu môn
-Tuyến sinh dục dài, cuộn khúc
-Di chuyển: cong cơ thể và duỗi ra→ chui rúc. Vì chỉ có cơ dọc
*TK: ·Cấu tạo trong:
+Thành cơ thể có lớp biểu bì và lớp cơ dọc phát triển
+Chưa có khoang cơ thể chính thức
+Ống tiêu hóa thẳng, có lỗ hậu môn
+Tuyến sinh dụcdạng ống dài, cuộn khúc
·Di chuyển:cơ thể cong duỗi→chui rúc.
*HĐ3: III/ Dinh dưỡng
*MT: Tìm hiểu cách dinh dưỡng của giun đũa
-GV yêu cầu HS đọc đoạn thông tin
-Thảo luận để trả lời câu hỏi sau:
+Giun cái dài, mập hơn giun đực có ý nghĩa sinh học gì?
+Nếu giun đũa thiếu lớp vỏ cuticun thì số phận chúng sẽ như thế nào?
+Ruột thẳng và kết thúc tại hậu môn ở giun đũa so với ruột phân nhánh ở giun dẹp (chưa có hậu môn) thì tốc độ tiêu hóa ở loài nào cao hơn?Vì sao?
+Nhờ đặc điểm nào mà giun đũa chui được vào ống mật và hậu quả sẽ như thế nào đối với người?
-GVnhận xét bổ sung và yêu cầu HS rút ra kết luận
-HS đọc đoạn thông tin→Thảo luận nhóm(4) thống nhất để trả lời câu hỏi
+Đẻ nhiều trứng.
+Sẽ bị tiêu hủy bởi dịch tiêu hóa.
+Tốc độ tiêu hóa ở giun đũa cao hơn. Vì thức ăn chủ yếu là chất dinh dưỡng và thức ăn đi theo một chiều.
+ Nhờ đầu thuôn nhọn,cơ dọc phát triển,giun
con có kích thước nhỏ→ đau bụng dữ dội.
-Đại diện nhóm phát biểu, các nhóm khác bổ sung
*TK: +Thức ăn đi theo một chiềutheo ống ruột thẳng từ miệng đến hậu môn.
+Hầu phát triển giúp hút chất dinh dưỡng nhanh và nhiều.
*HĐ4: IV.Sinh sản
*MT: Chỉ rõ vòng đời của giun đũa và biện pháp phòng tránh
1.Cơ quan sinh dục:
-GV yêu cầu HS đọc đoạn thông tin ® Trả lời câu hỏi
+Nêu cấu tạo cơ quan sinh dục ở giun đũa?
-GV giải thích thụ tinh trong
+Vì sao giun đũa lại đẻ trứng với số lượng lớn( 200.000 trứng/ngày)
2.Vòng đời giun đũa:
-GV yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát hình 13.3, trả lời câu hỏi:
+Trình bày vòng đời của giun đũa?
+Rửa tay trước khi ăn và không ăn rau sống có liên quan gì đến bệnh giun đũa?
+Tại sao y học khuyên mỗi người nên tẩy giun đũa từ 1-2 lần/ năm?
-GV lưu ý: Trứng và ấu trùng giun đũa phát triển ở môi trường ngoài nên dễ lây nhiễm ,dễ tiêu diệt
-GV nên đưa một số tác hại của giun đũa: gây tắc ống mật, tắc ruột, suy dinh dưỡng cho vật chủ
-GV yêu cầu HS rút ra kết luận và biện pháp phòng trừ
-Cá nhân tự đọc thông tin và trả lời câu hỏi
-Một vài HS trình bày, các HS khác bổ sung
-Giun đũa phân tính.Cơ quan sinh dục dạng ống dài. +Con cái :2 ống
+Con đực:1ống
-Thụ tinh trong.
-Đẻ nhiều trứng.
-Cá nhân đọc thông tin ghi nhớ kiến thức và quan sát hình 13.3, 13.4 ®Trao đổi nhóm(2)
về vòng đời của giun đũa
-Nêu dược:
+Vòng đời: nơi trứng và ấu trùng phát triển, con đường xâm nhập vào vật chủ và nơi kí sinh
-Đại diện nhóm trình bày viết sơ đồ vòng đời của giun đũa, các nhóm khác trả lời câu hỏi
+Trứng giun thường bám vào thức ăn sống, vào tay
+Diệt giun đũa hạn chế được số lượng trứng
-HS tự rút ra được kết luận và biện pháp phòng trừ
*TK: ·Vòng đời của giun đũa:
Giun đũa ® Đẻ trứng ® Ấu trùng( trong trứng)
(ruột người) (theo phân ra ngoài) ¯
Thức ăn sống
¯
Máu ,gan,tim,phổỉ ← Ruột non
(ấu trùng)
·Phòng chống: +Giữ vệ sinh ăn uống, vệ sinh môi trường
+Tẩy giun định kì
*Kết luận chung: HS đọc SGK
V.Kiểm tra đánh giá:
+Đặc điểm cấu tạo nào của giun đũa khác sán lá gan?
+Nêu tác hại của giun đũa và biện pháp phòng trừ?
B.T:Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất:
1.Lớp vỏ cuticun của giun đũa có tác dụng:
a.Tránh sự tấn công của kẻ thù.
b.Không bị tiêu hủy bởi dịch tiêu hóa.
c.Thích nghi với đời sống kí sinh
d.Dễ chui rúc.
2Thành cơ thể của giun đũa có 2 lớp:
a.Lớp biểu bì và lớp cơ vòng b.Lớp cơ dọc và lớp cơ vòng
c.Lớp cuticun và lớp cơ vòng d.Lớp biểu bì và lớp cơ dọc
3.Chọn từ cho sẵn trong ngoặc điền vào chỗ trống cho thích hợp.
