SUMMARY
Xuan Lien Nature Reserve located in Thuong Xuan district, Thanh Hoa province was established under
Decision No. 1476/QĐ-UB/2000. On geographical location, the Nature Reserve borders on south side of Pu
Hoat Nature Reserve and western side of Nam Xam Nature Reserve, CHDCND Lao. This area is where the
most concentrated natural forest of Thanh Hoa province, with forest coverage is above 80%. Other recent
research has confirmed the potential and value of biodiversity in the region.
The study was conducted in the different time during 2011 to 2013; field surveys were conducted in
Bat Mot, Yen Nhan, Van Xuan commune, Thuong Xuan, Thanh Hoa province.
In our surveys, a total of 80 species recorded, belong to 26 family, of which 9 order have been recorded in
the Chiroptera Bats, Carnivora are predominant in the study sites, the less dominant order are Rodentia,
Primates, Artiodactyla and Soricomorpha.
The were 27 rare species, 24 species recorded from the list of Decree 32/2006/ND-CP, 23 species of the
Vietnam Red Book (2007) and 16 species of the IUCN Red List (2012).
8 trang |
Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 482 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các loài thú ghi nhận ở khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa - Đặng Huy Phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ SINH HỌC 2013, 35(3se): 26-33
26
CÁC LOÀI THÚ GHI NHẬN Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN XUÂN LIÊN,
TỈNH THANH HÓA
Đặng Huy Phương1*, Lê Xuân Cảnh1, Nguyễn Trường Sơn1, Nguyễn Đình Hải2
1Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam,
*phuongiebr@yahoo.com
2Khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, Thanh Hóa
TÓM TẮT: Khu Bảo tồn Thiên nhiên Xuân Liên chiếm phần lớn rừng tự nhiên của tỉnh Thanh Hóa, với
độ che phủ của rừng trên 80%, các nghiên cứu gần đây đã và đang khẳng định được tiềm năng cũng như
giá trị đa dạng sinh học trong khu vực. Trong khuôn khổ của đề tài cấp Viện Hàn lâm Khoa học và Công
nghệ Việt Nam và chương trình hợp tác giữa KBTTN Xuân Liên với Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh
vật, các đợt điều tra thành phần các loài thú tại đây đã được thực hiện nhằm đánh giá thành phần các loài
thú trong KBTTN Xuân Liên. Nghiên cứu được tiến hành vào các đợt khác nhau, gồm: đợt 1 từ 1 tháng 11
đến 21 tháng 11 năm 2011; đợt 2 từ 15 tháng 4 đến 05 tháng 5 năm 2012 và đợt 3 từ ngày 22 tháng 8 đến
ngày 10 tháng 9 năm 2012 tại các khu vực: bản Vịn, xã Bát Mọt; bản Hang Cáu và bản Quặn, xã Vạn
Xuân; bản Lửa và bản Khong xã Yên Nhân. Kết quả điều tra đã ghi nhận tổng số 80 loài thú thuộc 26 họ,
9 bộ, trong đó, bộ Dơi (Chiroptera) và bộ Ăn thịt (Carnivora) chiếm ưu thế rõ rệt, tiếp đến là bộ Gặm
nhấm (Rodentia), bộ Linh trưởng (Primates), bộ Móng guốc ngón chẵn (Artiodactyla) và Bộ Chuột chù
(Soricomorpha). Đã xác định được 27 loài nguy cấp, quý hiếm, trong đó ghi nhận được 24 loài thuộc Nghị
Định 32/2006/NĐ-CP, 11 loài thuộc Sách Đỏ Việt Nam (2007) và 16 loài thuộc Danh lục đỏ IUCN
(2012).
Từ khóa: Các loài thú, Khu bảo tồn thiên nhiên, Xuân Liên, Thường Xuân, Thanh Hóa.
MỞ ĐẦU
Khu Bảo tồn Thiên nhiên Xuân Liên
(KBTTN) thuộc huyện Thường Xuân, tỉnh
Thanh Hóa được thành lập theo Quyết định số
1476/QĐ-UB/2000 của UBND tỉnh Thanh Hóa.
