PHẦN MỞ ĐẦU
Tiếng mẹ đẻ có vai trò cực kì quan trọng trong đời sống cộng đồng và trong đời sống mỗi con người. Đó là công cụ để giao tiếp và tư duy. Đối với trẻ em, tiếng mẹ đẻ càng có vai trò quan trọng. K.A.U – sin – Xki chỉ rõ: “Trẻ em đi vào đời sống tinh thần của mọi người xung quanh nó duy nhất thông qua tiếng mẹ đẻ và ngược lại, thế giới bao quanh đứa trẻ được phản ánh qua nó chỉ thông qua công cụ này. Tiếng mẹ đẻ có tính chất hai mặt: nó vừa là đối tượng học tập của học sinh, vừa tạo cho các em công cụ để học các môn học khác, có nghĩa nó là công cụ tư duy và giao tiếp.
Trong trường Tiểu học, học sinh được học tiếng mẹ đẻ một cách trực tiếp và khoa học qua môn Tiếng Việt.
Môn Tiếng Việt ở Tiểu học bao gồm các phân môn: Học vần, Tập viết (lớp 1), Tập đọc, Chính tả, Kể chuyện, Luyện từ và câu và Tập làm văn. Mỗi một phân môn lại có một nhiệm vụ chính:
- Phân môn Học vần: là phân môn khởi đầu giúp học sinh chiếm lĩnh và làm chủ công cụ giao tiếp mới. Cùng với Tập viết, Học vần hướng dẫn học sinh biết cách sử dụng Tiếng Việt trong học tập và giao tiếp.
- Phân môn Tập viết trang bị cho học sinh bộ chữ cái Latinh và những yêu cầu kĩ thuật để sử dụng bộ chữ cái đó trong học tập và giao tiếp; từ đó giúp các em viết thạo chữ quốc ngữ.
- Tập đọc có nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu hình thành và phát triển năng lực đọc cho học sinh.
- Chính tả dạy cho học sinh tri thức và kĩ năng chính tả, phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ ở dạng viết trong hoạt động giao tiếp.
- Dạy học Luyện từ và câu nhằm mở rộng, hệ thống hoá làm phong phú vốn từ của học sinh, cung cấp cho học sinh những hiểu biết sơ giản về từ và câu, rèn cho học sinh kĩ năng dung từ đặt câu và sử dụng các kiểu câu để diễn đạt tư tưởng, tình cảm của mình, đồng thời có khả năng hiểu người khác nói gì.
- Kể chuyện giúp học sinh phát triển ngôn ngữ, đặc biệt là kĩ năng nghe nói.
- Phân môn Tập làm văn nối tiếp tự nhiên các bài học của môn Tiếng Việt nhằm giúp học sinh tạo ra năng lực mới: năng lực sản sinh ngôn bản nói hoặc viết. Tập làm văn có khả năng hang đầu trong việc rèn cho học sinh nói và viết đúng tiếng Việt, có tác dụng lớn trong việc củng cố nhận thức cho học sinh.
Tuy rằng mỗi một phân môn Tiếng Việt lại có một vị trí, nhiệm vụ riêng nhưng tất cả đều có quan hệ biện chứng, thống nhất với nhau, bổ sung hỗ trợ cho nhau để đạt được mục tiêu cao nhất của môn Tiếng Việt đó là: hình thành 4 kĩ năng: Nghe – nói – đọc – viết cho học sinh; từ đó học sinh có thể sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ, phục vụ vào công việc và trong cuộc sống.
Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay, trong quá trình sử dụng tiếng Việt, học sinh tiểu học còn mắc rất nhiều lỗi sai: lỗi phát âm, lỗi chính tả, lỗi diễn đạt, lỗi dùng từ, .khiến cho việc diễn đạt suy nghĩ, tư tưởng, tình cảm của các em còn hạn chế, gây nhiều khó khăn trong hoạt động học tập, lao động hay trong sinh hoạt đời sống.
Trước thực trạng đó, em xin được tìm hiểu về vấn đề: “Một số lỗi thường gặp ở học sinh Tiểu học khi sử dụng tiếng Việt và cách khắc phục”.
Em tìm hiểu về bốn loại lỗi mà học sinh tiểu học thường mắc phải khi sử dụng tiếng Việt, đó là lỗi phát âm, lỗi chính tả, lỗi khi sử dụng từ và lỗi viết câu.
- Lỗi phát âm
- Lỗi chính tả bao gồm một số lỗi cụ thể: Lỗi viết sai chính tả; lỗi đánh dấu thanh sai vị trí; lỗi viết hoa; lỗi thiếu nét; lỗi viết sai cỡ chữ, khoảng cách chữ.
- Lỗi khi sử dụng từ: so sánh sai, kết hợp sai, sai nghĩa, vừa sai nghĩa vừa sai kết hợp, dung cụm từ cố định sai.
- Lỗi viết câu: lỗi trong câu (sai cấu tạo ngữ pháp; lỗi về nghĩa; lỗi khi sử dụng dấu câu); lỗi ngoài câu (lỗi câu lạc chủ đề, mâu thuẫn với nhau về ý, dùng sai phương tiện liên kết, lỗi câu trùng lặp về ý (từ)).
Trong mỗi một lỗi, em chỉ ra thực trạng, nguyên nhân và đưa ra một số biện pháp khắc phục lỗi sai đó.
Sau đây là phần nội dung chi tiết:
54 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 30334 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Các lỗi thường gặp của học sinh Tiểu học khi sử dụng tiếng mẹ đẻ và biện pháp khắc phục, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
viết còn xấu. Có thể, giáo viên cầm tay hướng dẫn cho học sinh viết 1 đến 2 chữ đầu tiên.
+ Đối với những học sinh viết xấu, giáo viên cần kiên trì hướng dẫn học sinh, cho học sinh luyện viết thường xuyên, chú ý quan sát, nhận xét cách viết của học sinh. Từ đó có những điều chỉnh, hướng dẫn học sinh kịp thời.
+ Đối với học sinh viết ẩu, giáo viên cần cho học sinh viết nhiều, viết đến khi cẩn thận, đẹp. Giáo viên cũng có thể kết hợp với gia đình để rèn chữ cho con em mình.
d, Chấm, chữa bài:
- Giáo viên chấm điểm từ 5 – 7 bài tại lớp. Giáo viên kết hợp chấm điểm những học sinh có chữ viết xấu và những học sinh rèn viết chữ đẹp. Số bài viết của các học sinh còn lại, giáo viên thu về nhà chấm để kịp thời chữa cách viết của học sinh ở tiết sau.
- Giáo viên chữa những lỗi học sinh sai phổ biến, hướng dẫn kỹ lại cách viết của chữ cái đó để học sinh khắc sâu cách viết một lần nữa.
- Cho cả lớp xem bài viết đẹp. Kịp thời động viên, khích lệ những học sinh có chữ viết tiến bộ. Tuyên dương những học sinh có bài viết đẹp.
- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm nhỏ, cho học sinh thi đua giữa các nhóm, nhóm nào có nhiều bài viết đẹp, nhóm đó nhận được cờ thi đua.
- Hàng tháng, giáo viên chấm điểm vở sạch, chữ đẹp cho từng học sinh sơ kết thi đua.
C. Lỗi ngữ pháp
Lỗi dùng từ sai văn cảnh
Thực trạng
- Tần số xuất hiện lỗi dung từ sai văn cảnh khá nhiều với các dạng khác nhau. Vốn từ nghèo nàn nến dẫn đến việc diễn đạt lủng củng. Đây là thực trạng chung rất phổ biến ở học sinh Tiểu học.
- Ngoài ra, học sinh tiểu học sử dụng hình ảnh so sánh chưa phù hợp, nếu như không muốn nói là sai trầm trọng.
- Vốn từ ít ỏi, khả năng hiểu biết và cách dung từ hạn chế dẫn đến tình trạng bài làm của các em nặng về liệt kê hoặc kể lể dài dòng, câu văn luộm thuộm.
Sau đây là một số liệu thống kê lỗi dùng từ sai văn cảnh
THỐNG KÊ: Lỗi dùng từ sai văn cảnh của học sinh Lớp 5 - 128 bài.
ĐỀ BÀI: Tả lại hình dáng và tính tình của người bạn mà em quý mến.
Loại lỗi
Minh hoạ
Số lỗi từ loại
Số lượng
Tỉ lệ%
So sánh sai
- Da của bạn mịn màng như tấm vải lụa.
- Đôi mắt bạn long lanh như hai giọt sương.
34
19,3
Kết hợp sai
- Vầng trán cao trông thật là oai hùng.
- Hình dáng của bạn rất thông minh.
- Nước da của bạn trắng phau.
- Bạn Trang là một người xinh xắn và êm dịu.
51
29
Sai nghĩa
- Hàm răng bạn ấy chói chang thấp thoáng giữa vành môi.
- Bộ tóc của Hoa đen lay láy.
- Vóc dáng ngay thẳng làm cho thân hình bạn càng cứng cáp.
- Khi bạn An cười để lộ hai khóm đồng tiền.
53
30,1
Vừa sai nghĩa vừa sai kết hợp
- Làn da của bạn rất mong manh.
- Giọng nói của Toàn vui tính lắm.
25
14,2
Dùng cụm từ cố định sai
- Tình bạn giữa Lan và em như nguồn với nước.
- Nga rất chịu thương chịu khó trong học tập.
