Các bệnh về cơ

Tên đề tài : Các bệnh về cơ TRƯỜNG: ĐH SÀI GÒN KHOA: SPKHTN LỚP: DSI 1081 TỔ: 3 CÂU HỎI GIẢI PHẪU HỌC HỆ CƠ 1) BỆNH TEO CƠ VÀ TEO CƠ DENTA - Bệnh teo cơ là một chứng bệnh rối loạn gen làm yếu từ từ các cơ trong cơ thể. Nguyên nhân do sự sai sót hoặc khiếm khuyết thông tin gen, ngăn cơ thể hình thành các protein cần cho sự hình thành và duy trì độ bền khoẻ của cơ. - Trẻ được chẩn đoán mắc bệnh teo cơ sẽ bị mất dần dần khả năng thực hiện các vận động như đi, ngồi, đứng thẳng, thở ra dễ dàng và cử động các cánh tay và bàn tay. Độ yếu ớt này càng tăng có thể dẫn đến các vấn đề sức khoẻ khác. - Hiện chưa có cách chữa khỏi bệnh teo cơ - Các triệu chứng đầu tiên của bệnh teo cơ: Trẻ có thể bắt đầu bị sẩy chân, vấp ngã, đi lắc lư, gặp khó khăn khi đi lên cầu thang và đi bằng ngón chân (gót chân không nện xuống sàn); khó khăn khi đứng lên khỏi chỗ ngồi hoặc khi đẩy vật gì đó, chẳng hạn xe ngựa hay xe đẩy ba bánh. Trẻ bị teo cơ cũng thường mắc chứng cơ bắp chân phình to, khi các mô cơ bị phá huỷ và được thay bằng mỡ. - phát hiện khoảng 2.000 bệnh nhân teo cơ delta . teo cơ delta hoàn toàn chữa khỏi được. Những trường hợp nặng cần phẫu thuật là có thể hồi phục chức năng vận động, còn những ca nhẹ có thể tự tập luyện mà không cần phẫu thuật. Đến nay đã có 1.238 trường hợp bị bệnh “chim sệ cánh” được phẫu thuật , những biều hiện của trẻ như trẻ không thể khép chặt hai tay vào thành ngực, hạn chế các hoạt động của khớp vai. Thậm chí có cháu, hai tay dang cách xa thân tới 70 độ - Đến nay, vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây xơ hoá cơ delta . Tại Việt Nam, 8/1994, TS Nguyễn Ngọc Hưng là người phát hiện ca bệnh teo cơ delta đầu tiên. Hiện nay, có 5 kỹ thuật để mổ xơ hoá cơ, tuỳ vào từng trường hợp, tổn thương cơ nhìn thấy mà bác sĩ sẽ quyết định lựa chọn phương pháp phẫu thuật nào tốt nhất cho người bệnh. - Hầu hết bệnh nhân được phẫu thuật bằng phương pháp cắt tạo hình vai chữ Z để không phải cắt bỏ đi đoạn cơ nào, tránh gây lõm trên vaiTuy nhiên, nếu không có chế độ tập luyện kịp thời tình trạng xơ hoá cơ sẽ càng phát triển hơn 2) KHI BỊ “ ĐỨT TAY , ĐỨT CHÂN” DO CHẤN THƯƠNG. KHI NỐI LẠI NÓ SẼ LIỀN NHƯ THẾ NÀO? Phần chi thể bị đứt rời (do tai nạn bất ngờ) có mạch máu siêu nhỏ hoàn toàn có thể ráp nối lại bình thường, nếu phần đứt rời được bảo quản tốt. kỹ thuật vi phẫu, sử dụng kính hiển vi có độ phóng đại nhiều lần đã giúp bác sĩ khâu nối chính xác các bó sợi thần kinh và nối được các mạch máu nhỏ trên dưới 1mm. Theo đó, trường hợp đứt rời ở vị trí bàn tay và ngón tay có thể “trồng” lại, khôi phục hình thức và chức năng các bộ phận này; bệnh nhân cầm, nắm được các vật dụng bình thường.những ca phẫu thuật này phụ thuộc rất nhiều vào công đoạn bảo quản phần chi thể đứt rời trước đó.làm chi bị hoại tử do bỏng lạnh, phẫu thuật cũng không thành công. Điều kiện lý tưởng này hoàn toàn có thể áp dụng trong thực tế bằng cách đơn giản: rửa sạch chi bị đứt rời dưới vòi nước máy, bọc trong 1-2 lớp gạc vô trùng (hoặc vải sạch), rồi cho vào túi nilông, thổi phồng, buộc kín để vào xô nước đá, tránh để phần chi thể tiếp xúc trực tiếp với đá. Nếu bảo quản tốt, cánh tay, bàn tay có thể giữ được tối đa sau 14-20 giờ bị tai nạn; 24-48 giờ đối với ngón tay, thậm chí có trường hợp khâu nối thành công ngón tay bị đứt rời sau 92 giờ.Ưu tiên ngón cáitrường hợp các ngón tay bị đứt thì chức năng vận động, cầm nắm bị ảnh hưởng, đặc biệt khi vị trí đứt rời là ngón cái. Khôi phục các ngón dài khác đôi khi chỉ mang giá trị thẩm mỹ, nhưng thiếu ngón cái, bàn tay không thể cầm, xách các vật dụng, bệnh nhân sẽ gặp nhiều trở ngại trong sinh hoạt thường ngày. Ngón cái chính là ngón được bác sĩ ưu tiên chỉ định phẫu thuật, vì vậy ngón này cần được quan tâm bảo quản đúng cách để phục hồi tốt chức năng của cả bàn tay. Câu 3 : Trong cơ thể người có tất cả bao nhiêu bắp cơ? Chức năng của từng nhóm cơ ở từng vùng cơ thể? Những cơ nào đặc biệt (được đánh

doc28 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2591 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Các bệnh về cơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tích. Cơ chéo bụng ngoài hay cơ chéo lớn : là một cơ mỏng, rộng, lớn nhất trong các cơ của thành bụng, tạo nên thành bên trước của ổ bụng. Chức năng : ngả và xoay lồng ngực. Cơ ngang bụng : là cơ sâu nhất của nhóm cơ bụng, cơ rộng mỏng và dẹt. Chức năng : góp phần vào động tác thở ra và giữ áp lực trong ổ bụng. C. CƠ CHI TRÊN (lớn nhất là cơ tam đầu cánh tay) Cơ xương chi trên tạo nên hệ đòn bẩy nhẹ nhàng, vững chắc, vận động linh hoạt. Chức năng : Gấp, duỗi, dạng, khép, xoay (ra hay vào) cánh tay. Gấp, duỗi, xoay (ra hay vào) cẳng tay. Gấp, duỗi, khép, dạng bàn tay. Cơ chi trên phân hóa thành các vùng : cơ vùng đai vai, cơ vùng cánh tay, cơ vùng cẳng tay và cơ vùng bàn tay. 1. Cơ vùng đai vai : gồm 6 cơ có nhiệm vụ nối chi trên vào thân người, ngoài ra mỗi cơ có một nhiệm vụ riêng. Cơ đenta : là cơ duy nhất ở lớp nông của vùng đai vai. Cơ phủ lên hố khớp vai cánh tay, có hình tam giác thuộc loại cơ lông kép, cơ góp phần rất lớn cho khớp vai và tạo thành một chỗ lồi thể hiện và quy định hình thể của cả vùng khớp vai. Cơ phát triển mạnh ở người lao động cơ bắp, VĐV quyền anh, VĐV thể dục dụng cụ,…Cơ có ba bó : trước, giữa, sau. Chức năng : bó trước đưa cánh tay ra trước và xoay cánh tay vào trong. Bó giữa dạng cánh tay. Bó sau đưa cánh tay ra sau. Nếu ba bó này cùng co sẽ làm dạng cánh tay. 2. Cơ chi trên tự do : Cơ nhị đầu cánh tay : là một cơ lớn, khỏe nhất ở khu trước cánh tay, cơ có hình thoi, bắt qua 2 khớp (khớp vai và khớp khủyu). Ta có thể nhìn và sờ thấy rõ cơ khi gấp cẳng tay. Cơ phát triển mạnh ở những người lao động cơ bắp và hoạt động TDTT nhiều về chi trên. Chức năng : gấp cánh tay vào cánh tay, gấp cánh tay, quay cẳng tay. Cơ tam đầu cánh tay : là cơ duỗi duy nhất của cẳng tay, cơ tương đối lớn và dày. Chức năng : duỗi cẳng tay. Cơ gan tay bé, còn gọi là cơ gan tay dài. Là một cơ dài nhưng mảnh. Chức năng : căng cân gan tay và gấp bàn. Cơ này có xu hướng thoái hóa thường thiếu hẳn ở người. Cơ gấp chung nông ngón tay và cơ gấp chung sâu các ngón tay. Hai cơ gấp chung các ngón tay nông và sâu này rất phân hóa hoàn thiện ở người, giúp cho bàn tay cử động linh hoạt chính xác. Cơ sấp vuông : cơ có hình dẹt tứ giác nằm phía dưới thân các xương cẳng tay và thuộc vào các cơ nằm sâu nhất của mặt trước cẳng tay. Chức năng : sấp cẳng tay. Trong các cơ riêng của bàn tay thì nhóm cơ vận động ngón cái và vận động ngón út phân hóa nhất. Đặc biệt là : cơ đối chiếu ngón cái , là cơ khỏe nhất của nhóm, có hình tam giác ; cơ đối chiếu ngón út, là cơ nằm sâu nhất ở mô út, cơ đi từ xương móc đến đốt bàn tay 5. D. CƠ CHI DƯỚI (lớn nhất là cơ may) Cơ chi dưới không phân hóa như cơ chi trên và phần lớn là những