Khả năng sinh sản của đàn bò cái H‟Mông là
tương đối tốt. Khi bò đạt 18 - 24 tháng tuổi bò
đã động dục và có khả năng phối giống.
Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ của bò chủ yếu từ
12 - 18 tháng. Kết quả bình tuyển đã phản ánh
được chất lượng đàn bò đực H‟Mông và đàn
cái H‟Mông. Tỷ lệ bò đực và bò cái không đạt
tiêu chuẩn giống chiếm tỷ lệ cao (58,45%).
Từ kết quả đánh giá, khảo sát trên, để bảo tồn
và khai thác phát triển tốt bò H‟Mông tại Bắc
Kạn thì cần phải có chiến lược, giải pháp chọn
lọc, cải tạo giống cũng như giải pháp nuôi
dưỡng, chăm sóc và quản lý đồng bộ để có thể
phát huy hơn nữa ưu thế của giống bò này.
6 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 25/03/2022 | Lượt xem: 161 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bước đầu đánh giá thực trạng đàn bò H"Mông nuôi trong nông hộ tại Bắc Kạn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mai Anh Khoa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 119(05): 3 - 8
3
BƢỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐÀN BÕ H‟MÔNG
NUÔI TRONG NÔNG HỘ TẠI BẮC KẠN
Mai Anh Khoa
1, Trần Văn Thăng2, Nguyễn Thu Phƣơng2
Trần Huê Viên2, Nguyễn Hƣng Quang2, Nguyễn Hữu Cƣờng3
1Đại học Thái Nguyên, 2Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên
3Bộ Khoa học Công nghệ
TÓM TẮT
Khảo sát đƣợc tiến hành trên đàn bò H‟Mông tại 3 huyện Pắc Nặm, Chợ Đồn và Ba Bể tỉnh Bắc
Kạn nhằm đánh giá thực trạng đàn bò tại đây. Các chỉ tiêu nghiên cứu gồm có: cơ cấu đàn bò
H‟Mông, khối lƣợng và kích thƣớc một số chiều đo, một số chỉ tiêu sinh lý sinh sản của bò cái. Từ
kết quả khảo sát góp phần đánh giá, bình tuyển đàn bò tại đây nhằm định hƣớng cho công tác
giống và nuôi dƣỡng chăm sóc chúng tốt hơn sau này. Kết quả đánh giá cho thấy cơ cấu đàn bò cái
tƣơng đối hợp lý. Tuy nhiên, tỷ lệ đàn bò đực/cái sinh sản cao. Kích thƣớc một số chiều đo và khối
lƣợng của bò H‟Mông trƣởng thành có tầm vóc nhỏ bé và khối lƣợng thấp so với đàn bò H‟Mông
tại Hà Giang hay các địa phƣơng khác. Tuổi đẻ lứa đầu chủ yếu là 3 - 4 năm tuổi, chiếm tỷ lệ
58,44%, với khoảng cách giữa 2 lứa đẻ là 1 năm chiếm tỷ lệ rất cao (47,09%). Bò cái H‟Mông
có ngoại hình đẹp, đủ tiêu chuẩn làm giống (cấp tổng hợp từ đặc cấp trở lên) chiếm tỷ lệ
41,55%. Số lƣợng bò đực không đạt tiêu chuẩn chọn lọc làm giống chiếm tỷ lệ cao (47,51%
tổng đàn bò đực).
Từ khóa: Bò H’Mông; Cơ cấu đàn; Kích thước các chiều đo; Chỉ tiêu sinh lý sinh sản; Bắc Kạn
ĐẶT VẤN ĐỀ*
Trong sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi bò
chiếm một vị trí quan trọng. Con bò cung cấp
thịt, sức kéo cho sản xuất nông nghiệp, sử
dụng để vận chuyển hành hoá và phân chuồng
cho sản xuất cây trồng [1], [7]. Hiện nay, đàn
bò đang có xu hƣớng giảm sút về cả số lƣợng
và chất lƣợng. Năm 2012 các tỉnh miền núi
phía Bắc có tổng đàn bò là 904,6 nghìn con
giảm khoảng 42,34 nghìn con so với năm
2011 [6].
Bắc Kạn cũng là một tỉnh miền núi có tiềm
năng phát triển chăn nuôi đại gia súc, có
nhiều nhóm bò nội quý có giá trị kinh tế cao.