(phân tính,hậu môn, phát tán, ruột non,đẻ trứng,lưỡng tính )
Giun đũa kí sinh ở ....................... người. Ống tiêu hóa có thêm ruột sau và ........................Giun đũa..................,tuyến sinh dục dạng ống phát triển,....................nhiều có khả năng .....................rộng
.VI.Dặn dò: -HS học bài, đọc mục: Em có biết; Kẻ bảng (sgk/51)
-Vẽ hình 13.2
-Tìm hiểu một số giun tròn khác và rút ra đặc điểm chung của ngành giun tròn
Tuần7 MỘT SỐ GIUN TRÒN KHÁC VÀ N.Soạn:3/10/09
Tiết14 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NGÀNH GIUN TRÒN N.Dạy: 5/10/09
I.Mục tiêu:
-HS hiểu biết thêm một số giun tròn đặc biệt là nhóm giun tròn kí sinh gây bệnh, từ đó có biện pháp phòng trừ
-Nêu được đặc điểm chung của ngành giun tròn
-Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích
-Giáo dục ý thức vệ sinh cá nhân,ăn uống và vệ sinh môi trường.
II.Phương tiện dạy - học:
-GV: +Tranh:giun kim,.giun móc câu, giun rễ lúa và vòng đời giun kim ở trẻ em
-HS: +Sử dụng các hình SGK
+Kẻ bảng (tr.51) vào vở
III.Phương pháp:Quan sát, hoạt động nhóm
IV.Tiến trình bài giảng:
1.Kiểm tra:
+Nêu cấu tạo ngoài, cấu tạo trong và dinh dưỡng của giun đũa?
+Tác hại của giun đũa đối với sức khỏe con người? Nêu các biện pháp phòng chống giun đũa kí sinhở người.
2.G.T.B.M: Tiếp tục tìm hiểu một số giun tròn kí sinh và rút ra đặc điểm chung của ngành.
3.Các hoạt động dạy - học:
*HĐ1: I/ Một số giun tròn khác.
*MT: Tìm hiểu một số giun tròn khác
-GV yêu cầu HS đọc đoạn thông tin và quan sát hình 14.1, 14.2, 14.3, 14.4 ®Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
+Kể tên các loại giun tròn kí sinh ở người?
+Trình bày vòng đời của giun kim?
+Giun kim gây cho trẻ em những phiền phức gì?
+Do thói quen nào ở trẻ em mà giun kim khép kín được vòng đời nhanh nhất?
+Giun tròn kí sinh ở thực vật, động vật gây hại như thế nào?
+Cần có những biện pháp gì để phòng tránh bệnh giun sán kí sinh?
-Cá nhân tự đọc thông tin và quan sát hình 14.1, 14.2, 14.3, 14.4 ®Trao đổi nhóm thống nhất ý kiến trả lời. Nêu được:
+Giun kim (ruột già người);giun móc câu(tá tràng)
+Phát triển trực tiếp
+Gây ngứa hậu môn
+Thói quen mút tay
-Đại diện nhóm trình bày đáp án, các nhóm khác bổ sung
+Thực vật: làm thối rễ, năng suất thấp
+Động vật: Gầy ốm, năng suất, chất lượng giảm
+Cần giữ vệ sinh
+Tẩy giun định kì
*TK: +Giun kim +Giun rễ lúa
+Giun tóc +Giun chỉ
+Giun móc câu +Giun gây sần ở thực vật
*HĐ2: II/ Đặc điểm chung
*MT: Thông qua các đại diện nêu được đặc điểm chung của ngành giun tròn
-GV tổ chức hoạt động nhóm, yêu cầu hoàn thành bảng 1: “Đặc điểm của ngành giun tròn”
-GV kẻ sẵn bảng 1để HS lên sửa bài
-GV thông báo kiến thức đúng trong bảng để các nhóm tự sửa
+GV yêu cầu HS tìm được đặc điểm chung của ngành giun tròn rút ra kết luận về đặc điểm chung của ngành giun tròn
-Trong nhóm,cá nhân tự nhớ lại kiến thức ®Trao đổi trong nhóm thống nhất ý kiến
hoàn thành các nội dung ở bảng
-Đại diện các nhóm ghi kết quả của nhóm vào bảng 1
-Nhóm khác nhận xét, bổ sung
-Nêu được:
+Hình dạng cơ thể
+Cấu tạo đặc trưng
+Nơi sống
*TK: +Cơ thể hình trụ,thường thun hai đầu, có vỏ cuticun
+Có khoang cơ thể chưa chính thức
+Cơ quan tiêu hóa dạng ống bắt đầu từ miệng, kết thúc ở hậu môn.
+Phần lớn giun tròn sống ki sinh ,một số nhỏ sông tự do.
*Kết luận chung: HS đọc SGK
V.Kiểm tra đánh giá:
+Căn cứ vào nơi kí sinh hãy so sánh giun kim và giun móc câu, loài nào nguy hiểm hơn? Loài nào dễ phòng chống hơn?
+Trong số các đặc điểm của ngành giun tròn, đặc điểm nào dễ nhận ra chúng?
B.T: Chọn câu trả lời đúng nhất.
1.Kí sinh ở tá tràng người là:
a.Giun móc câu b.Giun đũa c.Giun rễ lúa d.Giun kim.
2.Đặc điểm không đúng khi nói về giun tròn là:
a.Cơ thể hình trụ b.Có khoang cơ thể chưa chính thức
c.Cơ quan tiêu hóa dạng túi d.Phần lớn có lối sống kí sinh.
3.Đúng hay sai?
Trứng giun kim có thể xâm nhập vào cơ thể người qua:
a.Hô hấp c.Thức ăn,nước uống c.Da d.Tay bẩn
VI.Dặn dò: - HS học bài, làm bài tập ;Vẽ hình 14.1 ; H14.2 ; H14.3
- Đọc mục: Em có biết
- Nghiên cứu cấu tạo, dinh dưỡng, sinh sản của giun đất
.
