Bốn phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam: Công - Dung - Ngôn - Hạnh
Bốn phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam: Công - Dung - Ngôn - Hạnh
“Không có người phụ nữ xấu mà chỉ có người phụ nữ không biết làm đẹp cho mình:.
Có lẽ điều đó luôn luôn đúng, bởi lẽ ý thức muốn làm đẹp của người phụ nữ đã xuất hiện ngay từ thời con gái :
“Tuổi mười bảy em biết làm con gái
Phải soi gương phải chải tóc cho suôn
Chẳng nên hay tha thẩn lúc đi đường
Mẹ chặn mãi từng bước đi tiếng nói
Lúc đi đường đừng quay đầu ngõ lại
Khi nói cười phải nhỏ nhẹ thanh tao
Hoa xinh là hoa cổng kín rào cao
Con gái mẹ phải là hoa xinh nhất ”
Thước đo giá trị cái đẹp của người phụ nữ xét ở mọi thời có lẽ đó là bốn phẩm chất nổi bật : “Công - Dung - Ngôn - Hạnh”. Hay nói một cách khác: “Công, Dung, Ngôn, Hạnh luôn là phẩm chất quý giá của phụ nữ ở mọi thời”.
Để hiểu rõ bốn phẩm chất trên, trước hết ta phải đi timà hiểu khái niệm chung.
Thứ nhất đó là CÔNG : Thể hiện công việc nội trợ của người phụ nữ trong gia đình và công việc chuyên môn của họ trong xã hội. Khác với người phụ nữ trong xã hội trước (thời phong kiến) người phụ nữ ở thời hiện đại văn minh ngày nay không chỉ thực hiện tốt vai trò của mình trong gia đình : dâu hiền, vợ đảm, mẹ tốt mà họ còn sánh vai với nam giới làm tốt cả các công việc trong xã hội. “Công” ở đây là người phụ nữ không chỉ “giỏi việc nước” mà còn “đảm việc nhà” nữa. Đã có biết bao tấm gương những người vợ người mẹ trong chiến tranh, trong thời bình thể hiện vai trò đặc biệt quan trọng của mình ; chính nhờ có họ mà nước nhà độc lập thanh bình như ngày nay bởi họ là “hậu phương vững chắc” cho “tiền tuyến lớn”. Người phụ nữ ngay từ khi mới sinh ra đã ý thức được vai trò của mình trong gia đình cũng như là ngoài xã hội : trước hết phải là người vợ đảm đang tháo vát sau đó mới là một công dân tốt đóng góp sức mình trong các công việc xã hội :
“Phòng khi đóng góp việc làng
Đồng tiền bát gạo lo toan cho chồng
Trước là đẹp mắt cho chồng
Sau là họ mạc cũng không chê cười”.
Đúng là “gái có công thì chồng chẳng phụ”, các cụ nhà ta nói rất đúng. Giống như lời của người chồng nói với người vợ ngay từ buổi mới về làm dâu :
“Từ khi em về làm dâu
Thì anh dặn bảo trước sau mọi lời :
Mẹ già dữ lắm em ơi !
Nhịn ăn, nhịn mặc, nhịn lời mẹ cha
Nhịn cho nên cửa nên nhà
Nên kèo, nên cột, nên nhà tầm vông.
Nhìn cho nên vợ nên chồng
Thì em coi sóc lấy trong cửa nhà
Đi chợ thì chớ ăn quà
Về chợ thì chớ về rề rà ở trưa
Dù ai bảo đợi bảo chờ
Thì em nói dối con thơ em về”.
Trong một gia đình người đàn ông là trụ cột chính chủ yếu lo về mặt kinh tế, còn người vợ là người luôn quán xuyến mọi mặt : bên cạnh việc nội trợ, con cái, gia đình nhà chồng thì cần phải là chỗ dựa tinh thần của chồng giúp đỡ chồng làm tốt công việc xã hội, đó là lý do vì sao các cụ nhà ta thường nói :
“Giàu vì bạn, sang vì vợ”.
Người phụ nữ ngày nay bên cạnh hoàn thành tốt công việc gia đình họ còn xông xáo trong cả lĩnh vực xã hội nhưng cái chính trong vai trò của phụ nữ (công) vẫn là gia đình. Muốn “giỏi việc nước” thì trước hết người phụ nữ phải “đảm việc nhà” đã.
