Các kiến thức cần có về Card màn hình

Card đồ hoạ (graphics card) là thiết bị chịu trách nhiệm xử lý các thông tin về hình ảnh trong máy tính. Card đồ họa rất cần thiết cho những người sử dụng máy tính vào các công việc chuyên xử lý các hình ảnh phức tạp như các thiết kế, chơi game . Trong bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu với các bạn các thành phần cơ bản ảnh hưởng đến hiệu năng của card đồ hoạ.

pdf3 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 3473 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các kiến thức cần có về Card màn hình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Card đồ hoạ (graphics card) là thiết bị chịu trách nhiệm xử lý các thông tin về hình ảnh trong máy tính. Card đồ họa rất cần thiết cho những người sử dụng máy tính vào các công việc chuyên xử lý các hình ảnh phức tạp như các thiết kế, chơi game... Trong bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu với các bạn các thành phần cơ bản ảnh hưởng đến hiệu năng của card đồ hoạ. 1. Bộ xử lý đồ họa Bộ vi xử lý đồ hoạ (GPU) là trái tim của toàn bộ card đồ họa. CPU có vai trò phân tích, điều khiển, xử lý dữ liệu, tính toán hình ảnh phức tạp dùng cho quá trình biểu diễn hình ảnh. Hiện nay trên thị trường card đồ họa rời sử dụng chủ yếu GPU của 2 hãng là ATI của AMD và nVidia. - ATI đặt tên cho GPU của mình với tên Radion HD, như Radion HD 5570, Radion HD 5970. - nVidia đặt tên cho GPU của mình với tên Geforce, như GeForce GTX 280, GeForce 9800GT. 2. Bộ nhớ của card đồ họa Bộ nhớ card đồ họa có vai trò lưu trữ các thông tin mà GPU cần khi xử lý, có ảnh hưởng rất lớn trong quá trình xử lý đồ hoạ.Một card đồ hoạ có thể sử dụng bộ nhớ trên card rời và trên hệ thống (đới với cac card đồ hoạ đời cũ) hoặc chỉ sử dụng bộ nhớ trên card đồ hoạ (trên các dòng card mới hiện nay). Các yếu tố của ram cần quan tâm đó là: - Dung lượng của ram trên card đồ hoạ: Dung lượng của ram có ảnh hưởng tới độ phân giải tối đa, độ sâu màu và tần số hình ảnh được xuất ra trên màn hình máy tính. Hiện nay trên thị trường card đồ hoạ hiện này dung lượng của ram là khá cao một số từ 512Mb tới 2Gb. - Kiểu bộ nhớ: hiện tại trên thị trường cócác kiểu bộ nhớ như GDDR, GDDR2, GDDR3, GDDR4, GDDR5. GDDR càng lớn có nghĩa là bộ nhớ đồ hoạ làm việc càng nhanh có xung nhịp nhanh (xung nhịp lớn, bus ram lớn). + Video Ram(Ví dụ 256MB): Đây chính là dung lượng của card màn hình. Quan niệm rằng card màn hình có RAM càng cao thì càng tốt là một quan niệm sai lầm của rất nhiều người. Và ngay cả nhiều người bán máy cũng quan niệm như vậy. Bạn có thể thấy trên các báo giá thông số được ghi đầu tiên lại là VRAM, trong khi không thấy chỗ nào ghi GPU.(Có lẽ do thằng Microsoft nó báo thông số card màn hình chỉ có tên hãng, model và dung lượng làm nhiều người hiểu lầm!) Dung lượng card màn hình (VRAM) chỉ là một trong những yếu tố rất nhỏ tạo nên card màn hình. Có rất nhiều yếu tố quan trọng hơn nhiều như tốc độ xung nhân, xung RAM, ngõ giao tiếp, số ống lệnh..... Và VRAM lại là yếu tố ảnh hưởng ít nhất đến sức mạnh card màn hình. Khi tăng gấp đôi dung lượng RAM thì sức mạnh thường tăng không quá 15% và thường chỉ thể hiện được sự trội hơn đó khi tải nặng. Nếu bạn có một card đồ họa dung lượng lớn nhưng GPU lại thấp thì chẳng khác nào việc chạy đạp chạy trên đường cao tốc, rộng rãi nhưng dù làm cách nào bạn cũng không đi nhanh hơn ôtô được. Những card kém sức mạnh sẽ có nhiều các thanh ghi trống hơn, tuy nhiên chất lượng hình ảnh tồi sẽ thấy rõ khi bạn bước vào trò chơi cao cấp. + GPU: Bộ nhớ rất quan trọng nhưng trái tim thực sự của một card màn hình chính là GPU. Khi bạn quan sát trên một card đồ họa, hãy quan tâm đến loại GPU mà card sử dụng vì nó là nhân của các tác vụ xử lý 3D. Bộ nhớ (Video RAM) không phải là tất cả: Trang bị tới 512 MB RAM với GPU Radeon XT1300, chiếc card này không tốt hơn chiếc Radeon XT1600 với 256 MB RAM. Ảnh: GameSpot. Một card đồ hoạ tốt có thể chơi game ở độ phân giải cao tất nhiên phải có kha khá bộ nhớ. Nếu bộ nhớ quá bé sẽ lãng phí năng lực của GPU khi chờ đợi lệnh để xử lý. Tuy nhiên, nhà sản xuất cũng hiểu rằng những khách hàng không sành sỏi sẽ chỉ nhìn dung lượng bộ nhớ để đánh giá sự khác biệt vì nó dễ nhận thấy. Đó là lý do tại sao có những card có GPU rẻ tiền cũng được trang bị RAM lên đến 256 MB, thậm chí 512 MB. Card đồ hoạ loại này có thể cho những chỉ số rất tuyệt trong những cuộc thử nghiệm, nhưng để chơi game thì dung lượng bộ nhớ không thể cải thiện được chất lượng hình ảnh nhiều như công nghệ mới có trong GPU thế hệ mới.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfCác kiến thức cần có về Card màn hình-.pdf
Tài liệu liên quan