Tuần 8 NGÀNH GIUN ĐỐT N.Soạn 8/10/09
Tiết 15 GIUN ĐẤT N.Dạy 10/10/09
I.Mục tiêu:
-HS nêu được đặc điểm cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng, sinh sản của giun đất
-Chỉ rõ đặc điểm tiến hóa hơn của giun đất so với giun đũa
-Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích,hoạt động nhóm
-Giáo dục ý thức bảo vệ động vật có ích.
II.Phương tiện dạy - học:
-GV: Tranh hình 15.1,15.2, 15.3, 15.4, 15.5
-HS: Sử dụng các hình trong SGK
III.Phương pháp: Quan sát,hói đáp, hoạt động nhóm
IV.Tiến trình bài giảng:
1.Kiểm tra: +Kể tên một số loài trong ngành giun tròn. Nêu đặc điểm chung của ngành giun tròn?
2.G.T.B.M: Ngành giun đốt: Cơ thể có phân đốt, mỗi đốt có một đôi chân bên, có khoang cơ thể chính thức, đại diện là giun đất. Giun đất có hình dạng, cấu tạo và hoạt động sống ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu.
3.Các hoạt động dạy - học:
*HĐ1: I/ Hình dạng ngoài
*MT:Mô tả được hình dạng ngoài và cách di chuyển của giun đất
-GV yêu cầu HS quan sát hình 15.1, 15.2.Mô tả hìng dạng ngoài của giun đất
-G.V treo tranh vẽ cấu tạo ngoài của giun đất.
-Gọi h.s lên bảng mô tả hìmh dạng ngoài của giun đất .
-Cá nhân quan sát hình 15.1, 15,2 đọc chú thích,mô tả được hìnhndạng ngoài của giun đất.
-H.S lên bảng trình bày,kết hợp chỉ trên tranh.
*TK: +Cơ thể dài, thuôn hai đầu
+Gồm nhiều đốt , mỗi đốt có vòng tơ(chi bên)
+Phần đầu có miệng, đai sinh dục , lỗ sinh dục đực và lỗ sinh dục cái.
*HĐ2: II/ Di chuyển:
*MT: Chỉ rõ cách di chuyển của giun đất liên quan đến cấu tạo cơ thể
-GV yêu cầu HS quan sát hình 15.2 ,trao đỏi nhóm®hoàn thành bài tập (tr.54): Đánh số vào ô trống cho đúng thứ tự các động tác di chuyển của giun đất?
-GV ghi phần trả lời của các nhóm lên bảng®
-G.V cho đáp án đúng(2,1,4,3) và chỉ cho h.s thấy giun đất di chuyển từ trái sang phải.
-GV giải thích: Giun đất chun , dãn cơ thể được do sự điều chỉnh sức ép của dịch khoang trong các phần khác nhau của cơ thể.
-Giun đất di chuyển ntn?
-Cá nhân tự quan sát hình 15.3 và đọc thông tin,thảo luận nhóm để hoàn thành bài tập
-Yêu cầu:+Xác định được hướng dichuyển
+Phân biệt được hai lần thu mình phồng đoạn đầu, thu đoạn đuôi.
+Vai trò của vòng tơ ở mỗi đốt
-Đại diện nhóm trình bày đáp án, các nhóm khác bổ sung.
-H.S rút ra kết luận về cách di chuyển của giun đất
*TK: Di chuyển bằng cách:Cơ thể phình, duỗi xen kẽ lấy vòng tơ làm điểm tựa®Kéo cơ thể về một phía
*HĐ3: III/ Cấu tạo trong
*MT: Tìm hiểu cấu tạo trong của giun đất thấy được sự tiến hóa của giun đất so với giun tròn
-GV yêu cầu HS quan sát hình 15.4, 15.5 đọc chú thích ghi nhớ trả lời các câu hỏi:
+So sánh với giun tròn, tìm cơ quan và hệ cơ quan mới xuất hiện ở giun đất?
+Hệ cơ quan mới xuất hiện có cấu tạo như thế nào?
-GV yêu cầu HS thảo luận nhóm
-GV giải thích thêm một số kiến thức:
+Khoang cơ thể chính thức: chứa dịch làm căng cơ thể
+Thành cơ thể có lớp mô bì tiết chất nhầy làm da trơn
+Dạ dày có thành cơ có khả năng co bóp nghiền thức ăn
+Hệ thần kinh: có chuỗi hạch ( hạch là nơi tập trung tế bào thần kinh)
+Hệ tuần hoàn: GV giảng về sự di chuyển của máu
-Yêu cầu HS rút ra kết luận về cấu tạo trong của giun đất
-HS quan sát hình 15.4, 15.5 đọc chú thích ®ghi nhớ trả lời các câu hỏi
-Nêu được:
+Hệ tuần hoàn
+Hệ thần kinh
-Thảo luận nhóm theo nội dung GV đưa ra
-Đại diện các nhóm trình bày
-Các nhóm khác bổ sung
*TK: +Có khoang cơ thể chính thức chứa dịch
+Hệ tiêu hóa: Phân hóa rõ miệng→ hầu→ thực quản→ diều→ dạ dày cơ→ ruột tịt→ hậu môn
+Hệ tuần hoàn: Có mạch lưng, mạch bụng, vòng hầu ( tim đơn giản), tuần hoàn kín
+Hệ thần kinh: Chuỗi hạch thần kinh,dây thần kinh.
*HĐ4: IV/ Dinh dưỡng
*MT: Tìm hiểu dinh dưỡng của giun đất
-GV yêu cầu HS đọc đoạn thông tin ®trả lời câu hỏi:
+Quá trình tiêu hóa của giun đất diễn ra như thế nào?
+Vì sao khi mưa nhiều. nước ngập úng, giun đất chui lên mặt đất?