13
7,4
TỔNG CỘNG
176 lỗi
2. Nguyên nhân
a, Từ phía học sinh
Từ thực trạng trên, chúng ta có thể thấy rằng đa số học sinh chưa biết sử dụng từ như mong muốn. Tỉ lệ mắc lỗi dùng từ sai văn cảnh chiếm khá cao. Điều đó phản ánh rõ các em hụt hẫng kiến thức về từ vựng. Nắm khái niệm về từ còn mơ hồ nên trong bài văn các em nghĩ sao viết vậy. Vốn từ hạn hẹp do vậy việc chọn từ và sử dụng nó để viết văn càng khó khăn hơn. Đồng thời khả năng nắm nghĩa của những từ trừu tượng, từ nhiều nghĩa, từ đồng âm khác nghĩa, từ mang nghĩa đen nghĩa bóng … còn hạn chế.
Chẳng hạn:
- Dùng sai khi miêu tả đặc điểm:
Ví dụ: Khuôn mặt của Bình tròn xoe trắng bóc.
- Dùng từ chưa chính xác trong văn cảnh:
Ví dụ: Mái tóc của bạn xanh đen mơn mởn
Từ hai ví dụ trên có thể thấy nguyên nhân bắt nguồn từ: Một là học sinh chưa hiểu sâu nghĩa của từ. Hai là học sinh chưa được trực tiếp quan sát sự vật, hiện tượng mà chỉ viết theo tri thức được đọc hoặc nghe đâu đó và diễn đạt mang tính sáo mòn. Mặt khác, thực trạng cho thấy từ việc sử dụng từ “khập khiểng” cho đến khả năng diễn đạt thiếu mạch lạc làm câu văn không rõ ý nội dung thông báo. Như nhận diện ở trên, việc học sinh dùng từ sai văn cảnh khá phổ biến. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến lỗi sai này là kỹ năng sử dụng từ còn rất nhiều hạn chế. Kỹ năng sử dụng từ hạn chế dẫn đến trong hành văn việc dùng từ sai nghĩa, so sánh sai, kết hợp từ sai, dùng cụm từ cố định sai làm câu văn tối nghĩa. Nhiều khi còn quá sai lệch trong văn cảnh thì ý nghĩa diễn đạt sẽ trái ngược với thực tế.
Khả năng tiếp thu từ trừu tượng, óc liên tưởng của học sinh chưa cao. Vì vậy các em không phát triển được ý, không diễn đạt từ đúng văn cảnh mà mình muốn nói. Trong thực tế giao tiếp dựa vào văn cảnh, chúng ta tiếp nhận từ ngữ một cách tự phát. Muốn làm được này, phải thông qua việc đọc sách báo. Nhưng do thực tế hiện tại việc sách báo ra đời ồ ạt, nhất là loại truyện tranh chiếm tỉ lệ khá cao trong các thể loại. Với tính tò mò, hiếu động của học sinh, các em thường tìm đọc các loại truyện tranh hơn là các loại sách có lối hành văn thành văn bản hoàn chỉnh. Điều đó đưa đến hạn chế trong việc sử dụng ngôn ngữ và nhất là dùng từ đúng với văn cảnh, với hoàn cảnh mà mình cần diễn đạt.
b, Nguyên nhân từ phía giáo viên:
Trong chương trình giảng dạy môn Tiếng Việt ở bậc tiểu học, việc dạy từ ngữ cho học sinh được thông qua các phân môn: Tập đọc, Chính tả, Kể chuyện, Luyện từ&câu. Qua nội dung bài học, giáo viên giải nghĩa từ được lồng vào trong văn cảnh đó. Tuy nhiên, việc làm này giáo viên thể hiện còn đơn điệu. Hay nói cách khác là còn lúng túng trong việc giải nghĩa từ sâu sắc và chính xác trong văn cảnh.
Trong sách giáo khoa, kiến thức về từ vựng được trình bày và hệ thống theo chủ đề. Nhưng qua thực tế giảng dạy, giáo viên nhiều khi chưa hiểu hết ý nghĩa tác dụng của việc làm đó để khai thác hết lợi thế, ý đồ của các nhà biên soạn sách giáo khoa. Nói rõ hơn, từ trong hệ thống từ vựng không phải tồn tại độc lập mà thường có quan hệ và gắn bó với nhau. Do vậy khi các nhà biên soạn sách giáo khoa soạn theo chủ đề là có lí do như vậy.
Tình hình hiện nay, giáo viên dạy văn miêu tả chưa chú ý rèn luyện kỹ năng đặc trưng: quan sát, sử dụng từ ngữ hình ảnh, chi tiết tiêu biểu …, chưa biết cách gợi ra để các em huy động vốn hiểu biết, khả năng chọn lọc, sử dụng từ ngữ vào bài làm của mình.
Và bao trùm lên tất cả là giáo viên chưa mạnh dạn phát huy tính độc lập suy nghĩ của học sinh, thường khép các em vào các chuẩn tắc diễn đạt mang tính khuôn mẫu.
Ví dụ: Khi tả người:
- Môi thì phải đỏ như son
- Da thì trắng như tuyết
Đấy cũng là một trong các lí do dẫn đến hiện tượng học sinh thiếu vốn từ. Vì thế, các em chỉ biết đưa vào bài làm của mình hàng loạt từ sáo rỗng khiến người đọc nhiều khi không kềm được tiếng cười.
3. Biện pháp khắc phục:
a, Biện pháp chung:
Trong giao tiếp, từ ngữ không đứng riêng lẻ mà tồn tại trong ngữ cảnh. Chính ngữ cảnh, trong đó từ ngữ mới xuất hiện với đầy đủ dáng vẻ của nó. Vì vậy, khi cung cấp từ mới cho học sinh, giáo viên phải dựa vào văn cảnh để giải nghĩa từ. Giáo viên phải giúp các em đối chiếu, so sánh nghĩa của từ trong văn cảnh này với văn cảnh khác để thấy sự khác biệt rõ nét về nghĩa của nó. Chẳng hạn như dạy bài “Từ đồng âm” là một minh chứng. Bởi vì nghĩa của từ ngoài tính chất hệ thống còn lệ thuộc rất nhiều vào ngữ cảnh. Vả lại “từ” ngoài chức năng định danh còn là vật liệu để tạo nên câu. Để tạo ra những câu đúng ngữ pháp, sự kết hợp từ phải thật nhuần nhuyễn đúng quy tắc. Muốn vậy, học sinh phải thật am hiểu về từ vựng Tiếng Việt. Đây là điều cốt lõi mà trong nhà trường tiểu học ngay từ đầu phải dạy cho các em nắm vững nghĩa từ và sử dụng sao cho chính xác.
Để giúp cho học sinh có vốn từ giao tiếp trong khi nói và viết:
- Giáo viên phải dạy tốt các tiết Luyện từ & câu, đặc biệt là dạy kiểu bài “Mở rộng vốn từ”. Trong kiểu bài này, giáo viên cần phải chú ý xây dựng vốn từ cho học sinh. Đây là bước đầu tiên, bước chuẩn bị “ nguyên liệu” để rèn các em viết câu. Dựa vào các bài học theo từng chủ đề ở SGK, đặc biệt là các từ láy, từ ghép, các từ tượng hình, tượng thanh, các từ chỉ màu sắc rất cần thiết trong văn miêu tả…..giáo viên có thể hướng dẫn các em mở rộng từ thông qua các bài tập cụ thể như :
a, Ngoài các từ ngữ thuộc chủ đề……. Đã nêu ở SGK, em hãy tìm thêm một số từ ngữ khác cùng chủ đề trên.
b, Tìm các từ đồng nghĩa với………trái nghĩa với……….đồng âm với…………
c, Tìm thêm một số từ mang nghĩa chuyển so với nghĩa của từ gốc…..
d, Tìm các từ chỉ màu da của người; vóc dáng của người; khuôn mặt của người; dáng đi của người….
đ, Tìm các từ chỉ mưa; các câu ca dao tục ngữ nói về mưa…….
Qua các bài tập như thế sẽ giúp các em phát hiện ra nhiều từ mới, tích lũy được nhiều từ ngữ làm “vốn” cho việc xây dựng đọan văn, bài văn.
Ngoài những từ được cung cấp trong sách giáo khoa, giáo viên cần mở rộng thêm từ được khai thác trong thực tế cuộc sống.
- Giáo viên hướng dẫn và tổ chức cho các em đọc thêm nhiều sách báo để tích luỹ từ hay như: từ gợi tả, gợi cảm hoặc các biện pháp nhân hoá, so sánh, …
- Để viết được những câu văn có nghĩa chính xác và giàu hình ảnh, giáo viên cần rèn cho học sinh 3 nội dung sau đây:
* Làm giàu vốn từ:
Là giúp cho trẻ làm quen với các từ mới phù hợp với tâm lí lứa tuổi của các em. Việc làm giàu vốn từ cần tiến hành theo nguyên tắc mở rộng dần từ đơn giản đến phức tạp, từ cụ thể đến trừu tượng. Quá trình làm giàu vốn từ có ý nghĩa trừu tượng hoặc có nghĩa bóng luôn gắn với sự vật hiện tượng và hình ảnh trực quan sinh động của thế giới xung quanh. Tóm lại, mở rộng kinh nghiệm sống cho học sinh cụ thể là tiếp xúc với môi trường càng nhiều, giao tiếp càng rộng là biện pháp tốt nhất giúp các em nắm được nghĩa của từ.
* Củng cố vốn từ:
Là giúp cho trẻ hiểu được nghĩa của từ và có khả năng sử dụng hợp lí. Để hiểu nghĩa từ, giáo viên cần phải giải nghĩa từ trong tất cả các phân môn Tiếng Việt rõ ràng ngắn gọn, dễ hiểu. Lời giảng giải súc tích sẽ giúp trẻ tìm ra tính chất, hoạt động cũng như bản chất sự vật hiện tượng của từ.
