Các bệnh thường gặp của bo mạch chủ

Chú ý có trường hợp các con vít giử bo mạch chủ với thùng máy gây ra chạm mạch vì bo mạch chủ bị xê dịch khi làm vệ sinh. Cần điều chỉnh lại vị trí bo mạch chủ và bắt vít cho thật chặt.- Windows báo lỗi thiết bị: Mỗi bo mạch chủ đều có kèm theo đĩa driver (chứa các chương trình điều khiển thiết bị của bo mạch) để cài vào Windows. Nếu thiếu các driver này Windows sẽ không điều khiển được các thiết bị gắn trên bo mạch chủ. Chú ý: Nếu bo mạch chủ chạy tốt thì BIOS sẽ kiểm tra hệ thống mỗi khi bật máy và loa gắn trên bo mạch sẽ phát ra những tiếng bíp báo hiệu tình trạng hệ thống. Bạn có thể căn cứ vào những tiếng bíp này để biết được thành phần nào bị trục trặc. Dưới đây chỉ là bảng mô tả mã lỗi chẩn đoán POST của BIOS AMI để thí dụ, bạn cần xem trong sách hướng dẩn kèm theo bo mạch chủ để biết ý nghĩa mã lỗi đúng theo BIOS trên bo mạch chủ của bạn. Khi mua máy bạn phải đòihỏi cho được đĩa driver và sách hướng dẩn kèm theo bo mạch chủ, giử gìn chúng kỹ lưởng vì bạn sẽ cần đến chúng nhiều lần trong quá trình sử dụng

pdf3 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2310 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các bệnh thường gặp của bo mạch chủ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Máy thường bị treo sau một thời gian hoạt động (có tính chu kỳ): Do hệ thống giải nhiệt hoạt động không tốt, quạt quay chậm vì mòn trục, bụi bám nhiều lên cánh quạt và các tấm giải nhiệt. Khắc phục bằng cách làm vệ sinh máy Máy hay bị treo bất ngờ, không có tính chu kỳ: Tần số hoạt động của CPU bị xác lập sai (xác lập bằng jumper trên bo mạch hay trong BIOS) dẫn đến CPU chạy quá tốc độ quy định (overlock). Điều chỉnh lại tốc độ cho CPU. - Máy không hoạt động: Mạch điện bị chạm, đứt do máy bị đặt tại nơi có độ ẩm cao, hơi nước kết hợp với bụi làm mục mạch điện hay do côn trùng, thằn lằn, chuột… “ị” hay “tè” lên mạch. Đôi khi các tụ điện hóa học kém chất lượng bị “xì”, pin nuôi CMOS bị “chảy nước” cũng làm các mạch điện chung quanh bị hư hỏng. Cần sửa chữa tại các trung tâm bảo hành máy tính chuyên nghiệp hay thay bo mạch chủ khác. - Máy không lưu giữ xác lập trong BIOS (mỗi lần khởi động BIOS đều trả về mặc định): Pin nuôi CMOS hư hỏng, cần thay mới. - Máy không họat động sau khi làm vệ sinh hay sau khi di chuyển: Các thanh RAM hay card mở rộng (card âm thanh, card màn hình…) bị lỏng chân cắm, dẫn đến tiếp xúc không tốt. Cần tháo ra lau chùi chân cắm rồi cắm lại 1 cách chắc chắn (có thể thử thay đổi khe cắm khác). Chú ý có trường hợp các con vít giử bo mạch chủ với thùng máy gây ra chạm mạch vì bo mạch chủ bị xê dịch khi làm vệ sinh. Cần điều chỉnh lại vị trí bo mạch chủ và bắt vít cho thật chặt.- Windows báo lỗi thiết bị: Mỗi bo mạch chủ đều có kèm theo đĩa driver (chứa các chương trình điều khiển thiết bị của bo mạch) để cài vào Windows. Nếu thiếu các driver này Windows sẽ không điều khiển được các thiết bị gắn trên bo mạch chủ. Chú ý: Nếu bo mạch chủ chạy tốt thì BIOS sẽ kiểm tra hệ thống mỗi khi bật máy và loa gắn trên bo mạch sẽ phát ra những tiếng bíp báo hiệu tình trạng hệ thống. Bạn có thể căn cứ vào những tiếng bíp này để biết được thành phần nào bị trục trặc. Dưới đây chỉ là bảng mô tả mã lỗi chẩn đoán POST của BIOS AMI để thí dụ, bạn cần xem trong sách hướng dẩn kèm theo bo mạch chủ để biết ý nghĩa mã lỗi đúng theo BIOS trên bo mạch chủ của bạn. Khi mua máy bạn phải đòi hỏi cho được đĩa driver và sách hướng dẩn kèm theo bo mạch chủ, giử gìn chúng kỹ lưởng vì bạn sẽ cần đến chúng nhiều lần trong quá trình sử dụng Bảng mô tả mã lỗi chẩn đoán POST của BIOS AMI<strong style="font-style: normal; font-weight: bold; "> 1 tiếng bíp ngắn: Hệ thống đạt yêu cầu. Nếu bạn không thấy gì trên màn hình thì phải kiểm tra lại monitor và card video đã cắm đúng chưa. Nếu vẫn không được thì kiểm tra RAM và khởi động lại. 2, 3, 4, 5 tiếng bíp ngắn hay 1 bíp dài, 3 bíp ngắn: Lỗi RAM. Cắm lại RAM và khởi động lại. Nếu vẫn còn lỗi thì thay đổi khe cắm RAM. 6 tiếng bíp ngắn: Chip trên điều khiển bàn phím không hoạt động. Cắm lại bàn phím hoặc thử thay bàn phím khác. 7 tiếng bíp ngắn: CPU bị hỏng. Thay CPU khác. 8 tiếng bíp ngắn hay 1 bíp dài, 8 bíp ngắn: Card màn hình không hoạt động. Cắm lại card, nếu vẫn còn lỗi thì thay card màn hình. 9 tiếng bíp ngắn: BIOS của bo mạch chủ bị lỗi. Thay BIOS khác. 10, 11 tiếng bíp ngắn: Bo mạch chủ bị hỏng. Thay bo mạch chủ khác.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfCác bệnh thường gặp của bo mạch chủ.pdf
Tài liệu liên quan