2.2.6. Bồi dưỡng năng lực bảo vệ kết quả nghiên cứu
Trong nhiều năm, khi tham gia hội đồng đánh giá các đề tài NCKH cấp trường và các
khóa luận tốt nghiệp của sinh viên, chúng tôi nhận thấy có những đề tài được sinh viên
nghiên cứu tốt song kết quả không cao là do năng lực bảo vệ kết quả nghiên cứu của
sinh viên còn hạn chế. Do đó, trong quá trình tổ chức seminar, giảng viên đã chú trọng
bồi dưỡng các kĩ năng trình bày báo cáo, thuyết phục, tranh luận khoa học và giải đáp
thắc mắc bằng cách tổ chức cho nhóm báo cáo trình bày bài báo cáo, sau đó nhóm phản
biện nhận xét, góp ý và nêu các câu hỏi, cuối cùng nhóm báo cáo trao đổi và giải đáp
các thắc mắc.
- Rèn luyện kĩ năng trình bày báo cáo:
Để đảm bảo các nhóm trình bày nội dung bài báo cáo theo đúng thời gian quy định (7-
10 phút hoặc 15 phút tùy theo chủ đề seminar), trong giai đoạn chuẩn bị, GV yêu cầu
sinh viên viết tóm tắt và thiết kế bài báo cáo trên phần mềm Power Point. Để bài báo
cáo đảm bảo các yêu cầu của bài trình bày đa phương tiện, giảng viên hướng dẫn sinh
viên phối hợp các kênh hình với kênh chữ nhằm truyền tải nội dung bài báo cáo một
cách ngắn gọn, súc tích và sinh động. Trong quá trình báo cáo, giảng viên hướng dẫn
sinh viên phối hợp giữa các thành viên để trình bày: Sinh viên phụ trách kĩ thuật, sinh
viên trình bày, trong một số trường hợp sinh viên còn phải đóng vai để thực hiện các
trích đoạn bài giảng. Trong đó, phương pháp và kĩ thuật báo cáo được giảng viên chú
trọng rèn luyện cho sinh viên bằng cách đặt ra các yêu cầu đối với sinh viên báo cáo:
Phải nắm vững nội dung bài báo cáo để trình bày ngắn gọn, rõ ràng, súc tích, làm rõ
được trọng tâm, thể hiện được tính sáng tạo; Biết vận dụng các phương pháp và kĩ thuật
trình bày báo cáo, sử dụng ngôn ngữ lời nói và hình ảnh phù hợp, tác phong báo cáo
chững chạc tự tin,.
- Rèn luyện kĩ năng thuyết phục, tranh luận khoa học và giải đáp thắc mắc cho sinh
viên:
Khả năng thuyết phục của nhóm báo cáo thường được đánh giá qua phần trả lời các câu
hỏi của nhóm phản biện và giảng viên. Khả năng tranh luận khoa học thường được thể
hiện qua phần nhận xét, đặt câu hỏi, nêu thắc mắc của nhóm phản biện và các luận cứ
nhóm báo cáo đưa ra để bảo vệ cho các luận điểm của mình. Do vậy, để rèn luyện cho
sinh viên những kĩ năng đó, trong quá trình tổ chức, điều khiển seminar, GV hướng dẫn
nhóm phản biện nhận xét, đánh giá theo các tiêu chí trong phiếu đánh giá, đồng thời
hướng dẫn sinh viên nêu câu hỏi cho nhóm báo cáo. Các nhận xét, đánh giá phải khách
quan, có cơ sở; Các câu hỏi nêu ra phải có mục đích rõ ràng, phù hợp với nội dung đề
tài seminar, việc nêu câu hỏi cũng cần có sự tham gia của các thành viên trong nhóm
phản biện, tránh tập trung vào một số sinh viên năng nổ. Đồng thời, giảng viên hướng
dẫn nhóm báo cáo lắng nghe, ghi chép, trao đổi nhóm, tập hợp các câu hỏi có cùng nội
dung và xem xét thứ tự trả lời các câu hỏi cho hợp lí. Sau đó các thành viên của nhóm
lần lượt giải đáp các câu hỏi một cách ngắn gọn, rõ ràng. Trong một số trường hợp khi
cả lớp đã thống nhất ý kiến nhưng ý kiến đó chưa hợp lí, giảng viên lật ngược vấn đề
“chống lại cả lớp” nhằm hâm nóng bầu không khí cho sinh viên tranh luận.