* Tích cực hoá vốn từ:
Là giúp các em lựa chọn từ để sử dụng một cách chính xác làm cho ngôn ngữ của trẻ giàu sắc thái tình cảm. Vì vậy trong quá trình tích cực hoá vốn từ cho học sinh cần phải giúp trẻ hiểu từ sâu sắc đầy đủ hơn. Đồng thời, học sinh phải được sử dụng từ nhiều lần trong nhiều văn cảnh khác nhau để biết chọn từ trong hoàn cảnh hợp lí.
Trở lên là một số biện pháp nhằm mục đích khắc phục lỗi dùng từ sai văn cảnh của học sinh tiểu học. Nói một cách tổng quát: “Học sinh được làm quen với từ - hiểu từ và sử dụng được từ - biết lựa chọn và sử dụng từ một cách linh hoạt trong mọi văn cảnh”.
b. Biện pháp cụ thể:
Cung cấp vốn từ:
Giáo viên phải chủ động trang bị cho các em một vốn từ phong phú. Muốn cung cấp vốn từ một cách trọn vẹn, chúng ta cần giải quyết những việc cụ thể sau:
- Lựa chọn và phân bố từ cần cung cấp một cách có cơ sở. Việc này đòi hỏi người giáo viên phải có tri thức tương đối khá về từ ngữ, luôn rèn luyện trình độ ngôn ngữ để lúc cần thiết có thể tự mình xây dựng những chủ đề phù hợp mà dạy cho học sinh về từ vựng.
- Thông qua các phân môn trong Tiếng Việt, việc cung cấp vốn từ cho học sinh giáo viên cần phải chú ý thực hiện triệt để giúp các em tích lũy được một số từ ngữ, biết sử dụng một cách hệ thống theo chủ đề.
Cung cấp nghĩa của từ:
Để hiểu nghĩa của từ chính xác, việc đầu tiên giáo viên phải lấy nghĩa của từ trong Từ điển làm kim chỉ nam. Nhưng trong quá trình giải nghĩa từ, giáo viên không thể máy móc đem toàn bộ các nghĩa đó để giải thích cho học sinh một cách ôm đồm mà phải linh động dựa vào văn cảnh từ ý nghĩa, từ hành động cũng như cách thể hiện từ cho thích hợp.
Tuy nhiên, người giáo viên cũng cần phải sáng tạo trong việc tận dụng tối đa hiệu suất của đồ dùng dạy học như: mô hình, vật thật, tranh ảnh, … là điều kiện giúp học sinh hiểu nghĩa từ đến nơi đến chốn. Từ các sự vật, hiện tượng cụ thể giải nghĩa từ cho học sinh sẽ dễ dàng hơn rồi sau đó mới nâng cao lên ý nghĩa trừu tượng và tinh tế.
Rèn kỹ năng sử dụng từ và kết hợp từ đúng:
Trong việc trau dồi từ ngữ nghệ thuật, cần thấy cách sử dụng từ chịu sự quy định của mục đích, hoàn cảnh nói năng của phong cách ngôn ngữ nhất định. Nói chung trong phong cách này, hoàn cảnh này thì có nghĩa chính xác, giàu hình ảnh gợi cảm và mang tính nghệ thuật cao nhưng ở một văn cảnh khác thì không hợp và thiếu tính nghệ thuật đôi khi không chính xác.
Ví dụ: “ Oai hùng” mà đặt vào ngữ cảnh khi học sinh miêu tả: “Vầng trán cao thể hiện sự oai hùng”. Đó là một sự kết hợp thiếu hình ảnh, thiếu chính xác. Trong ngữ cảnh này ta nên dùng từ “thông minh” để thay thế - “Vầng trán cao biểu lộ sự thông minh”.
Vốn từ được tích lũy là cơ sở quan trọng trong việc trau dồi ngôn ngữ. Nhưng chỉ có vốn từ phong phú thôi thì chưa đủ để trình bày tốt một văn bản mà còn đòi hỏi khả năng tự chọn kết hợp từ ngữ một cách hợp lí, chính xác. Đồng thời phải rèn luyện và xây dựng một kỹ năng thành thạo trong việc sử dụng từ. Muốn xây dựng kỹ năng này, chúng ta cần hướng dẫn học sinh sử dụng những thao tác thông qua các loại bài tập như sau:
- Dùng từ đặt câu:
Tạo cho học sinh huy động vốn từ ngữ của mình để diễn đạt ý nghĩa một câu trọn vẹn theo chủ đề nhất định.
- Điền từ:
Dạng bài tập này nhằm rèn kỹ năng kết hợp từ là hình thức tìm từ và lựa chọn từ thích hợp để đặt vào ngữ cảnh đó sao cho đúng nghĩa.
- Thay thế từ:
Luyện tập thói quen dùng từ chính xác. Việc thay thế từ đúng đem lại cho học sinh sự chú ý đến sắc thái ngữ nghĩa. Ngoài ra, dạng bài tập này giúp cho học sinh phát hiện và sửa lại những lỗi dúng từ sai vế mặt ngữ nghĩa.
Làm giàu vốn từ và sử dụng từ đúng văn cảnh:
Giáo viên căn cứ vào vốn từ ngữ và khả năng ngôn ngữ của học sinh mà xác định từ ngữ trọng tâm để tổ chức cho học sinh tiếp xúc với thực tiễn ngôn ngữ như: đọc sách báo, nghe đài phát thanh. Nói chung, con đường làm giàu vốn từ và sử dụng từ ngữ đúng văn cảnh đòi hỏi tính chủ động của các em. Do vậy, nhu cầu đọc sách báo, tích luỹ sổ tay từ vựng, ngoài chức năng là trau dồi kiến thức còn có ý nghĩa quan trọng khác là làm phong phú vốn từ và từng bước giúp các em sử dụng từ đúng ngữ cảnh.
Lỗi viết câu
1. Lỗi trong câu
Lỗi trong câu là các lỗi xét theo quan hệ hướng nội bao gồm các lỗi về cấu tạo ngữ pháp, lỗi về nghĩa, lỗi về dấu câu.
1.1. Lỗi về cấu tạo ngữ pháp.
Lỗi về cấu tạo ngữ pháp của câu là những lỗi về cấu trúc câu như thiếu hoặc thừa thành phần câu, không phân biệt các thành phần câu hoặc sắp xếp sai trật tự các thành phần câu.
Câu thiếu thành phần:
Lỗi này là loại câu thiếu một trong hai thành phần chính hoặc thiếu cả hai thành phần chính.
Câu thiếu chủ ngữ.
- Câu thiếu chủ ngữ xuất hiện nhiều bởi học sinh nhiều khi nhầm đối tượng chỉ mới trong tư duy chưa được hiện thực hóa ở câu với chủ ngữ. Trong tư duy đối tượng cần nói đến hiện rất rõ các em chỉ quan tâm đến việc diễn tả những hoạt động, tính chất, trạng thái của đối tượng. Do vậy các em viết câu không có thành phần chủ ngữ và nghĩ rằng câu đã chọn nghĩa của câu không trọn vẹn, làm cho người đọc khó hiểu.
Ví dụ 1: Dưới bàn chân chú thấy một đệm thịt để khi bắt chuột không gây tiếng động.
Cấu trúc trên là : Tr (CN) - VN
- Nguyên nhân:
Câu này do người viết không biết cách cấu tạo chủ ngữ, muốn “Bàn chân chú” làm chủ ngữ nhưng lại để cụm danh từ này đứng sau “dưới” khiến bộ phận này bị lệ thuộc vào mặt ngữ pháp, gắn với chức năng trạng ngữ và không thể làm chủ ngữ được. Vậy câu trên thiếu chủ ngữ.
- Cách chữa:
+ Cách 1: Thêm chủ ngữ cho câu:
Dưới bàn chân chú, em thấy một cái đệm thịt để khi bắt chuột không gây tiếng động.
+ Cách 2:
Thay động từ trong câu và bỏ “dưới” để “bàn chân chú” làm chủ ngữ.
Bàn chân chú có một đệm thịt để bắt chuột không gây tiếng động.
+ Cách 3:
Trường hợp này có thể cho “chú” (định ngữ của danh từ) làm chủ ngữ và thay động từ “thấy” bằng động từ “có”.
Dưới bàn chân chú có một cái đệm thịt để khi bắt chuột không gây tiếng động.
Ví dụ 2: (Nó được làm bằng vải da). Vẫn còn thơm mùi vải mới.
Mô hình câu trên (CN) - VN.
- Cách chữa:
+ Cách 1: Sửa cho câu trên về mô hình CN - VN thì ta chữa lại bằng cách thêm chủ ngữ cho câu và thay chủ ngữ để tránh lặp lại.
Chiếc cặp làm bằng vải giả da. Nó vẫn còn thơm mùi vải mới.
+ Cách 2: Nhập câu sai vào câu trước nó.
Thiếu vị ngữ.
- Câu thiếu thành phần vị ngữ là những câu chỉ có một ngữ danh từ.
Ví dụ: Đôi mắt hiền hậu với đôi lông mày cong cong.
Học sinh đã nhầm tưởng câu trên đã có giá trị thông báo, trong khi đó nó mới chỉ nêu đối tượng thông báo, chưa có nội dung thông báo.
- Cách chữa.
+ Cách 1: Thêm vị ngữ cho câu.
Đôi mắt hiền hậu với đôi lông mày cong cong/ trông rất đẹp.
+ Cách 2: Chuyển định ngữ thành vị ngữ.
Đôi mắt cố thật hiền hậu dưới cặp lông mày cong cong.
Câu thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ.
