Although Hoa tien ky - a Nom story made of verses, was originated from a Chinese version for
singing named Tu tuong de bat tai tu tien chu, Nguyen Huy tu had his own great creation that
helped to make it sound more Vietnamese. One of aspects clearly demonstration the creativity is
aspects of category. This is aspects demonstrate “hoán cốt đoạt thai” of Nguyen Huy tu.
Simultataneously it also made clear sense of ethnic and culture traditions of Viet Nam literature of
this exquisite talent poet. No longer a category with specific “ narration and telling” with
copperation of many category turn in to “ evoke and describe” with form of unique category is “
six and eight” poetry. Conversion category open widen road for Nom story that next generation
will inherit and develop.
7 trang |
Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 624 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ca bản Tú tượng đệ bát tài tử tiên chú và truyện thơ Hoa tiên ký (Nguyễn Huy Tự) trên cái nhìn đối sánh về phương diện thể loại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngô Thị Thanh Nga Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 65(03): 78 - 84
78
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
CA BẢN TÚ TƯỢNG ĐỆ BÁT TÀI TỬ TIÊN CHÚ VÀ TRUYỆN THƠ
HOA TIÊN KÝ (NGUYỄN HUY TỰ) TRÊN CÁI NHÌN ĐỐI SÁNH
VỀ PHƯƠNG DIỆN THỂ LOẠI
Ngô Thị Thanh Nga*
Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Truyện thơ Nôm Hoa tiên ký tuy bắt nguồn từ một ca bản của Trung Quốc có tên gọi Tú tượng đệ
bát tài tử tiên chú, song tác giả Nguyễn Huy Tự đã có những sáng tạo riêng để tạo thành một tác
phẩm văn học mang tinh thần Việt Nam. Một trong những phương diện thể hiện rõ sự sáng tạo ấy
là phương diện thể loại. Đây là phương diện thể hiện sự “hoán cốt đoạt thai” đầu tiên của Nguyễn
Huy Tự. Đồng thời nó cũng thể hiện rõ ý thức dân tộc cũng như truyền thống văn hoá văn học Việt
Nam của nhà thơ tài hoa này. Không còn là một thể loại mang đặc trưng “thuật và kể” tỉ mỉ với sự
kết hợp của nhiều thể loại (ca bản), Hoa tiên ký đã chuyển sang “gợi và tả” đầy súc tích và cô đọng
với hình thức thể hiện duy nhất là thể thơ lục bát thuần dân tộc. Sự chuyển đổi thể loại thực sự đã
mở ra một con đường rộng rãi cho những tác phẩm truyện Nôm đời sau kế thừa, phát triển.
Từ khoá: Hoa tiên ký - Tú tượng đệ bát tài tử tiên chú – Thể loại – đối sánh - Nguyễn Huy Tự.
Không giống như Nguyễn Du, mượn cốt
truyện của một tác phẩm văn xuôi “thường
thường bậc trung” trong văn học Trung Quốc
để sáng tác, Nguyễn Huy Tự đã mượn cốt
truyện từ một ca bản được đánh giá là nổi
tiếng nhất của thể loại để phóng tác. Vì thế,
thoạt nhìn về hình thức, Trần Quang Huy cho
rằng, ca bản Tú tượng đệ bát tài tử tiên chú
(từ đây xin được gọi tắt là Ca bản) và truyện
thơ Nôm Hoa tiên ký thuộc cùng một thể loại.
Rõ ràng đây là một nhận định chưa thật thoả
đáng, bởi nó đã đồng nhất thể thơ với thể loại.
Nếu như về mặt thể loại, sự sáng tạo của
Nguyễn Du phần nào được độc giả dễ dàng
nhận ra là bởi nó đã được chuyển thể từ văn
xuôi sang văn vần, và thi hào cũng rất có ý
thức khẳng định “bản quyền” của mình khi
đặt nhan đề tác phẩm là Đoạn trường tân
thanh (tân thanh vốn là một thể thơ cổ, sau
này dùng để chỉ thơ ca nói chung); thì với
truyện Hoa tiên ký của Nguyễn Huy Tự,
chúng ta cần nghiên cứu kỹ về đặc trưng thể
loại truyện thơ Nôm mới nhận biết rõ được sự
khác nhau giữa Ca bản và truyện thơ Nôm
Hoa tiên ký về phương diện này. Thực ra các
nhà nghiên cứu như: Nguyễn Huệ Chi, Trần
Nho Thìn, Lại Văn Hùng đã khẳng định ca
bản Hoa tiên và truyện Hoa tiên về mặt thể
Tel: 0982548560 , Email:
loại là hai tác phẩm “xa cách nhau một trời
một vực”. Nhưng sự khác nhau về mặt thể
loại biểu hiện cụ thể như thế nào ở chúng thì
hầu như các tác giả không phân tích kỹ.