cơ to khỏe để thích nghi với chức năng mang trọng lượng của chi dưới. Chức năng : Gấp, duỗi, dạng, khép, xoay (ra ngoài hay vào trong) đùi. Gấp, duỗi, xoay (ra ngoài hay vào trong) cẳng chân. Gấp, duỗi, dạng, khép, xoay (ra ngoài hay vào trong) bàn chân. Cơ mông lớn : cơ này mạnh nhất trong cơ thể, rộng, dày, hình tứ giác che phủ gần hết mông. Cơ mông lớn đặc biệt phát triển ở người. Chức năng : duỗi và sấp đùi, nâng chậu hông và kéo nghiêng về một bên, duỗi thân. Cơ có vai trò đặc biệt quan trọng là giữ cơ thể ở tư thế khi đứng thẳng và đi lại, chạy, nhảy, leo trèo,… Cơ thắt lưng chậu : là một cơ khỏe nằm ở hố chậu lớn, được hình thành từ hai cơ : cơ thắt lưng và cơ chậu. Chức năng : Nếu cố định đầu gần, khi cơ co sẽ làm gấp đùi, xoay đùi ra ngoài. Nếu cố định đầu xa mà hai bên cơ đều co sẽ gập thân về trước. Người đang nằm ngửa mà ngồi dậy chủ yếu là nhờ cơ này. Trong các động tác chạy, nhảy cơ co làm nâng cao đùi, bước dài. Cơ tứ đầu đùi : là một cơ lớn, khỏe, nặng đến vài kilogam, cơ phủ gần hết mặt trước xương đùi. Chức năng : cơ tứ đầu đùi là một cơ duỗi cẳng chân khỏe (cơ thẳng đùi còn có tác dụng gấp đùi), cơ có vai trò quan trọng đối với tư thế đứng thẳng của người. Khi chạy cơ này có tác dụng kéo đùi về trước, khi chân chạm đất thì nhanh chóng duổi cẳng chân. Cơ may : là cơ dài nhất của cơ thể người, cơ nằm bắt chéo phía trước đùi, đi từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới, có thể nhìn thấy được toàn bộ độ dài của cơ ở dưới da khi gấp, dạng, ngả đùi. Chức năng : gấp đùi, xoay đùi ra ngoài, gấp cẳng chân vào đùi, xoay cẳng chân vào trong. Các cơ ở cẳng chân có tác dụng vận động bàn chân làm cơ thể di chuyển và giữ cho cơ thể đứng thẳng. Nhưng các cơ vùng cẳng chân không phân hóa tỉ mỉ như cơ ở cẳng tay. Ở đây gồm có 14 cơ, là những cơ to khỏe, nhất là những cơ ở khu sau cẳng chân. Cơ mác ba : lần đầu tiên xuất hiện ở người, tách ra từ cơ dài duỗi các ngón chân. Cơ này ở người có khi có và cũng có khi không có. Chức năng : duỗi bàn chân, nghiêng hoài bàn chân. Hoành chậu : do cơ nâng hậu môn và cơ cụt cùng với các cơ bên đối diện tạo thành một tấm cơ võng lót mặt trên thành dưới ổ bụng gọi là hoành chậu, có chức năng nâng đỡ các tạng trong ổ bụng và chậu, làm tăng áp ổ bụng, góp phần kiểm soát tiểu tiện và đại tiện. Ngoài ra, ở phụ nữ nó còn có tác dụng hướng dẫn đầu thai nhi lúc sanh. Câu 4 : Cơ vân và cơ trơn đặc tính co cơ khác nhau như thế nào? Đặc tính của sự co cơ? Trả lời : Cơ vân Cơ trơn Sự co cơ vân : co mạnh, chóng mỏi và theo ý muốn. Cơ vân (còn được gọi là cơ xương) chiếm 80% mô cơ của cơ thể, chịu trách nhiệm về cử động của một khớp trong cơ thể. Co cơ xương được kiểm soát tự ý. Các tế bào cơ xương không có dòng xung điện liên hệ nhau nên mỗi tế bào phải được phân bố sợi thần kinh, vì thế lực co thắt rất biến động theo số tế bào cơ co. Có hiện tượng mỏi cơ. Sợi cơ vân có troponin. Sự co cơ trơn: co yếu, lâu mỏi và không theo ý muốn. Phần lớn cơ trơn hiện diện ở vách của các lỗ hổng hoặc các bộ phân dạng ống (đường tiêu hóa, tử cung, bàng quang, mạch máu,…), do đó cơ trơn co thắt để trộn hoặc vận chuyển chất chứa trong các bộ phận đó. Cơ trơn được kiểm soát tự động. Yếu tố kiểm soát sự co cơ trơn phức tạp hơn cơ vân, bao gồm hệ thần kinh tự động và kích thích tố, ngoài ra còn bị ảnh hưởng bởi chất biến dưỡng tại chỗ và sự căng duỗi cơ học. Trong phần lớn cơ trơn, xung động có thể truyền giữa các sợi cơ thông qua mối nối hở, do đó các tế bào kề nhau co thắt gần như cùng lúc. Điều này làm cho cơ trơn không thể thay đổi lực co dựa vào số tế bào tham gia co. Cơ trơn co thắt chậm hơn cơ vân, tuy nhiên thời gian co thắt của cơ trơn dài hơn. Cơ trơn không mỏi vì ít tùy thuộc cơ thể (ít chủ động co). Sản xuất ATP chỉ dựa trên phosphoryl oxit hóa và cơ trơn ít tiêu thụ ATP hơn cơ vân. Sợi cơ trơn không có troponin nên không che lấp vị trí gắn của actin đối với myosin. Sự co cơ trơn tùy thuộc vào phosphoryl hóa đầu myosin để myosin có thể tạo cầu nối với actin. So sánh đặc tính của ba loại tế bào cơ Đặc tính Cơ vân Cơ trơn Cơ tim Tốc độ co cơ Ành hưởng của thần kinh Kiếm soát co cơ bởi kích thích tố Vân ngang Protein gắn Ca2+ Gắn kết xung điện giữa các tế bào Kiểm soát tự ý Co cùng lúc Mỏi cơ Cao Kích hoạt Không Có Troponin Không Có Không Có Thấp Kích hoạt hoặc ức chế Có Không Calmodulin Có (cơ trơn nội tạng) Không Có Không Trung gian Kích hoạt hoặc ức chế Có Có Troponin Có Không Có Không Đặc tính của sự co cơ 1- Tính đàn hồi-trương lực cơ. - Cơ giãn ra dưới tác động của lực, và co về vị trí cũ khi lực đó thôi tác dụng. Giữa lực và giãn cơ có tương quan hyperbon . - Tính đàn hồi có giới hạn, nếu quá giới hạn, cơ không co trở lại trạng thái ban đầu. Theo Buchthal: nếu giãn quá 40% thì cơ không trở về trạng thái cũ. - Bình thường (nghỉ ngơi) cơ vẫn ở trạng thái co trương lực nhờ có bộ phận thoi cơ. 2- Tính hưng phấn-co cơ. Có nhiều tác nhân kích thích vào cơ, cơ sẽ co. - Kích thích sinh lý: là các xung thần kinh từ TKTƯ đến cơ. - Kích thích nhân tạo: + Cơ học: kim châm, kẹp, cắt v.v... + Hoá học: acid, kiềm, muối v.v... + Nhiệt học: nóng, lạnh v.v... + Kích thích bằng dòng điện (điện một chiều, hoặc cảm ứng) dùng phổ biến vì: tác dụng nhanh; cường độ, thời gian xác định được và không gây tổn thương tổ chức. - Cơ có tính hưng phấn gián tiếp tức là kích thích vào dây thần kinh chi phối cơ, cơ sẽ co. - Loại  trừ mọi thần kinh tới cơ rồi kích thích trực tiếp vào cơ, cơ co: đó là tính hưng phấn trực tiếp của cơ. Câu 5 : Bệnh viêm cơ ? Viêm cơ nhiễm khuẩn còn gọi là viêm cơ sinh mủ là các tổn thương cơ do vi khuẩn, virut hay ký sinh trùng gây nên. Các loại vi khuẩn gây viêm cơ thường gặp là tụ cầu, đặc biệt là tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn, trực khuẩn mủ xanh. Viêm cơ nhiễm khuẩn chỉ xuất hiện khi có đủ hai yếu tố là có vi khuẩn gây bệnh và cơ bị tổn thương, tổn thương cơ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, làm "tổ", phát triển và gây bệnh Các yếu tố nguy cơ mắc bệnh viêm cơ nhiễm khuẩn Đầu tiên là viêm cơ nhiễm khuẩn hay gặp ở những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch, đái tháo đường, những người suy kiệt... Thứ hai là các tổn thương da như chấn thương, vết thương hở hay mụn nhọt ngoài da. Các biểu hiện lâm sàng của viêm cơ nhiễm khuẩn Biểu hiện toàn thân của viêm cơ nhiễm khuẩn là hội chứng nhiễm khuẩn. Người bệnh bị sốt cao, rét run, môi khô, lưỡi bẩn, mắt trũng, hơi thở hôi. Biểu hiện tại chỗ chính là viêm cơ. Bất kỳ cơ nào cũng có thể bị viêm. Có thể một cơ bị viêm hay nhiều cơ bị viêm cùng một lúc. Tuy nhiên có 3 vị trí hay gặp nhất là mặt trước cơ đùi, mông và cơ thắt lưng chậu. Viêm cơ thường trải qua 3 giai đoạn. Giai đoạn đầu thường xảy ra trong 2 tuần đầu. Cơ sưng tại chỗ, có thể kèm đỏ hoặc không, đau và căng