Những câu thiếu cả hai thành phần chính thường là những câu chỉ có bộ phận trạng ngữ và cũng không nối tiếp được với câu tiếp sau để trở thành một câu mới có trạng ngữ. Hoặc cũng có thể do người viết phát triển thành phần phụ quá dài mà quên mất cụm C - V nòng cốt hoặc tưởng đã có nòng cốt C - V.
Ví dụ: Khi mùa hè đến (Hoa phượng nở rộ khắp sân trường).
Câu trên chỉ có một trạng ngữ nên còn thiếu nòng cốt câu.
- Cách chữa:
+ Cách 1: Bỏ quan hệ từ “Khi”. Câu mới sẽ là: Mùa hè đến.
+ Cách 2: Thêm chủ ngữ và vị ngữ để tạo câu mới.
Khi mùa hè đến, ve kêu râm ran suốt ngày.
+ Cách 3: Kết hợp với câu đang xét với câu sau để tạo thành câu mới.
Khi mùa hè đến, hoa phượng nở rộ khắp sân trường.
Câu thừa thành phần.
Là loại lỗi do câu thành phần câu lặp lại một cách không cần thiết. Nguyên nhân của loại lỗi này do các em viết thư nói nên câu văn không rành mạch.
Ví dụ: Câu chuyện ấy tác giả muốn khuyên chúng ta phải có tấm lòng nhân hậu.
Học sinh đã viết thừa từ “tác giả” hoặc cụm từ “câu chuyện ấy”.
- Nguyên nhân: học sinh nghĩ sao viết vậy (viết như nói). Nhưng như vậy câu văn sẽ trở nên sai vì thừa thành phần. Cả hai thành phần cùng có thể làm chủ ngữ của “khuyên chúng ta phải có tấm lòng nhân hậu” nhưng lại không tương hợp với nhau về ý nghĩa.
- Cách chữa:
+ Cách 1: Bỏ từ “tác giả”
Câu chuyện ấy muốn khuyên chúng ta phải có tấm lòng nhân hậu.
+ Cách 2: Bỏ cụm danh từ “câu chuyện ấy”.
Tác giả muốn khuyên chúng ta phải có tấm lòng nhân hậu.
+ Cách 3: Biến “câu chuyện ấy” thành trạng ngữ bằng cách thêm từ “qua”: Qua câu chuyện ấy, tác giả muốn khuyên chúng ta phải có tấm lòng nhân hậu.
+ Cách 4: Biến “tác giả” thành định ngữ của “câu chuyện ấy”.
Câu chuyện ấy của tác giả muốn khuyên chúng ta phải có tấm lòng nhân hậu.
Câu không phân định rõ thành phần.
- Đây là những câu về cấu tạo, chúng ta khó xác định được các bộ phận câu kết hợp với nhau theo quan hệ ngữ pháp nào, từ đó rất khó xác định các thành phần câu. Về ý nghĩa, mỗi quan hệ ý nghĩa giữa các bộ phận câu cũng không rõ ràng, chính xác.
- Nguyên nhân của loại lỗi này là do học sinh không chuẩn bị một nộ dung cần nói nên không phân cắt được trong tư duy một cách rành mạch. Các em nhớ từ nào, cụm từ nào là viết ngay vào bài, không tìm cách tổ chức sắp xếp, liên kết các từ, các cụm từ một cách hợp lý để diễn đạt một cách rõ ràng nội dung mà mình cần diễn đạt.
Ví dụ 1: Kỷ niệm về chú gấu bông bố đã tặng sinh nhật.
Chúng ta không thể xác định được các thành phần chủ ngữ, vị ngữ của câu trên.
+ Nguyên nhân: Do học sinh phân cắt không rõ ràng từng ý trong quá trình chuyển tư duy thành ngôn ngữ.
+ Cách chữa: Thay đổi vị trí từ, cụm từ và thêm động từ “là”.
Chú gấu bông là món quà kỷ niệm bố em đã tặng nhân dịp sinh nhật
Ví dụ 2: Cây bàng hàng ngày em thường ngồi ôn bài.
+ Câu trên sai do học sinh sắp xếp các thành phần chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ không hợp lý. Điều này làm cho câu khó hiểu, vô nghĩa và không rõ các thành phần ngữ pháp.
+ Nguyên nhân do học sinh nắm không vững trật tự các thành phần trong câu.
+ Cách chữa: Sắp xếp lại các thành phần.
Hàng ngày, em thường ngồi ôn bài dưới gốc cây bàng này.
2. Lỗi về nghĩa.
Lỗi về nghĩa được chia ra thành lỗi câu thiếu thông tin mới, lỗi câu có ý nghĩa không phù hợp lôgic, lỗi câu có ý nghĩa chưa trọn vẹn, lỗi câu không có sự tương hợp về nghĩa giữa các thành phần câu, giữa các vế câu.
Câu có nghĩa chưa trọn vẹn.
Đó là những câu đúng về quan hệ giữa nghĩa nhưng thật ra còn thiếu các thành phần phụ như: Bổ ngữ, vị ngữ cần thiết phải có để phục vụ cho động từ, tính từ nào đó trong câu nên nghĩa của câu không được thể hệin đầy đủ gây ra sự hụt hẫng cho người đọc.
Ví dụ: Em rất sung sướng làm người bạn thân.
- Đây là một câu trong bài văn một em học sinh tả con chó, cụ thể là con có Mic. Câu trên đã không rõ nghĩa vì thiếu định ngữ bổ nghĩa cho “bạn thân”.
- Nguyên nhân: Có thể do học sinh quên, cũng có thể do mải theo dòng suy nghĩ về con chó nên đã không chú ý đến sự thiếu hụt thông tin. Và các em không biết rằng có những động từ bắt buộc phải có bổ ngữ, có những danh từ bắt buộc phải có định ngữ.
- Cách chữa: Em rất sung sướng làm người bạn thân của Mic.
Câu có ý nghĩa không phù hợp lôgic.
Là những câu có chứa nội dung không phù hợp với hiện thực khách quan, phản ánh sai lệch hiện thực.
Ví dụ 1: Chiếc đuôi của nó dài nửa mét
- Ở câu trên học sinh tả về đuôi con mèo nhưng lại phải ánh sai hiện thực vì không có con mèo nào có đuôi dài đến nửa mét.
- Nguyên nhân: Học sinh thiếu kiến thức thực tế, khả năng ước lượng kém.
- Cách chữa: Giáo viên giúp học sinh ước lượng lại.
Chiếc đuôi của nó dài khoảng hai gang tay của em.
Ví dụ 2: Mỗi tháng nó đẻ từ năm con trở lên
- Đây là một câu trong bài học sinh tả về một con gà mái. Câu trên học sinh đã phải ánh sai thực tế vì gà mái không đẻ ra con mà đẻ trứng rồi mới ấp nở thành con.
- Cách chữa: Trong trường hợp này, chúng ta chỉ cần phân tích cho học sinh hiểu gà mái không thể đẻ con được. Câu văn phải bị loại bỏ khỏi văn bản.
Câu không có sự tương hợp giữa các thành phần, giữa các vế câu.
Loại nỗi này rất đa dạng như câu có chủ ngữ, vị ngữ không tương hợp, câu có trạng ngữ không tương hợp với nòng cốt câu, câu có danh từ, định ngữ không tương hợp, câu ghép có các vế câu không tương hợp, câu có thành phần đồng chức không tương hợp.
Câu có chủ - vị ngữ không tương hợp
Ví dụ 1: Mặt mẹ ướt sũng mồ hôi
- Câu này không có sự tương hợp giữa C - V bởi không nói “Khuôn mặt ướt sũng” vì “ướt sũng” chỉ nói tới cái ướt của những vật có thấm nước như quần áo, chăn...
- Nguyên nhân: Học sinh không nắm vững nghĩa từ và khả năng kết hợp của chúng.
- Cách chữa: Giáo viên giúp học sinh hiểu nghĩa từ “ướt sũng”, cách sử dụng từ cho phù hợp. Từ đó học sinh sẽ thay vị ngữ bằng từ khác cho phù hợp. (Ví dụ: Lấm tấm, ròng ròng).
Mặt mẹ lấm tấm mồ hôi
Ví dụ 2: Khuôn mặt bà thật là bầu bĩnh.
- Câu trên không có sự tương hợp giữa chủ và vị vì không ai nói khuôn mặt bà bầu bĩnh. “Bầu bĩnh” chỉ dùng chỉ vẻ đẹp hơi đầy, tròn trình của trẻ em chứ thường không dùng để chỉ vẻ đẹp của người nhiều tuổi.
- Cách chữa: Giúp học sinh nắm rõ ý nghĩa và cách sử dụng từ “bầu bĩnh” sao cho phù hợp với đối tượng như phúc hậu, đẹp lão....
Khuôn mặt bà em thật là phúc hậu
Câu có trạng ngữ nòng cốt câu không tương hợp:
Ví dụ 1: Mỗi bữa em cho nó ăn sáng, ăn trưa, chiều (lúc nào em cũng cho nó ăn nhiều thức ăn ngon).
- Câu trên chúng ta thấy trạng ngữ và vế câu không tương hợp nhau, có sự mâu thuẫn giữa “mỗi bữa” với “sáng, trưa, chiều”.
- Nguyên nhân: Học sinh không hiểu từ và không biết cách kết hợp từ cho phù hợp.
- Cách chữa:
+ Cách 1: Sửa trạng ngữ: Mỗi ngày, em cho nó ăn ba bữa: sáng, trưa, tối.
+ Cách 2: Kết hợp câu sau nó để tạo thành câu phù hợp.
Mỗi bữa sáng, trưa, chiều em đều cho nó ăn nhiều thức ăn ngon.
