Các câu khẳng định mà có từ “theo nguyên tắc"

a) Do cha thì đã mất, còn mẹ thì bị bệnh tâm thần, cháu K chỉ mới 2 tuổi (chưa thành niên) đang được bà ngoại chăm sóc nên bà ngoại đương nhiên là giám hộ cho cháu K: Điều 61 BLDS về người giám hộ đương nhiên thì “Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên mà không còn cả cha và mẹ, không xác định được cha, mẹ hoặc cả cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị Toà án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó và nếu cha, mẹ có yêu cầu, được xác định như sau: 1. Trong trường hợp anh ruột, chị ruột không có thoả thuận khác thì anh cả hoặc chị cả là người giám hộ của em chưa thành niên; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh, chị tiếp theo là người giám hộ; 2. Trong trường hợp không có anh ruột, chị ruột hoặc anh ruột, chị ruột không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ; nếu không có ai trong số những người thân thích này có đủ điều kiện làm người giám hộ thì bác, chú, cậu, cô, dì là người giám hộ.” Vì vậy chính bà ngoại là người có quyền đồng ý cho cháu K về làm con nuôi của chị V. b) Chị V hoàn toàn có đầy đủ Đ/kiện nhận cháu K làm con nuôi theo Đ69 LHN&GD năm 2000 về điều kiện nhận con nuôi và Đ105 LHN&GD năm 2000 về việc Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Chị V cũng là dì của cháu K thì theo điểm a K1 Đ5 Luật nuôi con nuôi năm 2010 thì thứ tự ưu tiên của chị K ở hàng đầu tiên (Cha dượng, mẹ kế, cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi).

docx10 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2148 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các câu khẳng định mà có từ “theo nguyên tắc", để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
* Các câu khẳng định mà có từ “theo nguyên tắc" 1. Thành viên trong gia đình ko chỉ là những người gắn bó với nahu dựa trên Q/hệ hôn nhân, huyết thống nuôi dưỡng. Đúng. Theo khoản 10 Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2000 thì: Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau theo quy định của Luật này; 2. Thời kỳ hôn nhân có thể được bắt đầu trước thời điểm được cấp giấy Chứng nhận ĐKKH. Đúng. Trường hợp chung sống trước ngày 03/01/1987 thì sau này khi đăng ký KH vào bất kỳ thời điểm nào cũng được công nhận kể từ khi họ chung sống. Theo NQ35/2000/QH10 và Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 03/01/2001. 3. Q/hệ nhân thân trong HN&GD luôn gắn liền với nhân thân của chủ thể, không thể chueyern giao cho người khác. Đúng. Quyền K/hôn được gắn liền với sự tự nguyện của 2 người nam và nữ, quyền ly hôn gắn liền với vợ hoặc chồng không thể chuyển giao. Tại K2, Đ8 LHNGD: Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào; không ai được cưỡng ép hoặc cản trở.Hay tại K1, Đ85 LHNGD qui định: Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn. 4. Nguyên tắc hôn nhân 1 vợ 1 chồng được PL HN&GD VN qui định từ sau khi đất nước ta được thành lập năm 1945. Sai. N/tắc này được qui định bắt đầu từ luật năm 1959 có hiệu lực vào ngày 13/01/1960. 5. H/nhân là cơ sở duy nhất để hình thành 1 gia đình. Sai. Vì ngoài H/N ra còn dựa trên cơ sở huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau. Được qui định tại K10, Đ8 LHN&GD 2000. 6. Trong những trường hợp cụ thể, các chủ thể trong Q/hệ H/nhân & G/đình có thể thỏa thuận để làm thay đổi các quyền & nghĩa vụ nhất định. Đúng. Vì vợ chồng có thể thỏa thuận chia t/s chung thành t/s riêng làm thay đổi về quyền định đoạt t/s đó theo Đ 29 LHN&GD 2000. Hay việc cho nhận con nuôi: Cha mẹ đẻ & cha mẹ nuôi có thể thỏa thuận với nhau để đảm bảo quyền hạn được chăm sóc thống nhất cho người được nhận nuôi tại Đ71 LHN&GD 2000. 7. Trong H/n & G/đ, năng lực H/vi luôn phụ thuộc vào độ tuổi & khả năng nhận thức của chủ thể. Đúng. Khi 1 người nào đó muốn thực hiện quyền về hôn nhân & g/đình thì người đó phải bảo đảm đến độ tuổi nhất định. VD: Khi muốn kết hôn thì người nam phải từ đủ 20t trở lên theo K1, Đ 9 LHN&GD 2000 và ko bị mất năng lực hành vi DS theo K2, Đ10 LHN&GD 2000. 