Những ý kiến đưa ra của các tác giả trên khi
nhận xét về sự chuyển đổi thể loại này của
Nguyễn Huy Tự thường chỉ là những ý kiến
nhận xét rất khái lược, kiểu như: “ Có thể nào
hoàn toàn cách biệt về mặt thể loại mà vẫn
đưa lại cho người đọc một cảm xúc thẩm mỹ
giống nhau” [8.378] hay “Tác phẩm nguyên
tác dù là văn xuôi như Kim Vân Kiều truyện
hay là thơ như Đệ bát tài tử Hoa tiên ký, khi
gia nhập vào kho tàng văn học Việt Nam đều
được nhận một hình thức Việt Nam” [5.110].
Riêng nhà nghiên cứu Lại Văn Hùng có ý
bàn sâu hơn cả, nhưng với mục đích chính
của cuốn sách là bàn về thành tựu văn chương
của cả một dòng văn, nên tác giả dù có bàn cụ
thể hơn các nhà nghiên cứu trên một chút thì
nó vẫn gây cho độc giả sự “thòm thèm” và
chưa thể cảm nhận một cách trọn vẹn và cụ
thể sự chuyển đổi của Nguyễn Huy Tự ở
phương diện này. Song dù với chỉ hai trang
viết nhỏ vừa chỉ ra vừa diễn giải về một số nét
riêng đó của hai tác phẩm về mặt thể loại, thì
đây cũng là những gợi ý hết sức quan trọng,
để chúng tôi bàn sâu hơn về vấn đề này.
Ca bản Tú tượng đệ bát tài tử tiên chú thuộc
thể loại ca (Mộc ngư ca) trong hệ thống đàn
Ngô Thị Thanh Nga Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 65(03): 78 - 84
79
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
từ vùng Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc.
Về hình thức, thứ nhất ca bản cơ bản được
viết theo thể thất ngôn cổ phong thỉnh thoảng
có những hồi gồm có hai câu ở đầu hồi (giống
như tiểu thuyết chương hồi) để chuyển ý. Ví
dụ ở hồi 11, 15, 17, 19, 23, 25 trên đầu mỗi
hồi có những câu như:
Mạc ngôn chủ tỳ tư đàm luận,
Tái tụng văn song khách đoạn trường.
(Chớ nói vội đến chuyện chủ tớ nhà tiểu thư
đàm luận riêng tư những gì,
Mà hãy nói ở nơi thư phòng có người khách
đang đau đứt ruột.)
(Hồi 11 - Phỏng mại thư phòng)
Mạn ngôn thục nữ quy hương các,
Lương Sinh hiểu khởi tại song tiền.
(Khoan hãy nói việc thục nữ quay về khuê
phòng,
Mà hãy nói việc Lương Sinh buổi sớm ngủ
dậy ở trước song.)
(Hồi 15 - Dương gia hồi bái)
Mạc đạo phu thê tham hảo tế,
Hựu đàm khuê các chúng thuyền quyên.
(Không nói chuyện vợ chồng tham việc
kén rể tốt,
Mà hãy nói việc các người đẹp ở chốn
khuê phòng.)
(Hồi 17 - Ngộ tỳ trần tình)
Đình thư mạn giảng hoa gian sự,
Hựu đạo Lương gia chuyển cố lâm.
(Khoan hãy nói tiếp chuyện của đôi trai gái
trong vườn hoa,
Mà hãy nói việc ông họ Lương chuyển về
cố hương.)
(Hồi 25 - Chu trung hứa thân)
Có thể do ca bản là thể loại dùng để diễn
xướng trên sân khấu, nên khi chuyển sang
một cảnh khác, tác giả đã dùng phương thức
này nhằm để thông báo với khán giả nội dung
của màn diễn tiếp theo sẽ là gì. Và cũng có
thể, do ảnh hưởng của hí khúc nên tác giả ca
bản đã rất chú ý đến việc bố trí những tình tiết
có tính chất cao trào, như mấy lớp “chớ vội
nói” (mạc ngôn), “khoan hãy nói” (mạn
ngôn), “mà hãy nói” (hựu đạo)Dường như
kết cấu của tác phẩm đã “lấy một lớp diễn
làm đơn vị, khiến chúng có thể diễn riêng
từng lớp được” [6.52]. Đây cũng là đặc điểm
riêng của ca bản về mặt thể loại so với truyện
Hoa tiên ký.