Ví dụ 2: Bầu trời mát lạnh làm em rất thích.
- Học sinh đã sai trong việc sử dụng từ “mát lạnh” làm định ngữ bổ nghĩa cho danh từ “bầu trời”.
- Nguyên nhân: Do học sinh không hiểu nghĩa của từ và không biết kết hợp từ cho phù hợp.
- Cách chữa:
+ Cách 1: Thay danh từ: Khi trời mát lạnh làm em rất thích.
+ Cách 2: Thay đổi định ngữ: Bầu trời xanh mát làm em rất thích.
Câu có động từ, tính từ và bổ ngữ không tương hợp.
Ví dụ: Mới sớm tinh mơ, chú gà trống đã nhảy tót lên đống rơm vỗ cánh phần phật rồi gáy vang cả xóm.
- Ở câu này học sinh đã lấy “phần phật” làm bổ ngữ cho động từ “vỗ” là không hợp lý.
- Cách chữa: Thay bổ ngữ cho động từ “vỗ”.
Mới sớm tinh mơ, chú gà trống đã nhảy tót lên đống rơm vỗ cánh phành phạch rồi gáy vang cả xóm.
Câu có các vế không tương hợp về nghĩa.
Ví dụ: Chú mèo rất hiền nhưng chú rất láu lỉnh
- Câu trên sai vì không có sự tương hợp giữa hai vế câu. Hai vế câu ở đây mâu thuẫn nhau. Bởi vế thứ nhất diễn tả “Chú mèo rất hiền”, nhưng vế thứ hai “chú rất láu lỉnh”.
- Nguyên nhân: Có thể học sinh muốn diễn tả tính của chú mèo vừa ngoan, vừa ngộ nghĩnh. Nhưng do không biết diễn đạt nên đã làm câu trở nên sai.
- Cách chữa:
+ Cách 1: Thay từ cho phù hợp: Chú mèo rất ngoan ngoãn và ngộ nghĩnh.
+ Cách 2: Thay quan hệ từ và thay đổi một số cụm từ.
Mặc dù chú mèo rất hiền nhưng đôi khi chú cũng rất láu lỉnh
Câu có động từ, tính từ và bổ ngữ không tương hợp.
Ví dụ: Bông hoa như một nàng công chúa xinh đẹp, em rất thích.
Cách chữa:
+ Cách 1: Thêm động từ “làm” để tạo quan hệ giữa hai vế câu.
Bông hoa như một nàng công chúa xinh đẹp làm em rất thích.
+ Cách 2: Tách câu này thành hai câu và thêm kết từ.
Em rất thích bông hoa này. Bởi vì nó như một nàng công chúa xinh đẹp.
1.3 Lỗi về dấu câu
Lỗi về dấu câu là loại lỗi câu do học sinh không dùng dấu câu hoặc dùng dấu câu điều đó làm cho cấu tạo của câu không rõ ràng và ý nghĩa của câu khó hiểu cho người đọc.
1.3.1: Thực trạng
Trên thực tế, khi viết câu hoặc đoạn văn, bài văn, rất nhiều học sinh mắc phải những lỗi về dấu câu, cụ thể như sau:
Lỗi không dùng dấu câu:
Là những câu sai do không dùng dấu câu ở chỗ cần thiết. Cả một đoạn văn dài có nhiều ý riêng biệt, học sinh cứ viết mà không có bất kì một dấu phẩy, dấu chấm nào được sử dụng. Học sinh đã không sử dụng dấu chấm kết thúc câu và dấu phẩy ngăn cách các thành phần trong câu. Như vậy, học sinh đã vi phạm quy tắc sử dụng dấu câu. Việc đó gây khó khăn trong giao tiếp, người đọc không thể nhanh chóng hiểu được nội dung truyền đạt, thậm chí không xác định được ý muốn diễn tả.
Ví dụ 1: Cái mồm nó có 6 chiếc răng nhọn gia đình em đặt tên cho nó là Tiểu Hổ chiếc đuôi có nó dài hai mươi centimét chú chuột nào nghe tiếng Tiểu Hổ cũng sợ.
- Ở câu này, học sinh đã không sử dụng dấu chấm khi hết câu làm cho người đọc khó nắm bắt được nội dung mà các em muốn truyền đạt.
- Nguyên nhân: Học sinh đã không nắm vững nguyên tắc sử dụng dấu câu và đã vi phạm quy tắc chính tả. Khi kết thúc một ý phải đặt dấu chấm ngắt câu.
- Cách chữa: Dùng dấu chấm câu tách các bộ phận có ý nghĩa trọn vẹn, thành các câu (Có kết hợp với các chữ cái viết hoa ở đầu mỗi câu).
Cái mồm nó có sáu chiếc răng nhọn để bắt chuột. Chiếc đuôi của nó dài hai mươi centimét. Gia đình em đặt tên cho nó là Tiểu Hổ.
Ví dụ 2: Mẹ bảo em muốn cắt hoa thì con phải học cắt mới được.
- Học sinh đã không sử dụng dấu câu cần thiết như dấu “:”, “dấu ngoặc kép”.
- Cách chữa: Thêm các dấu cần thiết vào.
Mẹ bảo: “Con muốn cắt được hoa thì con phải học cắt mới được”
b. Dùng dấu không đúng.
- Lỗi sử dụng dấu câu sai: Là lỗi của những câu học sinh sử dụng dấu không hợp lí, không đúng quy tắc, đáng lẽ phải dùng dấu này lại dùng dấu khác, phải đặt ở chỗ này lại đặt ở chỗ khác.
- Ví dụ: Nhân dịp em lên 4. Bố mua tặng em một chiếc cặp rất xinh
Cách chữa: Thay dấu chấm bằng dấu phẩy.
Nhân dịp em lên 4, Bố mua tặng em một chiếc cặp rất xinh
1.3.2: Nguyên nhân
Việc học sinh không sử dụng dấu câu và sử dụng sai dấu dấu nhiều chứng tỏ các em chưa thấy được tác dụng của dấu câu trong việc diễn đạt nội dung và chưa nắm được cách sử dụng chúng. Nói chung các em còn ngại sử dụng dấu câu, chưa có ý thức sử dụng đúng dấu câu. Một nguyên nhân khác cũng quan trọng không kém đó là tác động từ phía giáo viên. Nếu chúng ta chú ý đến mảng kiến thức này thường xuyên và có kế hoạch ôn luyện phù hợp thì sẽ nâng dần kĩ năng sử dụng dấu câu cho học sinh.
1.3.3: Biện pháp khắc phục
Như chúng ta đều biết, câu được thể hiện bằng ngữ điệu (nói). Khi dùng dấu câu thể hiện ngữ điệu, mỗi dấu câu có thể tương ứng với một số tình thái từ chuyên dùng nhất định. Khi viết, dấu câu được dùng để đánh dấu ngữ điệu câu ở chỗ cần thiết. Về mặt ngữ pháp, tác dụng của dấu câu là sự quy định chuẩn mực nói, viết trong thực tiễn sử dụng ngôn ngữ và biểu hiện năng lực nắm vững ngôn ngữ.
Để học sinh có kỹ năng sử dụng dấu câu thì khi dạy bất cứ dấu câu nào người giáo viên cần thực hiện phối hợp các bước sau:
- Bước thứ nhất: Giúp học sinh biết xác định vị trí của các loại dấu câu.
- Bước thứ hai: Giúp học sinh nắm chắc công dụng của từng loại dấu câu.
- Bước thứ ba: Giúp học sinh biết sử dụng các loại dấu câu khi đọc, viết.
Dưới đây là một số biện pháp rèn kỹ năng sử dụng dấu câu cho học sinh.
1.3.3.1. Thông qua hệ thống bài tập để rèn kỹ năng sử dụng dấu câu cho học sinh
Như ta đã biết, thông qua luyện tập thực học sinh lĩnh hội kiến thức là quan điểm dạy học coi trọng khả năng thực hành. Vì thế, đối với nội dung dạy học về dấu, giáo viên cần chú trọng đến việc đưa ra những bài tập để giúp học sinh có kĩ năng sử dụng dấu câu thành thạo.
Yêu cầu khi soạn bài tập thực hành về dấu câu
* Phải dùng những ngữ liệu các em đã được học trong nội dung chương trình. Chỉ với đối tượng học sinh giỏi mới tìm ngữ liệu ở ngoài.
* Các đoạn ngữ liệu phải không quá khó, sử dụng dấu câu ở dạng chuẩn mực, không đưa những đoạn ngữ liệu dùng dấu câu với hàm ý ẩn dụ khác, không phù hợp với đối tượng học sinh tiểu học.
* Để tránh mất thời gian cho việc thực hành, giáo viên phải chép đoạn văn cần điền dấu vào bảng phụ để học sinh theo dõi và làm. Không buộc các em chép đề rồi mới làm bài, làm tốn thời gian, ảnh hưởng đến việc ôn luyện các kiến thức khác.
* Luôn kết hợp ôn luyện về cách sử dụng dấu với đọc. Qua đọc, hướng dẫn học sinh ngắt nghỉ hơi, nâng cao, hạ thấp giọng, nhấn giọng để thể hiện đúng giọng đọc của từng kiểu câu. Điều đó hỗ trợ tốt cho việc rèn kĩ năng nghe, đọc, nói, viết cho học sinh tiểu học.
a. Dạng bài tập điền dấu
a.1. Điền dấu cho trước có yêu cầu cụ thể:
Điền dấu cho trước vào câu văn hoặc đoạn văn
Ví dụ 1: Em đặt thêm dấu phẩy vào chỗ nào trong mỗi câu in nghiêng?
