Các chỉ tiêu và cách xác định trong nhà máy lọc dầu
Đây là tài liệu mình có được trực tiếp từ quá trình làm việc trong nhà máy lọc dầu số 1 , Dung Quất !
Rất có ý nghĩa với một số bạn cần tham khảo và làm tài liệu để làm đồ án, luận văn !
Ai cần gì liên quan đến Dung QUất liên hệ mình !
3 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2329 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các chỉ tiêu và cách xác định trong nhà máy lọc dầu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Phạm vi
Phương pháp này xác định thành phần cất của các sản phẩm dầu mỏ có nhiệt độ điểm sôi cuối < 350oC, ở áp suất khí quyển.
2. Tài liệu tham khảo
2.1 Tiêu chuẩn ASTM D86-03
2.2 Hướng dẫn sử dụng thiết bị chưng cất bằng tay Nomalab Analis
3. Thiết bị
3.1 Thiết bị chưng cất
3.2 Bình chưng cất, 125mL
3.3 Ống đong, 100mL
3.4 Nhiệt kế, loại ASTM 7C, ASTM 8C
4. Chuẩn bị mẫu
Chuẩn bị mẫu theo nhóm sản phẩm:
4.1 Nhóm 1: Các phân đoạn có điểm sôi cuối < 250oC như Condensate nhẹ, Gasoline..: làm lạnh mẫu dưới 10oC
4.2 Nhóm 2: Condensate nặng có điểm sôi cuối < 250oC, làm lạnh mẫu dưới 10oC
4.3 Nhóm 3: Các phân đoạn có điểm sôi đầu 250oC như KO, DO…giữ mẫu ở nhiệt độ môi trường hay thấp hơn
4.4 Nhóm 4: Các phân đoạn nặng có điểm sôi đầu > 100oC và điểm sôi cuối > 250oC như DO, LGO, HGO…duy trì mẫu ở nhiệt độ môi trường, nếu mẫu có hiện tượng đóng rắn, gia nhiệt mẫu đến nhiệt độ trên điểm chảy khoảng 11-12oC và lắc đều mẫu
4.5 Nếu mẫu bị đục màu do nhiễm nước, làm khô mẫu bằng Na2SO4 khan hoặc lọc nước bằng giấy lọc.
Chú ý: Nhiệt độ mẫu khi lấy mẫu phải xấp xỉ nhiệt độ Receiver trong buồng thu hồi để tránh sai số thể tích do chênh lệch nhiệt độ.
5. Chuẩn bị thiết bị
5.1 Vệ sinh đường ống Condenser ít nhất 2 lần để đuổi hết những mẫu, bụi bẫn còn sót lại trong Condenser. Không được dùng loại dây cứng làm xước đường ống.
5.2 Khi tiến hành với các mẫu nhẹ, làm lạnh bình chưng cất và bình thu hồi đến cùng nhiệt độ với mẫu.
6. Tiến hành thí nghiệm
6.1 Rót 100mL mẫu vào ống đong 100mL và cho vào bình chưng cất, chú ý không cho chất lỏng chảy vào miệng ống hơi. Để tránh hiện tượng sôi trào, cho vào bình vài viên đá bọt.
6.2 Chọn nhiệt kế phù hợp và gắn vào bình chưng cất xuyên qua nút bần hoặc cao su. Đầu trên bầu thủy tinh của nhiệt kế phải ngang với mức dưới của ống hơi như hình sau:
6.3 Đặt bình chưng cất trên giá của thiết bị gia nhiệt, gắn ống hơi với thiết bị ngưng tụ, xoay núm điều chỉnh vị trí bếp gia nhiệt sao cho đầu nối được khít chặt.
6.4 Gắn ống đong (dùng để đong mẫu ở trên, không rửa) vào vị trí hứng phần cất, sao cho vòi chảy ở tâm ống đong và cách miệng ống ít nhất 25mm nhưng trên vạch mức 100mL, gắn miếng hứng hướng chất lỏng chảy trên thành ống.
Với những sản phẩm dể bay hơi ở nhiệt độ môi trường, đặt ống đong trong bình nước mát và bịt kín ống đong bằng giấy thấm hoặc vải ướt để tránh thất thoát phần cất.
6.5 Cho đá lạnh và nước vào bể ngưng tụ đối với nhóm 1,2,3 và nước đối với nhóm 4.
6.6 Điều chỉnh tốc độ gia nhiệt sao cho thời gian bắt đầu đến điểm IBP khoảng 5-10 phút. Sau đó tốc độ chưng cất trung bình từ 4-5mL/ phút.
6.7 Ghi nhiệt độ sôi đầu (IFP) gần đúng đến 0.50C, sau đó dịch chuyển ống đong sao cho vòi chảy chạm vào thành của ống đong.
6.8 Ghi lại nhiệt độ theo phần trăm chưng cất gần đúng đến 0.50C.
Chú ý: Trong quá trình chưng cất, nếu tốc độ chưng cất giảm, có thể tăng tốc độ gia nhiệt hay do phần nặng bị đóng rắn làm nghẽn condenser nên phải thay nước nóng vào bể ngưng tụ.
6.9 Ghi lại nhiệt độ cuối (FP) gần đúng 0.50C và thể thích thu hồi. Tắt bếp gia nhiệt.
6.10 Để bình chưng cất nguội, tháo bình chưng cất và đo thể tích cặn.
6.11 Dùng phần xăng cất tráng rửa bình chưng cất và ống đong, sau đó thổi khô bằng không khí nóng. Cất thiết bị đúng vị trí.
7. Tính toán và báo cáo kết quả
7.1 %Mất mát = (100mL – mL thể tích phần cất – mL thể tích cặn)%.
7.2 Báo cáo các nhiệt độ sôi theo thể tích chính xác đến 0.50C.
7.3 Báo cáo % thể tích cặn, % mất mát gần đúng đến 0.05mL.
Người phê duyệt
Người biên soạn
Lê Thị Phương Trang