nhẹ. Nếu chọc hút sẽ chưa có mủ. Giai đoạn này các triệu chứng thường không rõ ràng nên dễ bị bỏ qua. Thường sau 10-30 ngày, bệnh chuyển sang giai đoạn 2, với biểu hiện cơ to ra, sưng nóng đỏ đau rõ. Khám cơ có thể thấy dấu hiệu bùng nhùng, dấu hiệu phù nề ấn lõm. Chọc hút có thấy mủ. Bệnh thường được chẩn đoán giai đoạn này. Nếu không được chữa đúng cách bệnh có thể tiến tới giai đoạn 3 với các biểu hiện hệ thống, gây ra các biến chứng như áp-xe nơi khác, viêm khớp lân cận, sốc nhiễm khuẩn, suy chức năng thận. Riêng đối với viêm cơ thắt lưng chậu thì triệu chứng tại chỗ khó phát hiện vì cơ ở sâu. Bệnh nhân thường đau ở vùng mạng sườn, hạ sườn. Có một triệu chứng gợi ý là bệnh nhân không duỗi được chân ở bên có cơ bị tổn thương trong khi mọi động tác khác của khớp háng (gấp, dạng, khép, xoay...) đều bình thường. Khối áp-xe có thể di chuyển xuống các cơ quan lân cận phía dưới như khớp háng, phần trên đùi, cơ mông... Ngoài nguyên nhân do các vi khuẩn sinh mủ, viêm cơ thắt lưng chậu còn có thể do vi khuẩn lao gây nên, xuất hiện sau viêm đốt sống đĩa đệm. 6) Một người khi tập tạ là do tế bào cơ lớn lên hay do số lượng tế bào cơ nhiều lên ? Sinh ra , chúng ta đã có một số lượng cố định các sợi cơ ( tế bào cơ ) . Chúng ta không thể làm tăng thêm số lượng sợi cơ này mà chỉ có thể tập luyện để chúng nở nang săn chắc thêm . Hệ cơ phát triển có tác dụng gì đối với hệ xương không? Đáp án: xương có nhiệm vụ làm trục na6ng đỡ toàn bộ cơ thể và có mối quan hệ mật thiết với cơ . Khi tập tạ , hệ cơ phát triển dễ làm giảm sức nặng ở lưng , ở chân , ở gối mà bộ xương phải gồng mình chịu lực . Về lâu dài , tránh được cho xương không bị thoái hóa khớp và loãng xương . . 8. Trên cơ thể người,có những vùng cơ thể bị “ u lên “ là do đâu ? Nguyên nhân 1 : Do cơ thể bị teo cơ , các mô cơ bị phá hủy và được thay bằng mỡ dẫn đến các cơ bắp bị u lên và phình to Nguyên nhân 2 : Do cơ thể bị u cơ , do sự tích động các axit lactic và các sản phẩm bài tiết của cơ thể không được thay thế , thải loại và tống khứ ra ngoài Cơ mác ba là dấu hiệu tiến hóa ở người? Nhiệm vụ: Gấp mu chân và nghiêng bàn chân ra ngoài Vượn người không có. Có thể suy đoán là do cách thức vận động của vượn người và người hiện nay khác nhau. (Vượn người mới di chuyển xuống mặt đất, tay dài hơn chân, nên cách di chuyển vẫn sử dụng đến tay. Còn người hiện đại với tư thế thẳng, trọng lượng dồn nhiều lên chân, không sử dụng tay khi đứng hoặc di chuyển trên mặt đất.) HỆ TIÊU HÓA 1. Ăn không tiêu bị tiêu chảy? Nguyên nhân? Tiêu chảy có thể là cấo tính khi thời gian bệnh tồn tại trong vòng 2 – 3 tuần, còn lâu hơn gọi là tiêu chảy mạn tính. Nếu thường xuyên tiêu chảy có nghĩa là bệnh đã xuất hiện từ lâu (mạn tính). Tiêu chảy mạn tính có nhiều nguyên nhân, có thể tóm lại thành hai nhóm. Nhóm 1: không có tổn thương tại ruột hay gặp là hội chứng ruột kính thích (Irritable bowel syndrome – IBS) Nếu chỉ bị hội chứng ruột kích thích. Trong bệnh này người bệnh đại tiện có thể phân lỏng, không có máu, có thể có nhày, đau bụng, có cảm giác chưa đại tiện hết phân sau khi đi ngoài, nói chung cân nặng của người bệnh ít bị ảnh hưởng và khi xét nghiệm phân cũng như nội soi đại tràng thấy hoàn toàn bình thường. Nhóm 2: do thương tổn thực sự như viêm đại tràng do amip hay ký sinh trùng, viêm loét đại tràng chảy máu, bênh Crohn… Viêm đại tràng mạn là bệnh rất hay gặp ở nước ta. Bệnh xuất hiện sau nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng ở ruột. Bệnh diễn biến mạn tính, có từng đợt tiến triển. Nguyên nhân: Có nhiều nguyên nhân dẫn tới viêm đại tràng mạn, bao gồm: Nhiễm khuẩn: các loại vi khuẩn gây hội chứng lỵ như shigella, samonella… Nhiễm ký sinh trùng: các loại giun sống ký sinh ở đại tràng như giun đũa, giun tóc, giun kim và các loại sán ruột. Chế độ ăn uống: ăn uống không điều độ kéo dài hoặc các thức ăn gây kích thích, tổn thương niêm mạc ruột. Táo bón kéo dài. Viêm đại tràng thứ phát sau các bệnh khác của hệ tiêu hóa Ăn no tức bụng, tại sao? Chứng khó tiêu bao gồm nhiều triệu chứng như: chướng bụng, đầy hơi, khó chịu, mau no đặc biệt là sau khi ăn làm cho bệnh nhân có cảm giác chậm tiêu. Có bệnh nhân bị buồn nôn hoặc nôn sau ăn, đôi khi kèm theo triệu chứng hoa mắt, chóng mặt. Có bệnh nhân khác bị ợ hơi, có cảm giác vướng nghẹn ở cổ họng. Tất cả các triệu chứng trên liên quan đến rối loạn về co bóp của dạ dày hoặc của thực quản. Ngoài ra, người bị khó tiêu có thể bị đau ở vùng thượng vị mà dân gian thường gọi là đau vùng chấn thủy. Nhóm đầu tiên được gọi là “khó tiêu chức năng” tức là những bệnh nhân bị chứng đầy bụng khó tiêu nhưng khi khám bệnh và làm các xét nghiệm hoàn toàn không phát hiện có gì bất thường. Nhóm thứ hai là những bệnh nhân có một bệnh thực tế về tiêu hóa hoặc có một nguyên nhân nào đó gây ra các triệu chứng khó tiêu. Chứng “khó tiêu chức năng” không có nguyên nhân cụ thể. Yếu tố khởi phát hoặc làm nặng thêm triệu chứng: Do cách ăn uống Do lạm dụng một số chất kích thích như rượu, cà phê, thuốc lá Do nhiễm khuẩn Helicobacter pylori Do căng thẳng thần kinh, bị stress Do tác dụng phụ xảy ra trên đường tiêu hóa của một số thuốc: kháng sinh, thuốc giảm đau hạ sốt, thuốc kháng viêm, corticoid, thuốc dãn phế quản… Viêm ruột thừa (thông tin). Ruột thừa có chức năng gì đặc biệt không? Viêm ruột thừa là tình trạng đặc trưng bởi hiện tượng viêm của ruột thừa. Mặc dù các ca nhẹ tự khỏi mà không cần điều trị, phần lớn viêm ruột thừa cần được mở ổ bụng để lấy bỏ ruột thừa bị viêm. Tỉ lệ tử vong cao nếu không điều trị, chủ yếu do viêm phúc mạc và sốc do ruột thừa viêm bị vỡ Nguyên nhân: Nguyên nhân thường là ruột thừa bị tắt nghẽn do thành phần có trong phân, dẫn đến nhiễm khuẩn. Nếu không điều trị, ruột thừa có thể bị hoại tử, vỡ ra, dẫn đến viêm phúc mạc, nhiễm khuẩn huyết và cuối cùng là tử vong. Dấu hiệu và triệu chứng: Kiểu đau của viêm ruột thừa thường bắt đầu ở vùng quanh rốn trước khi khu trú pr hố chậu phải. Thường đi kèm với chán ăn. Cũng thường có sốt. Buồn nôn, nôn, và tiêu chảy có thể có hoặc không, nhưng nếu có sẽ làm tăng khả năng chẩn đoán. Triệu chứng điển hình là đau và nhạy cảm ở hố chậu phải. Nếu phản ứng dội dương tính chứng tỏ có kích thích phúc mạc. Ổ bụng gồng cứng là dấu hiệu nghi ngờ cao cho viêm phúc mạc cần can thiệp phẫu thuật. 