Thứ hai là thể loại được sáng tác dùng để ca
nên có những hồi, ca bản được viết theo thể
thức của từ, khúc đặc biệt là ở lối hiệp vần
(hiệp chủ yếu là vần chân và thỉnh thoảng có
hiệp vần lưng). Như chúng ta đã biết, trong
văn học cổ Trung Quốc, từ và khúc là hai thể
loại rất nổi tiếng. Nếu từ xuất hiện vào đời
Đường - Ngũ đại và rất phát triển dưới triều
Tống (với những gương mặt tiêu biểu như:
Ôn Đình Quân, Vi Trang, Phùng Diên Tị,-
đời Đường; Chu Bang Ngạn, Lý Thanh
Chiếu, Tô Thức, - Đời Tống), thì khúc lại
rất thịnh hành vào đời Nguyên (với các đại
diện như: Quan Hán Khanh, Mã Trí Viễn,
Vương Hoà Khanh, Kiều Cát, Trương Dưỡng
Hạo,). Cả hai hình thức thơ này đều bắt
nguồn từ thơ ca dân gian và “có sự kết hợp
giữa lời thơ và âm nhạc, đều có hình thức câu
thơ tự do” [2.110]. Tuy nhiên, chúng cũng
khác nhau đôi chút, đó là khúc “kết hợp với
âm nhạc chặt chẽ hơn từ, câu thơ của khúc có
phần tự do hơn từ, khúc gieo vần dày hơn Từ”
[2.110]. Nếu “Từ nguyên là những bài hát
phổ nhạc do ca kĩ, nhạc công sống bằng nghề
đàn hát lấy ở bài hát dân gian hoặc thơ tuyệt
cú của văn nhân”, và “để phối hợp với tiết
tấu của âm nhạc, họ cải biên hoặc sáng tác
một số lời, câu dài ngắn xen kẽ” [2.263] (còn
gọi là trường đoản cú thi), vì thế về mặt nghệ
thuật, từ có một giá trị độc lập, “có cách luật
cố định về mặt thanh âm, tiết tấu” [2.263]; thì
“khúc gồm hai loại: tiểu lệnh và sáo số. Tiểu
lệnh là những khúc hát lả. Sáo số là những tổ
khúc bao gồm từ hai khúc hát trở lên có cùng
cung điệu” [2.110]. Từ và khúc đều có rất
nhiều điệu như: Chính cung, Nam cung,
Trung cung, Tiên Lữ, Song điệu,(khúc);
Giang Nam hảo, Giang Nam khúc, Giang
Nam xuân, Giang Nam thụ,(từ).
Như vậy có thể nói, Từ, Khúc với những tình
điệu thiết tha, khi khoan khi nhặt là những thể
loại “văn học hợp nhạc”, gắn liền với nghệ
thuật ca hát, “với môi trường giàu chất âm
nhạc và nữ tính” [1.26], nảy sinh, phát triển là
“để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt ca hát cổ xưa,
có quan hệ với sự phồn vinh của kinh tế
thành thịvà sự phát đạt của âm nhạc đương
Ngô Thị Thanh Nga Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 65(03): 78 - 84
80
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
thời”. [2.263]. Chẳng thế mà, những thể loại
này, dù không được phát triển ở Việt Nam,
nhưng một số tác giả của ta khi cần diễn tả
những cung bậc tâm trạng trong tình yêu đã
tìm đến từ như một trợ thủ đắc lực để biểu lộ
tâm tình. Tác giả tiêu biểu, chúng ta phải kể
đến là Phạm Thái với bốn bài Từ Nôm trong
Sơ kính tân trang. Bốn bài từ với âm điệu du
dương này, được đánh giá là “hiện tượng vô
tiền khoáng hậu”, và đặc biệt là “nghiêm cẩn
về cách luật, tình điệu thiết tha, giàu nhạc
tính, xét nội dung và hình thức đều đạt đến
mức hoàn mĩ”. [1.25].