Tuy nhiên, theo Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn tỉnh Bắc Kạn năm 2012 [8] tổng
đàn bò trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn có xu
hƣớng giảm mạnh, hiện chỉ có gần 20,2 nghìn
con, giảm khoảng 11,9% so với năm 2011.
Nguyên nhân tổng đàn bò của tỉnh giảm mạnh
là do xu thế cơ giới hoá trong sản xuất nông
nghiệp làm giảm số lƣợng bò cày kéo. Bên
cạnh đó, số lƣợng xuất bán và giết mổ nhiều
*
Tel: 0968 533888, Email: khoa.mai@gmail.com
cũng là nguyên nhân khiến cho tổng đàn gia
súc giảm. Diện tích đất canh tác đƣợc tận
dụng để trồng rừng, trồng lúa nên đồng cỏ
chăn nuôi bị thu hẹp, những hộ chăn nuôi nhỏ
lẻ thiếu nhân lực, hiệu quả chăn nuôi thấp,
việc chăm sóc cho đàn bò còn chƣa đƣợc chú
trọng, số bò bị bệnh lở mồm long móng hay
chết rét nhiều cũng là nguyên nhân khiến
cho đàn bò trên của tỉnh Bắc Kạn giảm mạnh.
Bò H‟Mông đƣợc nuôi phổ biến tại các huyện
Pắc Nặm, Chợ Đồn và Ba Bể, nơi có số đồng
bào dân tộc H‟Mông nhiều. Đây là một nhóm
bò quý, có năng suất và chất lƣợng thịt cao và
là một trong số các nguồn gen vật nuôi quý
hiếm đã đƣợc Việt Nam đƣa vào danh mục
bảo tồn và phát triển [3]. Bò H‟Mông có thân
hình cao, to cân đối, khả năng sản xuất thịt
cao, thịt bò thơm ngon và mềm [4].
Xuất phát từ những thực tế trên, để có định
hƣớng và chiến lƣợc phát triển chăn nuôi bò
trong thời gian tới thì việc đánh giá thực trạng
đàn bò để từ đó có biện pháp kỹ thuật cần
thiết nâng cao số lƣợng và chất lƣợng đàn bò
là cần thiết và cấp bách.
Mai Anh Khoa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 119(05): 3 - 8
4
VẬT LIỆU, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Bò H‟Mông các lứa tuổi đang đƣợc nuôi
trong các hộ chăn nuôi huyện Pắc Nặm, Chợ
Đồn và Ba Bể tỉnh Bắc Kạn.
Địa điểm, thời gian nghiên cứu
- Địa điểm: Nghiên cứu đƣợc điều tra, khả
,
Chợ Đồn và Ba Bể tỉnh Bắc Kạn.
- Thời gian: 1/2011 - 12/2012
Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng tình hình chăn nuôi bò
tại huyện Pắc Nặm, Chợ Đồn và Ba Bể tỉnh
Bắc Kạn.
- Đánh giá khả năng sinh trƣởng của bò
H‟Mông nuôi tại nông hộ.
- Đánh giá khả năng sinh sản của bò H‟Mông
nuôi tại nông hộ.
Các chỉ tiêu và phương pháp nghiên cứu
- Thông tin thứ cấp đƣợc thu thập từ các
nguồn báo cáo hoạt động chăn nuôi bò tại các
cơ quan quản lý của huyện trong thời gian
gần đây.
- Thông tin sơ cấp về tình hình chăn nuôi ở
nông hộ đƣợc thu thập thông qua điều tra tại
các hộ nông dân nuôi bò H‟Mông tại huyện
Pắc Nặm, Chợ Đồn và Ba Bể tỉnh Bắc Kạn.
- Chỉ tiêu và phƣơng pháp nghiên cứu sinh
trƣởng của bò nhƣ sau:
+ Xác định khối lƣợng bê bằng cách cân trực
tiếp. Khối lƣợng của bò đƣợc tính dựa trên số
liệu và kích thƣớc các chiều đo theo công
thức P(kg) = 90 Vòng ngực2 (m) Dài thân
chéo(m) (± 5%)
+ Xác định kích thƣớc các chiều đo nhƣ Dài
thân chéo; Cao vây; Vòng ngực; Cao khum;
Vòng ống bằng thƣớc dây, thƣớc gậy.
+ Khả năng sinh sản của đàn bò cái: Tuổi đẻ
đầu tiên; Khoảng cách hai lứa đẻ đƣợc tiến hành
bằng cách theo dõi và điều tra tại nông hộ.