Về vị trí địa lý, phía Nam giáp KBTTN Pù Hoạt
(Nghệ An); phía Tây là KBTTN Nậm Xam
nước CHDCND Lào. Diện tích được giao quản
lý là 26.303,6 ha thuộc địa bàn 5 xã (Bát Mọt,
Yên Nhân, Vạn Xuân, Xuân Cẩm, Lương Sơn).
Khu vực này là nơi tập trung phần lớn rừng tự
nhiên của tỉnh Thanh Hóa, với độ che phủ của
rừng là trên 80%. Các nghiên cứu gần đây đã
khẳng định được tiềm năng cũng như giá trị đa
dạng sinh học trong khu vực.
Trong khuôn khổ của Đề tài cấp Viện
Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và
chương trình hợp tác giữa KBTTN Xuân Liên
với Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, các
đợt điều tra thành phần các loài thú tại đây đã
được thực hiện nhằm đánh giá thành phần các
loài thú trong KBTTN Xuân Liên.
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Vật liệu
Tổng số 480 giờ đặt lưới đã thu được tổng
số 540 mẫu thú nhỏ trong đó 150 mẫu được lưu
giữ tại Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật
làm tiêu bản nghiên cứu. Đã tiến hành 50 đêm
điều tra quan sát thú với tổng chiều dài 50 km
trên các tuyến khảo sát ở KBTTN Xuân Liên
trong 3 đợt khảo sát thực địa.
Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành vào các đợt khác
nhau, gồm: đợt 1 từ 1 tháng 11 đến 21 tháng 11
năm 2011; đợt 2 từ 15 tháng 4 đến 05 tháng 5
năm 2012 và đợt 3 từ ngày 22 tháng 8 đến ngày
10 tháng 9 năm 2012 tại các khu vực: bản Vịn,
xã Bát Mọt; bản Hang Cáu và bản Quặn, xã Vạn
Xuân; bản Lửa và bản Khong xã Yên Nhân.
Phương pháp
Phương pháp nghiên cứu thú lớn
Điều tra theo tuyến: phương pháp điều tra
theo tuyến được sử dụng để quan sát trực tiếp
thú hoặc gián tiếp qua các dấu vết hoạt động
của chúng (lối đi, phân, hang tổ, tiếng kêu). Các
Dang Huy Phuong, Le Xuan Canh, Nguyen Truong Son, Nguyen Dinh Hai
27
tuyến điều tra xuyên qua các dạng sinh cảnh
khác nhau của mỗi khu vực khảo sát và có độ
dài tử 5-10 km mỗi tuyến. Các tuyến đường
mòn có sẵn chạy xuyên qua các dạng sinh cảnh
được chọn làm tuyến khảo sát. Bên cạnh đó, tập
trung vào các tuyến nhánh xuất phát từ đường
mòn đi sâu vào trong rừng. Các dụng cụ để
quan sát động vật và ghi chép thông tin bao
gồm ống nhòm, máy ảnh, bút bi, sổ thực địa và
các phiều điều tra chuẩn bị sẵn.
Điều tra soi đêm: kỹ thuật soi thú đêm bằng
đèn pin được sử dụng trong quá trình điều tra
nhanh nhằm ghi nhận một số loài thú thuộc bộ
Linh trưởng (cu li), các loài thú ăn thịt, các loài
thú móng guốc và một số loài sóc bay thuộc bộ
Gặm nhấm. Thời gian tiến hành soi đêm thường
bắt đầu sẩm tối khoảng 19 giờ kéo dài đến
khoảng 1-2 giờ sáng ngày hôm sau, tùy thuộc
vào tình hình thời tiết.
Trong suốt thời gian soi đêm, khi gặp thú
trực tiếp hay quan sát được các dấu vết các
thông tin cần được thu thập bao gồm: ngày
tháng, giờ, toạ độ GPS, độ cao, dạng sinh cảnh
tại điểm quan sát (rừng tre, rừng thường xanh
thứ sinh, rừng thường xanh nguyên sinh, rừng
nguyên sinh, rừng chân núi, rừng ven suối, mặt
nước), loài phát hiện, hình thức ghi nhận (quan
sát, dấu chân, vết móng cào, lông hoặc các di
vật khác, thức ăn thừa).
