Các kỹ năng cần trang bị cho sinh viên khi học đại học theo quy chế tín chỉ đạt hiệu quả
Thuyết trình đóng vai trò quan trọng và cần thiết đối với mỗi chúng ta. Nó quyết
định đến sự thành công của bạn. Việc rèn luyện bồi dưỡng kỹ năng thuyết trình sẽ giúp
bạn hình thành kỹ năng sống, vượt qua nỗi sợ hãi, sự tự ti, bạn sẽ thấy tự tin hơn khi nói
chuyện hay trình bày trước đám đông và bản lĩnh hơn trước cuộc sống, nghề nghiệp
tương lai. Để thuyết trình có hiệu quả bạn cần có sự chuẩn bị trước ở nhà như: lập đề
cương, đọc những tài liệu liên quan, tập nói trước gương, Việc lập đề cương sẽ giúp
bạn sắp xếp được trình tự của bài thuyết trình, tránh việc bỏ sót các nội dung thuyết trình.
Đọc tài liệu liên quan giúp mở rộng kiến thức, trong bài thuyết trình chúng ta không chỉ
nên gói gọn thuyết trình trong nội dung bài mà nên mở rộng nội dung như vậy bài thuyết
trình sẽ sinh động và lôi cuốn, có thể đưa vào các ví dụ để minh họa để làm luận cứ cho
vấn đề thuyết trình. Tập nói trước gương sẽ giúp chúng ta rèn luyện kỹ năng nói, kỹ năng
trình bài và kỹ năng sử dụng phối hợp ngôn ngữ cơ thể: ánh mắt, nét mặt, đôi tay,
Những ngôn ngữ cơ thể đó sẽ giúp bài thuyết trình thành công hơn
5 trang |
Chia sẻ: thuychi20 | Lượt xem: 822 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các kỹ năng cần trang bị cho sinh viên khi học đại học theo quy chế tín chỉ đạt hiệu quả, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÁC KỸ NĂNG CẦN TRANG BỊ CHO SINH VIÊN
KHI HỌC ĐẠI HỌC THEO QUY CHẾ TÍN CHỈ ĐẠT HIỆU QUẢ
Lê Ngọc Hân, Lưu Thị Loán, Lê Thị Quanh
Sinh viên trường ĐH Đồng Tháp
Tự học giữ vai trò rất quan trọng trên con đường thành công của bạn trong học tập
và kể cả công việc. Đối với sinh viên thì việc xây dựng cho mình một kế hoạch tự học là
quan trọng hơn bao giờ hết. Theo chúng tôi trong điều kiện đổi mới về phương pháp
giảng dạy lấy người học trung tâm, học theo hệ thống tín chỉ đòi hỏi mỗi sinh viên cần
phải trang bị cho mình những kỹ năng cần thuyết: kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng tìm
kiếm tài liệu, kỹ năng ôn tập, kỹ năng đọc tài liệu, kỹ năng ghi chép, kỹ năng thuyết trình,
kỹ năng làm việc nhóm.
1. Đặt vấn đề
Học tập theo quy chế tín chỉ là phương pháp học được áp dụng phổ biến tại các
trường đại học, cao đẳng. Phương pháp này sẽ giúp người học chủ động về thời gian,
tăng khả năng tự học được lựa chọn giáo viên giảng dạy, rút ngắn thời gian học so với
học theo niên chế, Tuy nhiên việc học tập theo tín chỉ đối với mỗi sinh viên không
tránh khỏi nhiều vấn đề bất cập như: sinh viên chưa xây dựng cho mình được kế hoạch tự
học; nhiều sinh viên vẫn còn học theo phương pháp phổ thông theo kiểu thầy đọc – trò
chép, ghi nhớ một cách máy móc; lịch học dày đặc sinh viên không có thời gian hoàn
thành bài tập giáo viên giao phó, không có thời gian nghỉ ngơi thư giãn, hậu quả là kết
quả học tập không cao, Trước thực trạng trên chúng tôi thấy rằng việc xây dựng một
phương pháp học tập làm sao có hiệu quả nhất là đối với sinh viên rất quan trọng. Sau
đây là một số phương pháp học có thể giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập.
2. Một số kỹ năng cần trang bị cho sinh viên
2.1. Kỹ năng lập kế hoạch
Việc lập kế hoạch và thời gian biểu cho học tập là rất cần thiết đối với mỗi sinh
viên giúp các chúng ta chủ động về thời gian và sử dụng chúng một cách hiệu quả nhất.
Đồng thời có sự phân bố hợp lý giữa thời gian tự học và thời gian học trên lớp, thời gian
tự học giữa các môn học, giữa học tập và vui chơi giải trí, Việc xây dựng cho mình
thời gian biểu hợp lý giúp chúng ta hình thành tác phong làm việc khoa học, hoàn thành
nhiệm vụ thầy cô giao phó về nhà. Đánh giá mức độ quan trọng của công việc, việc nào
cần làm trước, việc nào cần làm sau, thời gian hoàn thành và cách thực hiện chúng.