+Đào phải giun đất, thấy có chất lỏng màu đỏ chảy ra, đó là chất gì? Tại sao có màu đỏ?
-GV yêu cầu HS rút ra kết luận
-HS đọc thông tin
-Nêu được:
+Sự hoạt động của dạ dày và vai trò của enzim
+Vì đất ngập nước ,thiếu o xi, giun không hô hấp được.
+Chất lỏng màu đỏ là máu.
+Do có chứa O2
-HS tự rút ra kết luận
TK: Quá trình tiêu hóa thức ăn:
+Thức ăn ® Miệng ® Hầu ® Diều ( chứa thức ăn ) ® Dạ dày cơ ( nghiền nhỏ thức ăn )
® Thức ăn được tiêu hóa nhờ enzim(ruột tịt) ® Chất bã thải ra ngoài
+Chất dinh dưỡng qua thành ruột vào máu
-0Hô hấp qua da
*HĐ 5: V/. Sinh sản
*MT: Nêu được sinh sản ghép đôi tạo kén chứa trứng ở giun đất
-GV cho HS đọc đoạn thông tin
+Giun đất sinh sản như thế nào?
-HS đọc đoạn thông tin và trả lời câu hỏi:
+Miêu tả hiện tượng ghép đôi.
+Tạo kén.
*TK: Giun đất lưỡng tính
+Khi sinh sản hai giun đất ghép đôi trao đổi tinh dịch tại đai sinh dục ® Đai sinh dục tuột khỏi cơ thể tạo kén chứa trứng → giun con.
*Kết luận chung: HS đọc SGK
V. Kiểm tra đánh giá:
+Cấu tạo giun đất thích nghi với đời sống trong đất ntn?
+Cơ thể giun đất có đặc điểm nào tiến hóa hơn so với ngành động vật trước?
B.T:Chọn từ cho sẵn trong ngoặc điền vào chỗ trống cho thích hợp
(da,chuỗi hạch,khoang cơ thể, phân đốt, kén,ghép đôi, tiêu hóa,vòng tơ ,kín)
Cơ thể giun đất ................Nhờ sự co giãn cơ thể kết hợp với các...................mà giun đất di chuyển được.Giun đất có cơ quan ...................phân hóa,hô hấp qua .............,có hệ tuần hoàn............,hệ thần kinh ....................Khi sinh sản chúng ....................Trứng phát triển trong ............để thành giun con.
2Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất.
Khi trời mưa nhiều, đất ngập nước giun đất thường chui lên khỏi mặt đấtđể:
a.Tìm thức ăn b.Sinh sản
c.Hô hấp d.Uống nước
VI. Dặn dò: +HS học bài, làm bài tập
+Vẽ hình 15.2, 15.4, 15.5
+Đọc phần em có biết
+Chuẩn bị giờ sau: Mỗi nhóm một con giun đất to và xem kĩ lại bài 15
Tuần 9 N.Soạn :10/10/09
Tiết 16: THỰC HÀNH : MỔ VÀ QUAN SÁT GIUN ĐẤT N.Dạy :12/10/09
I.Mục tiêu:
-Nhận biết được loài giun khoang, chỉ rõ được cấu tạo ngoài (đốt, vòng tơ, đai sinh dục ) và cấu tạo trong ( một số nội quan )
-Biết cách sử dụng các dụng cụ mổ.Tập thao tác mổ động vật không xương sống
-Rèn kĩ năng quan sát, thực hành,hoạt động nhóm.
-Giáo dục ý thức tự giác, kiên trì, cẩn thận
II.Phương tiện dạy- học:
-GV: Bộ đồ mổ, tranh câm hình 16.1, 16.3 SGK
-HS: Mỗi nhóm 1 con giun đất to dài 20cm
III. Phương pháp: Thực hành quan sát , hoạt động nhóm
IV.Các hoạt động dạy - học:
*HĐ1: Tìm hiểu cấu tạo ngoài của giun đất
*Cách xử lí mẫu:
-GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và thao tác : Làm giun chết trong cồn loãng sau đó để giun lên khay quan sát.
-G.V kiểm tra cách xử lí mẫu của các nhóm.
*Quan sát cấu tạo ngoài:
-Yêu cầu các nhóm:
+Quan sát các đốt, vòng tơ?
+Xác định mạch lưng, mạch bụng?
+Tìm đai sinh dục?
-GV hỏi:
+Làm thế nào để quan sát được vòng tơ?
+Dựa vào đặc điểm nào để xác định mặt lưng, mặt bụng?
+Tìm đai sinh dục, lỗ sinh dục dựa vào đặc điểm nào?
-GVcho HS làm bài tập: Chú thích vào hình 16.1(tr.56)
-GV gọi đại diện lên chú thích vào tranh
-HS nghiên cứu sách và tiến hành thao tác xử lí mẫu (dùng este hay cồn vừa phải)
-Trong nhóm HS đặt giun lên khay và quan sát bằng kính lúp
+Kéo giun trên giấy thấy lạo xạo
+Dựa vào màu sắc
+Đai sinh dục phía đầu, kích thước bằng 3 đốt, hơi thắt lại, màu nhạt
-Đại diện các nhóm lên chú thích vào tranh
*HĐ2: Tìm hiểu cấu tạo trong
*MT: HS mổ và phanh giun đất để tìm một số cơ quan: Hệ tiêu hóa, hệ thần kinh
*Cách mổ giun đất:
-GV yêu cầu các nhóm quan sát hình 16.2 và đọc các thông tin SGK rồi thực hiện các bước như hình 16.2.
-G.V hướng dẫn sơ lược về kĩ thuật mổ,cách cầm dao kéo,ghim găm.
-G.V theo dõi,nhắc nhở các nhóm chú ý nhẹ tay ,tránh làm nát các nội quan,đổ ngập nước.