Phương pháp nghiên cứu thú nhỏ (dơi, gặm
nhấm và các loài thú ăn sâu bọ)
Thu mẫu dơi: lưới mờ (kích thước 2,5 × 3
m, 2,5 × 6 m, 2,5 × 9 m, 2,5 × 12 m và 2,5 × 18
m), bẫy thụ cầm (kích cỡ 1,2 m × 1,5 m), vợt
cầm tay được sử dụng để thu thập mẫu vật. Lưới
và bẫy được đặt ở trước cửa hang hay các lối
mòn trong rừng, dọc hoặc ngang suối nhỏ, giữa
các vách núi, các thung lũng thấp có rừng cây
hai bên khép tán là những lối mà dơi thường
bay đi kiếm ăn khi rời nơi trú ngụ. Lưới và bẫy
được đặt đơn lẻ nhưng đôi khi được kết hợp với
nhau để tăng hiệu quả thu thập mẫu. Lưới và
bẫy thường được mở ra lúc 18giờ trước thời
gian dơi bay đi kiếm ăn. Lưới sẽ được mở ra
đến khoảng 23giờ, sau thời gian này lưới sẽ
được đóng lại và được mở ra vào khoảng 4 đến
5 giờ sang hôm sau. Bẫy được đặt suốt cả đêm
để tăng hiệu quả thu thập mẫu.
Thu thập mẫu gặm nhấm và các loài thú ăn
sâu bọ: bẫy lồng (kích thước 15 × 15 × 25 cm)
và bẫy hộp (kích thước 5 × 5 × 10 cm, 10 × 10
× 20 cm, 10 × 10 × 30 cm), bẫy hố (kích thước:
25 × 15 cm) và bẫy ống được sử dụng. Bẫy
được đặt trên cây, dưới đất (bẫy lồng, bẫy hộp)
hoặc đào sâu xuống cách mặt đất khoảng 25 cm
(bẫy hố) hoặc đặt cách mặt đất khoảng 5 cm
(bẫy ống) ở nhiều dạng sinh cảnh khác nhau,
dọc suối hoặc theo các lối mòn trong rừng,
ngang các lối mòn trong rừng, các khu vực có
nhiều thảm cây mục, nhiều hốc hố đá nhỏ hay
gần các hốc cây thu thập các loài chuột, sóc cây,
sóc bay, chuột chù và chuột chũi.
Thông tin cho các mẫu: số đo hình thái
được thu thập gồm chiều dài cơ thể (HB); Chiều
dài đuôi (T); dài tai (E); chiều dài bàn chân sau
(HF), trọng lượng (Wt) và chiều dài cẳng tay
(FA, đối với các loài dơi) được thu thập. Các
mẫu giữ làm tiêu bản sẽ được gắn 1 nhẵn có ghi
một số thông tin nhất định như: số hiệu mẫu thu
trên thực địa, số hiệu mẫu được lưu giữ tại bảo
tàng, tên người thu mẫu, ngày và địa điểm thu
mẫu. Mẫu sẽ được định hình trong foocmôn
4%, để khoảng 12 giờ. Sau đó được làm sạch và
ngâm trong nước khoảng 10 giờ và bảo quản
trong cồn 70%.
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Thành phần loài
Qua thời gian nghiên cứu, với tổng số 480
giờ đặt lưới, 40 đêm bẫy thụ cầm để thu thập
các loài dơi; 600 bẫy thu thập các loài gặm
nhấm và 20 đêm bẫy các loài thú ăn sâu bọ, đã
thu được tổng số 540 mẫu, trong đó 150 mẫu
được lưu giữ làm tiêu bản nghiên cứu. Đồng
thời đã tiến hành 50 đêm điều tra quan sát thú
với tổng chiều dài 50 km trên các tuyến khảo
sát, chúng tôi đã ghi nhận ở KBTTN Xuân Liên
có 80 loài thú thuộc 26 họ, 9 bộ (bảng 1).