Lê Lai cứu chúa
Giặc Minh xâm chiếm nước ta. Chúng làm nhiều điều bạc ngược khiến lòng dân vô cùng căm giận. Bấy giờ ở Lam Sơn có ông Lê Lợi phất cờ khởi nghĩa. Trong những năm đầu nghĩa quân còn yếu, thường bị giặc bao vây. Có lần giặc vây ngặt, quyết bắt bằng được chủ tướng Lê Lợi. Ông Lê Lai liền đóng giả làm Lê Lợi, nhờ vậy mà Lê Lợi và số quân còn lại được cứu thoát.
(SGK Tiếng Việt 3, tập 2 –tr17)
Bài tập này học sinh cần đọc thật kỹ câu in nghiêng, tìm chỗ dặt dấu phẩy cho phù hợp. Giáo viên gợi ý các em tìm thành phần chính của câu, tìm thành phần phụ, giữa thành phần chính và thành phần phụ là dấu phẩy. Qua bài tập một lần nữa nhấn mạnh lại rằng, dấu phẩy dùng để ngăn cách trạng ngữ với bộ phận còn lại trong câu.
Ví dụ 2: Em đặt dấu phẩy vào những chỗ nào trong mỗi câu dưới đây?
a. Vì thương dân Chử Đồng Tử và công chúa đi khắp nơi dạy dân cách trồng lúa, nuôi tằm dệt vải.
b. Vì nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác chị em Xô- phi đã về ngay.
c. Tại thiếu kinh nghiệm nôn nóng và coi thường đối thủ Quắm Đen đã bị thua.
d. Nhờ ham học ham hiểu biết và muốn đem những hiểu biết của mình ra giúp đời Lê Quý Đôn đã trở thành nhà bác học lớn nhất của nước ta thời xưa.
Đây là bài tập đầu tiên mà học sinh biết dấu phẩy dùng để ngăn cách bộ phận trạng ngữ chỉ nguyên nhân với thành phần chính của câu. Giáo viên cần gợi ý để học sinh nhận biết các từ mở đầu cho các câu là từ: vì, tại, nhờ. Đây là các từ chỉ nguyên nhân của một sự việc, hành động nào đó, khi kết hợp với các từ ngữ khác chúng tạo thành thành phần phụ chỉ nguyên nhân cho điều được nói tới trong câu. Giữa thành phần phụ này với nòng cốt câu cũng được ngăn cách với nhau bằng dấu phẩy. Từ hướng dẫn này, học sinh có thể tự thực hiện bài tập này.
* Dạng bài tập nâng cao: điền dấu vào đoạn văn sau đây và cho biết tác dụng của mỗi trường hợp sử dụng:
Ví dụ 1: Tìm dấu hai chấm trong đoạn văn sau. Cho biết tác dụng của mỗi dấu hai chấm được dùng để làm gì?
- Đầu đuôi là thế này. Tôi và Tu Hú đang bay dọc một con sông lớn. Chợt Tu Hú gọi: “Kìa, hai cái trụ chống trời !”
( Võ Quảng- SGK Tiếng Việt 3, tập 2- tr117)
Dựa vào cách phân tích ở bài tập tuần 30, HS có thể nêu được rằng cả hai dấu hai chấm trong đoạn văn đều báo hiệu cho người đọc biết tiếp sau nó là lời nói của một nhân vật. Dấu hai chấm thứ nhất dùng kết hợp với dâu gạch ngang, báo hiệu lời thoại của Bồ Chao. Dấu hai chấm thứ hai đi kèm với dấu ngoặc kép, dẫn nguyên văn lời nói của Tu Hú khi bồ Chao kể lại.
Ví dụ 2: Điền dấu phẩy vào vị trí thích hợp và cho biết tác dụng của mỗi trường hợp sử dụng:
Hôm qua mẹ mua cho tôi thật nhiều đồ dùng học tập. Nào bút mực cặp vở sách giáo khoa . Sách Tiếng Việt rất dày sách đạo đức thì mỏng vở mỹ thuật lại có nhiều hình vẽ đẹp mắt. Thích quá !
Ở bài tập này, yêu cầu học sinh phải giải thích cách sử dụng dấu. Cách trình bày bài làm có thể như sau:
Hôm qua,(1) mẹ mua cho tôi thật nhiều đồ dùng học tập. Nào bút,(2) mực, (3) cặp,(4) vở,(5) sách giáo khoa. Sách Tiếng Việt rất dày,(6) sách đạo đức thì mỏng,(7) vở mỹ thuật lại có nhiều hình vẽ đẹp mắt. Thích quá !
(1) : Dấu phẩy ngăn cách bộ phận chính với trạng ngữ .
( 2,3,4, 5) : Dấu phẩy ngăn cách các từ ngữ có ý liệt kê.
( 6,7,8 ) : Dấu phẩy ngăn cách các vế của câu ghép.
Điền dấu cho trước vào ô trống
Ví dụ: Chọn dấu chấm, dấu phẩy hoặc dấu hai chấm thích hợp điền vào ô trống trong đoạn văn sau:
Một người ông có ba đứa cháu nhỏ một hôm ông cho mỗi đứa một quả đào Xuân ăn đào xong đem trồng hạt Vân ăn xong vẫn còn thèm còn Việt thì không ăn mà đem đào cho cậu bạn bị ốm ông bảo
Xuân thích làm vườn Vân bé dại còn Việt là người nhân hậu.
Đáp án:
Một người ông có ba đứa cháu nhỏ. Một hôm, ông cho mỗi đứa một quả đào. Xuân ăn đào xong, đem trồng hạt. Vân ăn xong, vẫn còn thèm. Còn Việt thì không ăn mà đem đào cho cậu bạn bị ốm. Ông bảo: Xuân thích làm vườn, Vân bé dại, còn Việt là người nhân hậu.
b. Dạng bài tập điền dấu không có yêu cầu cụ thể:
Điền dấu vào ô trống:
Ví dụ: (Bài tập mẫu) Em chọn dấu câu nào để điền vào mỗi ô trống?
a) Một người kêu lên “Cá heo!”
b) Nhà an dưỡng trang bị cho các cụ những thứ cần thiết chăn màn, giường chiếu, xoong nồi, ấm chén pha trà,…
c) Đông Nam Á gồm 10 nước là Bru-nây, Cam-pu-chia, Đông-ti-mo, In-đô-nê-xi-a, Lào, Ma-lai-xi-a, Mi-an-ma, Phi-lip-pin, Thái Lan, Việt Nam, Xin-ga-po.
Đây là bài tập đầu tiên học sinh làm quen với dấu hai chấm nên trước khi điền, giáo viên nên cho học sinh nhắc lại các loại dấu câu đã biết (trong các bài tập chính tả, tập đọc). Chẳng hạn như dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm than, dấu gạch ngang, dấu hai chấm,…Từ việc nhớ lại các dấu đã gặp trong bài chính tả, tập đọc, học sinh biết chọn dấu câu thích hợp là dấu hai chấm để điền vào các ô trống trên. Sau khi HS tự điền, trình bày kết quả, giáo viên hỏi lại về từng dấu hai chấm trong từng phần.
Phần a): Sau ô trống là gì? (Là lời nói của một người).
Giáo viên: Khi báo hiệu cho người đọc biết lời nói của một nhân vật người ta dùng dấu hai chấm.
Phần b): - Sau ô trống là những gì? (Một loạt các loại đồ vật phục vụ sinh hoạt thường ngày cho con người)
- Chúng giải thích cho điều gì đứng trước? (cho lời nói phía trước: đó là những thứ cần thiết mà nhà an dưỡng trang bị cho các cụ).
Giáo viên: Trường hợp này dấu cần điền là dấu hai chấm dùng để báo hiệu sau đó là lời giải thích cho ý đứng trước.
Tương tự như vậy với phần c).
Điền dấu vào câu văn hoặc đoạn văn
Ví dụ : Điền dấu vào đoạn văn và trình bày lại cho đúng chính tả
Quả măng cụt tron như quả cam to bằng nắm tay trẻ con toàn thân tím sẫm ngả sang đỏ cuống nó to và ngắn quanh cuống có bốn năm cái tai tròn úp vào quả.
Tách nửa vỏ trên ruột măng cụt sẽ hiện ra trắng muốt như hoa bưởi có đến bốn năm múi to không đều nhau ăn vào ngột trong miệng và tỏa hương thoang thoảng.
Đáp án:
Quả măng cụt tròn như quả cam, to bằng nắm tay trẻ con, toàn thân tím sẫm ngả sang đỏ. Cuống nó to và ngắn, quanh cuống có bốn, năm cái tai tròn úp vào quả.
Tách nửa vỏ trên, ruột măng cụt sẽ hiện ra trắng muốt như hoa bưởi. Có đến bốn, năm múi to không đều nhau, ăn vào ngọt trong miệng và tỏa hương thoang thoảng.
b. Dạng bài tập thay dấu câu
b.1. Thay dấu câu để thay đổi cấu trúc câu
Ví dụ 1: Em hãy thêm các dấu câu vào các vị trí thích hợp vào câu văn sau đây: “Mẹ Lan đi chợ từ sáng chưa về.” sau đó cho biết ý nghĩa của chúng.
Mẫu: Mẹ Lan đi chợ từ sáng chưa về?
(Mẹ của Lan đi chợ từ sáng chưa về à?)
Đáp án:
Quan hệ ngữ pháp giữa các thành phần câu, giữa các câu – các thành phần câu nối kết hoặc phân lập bằng chỗ ngắt và chỗ nhấn giọng phù hợp – có thể biểu hiện bằng dấu câu. Như vậy, từ câu văn cho trước, với những dấu câu ta có thể tạo ra nhiều câu mới, như:
Mẹ Lan đi chợ từ sáng, chưa về.