4. Công thức răng sữa và răng vĩnh viễn Răng sữa: 20 răng Xét một cung răng (nửa hàm): 2/2 răng cửa, 1/1 răng nanh, 2/2 răng hàm bé (tiền cối) Răng vĩnh viễn: 32 răng Xét một cung răng: 2/2 răng cửa, 1/1 răng nanh, 2/2 răng hàm bé, 3/3 răng hàm lớn 5. Nuôi dạy con Những lý do khiến trẻ bị nôn trớ Nôn trớ là triệu chứng hay gặp ở trẻ nhỏ do đặc điểm của hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện , cơ tâm vị yếu ,dạ dày còn ở tư thế nằm ngang . Nôn trớ có thể tự khỏi khi trẻ lớn dần lên Nôn trớ cũng là triệu chúng trong nhiều bệnh khác nhau , nhưng nôn nhiều kéo dài thường ảnh hưởng tới tình trạng dinh dưỡng , rối loạn nước và điện giải … Nôn trớ là hiện tượng thức ăn trong dạ dày bị đẩy lên thực quản rồi trào ra miệng . Nôn là do sự co bóp phối hợp của cơ hoành , cơ thành bụng và cơ trơn dạ dày thực quản . Trớ là sự co bóp của cơ trơn dạ dày thực quản , không có sự tham gia của cơ hoành và thường là thức ăn chưa tiêu hóa Nguyên nhân và cách xử trí nôn trớ ở trẻ em Nôn trớ liên quan đến ăn uống . Hay gặp ở trẻ nhỏ do ép trẻ ăn quá nhiều , bú quá no , bú chai , ngậm vú giả , pha sữa không đúng cách , không dung nạp sữa bò hoặc bắt đầu ăn bổ sung với thức ăn mới lạ …Nôn thường xuất hiện sớm , số lương chất nôn ít , chủ yếu là thức ăn . Trẻ vẫn chơi bình thường không ảnh hưởng đến tình trạng cơ thể . Do vậy , chỉ cần điều chỉnh cách cho ăn : Không ép trẻ ăn nhiều làm cho trẻ sợ hãi khi nhìn thấy thức ăn Chia thức ăn làm nhiều bữa nhỏ trong ngày để đảm bảo đủ số lượng thức ăn cần thiết ở những trẻ bú mẹ thì sau khi bú xong nên bế trẻ 10-15 phút rồi mới đặt trẻ nằm Pha sữa đúng công thức và cho ăn bằng thìa hoặc uống bằng cốc Khi cho trẻ bú bình với đầu vú cao su thì cần nghiêng bình sao cho sữa ngập cổ bình để tránh nuốt không khí vào dạ dày Một số trẻ tạm thời cơ thể không dung nạp sữa bò tươi thì thay thế bằng sữa đậu nành hoặc sữa bò dưới dạng sữa chua Nôn do cơ thắt môn vị : thường gặp ở trẻ dưới 6 tháng tuổi , thể trạng thần kinh dễ bị kích thích hay quấy khóc , hờn dỗi , kém ngủ . Nôn xuất hiện sớm triong những ngày đầu sau đẻ dù trẻ ăn sữa mẹ hay sữa bò , chất nôn là nước sữa hoặc sữa đông vón tùy theo thời gian sữa lưu lại dạ dày Trẻ vẫn háu ăn , ít bị sụt cân , cơ thể vẫn phát triển bình thường . Bệnh sẽ giảm dần khi trẻ bắt đầu ăn chế độ đặt, vì ăn chất lỏng không khí dễ vào dạ dày gây đày hơi trẻ dễ bị nôn trớ 6) LƯỠI TRẺ EM TO HƠN LƯỠI NGƯỜI LỚN VÀ CÓ NHIỀU GAI LƯỠI HƠN ĐÚNG HAY SAI ? Khẳng định đó là sai , tại vì: - Mặt trên của lưỡi có những hạt sần nhám, những hạt này gọi là gai lưỡi. Gai lưỡi gồm những hạt "núm" vị giác. - Số lượng các hạt "gai" vị giác ở trên lưỡi của một người trưởng thành có khoảng chừng 5000 hạt, lưỡi của trẻ con thì ít hơn rất nhiều. Khi chúng ta già đi, những hạt này sẽ mất đi khả năng của chúng và số lượng các hạt này sẽ giảm đi. Người ở lứa tuổi 70, số lượng hạt này chỉ còn 40 hạt. Giống như tế bào da của chúng ta, nó thường xuyên được thay thế. Cứ mỗi 10 ngày, những hạt gai vị giác sẽ được thay thế. 7) TẠI SAO NGƯỜI GIÀ ĂN KHÔNG THẤY NGON? Người cao tuổi ít hoạt động so với thời trẻ. Mắt nhìn kém, tai nghe kém, mũi ngửi kém, lưỡi không nhậy không cảm nhận được mùi vị, . Các cơ quan tiêu hoá hoạt động cũng kém trước: Hàm rǎng yếu, suy yếu cơ vận động miệng , nhai cắn thức ǎn khó khǎn. Tuyến nước bọt bị teo, giảm tiết nước bọt , thiếu nước bọt nên nuốt khó. Dạ dầy và ruột cũng teo đi. Dịch vị giảm, lượng men tiêu hoá giảm. Hoạt động của gan, thận yếu đi. Khả nǎng lọc còn 60% gây ứ các chất thải ở máu. Ǎn khó tiêu. Nhu động của ruột giảm dễ gây táo bón. Đây là các yếu tố làm cho người cao tuổi chán ăn , ảnh hưởng đến ǎn ngon miệng. Tại sao đói bụng lại phát ra tiếng kêu “ọt ọt”? Đó là do khi chúng ta đói, dạ dày trống không, chẳng còn thức ăn gì cả, chỉ còn lại một ít khí và dịch thể. Dạ dày không ngừng co bóp, khiến dịch thể và hơi ở bên trong bị chèn qua ép lại nên phát ra tiếng kêu “ọc ọc”. Bệnh “nôn trớ” ở trẻ em? Nôn trớ/ọc là triệu chứng sau khi cho ăn, trẻ bị nôn trớ/ọc các thức ăn đã vào dạ dày ra ngoài miệng. Nôn trớ/ọc ở trẻ nhỏ, hay cũng được biết tới như chứng trào ngược thực quản, là khi thức ăn trong dạ dày bị trào ngược ra miệng sau khi ta cho trẻ ăn. Triệu chứng này đôi khi có thể trở nên quá nhiều, thường xuyên và khiến bé của bạn mệt mỏi. * Nguyên nhân Nôn trớ/ọc là do hoạt động kém của một bộ phận nối giữa dạ dày và thực quản (đây là bộ phận có tính đàn hồi ở đầu dạ dày có chức năng ngăn các chất lỏng bị trào ngược ra lại), cơ tâm vị yếu, dạ dày còn ở tư thế nằm ngang. Tất cả các em bé đều sinh ra với bộ phận nối dạ dày và thực quản còn non nớt vì chưa phát triển toàn diện. Bộ phận này không đóng hoàn toàn, vì thế khí a xít và thức ăn có thể trào ngược lên lại phía trên miệng. Nôn là do sự co bóp phối hợp của cơ hoành, cơ thành bụng và cơn trơn dạ dày thực quản. Trớ là sự co bóp của cơ trơn dạ dạy thực quản, không có sự tham gia của cơ hoành và thường là thức ăn chưa tiêu hóa. + Nôn trớ liên quan đến ăn uống. Hay gặp ở trẻ nhỏ do ép trẻ ăn quá nhiều, bú quá no, bú chai, ngậm vú giả, pha sữa không đúng cách, không dung nạp sữa bò hoặc bắt đầu ăn bổ sung với thức ăn mới lạ... Nôn thường xuất hiện sớm, số lượng chất nôn ít, chủ yếu là thức ăn. Trẻ vẫn chơi bình thường, không ảnh hưởng đến tình trạng cơ thể. + Nôn do co thắt môn vị: Thường gặp ở trẻ dưới 6 tháng tuổi, thể trạng thần kinh dễ bị kích thích hay quấy khóc hờn dỗi, kém ngủ. Nôn xuất hiện sớm trong những ngày đầu sau đẻ dù trẻ ăn sữa mẹ hay sữa bò, chất nôn là nước sữa hoặc sữa đông vón tùy theo thời gian sữa lưu lại dạ dày. Khó để phân biệt giữa nôn trớ/ọc với nôn ói, nhưng cần phải phân biệt giữa hai triệu chứng này. Nôn ói là khi một lượng lớn thức ăn và chất nhầy bị tống ra khỏi miệng, và khi nôn ói thường xuyên, bé sẽ lên cân chậm. Nếu như bé của bạn vẫn lên cân bình thường, thì nôn trớ/ọc không có hại. * Cách xử trí nôn trớ ở trẻ em * Nếu nôn trớ liên quan đến ăn uống thì chỉ cần điều chỉnh cách cho ăn: - Không ép trẻ ăn nhiều làm cho trẻ sợ hãi khi nhìn thấy thức ăn. - Chia thức ăn làm nhiều bữa nhỏ trong ngày để bảo đảm đủ số lượng thức ăn cần thiết. - Ở những trẻ bú mẹ thì sau khi bú xong nên bế trẻ 10-15 phút rồi mới đặt trẻ nằm. - Pha sữa đúng công thức và nên cho ăn bằng thìa hoặc uống bằng cốc. - Khi cho trẻ bú bình với đầu vú cao su thì cần nghiêng bình sao cho sữa ngập cổ bình để tránh nuốt không khí vào dạ dày. - Một số trẻ tạm thời cơ thể không dung nạp sữa bò tươi thì thay thế bằng sữa đậu nành hoặc sữa bò dưới dạng sữa chua. * Nếu nôn do co thắt môn vị cần lưu ý: - Cho trẻ ăn thức ăn đặc hơn bằng cách pha thêm nước cháo vào sữa. - Cho trẻ bú nhiều lần hơn bình thường. Sau mỗi lần bú bế trẻ đầu cao một lúc sau đó đặt trẻ nằm nghiêng bên trái 10 phút rồi chuyển sang bên phải, cuối cùng đặt trẻ nằm ngửa. - Ngoài ra có thể sử dụng thuốc chống nôn motilium, primperan. (Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác, các bạn có thể tự tìm hiểu thông tin trên mạng.) 10. Cơ chế đóng mở tâm vị, môn vị: * Tâm vị : Tâm vị không có cơ thắt thực sự, nó chỉ được đóng nhờ một lớp niêm mạc do lớp cơ vòng hơi dày đội lên và được cơ hoành bọc chung quanh tăng cường thêm, do đó cửa ngăn cách thực quản với dạ dày không đóng chặt như môn vị. Khi thức ăn bị dồn xuống tới đoạn cuối thực quản sẽ kích