8. Cấm người Q/hệ H/thống về trực hệ với nhau là hạn chế năng lực PL của họ. Đúng. Tại Đ9 LHN&GD 2000 về Đ/kiện K/hôn thì họ vẫn đủ Đ/kiện K/hôn vì ko vi phạm các Đ/kiện K/hôn nhưng luật cũng đã hạn chế họ ở K3, Đ10 thì luật đã hạn chế họ: cấm K/hôn giữa người Q/hệ H/thống về trực hệ với nhau. 9. Trong H/n G/đ, cấu thành sự kiện là 1 đặc điểm của sự kiện P/lý làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt Q/hệ PL HN&GD. Đúng. Trong HN&GD 1 sự kiện ko bao giờ làm phát sinh 1 Q/hệ mà phải có từ 2 sự kiện trở lên. VD: sựu kiện sinh đẻ chưa thể phát sinh Q/h PL giữa cha, mẹ & con cái. Mà phải đi kèm là khai sinh cho con thì khi đó mới phát sinh Q/H PL giữa cha mẹ & con cái vì vậy cần phải có ít nhất từ 2 sự kiện trở lên 10. Nam nứ chung sống với nhau như vợ chồng mà ko Đ/ký K/hôn là vi phạm PL. Sai. Khi nam nữ chung sống với nhau họ chỉ ko có giá trị P/lý là vợ chồng chứ ko vi phạm PL. Theo K1, Đ 11 về Đ/ký K/hôn: Nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng thì không được pháp luật công nhận là vợ chồng. 11. Nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà ko Đ/ký K/hôn thì Q/hệ giữa họ ko được NN thừa nhận. Sai. Trong thực tế có 1 trường hợp được NN thừa nhận là khi họ chung sống trước ngày 03/01/1987. Theo Điều 3 Nghị quyết 35 năm 2000 của Quốc hội, hai bên nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 3-1-1987 (ngày Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1986 có hiệu lực) và Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 03/01/2001. 12. Người đang có vợ, có chồng mà chung sống với người khác như vợ chồng là K/h trái PL/ Sai. Sống chung như vợ chồng thì ko phải là Đ/ký K/hôn nên ko thể gọi là K/h trái PL. K/hôn trái PL là K/h có Đ/ký K/hôn nhưng vi phạm Đ/kiện K/h thì mới được gọi là K/hôn trái PL(Đ9 LHN&GD 2000). 13. Nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng có thể được thừa nhận là vợ chồng. Đúng. Hai người sống với nhau như vợ chồng trước ngày 03/01/1987 thì được NN công nhận là vợ chồng Theo Điều 3 Nghị quyết 35 năm 2000 của Quốc hội và Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 03/01/2001. 14. Trong trường hợp nhất định việc chung sống như vợ chồng có thể được thừa nhận là có giá trị P/lý. Đúng. Trong trường hợp sống chung như vợ chồng trước ngày 03/01/1987 thì có thể được thừa nhận là có giá trị P/lý. Theo Điều 3 Nghị quyết 35 năm 2000 của Quốc hội và Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 03/01/2001. 15. Việc Đ/ký K/hôn sai thẩm quyền, cho dù vi phạm Đ/kiện K/hôn vẫn ko bị coi là K/hôn trái PL. Đúng. K/hôn sai thẩm quyền về nguyên tắc thì xem như họ chưa Đ/ký K/hôn.  Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì: Trong trường hợp việc đăng ký kết hôn không phải do cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 12 thực hiện (ví dụ: việc đăng ký kết hôn giữa nam và nữ do Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi không có bên nào kết hôn cư trú thực hiện), thì việc đăng ký kết hôn đó không có giá trị pháp lý; nếu có yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật, thì mặc dù có vi phạm một trong những điều kiện kết hôn quy định tại Điều 9, Toà án không tuyên bố huỷ kết hôn trái pháp luật mà áp dụng khoản 1 Điều 11 tuyên bố không công nhận họ là vợ chồng. 16. Việc K/hôn nhằm mục đích xuất cảnh ra nước ngoài được gọi là K/hôm giả tạo. Đúng. Vì kết hôn nhằm mục đích xuất cảnh chứ không phải là K/hôn để nhằm xây dựng hạnh phúc gia đình nên đây là K/hôn giả tạo nên đã vi phạm K2 Đ4 LHN&GDD: Cấm tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; cấm kết hôn giả tạo, lừa dối để kết hôn, ly hôn; cấm cưỡng ép ly hôn, ly hôn giả tạo; cấm yêu sách của cải trong việc cưới hỏi. 17. Kết hôn giả tạo là 1 hình thức của hành vi lừa dối K/hôn Sai. Vì K/hôn giả tạo là H/vi thỏa thuận K/hôn nhằm mục đích khác chứ ko nhằm mục đích XD gia đình. Còn H/vi lừa dối K/hôn là do 1 bên lừa dối bên kia để K/h nhằm một mục đích nào đó. VD: Ông A muốn K/hôn