(Nghĩa: Mẹ của Lan đi chợ từ sáng, đến bây giờ vẫn chưa về nhà.)
Mẹ, Lan đi chợ từ sáng, chưa về.
(Nghĩa: Mẹ và Lan cùng đi chợ từ sáng, đến bây giờ vẫn chưa về nhà.)
Mẹ! Lan đi chợ từ sáng, chưa về?
(Nghĩa: Mẹ ơi, Lan đi chợ từ sáng, đến bây giờ vẫn chưa về nhà
Mẹ Lan đi chợ từ sáng chưa về?
(Nghĩa: Mẹ của Lan đi chợ từ sáng mà bây giờ vẫn chưa về à?)
Mẹ, Lan đi chợ từ sáng chưa về?
(Nghĩa: Mẹ và Lan cùng đi chợ từ sáng mà bây giờ vẫn chưa về à?)
Tương tự với các trường hợp còn lại:
Mẹ Lan đi chợ, từ sáng chưa về.
Mẹ Lan đi chợ, từ sáng chưa về?
Mẹ, Lan đi chợ, từ sáng chưa về.
Mẹ, Lan đi chợ, từ sáng chưa về?
Mẹ! Lan đi chợ từ sáng chưa về.
Mẹ! Lan đi chợ từ sáng chưa về?
Ví dụ 2: Chuyển câu kể sau thành câu cầu khiến: “Nam làm bài tập.”
Đáp án:
- Nam đi làm bài tập đi!
- Nam phải đi làm bài tập!
- Nam hãy đi làm bài tập!
- Nam đi làm bài tập thôi!
- Nam đi làm bài tập nào!
- Đề nghị Nam đi làm bài tập!
- Mong Nam đi làm bài tập!
- Nam đừng đi làm bài tập!
- Nam chớ đi làm bài tập!
b.2. Thay dấu câu sai:
Ví dụ: Bạn Hoa điền toàn dấu chấm. Theo em, dấu chấm nào dùng đúng, dấu chấm nào dùng sai? Hãy sửa lại những chỗ sai.
- Thưa cụ. Tôi tưởng vẫn có xe ngựa chở khách chứ.
- Đi xe ấy thì ốm mất. Già chỉ muốn có một thứ xe không cần ngựa kéo mà lại thật êm.
(SGK tiếng việt 3, tập 2 – tr 32)
Để biết dấu chấm nào dùng sai, học sinh phải nhớ được dấu chấm đứng sau câu kể. Ô trống thứ nhất đứng sau thành phần hô gọi, người ta thường dùng dấu phảy. Bạn Hoa dùng dấu chấm là sai. Ô trống thứ hai được đặt sau một câu hỏi nên dấu cần điền là dấu chấm hỏi chứ không phải dấu chấm. Ô trống thứ ba, sau lời giải thích của bà cụ, Hoa đặt dấu chấm là đúng.
1.3.3.2. Khái quát quy tắc sử dụng dấu câu:
Sau khi cho học sinh làm bài tập, giáo viên cần chốt lại cho học sinh nắm được quy tắc sử dụng dấu câu:
- Dấu chấm: Đặt cuối câu kể, khi kết thúc đoạn văn thì dấu chấm được gọi là dấu chấm xuống dòng.
- Dấu chấm hỏi: Đặt cuối câu hỏi.
- Dấu chấm cảm: Đặt cuối câu cảm thán và câu cầu khiến.
- Dấu hai chấm: Báo hiệu dùng kèm dấu ngoặc kép, dấu gạch ngang để dẫn lời nói trực tiếp hoặc lời giải thích chứng minh.
- Dấu phẩy: Ngăn cách trạng ngữ với bộ phận chính của câu, các từ ngữ có ý liệt kê, từ ngữ cùng loại, ngăn cách các vế trong câu ghép.
1.3.3.3. Dạy học dấu câu thông qua các trò chơi học tập:
Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh tham gia một số trò chơi để rèn cho học sinh sử dụng dấu câu. Ví dụ một số trò chơi:
a, Trò chơi: “Thi đặt câu”
Mục đích.
- Luyện kĩ năng đặt các câu có sử dụng các dấu câu đã học (dấu chấm, dấu hỏi, dấu chấm than, dấu phẩy) dựa vào một sự vật hoặc bức tranh cho sẵn.
- Củng cố kiến thức về dấu câu cho học sinh lớp 3; kết hợp rèn kĩ năng quan sát và nhận xét về một đối tượng để tìm ra các câu về đối tượng đó.
Chuẩn bị.
- Người tổ chức cuộc thi cần chuẩn bị trước một vài sự vật (hoặc bức tranh nhỏ, ảnh màu) để đưa ra cho các bạn đặt câu.
- Mỗi người tham gia thi đều có giấy bút để ghi các câu tìm được về sự vật có sử dụng dấu câu thích hợp. (Nếu thi theo nhóm, có thể chuẩn bị trước một tờ giấy khổ to và bút dạ để ghi các câu đặt được; hồ dán hoặc băng dính dùng để gắn giấy lên bảng hay tường cho các bạn cùng xem kết quả)
Cách tiến hành.
- Người tổ chức cuộc thi nêu rõ yêu cầu:
+ Được đặt tất cả các dạng câu có dùng từ chuyên dùng như:
. Câu hỏi: ai, gì, thế nào, ở đâu, bao nhiêu, vì sao, tại sao…
. Câu cảm thán: ôi, a, quá, lắm…
…
+ Khi có lệnh “Bắt đầu”, cần ghi từng câu ra giấy theo thứ tự, viết đúng chính tả và hình thức câu.
+ Khi có lệnh “Kết thúc”, mọi người đều dừng bút. Sau đó, từng cá nhân (nhóm) lần lượt đọc kết quả (hoặc dán lên bảng) để các bạn (nhóm khác) tính điểm. (Mỗi câu đúng được 10 điểm; câu đúng mà viết sai chính tả chỉ được 5 điểm; nhiều câu giống nhau chỉ được tính điểm 1 lần).
- Người tổ chức đưa ra một sự vật (hoặc bức tranh) thứ nhất và hô “bắt đầu” để các bạn thực hiện như yêu cầu nêu trên (thời gian thi là 3 phút hoặc 5 phút, hoặc lâu hơn, tùy theo quy định). Cộng điểm của từng cá nhân (hoặc nhóm), xếp giải Nhất, Nhì, Ba… tiếp sự vật (hoặc bức tranh) thứ hai, thứ ba … và thực hiện như trên. Cuối cùng, cộng tổng số điểm của các lần thi và xếp giải “chung cuộc” (giải kết thúc toàn bộ cuộc thi): Nhất, Nhì…
Tham khảo.
Đưa ra một lá cây bất kì, các câu có thể đặt như sau:
Ai đã ngắt chiếc lá này?
Chiếc là này màu gì?
Đó là lá cây gì?
Bạn lấy chiếc là này ở đâu?
Tại sao bạn ngắt chiếc lá này?
Bạn thích chiếc là này không?
Ôi, chiếc lá đẹp quá!
A! Một chiếc lá!
Lá xanh quá!
Trên bàn có một chiếc lá.
Chiếc lá xanh được đặt ở trên bàn.
Chiếc lá này là của cây bàng.
…..
b. Trò chơi: “Thay dấu câu – Chuyển ý nghĩa”
Mục đích.
- Cho học sinh thấy được tầm quan trọng của việc sử dụng dấu câu.
- Củng cố kiến thức về dấu câu cho học sinh lớp 3.
Chuẩn bị.
Mỗi người tham gia thi đều có giấy bút để ghi các câu biến đổi. (Nếu thi theo nhóm, có thể chuẩn bị trước một tờ giấy khổ to và bút dạ để ghi các câu thay đổi được; hồ dán hoặc băng dính dùng để gắn giấy lên bảng hay tường cho các bạn cùng xem kết quả)
Cách tiến hành.
- Người tổ chức cuộc thi nêu rõ yêu cầu:
+ Khi có lệnh “Bắt đầu”, cần ghi từng câu ra giấy theo thứ tự, viết đúng chính tả và hình thức câu.
+ Khi có lệnh “Kết thúc”, mọi người đều dừng bút. Sau đó, từng cá nhân (nhóm) lần lượt đọc kết quả (hoặc dán lên bảng) để các bạn (nhóm khác) tính điểm. (Mỗi câu đúng được 10 điểm; câu đúng mà viết sai chính tả chỉ được 5 điểm; nhiều câu giống nhau chỉ được tính điểm 1 lần).
Người tổ chức hô “bắt đầu” để các bạn thực hiện như yêu cầu nêu trên (thời gian thi là 3 phút hoặc 5 phút, hoặc lâu hơn, tùy theo quy định). Cộng điểm của từng cá nhân (hoặc nhóm), xếp giải Nhất, Nhì, Ba…
Tham khảo.
Ví dụ 1: “Đừng chờ anh!”
+ Đừng chờ, anh!
+ Đừng, chờ anh!
- Ví dụ 2: “Đi về”.
+ Đi về? (Hỏi)
+ Đi về! (Nhấn mạnh, có ý đuổi)
+ Đi, về! (Nài nỉ)
1.3.3.4. Phương pháp giảng dạy các bài tập sử dụng dấu câu
Song song với nội dung ôn luyện, người giáo viên cũng có những phương pháp dạy học về dấu câu phù hợp với trình đcầnộ của học sinh tiểu học. Phương pháp giảng dạy tốt sẽ góp phần phát huy năng lực sáng tạo cho học sinh, kích thích được khả năng tự học, tự rèn luyện của các em. Người giáo viên nên sử dụng các phương pháp dạy học sau đây cho phù hợp với các nhóm đối tượng học sinh của mỗi lớp:
a/ Phương pháp động não, tự suy nghĩ.