3. KẾT LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu vận dụng hình thức seminar trong dạy học bộ môn PPDH Địa
lí, bằng nhiều biện pháp khác nhau đã góp phần bồi dưỡng những năng lực NCKHGD
cho sinh viên ngành Sư phạm Địa lí trường Đại học Quy Nhơn: Năng lực phát hiện vấn
đề nghiên cứu; Năng lực lập kế hoạch và vận dụng PPNC; Năng lực thu thập, xử lí
thông tin; Năng lực viết và trình bày báo cáo; Năng lực bảo vệ kết quả nghiên cứu. Mặt
khác, nhờ có những năng lực đó đã nâng cao chất lượng, hiệu quả của các giờ seminar
và tạo hứng thú, đam mê tìm tòi, khám phá cho sinh viên. Để tổ chức có hiệu quả
seminar theo hướng dạy học khám phá và nghiên cứu đòi hỏi giảng viên, sinh viên phải
nỗ lực rất nhiều, đồng thời cũng cần có đủ các điều kiện về cơ sở vật chất và tài liệu
tham khảo.
8 trang |
Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 499 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên ngành Sư phạm Địa lí, trường Đại học Quy Nhơn thông qua hình thức Seminar môn Phương pháp dạy học - Lê thị Lành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế
ISSN 1859-1612, Số 04(32)/2014: tr. 44-51
BỒI DƢỠNG NĂNG LỰC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC
CHO SINH VIÊN NGÀNH SƢ PHẠM ĐỊA LÍ, TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
THÔNG QUA HÌNH THỨC SEMINAR MÔN PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC
LÊ THỊ LÀNH
Trường Đại học Quy Nhơn
Tóm tắt: Bài báo trình bày biện pháp bồi dưỡng một số năng lực nghiên cứu
khoa học giáo dục (NCKHGD) cho sinh viên ngành Sư phạm Địa lí –
Trường Đại học Quy Nhơn (ĐHQN): Năng lực phát hiện vấn đề nghiên cứu;
Năng lực lập kế hoạch và vận dụng phương pháp nghiên cứu (PPNC); Năng
lực thu thập, xử lí thông tin; Năng lực viết và trình bày báo cáo; Năng lực
bảo vệ kết quả nghiên cứu thông qua hình thức seminar trong dạy học các
học phần phương pháp dạy học (PPDH).
Từ khóa: Năng lực NCKH giáo dục; Bồi dưỡng năng NCKH giáo dục;
Seminar về PPDH.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên là một trong những định hướng
quan trọng của việc đổi mới đào tạo đại học hiện nay. Trong Chuẩn đầu ra các ngành sư
phạm của các trường đại học ở nước ta, năng lực NCKHGD được xem là một tiêu chí
quan trọng trong năng lực phát triển nghề nghiệp của sinh viên.
Thực tiễn đổi mới dạy học ở trường phổ thông rất cần có những nghiên cứu của chính
đội ngũ giáo viên để ngày càng có nhiều những sáng kiến kinh nghiệm hay có khả năng
áp dụng vào thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả dạy học. Tuy nhiên, phần lớn giáo viên
vẫn dành thời gian cho công việc giảng dạy và giáo dục. Một số ít tâm huyết với nghiên
cứu khoa học thì thiếu kinh nghiệm và chưa đủ các kiến thức về NCKHGD nên còn gặp
nhiều khó khăn.
Xuất phát từ mục tiêu đào tạo và thực tiễn ở trường phổ thông, việc nghiên cứu để tìm
ra các biện pháp bồi dưỡng năng lực NCKHGD cho sinh viên sư phạm nói chung, sinh
viên ngành Sư phạm Địa lí – Trường ĐHQN nói riêng có ý nghĩa sâu sắc đối với việc
phát triển năng lực nghề nghiệp của sinh viên, giúp họ tự học, tự nghiên cứu, biết phát
hiện và giải quyết các vấn đề trong thực tiễn giáo dục.
2. BỒI DƯỠNG MỘT SỐ NĂNG LỰC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC
CHO SINH VIÊN QUA SEMINAR
2.1. Một số khái niệm
NCKHGD là quá trình tìm tòi, khám phá làm sáng tỏ những mâu thuẫn khách quan
trong thực tiễn giáo dục nhằm tìm ra các giải pháp hiệu quả cho sự phát triển [5].