Thứ hai, ta xét đến DUNG : là dung nhan hình thức thẩm mỹ. Vẻ đẹp của người phụ nữ là vẻ đẹp hài hoà giữa nội dung và hình thức. Có người nói : “Người phụ nữ là kiệt tác cuối cùng của tạo hoá”, quả thật không sai bởi từ xưa đến này cứ nhắc đến cái đẹp thì con người ta thường lấy hình ảnh người phụ nữ ra làm thước đo thẩm mỹ. Trong ca dao, tục ngữ vẻ đẹp của người phụ nữ thường được nhắc đến rất nhiều như :
-“Những người con mắt lá răm
Lông mày lá liễu đáng trăm quan tiền”
-“Người thanh tiếng nói cũng thanh
Chuông kêu sẽ đánh bên thành cũng kêu”
-“Hỡi cô thắt dải lưng xanh
Ngày ngày thấp thoáng bên mành chờ ai?
Trước đường xe ngựa bời bời
Bụi hồng mờ mịt ai người mắt xanh”.
7 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 5818 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bốn phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam: Công - Dung - Ngôn - Hạnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bốn phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam: Công - Dung - Ngôn - Hạnh
“Không có người phụ nữ xấu mà chỉ có người phụ nữ không biết làm đẹp cho mình:.
Có lẽ điều đó luôn luôn đúng, bởi lẽ ý thức muốn làm đẹp của người phụ nữ đã xuất hiện ngay từ thời con gái :
“Tuổi mười bảy em biết làm con gái
Phải soi gương phải chải tóc cho suôn
Chẳng nên hay tha thẩn lúc đi đường
Mẹ chặn mãi từng bước đi tiếng nói
Lúc đi đường đừng quay đầu ngõ lại
Khi nói cười phải nhỏ nhẹ thanh tao
Hoa xinh là hoa cổng kín rào cao
Con gái mẹ phải là hoa xinh nhất …”
Thước đo giá trị cái đẹp của người phụ nữ xét ở mọi thời có lẽ đó là bốn phẩm chất nổi bật : “Công - Dung - Ngôn - Hạnh”. Hay nói một cách khác: “Công, Dung, Ngôn, Hạnh luôn là phẩm chất quý giá của phụ nữ ở mọi thời”.
Để hiểu rõ bốn phẩm chất trên, trước hết ta phải đi timà hiểu khái niệm chung.
Thứ nhất đó là CÔNG : Thể hiện công việc nội trợ của người phụ nữ trong gia đình và công việc chuyên môn của họ trong xã hội. Khác với người phụ nữ trong xã hội trước (thời phong kiến) người phụ nữ ở thời hiện đại văn minh ngày nay không chỉ thực hiện tốt vai trò của mình trong gia đình : dâu hiền, vợ đảm, mẹ tốt mà họ còn sánh vai với nam giới làm tốt cả các công việc trong xã hội. “Công” ở đây là người phụ nữ không chỉ “giỏi việc nước” mà còn “đảm việc nhà” nữa. Đã có biết bao tấm gương những người vợ người mẹ trong chiến tranh, trong thời bình thể hiện vai trò đặc biệt quan trọng của mình ; chính nhờ có họ mà nước nhà độc lập thanh bình như ngày nay bởi họ là “hậu phương vững chắc” cho “tiền tuyến lớn”. Người phụ nữ ngay từ khi mới sinh ra đã ý thức được vai trò của mình trong gia đình cũng như là ngoài xã hội : trước hết phải là người vợ đảm đang tháo vát sau đó mới là một công dân tốt đóng góp sức mình trong các công việc xã hội :
“Phòng khi đóng góp việc làng
Đồng tiền bát gạo lo toan cho chồng
Trước là đẹp mắt cho chồng
Sau là họ mạc cũng không chê cười”.
Đúng là “gái có công thì chồng chẳng phụ”, các cụ nhà ta nói rất đúng. Giống như lời của người chồng nói với người vợ ngay từ buổi mới về làm dâu :
“Từ khi em về làm dâu
Thì anh dặn bảo trước sau mọi lời :
Mẹ già dữ lắm em ơi !
Nhịn ăn, nhịn mặc, nhịn lời mẹ cha
Nhịn cho nên cửa nên nhà
Nên kèo, nên cột, nên nhà tầm vông.
Nhìn cho nên vợ nên chồng
Thì em coi sóc lấy trong cửa nhà
Đi chợ thì chớ ăn quà
Về chợ thì chớ về rề rà ở trưa
Dù ai bảo đợi bảo chờ
Thì em nói dối con thơ em về”.
Trong một gia đình người đàn ông là trụ cột chính chủ yếu lo về mặt kinh tế, còn người vợ là người luôn quán xuyến mọi mặt : bên cạnh việc nội trợ, con cái, gia đình nhà chồng thì cần phải là chỗ dựa tinh thần của chồng giúp đỡ chồng làm tốt công việc xã hội, đó là lý do vì sao các cụ nhà ta thường nói :
“Giàu vì bạn, sang vì vợ”.