TẠP CHÍ SINH HỌC 2013, 35(3se): 26-33
28
Bảng 1. Danh sách các loài thú ghi nhận được tại KBTTN Xuân Liên, Thanh Hóa
STT Tên khoa học Tên Việt Nam TL SĐVN NĐ IUCN
SCANDENTIA Wagner, 1855 BỘ NHIỀU RĂNG
Tupaiidae Gray, 1825 Họ Đồi
1 Tupaia belangeri (Wagner, 1841) Đồi M
PRIMATES Linnaeus, 1758 BỘ LINH TRƯỞNG
Lorisidae Gray, 1821 Họ Cu li
2 Nycticebus bengalensis
(Lacépède, 1800)
Cu li lớn M VU IB
3 Nycticebus pygmaeus Bonhote,
1907
Cu li nhỏ QS VU IB VU
Cercopithecidae Gray, 1821 Họ Khỉ
4 Macaca arctoides (I.Geoffroy,
1831)
Khỉ mặt đỏ QSM VU IIB VU
5 Macaca assamensis (McClelland,
1840)
Khỉ mốc QS VU IIB VU
6 Macaca mulatta (Zimmermann,
1780)
Khỉ vàng QS LR IIB LR/nt
7 Trachypithecus crepusculus
(Elliot, 1909)
Voọc xám QS VU IB
Hylobatidae, Gray, 1871 Họ Vượn
8 Nomascus leucogenys
Ogilby,1840
Vượn đen má trắng QS EN IB EN
ERINACEOMORPHA Gregory,
1910
BỘ CHUỘT VOI
Erinaceidae G. Fischer, 1814 Họ chuột voi
9 Hylomys suillus Müller, 1840 Chuột voi đồi M
SORICOMORPHA Gregory,
1910
BỘ CHUỘT CHÙ
Soricidae G. Fischer, 1814 Họ Chuột chù
10 Suncus murinus (Linnaeus, 1766) Chuột chù nhà M
11 Crocidura attenuata Milne-
Edwards, 1872
Chuột chù đuôi đen M
12 Crocidura fuliginosa (Blyth,
1855)
Chuột chù đuôi trắng M
Talpidae G. Fischer, 1814 Họ Chuột chũi
13 Euroscaptor longirostris (Milne-
Edwards, 1870)
Chuột chũi mũi dài M
CHIROPTERA Blumbach, 1779 BỘ DƠI
Pteropodidae Gray, 1821 Họ Dơi quả
14 Cynopterus sphinx (Vahl, 1797) Dơi chó cánh dài M
15 Rousettus leschenaulti
(Desmarest, 1820)
Dơi cáo nâu M
Rhinolophidae Gray, 1825 Họ Dơi lá mũi
16 Rhinolophus affinis Horsfield,
1823
Dơi lá đuôi M
17 Rhinolophus macrotis Blyth, 1844 Dơi lá tai dài M
Dang Huy Phuong, Le Xuan Canh, Nguyen Truong Son, Nguyen Dinh Hai
29
STT Tên khoa học Tên Việt Nam TL SĐVN NĐ IUCN
18 Rhinolophus malayanus Bonhote,
1903
Dơi lá mũi phẳng M
19 Rhinolophus marshalli
Thonglongya, 1973
Dơi lá rẻ quạt M
20 Rhinolophus paradoxolophus
(Bourret, 1951)
Dơi lá quạt M
21 Rhinolophus pearsonii Horsfield,
1851
Dơi lá péc-xôn M
22 Rhinolophus pusillus Temminck,
1834
Dơi lá mũi nhỏ M
23 Rhinolophus thomasi K.
Andersen, 1905
Dơi lá tô-ma M
Hipposideridae Lydekker, 1891 Họ Dơi nếp mũi
24 Aselliscus stoliczkanus (Dobson,
1871)
Dơi nếp mũi ba lá M
25 Hipposideros armiger (Hodgson,
1835)
Dơi nếp mũi quạ M
26 Hipposideros cineraceus Blyth,
1853
Dơi nếp mũi lông
đen
M
27 Hipposideros larvatus (Horsfield,
1823)