+ Xếp cấp ngoại hình thể chất dựa vào
phƣơng pháp giám định ngoại hình thể chất
cho điểm theo bảng mẫu, căn cứ vào tổng số
điểm xếp cấp.
Xử lý số liệu
Tất cả các số liệu đƣợc mã hóa, quản lý bằng
phần mềm Microsoft Office Excel và xử lý
bằng phần mềm Minitab. Các tham số thống
kê trình bày trong các bảng kết quả bao gồm:
Dung lƣợng mẫu (n), trung bình cộng (mean),
sai số của số trung bình (mx).
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Cơ cấu đàn bò H‟Mông nuôi tại Bắc Kạn
Qua bảng 1 cho thấy, trong tổng đàn bò
H‟Mông điều tra tại 3 huyện là 1.308 con, số
lƣợng bò H‟Mông trong độ tuổi từ 1 năm tuổi
đến 3 năm tuổi nhiều nhất là 322 con, chiếm
tỷ lệ 24,62%. Số lƣợng bò H‟Mông trong độ
tuổi dƣới 1 năm tuổi là 415 con, chiếm
31,73%, số lƣợng bò H‟Mông trên 5 năm tuổi
là 302 con, chiếm 23,09%. Điều này cho thấy,
cơ cấu đàn bò H‟Mông của tỉnh Bắc Kạn
trong độ tuổi non và quá già chiếm tỷ lệ
tƣơng đối cao so với các nghiên cứu trƣớc đó
tại Hà Giang [9].
Bảng 1. Cơ cấu đàn bò H’Mông theo độ tuổi
Địa điểm
Tổng
đàn
Cơ cấu đàn (Con)
<6 tháng
6 tháng
- ≤ 1 năm
1 - ≤ 3 năm 3 - ≤ 5 năm >5 tuổi
n % n % n % n % n %
Pắc Nặm 527 98 18,60 76 14,42 143 27,13 122 23,15 88 16,70
Ba Bể 368 75 20,38 39 10,60 88 23,91 78 21,20 88 23,91
Chợ Đồn 413 71 17,19 56 13,56 91 22,03 69 16,71 126 30,51
Tính chung 1308 244 18,65 171 13,07 322 24,62 269 20,57 302 23,09
Mai Anh Khoa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 119(05): 3 - 8
5
Kết quả điều tra tổng số 1308 bò cho thấy cơ
cấu đàn bò theo tính biệt ở đây khá hợp lý,
phù hợp với đặc điểm giới tính của gia súc.
Đàn bò đực cà H‟Mông là 141 con, chiếm
10,78%. Tổng đàn bò cái H‟Mông đang sinh
sản là 361 con, chiếm tỷ lệ 27,60%. Tổng đàn
bò cái hậu bị và cái chƣa sinh sản cũng chiếm
khá cao (391 con, chiếm tỷ lệ 29,89%). Tổng
đàn bê con là 415 con, chiếm tỷ lệ 31,73%.
Tỷ lệ bò đực cà so với cái sinh sản trong 3
huyện đã điều tra của tỉnh Bắc Kạn là 1:2,56.
Tuy nhiên, tỷ lệ bò đực giống so với bò cái
sinh sản thích hợp nhất là 1:15 trong chăn
nuôi công nghiệp. Điều này cho thấy thực tế
bò H‟Mông đực chủ yếu nuôi để cày kéo,
không nuôi để làm giống. Do vậy, số bò đực
không đủ tiêu chuẩn không đƣợc thiến hoạn
thì chúng vẫn tham gia vào sinh sản. Đây
cũng là nguyên nhân làm cho tầm vóc và khối
lƣợng của đàn bò sau này giảm sút. Thực tế
này cũng phù hợp với các đánh giá và khuyến
cáo trƣớc đây tại các địa phƣơng khác [2].
Một số kích thước và khối lượng bò khảo sát
Nhìn chung đàn bò cái H‟Mông của tỉnh Bắc
Kạn có tầm vóc nhỏ bé và khối lƣợng thấp so
với đàn bò H‟Mông tại Hà Giang hay các địa
phƣơng khác [4], [9]. Kích thƣớc (VN, DTC,
CV, CK, VO) và khối lƣợng trung bình bò cái
trƣởng thành của tỉnh Bắc Kạn lần lƣợt là:
134,07 cm, 114,27 cm, 103,04 cm, 104,27
cm, 14,95 cm, khối lƣợng trung bình đạt
185,08 kg. Trong đó, đàn bò cái Pắc Nặm có
tầm vóc và khối lƣợng cao hơn các huyện khác.