Trong ca bản, như đã nói ngoài việc dùng
hình thức thơ cơ bản là thất ngôn cổ phong,
thì từ, khúc với tính chất âm nhạc nổi trội, đã
được các tác giả khai thác khá triệt để để
miêu tả tâm trạng nhân vật, nhất là những
cung bậc tâm trạng của các nhân vật trong
tình yêu. Chúng ta có thể bắt gặp dấu ấn của
từ, khúc trong khá nhiều hồi, đặc biệt là trong
hồi thứ 31 (Phòng trung hoá vật - Đốt đồ kỉ
niệm ở trong phòng). Đây là hồi nói về tâm
trạng đau đớn đến cuồng dại của nhân vật nữ
chính - Dao Tiên sau khi nghe được thông tin
người mình yêu dấu là chàng Lương Sinh “đã
có nơi có chốn”. Vì hiểu lầm mình đã bị tình
phụ nhưng lại vẫn quá yêu Lương Sinh, nên
Dao Tiên cảm thấy mọi sức sống của mình
dường như đã cạn. Cay đắng, nàng vô cảm
ngay cả với chính bản thân. Tất cả những gì là
nguồn vui của một nàng tiểu thư lá ngọc cành
vàng, của một người phụ nữ đang yêu giờ đối
với nàng đều trở nên vô nghĩa, có chăng chỉ là
gợi cho nàng những đớn đau, hờn tủi. Tâm
trạng nàng lúc này như một khúc ca buồn da
diết, não nề, với:
(Kiếp này của ta không bao giờ được vui vầy
nữa/ Sao có cả một trời oan trái làm lỡ đời
ta/Ta biết mình không có phận để trở thành cô
dâu đẹp nữa/ Tóc mây ơ hờ còn đồ trang sức
thì dửng dưng/ Những vật ấy tất cả đều hữu
dụng cả/ Cho nên đem những vật ấy đốt hết
cả đi/ Son và phấn/ Ném xuống ao/ Bởi vì còn
ai nữa đâu mà tô điểm dung mạo/ Những
chuyện phong lưu khoái hoạt tất thảy đều
không còn hy vọng/ Chỉ còn thấy con đường
mờ mịt dẫn xuống suối vàng/ Đập gương báu/
Phá đàn quý/ Tìm thế gian còn có ai cùng ta
tri âm/ Mặt đẹp ở trong gương ai ngắm nữa/
Làm loan lẻ yến đơn cho hết kiếp đời/ Ném
sáo ngọc/Phá tỳ bà/ Đẹp như người qua cửa ải
rơi lệ nước mắt ướt đầm cả xiêm áo/ Mối tình
Lộng Ngọc - Tiêu Lang đều là giả cả thôi/
Một gò đất vàng đấy là nhà của ta/ Đốt bút
hoa/ Xé hoa tiên/ Nơi trang đài còn hy vọng
gì nữa mà nối vòng thơ hoạ/ Tin tức không
thấy người cũng không/Thân hình tiều tuỵ
ngắm hoa mà ngủ/ Đốt song lục/ Phá bàn cờ/
Nhân vì chàng mà toan tính dự định sau này/
Hóa ra những việc phong lưu đều có ý vị/
Không dưng mà nước mắt lại như là máu
chảy ướt hết cả áo/ Phá đàn tranh bằng bạc/Bẻ
móng gảy bằng xương/ Tiếng đàn huyền điểm
lên làm não lòng người/ Mối oan gia đã kết
rồi cậy ai mà cởi bỏ ra/ Vì chàng suốt ngày
sẽ học lối chay tịnh/ Đốt tranh gấm/ Thiêu áo
lụa/ Nếu để lại trang phục thì sợ rằng mỗi lần
mặc vào thì lại nhớ ngày xưa/ Y phục không
mặc nữa thì mọi sự đều quên đi/ Đau đến đứt
ruột chàng Lương có biết hay không/ Đốt chỉ
thêu/ Bẻ kim đan/ Giường thêu lạnh lẽo thảy
đều hững hờ/ Hồng nhan mà bạc mệnh
không thể tin được/ Người trên thế gian
thường phí công vô ích/ Các vật đem hết ra
mà đốt sạch đi/ Chỉ lưu lại một tờ hoa tiên
ghi lời thề/ Đấy là ghi nhớ cái việc đã làm
với chàng trong vườn hoa/ Nguyện đến chết
làm một người trinh tiết).
Rõ ràng thể thức của từ, khúc với chất nhạc
cao đã đặc tả được nỗi bi thiết đang diễn ra
trong lòng nhân vật nữ chính - Dao Tiên. Đọc
đến đây, độc giả có cảm giác, như đang được
xem, nghe nhân vật nữ chính trên sân khấu
cải lương của Việt Nam đang ca lên những
làn điệu bi thiết não nùng khi lâm vào hoàn
cảnh trái ngang của cuộc đời.