Dơi nếp mũi xám M
28 Hipposideros pomona K.
Andersen, 1918
Dơi nếp mũi xinh M
Megadermatidae H. Allen, 1864 Họ Dơi ma
29 Megaderma lyra E. Geoffroy, 1810 Dơi ma bắc M
Vespertilionidae Gray, 1821 Họ Dơi muỗi
30 Myotis formosus (Hodgson, 1835) Dơi tai đốm vàng M
31 Myotis horsfieldii (Temminck,
1840)
Dơi tai cánh ngắn M
32 Murina cyclotis Dobson, 1872 Dơi mũi ống tai tròn M
33 Kerivoula hardwickii (Horsfield,
1824)
Dơi mũi nhẵn xám M
PHOLIDOTA Weber, 1904 BỘ TÊ TÊ
Manidae Gray, 1821 Họ Tê tê
34 Manis pentadactyla Linnaeus,
1758
Tê tê vàng TL EN IIB LR/nt
CARNIVORA Bowdich, 1821 BỘ ĂN THỊT
Felidae Fischer de Waldheim, 1817 Họ Mèo
35 Catopuma temminckii (Vigors
and Horsfield, 1827)
Báo lửa ĐT EN IB VU
36 Prionailurus bengalensis (Kerr,
1792)
Mèo rừng QSM IB
37 Pardofelis marmorata (Martin,
1837)
Mèo gấm TL VU IB VU
38 Neofelis nebulosa (Griffith, 1821) Báo gấm TL EN IB VU
39 Panthera pardus (Linnaeus, 1758) Báo hoa mai M CR IB
40 Panthera tigris (Linnaeus, 1758) Hổ TL CR IB EN
TẠP CHÍ SINH HỌC 2013, 35(3se): 26-33
30
STT Tên khoa học Tên Việt Nam TL SĐVN NĐ IUCN
Viverridae Gray, 1821 Họ Cầy
41 Arctictis binturong (Raffles, 1821) Cầy mực M EN IB
42 Paguma larvata (C. E. H. Smith,
1827)
Cầy vòi mốc M
43 Paradoxurus hermaphroditus
(Pallas, 1777)
Cầy vòi đốm M
44 Chrotogale owstoni, Thomas, 1912 Cầy vằn bắc M
45 Viverra zibetha Linnaeus, 1758 Cầy giông M IIB
46 Viverricula indica (É.Geoffroy
Saint-Hilaire, 1803)
Cầy hương M
Herpestidae Bonaparte, 1845 Họ Cầy lỏn
47 Herpestes urva (Hogdson, 1836) Cầy móc cua QS
Ursidae Fischer de Waldheim,
1817
Họ Gấu
48 Ursus thibetanus Cuvier, 1823 Gấu ngựa TL EN IB VU
49 Helarctos malayanus (Raffles,
1821)
Gấu chó TL EN IB DD
Mustelidae Fischer, 1817 Họ Chồn
50 Aonyx cinerea (Illiger, 1815) Rái cá vuốt bé ĐT VU IB NT
51 Lutra lutra (Linnaeus, 1758) Rái cá thường ĐT VU IB NT
52 Martes flavigula (Boddaert, 1785) Chồn vàng QSM
53 Melogale personata I. Geoffroy
Saint-Hilaire, 1831
Chồn bạc má nam M
54 Mustela kathiah Hodgson, 1835 Triết bụng vàng QS
ARTIODACTYLA Owen, 1848 BỘ MÓNG GUỐC
NGÓN CHẴN
Suidae Gray, 1821 Họ Lợn rừng
55 Sus scrofa Linnaeus, 1758 Lợn rừng QSM
Tragulidae Milne Edwards, 1864 Họ Cheo cheo
56 Tragulus kanchil (Raffles, 1821) Cheo cheo nam
dương
M VU IIB
Cervidae Goldfuss, 1820 Họ Hươu nai
57 Muntiacus muntjak
(Zimmermann, 1780)
Mang thường M
58 Muntiacus puhoatesis Trai,1997 Mang puhoat M
59 Rusa unicolor (Kerr, 1792) Nai ĐT VU
Bovidae Gray, 1821 Họ Trâu bò
60 Bos frontalis Lambert, 1804 Bò tót TL EN IB VU
61 Capricornis milneedwardsii
David, 1869
Sơn dương M EN IB EN
RODENTIA Bowdich, 1821 BỘ GẶM NHẤM
Sciuridae Fischer de Waldheim,
1817
Họ Sóc
62 Ratufa bicolor (Sparrman, 1778) Sóc đen QS VU