với chị B chỉ vì muốn tìm 1 đứa con, khi có con xong rồi sẽ ly hôn và dành quyền nuôi con. 18. K/hôn trái PL về nguyên tắc TA sẽ xử hủy khi có Y/cầu. Đúng. Theo Đ16 LHN&GD 2000 thì: Theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 15 của Luật này, Tòa án xem xét và quyết định việc hủy kết hôn trái pháp luật và gửi bản sao quyết định cho cơ quan đã thực hiện việc đăng ký kết hôn. Căn cứ vào quyết định của Tòa án, cơ quan đăng ký kết hôn xóa đăng ký kết hôn trong Sổ đăng ký kết hôn. 19. K/hôn trái PL đương nhiên sẽ bị TA xử hủy khi có Y/cầu. Sai. Theo Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì vẫn có 1 số trường hợp TA sẽ ko tuyên xử hủy khi có Y/c. VD:  Khi cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định tại Điều 15 có yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật do có vi phạm điều kiện kết hôn thì nếu: đến thời điểm có yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật cả hai bên đã đến tuổi kết hôn, trong thời gian đã qua họ chung sống bình thường, đã có con, có tài sản chung thì không quyết định huỷ việc kết hôn trái pháp luật. Nếu mới phát sinh mâu thuẫn và có yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn thì Toà án thụ lý vụ án để giải quyết ly hôn theo thủ tục chung. Hoặc nếu sau khi bị ép buộc, bị lừa dối hoặc bị cưỡng ép kết hôn mà bên bị ép buộc, bị lừa dối hoặc bị cưỡng ép đã biết, nhưng đã thông cảm, tiếp tục chung sống hoà thuận thì không quyết định huỷ việc kết hôn trái pháp luật. Nếu mới phát sinh mâu thuẫn và có yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn, thì Toà án thụ lý vụ án để giải quyết ly hôn theo thủ tục chung. 20. Vợ chồng có nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau Sai. Vì theo Đ19 LHNGD 2000 thì vợ chồng bình đẳn với nhau về mọi mặt. Và Đ18 LHN&GD 2000: Vợ chồng chung thủy, thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững. Chứ vợ chồng ko có nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau. VD; Tiền lương của người chồng khi lĩnh về thì đó là t/s chung vì thế đương nhiên người vợ có quyền lấy ra và sử dụng như tiền của chính mình nên không thể gọi người chồng nuôi người vợ. 21. Khi vợ hoặc chồng bị tuyên bố chết mà trở về mà người chồng hoặc người vợ đang chung sống với người khác thì H/nhân ko được khôi phục. Sai. Điều 26 Luật Hôn nhân và gia đình có quy định về quan hệ hôn nhân khi một bên bị tuyên bố là đã chết mà trở về, như sau: "Khi tòa án ra quyết định hủy bỏ tuyên bố một người là đã chết theo quy định tại Điều 93 của Bộ luật Dân sự mà vợ hoặc chồng của người đó chưa kết hôn với người khác thì quan hệ hôn nhân đương nhiên được khôi phục; trong trường hợp vợ hoặc chồng của người đó đã kết hôn với người khác thì quan hệ hôn nhân xác lập sau có hiệu lực pháp luật". Trong trường hợp trên, đã chung sống với người khác, nhưng chưa đăng ký kết hôn nên không được pháp luật công nhận là vợ chồng (căn cứ theo Điều 11 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000). Vì vậy H/nhân sẽ được khôi phục. 22. Trách nhiệm liên đới của vợ chồng ko chỉ đặt ra đối với giao dịch do 1 bên vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình. Đúng. Tại Đ25 LHN&GD 2000 qui định “Vợ hoặc chồng phải chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch dân sự hợp pháp do một trong hai người thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình.” VD: như việc vay tiền mua thuốc cho con mặc dù vợ hoặc chồng thưc hiện thì người kia cũng phải chịu trách nhiệm liên đới. 23. Khi 1 bên vợ hoặc chồng thực hiện G/dịch mà ko có sự thể hiện ý chí của người kia thì G/dịch này luôn bị coi là vô hiệu. Sai. Giải thích như câu 22. 24. Quyền sử dụng đất có sau khi kết hôn là T/s chung của vợ chồng. Sai. Có thể trong trường hợp quyền sử dụng đất có được sau khi K/hôn là tài sản riêng của vợ hoặc chồng, như: Được tặng, cho riêng trong thời kỳ H/nhân. Tại K1, Đ32 LHN&GD 2000 qui định: “Vợ, chồng có quyền có tài sản riêng. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 29 và Điều 30 của Luật này; đồ dùng, tư trang cá nhân.” 25. Thu nhập do L/động, do H/động S/xuất K/doanh & những thu nhập hợp pháp khác của mỗi bên vợ chồng có trong thời kỳ H/nhân là T/s thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng. Sai. Đ 30 LHN&GD qui định: “Trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã được chia thuộc sở hữu riêng của mỗi người; phần tài sản còn lại không chia vẫn thuộc sở hữu chung của vợ chồng.” và tại Đ8 NĐ70/2001/NĐ-CP Quy định chi tiết về LHN&GD 2000 thì: 1. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã được chia thì thuộc sở hữu riêng của mỗi người, trừ trường hợp vợ chồng có thoả thuận khác. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ phần tài sản chung còn lại vẫn thuộc sở hữu chung của vợ, chồng. 2. Thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thoả thuận khác. 26. T/s mà vợ chồng cùng được tặng cho, cùng được thừa kế là T/s thuộc sở hứu chùng hợp nhất của vợ chồng. Sai. Vì nếu tài sản cùng được tặng cho riêng của mỗi người vẫn không thuộc sỡ hữu chung. VD: Mẹ chồng tặng cho 2 vợ chồng 20 triệu đồng nhưng nói rõ rằng là tặng cho người vợ 5 triệu đồng và cho người chồng 15 triệu đồng thì đấy là t/s riêng của mỗi người được cho tặng trong thời kỳ h/nhân. Theo Đ32 LHN&GD 2000 về T/s riêng của vợ, chồng. 27. Nhứng t/s phải Đ/ký quyền S/hữu mà đứng tên 1 bên vợ hoặc chồng thì t/s đó thuộc sở hữu riêng của vợ hoặc chồng. Sai. Vì có những trường hợp đăng ký quyền sở hữu mà đứng tên 1 người vợ hoặc chồng nhưng đó vẫn là t/s chung của vợ chồng như: Chứng nhận chủ sở hữu xe ô tô và xe máy; Chứng nhận quyền sử dụng đất cấp trước năm 2009 v.v…Tại K3, Đ5 NĐ70/2001/NĐ-CP qui định:  Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng đã đăng ký quyền sở hữu trước ngày Nghị định này có hiệu lực mà chỉ ghi tên của một bên vợ hoặc chồng, thì vợ chồng có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp lại giấy tờ đăng ký quyền sở hữu tài sản đó để ghi tên của cả vợ và chồng; nếu vợ chồng không yêu cầu cấp lại giấy tờ đăng ký quyền sở hữu tài sản, thì tài sản đó vẫn thuộc sở hữu chung của vợ chồng; nếu có tranh chấp, bên nào cho đó là tài sản thuộc sở hữu riêng của mình, thì có nghĩa vụ chứng minh. 28. Việc chia T/s chung trong thời kỳ H/nhân có thể làm thay đổi nguyên tắc xác định t/s chung, t/s riêng của vợ chồng. Đúng. Sau khi chia t/s chung trong thời kỳ H/nhân thì những thu nhập hợp pháp của các bên cũng là thu nhập riêng, nó làm thay đổi n/tắc xác định t/s chung, t/s riêng của vợ chồng. Được qui định tại Đ8 NĐ70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 Qui định chi tiết thi hành LHN&GĐ năm 2000. Điều 8. Hậu quả chia tài sản chung của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân 1. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã được chia thì thuộc sở hữu riêng của mỗi người, trừ trường hợp vợ chồng có thoả thuận khác. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ phần tài sản chung còn lại vẫn thuộc sở hữu chung của vợ, chồng. 2. Thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thoả thuận khác. 29. Văn bản chia t/s chung trong thời kỳ H/nhân ko nhất thiết phải được công chứng mới có giá trị P/lý. Đúng. Vì nếu t/s đó là tiền thì 2 bên ko nhất theiets phải công chứng chỉ cần 2 bên làn văn bản thỏa thuận. Chỉ khi nào t/s đó là BĐS như nhà ở đất ở thì mới cần phải công chứng. Theo K2, Đ8 NĐ70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 và K1 Đ29 LHN&GD 2000: Khi hôn nhân tồn tại, trong trường hợp vợ chồng đầu tư kinh doanh riêng, thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng hoặc có lý do chính đáng khác thì vợ chồng có thể thỏa thuận chia tài sản chung; việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. 