Người phụ nữ ngày nay bên cạnh hoàn thành tốt công việc gia đình họ còn xông xáo trong cả lĩnh vực xã hội nhưng cái chính trong vai trò của phụ nữ (công) vẫn là gia đình. Muốn “giỏi việc nước” thì trước hết người phụ nữ phải “đảm việc nhà” đã.
Thứ hai, ta xét đến DUNG : là dung nhan hình thức thẩm mỹ. Vẻ đẹp của người phụ nữ là vẻ đẹp hài hoà giữa nội dung và hình thức. Có người nói : “Người phụ nữ là kiệt tác cuối cùng của tạo hoá”, quả thật không sai bởi từ xưa đến này cứ nhắc đến cái đẹp thì con người ta thường lấy hình ảnh người phụ nữ ra làm thước đo thẩm mỹ. Trong ca dao, tục ngữ vẻ đẹp của người phụ nữ thường được nhắc đến rất nhiều như :
-“Những người con mắt lá răm
Lông mày lá liễu đáng trăm quan tiền”
-“Người thanh tiếng nói cũng thanh
Chuông kêu sẽ đánh bên thành cũng kêu”
-“Hỡi cô thắt dải lưng xanh
Ngày ngày thấp thoáng bên mành chờ ai?
Trước đường xe ngựa bời bời
Bụi hồng mờ mịt ai người mắt xanh”.
“Dung” ở đây là nói tới diện mạo hình thức bên ngoài của người phụ nữ. Nếu ai sinh ra mà trời phú cho một nhan sắc hơn người thì đó là một điều đáng quý nhưng nếu không may mắn mà người con gái kém nhan sắc thì không nên buồn. Người con gái kém nhan sắc thì nên nhớ chăm sóc nhiều hơn tạo cho mình một vẻ đẹp riêng. Các cụ ta thường nói :
“Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người”.
Nếu như kém mặn mà về nhan sắc mà được cái nết kéo lại thì người phụ nữ vẫn đảm bảo được cái “dung”. Thế nhưng cái đẹp về hình thức bên ngoài cũng đóng vai trò hết sức quan trọng vì thế chị em phụ nữ phải luôn biết chăm sóc sắc đẹp của mình kể cả trước và sau khi lấy chồng. Người đàn ông nào mà chẳng hãnh diện khi đi bên mình là một người vợ không những nết na mà còn đẹp nữa.
“Chồng yêu cái tóc nên dài
Cái duyên nên đẹp, cái tài nên không”.
“Dung” ở người phụ nữ vẫn là vẻ đẹp hài hoà giữa nội dung và hình thức : “Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân”.
“Gặp nàng nắm lấy cổ tay
Anh yêu vì nết, anh say vì tình
Thiên hạ lắm kẻ giàu, xinh
Nhưng duyên chẳng thuận, nhưng tình chẳng ưa”.
Thứ ba, đó là NGÔN : là lời ăn tiếng nói, cách đối nhân xử thế của người phụ nữ. Không đúng như thế thì tại sao người xưa có câu : “lời nói đọi máu” và “Lời nói gói vàng”. Nét đẹp trong văn hoá ứng xử của người phụ nữ đó là lời ăn tiếng nói. Người ta nhận xét một người con gái tốt hay không duyên dáng hay không… ấn tượng ban đầu chính là lời ăn tiếng nói. Nếu như một cô gái ăn nói không giữ ý tứ không lịch sử thiếu tôn trọng người khác thì sẽ dẫn đến một hậu quả khôn lường bởi ấn tượng ban đầu đã gây mất thiện cảm đối với mọi người. Ngược lại, một người con gái ăn nói nhẹ nhàng, cử chỉ lịch sự tôn trọng người khác chắc chắn sẽ khiến mọi người cảm tình ngay từ phút đầu gặp gỡ. Tất cả những điều trên đều đúng bởi người ta nhìn nhận đánh giá một người con gái ngay từ cách xử sự lời ăn tiếng nói của cô ta. Vì :
-“Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”
-“Nói lời thì nhớ lấy lời
Đừng như con bướm đậu rồi lại bay”.