Chỉ khi bạn phân bổ hợp lý, kết hợp nghỉ ngơi thư giãn thì chất lượng buổi học và
khả năng ghi nhớ kiến thức sẽ càng cao hơn. Sắp xếp thời gian học hợp lý sẽ giúp chúng
ta tránh tình trạng quá mệt mỏi mà ngủ gật trong lớp, vừa bị thầy cô nhắc nhở vừa không
tiếp thu được bài học. Thời gian học trên lớp của chúng ta rất ít vì vậy chúng ta cần tận
dụng hết thời gian này để lĩnh hội tối đa kiến thức của các thầy cô giảng dạy [1].
2.2. Kỹ năng đọc tài liệu khoa học
Tốt nhất trước khi lên lớp chúng ta nên đọc bài trước ở nhà, như vậy khi lên lớp
chúng ta có thể nắm được thầy cô đang nói về vấn đề gì, nội dung nằm ở đoạn nào của
bài từ đó dễ tiếp thu bài hơn.
Trong quá trình đọc chỗ nào khó hiểu bạn nên dùng viết đỏ gạch chân hoặc ghi
dấu hỏi để biểu thị những vướng mắc của mình, khi lên lớp thầy cô giảng chúng ta có thể
bổ sung những vấn đề mà chúng ta chưa rõ. Khi đọc cần đọc chậm cần chú ý đến các đề
mục vì các đề mục đó là những luận điểm chính thâu tóm toàn bộ nội dung của bài.
Chúng ta phải vừa đọc vừa suy ngẫm, phải đọc đi đọc lại nhiều lần. Và sau khi học xong
bài học chúng ta nên đọc lại bài và vận dụng kiến thức của mình để lý giải những chỗ đã
được đánh dấu bằng viết khác màu, như vậy sẽ giúp chúng ta nhớ lâu hơn [2].
2.3. Kỹ năng ghi chép
Chúng ta không thể ghi lại tất cả những gì giảng viên giảng dạy vì tốc độ nói là rất
nhanh. Nên chúng ta có chỉ có thể ghi lại nhanh những ý chính của bài học một cách cô
đọng nhất. Ghi chép, một kỹ năng cần phải học và rèn luyện, kỹ năng mà đa số sinh viên
chúng ta còn yếu.
Phương pháp ghi chép:
Kỹ thuật ghi nhanh, dùng từ viết tắt, dùng ký hiệu quy ước, tạo những từ viết tắt
riêng cho mình, có thể dùng các sơ đồ để biểu thị: sơ đồ nhánh cây, sơ đồ tư duy, giúp
chúng ta lưu trữ nội dung bài học và dễ dàng ôn tập. Trong quá trình ghi chúng ta có thể
sử dụng những cây bút khác màu để đánh dấu hoặc gạch chân những nội dung mà thầy cô
nhấn mạnh điều này giúp chúng ta có thể nắm được những phần nào trọng tâm của bài
học [2].
2.4. Kỹ năng làm việc nhóm
Học theo nhóm là hình thức mà hiện nay đang khá phổ biến nhất là đối với sinh
viên. Học theo nhóm hay còn gọi là làm việc nhóm sẽ giúp các thành viên trong nhóm có
thể chia sẻ những kiến thức cho nhau, cùng nhau thảo luận, bàn bạc, đặt vấn đề và giải
quyết vấn đề hiệu quả. Nhóm học tập được lập ra với mục đích giúp đỡ nhau trong học
tập và giúp nhau giải quyết các vấn đề vướng mắc trong cuộc sống. Để việc học tập theo
nhóm có hiệu quả cao chúng ta nên phân chia nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên tránh
việc đùn đẩy trách nhiệm cho nhau, nên đặt ra những nhiệm vụ và quy tắc cho nhóm,...
Tránh việc lập ra nhóm để rủ nhau đi chơi ảnh hưởng đến kết quả học tập.
2.5. Kỹ năng tìm kiếm tài liệu
Tài liệu và sách vở rất phong phú và đa dạng nhưng để lựa chọn được sách hay và
phù hợp với chúng ta thật không dễ. Để tìm được sách hay và phù hợp với môn học cũng
như những tài liệu có liên quan đến môn học, trước tiên, bạn cần hỏi giảng viên hướng
dẫn môn học đó hoặc là các anh chị học trước những tài liệu nào là thiết yếu, tài liệu nào
là tham khảo, tên tác giả là gì, được xuất bản năm nào và chúng ta có thể tìm được tài liệu
đó ở đâu? Như vậy việc tìm kiếm tài liệu sẽ dễ dàng hơn. Nhưng không phải tìm tài liệu
là phải mua hết mà chúng ta chỉ mua nếu sách đó quan trọng có tính tham khảo cao và
phục vụ lâu dài cho việc học như vậy sẽ giúp tiết kiệm chi phí hơn cho việc mua tài liệu.
Còn lại những loại sách tham khảo chúng ta có thể vào thư viện mượn về đọc và tham
khảo trong thời gian học. Với sự bùng nổ của công nghệ thông tin ngày nay thì internet
cũng là công cụ hữu ích cho việc tìm kiếm tài liệu học tập. Một điểm cần lưu ý là nguồn
gốc của tài liệu phải đảm bảo độ tin cậy, chính xác rõ ràng, nội dung phải phù hợp với
môn học [2].