63 Hylopetes cf. alboniger
(Hodgson, 1836)
Sóc bay đen trăng QS VU IIB EN
64 Petaurista philippensis (Elliot, Sóc bay trâu M VU
Dang Huy Phuong, Le Xuan Canh, Nguyen Truong Son, Nguyen Dinh Hai
31
STT Tên khoa học Tên Việt Nam TL SĐVN NĐ IUCN
1839)
65 Callosciurus erythraeus (Pallas,
1779)
Sóc bụng đỏ M
66 Dremomys rufigenis (Blanford,
1878)
Sóc mõm hung M
67 Tamiops maritimus (Bonhote,
1900)
Sóc chuột hải nam M
Spalacidae Gray, 1821 Họ Dúi
68 Rhizomys pruinosus Blyth, 1851 Dúi mốc lớn M
69 Rhizomys sinensis Gray, 1831 Dúi mốc nhỏ M
Muridae Illiger, 1811 Họ Chuột
70 Berylmys bowersi (Anderson,
1879)
Chuột mốc lớn M
71 Berylmys berdmorei (Blyth, 1851) Chuột mốc bé M
72 Leopoldamys sabanus (Thomas,
1887)
Chuột núi đuôi dài M
73 Maxomys surifer (Miller, 1900) Chuột su-ri M
74 Mus caroli Bonhote, 1902 Chuột nhắt đồng M
75 Mus musculus Linnaeus, 1758 Chuột nhắt nhà M
76 Niviventer fulvescens (Gray, 1847) Chuột hươu bé M
77 Rattus nitidus (Hodgson, 1845) Chuột bóng M
78 Rattus tanezumi Temminck, 1844 Chuột nhà M
Hystricidae G. Fischer, 1817 Họ Nhím
79 Atherurus macrourus (Linnaeus,
1758)
Đon QSM
80 Hystrix brachyura Linnaeus, 1758 Nhím đuôi ngắn QSM
ĐT. điều tra; QS. quan sát; QMS. quan sát mẫu; M. mẫu; TL. tư liệu; NĐ 32: Nghị Định số 32/2006/NĐ-CP
của Chính phủ ngày 30 tháng 3 năm 2006: IB. Thực vật rừng, động vật rừng nghiêm cấm khai thác, sử dụng
vì mục đích thương mại; IIB. Thực vật rừng, động vật rừng hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương
mại;- SĐVN. Sách Đỏ Việt Nam (2007): CR, Rất nguy cấp; EN. nguy cấp; VU: sẽ nguy cấp; IUCN: Danh lục
Đỏ IUCN (2012): EN. nguy cấp; VU. sẽ nguy cấp; LR/nt. sắp nguy cấp; DD. thiếu dẫn liệu.
Nghiên cứu trước đây của Le Trong Trai et
al. (1999) [6] đã ghi nhận 55 loài thuộc 25 họ 8
bộ. Nghiên cứu của chúng tôi đã bổ sung cho
khu hệ thú ở KBTTN Xuân Liên 25 loài, 1 họ
và 1 bộ, các loài thú bổ sung chủ yếu là các loài
thú nhỏ.
Tính đa dạng
Qua thành phần loài thú ghi nhận được cho
thấy, bộ Dơi Chiroptera và bộ Ăn thịt Carnivora
chiếm ưu thế rõ rệt tại các địa điểm nghiên cứu,
với tổng số 5 họ (chiếm 19,23% tổng số họ ghi
nhận được tại khu vực nghiên cứu), trên 20 loài
(chiếm 25,64% tổng số loài ghi nhận được ở
khu vực nghiên cứu). Tiếp đến là bộ Gặm nhấm
Rodentia với 4 họ (chiếm 15,38% tổng số họ
ghi nhận được) và 19 loài (chiếm 23,08% tổng
số loài ghi nhận được); bộ thú Linh trưởng
Primates và bộ Móng guốc ngón chẵn
Artiodactyla đều ghi nhận được 7 loài (chiếm
8,97% tổng số loài ghi nhận được). Bộ Chuột
chù Soricomorpha (2 họ, 4 loài).
Các bộ còn lại gồm bộ Nhiều răng Scandenta
(1 họ, 1 loài), bộ Chuột voi Erinaceomorpha và bộ
Tê tê Pholidota (1 họ, 1 loài) là có số lượng loài ít
trong khu vực nghiên cứu.