thích đoạn này, theo tác động của phản xạ ruột, tâm vị mở ra trong khi đoạn cuối của thực quản co lại, dồn thức ăn xuống dạ dày. Thức ăn vào dạ dày làm cho môi trường dạ dày bớt acid sẽ gây đóng tâm vị, cho đến khi môi trường acid trong dạ dày được khôi phục… Nhớ cơ chế này, tâm vị mở ra rồi đóng lại ngay, cho thức ăn xuống dạ dày nhưng ngăn cách các chất từu dạ dày trào ngược vào thực quản. Cơ chế đóng mở tâm vị phụ thuộc vào bài tiết acid của dạ dày. Tăng bài tiết acid (viêm loét dạ dày) làm tâm vị dễ mở gây ợ hơi, ợ chua. Tăng áp suất trong ổ bụng (vác nặng, mang thai) cũng có thể gây ợ hơi. * Môn vị: Môn vị có cơ thắt riêng, khá mạnh. Bình thường ngoài bữa ăn, môn vị hé mở; bắt đầu bữa ăn môn vị đóng chặt lại. Khi thức ăn đã bị tiêu hóa thành vị trấp trong dạ dày, nhu động dạ dày mạnh lên đến mức mỗi khi có sóng nhu động lan tới phần đầu vùng hang thì nó ép vào khối thức ăn chứa đựng ở đây, làm mở môn vị dồn vị trấp xuống ruột tá; xuống đến đây vị trấp kích thích ruột tá gây phản xạ (phản xạ ruột) làm môn vị đóng lại cho tới khi môi trường kiềm của ruột tá được khôi phục. Như vậy sóng nhu động vừa là nguyên nhân làm mở môn vị, vừa là nguyên nhân gây đóng môn vị, do đó môn vị mở rồi đóng lại ngay khiến thức ăn xuống ruột từng tí một, được tiêu hóa và hấp thụ triệt để. Hoạt động cơ học của môn vị phồi hợp cùng với chức năng chứa đựng thức ăn của dạ dày làm cho người ta ăn thành bữa nhưng tiêu hóa và hấp thu gần như liên tục cả ngày, cung cấp năng lượng bổ sung cho cơ thể liên tục, phù hợp với tiêu hao liên tục do chuyển hóa. Thời gian thức ăn lưu lại trong dạ dày phụ thuộc vào tuổi, giới tính, hoạt động thể lực, trạng thái tâm lý… nhưng phụ thuộc trước hết vào bản chất hóa học của thức ăn: glucid lưu lại trong dạ dày trung bình 4 giờ, protid 6 giờ và lipid 8 giờ. 11.Hành động “nuốt kiếm”, tại sao làm được như vậy? Nuốt kiếm không đánh lừa ảo giác con người, nghĩa là có thật, nhưng không như cơ chế nuốt bình thường (khi lưỡi ép thức ăn ngược lên trên vòm miệng trong khi cổ ở vị trí trung hòa), thì ở việc nuốt kiếm, phần cuống lưỡi phải duỗi thẳng về trước, trong khi cổ họng mở rộng hết cỡ. Tập luyện nhiều lần, người biểu diễn chuyên nghiệp có thể ức chế phản xạ banh miệng để cổ họng phát huy trương lực. Khi họng rướn về trước, và nhẫn hầu (cricopharyngeus) duỗi thẳng, thanh kiếm có thể “đi qua” sau một hơi thở (hít) sâu cho họng thật đầy không khí. Một khi đã qua khỏi cổ họng, thanh kiếm có bôi trơn sẽ trôi xuống nhẹ nhàng và thẳng xuống thực quản vốn có thể giãn nở và đàn hồi. Lực trọng trường sẽ giúp kiếm trôi thẳng nếu như người biểu diễn đứng thẳng. 12. Tại sao sau khi ăn lại bị ợ chua? Cơ chế? Ợ chua sinh ra bởi nhiều nguyên do, bao gồm chứng thoát vị, thừa cân ở cơ hoành và tác dụng phụ của một số loại thuốc. Nó xảy ra khi van đóng giữa dạ dày và thực quản bị yếu đi, khiến cho axit trào ngược lên. Do ăn phải một số thực phẩm gia tăng sự sản xuất axit như: thức ăn béo và nhiều gia vị như nước sốt kem, bánh nướng bơ và quá nhiều dầu oliu; một số trái cây và rau xanh cũng có thể gây rắc rối, đặc biệt là quả họ cam, quả mọng và quả chưa chín. Bạn sẽ dễ chịu hơn khi ăn táo và lê (khi đã chín). Trái cây được chế biến cũng tốt cho ruột hơn. Nhưng đừng nên ăn hoa quả khi bụng còn trống rỗng. Uống quá nhiều trước và trong bữa ăn cũng có thể làm bạn đầy bụng và thức ăn sẽ bị dồn lên. Các đồ uống chứa nhiều caffeine như cà phê, trà, cola và chocolate. Những thứ này sẽ khiến van thành ruột yếu đi và làm thức ăn ợ lên. Cũng nên tránh cả những đồ uống có gas. Ăn quá nhanh nghĩa là bạn phải nuốt những miếng to và chúng sẽ nằm chềnh ềnh trong bụng khiến dạ dày khó tiêu hóa. Bạn cũng sẽ nuốt vào nhiều không khí lúc ăn, nên khi bạn ợ, luồng không khí sẽ mang theo axit gây cảm giác chua đắng. Vì vậy hãy ăn từ từ, nhai kỹ và giữ cơ thể thẳng đứng trong 45 phút sau khi ăn. Những đồ ăn lỏng như cháo và súp cũng dễ trào ngược lên thực quản. Với bữa sáng, bạn nên ăn bánh mì nướng hoặc một bát cháo nhỏ. Bữa trưa, nên ăn súp cùng một món khô nào đó. Ăn thành nhiều bữa nhỏ, như thế mỗi lần bạn sẽ có ít thức ăn trong bụng hơn và cảm thấy dễ chịu hơn. Tránh ăn vặt liên tục những thứ không nhiều chất bổ. Bạn có thể cho rằng có thứ gì đó trong bụng sẽ giúp hấp thu axit, nhưng kết quả chỉ là cảm giác chán ăn khi đến bữa. 13/ Sỏi mật là gì và nguyên do tạo nên sỏi mật Sỏi mật là một khối cứng trong túi mật. Nó được tạo nên khi những thành phần của mật như cholesterol, sắc tố mật bilirubin kết tủa ra khỏi dung dịch và tạo nên vật thể. Sỏi mật được tạo thành khi các đặc trưng vật lý có sự thay đổi làm cho cholesterol bị giảm tính hòa tan. Nguyên nhân gây nên sỏi mật. Ngoài hai chất chính cholesterol gây sỏi cholesterol, và sắc tố bilirubin gây sỏi mật bilirubin, có một số yếu tố ảnh hưởng đến việc tạo sỏi mật nhất là sỏi mật cholesterol. * Mập phì. Mập phì là một nguy cơ đáng ngại cho sỏi mật, nhất là cho đàn bà. Người ta giả định rằng mập phì có khuynh hướng làm giảm số lượng muối mật bài tiết, do đó cũng làm tăng hàm lượng cholesterol. Mập phì cũng làm giảm sự tống xuất túi mật. * Estrogen. Lượng estrogen thặng dư do thai nghén, do uống kích thích tố, hay do uống thuốc ngừa thai cũng được giả định là làm tăng hàm lượng cholesterol trong máu và làm giảm chuyển động của túi mật. Cả hai điều kiện này đều dễ gây nên sỏi mật. * Chủng tộc. Người Mỹ thổ dân (Native Americans) trong cơ thể chứa di thể có khuynh hướng làm tiết nhiều cholesterol trong mật. Tỷ lệ số người có sỏi mật cao nhất là những người này. Một số lớn người Mỹ thổ dân đàn ông có sỏi mật vào tuổi 60. Giữa nhóm người Pima Indians ở Arizona, 70% đàn bà có sỏi trong mật vào tuổi 30. Người Mỹ gốc Mễ Tây cơ cũng có tỷ lệ bị sỏi mật rất cao. * Phái tính. Đàn bà thường bị sỏi mật nhiều hơn. Số đàn bà giữa 20 và 60 tuổi có nhiều triển vọng bị sỏi mật gấp đôi số đàn ông. * Tuổi tác. Những người trên 60 tuổi dễ bị sỏi mật hơn * Thuốc làm giảm cholesterol. Thuốc làm giảm cholesterol trong máu làm tăng lượng cholesterol trong mật, và bởi thế cơ hội có sỏi trong mật lại cao hơn. * Bệnh tiểu đường. Những người có bệnh tiểu đường thường có lượng fatty acids triglyce- -rides cao. Những chất này có thể làm tăng nguy cơ bị sỏi mật. * Xuống ký quá nhanh. Khi cơ thể cố gắng biến dưỡng chất béo trong thời gian xuống ký quá nhanh, nó có thể gây lý do cho gan tạo thêm nhiều hơn cholesterol để chuyển tới mật. * Nhịn đói. Nhịn đói làm giảm chuyển động của túi mật, do đó mật tích tụ lại với nồng độ cholesterol cao, dễ gây sỏi mật. * Nhiễm ký sinh trùng. Nhiễm ký sinh trùng đường ruột là đặc điểm của sỏi đường mật xứ nhiệt đới. Loại ký sinh trùng thường gặp là giun đũa. Trong phẫu thuật, khi mở ống mật chủ thường thấy sỏi nát mủn kèm với các mảnh xác giun hay giun còn sống. Vấn đề nhiễm ký sinh trùng đường ruột trong bệnh lý sỏi đường mật được tường trình qua nhiều nghiên cứu của các tác giả vùng nhiệt đới (xin đọc bài viết Sỏi mật ở Việt Nam). 