30. Khi vợ, chồng thỏa thuận dùng t/s chung để chi trả khoản nợ riêng của 1 bên vợ, chồng thì khoàn nợ đó là khoản nợ chung của 2 vợ chồng. Sai. Vì khoản nợ đó vẫn là khoản nợ riêng của vợ hoặc chồng. Vợ chồng chỉ có thể thỏa thuận dùng t/s nào để trả nợ riêng đó mà thôi. K3 Đ33 LHN&GD có ghi rõ: “Nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi người được thanh toán từ tài sản riêng của người đó.” 31. Quyền sở hữu t/s riêng của 1 bên vợ, chồng có thể bị hạn chế. Đúng. Theo K5 Đ 33 LHN&GD 2000 thì: “Trong trường hợp tài sản riêng của vợ hoặc chồng đã được đưa vào sử dụng chung mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản riêng đó phải được sự thỏa thuận của cả vợ chồng.” VD: Vợ có 1 xe máy riêng, sau khi K/hôn thì cả 2 vợ, chồng chỉ có chiếc xe đó để chồng chạy xe ôm lấy tiền để gia đình sinh sống. T/s đó mặc dù là t/s riêng của vợ nhưng lúc này nếu người vợ muốn bán thì vẫn phải thỏa thuận với người chồng bởi chỉ có chiếc xe này là t/s duy nhất để sinh sống của gia đình, vì vậy quyền sở hữu t/s riêng của người vợ đã bị hạn chế bớt. 32. T/s chung có thể được dùng để thực hiện nghĩa vụ riêng về t/s của 1 bên vợ hoặc chồng. Đúng. Nếu như có sự thống nhất của 1 bên vợ hoặc chồng vì nếu tài sản chung thì phải được dùng vào nghĩa vụ chung. Nếu tài sản chung mà dùng vào nghĩa vụ riêng ko có sự thống nhất của người đồng sở hữu thì giao dịch sẽ vô hiệu đối với phần tài sản ko thuộc sở hữu của mình. 33. Vợ, chồng là người đương nhiên được quản lý t/s riêng của chồng hoặc vợ mình. Sai. Vì theo K2 Đ33 LHN&GD 2000 thì: “Vợ, chồng tự quản lý tài sản riêng; trong trường hợp vợ hoặc chồng không thể tự mình quản lý tài sản riêng và cũng không ủy quyền cho người khác quản lý thì bên kia có quyền quản lý tài sản đó.” Vì vậy vợ, chồng ko phải là người đương nhiên được Q/lý t/s riêng của vợ, hoặc chồng. 34. Khi vợ hoặc chồng chết, việc chia di sản thừa kế có thể bị tạm hoãn trong 1 thời hạn nhất định. Đúng. Theo K3 Đ31 LHN&GD thì: “Trong trường hợp yêu cầu chia di sản thừa kế mà việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình thì bên còn sống có quyền yêu cầu Tòa án xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia di sản trong một thời hạn nhất định; nếu hết thời hạn do Tòa án xác định hoặc bên còn sống đã kết hôn với người khác thì những người thừa kế khác có quyền yêu cầu Tòa án cho chia di sản thừa kế.” K2 Điều 645. Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là ba năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. 35. Con sinh ra trong thời kỳ H/nhân, về nguyên tắc, là con chung của vợ, chồng. Đúng. K1 Đ63 LH&GD qui định: “Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ đó là con chung của vợ chồng.” Vì vậy về N/tắc con sinh ra trong thời kỳ H/nhân là con chung của 2 vợ chồng. 36. Con chung là con trong giá thú. Sai. Vì có trường hợp con chung là con ngoài giá thú là con chung mà 2 người sống chung với nhau như vợ chồng nhưng ko Đ/ký K/hôn. K1 Đ11 LHN&GD thì: “Nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng thì không được pháp luật công nhận là vợ chồng.” 37. Người sinh ra đứa trẻ đương nhiên là mẹ của đứa trẻ. Đúng. Vì tại K! Đ6 NĐ12/2003/NĐ-CP ghi rõ: “Cấm mang thai hộ.” Nên người sinh ra đứa trẻ đương nhiên là mẹ của đứa trẻ. 38. Cha mẹ nuôi có thể thay đổi tên, họ, dân tộc của người con nuôi chưa thành niên. Sai. Vì cha mẹ nuôi chỉ có thể thay đổi họ tên của con nuôi và xác định dân tộc của con nuôi. Việc thay đổi họ tên cũng phải được sự đồng ý của người con nuôi nếu trên 9t. Điều 75. Thay đổi họ, tên; xác định dân tộc của con nuôi. 1. Theo yêu cầu của cha mẹ nuôi, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc thay đổi họ, tên của con nuôi. Việc thay đổi họ, tên của con nuôi từ đủ chín tuổi trở lên phải được sự đồng ý của người đó. Việc thay đổi họ, tên của con nuôi được thực hiện theo quy định của pháp luật về hộ tịch. 2. Việc xác định dân tộc của con nuôi được thực hiện theo quy định tại Điều 30 của Bộ luật dân sự. 39. Con nuôi có thể mang D/tộc của cha mẹ nuôi. Đúng. Theo K2 Đ22 NĐ70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 thì: “Trong trường hợp không xác định được cha, mẹ đẻ của người con nuôi là ai, thì dân tộc của người con nuôi được xác định theo dân tộc của cha, mẹ nuôi; nếu