Một lời nói nói ra thì “bốn ngựa đuổi không kịp” nên trước khi nói người con gái phải cẩn thận với bất kỳ lời nói nào của mình phát ra. Lời nói đáng giá nghìn vàng bởi chính tính chân thật không giả dối của nó. Người ta thường nói : “Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng”, một người con gái thông mình khéo léo sữ biết cách ứng xử trong mọi tình huống, đó là văn hoá ứng xử mà người phụ nữ cần học hỏi trau dồi cho bản thân (Học ăn, học nói, học gói, học mở). Lời ăn tiếng nói sẽ giúp ta rất nhiều trong cuộc sống bởi theo sự phát triển của xã hội, nhu cầu giao tiếp của con người ngày càng cao bởi vậy bên cạnh “công-dung” thì “ngôn” (lời ăn tiếng nói) cũng đóng vai trò hết sức quan trọng.
Thứ tư, đó là HẠNH : là hạnh kiểm, thể hiện nhân cách là điều hệ trọng ở mỗi người phụ nữ. Người ta thường nói : “Cái nết đánh chết cái đẹp”. Quả thật không sai. Từ xưa đến nay cái phẩm hạnh của người phụ nữ vẫn là đức tính “thuỷ chung” với chồng - điều quan trọng nhất.
-“Bốn mùa xuân hạ thu đông
Thiếp ngồi dệt vải những trông bóng chồng
Dừa xanh trên bốn tam quan
Dừa bao nhiêu trái trông chàng bấy nhiêu”.
-“Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyển”
-“Chồng em áo rách em thương
Chồng người áo gấm xông Hương mặc người”
-“Mặc ai một dạ đôi lòng
Em đây thủ tiết loan phòng chờ anh”
-“Mình em như giấy trắng cả tờ
Lòng son một mực đợi chờ bút nghiên”
-“Người ta thích lấy nhiều chồng
Tôi đây chỉ thích một ông thật bền
Thật bền như tượng đồng đen
Trăm năm quyết với cùng em một lòng”
-“Chừng nào muối ngọt chanh thanh
Em đây mới dám bỏ anh lấy chồng”
-“Trầu xanh, cau trắng, chay hồng
Vôi pha với nghĩa, thuốc nồng với duyên”
Nhiều người nói : “Tại sao người đàn ông có thể năm thê bảy thiếp mà người phụ nữ lại không thể năm bảy chồng?”. Có lẽ đó chỉ là câu nói vui cửa miệng bởi vì : “Tôi trung không thờ hai chúa, gái trinh không lấy hai chồng”. Đó là lời nói sau cùng trước khi nhảy xuống sông tự vẫn của Chiêu quân - Vợ vua nước Việt vì hoàn cảnh phải sang cống nạp cho vua Hồ, tên tuổi nàng sẽ mãi lưu danh sử sách bởi tấm lòng thuỷ chung son sắc của mình. Người phụ nữ thì hai chữ “tiết hạnh” phải giữ làm đầu, tấm lòng “thuỷ chung” là một phẩm chất rất đáng quý. Chắc chắn rằng xã hội chúng ta sẽ phát triển ngày một văn minh hơn, đời sống kinh tế dồi dào hơn, nhưng cũng đòi hỏi nhân cách người phụ nữ Việt Nam chúng ta phải ngày một cao hơn. Người phụ nữ được coi là “đẹp” là biết kết hợp giữa truyền thống bốn ngàn năm lịch sử với cuộc sống văn minh hiện đại ngày nay.
Nhưng cuối cùng một người phụ nữ đẹp là biết dung hoà bốn phẩm chất : “Công-Dung-Ngôn-Hạnh” với nhau. Không được xem nhẹ một phẩm chất nào bởi bốn cái đó góp phần tạo nên vẻ đẹp của người phụ nữ. Có một bài ca dao nói rõ lên điều đó, bài ca thể hiện tình cảm của một chàng trai đối với một cô gái, cô gái đó có đủ cả bốn phẩm chất trên :
“Một thương tóc bỏ đuổi gà
Hai thương ăn nói mặn mà có duyên
Ba thương má lúm đồng tiền
Bốn thương răng nhánh hạt huyền kém thua
Năm thương cổ yếu đeo bùa
Sau thương nón thượng quai tua dịu dàng
Bảy thương nét ở khôn ngoan
Tám thương ăn nói lời càng thêm xinh
Chín thương cô ở một mình
Mười thương con mắt có tình với ai”
Một người phụ nữ đẹp của thời đại đó là người phụ nữ biết giữ gìn và phát huy những truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc và học hỏi nền văn minh của các nước tiên tiến. Bốn phẩm chất : Công - Dung - Ngôn - Hạnh luôn là hành trang vào đời của người phụ nữ của mọi thời đại./.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bốn phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam- Công - Dung - Ngôn - Hạnh.doc