Các dạng thân trong không gian

Dựa vào thời gian sống của cây, kiểu phân nhánh của thân và tỷ lệ tương đối giữa thân với cành mà người ta phân biệt các dạng thân sau đây: Hình 3.6. Sơ đồ các kiểu phân cành của chồi A.Phân cành lưỡng phân đều; B, C. Phân cành lưỡng phân lệch; D,E. Phân cành đơn phân; F,G, H. Phân cành hợp trục. (Nguồn: Nguyễn Bá, 1975) a. Thân gỗ Là thân của những cây sống lâu năm, thân chính phát triển mạnh và chỉ phân cành từ một chiều cao nhất định so với mặt đất. Tùy thuộc vào chiều cao của cây mà người ta phân biệt

pdf9 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 8571 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các dạng thân trong không gian, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các dạng thân trong không gian Dựa vào thời gian sống của cây, kiểu phân nhánh của thân và tỷ lệ tương đối giữa thân với cành mà người ta phân biệt các dạng thân sau đây: Hình 3.6. Sơ đồ các kiểu phân cành của chồi A.Phân cành lưỡng phân đều; B, C. Phân cành lưỡng phân lệch; D,E. Phân cành đơn phân; F,G, H. Phân cành hợp trục. (Nguồn: Nguyễn Bá, 1975) 61 a. Thân gỗ Là thân của những cây sống lâu năm, thân chính phát triển mạnh và chỉ phân cành từ một chiều cao nhất định so với mặt đất. Tùy thuộc vào chiều cao của cây mà người ta phân biệt: - Cây gỗ lớn: thân cao 30m trở lên (Chò chỉ, Lim...). - Cây gỗ vừa: thân cao trung bình trong khoảng 20 - 30m (Dẻ, Ngọc lan). - Cây gỗ nhỏ: thân có chiều cao dưới 20m: Bưởi, Ổi... b. Thân bụi Thân dạng gỗ sống lâu năm, thân chính không phát triển, các nhánh xuất phát và phân chia ngay từ gốc của thân chính, chiều cao của cây bụi không quá 4 m (Sim, Mua, Tràm....) c. Thân nửa bụi Cây sống nhiều năm, có thân hóa gỗ một phân ở phần gốc, phần trên không hóa gỗ và chết đi vào cuối thời kỳ dinh dưỡng. Từ phần gần gốc sẽ hình thành nên những chồi mới và quá trình đó được lập lại hàng năm ( Cỏ lào, Dứa dại, Xương sông...). d. Thân cỏ Phần thân trên mặt đất chết vào cuối thời kỳ quả chín, thân không phát triển được, người ta phân biệt : - Thân cỏ 1 năm: là những cây bắt đầu và kết thức đời sống của nó trong một mùa dinh dưỡng (Rau tàu bay, Xà lách...). - Thân cỏ 2 năm: là loại cây năm đầu chỉ phát triển lá gần gốc rễ, còn phần thân mang hoa quả sẽ xuất hiện ở năm thứ 2 và sau đó cây sẽ chết đi (Cà rốt). - Thân cỏ nhiều năm: cây có thân ngầm phát triển dưới đất, sống nhiều năm, phần thân trên mặt đất hàng năm thường chết đi (Cỏ may, Cỏ gà và Diếp cá...). Hình 3.7. Một số dạng thân cây 1. Thân rạ; 2.Thân leo bằng tua cuốn; 3. Thân leo bằng thân cuốn; 4. Thân bò; 5,6,7. Thân hành; 8,9. Thân rễ; 10. Thân củ. (Nguồn: F.K.Tikhomirov,1978; Denish Bach,1945) 62 1.5. Hình dạng của thân a .Căn cứ vào dạng thân trong không gian người ta phân biệt: - Thân đứng: thân mọc thẳng đứng và tạo với đất một góc vuông, hầu hết các thân cây gỗ và một phần các thân cây thảo thuộc loại này. - Thân bò: là loại thân mềm mọc bò sát đất, tại các mấu chạm đất của thân thường mọc ra các rễ '70hụ (Rau má, Khoai lang...) - Thân leo: thân dạng mảnh, có lóng dài, sinh trưởng nhanh, phải bám vào giá thể hay cây khác để vươn cao, có nhiều cách leo khác nhau: Leo nhờ thân cuốn: cây có khả năng vươn lên cao bằng cách tự quấn quanh giá thể hoặc cây khác (mồng tơi, Khoai tía, Bìm bìm...). Leo nhờ tua cuốn: thân có khả năng vươn cao bằng cách bám vào giá thể bởi các tua cuốn, tua cuốn có nhiều nguồn gốc khác nhau: Bầu bí, Nho (tua cuốn có nguồn gốc từ cành), Đậu Hà lan (tua cuốn có nguồn gốc từ lá..). Leo nhờ móc bám: thường gặp ở một số đối tượng; Song, mây (các móc bám do lá biến đổi để móc vào cây). Leo nhờ các rễ phụ: thân có thể leo nhờ các rễ phụ, các rễ này được hình thành từ các mấu của thân (Si, Ráy leo). - Thân rũ xuống: có dạng giống thân leo, nhưng ngọn thường rũ xuống (các loài lan chi Dendrobium). - Thân nổi: thân nổi trên mặt nước, không dính xuống đáy (Bèo tấm- Lemnar minor) - Thân chìm: thân có các phần ít nhiều chìm trong nước và dính vào đáy. Thân chìm một phần: cây Nghễ răm. Thân chìm hoàn toàn trong nước: rong đuôi chồn (Myriophyllum) và rong đuôi chó (Hydrilla). b. Căn cứ các dạng thân theo mặt phẳng cắt ngang người ta phân biệt: - Thân hình trụ: mặt cắt ngang của thân thường có dạng tròn, đều nhau khắp chiều dài của thân (Cau, Dừa..). - Thân tròn: mặt cắt ngang của thân có dạng tròn, nhưng không đều nhau trên khắp chiều dài của thân (các cây họ Hành...). - Thân nửa tròn: mặt cắt ngang của thân, có dạng bán nguyệt (thân Tre: Phyllostachys flexuosa). - Thân dẹp: mặt cắt ngang của thân thường có dạng hình bầu dục hay thấu kính (cây Xương rồng bà: Opuntia). - Thân có góc: mặt cắt ngang của thân thường có 3 góc hay nhiều hơn; thân 3 góc (họ Cói - Cyperaceae), thân 4 góc (họ Hoa môi- Lamiaceae). 63 - Thân có gờ chạy dọc theo thân: mặt cắt ngang của thân, có những gờ lồi tạo với nhau thành những góc nhọn hoặc góc tù (thân Xương rồng - Cactus và Euphorbia). - Thân có rãnh: thân có nhiều rãnh chạy dọc theo thân, (thân của các cây họ Hoa tán - Apiaceae). - Thân có mấu: thân có các mấu phát triển lồi ra trên đầu mỗi lóng (thân cây Trầu không, Hồ Tiêu...). - Thân phân đốt: thân gồm nhiều đoạn, mỗi đoạn là một lóng (Tre, Lúa, Mía..). Ngoài những đặc điểm phân loại trên, người ta còn phân loại thân theo độ cứng mềm, cao, thấp, to, nhỏ, đặc hoặc rỗng, theo tính chất của vỏ và nhiều đặc tính khác.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfCác dạng thân trong không gian.pdf
Tài liệu liên quan