-GV kiểm tra sản phẩm của các nhóm bằng cách:
+Gọi một nhóm mổ đẹp, đúng trình bày thao tác mổ
+Gọi một nhóm mổ chưa đúng, nát các nội quan. GV hỏi: Vì sao mổ chưa đúng, nát nội quan?
*Quan sát cấu tạo trong:
-GV hướng dẫn:
+Dùng kéo tách nhẹ nội quan
+Dựa vào hình 16.3A nhận biết các bộ phận của hệ tiêu hóa
+Dựa vào hình 16.3B quan sát bộ phận sinh dục
+Gạt ống tiêu hóa sang bên để quan sát hệ thần kinh màu trắng ở bụng
-GV yêu cầu HS hoàn thành chú thích ở hình 16.3B và 16.3C
-GV kiểm tra: Gọi đại diện nhóm lên chú thích vào tranh vẽ câm.
-Quan sát hình 16.2
-Đọc thông tin ,ghi nhớ các bước.
-Các nhóm thực hiện mổ theo các bước như chú thích hình 16.2
-Đai diện nhóm trình bày.
+Một HS thao tác gỡ nhẹ nội quan
+Các HS khác đối chiếu với SGK để xác định các hệ cơ quan
-Đai diện nhóm lên báng chú thích → Nhóm khác nhận xét
- H.S ghi chú thích vào hình vẽ
V.Kiểm tra đánh giá:
-Trình bày cấu tạo ngoài của giun đất .
- Trình bày thao tác mổ giun đất.
-GV nhận xét và cho điểm các nhóm (tinh thần học tập,thao tác mổ,mẫu mổ)
VI.Dặn dò:
-Chuẩn bị giờ sau: Nghiên cứu một số giun đốt khác và tìm hiểu đặc điểm chung của giun đốt
-Kẻ bảng1,2-sgk/60 vào vở.
Tuần 9 MỘT SỐ GIUN ĐẤT KHÁC VÀ N.soạn: 15/10/09
Tiết 17 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NGÀNH GIUN ĐỐT N.Dạy :17/10/09
I.Mục tiêu:
-Hiểu được một số đặc điểm cấu tạo và lối sống của một sộ loài giun đốt thường gặp như giun đỏ ,rươi ,đĩa
-HS nêu được đặc điểm chung của ngành giun đốt và vai tròthực tiễn của chúng
-Rèn kĩ năng so sánh, tổng hợp,hoạt động nhóm
-Giáo dục ý thức bảo vệ động vật.
II.Phương tiện dạy -học:
-GV: Tranh một số giun đất phóng to
-HS: Kẻ bảng 1,2 vào vở
III.Phương pháp: Quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm
IV.Tiến trình bài giảng:
1.Kiểm tra:
2.G.T.B.M: Giun đốt có khoảng 9.000 loài, sống ở nước mặn, nước ngọt ở trong bùn, trong đất, một số sống ở cạn và kí sinh
3.Các hoạt động dạy -học:
*HĐ1: I/ Một số giun đốt thường gặp
*MT: Thông qua các đại diện thấy được sự đa dạng của giun đốt
-GV cho HS quan sát tranh: Hình 17.1, 17.2, 17.3 và đọc chú thích ghi nhớ
-GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK,thảo luận nhóm và hoàn thành bảng 1
-GV kẻ bảng 1 để HS lên sửa bài
-GV thông báo các nội dung đúng và cho HS theo dõi bảng chuẩn kiến thức.
-GV yêu cầu HS tự rút ra kết luận về sự đa dạng của giun đốt về số loài, lối sống và môi trường sống
-Cá nhân tự quan sát và đọc thông tin, ghi nhớ kiến thức
-Thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến, hoàn thành nội dung bảng 1
+Yêu cầu nêu được:
-Môi trường sống,lối sống của các đại diện.
-Đại diện nhóm ghi kết quả từng nội dung
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
Bảng1:Đa dạng của ngành giun đốt
S.T.T
Đa dạng
Đai diện
Môi trường sống
Lối sống
1
Giun đất
Đất ẩm
Chui rúc
2
Đỉa
Nước ngọt,mặn ,nước lợ
Kí sinh ngoài
3
Rươi
Nước lợ
Tự do
4
Giun đỏ
Nước ngọt
Định cư
5
Vắt
Đất,lá cây
Tự do
6
Róm biển
Nước mặn
Tự do
*TK Giun đất có nhiều loài : vắt ,đĩa ,rươi , giun đỏ,róm biển...Sống ở nhiều môi trường;đất ẩm,nước, lá cây.Có lối sống định cư,kí sinh hay chui rúc.
*HĐ2: II/ Đặc điểm chung của ngành giun đốt
*MT: Nêu được đặc điểm chung của ngành giun đốt
-GVcho HS quan sát lại tranh đại diện cúa ngành
,nghiên cứu thông tin SGK (tr.60)
-GV y.cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành bảng2
-GV kẻ sẵn bảng 2 trên bảng để HS lên sửa bài
-G.V nhận xét và thông báo kết quả đúng.
-G.V cho h.s rút ra kết luận về đặc điểm chung của ngành giun đốt.
-Cá nhân tự quan sát lại tranh +đọc thông tin
-Trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời
-Đại diện nhóm lên ghi kết quả, các nhóm khác bổ sung.
-H.S trả lời.
Bảng 2: Đặc điểm chung của ngành giunđốt
S.T.T
Đại diện
Đặc điểm
Giun đất
Giun đỏ
Đỉa
Rươi
1
Cơ thể phân đốt
√
√
√
√
2
Cơ thể không phân đốt
3
Có thể xoang(khoang cơ thể)
√
√
√
√
4
Có hệ tuần hoàn ,máu đỏ
√
√
√
√
5
Hệ thần kinh và giác quan phát triển
√
√
√
√
6
Di chuyển nhờchi bên,tơ hoặc thành cơ thể
√
√
√
7
Ống tiêu hóa thiếu hậu môn
8
Ống tiêu hóa phân hóa
√
√
√
√
9
Hô hấp qua da hay bằng mang
√
√
√
√
*TK: +Cơ thể dài, phân đốt
+Có thể xoang ( khoang cơ thể chính thức)
+Hô hấp qua da hay mang
+Hệ tuần hoàn kín, máu màu đỏ
+Hệ tiêu hóa phân hóa
+Hệ thần kinh dang chuỗi hạchvà giác quan phát triển.