Năng lực được hiểu là khả năng thực hiện có trách nhiệm và hiệu quả các hành động,
giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề trong những tình huống khác nhau thuộc các lĩnh vực
nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân trên cơ sở hiểu biết, kỹ năng, kỹ xảo và kinh nghiệm
BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC CHO SINH VIÊN... 45
cũng như sự sẵn sàng hành động (Bernd Meier – Nguyễn Văn Cường) [2]. Thể hiện một
năng lực là biết sử dụng các kiến thức và các kĩ năng trong một tình huống có ý nghĩa.
Năng lực KHGD được hiểu là khả năng thực hiện có hiệu quả các hoạt động trong
NCKHGD, bao gồm: Phát hiện vấn đề nghiên cứu, lựa chọn đề tài nghiên cứu; Lập kế
hoạch, đề cương nghiên cứu; Xác định, lựa chọn và vận dụng các phương pháp nghiên
cứu (PPNC); Thu thập, xử lí thông tin; Viết và bảo vệ công trình nghiên cứu... [5]
Bồi dƣỡng năng lực NCKH giáo dục là quá trình trang bị thêm kiến thức, kĩ năng
nhằm mục đích nâng cao và hoàn thiện năng lực NCKHGD, từ đó phát triển khả năng
nghiên cứu để tự làm giàu tri thức của bản thân và sáng tạo trong nghề nghiệp.
2.2. Một số biện pháp bồi dƣỡng năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh
viên qua seminar môn Phƣơng pháp dạy học địa lí
Trong chương trình đào tạo theo tín chỉ của ngành Sư phạm Địa lí – Trường Đại học
Quy Nhơn [3] không có học phần riêng về Phương pháp NCKHGD. Do đó, việc bồi
dưỡng năng lực NCKHGD cho sinh viên chủ yếu được tích hợp trong dạy học học phần
Lí luận dạy học địa lí, PPNC địa lí và thông qua hình thức seminar trong các học phần
PPDH bộ môn.
Seminar ở đại học là một hình thức tổ chức dạy học cơ bản, trong đó dưới sự trực tiếp
điều khiển của giảng viên, sinh viên trình bày, thảo luận, tranh luận về những vấn đề
khoa học nhất định. Như vậy, seminar là hình thức thảo luận khoa học, tranh luận về
học thuật nhằm khơi sâu, mở rộng vốn tri thức, tìm tòi, phát hiện chân lí hoặc chứng
minh cách vận dụng chân lí khoa học vào thực tiễn. Do đó, seminar phải có hai đặc
trưng cơ bản là: Phải có chủ đề khoa học nhất định và phải có thầy hướng dẫn. [1]
Quá trình nghiên cứu, thực nghiệm hình thức seminar trong dạy học môn PPDH địa lí ở
trường ĐHQN, cho thấy mỗi giai đoạn của seminar có khả năng bồi dưỡng một số năng
lực NCKH cho sinh viên, cụ thể:
Giai
đoạn
Hoạt động của giảng viên Hoạt động của sinh viên
Khả năng bồi dƣỡng
năng lực NCKHGD
Chuẩn
bị
Seminar
- Xây dựng kế hoạch
seminar;
- Hướng dẫn sinh viên
phát hiện vấn đề khoa học,
xác định đề tài seminar;
- Phát hiện vấn đề khoa
học, xác định và tiếp
nhận các đề tài seminar;
- Năng lực phát hiện
vấn đề và lựa chọn đề
tài nghiên cứu;
- Hướng dẫn sinh viên lập
kế hoạch thực hiện
seminar;
- Lập kế hoạch thực hiện
semiar;
- Năng lực lập kế
hoạch nghiên cứu
- Hướng dẫn sinh viên các
phương pháp thu thập, xử
lí thông tin;
- Thu thập, xử lí thông tin
bằng các phương pháp
khác nhau;
- Năng lực xác định,
lựa chọn và vận dụng
các PPNC;
- Hướng dẫn sinh viên viết
báo cáo;
- Tiến hành viết báo cáo; - Năng lực viết báo
cáo;
46 LÊ THỊ LÀNH
- Theo dõi, đôn đốc và hỗ
trợ sinh viên trong quá
trình thực hiện;
- Nhận bài báo cáo của
sinh viên, chỉnh sửa, góp ý
và gửi lại cho sinh viên;
- Phối hợp thực hiện kế
hoạch;
- Gửi bài báo cáo của nhóm
cho GV, nhận và chỉnh sửa
theo góp ý của GV;
- Năng lực hợp tác
nhóm;
- Hướng dẫn sinh viên viết
tóm tắt, trình bày trên
Power Point.