cha, mẹ nuôi thuộc hai dân tộc khác nhau, thì dân tộc của người con nuôi được xác định theo dân tộc của cha nuôi hoặc của mẹ nuôi theo tập quán hoặc theo thoả thuận của cha, mẹ nuôi; nếu sau đó xác định được cha, mẹ đẻ, thì dân tộc của người con nuôi có thể được xác định lại theo yêu cầu của người con nuôi đó đã thành niên, yêu cầu của cha mẹ đẻ hoặc của cha mẹ nuôi.” 40. Cha mẹ là người đương nhiên quản ký t./s của con mình. Sai. Vì tại K1, Đ45 LHN&GD về Quản lý tài sản riêng của con. Thì: “Con từ đủ mười lăm tuổi trở lên có thể tự mình quản lý tài sản riêng hoặc nhờ cha mẹ quản lý.” 41. Khi đi làm con nuôi người khác, người đó vẫn được hưởng 1 số quyền từ gia đình cha mẹ đẻ. Đúng. Tại Đ74 LHN&GD 2000 qui định: “Con liệt sĩ, con thương binh, con của người có công với cách mạng được người khác nhận làm con nuôi vẫn được tiếp tục hưởng mọi quyền lợi của con liệt sĩ, con thương binh, con của người có công với cách mạng.” 42. Cha dượng, mẹ kế với con riêng khi sống chung với nhau sẽ tồn tại tất cả quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con. Sai. Theo Đ38 LHN&GD năm 2000 thì Cha dượng, mẹ kế với con riêng chỉ tồn tại 1 số quyền & nghĩa vụ nhất định: Điều 38. Nghĩa vụ và quyền của bố dượng, mẹ kế và con riêng của vợ hoặc của chồng 1. Bố dượng, mẹ kế có nghĩa vụ và quyền trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con riêng cùng sống chung với mình theo quy định tại các điều 34, 36 và 37 của Luật này. 2. Con riêng có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng bố dượng, mẹ kế cùng sống chung với mình theo quy định tại Điều 35 và Điều 36 của Luật này. 3. Bố dượng, mẹ kế và con riêng của vợ hoặc của chồng không được ngược đãi, hành hạ, xúc phạm nhau. 43. Quyền ly hôn là quyền nhân thân gắn liền với vợ, chồng mà ko thể chuyển giao cho người khác. Đúng. K1 Đ85 LHN&GD năm 2000 có qui định: “Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn.” Và K2, Đ9 về điều kiện K/hôn thì: “Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào; không ai được cưỡng ép hoặc cản trở.” 44. Người chồng yêu cầu ly hôn với người vợ đang mang thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi vẫn được TA công nhận nếu người vợ cũng thể hiện ý chí được ly hôn. Sai. Trong thời gian này thì người chồng ko có quyền được ly hôn người vợ. Nếu TA xác nhận thuận tình ly hôn thì vô hình chung Ta đã xác nhận là người chồng có quyền xin ly hôn thì vi phạm K2 Đ85 LHN&GD là: “Trong trường hợp vợ có thai hoặc đang nuôi con dưới mười hai tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu xin ly hôn.” 45. Trong những trường hợp đặc biệt, việc giải quyết ly hôn ko nhất thiết phải tiến hành hòa giải. Đúng. Về N/tắc thì luật pháp khuyến khích hòa giải ở cơ sở Đ86 LHN&GD năm 2000 thì: “Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. Việc hòa giải được thực hiện theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở.” Nhưng có 1 số trường hợp thì ko thể hòa giải được do: Ly hôn với người mất tích; ly hôn với người bị bệnh tâm thần thì khi đó ko thể tiến hành hòa giải được. 46. Khi ly hôn, nếu người đứng tên quyền sở hữu t/s ko đủ chứng cứ chứng minh t/s đó là t/s riêng thì t/s đó được xác định là t/s chung. Đúng. Theo Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì:  Để bảo vệ quyền lợi chính đáng của các bên, trong trường hợp tài sản do vợ, chồng có được trong thời kỳ hôn nhân mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, nhưng trong giấy chứng nhận quyền sở hữu chỉ ghi tên của vợ hoặc chồng, nếu không có tranh chấp thì đó là tài sản chung của vợ chồng; nếu có tranh chấp là tài sản riêng thì người có tên trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải chứng minh được tài sản này do được thừa kế riêng, được tặng riêng trong thời kỳ hôn nhân hoặc tài sản này có được từ nguồn tài sản riêng quy định tại khoản 1 Điều 32 (ví dụ: được thừa kế riêng một khoản tiền và dùng khoản tiền này mua cho bản thân một chiếc xe môtô mà không nhập vào khối tài sản chung của vợ chồng). Trong trường hợp không chứng minh được tài sản đang có tranh chấp này là tài sản riêng thì theo quy định tại khoản 3 Điều 27 tài sản đó là tài sản chung của vợ chồng. Từ Đ95 đến Đ98 LHN&GD cũng đã qui định rõ việc sở hữu t/s này. 47. Khi ly hôn, việc giao con cho ai nuôi luôn được căn cứ vào lợi ích của đứa trẻ. Đúng. K1 và K2 Đ92 LHN&GD có qui định: “1. Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. 2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. Tại Đ93 LHN&GD cũng qui định: “Vì lợi ích của con, theo yêu cầu của một hoặc cả hai bên, Tòa án có thể quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con.” 48. Nghĩa vụ cấp dưỡng có thể phát sinh ngay cả trong trường hợp giữa người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người cấp dưỡng sống chung với nhau. Đúng. Tại K1 Đ50 LHN&GD thì: “Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con, giữa anh chị em với nhau, giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu, giữa vợ và chồng theo quy định của Luật này. Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.” Và tại Đ54 qui định: “Khi ly hôn, cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con chưa thành niên hoặc con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.” 49. Cha mẹ là giám hộ đương nhiên của con chưa thành niên. Sai. Điều 81 LHN&GD qui định:. “Trong trường hợp cha mẹ còn sống nhưng không có điều kiện trực tiếp trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự thì cha mẹ có thể cử người khác giám hộ cho con; cha mẹ và người giám hộ thỏa thuận về việc người giám hộ thực hiện một phần hoặc toàn bộ việc giám hộ.” 50. Người nước ngoài muốn nhận trẻ em VN làm con nuôi thì họ phải là công dân của nước có gia nhập hoặc ký kết với VN các điều ước Q/tế về hợp tác nuôi con nuôi. Sai. Điều 105 LHN&GD qui định: “1. Người nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam hoặc nhận trẻ em nước ngoài thường trú tại Việt Nam làm con nuôi phải tuân theo quy định của Luật này và quy định trong pháp luật của nước mà người đó là công dân về điều kiện nhận nuôi con nuôi. Việc công dân Việt Nam nhận trẻ em là người nước ngoài làm con nuôi đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì được công nhận tại Việt Nam. Nghiêm cấm lợi dụng việc nuôi con nuôi để bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục, mua bán trẻ em hoặc vì mục đích trục lợi khác. 2. Trong trường hợp việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài được thực hiện tại Việt Nam thì quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi, việc chấm dứt nuôi con nuôi được xác định theo quy định của Luật này. Trong trường hợp việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được thực hiện tại nước ngoài thì quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi, việc chấm dứt nuôi con nuôi được xác định theo pháp luật của nước nơi thường trú của con nuôi.” Vì vậy chỉ cần người nước ngoài thật sự muốn nhận trẻ em VN làm con nuôi thì chỉ cần đăng ký nhận con nuôi tại VN mà thôi. TRẢ LỜI BÀI TẬP Câu 1: Việc K/hôn của anh K và chị V là K/hôn trái PL. Vì: cho dù anh K & chị Q có Đ/ký K/hôn hay ko thì PL vẫn công nhận vì anh A & chị Q đã chung sống như vợ chồng với nhau từ trước ngày 03-01-1987 theo NQ35/2000/NQ-QH10 thì: “Trong trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03 tháng 01 năm 1987, ngày Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực mà chưa đăng ký kết hôn thì được khuyến khích đăng ký kết hôn; trong trường hợp có yêu cầu ly hôn thì được Toà án thụ lý giải quyết theo quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000” và thông tư liên tịch 01/2001/ TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP. Khi H/nhân giữ anh K & chị Q được thừa nhận thì việc K/h giữa anh K và chị V là trái PL vì tại K1 Đ10 LHN&GD qui định cấm k/hôn: “Người đang có vợ hoặc có chồng” vi phạm chế độ 1 vợ 1 chồng và PL VN. TA sẽ hủy việc K/hôn của anh K & chị V do việc K/hôn đó là trái PL. Nếu chị Q chứng minh được căn nhà đó do anh K mua = t/s chung của vợ chồng anh K & chị Q. Câu 2: Thỏa thuận giữa anh A, chị B và cô C là trái PL do cô C đang có H/nhân hợp pháp với người chồng cho dù người ấy đang thi hành án phạt tù, anh A chị B cũng đang trong thời kỳ hôn nhân. Nếu có tranh chấp về đứa trẻ thì TA sẽ g/quyết đứa trẻ đó là con của cô C với người chồng của mình, K1 Đ63 LHN&GD năm 2000 xác định: “Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ đó là con chung của vợ chồng.”