Các họ chiếm ưu thế là những họ ghi nhận
được từ 5 loài trở lên, bao gồm họ Chuột
Muridae có số loài nhiều nhất (9 loài, chiếm
TẠP CHÍ SINH HỌC 2013, 35(3se): 26-33
32
11,25% tổng số loài ghi nhận được tại khu vực
nghiên cứu); tiếp đến là họ Dơi lá mũi
Rhinolophidae (8 loài, chiếm 10,00% tổng số
loài); họ Sóc Sciuridae, họ Cầy Viverridae, họ
Mèo Felidae (6 loài, chiếm 7,5% tổng số loài),
các họ Khỉ Cercopithecidae, họ Dơi quả
Pteropodidae đều ghi nhận được 5 loài (chiếm
6,25% tổng số loài).
Các loài ưu thế: được đánh giá dựa trên số
lượng mẫu vật của loài thu thập được (từ 5 mẫu
vật trở lên) cùng với quan sát thực tế ngoài thiên
nhiên ở tất cả các địa điểm trong khu vực
nghiên cứu. Các loài ưu thế chủ yếu tập trung
vào bộ Dơi Chiroptera, gồm các loài Dơi lá mũi
nhỏ Rhinolophus acuminatus, Dơi chó cánh dài
Cynopterus sphinx, Dơi nếp mũi xám
Hipposideros larvatus, Dơi mũi nhẵn xám
Kerivoula hardwickii; bộ Linh trưởng Primates,
gồm các loài: Cu li lớn Nycticebus bengalensis,
Khỉ mặt đỏ Macaca arctoides, Khỉ vàng
Macaca mulata; bộ Ăn thịt Carnivora, gồm các
loài: Cầy vòi mốc Paguma larvata, Cầy vòi
đốm Paradoxolophus hermaphroditus; bộ
Móng guốc ngón chẵn Artiodactyla, gồm các
loài: Lợn rừng Sus scrofa, Cheo cheo nam
dương Tragulus kanchil.
Loài quý hiếm và giá trị bảo tồn
Đã xác định được 27 loài nguy cấp, quý
hiếm (chiếm 33,75% tổng số ghi nhận được tại
khu vực nghiên cứu và 30,0% tổng số loài quí
hiếm của cả nước), trong đó thuộc Nghị Định
32/2006/NĐ-CP ghi nhận được 24 loài, bao
gồm: 17 loài thuộc nhóm IB, 5 loài thuộc nhóm
IIB ; thuộc Sách Đỏ Việt Nam (2007) ghi nhận
được 23 loài (chiếm 26,74% tổng số loài ghi
nhận trong Sách Đỏ Việt Nam), bao gồm: 2 loài
mức CR (chiếm 2,33%), 9 loài mức EN (chiếm
(chiếm 10,46%), 11 loài mức VU (chiếm
13,95% ); và thuộc Danh lục đỏ IUCN (2007)
ghi nhận được 16 loài (chiếm 21,33% tổng số
loài thú của Việt Nam ghi nhận trong Danh lục
đỏ IUCN (2012), bao gồm: 4 loài mức EN
(chiếm 5,33% tổng số loài thú Việt Nam trong
Danh lục đỏ IUCN), 8 loài mức VU (chiếm
9,33%), 2 loài mức LR/nt (chiếm 2,66%), 2 loài
mức NT (chiếm 2,66% ), 1 loài mức DD (chiếm
1,33% tổng số loài thú Việt Nam trong Danh
lục đỏ IUCN).
KẾT LUẬN
Tại KBTTN Xuân Liên đã ghi nhận được 80
loài thú thuộc 26 họ, 9 bộ. Trong đó, bộ Dơi
Chiroptera và bộ Ăn thịt Carnivora chiếm ưu
thế rõ rệt, tiếp đến là bộ Gặm nhấm Rodentia,
bộ Linh trưởng (Primates), bộ Móng guốc ngón
chẵn (Artiodactyla), bộ Chuột chù
(Soricomorpha), bộ Nhiều răng (Scandenta) và
bộ Tê tê (Pholidota).
Đã xác định được 27 loài nguy cấp, quý
hiếm, trong đó, ghi nhận được 24 loài thuộc
Nghị Định 32, 23 loài thuộc Sách Đỏ Việt Nam
(2007) và 16 loài thuộc Danh lục đỏ IUCN
(2012).