Hoa tiên ký của Nguyễn Huy tự thuộc thể loại
truyện thơ Nôm được viết theo thể thơ lục bát
truyền thống của dân tộc Việt Nam. Đây là
một thể thơ có nguồn gốc từ ca dao dân ca và
đã trải qua một thời gian phát triển khá dài để
đi đến hoàn thiện ở thế kỷ XVIII. Với một
cặp lục bát và lối hiệp vần nhịp nhàng, nó rất
thích hợp cho một nội dung tự sự dài như
truyện Nôm mà Nguyễn Huy Tự là một trong
những người đầu tiên sử dụng thành thục thể
thơ này để sáng tác. Chuyển một thể loại của
Ngô Thị Thanh Nga Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 65(03): 78 - 84
81
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
văn học Trung Quốc thuộc thể ca sang truyện
Nôm, bước đầu tiên Nguyễn Huy Tự đã thể
hiện sức sáng tạo của mình. Có thể nói, khi
diễn đạt trọn vẹn một câu chuyện bằng văn
vần thì cả Ca bản và truyện thơ Nôm đều bao
chứa trong mình hai yếu tố là tự sự và trữ
tình. Nhưng cái làm nên sự khác biệt căn bản
ở đây là phương pháp tự sự và phương pháp
trữ tình (nói một cách khác là tính chất của
thể loại). Nếu như ca bản được hình thành
nhằm đáp ứng nhu cầu kể và ca trong môi
trường diễn xướng, nên để gây sự hấp dẫn, nó
là một phức thể dung chứa trong mình dấu ấn
của nhiều thể loại, như dấu ấn của tiểu thuyết
chương hồi, hí khúc, từ, và để làm xúc
động tai mắt của khán giả thì ngôn ngữ của nó
cần sự cụ thể, chi tiết và tỉ mỉ, thì khi chuyển
thể sang truyện Nôm, đặc biệt là truyện Nôm
bác học như Hoa tiên ký, Nguyễn Huy Tự đã
làm một cuộc chuyển đổi căn bản về thể loại.
Không phải là một phức thể, truyện thơ Nôm
của Nguyễn Huy Tự dùng một thể thơ duy
nhất mang tính đặc thù thể loại, đó là thể thơ
lục bát truyền thống của dân tộc Việt. Và mặc
dù, cũng giống như những trí thức đương thời
được tôi luyện trong môi trường Hán học,
nhưng tác giả đã sử dụng chữ Nôm - chữ của
người Việt để sáng tác. Vì thế, những tình
điệu, những tâm tư của người Việt đã được
tác giả thể hiện khá sâu sắc trong Hoa tiên.
Mặt khác, như đã nói ở trên, ca bản được sáng
tác ra để ca và diễn trên sân khấu nên thường
coi trọng sự tỉ mỉ trong tình tiết và ngôn từ,
còn truyện của Nguyễn Huy Tự lại được sáng
tác với mục đích chủ yếu là “để đọc và
ngâm”, nên tác giả rất chú ý trong việc khai
thác cái hay của ý, cái sâu của con chữ. Mặt
trữ tình của ca bản, vì vậy, đã được Nguyễn
Huy Tự khai thác sâu và nhiều hơn. Nhà
nghiên cứu Trần Quang Huy gọi đó là “kỹ
thuật biểu đạt”, và ông cũng khẳng định, đây
là một phương diện biểu hiện tài năng sáng
tạo đặc biệt của tác giả truyện Hoa tiên ký. Có
thể nói với sự sáng tạo này, Nguyễn Huy Tự
không chỉ cho thấy sự khác biệt lớn giữa
truyện Nôm của ông với Ca bản, mà còn thể
hiện một bước tiến lớn của truyện Nôm bác
học so với truyện Nôm bình dân. Ở mục này,
chúng tôi xin dẫn một hồi (hồi 43 - Vân
Hương báo chủ) của hai tác phẩm để so sánh.
Theo thống kê của nhà nghiên cứu Lại Văn
Hùng, hồi này ở truyện thơ Nôm Hoa tiên ký,
tác giả Nguyễn Huy Tự chỉ giữ tình tiết chính
và giản lược đến tối đa số câu trong Ca bản.
Nếu ở Ca bản là 92 câu, thì sang truyện Hoa
tiên ký, số câu được rút gọn xuống chỉ còn 22
câu (giảm 76%). Vì số lượng câu trong Ca
bản quá nhiều nên trong khi dẫn, chúng tôi sẽ
lược bớt một số câu.