Phương pháp này dùng cho học sinh giỏi. Cứ mỗi bài tập về dấu câu giáo viên nêu ra để yêu cầu học sinh thực hành thì các phút đầu tiên, giáo viên không được gợi ý mà chỉ yêu cầu học sinh đọc thầm để hiểu nội dung văn bản. Với đối tượng học sinh giỏi, khi đã hiểu nội dung văn bản thì các em sẽ điền đúng các loại dấu vào đoạn văn. Nếu không thể điền đúng hết thì cũng có khoảng 80% số dấu đã sử dụng đúng chỗ. Đây là phương pháp động não, tăng cường khả năng suy nghĩ của học sinh, rất có hiệu quả khi sử dụng để dạy về dấu câu cho học sinh giỏi.
b/ Phương pháp phân tích thành phần câu.
Đối với đối tượng học sinh khá hoặc trung bình, hay với những chỗ khó thì giáo viên phải sử dụng phương pháp phân tích thành phần câu, khai thác việc đọc hiểu của học sinh bằng câu hỏi để các em suy nghĩ và có thể điền dấu đúng.
Ví dụ : Điền dấu câu thích hợp vào đoạn văn sau đây:
Đêm trăng biển yên tĩnh một số chiến sĩ thả câu một số khác quây quần trên boong tàu ca hát thổi sao bỗng có tiếng đập nước ùm ùm như có ai đang tập bơi một người kêu lên cá heo anh em ùa ra vỗ tay hoan hô.
Để hướng dẫn học sinh làm bài tập này, giáo viên phải thực hiện các bước
Yêu cầu đọc thầm và điền dấu vào chỗ thích hợp (dành cho học sinh giỏi)
Sau 1,2 phút, qua theo dõi, nếu thấy còn nhiều học sinh chưa làm tốt, giáo viên dùng hệ thống câu hỏi sau:
- Đoạn văn nói về việc gì?
- Đoạn văn có mấy câu. Câu một từ đâu đến đâu? Câu hai...vv..
- Câu nào là lời của nhân vật? Cần phải sử dụng dấu câu nào?
- Có thể đặt dấu phẩy ở những chỗ nào? Vì sao?
Như thế, khi học sinh trả lời được các câu hỏi nghĩa là các em đã điền được dấu câu vào đoạn văn.
c/ Phương pháp đọc mẫu
Cuối cùng, nếu trong lớp còn vài học sinh yếu, chưa thể điền đúng hết được thì giáo viên sử dụng phương pháp cuối cùng. Đó là đọc mẫu, chú ý ngắt nghỉ hơi đúng chỗ để thông qua việc nghe đọc, học sinh điền dấu. Và đây cũng là bước để học sinh khá giỏi tự kiểm tra bài làm của mình, xem đúng hay chưa đúng, trước khi chữa bài trước lớp.
Thuộc loại lỗi này là những câu sai do học sinh không dùng dấu câu ở những chỗ cần thiết.
2. LỖI NGOÀI CÂU
Nhiều câu nếu xét về cấu tạo ngữ pháp thì không sai, nếu xét về nghĩa một cách cô lập, tách khỏi văn bản cũng không sai, nhưng nếu đặt trong văn bản thì mới thấy nó không hợp lý. Những lỗi câu đó là lỗi ngoài câu. Các lỗi ngoài câu chủ yếu là lỗi câu không phù hợp với những câu khác trong văn bản. Đây là loại lỗi do học sinh không tư duy rõ ràng rành mạch nên đã viết câu lạc chủ đề, những câu lặp với câu khác, hoặc những câu mâu thuẫn nhau.
2.1. Thực trạng và nguyên nhân
Học sinh tiểu học thường mắc phải một số lỗi sau:
a. Lỗi câu lạc chủ đề.
Là lỗi do trong văn bản có những câu phá vỡ tính liên kết chủ đề của đoạn văn.
Ví dụ: Chú mèo này thuộc Tam Thể. Chú có một đôi mắt tròn khi bắt chuột trông rất hung dữ. Chợt chú nhảy phốc ra tóm được một chú chuột. Chiếc đầu chú tròn.
- Trong đoạn văn trên, câu “Chợt chú nhẩy phốc ra tóm được một chú chuột” không ăn nhập gì với câu đứng kề nó trong văn bản, vì cây này tả hành động của con mèo trong khi đó các câu trước và sau nó đang tả hình dáng con mèo.
- Nguyên nhân: Tư duy của học sinh không khoa học và lôgic.
+ Cách 1: Chuyển câu lạc chủ thể sang vị trí khác phù hợp với chủ đề của đoạn.
+ Cách 2: Bỏ câu lạc chủ đề trong văn bản đi.
Chú mèo này thuộc Tam Thể. Chiếc đầu chú tròn. Chú có một đôi mắt cũng tròn. Khi bắt chuột trông rất hung dữ.
b. Lỗi câu mâu thuẫn với nhau về ý.
Là loại lỗi mà các câu trong văn bản mâu thuẫn nhau về nghĩa làm phá vỡ tính liên kết về ý nghĩa của văn bản, tạo ra những mâu thuẫn câu không liên kết về lôgic. Loại lỗi này chiếm tỷ lệ khá cao.
Ví dụ: Chiếc cặp của em có màu xanh nước biển cùng nhiều màu sắc sặc sỡ khác. Chiếc cặp này bao phủ bề ngoài cả màu xanh.
- Hai câu mâu thuẫn về nội dung thông báo.
- Nguyên nhân: Tư duy của học sinh không mạch lạc, thiếu thống nhất.
- Cách chữa: Chiếc cặp của em có màu xanh nước biển cùng nhiều màu sắc sặc sỡ khác.
c. Lỗi dùng phương tiện liên kết sai.
Là loại lỗi về câu mà mỗi câu riêng lẻ không có gì sai sót về nội dung nhưng người viết không sử dụng đúng phương tiện liên kết làm cho nghĩa hai câu không phù hợp.
d. Lỗi câu trùng lặp về ý (từ).
Những câu được xem là lặp đi lặp lại những câu được dùng nhiều lần một từ, một ngữ hay một ý nào đó ở những câu cạnh nó, làm cho ý câu trở nên nhàm chán dẫn đến hiệu quả giao tiếp hạn chế.
Ví dụ: Em rất yêu chú mèo vì chú mèo thường bắt chuột cho nhà ông em. Em rất yêu quý chú mèo đó.
2.2. Biện pháp khắc phục
Trên đây chỉ là một số dạng phổ biến mà các em thường mắc, việc đề ra cách chữa lỗi câu là cần thiết nhưng để hạn chế các lỗi câu là việc làm quan trọng. để làm được điều đó, mỗi giáo viên cần làm tốt những công việc sau:
1. Trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về câu: như thế nào là câu đúng, thế nào là câu sai. Muốn làm được điều này giáo viên cần nắm vững kiến thức về câu đồng thời thực hiện tốt tiết Văn trả bài qua đó giúp học sinh được luyện phát hiện, phân tích và chữa các lỗi viết câu thường gặp, từ đó góp phần hình thành cho các em kỹ năng viết đúng, viết hay.
2. Giúp học sinh hiểu nghĩa của từ, biết quy tắc kết hợp từ, các từ để tạo thành đơn vị ngôn ngữ lớn hơn trong quá trình giao tiếp. Giáo viên nên cung cấp cho các em mô hình câu để học sinh áp dụng vào bài làm.
3. Giúp học sinh kỹ năng tự rèn luyện diễn đạt câu và cách viết câu trong đoạn sao cho phù hợp. Để làm tốt điều này giáo viên cần thường xuyên hướng dẫn kiểm tra học sinh, rèn luyện cho các em khả năng tư duy khoa học, trau đồi kiến thức cho bản thân để tránh tình trạng viết câu sai. Giáo viên nên giúp các em nắm vững yêu cầu chung khi đặt câu, cách sửa một số dạng câu phổ biến mà các em hay mắc.
4. Giáo viên cần nâng cao chất lượng giờ chấm bài, trả bài. Trong giờ trả bài, giáo viên cần chỉ ra các câu sai cụ thể và hướng dẫn học sinh tự chữa những câu sai.
PHẦN KẾT LUẬN
Trên đây em đã trình bày những hiểu biết của em về vấn đề: “Một số lỗi sai thường gặp của học sinh tiểu học khi sử dụng tiếng mẹ đẻ và đưa ra biện pháp khắc phục”.
Trong khuôn khổ bài tập này em chỉ có thể nêu ra được một số dạng lỗi phổ biến mà học sinh tiểu học thường mắc và cách chữa cho mỗi lỗi sai ấy. Hy vọng khi nắm được rõ các lỗi sai thường gặp của học sinh thì giáo viên tiểu học sẽ tìm ra được những biện pháp phù hợp giúp các em học tốt môn Tiếng Việt, từ đó giúp các em sử dụng tiếng mẹ đẻ - tiếng Việt một cách thành thạo hơn.
Đây là lần đầu tiên em nghiên cứu, tìm hiểu về vấn đề này nên không tránh khỏi bỡ ngỡ và nhiều thiếu sót. Vì vậy em mong nhận được sự chỉ bảo và góp ý quý báu của thầy cô để có thể hoàn thiện hơn bài tìm hiểu.
Em xin chân thành cảm ơn!
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Các lỗi thường gặp của học sinh Tiểu học khi sử dụng tiếng mẹ đẻ và biện pháp khắc phục.doc