+Di chuyển nhờ chi bên, tơ, thành cơ thể-
H.Đ3:Vai trò của giun đốt
-GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập (tr.61) để thấy rõ vai trò của giun đốt
-Y.cầu h.s rút ra kết luận về vai trò của giun đốt
*Có lợi: -Làm thức ăn cho người và Đ.V ;
-Làm cho đất tơi xốp, màu mỡ.
*Có hại : Hút máu người và động vật
*Kết luận chung: HS đọc SGK
V.Kiểm tra đánh giá:
+?Kể tên một số giun đốt thường gặp?
+?Nêu đặc điểm chung của ngành giun đốt?
VI.Dặn dò: -HS tự ôn tập, giờ sau làm bài kiểm tra một tiết
+Đặc điểm cấu tạo,sinh sản của trùng roi, sứa ,thủy tức ,san hô, sán lá gan, giun đũa, giun đất
+Vòng đời của sán lá gan, giun đũa ;Đặc điểm của một số loài giun sán kí sinh khác
+Đặc điểm chung của ngành Đ.V.N.S,ruột khoang, giun giẹp, giun tròn, giun đốt
+Biện pháp phòng chống giun sán kí sinh.
Tuần10 N. Soạn: 16/10/09
Tiết 18 KIỂM TRA 1 TIẾT N.kiểm tra:19/10/09
I.Mục tiêu:
-Giúp h.s nắm vững những kiến thức trọng tâm đã học:
+ Đặc điểm về nơi sống,cấu tạo,cách dinh dưỡng của trùng roi, thủy tức, sán lá gan, giun đất ; So sánh được sự khác nhau trong sinh sản vô tính mọc chồi của san hô và thúy tức.
+Đặc điểm chung của ngành Đ.V.N.S,ngành giun tròn,giun dẹp,giun đốt.Các biện pháp phòng chống bệnh giun sán.
+Giải thích được vì sao nước ta có tỉ lệ mắc bệnh giun đũa cao ; Vì sao nói giun đất là bạn của nhà nông.
-Rèn kĩ năng nhận biết , phân tích, so sánh, tống hợp,kĩ năng làm bài.
-Giáo dục ý thức giữ vệ sinh cá nhân ,vệ sinh môi trường để phòng chống bệnh giun sán.
-Giáo dục ý thức học tập, tính thật thà trong kiểm tra.
II.Chuẩn bị: Đề in sẵn (2 đề:đề1 và đề 2)
III.Phương pháp:Kiểm tra viết dưới 2 hình thức trắc nghiệm và tự luận.
IVTiến hành kiểm tra:
1.Nhắc nhở yêu cầu ,nề nếp khi làm bài.
2.Phát đề kiểm tra.
3.H.S làm bài – G.V theo dõi
4Thu bài nhận xét tiết kiểm tra.
5.Dặn : -Xem bài mới:Trai sông.
-Mỗi nhóm chuẩn bị một con trai sông.
Tuần 10 CHƯƠNG IV: NGÀNH THÂN MỀM N.Soạn:22/10/09 Tiết 19: TRAI SÔNG N.Dạy:24/10/09 I.Mục tiêu:
-Giải thích được đặc điểm của trai thích nghi với đời sống ẩn mình trong bùn, cát
-Nắm được đặc điểm cấu tạo,dinh dưỡng, sinh sản của trai sông
-Rèn cho HS kĩ năng quan sát,hoạt động nhóm.
-Giáo dục hướng nghiệp nghề nuôi trai.
II.Phương tiện dạy -học
-GV: +Tranh hình 18.3, 18.4
+Vật mẫu: con trai, vỏ trai
-HS: +Vật mẫu: Con trai sông, vỏ trai
III.Phương pháp: Quan sát tìm tòi,hoạt động nhóm
IV.Tiến trình bài giảng:
1.Kiểm tra:
2.G.T.B.M: GV giới thiệu ngành thân mềm có vỏ bọc ngoài, thân mềm không phân đốt,có lối sống ít hoạt động. Đại diện là con trai sông
3.Các hoạt động dạy -học:
*HĐ1: I/ Hình dạng cấu tạo:
*MT: Trình bày được đặc điểm của vỏ và cơ thể trai, giải thích các khái niệm: Áo, khoang áo
·Vỏ trai:
-GV yêu cầu HS,quan sát H.18(1và2) làm việc độc lập với SGK
-GV gọi HS giới thiệu đặc điểm vỏ trai trên mẫu vật
-GV giới thiệu vòng tăng trưởng của vỏ
-GV yêu cầu các nhóm thảo luận
+Muốn mở vỏ trai để quan sát ta phải làm thế nào?
+Khi mài mặt ngoài vỏ trai, ta thấy có mùi khét, vì sao?
+Trai chết thì mở vỏ, tại sao?
-GV nhận xét và bổ sung.
-Yêu cầu h.s rút ra đặc điểm hình dạng và cấu tạo của vỏ trai.
·Cơ thể trai:
-GV yêu cầu quan sát H18.3 , đọc(mục2).Hỏi:
+Cơ thể trai có cấu tạo như thế nào?
-GV giải thích khái niệm áo, khoang áo
+Trai tự vệ bằng cách nào?Nêu đặc điểm cấu tạo của trai phù hợp với đặc điểm đó
- Đầu trai tiêu giảm, vì sao?