(Vân Hương khóc lóc quay về báo với cô chủ/
Hoảng hốt chạy ùa vào trong phòng thêu/
Nhìn thấy tiểu thư chưa kịp nói nước mắt đã
rơi/ Tiểu thư biết được tai hoạ ghê gớm kinh
người/ Lương Sinh vì nàng mà mang binh
lính đi/ Đã chiến bại nơi sa trường và thác về
cõi âm/ Diêu Sinh lại được cử chở tiền bạc và
lương thực đi/ Trước nhà nói rõ việc của
chàng Lương/Dao Tiên nghe xong thì hồn
xiêu phách lạc/ Hai hàng nước mắt rơi lã chã,
trong lòng thì đau đớn/ Chàng Lương vì ta mà
coi nhẹ cái chết/ Kẻ nô tì này đâu dám tự
mình trộm sống/ Dưới đất tìm chàng để mà
gặp nhau/ Miễn sao chàng không phải cô độc
một mình nơi cõi âm/ Đáng thương thay
chàng tuổi trẻ vì ta mà chết/Giường ngọc
trằn trọc đau buồn khóc/ Tình cảnh thật thảm
thương lòng quặn đau/ Kêu khóc gào tên
Lương công tử/ Nơi suối vàng hãy đợi em
làm bạn với chàng/ Ta nguyện không sống ở
trên cõi đời này nữa/Cái kiếp này cũng
không còn được kết duyên với nhau/ Cái kiếp
này cũng không còn được chia ngọt sẻ bùi với
nhau/ Cái kiếp này cũng không còn được cười
đùa với nhau nơi hoa viên/ Có gặp nhau
chăng nữa cũng chỉ là ở trong mộng mà thôi/
Buồn rầu mãi mà thành bệnh nằm liệt trên
giường/Đêm đêm trong màn gấm khóc cho
tới tận sáng/ Mặt trời lên lại khóc cho đến tận
chiều/ Dần dần dung nhan đã biến đổi hoàn
toàn/ Đến mức không ăn không uống gì được
nữa/ Bích Nguyệt sợ rằng cứ đà này thì tiểu
thư chết mất/ Lặng lẽ đến bên giường mà giãi
bày to nhỏ/ Tiểu thư nên cố ăn cố
uống/Tuy là vì chàng Lương tiểu thư có thể
chết, nhưng phải nghĩ đến nghĩa song thân/
Đã có lúc nào khóc vì cha mẹ hay chưa/ Tuy
rằng vợ chồng thì tình nghĩa rất nặng/ Nhưng
Ngô Thị Thanh Nga Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 65(03): 78 - 84
82
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
công ơn của cha mẹ thì lớn như trời/ Phu
nhân cô quả chỉ sinh được mỗi một mình tiểu
thư/ Lão gia thì đang gặp nạn không biết sống
chết thế nào/ Việc hương hoả sau này đều
trông vào cô chủ/ Một sớm vì chàng ta mà
chết đi/ Đến khi cha mẹ già thì biết cậy nhờ
vào ai/ Nếu như để phu nhân thấy tiểu thư
lại đau ốm thế này/ Thì e rằng phu nhân vì
tiểu thư mà lại thêm đau lòng/ / Dao Tiên
thì thở dài giãi bày rằng/ Chàng Lương đã vì
ta mà chết/Nếu như bọn nữ lưu mà không
biết giữ gìn tiết nghĩa/ Thì dưới suối vàng còn
mặt nào nhìn thấy chàng nữa/ Cái ơn dày của
cha mẹ ta đã sớm biết/ Cho nên đã phải suy
nghĩ rất cặn kẽ/ Việc của ta là trăm năm phải
phụng thờ cha mẹ/ Cha mẹ thì tất nhiên là
người ruột thịt nhất/ Nếu như sau này gả bán
ta cho người khác/ Như thế thì chàng chỉ có
chết uổng mà thôi/Tính đi tính lại chi bằng
chỉ có chết/ Như thế thì sẽ sớm được gặp
chàng/ Vân Hương đáp lại lời người đẹp rằng/
Sự đến mức này rồi thì cũng nên cân nhắc/
Đành rằng chàng Lương đã vì tiểu thư mà
chết nơi biên ải/ Nhưng liệu tiểu thư có quên
được cha mình hay không/ Ông nhà cũng bị
vây không có tin tức gì/ Phu nhân chưa chắc
đã ép uổng/ Nếu như ông nhà có ngày lại
quay về/ Thì chắc rằng phải nghe nỗi niềm
bày tỏ của tiểu thư thì mới quyết được/ Dao
Tiên trong lòng đã thầm nguôi ngoai/ Những
lời giãi bày của hai kẻ nô tì rất chân thành/
Ngày ngày thì dốc lòng chăm sóc mẹ/
Nhưng tấm lòng nhớ đến chàng Lương thì
không thể nào nguôi/Biết bao nhiêu là đau
khổ, biết bao nhiêu là nước mắt/ Có lẽ rằng
nỗi đau cắt ruột này sẽ đeo đẳng đến hết đời/)
(Ca bản)
Thốc vào rỉ mách buồng khuê,
Vẳng tin nàng đã ngã kề bên loan.