Kết quả này cũng phù hợp với một số đánh giá
trƣớc đây trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn [8].
Bảng 2. Cơ cấu đàn bò H’Mông theo tính biệt (Con)
Địa điểm
Tổng
đàn
Đực cà
Cái
sinh sản
Cái hậu bị&
cái chƣa
sinh sản
Bê con
Đực Cái
n % n % n % n % n %
Pắc Nặm 527 55 10,44 154 29,22 144 27,32 92 17,46 82 15,56
Ba Bể 368 41 11,14 94 25,54 119 32,34 53 14,40 61 16,58
Chợ Đồn 413 45 10,90 113 27,36 128 30,99 69 16,71 58 14,04
Tổng 1308 141 10,78 361 27,60 391 29,89 214 16,36 201 15,37
Bảng 3. Kích thước một số chiều đo và khối lượng của bò cái H’Mông trưởng thành
(Giai đoạn 3 - 5 năm tuổi)
Địa điểm Tổng
VN (cm) DTC (cm) CV (cm) CK (cm) VO (cm)
Khối lƣợng
(kg)
Pắc Nặm 154 138,47±1,76 116,76±1,36 104,88±0,95 106,06±1,14 15,24±0,18 201,33±8,91
Ba Bể 94 133,57±1,06 114,09±1,26 102,91±0,85 104,35±0,82 14,70±0,21 183,13±6,80
Chợ Đồn 113 130,18±2,02 111,97±1,49 101,27±1,39 102,40±1,12 14,87±0,16 170,77±9,82
Tính chung 361 134,07±1,82 114,27±1,33 103,04±1,05 104,27±1,08 14,94±0,19 185,08±7,82
Bảng 4. Kích thước một số chiều đo và khối lượng của bò đực H’Mông trưởng thành
(Giai đoạn 3 - 5 năm tuổi)
Địa điểm Tổng
VN (cm) DTC (cm) CV (cm) CK (cm) VO (cm)
Khối lƣợng
(kg)
Pắc Nặm 55 154,95±2,72 125,42±1,68 114,65±1,44 115,78±1,55 16,12±1,01 271,01±12,14
Ba Bể 41 150,22±2,54 124,04±1,54 114,02±1,42 115,26±1,50 15,48±0,98 251,92±11,86
Chợ Đồn 45 147,58±2,31 122,65±1,24 113,24±1,32 114,54±1,46 15,42±0,97 240,42±10,42
Tính chung 141 150,92±2,57 124,04±1,49 113,97±1,42 115,19±1,51 15,67±1,00 254,45±11,62
mX x mX x mX x mX x mX x mX x
mX x mX x mX x mX x mX x mX x
Mai Anh Khoa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 119(05): 3 - 8
6
Cũng tƣơng tự nhƣ bò cái, đàn bò đực
H‟Mông cũng có kích thƣớc và khối lƣợng cơ
thể không cao. Khối lƣợng trung bình bò đực
trƣởng thành đạt 254,45 kg là thấp hơn nhiều
so với các nghiên cứu tại Hà Giang, Cao
Bằng [9], [10]. Trong đó, đàn bò đực Pắc
Nặm có tầm vóc và khối lƣợng cao hơn bò
đực của huyện Chợ Đồn và Ba Bể. Nguyên
nhân là do vì lợi ích kinh tế trƣớc mắt, các
nông hộ đã bán những con bò đực tầm đại nhằm
phục vụ nhu cầu giết thịt, kéo xe chỉ giữ lại bò
tầm trung và tầm tiểu, làm giảm chất lƣợng đàn
bò đực của tỉnh trong thời gian qua.
Một số chỉ tiêu sinh lý sinh sản của bò
H‟Mông ở các lứa tuổi
Bò vàng Việt Nam nói chung, bò H‟Mông nói
riêng có khả năng sinh sản tốt. Thƣờng 18 -
24 tháng tuổi bò đã động dục và có khả năng
phối giống [5]. Kết quả khảo sát khả năng
sinh sản của bò H‟Mông tại Bắc Kạn đƣợc thể
hiện tại bảng 5 và 6.