-HS quan sát hình 18.1, 18.2 SGK và đọc thông tin, tự ghi nhớ kiến thức
-Một HS chỉ trên mẫu trai sống đặc điểm vỏ trai
-Các nhóm thảo luận, thống nhất ý kiến-Nêu được:
+Mở vỏ trai: cắt dây chằng và cắt hai cơ
khép
+Vì lớp sừng bằng chất hữu cơ bị ma sát cháy nên có mùi khét
+Vì dây chằng và cơ khép không hoạt động
-Đại diện nhóm phát biểu, các nhóm khác bổ sung
-H.S trả lời.
-HS quan sát H18.3,đọcthông tin rút ra đặc điểm cấu tạo cơ thể
+Cấu tạo:
-Ngoài: áo, trong là khoang áo
-Giữa: có tấm mang
-Trong: Có thân, chân rìu
+Cơ thể có hai mảnh vỏ băng đá vôi để che chở
-Sống chui rúc trong bùn.
*TK: 1.Vỏ trai: +Gồm hai mảnh gắn với nhau nhờ bản lề ở lưng
+Dây chằng và hai cơ khép vỏ giúp đóng mở vỏ
-Vỏ có ba lớp: +Ngoài là lớp sừng
+Giữa là lớp đá vôi
+Trong là lớp xà cừ óng ánh
2.Cơ thể trai:
+Dưới vỏ là áo, mặt trong áo là khoang áo
+Hai tấm mang ở mỗi bên
+Ở trung tâm cơ thể: -Trong là thân
-Ngoài là chân
*HĐ2: II/ Di chuyển:
-GV yêu cầu HS đọc đoạn thông tin và quan sát hình 18.4 SGK
-GV tổ chức các nhóm thảo luận
+Trai di chuyển như thế nào?
-GV mở rộng: Chân trai thò ra theo hướng nào thì thân chuyển động theo hướng đó
-Cho h.s rút ra kết luận về cách di chuyển của trai.
-HS căn cứ thông tin và quan sát hình 18.4,chú ý chiều mũi tên
-Thảo luận nhóm(2). Mô tả được cách di chuyển của trai→ H.S khác nhận xét bổ sung.
(Trai thò chân và vươn dài trong bùn về hướng muốn đi tới,sau đó co chân đồng thời với việc khépvỏ lại,tạo ra lực đẩy do nước phụt ở phía sau làm trai tiến về phía trước.)
*TK: Khi di chuyển chân trai hình lưỡi rìu thò ra thụt vào kết hợp đóng, mở vỏ
*HĐ3: III/ Dinh dưỡng:
-GV yêu cầu HS tự đọc (sgk)
-GV tổ chức thảo luận nhóm
+Nước qua ống hút và khoang áo đem gì đến cho miệng và mang của trai?
+Nêu kiểu dinh dưỡng của trai?
-GV chốt lại kiến thức
+Cách dinh dưỡng của trai có ý nghĩa như thế nào đối với môi trường nước?
-GV giải thích vai trò lọc nước
-HS tự thu nhận thông tin
-Thảo luận trong nhóm hoàn thành đáp án
+Nước mang đến thức ăn và ôxi
+Dinh dưỡng thụ động
+Lọc nước.
-H.S rút ra kết luận về cách dinh dưỡng của trai.
*TK: +Dinh dưỡng thụ động:Hút nước lọc lấy vụn hữu cơ và Đ.V.N.S và trao đổi o xy qua mang.
*HĐ4: IV/ Sinh sản:
-GVcho HS đọc , thảo luận nhóm:
+Ý nghĩa của giai đoạn trứng phát triển thành ấu trùng trong mang trai mẹ?
+Ý nghĩa của giai đoạn ấu trùng bám vào mang và da cá?
-GV chốt lại đặc điểm sinh sản
-HSđọc , thảo luận nhóm, trả lời được:
+Trứng phát triển trong mang trai mẹ được bảo vệ ,ở mang nhiều chất dinh dưỡng và oxy .
+Ấu trùng bám vào mang, da cá được bảo vệ,tăng lượng oxy; Di chuyển đến nơi xa→ phát tán nòi giống.
*TK: Trai phân tính
+Trứngđược thụ tinh nở thành ấu trùng sống trong mang trai mẹ một thời gian ® bám vào mang và da cá vài tuần ® rơi xuống bùn phát triển thành trai trưởng thành.
*Kết luận chung: HS đọc kết luận SGK
V.Kiểm tra đánh giá:
-Viết chữ (Đ) hoặc ( S ) vào đầu các câu sau:
1.Trai xếp vào ngành thân mềm vì có thân mềm, không phân đốt
2.Cơ thể trai gồm ba phần: Đầu, thân, chân
3.Trai di chuyển nhờ chân rìu
4.Trai lấy thức ăn nhờ cơ chế lọc từ nước hút vào
5.Cơ thể trai có đối xứng hai bên
6.Trai hô hấp qua da.
7.Trai lưỡng tính.
8.Ấu trùng nở ra sống trong mang mẹ.
VI.Dặn dò: - HS học bài, làm bài tập
-Đọc mục em có biết
-Sưu tầm tranh ảnh một số đại diện thân mềm
Tuần11: N.Soạn: 24/10/09
Tiết 20 : MỘT SỐ THÂN MỀM KHÁC N.Dạy :26/10/09
I.Mục tiêu:
-Nhận biết được các đặc điểm cấu tạo ,lối sống của một số đại diện của ngành thân mềm thường gặp ở nước ta:ốc sên ,mực bạch tuột,ốc vặn,sò. Thấy được sự đa dạng của thân mềm
-Giải thích được ý nghĩa thực tiễn, một số tập tính của thân mềm
-Rèn kĩ năng quan sát,nhận biết, so sánh.
II.Phương tiện dạy -học:
-GV: + Tranh ảnh một số đại diện của thân mềm
+Vật mẫu: Ốc sên, ốc nhồi, sò.,mai mực....