14 / Cắt túi mật có ảnh hưởng gì tới sức khỏe sau này ? Thông thường, cắt túi mật sẽ không ảnh hưởng tới việc tiêu hóa thức ăn cũng như sức khỏe, tuổi thọ của bệnh nhân. Mật do gan tiết sẽ không còn được chứa ở túi mật mà chảy vào ruột. Một số bệnh nhân có thể bị chậm tiêu, đầy bụng, nhất là sau khi ăn nhiều mỡ béo, tuy nhiên các triệu chứng thường nhẹ, đa số sẽ hết sau mổ vài tháng và có thể điều trị bằng thuốc. 15/ Hệ thần kinh tự trị  Hệ thần kinh Tự trị là một phần của hệ thần kinh ngoại biên.Hệ tự trị chủ yếu liên quan đến việc duy trì các chức năng tự động mà không có chủ ý của chúng ta hay nỗ lực khác của bộ phận cơ quan như tim, phổi, bao tử, ruột, bàng quang, các cơ quan sinh dục và mạch máu. Nó hoàn toàn gồm các dây thần kinh vận động được sắp xếp theo kiểu chuyển tiếp từ dây cột sống đến các cơ quan khác nhau. Hệ thần kinh tự trị được chia thành hai phần, được gọi là thần kinh giao cảm và phó giao cảm. 16/ Loét dạ dày tá tràng : Loét là sự phá hoại tại chỗ niêm mạc DD hoặc TT gây ra do axit và pepsin .Trong bệnh loét DDTTcó thể thấy bị loét ở những vị trí : Hành tá tràng , tá tràng Tiền môn vị , tâm vị Hang vị , thân vị Nguyên nhân gây bệnh và dấu hiệu nhận biết a.    Nguyên nhân gây loét dạ dày Nguyên nhân gây loét dạ dày - tá tràng gồm 3 yếu tố: Do dùng thuốc aspirin, thuốc chữa khớp Do vi khuẩn Helicobacter pylori và do tình trạng tăng tiết acid. Do căng thẳng kéo dài, Stress Do uống quá nhiều rượu. Do hoá chất Do các bệnh tự miễn khác… Dấu hiệu bệnh : Người bệnh thường bị đau khi công việc căng thẳng, lo lắng nhiều, buồn rầu, tức giận hoặc sợ hãi, nhất là khi ăn uống thất thường, không đúng bữa, không được nghỉ ngơi, bệnh sẽ dễ phát và tái phát. Triệu chứng thường thấy là: vùng bụng trên (thượng vị) đau, ợ hơi, ợ chua, nóng rát, đau từng cơn lúc đói hoặc vào ban đêm. Bệnh nhân có thể buồn nôn, đầy bụng, chậm tiêu. Khi ăn vào, cơn đau có thể dịu đi. Nếu uống thuốc chữa dạ dày thì giảm đau rõ rệt. Nếu người bệnh đi đại tiện phân đen như bã cà phê, có mùi khắm thì dạ dày có thể đã bị chảy máu. Khoảng 20% bệnh nhân bị loét dạ dày - tá tràng nhưng không hề có triệu chứng, mà người bệnh vào viện vì các biến chứng như: xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày hoặc hẹp môn vị, hoặc nội soi kiểm tra phát hiện ra bệnh. 17/ Trẻ dưới 1 tuổi , ăn không tiêu , khóc , đi ra phân màu xanh . Màu xanh đó là chất gì ? Hệ tiêu hóa của trẻ lúc này chưa phát triển đầy đủ .Do đó khi cho trẻ ăn quá nhiều mà không tiêu hóa hết sẽ thành gánh nặng cho gan và chất màu xanh đó chính là mật Vì vậy nên cho trẻ ăn uống đầy đủ , hợp lí , chia thành nhiều bữa ăn nhỏ , bổ sung đầy đủ các chất để trẻ hấp thu chất dinh dưỡng và tiêu hóa tốt hơn 18/ Ghép gan ? Sau ghép gan , sống gần như bình thường Người cho một phần gan co ảnh hưởng đến sức khoẻ hay không ? Đối với gan , người ta thấy là cắt đi một nửa hoặc 2/3 gan thì phần còn lại vẫn có thể hoạt động được Thực tế sau khi cắt gan đi thì mô gan còn lại sẽ tăng trưởng phát triển tế bào để bù dắp vào khối lượng gan đã mất đi , có nghĩa là mô gan mọc trở lại như cũ . Việc phục hồi này chỉ trong vòng 2-4 tuần sau khi cắt và người càng trẻ thì sự phục hồi càng nhanh Còn người nhận ? Về mặt trọng lượng , với gan ghép đó bao giờ cũng phải đảm bảo được chức năng hoạt động . Và gan được ghép sau đó cũng phì đại , lớn ra để đảm bảo chức năng cần thiết Sau khi ghép sức khoẻ và khả năng sống của bệnh nhân như thế nào ? Khi ghép gan vào , trong trường nếu cơ thể nhận ghép không phản ứng mãnh liệt thì gan sẽ sống được và làm những chức năng cần thiết của nó Việc đào thải mãnh ghép thường xảy ra trong vài năm đầu , nhưng miễn dịch chống lại gan không mạnh như những cơ qưan khác . Ngoài ra những tổn thương , những triệu chứng biến loạn do gan suy trước đó để lại khi được thay thế gan mới cũng sẽ không còn Tất nhiên sau khi ghép gan lạ vào cơ thể người bệnh phải dùng một số thuốc chống lại sự thải loại của cơ thể với gan lạ được ghép vào Thuốc này bên cạnh việc giúp chống lại sự thải loại của cơ thể cũng làm suy yếu đi một phần khả năng chống đỡ của cơ thể . Tuy có những nguy cơ nhưng không lớn như những lúc ta bị suy gan trước đó Trường hợp những người bị ung thư gan có thể ghép mới được không ? Nếu như bệnh còn khu trú thì có thể cắt bỏ đi phần gan bị ung thư và điều trị . Nhưng khi ung thư đã di căn rồi thì dù ghép gan cũng sẽ không mang nhiều hiệu quả - Vì dù có cắt bỏ gan thì những tế bào ung thưvẫn chạy đi nơi khác và mọc lên Thành tựu y học : Nhóm các nhà khoa học Nhật Bản thuộc Đại học y khoa tự trị và Đại học Kyoto vừa tuyên bố đã nghiên cứu thành công phương pháp mới cấy ghép gan sống, có thể giảm nhẹ gánh nặng về cơ thể của những người cho gan. Trong phương pháp mới, các nhà khoa học trước hết lấy tế bào gốc mesenchymal từ tủy của người bệnh, sau đó tiêm vào huyết quản gan đã được cắt rời của người cho, sau đó lại tiếp tục cấy ghép vào cơ thể người bệnh. Các nhà khoa học cho biết, tế bào gốc mesenchymal có chức năng thúc đẩy sự tái sinh gan, vì thế sẽ không cần thiết phải lấy nhiều gan của người cho như trước kia. Phương pháp này thông thường chỉ cần cắt khoảng 1/3 gan của người cho. 19/ Hiện tượng chết lâm sàng ? Hiện tuợng chết giả là sự tuần hoàn trong hơi thở và sự ức chế ở mức độ cao của đại não, điều này biểu hiện tình trạng suy nhược cơ thể của con người. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy, khi còn sống con người với một cơ thể khoẻ mạnh và hệ thần kinh hoàn hảo đã liên tục phát ra những sóng điện từ với rất nhiều tần số khác nhau. Đã có nhà khoa học cho rằng, những sóng điện từ này có bản chất giống như những tia phóng xạ và nó tăng lên khi hoạt động của cơ thể ở trong những trạng thái đặc biệt như: khi đang kề cận cái chết, tình trạng lên đồng hay ảnh hưởng của một số hoá chất. Ở trong tình trạng này, những chất morphin nội sinh sẽ sản xuất ra nhiều và gây nên tình trạng cận sinh mà khoa học ngày nay vẫn chưa thể hiểu hết được. Bản năng sinh tồn của con người là rất mạnh, nhiều khi nó giúp cơ thể vượt qua được những tình trạng thập tử nhất sinh. Đây là một bản năng tự nhiên, không hề phụ thuộc vào hoàn cảnh, môi trường sống hay việc con người đó có được rèn luyện học tập về khả năng này không Trong tình trạng hoạt động nội sinh của cơ thể và các phản ứng hoá học tăng cao, có thể sinh ra những hiện tượng mà từ xưa con người đã biết đến gọi là “hiện tượng hồi dương”. Hiện tượng này tạo ra một số hiệu ứng sinh học như con người có thể tỉnh lại, hiện tượng thần giao cách cảm… Giống như ngọn nêon sắp tắt, những đốm lửa cuối cùng cố gắng loé sáng chiếu rọi cho cuộc đời một niềm tin vô tận vào sự bất diệt của