Qua số liệu bảng 5 cho thấy, tuổi đẻ lứa đầu
chủ yếu là 3 - 4 năm tuổi, chiếm tỷ lệ 58,44%,
tuổi đẻ lứa đầu từ 4 - 5 năm tuổi chiếm tỷ lệ
22,16%, còn lại là trên 5 năm tuổi. So sánh
tuổi đẻ đầu của đàn bò cái H‟Mông các huyện
cho thấy không có sự chênh lệch lớn. Điều
này là do phƣơng thức phối giống tự do giao
phối, đàn bò cái H‟Mông đƣợc thả cùng với
đàn bò đực nên tuổi đẻ đầu của đàn bò cái các
huyện tƣơng đƣơng nhau.
Kết quả điều tra khoảng cách giữa 2 lứa đẻ
trên đàn bò cái H‟Mông tại 3 huyện của tỉnh
Bắc Kạn cho thấy tỷ lệ bò đẻ có khoảng cách
lứa đẻ là 12 tháng/lứa chiếm tỷ lệ rất cao
(47,09 % tổng đàn cái sinh sản đã điều tra).
Sau đó đến khoảng cách 18 tháng/lứa là 153
con chiếm 42,38%. Bò cái đẻ 1 lứa/2 năm
và 1 lứa/3 năm chiếm lần lƣợt là 6,65 và
3,88%. Nhƣ vậy, về cơ bản cho thấy đàn bò
có khả năng sinh sản tốt. Đây cũng là một
trong những ƣu điểm của bò H‟Mông nói
riêng và bò Vàng Việt Nam nói chung [10].
Kết quả đánh giá, bình tuyển, xếp cấp tổng
hợp đàn bò H‟Mông
Sau khi tiến hành giám định ngoại hình, thể
chất đàn bò H‟Mông tại 3 huyện của tỉnh Bắc
Kạn, chúng tôi bình tuyển, xếp cấp tổng hợp
cho đàn bò H‟Mông. Kết quả bình tuyển đƣợc
thể hiện tại các bảng 7 và 8.
Bảng 5. Tuổi đẻ đầu tiên của bò H’Mông nuôi tại Bắc Kạn
Địa điểm
Tổng bò
cái
S.Sản
3 - ≤ 4 năm 4 - ≤ 5 năm 5 - ≤ 6 năm >6 năm
n % n % n % n %
Pắc Nặm 154 78 50,64 32 20,78 24 15,58 20 12,99
Ba Bể 94 56 59,57 22 23,40 11 11,70 5 5,32
Chợ Đồn 113 77 68,14 26 23,01 7 6,20 3 2,66
Tính chung 361 211 58,44 80 22,16 42 11,64 28 7,76
Bảng 6. Khoảng cách giữa hai lứa đẻ của bò H’Mông nuôi tại Bắc Kạn
Địa điểm
Tổng bò
cái S.sản
12 tháng 18 tháng 24 tháng ≥ 36 tháng
n % n % n % n %
Pắc Nặm 154 65 42,21 63 40,91 14 9,09 12 7,79
Ba Bể 94 47 50,00 44 46,81 3 3,19 0 0,00
Chợ Đồn 113 58 51,33 46 40,71 7 6,20 2 1,77
Tính chung 361 170 47,09 153 42,38 24 6,65 14 3,88
Bảng 7. Kết quả bình tuyển, xếp cấp tổng hợp đàn bò đực H’Mông
Địa điểm
Tổng
đàn
ĐCKL ĐC Cấp I Cấp II
n % n % n % n %
Pắc Nặm 55 12 21,82 19 34,55 17 30,91 7 12,73
Ba Bể 41 8 19,51 20 48,78 10 24,39 3 7,32
Chợ Đồn 45 4 8,89 11 24,44 18 40,00 12 26,67
Tính chung 141 24 17,02 50 35,46 45 31,91 22 15,60
Mai Anh Khoa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 119(05): 3 - 8
7
Bảng 8. Kết quả bình tuyển, xếp cấp tổng hợp đàn bò cái H’Mông
Bản
Tổng
đàn
ĐCKL ĐC Cấp I Cấp II
n % n % n % n %
Pắc Nặm 154 24 15,58 45 29,22 47 30,52 38 24,68
Ba Bể 94 13 13,83 26 27,66 29 30,85 26 27,66
Chợ Đồn 113 14 12,39 28 24,78 48 42,48 23 20,35
Tính chung 361 51 14,13 99 27,42 124 34,35 87 24,10
Qua bảng 7 cho thấy, trong 141 bò đực
H‟Mông đƣợc bình tuyển, số lƣợng bò đực
H‟Mông đạt đặc cấp kỷ lục là 24 con, chiếm
17,02%; Số bò đực H‟Mông đạt đặc cấp là 50
con, chiếm 35,46%; Số bò đực H‟Mông đạt
cấp 1 là 45 con đạt 31,91%; Số bò H‟Mông
đạt cấp II là 22 con, chiếm 15,60%. Điều này
cho thấy ngoại hình bò đực H‟Mông của Bắc
Kạn đạt ở mức trung bình, số bò đực thể hiện
rõ đặc tính làm giống không nhiều. Số lƣợng
bò đực không đạt tiêu chuẩn chọn lọc làm
giống là chiếm tỷ lệ cao khoảng 47,51% tổng
đàn bò đực.