-HS: Vật mẫu: các loài ốc
III.Phương pháp: Quan sát tìm tòi, hỏi đáp, hoạt động nhóm
IV.Tiến trình bài giảng:
1.Kiểm tra:
+Trình bày đặc điểm cấu tạo vỏ, cấu tạo cơ thể trai?
+Trai dinh dưỡng, sinh sản như thế nào? Cách dinh dưỡng của trai có ý nghĩa ntn với môi trường nước?
2.G.T.B.M: Thân mềm ở nước ta rất đa dạng và phong phú.Chúng đa dạng về cấu tạo lối sống và tập tính.Hômnay chúng ta cùng tìm hiểu một số đại diện thân mềm thường gặp.
3.Các hoạt động dạy -học:
*HĐ1: I/ Một số đại diện
*MT: Thông qua các đại diện HS thấy được sự đa dạng của thân mềm
-GV yêu cầu HS quan sát hình 19 (1® 5) đọc chú thích và thảo luận nhóm: nêu các đặc điểm đặc trưng của mỗi đại diện.
( Đại diện , nơi sống , lối sống , đặc điểm cơ thể)
+Tìm các đại diện tương tự có ở địa phương
-Qua các đại diện yêu cầu HS tự rút ra nhận xét về:
+Đa dạng loài?
+Môi trường sống?
+Lối sống?
-HS quan sát kĩ H.19( 1®5)®Thảo luận nhóm rút ra các đặc điểm đặc trưng
+ Ốc sên: Sống trên cây, ăn lá .Cơ thể gồm 4 phần : Đầu, thân, chân, áo. Thở bằng phổi ( thích nghi ở cạn)
+Mực: Sống ở biển, di chuyển nhanh.Cơ thể gồm 4 phần .Vỏ tiêu giảm(mai mực),đầu có tua(ngắn,dài),tua có giác bám,có mắt ,thân và vây bơi.
+Bạch tuột:sống ở biển,bơi lội tự do,giống mực nhưng chỉ có 8 tua,mai lưng tiêu giảm,săn mồi tích cực.
+Sò: sống ở biển,vùi mình trong cát.Cơ thể có hai mảnh vỏ, có giá trị xuất khẩu
-Kể được tên các đại diện thân mềm có ở địa phương:ốc nhồi ,ốc bươu,hến, hầu,ốc vặn...
-HS tự rút ra nhận xét
+Thân mềm có số loài lớn
+Sông ở cạn, nước
+Có lối sống vùi lấp, bò chậm chạp, và di chuyển tốc độ( bơi)
*TK: Một số đại diện: Ốc sên, mực, bạch tuộc, sò, ốc vặn.....Chúng sống ở biển ,sông,suối ,ao hồ.Một số sống trên cạn,số nhỏ chuyyển sang lối sống chui rúc.
*HĐ2: II/Một số tập tính ở thân mềm:
·MT: -Nắm được tập tính của ốc sên, mực.
-Giải thích được sự đa dạng về tập tính là nhờ hệ thần kinh phát triển.
-Yêu cầu học sinh đọc thông tin sgk
+ Vì sao thân mềm có nhiều tập tính thích nghi với lối sống?
uTập tính đẻ trứng của ốc sên.
-Yêu cầu HS quan sát kĩ H19.6,đọcchú thích®
thảo luận:
+Ốc sên tự vệ bằng cách nào?
+Ý nghĩa sinh học của tập tính đào lỗ của ốc sên?
vTập tính ở mực.
-Yêu cầu HS quan sát kĩ H19.7 đọc chú thích®
thảo luận:
+Mực săn mồi như thế nào?
+Hỏa mù của mực có tác dụng gì?
+Vì sao người ta dùng ánh sáng để câu mực?
- Cho H.S kể thêm tập tính khác của mực mà em biết.
-HS đọc £ ®trả lời:
-Nhờ hệ TK phát triển làm cơ sở cho tập tính phát triển.
-Các nhóm thảo luận thống nhất ý kiến
+Tự vệ bằng cách thu mình trong vỏ
+Đào lỗ đẻ trứng®bảo vệ trứng
-Quan sát H19.7đọcchú thích ®Các nhóm thảo luận
+Mực rình ở 1 chỗ thường ẩn náu ở nơi có nhiều rong rêu,khi mồi đến gần mực vươieät nam 2 tua dài bắt mồi rôì co về dùng 8 tua ngắn đưa mồi vào miệng.
+Để tự vệ là chính .Hỏa mù che mắt kẻ thù giúp mức đủ thời gian để chạy trốn, mắt mực có số lượng tế bàothị giác lớn có thể nhìn rõ được phương hướng để chạy trốn an toàn.
-Đại diện nhóm phát biểu ,các nhóm khác bổ sung.
TK: Hệ thần kinh của thân mềm phát triển là cơ sở cho giác quan và tập tính phát triển thích nghi với lối sống đảm bảo sự tồn tại của loài .
*Kết luận chung: H.S đọc phần kết luận chung (sgk)
IV/Kiểm tra đánh giá:
Em thường gặp ốc sên ở đâu? Khi bò ốc sên để lại dấu vết trên lá như thế nào? Giải thích?
*B.T:Khoanh trón vào đáp án đúng nhất.
1.Không được xếp vào ngành thân mềm là:
a.Sò b.Mực c.Sứa d.Ốc sên e.Ốc vặn
2.Loài thân mềm có tập tính đào hang đẻ trứng là:
a.Ốc bươu b.Trai sông c Mực d.Ốc sên e.Bạch tuột
V/Dặn dò: -HS học bài, làm bài tập :Xem bài mới.Thực hành quan sát một số thân mềm
-Chuẩn bị giờ sau: Mỗi nhóm đem theo 1 con ốc sên, 1 ốc bươu, 1con trai sông.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Các ngành giun.doc