muôn loài. Nói đến cái chết, trong y học quan niệm có hai hình thái cơ bản của cái chết, đó là chết lâm sàng và chết thật sự. Hiện tượng chết lâm sàng xảy ra khi bệnh nhân được coi như đã lìa đời với nhịp tim không đếm được, không có hiện tượng hô hấp, có nghĩa là bệnh nhân không còn thở nữa. Tuy nhiên hoạt động của não bộ thì vẫn còn, tương đồng với việc điện não đồ vẫn còn ghi nhận những sóng đặc trưng cho sự sống của con người. Phần lớn những trường hợp gọi là người chết sống lại đều xảy ra ở những tình huống chết lâm sàng này. Còn những trường hợp chết thật sự, cái chết được xác định rõ ràng bằng điện tim, điện não và các dấu hiệu sinh học khác. Ngoài ra còn phải làm lại sau sáu giờ như luật pháp của một số nước tiên tiến quy định. Các xét nghiệm này đều phải cho thấy thật sự người chết đã về cõi vĩnh hằng thì cái chết đó mới được coi là chết thật sự 20 /Trong hệ tiêu hóa, bộ phận nào khi bị cắt mất (biến mất) có thể tái tạo được? Trả lời : Gan Ống tiêu hóa có 4 hay 5 lớp? Trả lời : Ống tiêu hóa có 5 lớp, đi từ trong ra ngoài có các lớp sau : lớp niêm mạc, tấm dưới niêm mạc, lớp cơ trơn, tấm dưới thanh mạc, lớp thanh mạc. Tuy nhiên, tùy theo cấu tạo và chức năng của mỗi cơ quan (bộ phận) trong hệ mà số lớp và cấu tạo của từng lớp ở mỗi cơ quan (bộ phận) sẽ khác nhau và thường ta thấy cấu tạo của một số cơ quan (bộ phận) trong hệ chỉ nói đến 4 lớp vì tấm dưới thanh mạc rất mỏng nên thường không được nhắc đến. Trong 5 lớp thì lớp niêm mạc và lớp cơ trơn có cấu tạo khác nhau ở mỗi phần của ống tiêu hóa tùy theo chức năng của nó , chẳng hạn như : ở miệng lớp niêm mạc có thượng mô nhiều tầng, còn ở dạ dày và ruột là thượng mô một tầng; Từ dạ dày đến ruột non, lớp cơ là tầng cơ vòng và cơ trơn tạo thành một lớp liên tục, còn ở ruột già các sợi cơ dọc tập trung thành 3 dải có thể nhìn thấy khi quan sát đại thể HỆ HÔ HẤP 1 / TẠI SAO RUỘT DÀI CÓ THỂ GẤP NẾP TRONG KHOANG BỤNG ĐƯỢC NHƯ VẬY? Ruột dài khi trải phẳng ra có thể dài đến 7m. khi gấp nếp trong khoang bụng vừa tiết kiệm không chiếm quá nhiều chỗ vừa giúp cho hệ tiêu hóa ở ruột non , ruột già , manh tràng , tá tràng… được tốt hơn. Từ đó tăng diện tích hấp thu các chất dinh dưỡng và điện giải vào máu tốt hơn. 2 / Hút thuốc lá gây ung thư phổi . Tác động của nó như thế nào ? ( phá hủy tòan bộ hay chỉ một phần ? ) Trong thuốc lá có chất gì gây ung thư ? Ảnh hưởng của thuốc lá đến chức năng phổi : Khi chúng ta hít vào, không khí sẽ vào đường hô hấp trên qua mũi và miệng, nơi không khí được lọc, sưởi ấm và làm ẩm. Không khí hít vào sẽ đi qua khí quản để vào phổi. Trong mỗi phổi đều có một hệ thống phế quản, phế quản gốc như là nhánh chính của cây với các cành cây nhỏ là những phế quản, sau 17- 20 lần phân chia thành các tiểu phế quản tận, từ các tiểu phế quản đó sẽ dẫn đến các túi nhỏ chứa khí gọi là phế nang, nó giống như là chùm nho. ở phế nang quá trình trao đổi khí sẽ xảy ra. Máu sẽ đổi CO2 lấy O2 sau đó sẽ mang O2 đến các tổ chức của cơ thể. Hệ thống hô hấp có một số hàng rào bảo vệ để chống lại các bệnh. Quá trình lọc ở đường hô hấp trên giúp ngăn chặn vi khuẩn, virus và các chất gây kích thích từ ngoài vào trong phổi. Khí quản và tổ chức phổi sản xuất ra chất nhầy giúp cho việc lấy và mang các chất bẩn ra ngoài. Hỗn hợp chất nhầy và chất tạp nhiễm sẽ được đưa ra ngoài nhờ các lông nhỏ li ti gọi là lông chuyển, những lông này lay động rất nhanh về phía trên, trong một số vùng tốc độ của lông chuyển rất cao tới 1.000 lần trong một phút. Khi khói thuốc đi vào qua miệng thì người hút thuốc đã vô tình bỏ qua cơ chế bảo vệ thứ nhất đó là quá trình lọc ở mũi. Những người hút thuốc thường bài tiết nhiều đờm hơn những người không hút thuốc mà khả năng đưa đờm ra khỏi đường hô hấp lại kém hơn. Điều này là do hệ thống lông chuyển ở người hút thuốc bị liệt thậm chí bị phá huỷ. Khói thuốc cũng làm thay đổi cấu trúc các tuyến tiết nhầy và do vậy thành phần của chất nhầy cũng bị thay đổi. Đôi khi các tuyến tiết nhầy bị tắc lại làm giảm khả năng bài tiết đờm. Hậu quả cuối cùng là chất nhầy ở những người hút thuốc bị nhiễm bởi các chất độc hại, và bị giữ lại nhiều trong tổ chức phổi cản trở sự lưu thông trao đổi khí. Những sự thay đổi cấu trúc phổi ở những người hút thuốc làm giảm khả năng lấy oxi của phổi. Khói thuốc gây phá huỷ phế nang làm giảm tính đàn hồi của phổi và làm giảm khả năng trao đổi oxi. Phổi của những người hút thuốc bị giảm diện tích bề mặt và giảm mạng mao mạch, điều này có nghĩa là dòng máu lưu thông qua phổi bị giảm. Dẫn đến làm giảm cung cấp chất dinh dưỡng và ôxy cần thiết cho cả nhu mô phổi và các tổ chức khác trong cơ thể để duy trì sự khoẻ mạnh và chức năng bình thường của chúng. Hút huốc cũng gây ra hiện tượng gọi là tăng tính đáp ứng đường thở. Do ảnh huởng của các chất độc hại trong khói thuốc, đường thở bị co thắt. Khi điều này xảy ra thì luồng khí hít vào và thở ra đều bị cản trở ở người hút thuốc, và do đó hình thành các tiếng ran rít, ran ngáy và có thể bị khó thở. ở những người hút thuốc có nhiều thông số chức năng thông khí thay đổi, trong đó thể tích khí thở ra gắng sức trong giây đầu tiên (FEV1) giảm rất nhiều. Khói thuốc làm giảm sự phát triển của phổi và gây viêm tổ chức phổi ở trẻ nhỏ và thiếu niên biểu hiện bằng tốc độ tăng FEV1 chậm lại. ở lứa tuổi từ 20-30 khi hút thuốc thì tổn thương phổi lại khác. Khi ở giai đoạn này của cuộc sống thì phổi tăng trưởng kiểu cao nguyên. ở người hút thuốc giai đoạn phát triển này ngắn lại và làm các bệnh lý gây ra do hút thuốc sớm xuất hiện. ở lứa tuổi trên 30 nếu hút thuốc tốc độ giảm FEV1 sẽ tăng gấp đôi (khoảng 40 ml/năm) so với người không hút thuốc (khoảng 20 ml/năm). Những người hút thuốc ở tuổi càng trẻ thì thời gian hút để gây ra bệnh liên quan đến đường hô hấp càng ngắn so với những người bắt đầu hút ở tuổi muộn hơn. Trong gói thuốc lá có hơn 2000 hợp chtấ hóa học và 43 chất gây ung thư cho người : Chất nicotin - chất này làm cho người hút thuốc lá nghiện và cũng làm cho người hút bị nhiễm độc mãn tính chuyển sang nhiễm độc cấp tính. Chất benzene - chất này gây ra bệnh ung thư Chất crizen và hợp chất của metyl với hàm lượng khá cao trong khói thuốc lá, gấp 5 lần chất benzene - Những chất này khiến động vật nhiễm phải đều mắc bệnh ung thư với tỷ lệ 100%. Chất metyl hiđrazin - gây bệnh ung thư phổi, ung thư gan, v.v. Ngòai ra còn nhiều hợp chất cũng gây bệnh chết người khác . 