Trong 361 con bò cái H‟Mông đƣợc khảo sát
có 51 con đạt đặc cấp kỷ lục chiếm tỷ lệ
14,13%, 99 con đạt đặc cấp chiếm tỷ lệ 27,42
%, 124 con đạt cấp I chiếm tỷ lệ 34,35%, 87
con đạt cấp cấp II chiếm tỷ lệ 24,10%. Bò cái
H‟Mông có ngoại hình đẹp, đủ tiêu chuẩn làm
giống (cấp tổng hợp từ đặc cấp trở lên) là 150
con chiếm tỷ lệ 41,55%. Bò cái H‟Mông có
ngoại hình xấu, không đủ tiêu chuẩn chọn lọc
làm giống là 211 con chiếm 58,45%. Trong
đó, huyện Pắc Nặm có số lƣợng bò cái đạt
tiêu chuẩn cao nhất là 69 con, chiếm 44,80%
đàn bò cái sinh sản của huyện đã điều tra,
huyện Chợ Đồn có đàn bò cái có chất lƣợng
kém nhất.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Cơ cấu đàn bò H‟Mông tại 3 huyện của tỉnh
Bắc Kạn tại thời điểm đánh giá là tƣơng đối
hợp lý. Số lƣợng bò trên 1 năm tuổi và dƣới 3
năm tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (24,26%). Tuy
nhiên số lƣợng bê và bò già nhiều, số lƣợng bò
H‟Mông trong độ tuổi sinh sản và lao tác thấp.
Qua khảo sát kích thƣớc các chiều đo của bò
trƣởng thành ở giai đoạn 3 - 5 năm tuổi cho
thấy tầm vóc của bò H‟Mông đạt mức độ
trung bình. Tỷ lệ giữa bò đực và cái sinh sản
khá cao và không hợp lý (Đực cà/Cái sinh sản
là 1/2,56). Nguyên nhân là do mục đích của
chăn nuôi bò H‟Mông chủ yếu để cày kéo, do
vậy ngƣời dân vẫn duy trì nuôi bò đực cà mà
không cho thiến hoạn những con không đủ
tiêu chuẩn làm giống.
Khả năng sinh sản của đàn bò cái H‟Mông là
tƣơng đối tốt. Khi bò đạt 18 - 24 tháng tuổi bò
đã động dục và có khả năng phối giống.
Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ của bò chủ yếu từ
12 - 18 tháng. Kết quả bình tuyển đã phản ánh
đƣợc chất lƣợng đàn bò đực H‟Mông và đàn
cái H‟Mông. Tỷ lệ bò đực và bò cái không đạt
tiêu chuẩn giống chiếm tỷ lệ cao (58,45%).
Từ kết quả đánh giá, khảo sát trên, để bảo tồn
và khai thác phát triển tốt bò H‟Mông tại Bắc
Kạn thì cần phải có chiến lƣợc, giải pháp chọn
lọc, cải tạo giống cũng nhƣ giải pháp nuôi
dƣỡng, chăm sóc và quản lý đồng bộ để có thể
phát huy hơn nữa ƣu thế của giống bò này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn Bình, Trần Văn Tƣờng (2004),
Giáo trình Chăn nuôi trâu bò, Nxb Nông nghiệp,
Hà Nội.
2. Nguyễn Kim Đƣờng (2008), “Một số vấn đề hiện
trạng chăn nuôi bò ở Nghệ An”, Tạp chí Khoa học
Công nghệ Chăn nuôi. Số 13, trang 12-19.