. Nếu anh A muốn nhận đứa trẻ đó là con của mình thì phải chứng minh và Y/cầu TA xác định đó là con của mình theo Đ64 LHN&GD năm 2000: “Người không được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu Tòa án xác định người đó là con mình.” Câu 3: Khi làm giấy khai sinh cho đứa trẻ, họ tên anh T đương nhiên được ghi trên giấy khai sinh đứa bé vì theo K1 Đ63 LHN&GD năm 2000: “Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ đó là con chung của vợ chồng” vì thế đương nhiên anh T sẽ được ghi tên vào phần cha của đứa trẻ. Nếu anh T Y/cầu TA xác định đứa trẻ ko phải là còn của mình thì có nghĩa vụ phải chứng minh, tại K2 Đ63 LHN&GD năm 2000 thì: “Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.” Và Đ64 LHN&GD năm 2000: “Người được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu Tòa án xác định người đó không phải là con mình”. Có nghĩa nếu anh T chứng minh được đứa trẻ đó được sinh sản = phương pháp khoa học thì TA sẽ xác định anh T ko phải là con của mình. Câu 4: Do cha thì đã mất, còn mẹ thì bị bệnh tâm thần, cháu K chỉ mới 2 tuổi (chưa thành niên) đang được bà ngoại chăm sóc nên bà ngoại đương nhiên là giám hộ cho cháu K: Điều 61 BLDS về người giám hộ đương nhiên thì “Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên mà không còn cả cha và mẹ, không xác định được cha, mẹ hoặc cả cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị Toà án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó và nếu cha, mẹ có yêu cầu, được xác định như sau: 1. Trong trường hợp anh ruột, chị ruột không có thoả thuận khác thì anh cả hoặc chị cả là người giám hộ của em chưa thành niên; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh, chị tiếp theo là người giám hộ; 2. Trong trường hợp không có anh ruột, chị ruột hoặc anh ruột, chị ruột không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ; nếu không có ai trong số những người thân thích này có đủ điều kiện làm người giám hộ thì bác, chú, cậu, cô, dì là người giám hộ.” Vì vậy chính bà ngoại là người có quyền đồng ý cho cháu K về làm con nuôi của chị V. Chị V hoàn toàn có đầy đủ Đ/kiện nhận cháu K làm con nuôi theo Đ69 LHN&GD năm 2000 về điều kiện nhận con nuôi và Đ105 LHN&GD năm 2000 về việc Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Chị V cũng là dì của cháu K thì theo điểm a K1 Đ5 Luật nuôi con nuôi năm 2010 thì thứ tự ưu tiên của chị K ở hàng đầu tiên (Cha dượng, mẹ kế, cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi). Câu 5: Tại K2, Đ3 Nghị định số 68/2002/NĐ-CP qui định: “Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là ủy ban nhân dân cấp xã) ở khu vực biên giới thực hiện đăng ký việc kết hôn, nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng thường trú ở khu vực biên giới với Việt Nam theo quy định tại Chương V của Nghị định này.” UBND cấp xã sẽ có thẩm quyền đăng ký K/hôn cho anh Z và chị M theo LHN&GD năm 2000. Tại K1 Đ103 LHN&GD qui định: “Trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn; nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài còn phải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn. Việc kết hôn giữa những người nước ngoài với nhau tại Việt Nam trước cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn.” Vì vậy anh Z sẽ tuân thủ theo PL của TQ còn chị M sẽ tuân thủ theo LHN&GD năm 2000 của VN, nếu việc K/hôn được tiến hành tại lãnh thổ VN thì anh Z còn phải tuân theo qui định của PL VN về K/hôn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxTrắc nghiệm Đ-S + đáp án 50 câu.docx
Tài liệu liên quan