Lời cảm ơn: Nhóm tác giả xin chân thành
cảm ơn đề tài: Điều tra đánh giá sự đa dạng về
thành phần loài của khu hệ động thực vật tại
Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, tỉnh Thanh
Hóa và đề xuất các giải pháp để bảo tồn có hiệu
quả; mã số: VAST 04.08/12-13.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bates P. J. J., Harrison D. L., 1997. Bats of
the Indian Subcontinent. Harrison
Zoological Museum, Sevenoaks, UK,
258pp.
2. Borissenko A. V., Kruskop S. V., 2003.
Bats of Vietnam and Adiacent Territories,
an Indentification Manual, Zoological
Museum of Moscow, Russia.
3. Corbet G. B., Hill J. E., 1992. Mammals of
the Indomalayan Region. A systematic
review. Oxford: Oxford University Press,
488pp.
4. Đặng Ngọc Cần, Hideki Endo, Nguyễn
Trường Sơn, Tatsuo Óshida, Lê Xuân Cảnh,
Đặng Huy Phương, Darrin Peter Lunde,
Shin-Ichiro Kawada, Akiko Hayashida,
Motoki Sasaki, 2008. Danh lục các loài thú
hoang dã Việt Nam. Viện nghiên cứu Linh
trưởng, Đại học Kyoto, Nhật Bản và Phòng
Động vật học có xương sống, Viện Sinh thái
và Tài nguyên sinh vật: 400 trang.
5. Đặng Huy Huỳnh, Đào Văn Tiến, Cao Văn
Sung, Phạm Trọng Ảnh, Hoàng Minh
Khiên, 1994. Danh lục các loài thú
Dang Huy Phuong, Le Xuan Canh, Nguyen Truong Son, Nguyen Dinh Hai
33
(Mammalia) Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa
học và Kỹ thuật, Hà Nội: 168 trang.
6. Le Trong Trai, Le Van Cham, Bui Dac
Tuyen, Tran Hieu Minh, Tran Quang Ngoc,
Nguyen Van Sang, Monastyrskii A. L.,
Eames J. C., 1999. A feasibility study for
the establishment of Xuan Lien Nature
Reserve, Thanh Hoa province. Hanoi:
BirdLife International Vietnam Programme
and the Forest Inventory and Planning
Institute.
7. Lekagul B., Mc Neely J. A., 1977.
Mammals of Thailand. Bangkok:
Association for the Conservation of Wildlife
(as updated 1988), 758p.
8. Lê Vũ Khôi, 2000. Danh lục các loài thú ở
Việt Nam. Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội. 139
trang.
9. Wilson D. E., Reder D. M., eds. 2005.
Mammal species of the World, 3rd Ed. Pp.
Johns Hopkins University Press, Baltimore.
312-529p.
MAMMALS RECORDED IN XUAN LIEN NATURE RESERVE,
THANH HOA PROVINCE
Dang Huy Phuong1, Le Xuan Canh1, Nguyen Truong Son1, Nguyen Dinh Hai2
1Institute of Ecology and Biological Resources, VAST
2Xuan Lien Nature Reserve, Thanh Hoa
SUMMARY
Xuan Lien Nature Reserve located in Thuong Xuan district, Thanh Hoa province was established under
Decision No. 1476/QĐ-UB/2000. On geographical location, the Nature Reserve borders on south side of Pu
Hoat Nature Reserve and western side of Nam Xam Nature Reserve, CHDCND Lao. This area is where the
most concentrated natural forest of Thanh Hoa province, with forest coverage is above 80%. Other recent
research has confirmed the potential and value of biodiversity in the region.
The study was conducted in the different time during 2011 to 2013; field surveys were conducted in
Bat Mot, Yen Nhan, Van Xuan commune, Thuong Xuan, Thanh Hoa province.
In our surveys, a total of 80 species recorded, belong to 26 family, of which 9 order have been recorded in
the Chiroptera Bats, Carnivora are predominant in the study sites, the less dominant order are Rodentia,
Primates, Artiodactyla and Soricomorpha.
The were 27 rare species, 24 species recorded from the list of Decree 32/2006/ND-CP, 23 species of the
Vietnam Red Book (2007) and 16 species of the IUCN Red List (2012).
Keyworks: Mammals species, Natural Reserve, Xuan Lien, Thuong Xuan, Thanh Hoa.
Ngày nhận bài: 30-6-213
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3833_13313_1_pb_7319_2016633.pdf