3. Lê Viết Ly, Hoàng Kim Giao, Mai Văn Sánh,
Võ Văn Sự và Lê Minh Sắt (1999), Chuyên khảo
bảo tồn nguồn gen vật nuôi ở Việt nam, Tập 1,
Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
4. Nguyễn Văn Niêm, Đỗ Hữu Hoan, Lƣu Công
Khánh và Đỗ Xuân Cốn, (2001), “Đặc điểm sinh
học, khả năng sản xuất và phát triển chăn nuôi bò
vàng Hà Giang tại các tỉnh miền núi phía Bắc”,
Báo cáo khoa học chăn nuôi thú y 1999-2000, Nhà
xuất bản Hà Nội, Tr. 92 - 105.
Mai Anh Khoa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 119(05): 3 - 8
8
5. Lê Quang Nghiệp (1984), Một số Đặc điểm
chung về sinh trưởng, cày kéo, cho thịt của bò
vàng Thanh Hóa và kết quả lai với bò Zebu, Luận
án Phó Tiến sỹ Nông nghiệp, Hà Nội.
6. Tổng cục thống kê, Số lượng bò tại thời điểm
1/10 hàng năm phân theo địa phương. 2011-2013.
7. Nguyễn Xuân Trạch, Mai Thị Thơm và Lê Văn
Ban (2006), Giáo trình chăn nuôi trâu bò, Nxb
Nông nghiệp, Hà Nội.
8. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh
Bắc Kạn, Báo cáo tình hình chăn nuôi hàng năm,
2008 - 2013.
9. Trần Huê Viên, Nguyễn Hƣng Quang, Phan
Đình Thắm, Trần Xuân Vũ, Trịnh Văn Bình,
2013, Kết quả nghiên cứu một số đặc điếm sinh
sản của bò H’Mông nuôi tại huyện Đồng Văn (Hà
Giang), Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển nông
thôn, ISSN 1859-4581, Tháng 5, 2013.
10. Trần Xuân Vũ (2012), Nghiên cứu một số đặc
điểm sinh sản của bò H’Mông nuôi tại huyện
Đồng Văn tỉnh Hà Giang, Luận văn Thạc sĩ khoa
học nông nghiệp, Đại học Nông lâm Thái Nguyên.
SUMMARY
INITIAL ASSESSMENT OF HERD STRUCTURE, BODY SIZE INDICE
AND SOME REPRODUCTIVE PHYSIOLOGY INDICE OF H‟MONG CATTLE
IN BAC KAN PROVINCE
Mai Anh Khoa
1*
, Tran Van Thang
2
, Nguyen Thu Phuong
2
Tran Hue Vien
2
, Nguyen Huu Cuong
2
, Nguyen Hung Quang
3
1Thai Nguyen University, 2College of Agriculture and Forestry – TNU,
3Ministry of Sciences and Technology
The survey was carried out on herds of H‟Mong cattle in Pac Nam, Ba Be and Cho Don district,
Bac Kan province to assess the current status, body indice and some re-productivity characteristics
of the animals. The research parameters include: H‟H‟Mong cattle herd structure, body weight,
body size measurement and some physiological indicators of cattle. From the survey results which
contributed to the assessment, evaluation and selection of cattle in the study area in order to
manage animal breeding and herd management. The results showed that the structure of the herd
was relatively reasonable. However, the ration of reproductive male/female higher than breeding
program recommendation. Body weight and body size indices of studied animals in Bac Kan were
lower than that of cattle in Ha Giang and other provinces. Age at first calving mostly ranging from
3-4 years old (58.44%), is the calving interval was approximately 1 year (47.09% total investigated
cattle). Female H‟Mong cattle in Bac Kan are good-condition, eligible for re-productivity with
41.55% of total herd. The number of non-qualified bulls selected for breeding was rather high in
proportion (47.51% of the total males).
Keywords: H’Mong cattle; Herd structure; Body size indices; Reproductive physiology indices,
Bac Kan province
Ngày nhận bài:8/3/2014; Ngày phản biện:22/3/2014; Ngày duyệt đăng: 5/5/2014
Phản biện khoa học: TS. Dương Mạnh Hùng – Trường Đại học Nông Lâm – ĐHTN
*
Tel: 0968 533888, Email: khoa.mai@gmail.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- buoc_dau_danh_gia_thuc_trang_dan_bo_hmong_nuoi_trong_nong_ho.pdf