3 / Thở bằng miệng ảnh hưởng như thế nào ? Bệnh H1N1 xảy ra gây tử vong như thế nào ? a. Tật thở bằng miệng Một trong những nguyên nhân gây sai vị trí răng ở bé nữa là thở bằng miệng . Bé thở bằng đường miệng có thể do đường mũi bị cản trở , do có thói quen thở miệng, hoặc bé thở bằng mũi, nhưng do môi trên quá ngắn nên miệng vẫn hở khi thở mũi, khiến bé không thở bằng đường mũi được mà phải thở bằng đường miệng. Thường gặp ở những bé có vấn đề về đường hô hấp trên, gây khó thở, như viêm mũi, sưng amiđan , polip, vẹo vách mũi. Cách thở này làm cho bé bị hô và viêm họng. Thở bằng miệng sẽ làm khô niêm mạc miệng dễ gây sâu răng , làm lệch lạc răng và hàm bé sẽ bị hô. Tật thở bằng miệng làm hệ thống xương mặt phát triển không cân đối và cũng dễ dẫn đến những rối loạn về khớp cắn. Nếu bé thở bằng miệng mà nguyên nhân do các bệnh về mũi thì phải cho bé đi khám ngay để điều trị . Nếu nguyên nhân về mũi không còn mà bé vẫn có thói quen thở bằng miệng thì có thể dùng băng gạc băng cằm bé lại để bé không há miệng ra thở được mà phải tập thở bằng mũi. b Cơ chế gây bệnh cúm A/ H1N1 Hậu quả của xâm nhập và nhân lên do H1N1 là nguyên nhân kích thích cơ thể sản sinh một lượng lớn các cytokine (các protein, peptide hay glycoprotein có chức năng trong quá trình truyền thông tin giữa các tế bào). Đối với các tế bào miễn dịch, một lượng lớn các cytokine là nguyên nhân của "cơn bão cytokine". Các cytokine hoạt hóa các tế bào miễn dịch như lympho bào T và đại thực bào, kích thích chúng sản sinh thêm nhiều cytokine. Bình thường, quá trình này được kiểm soát nhưng trong một số trường hợp phản ứng của các tế bào đối với cytokine vượt khỏi ngưỡng và vô số tế bào tại một vị trí được hoạt hóa. Virus cúm được cho là một trong những nguyên nhân của những cơn bão phản ứng này. Hậu quả của những cơn bão cytokine là sự tán phá các mô, các cơ quan. H5N1 và H1N1 đều có khả năng xâm nhập các phế nang của phổi, gây kích thích quá ngưỡng hệ thống miễn dịch do một lượng lớn cytokine được sản xuất trong các tế bào của phổi dẫn đến xâm nhập của bạch cầu. Nói một cách đơn giản, các bạch cầu cùng "kéo nhau về phổi". Tương tự như một dòng cổ động viên hay một đám đông quá khích, hậu quả do chúng để lại là hủy hoại mô phổi, tăng tiết dịch viêm gây tràn dịch phổi và biểu hiện khó thở cùng những triệu chứng khác của cúm xuất hiện. Do đặc điểm của quá trình bệnh lý nên cơ thể có hệ miễn dịch khỏe mạnh lại mẫn cảm với bệnh hơn. Chính vì vậy những người trẻ tuổi lại mẫn cảm hơn trẻ em hay người già. 4/ Hai lá phổi không bằng nhau do nó tự nhiên như vậy hay nó phù hợp với chức năng nào ? Ta đã biết trong lồng ngực giữa hai lá phổi là tim . Tim nằm trên trục đối xứng của cơ thể nhưng hơi bị lệch về bên trái . Do đó hai lá phổi không bằng nhau ( phổi phải rộng và ngắn phổi trái ) . 5/ Mất một lá phổi có thể sống được không ? Cắt một phần phổi ảnh hưởng tới cơ thể như thế nào ? Nếu cắt một thùy phổi, theo Arroliga et al(2), tổng dung lượng phổi (TLC) giảm 12%, dung tích sống (VC) giảm 10%, thể tích khí thở ra tối đa trong một giây đầu (FEV1) giảm nhẹ. Khả năng khuếch tán của phổi (DLCO) và phân áp oxy trong máu động mạch (PaO2) không đổi. Các cơ chế bảo vệ đường hô hấp cũng bị suy kém: Phản xạ đóng đường dẫn khí có thể bị ức chế. Phản xạ ho và hắt hơi cũng bị ức chế .Hoạt động của hệ thống lông chuyển trong đường dẫn khí bị giảm sút, thành phần chất nhày ở đây cũng bị thay đổi. Nếu cắt nguyên lá phổi, VC, FEV1, DLCO giảm từ 35 đến 40%. Các hoạt động thải loại vi khuẩn cũng suy giảm vì thiếu oxy máu. Một số mạch máu phổi bị mất đi, làm tăng hậu tải tim phải. Ðiều này làm lệch vách liên thất sang trái, làm giảm cung lượng tim. Khả năng cung cấp oxy cho cơ thể - biểu diễn bằng lượng oxy hấp thu tối đa (VO2 max) giảm sút. Khả năng vận động tối đa của cơ thể (Wmax) cũng giảm theo. Những biến đổi theo chiều hướng xấu này của hô hấp và tuần hoàn có thể dẫn đến các biến chứng trong thời kỳ hậu phẫu như xẹp phổi v.v.. 6 / Phương pháp thở đúng ? Tại sao thời gian thở ra lại dài hơn thời gian hít vào ? Phương pháp thở đúng : Bạn có thể nhịn ăn 10 ngày, không uống nước 3 ngày nhưng không thể ngừng thở trong 4 phút. Tuy nhiên, thở thế nào để có thể kéo dài cộc sống hơn thì mời bạn tham khảo các bài tập sau. Việc thở bằng bụng tuân theo 4 nguyên tắc: thở sâu, đều, chậm rãi, êm dịu có tác dụng phục hồi sức khoẻ rất kỳ diệu. Cách thở này chẳng những cung cấp đủ dưỡng khí mà còn giúp điều hoà các rối loạn phủ tạng. Vừa đi bộ vừa thở Trong khi đi, thỉnh thoảng lại kết hợp với thở bụng êm dịu và sâu theo công thức: 4 bước hít vào (phình bụng), 2 bước ngừng thở, rồi 8 bước thở ra. Thở 4 thì bằng nhau Thì 1 hít vào sâu, từ từ và nhẹ nhàng bằng mũi, êm dịu kéo dài đến mức có thể chịu được; đồng thời bụng phình ra. Thì 2 nín thở giữ hơi, thời gian bằng khi hít vào. Thì 3 thở ra từ từ, êm nhẹ và kéo dài, đồng thời bụng thót vào hết cỡ, thời gian bằng thì 1. Thì 4 nín thở, thời gian bằng thì 1. Tập thở theo Yoga Có thể tập thở trong tư thế nằm, đứng, ngồi trên ghế, nhưng tốt nhất là ngồi tư thế hoa sen (Padma asana): Lòng bàn chân phải ngửa lên đùi trái và ngược lại, hay tư thế kiểu nửa hoa sen (Sukha asana): Lòng bàn chân phải ngửa trên bụng chân trái. Phép thở Yoga là nhẹ nhàng, chậm rãi, đều đặn theo 3 thì (hít vào, giữ hơi, thở ra) hoặc 4 thì (hít vào, giữ hơi, thở ra, nín hít). Tâm trí chỉ hoàn toàn chú trọng vào hoạt động hô hấp và lộ trình của hơi thở. Nếu thở 4 thì, nhịp độ phân bổ lý tưởng là 1-4-2-4, nghĩa là thời gian giữ hơi và nín hít dài bằng 4 lần thời gian hít vào, và thời gian thở ra dài bằng 2 lần thời gian hít vào. Nhưng điều này rất khó thực hiện ở người mới bắt đầu tập. Mặt khác, phương châm của Yoga là thoải mái, tương hợp với đặc thù cá nhân, tránh khiên cưỡng, nóng vội. Thế nên bước đầu trong khi tập thở 4 thì hoặc 3 thì, mỗi người hãy tự tìm cho mình một nhịp độ thích hợp với sức khoẻ của mình. Không đòi hỏi một sự cố gắng quá sức, đồng thời cũng không quá dễ dãi tuỳ tiện. Có thể bước đầu tập theo nhịp độ 1-2-2-2, hoặc 1-1-2-1… rồi nâng dần cho tới nhịp độ lý tưởng. Khi hít vào và thở ra đều qua mũi nhưng không để cho cánh mũi phập phồng. Thở bằng bụng: Hít vào thì phình bụng, thở ra thì thót bụng và co hậu môn lên, thở thật nhẹ nhàng và chậm rãi. Nên chú ý dẫn dắt hơi thở theo một lộ trình nhất định (có thể tưởng tượng hơi thở vào qua mũi, ngược lên đỉnh đầu, ra sau gáy, dọc theo xương sống…), tâm trí chỉ hoàn toàn chú trọng vào hoạt động hô hấp và lộ trình của hơi thở. Thở để chữa bệnh Thót bụng thở ra Phình bụng hít vào Hai vai bất động Chân tay thả lỏng Êm chậm sâu đều Tập trung theo dõi Luồng ra luồng vào Bình thường qua mũi Khi gấp qua mồm Đứng ngồi hay nằm Ở đâu cũng được Lúc nào cũng được! Thời gian thở ra lại dài hơn thời gian hít vào vì : Khi con người thở đúng cách, hơi thở sẽ làm trong sạch cơ thể bạn. Khi thở ra, kèm theo nín thở đồng nghĩa với việc đưa các độc tố ra ngoài cơ thể và trong cơ thể bạn có một khoảng trống. Độc tố N2, CO2 tích tụ ở tim, do đó khi bạn hít vào và nín thở, khí độc trong người hoà trộn vào hơi thở sau đó máu thải khí độc và đẩy chúng ta ngoài qua hơi thở ta thở ra .

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCác bệnh về cơ.doc