Lầu trong nhấm khóc chùng than,
Quyết ngay nào sá lời can lẽ nài.
“Vì ai cho lụy đến ai,
Thì liều phận bạc dám sai chữ đồng”.
Cháo hồ quyết chẳng đụng lòng,
Nguyệt đà gạn lẽ riêng chung nằn nì.
Trình rằng: “Thôi đã vậy thì,
Dẫu liều đâu nữa ích gì đấy chăng?
Tình kia non bể thực rằng,
Tình kia song lại nhắc bằng hiếu kia.
Gìn vàng ngọc tạc đá bia,
Mới là hai lẽ cân chia lưỡng toàn”.
Chấp mê nàng đã đâu tin,
Gỡ lần Hương lại kề bên rén bày:
“Đào kia đành trả mận này,
Nghĩ chăng đợi chút lâu đây ông về.
Cho phu nhân chút hả hê,
Vẹn tròn khi ấy đâu hề dám ngăn”.
Phải lời nàng cũng gắng dần,
Ngày lề ôn sảnh, đêm tuần khói hương.
(Truyện Hoa tiên ký)
Qua sự trích dẫn trên, rõ ràng chúng ta thấy,
những tình tiết quan trọng của Ca bản như:
lời thông báo của thị nữ Vân Hương về tin tức
của chàng Lương; sự đau đớn đến sững sờ
của Dao Tiên đến mức chỉ muốn chết theo
Lương sau khi nghe được tin về cái chết của
chàng nơi chiến địa; sự nhắc nhở, phân giải
của Bích Nguyệt, Vân Hương về tình nghĩa
trong tình yêu cũng như đạo hiếu của người
làm con; và sự nguôi ngoai tạm thời của Dao
Tiên để chăm sóc mẹ già, đều được Nguyễn
Huy Tự giữ trọn vẹn. Tuy nhiên với trình độ
uyên thâm của một bậc thức giả, và nhất là sự
ý thức cao về chức năng thể loại của một
nghệ sĩ bác học, chất thơ từ Ca bản sang đến
Hoa tiên ký đã được Nguyễn Huy Tự nâng lên
khá nhiều. Sự súc tích cô đọng của con chữ,
cái “ý tại ngôn ngoại” - đặc trưng của thơ đã
được tác giả truyện chú ý đặc biệt và thể hiện
rõ nét. Nếu như để diễn tả nỗi đau đớn đến
mức liều thân của Dao Tiên khi nghe tin về
cái chết của Lương Sinh, để làm xúc động
khán giả, tác giả Ca bản đã phải tả đi tả lại
những giọt nước mắt của Dao Tiên, những lời
than thở não nề của nàng với 42 câu thơ, thì
sang đến truyện Hoa tiên ký nó chỉ còn lại 8
câu thơ. Chỉ cần qua một số ít con chữ như:
“chợt ngã kề bên loan”, rồi “Lầu trong nhấm
khóc chùng than”, rồi “Quyết ngay nào sá lời
can lẽ nài, Vì ai cho lụy đến ai, Thì liều phận
bạc dám sai chữ đồng, Cháo hồ quyết chẳng
đụng lòng” là độc giả của truyện có thể cảm
nhận được cái hoảng hốt đến ngây dại, cái
đau đớn đến tột cùng của Dao Tiên khi biết
tin chàng Lương - người mà trong thâm tâm,
nàng đã coi đó là chồng, đã chết. Đấy là
chúng tôi chưa nói, Dao Tiên từ Ca bản
Trung Hoa sang Dao Tiên của Nguyễn Huy
Ngô Thị Thanh Nga Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 65(03): 78 - 84
83
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Tự đã đằm hơn, mang tính chất tiểu thư và
biểu hiện rõ tính truyền thống hơn (chúng tôi
sẽ bàn kỹ hơn ở một bài viết khác, đó là so
sánh về phương diện nghệ thuật xây nhân vật
của hai tác phẩm). Tương tự như vậy, với
những lời khuyên nhủ của hai cô thị tì thông
minh là Bích Nguyệt và Vân Hương, Nguyễn
Huy Tự cũng đã rút ngắn một cách tối đa.