2.6. Kỹ năng ôn tập
Ôn tập là kỹ năng dùng để củng cố kiến thức. Hoạt động này thường diễn ra trước
khi kiểm tra hoặc thi cử. Để có thể nắm hết được nội dung của bài chúng ta cần có
phương pháp ôn tập phù hợp. Trước tiên nên xác định trọng tâm ôn là những phần nào,
dùng viết gạch chân để ôn phần đó kỹ hơn. Trong quá trình ôn tập chúng ta cần học chậm
rãi, đọc đi đọc lại nhiều lần, nên thêm vào những ví dụ để minh họa, liên hệ thực tiễn để
luận giải cho những vấn đề đó, không nên rập khuôn máy móc. Trên cơ sở nội dung bài
chúng ta nên dùng ngôn từ của mình để diễn đạt lại nội dung bài như vậy sẽ giúp nhớ sâu
và lâu hơn.
2.7. Kỹ năng thuyết trình
Thuyết trình đóng vai trò quan trọng và cần thiết đối với mỗi chúng ta. Nó quyết
định đến sự thành công của bạn. Việc rèn luyện bồi dưỡng kỹ năng thuyết trình sẽ giúp
bạn hình thành kỹ năng sống, vượt qua nỗi sợ hãi, sự tự ti, bạn sẽ thấy tự tin hơn khi nói
chuyện hay trình bày trước đám đông và bản lĩnh hơn trước cuộc sống, nghề nghiệp
tương lai. Để thuyết trình có hiệu quả bạn cần có sự chuẩn bị trước ở nhà như: lập đề
cương, đọc những tài liệu liên quan, tập nói trước gương, Việc lập đề cương sẽ giúp
bạn sắp xếp được trình tự của bài thuyết trình, tránh việc bỏ sót các nội dung thuyết trình.
Đọc tài liệu liên quan giúp mở rộng kiến thức, trong bài thuyết trình chúng ta không chỉ
nên gói gọn thuyết trình trong nội dung bài mà nên mở rộng nội dung như vậy bài thuyết
trình sẽ sinh động và lôi cuốn, có thể đưa vào các ví dụ để minh họa để làm luận cứ cho
vấn đề thuyết trình. Tập nói trước gương sẽ giúp chúng ta rèn luyện kỹ năng nói, kỹ năng
trình bài và kỹ năng sử dụng phối hợp ngôn ngữ cơ thể: ánh mắt, nét mặt, đôi tay,
Những ngôn ngữ cơ thể đó sẽ giúp bài thuyết trình thành công hơn [3].
3. Bản thân sinh viên
Mỗi sinh viên phải tự ý thức được nhiệm vụ và trách nhiệm học tập của mình để
hình thành thái độ học tập tích cực, từ đó xây dựng kế hoạch học tập phù hợp, không
ngừng phấn đấu vươn lên đạt được kết quả như mong muốn. Cụ thể là: Chúng ta sẽ xây
dựng cho mình một thời gian biểu để phân bổ thời gian hợp lý giúp cân bằng được giữa
học tập và vui chơi. Như vậy sẽ giúp tăng hiệu quả học tập cũng như xả stress một cách
hiệu quả sau những giờ học tập căng thẳng và đầy mệt mỏi. Để tránh việc bỏ sót những
công việc được thầy cô giao phó, mỗi chúng ta cần trang bị cho mình một quyển sổ tay
nho nhỏ ghi lại những việc mà chúng ta cần làm và thời gian thực hiện chúng (tuần,
tháng, quý, năm,).
Kết luận
Nói tóm lại việc mỗi sinh viên tự trang bị cho mình những kỹ năng học là rất cần
thiết: kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng đọc, kỹ năng tìm kiếm tài liệu, kỹ năng làm việc
nhóm,... Những kỹ năng này sẽ giúp sinh viên thích nghi với cách dạy mới của giảng
viên ở môi trường đại học, và bạn có thể chủ động trong cách tiếp cận tri thức và sử dụng
những điều đã học một cách hiệu quả nhất. Nó là chìa khóa bắt đầu những thành công,
muốn đạt kết quả cao trong học tập thì trước hết cần trang bị cho mình những kỹ năng
học.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Xuân Thế, Trần Minh Tiến, (2013), “Một số kỹ năng xây dựng kế hoạch tự học
của học sinh, sinh viên”, Tạp chí Dạy và Học ngày nay, số 6.
2. Lê Văn Tùng, Đặng Trường Sơn, Lê Ngọc Hân “Một số kỹ năng giúp sinh viên tự học
có hiệu quả trong quá trình học tập ở tập ở bậc đại học theo hệ thống tín chỉ ”, Kỷ yếu
hội thảo khoa học, Trường đại học Đồng Tháp.
3. Dương Thị Liễu (2009), Kỹ năng thuyết trình, Nxb ĐH Kinh tế quốc dân.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 10_cac_ky_nang_can_trang_bi_cho_sinh_vien_khi_hoc_dai_hoc_theo_quy_che_tin_chi_dat_hieu_qua_0336.pdf