Nếu như Bích Nguyệt trong Ca bản nói tới 18
câu, thì trong truyện Nôm, nàng chỉ nói có 6
câu; Vân Hương trong Ca bản nói 9 câu, thì
sang truyện Nôm, nàng chỉ nói có 4 câu. Tuy
nhiên không vì sự giản lược này mà người
đọc cảm thấy sơ sài và những lời khuyên nhủ
của hai nàng Hương, Nguyệt trở nên hình
thức, mà ngược lại chúng ta vẫn cảm nhận
được thật sâu sắc sự lo lắng cũng như tấm
chân tình của những con người dù không
cùng đẳng cấp nhưng luôn coi nhau như ruột
thịt. Đặc biệt hơn nữa những lời tâm tình của
họ còn còn mang đậm tâm thức của người
Việt, ngôn ngữ Việt.
Như vậy sự “hoán cốt đoạt thai” của Nguyễn
Huy Tự đã bắt đầu từ đây. Từ yếu tố chọn
lựa đầu tiên này - sự thay đổi về phương diện
thể loại, Nguyễn Huy Tự tiếp tục thể hiện sự
sáng tạo của mình ở những phương diện khác
như: ở việc giảm bớt dung lượng tác phẩm, ở
phương thức tự sự, hay xây dựng nhân vật...
Những phương diện này thể hiện rõ đặc trưng
của thể loại truyện Nôm bác học, mở đường
cho những tác giả truyện Nôm bác học đời
sau tiếp nối, kế thừa và phát triển.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Phạm Văn Ánh (2009), “Một số nét cơ bản về thể
loại từ ở Việt Nam”, Tạp chí Hán Nôm (4), tr22-29.
[2]. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc
Phi,(chủ biên) (1992), Từ điển thuật ngữ Văn
học, Nxb Giáo dục, H.
[3]. Lại Văn Hùng (2000), Dòng văn Nguyễn Huy
ở Trường Lưu, Nxb Khoa học xã hội, H.
[4]. Phạm Thái (1960), Sơ kính tân trang, Lại
Ngọc Cang khảo thích và giới thiệu, Nxb Văn hoá,
Viện Văn học, H.
[5]. Trần Nho Thìn (1983), “Hiện tượng vay mượn
cốt truyện ở các truyện Nôm bác học giai đoạn
nửa cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX”, Tạp
chí Văn học (1), tr100-113.
[6]. Trần Quang Huy (1976), Việt Nam Nôm
truyện dữ Trung Quốc tiểu thuyết quan hệ chi
nghiên cứu, Bản dịch của Phạm Văn Ánh, Nguyễn
Thị Hiền - Ban Văn học Trung đại Việt Nam -
Viện Văn học (Tài liệu đánh máy), Thư viện Viện
Văn học, ký hiệu HN.637.
[7]. Nguyễn Huy Tự-Nguyễn Thiện (1961),
Truyện Hoa tiên. Lại Ngọc Cang khảo đính và
giới thiệu, Nx Văn hoá, Viện Văn học, H.
[8]. Nguyễn Huy Tự và truyện Hoa tiên (Kỷ yếu
hội thảo) (1997), Nxb Khoa học xã hội.
[9]. Tú tượng đệ bát tài tử tiên chú, Tĩnh Tịnh Trai
bình đính, Thư viện Viện Thông tin Khoa học xã hội,
ký hiệu P.705 (Bản chụp của PGS Phạm Tú Châu).
Ngô Thị Thanh Nga Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 65(03): 78 - 84
84
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
“TU TUONG ĐE BAT TAI TU TIEN CHU”AND HOA TIEN KY (NGUYEN HUY
TU) LOOK ON THE MATCH ABOUT ASPECTS OF CATEGORY
Ngo Thi Thanh Nga
College of Education - Thai Nguyen University
SUMMARY
Although Hoa tien ky - a Nom story made of verses, was originated from a Chinese version for
singing named Tu tuong de bat tai tu tien chu, Nguyen Huy tu had his own great creation that
helped to make it sound more Vietnamese. One of aspects clearly demonstration the creativity is
aspects of category. This is aspects demonstrate “hoán cốt đoạt thai” of Nguyen Huy tu.
Simultataneously it also made clear sense of ethnic and culture traditions of Viet Nam literature of
this exquisite talent poet. No longer a category with specific “ narration and telling” with
copperation of many category turn in to “ evoke and describe” with form of unique category is “
six and eight” poetry. Conversion category open widen road for Nom story that next generation
will inherit and develop.
Keywords: Hoa tien - Tu tuong de bat tai tu tien chu – genre – compare - Nguyen Huy Tu
Tel: 0982548560 , Email:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- brief_3838_9783_cabantutuongdebattaitutienchu_7634_2052819.pdf