- Viết tóm tắt và trình
bày trên Power Point;
Chuẩn bị phương tiện;...
- NL viết báo cáo
- Kiểm tra lại việc chuẩn bị
của sinh viên;
- Giới thiệu chủ đề, công
bố tiến trình seminar;
- Hoàn thành và chuẩn bị
báo cáo;
Tiến
hành
seminar
- Hướng dẫn cách thực
hiện và cách đánh giá qua
các tiêu chí đánh giá;
- Tham gia, góp ý để
thống nhất các tiêu chí
đánh giá;
- GV theo dõi, điều khiển
- Nhóm báo cáo: Phối
hợp tổ chức trình bày nội
dung báo cáo;
- Nhóm phản biện nhận
xét, đánh giá, nêu câu
hỏi; Các nhóm còn lại:
Đặt câu hỏi chất vấn, nêu
thắc mắc,...
- Năng lực báo cáo;
- Năng lực phản biện;
- Tổ chức cho sinh viên
trao đổi, thảo luận, tranh
luận;
- Sinh viên trao đổi, tranh
luận, giải đáp thắc mắc;
- Năng lực bảo vệ kết
quả nghiên cứu;
Kết
thúc
seminar
- Nhận xét báo cáo, ý kiến
tranh luận, giải đáp những
thắc mắc mà các nhóm
chưa làm rõ nhằm giúp
sinh viên hiểu đúng bản
chất của vấn đề.
- Cho điểm seminar (kết
hợp đánh giá của các
nhóm);
- Sửa bài báo cáo, gửi lại
cho sinh viên.
- Đánh giá, tự đánh giá
quá trình thực hiện
seminar;
- Hoàn thiện bài báo cáo,
gửi lại cho giảng viên và
chia sẻ nội dung cho các
nhóm khác.
- Năng lực đánh giá, tự
đánh giá;
- Năng lực viết và hoàn
thiện báo cáo.
2.2.1. Bồi dưỡng năng lực phát hiện vấn đề nghiên cứu
Phát hiện vấn đề nghiên cứu là việc khó đối với sinh viên, nhiều sinh viên khi được làm
khóa luận tốt nghiệp vẫn chưa biết mình sẽ nghiên cứu vấn đề gì và thường nhờ GV
định hướng và giao đề tài. Do vậy, bồi dưỡng cho sinh viên năng lực phát hiện vấn đề
BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC CHO SINH VIÊN... 47
nghiên cứu là việc làm có ý nghĩa không chỉ trong NCKH mà còn trong thực tiễn giảng
dạy sau này.
Theo tác giả Nguyễn Đức Vũ, trong NCKHGD, quá trình xác định một đề tài nghiên
cứu gồm các giai đoạn: Hiện thực giáo dục → Mâu thuẫn → Vấn đề nghiên cứu →
Đề tài [5]. Do đó, có thể thấy việc phát hiện vấn đề nghiên cứu là cơ sở quan trọng để
chọn đề tài.
Trong khâu xác định và lựa chọn đề tài seminar của giai đoạn chuẩn bị, thay vì cung cấp
các đề tài đã được chuẩn bị sẵn, giảng viên sử dụng phương pháp động não để hướng
dẫn sinh viên phân tích những mâu thuẫn nảy sinh trong thực tiễn giáo dục. Giảng viên
gợi mở để sinh viên phát hiện ra vấn đề nghiên cứu trên cơ sở đó chọn được đề tài
seminar phù hợp với mục tiêu, nội dung của học phần cũng như khả năng và hứng thú
của sinh viên.
Ví dụ về cách hướng dẫn sinh viên chọn đề tài seminar trong học phần PPDH Địa lí ở
trung học cơ sở (THCS).
Hiện thực giáo dục: Đổi mới PPDH Địa lí ở THCS, đây được xem như chủ đề seminar.
GV đặt câu hỏi: Trong quá trình đổi mới PPDH Địa lí ở THCS hiện nay đã xuất hiện
những mâu thuẫn nào? Yêu cầu mỗi sinh viên đưa ra một mâu thuẫn, GV tập hợp ý
kiến, xác định lại những mâu thuẫn nổi bật:
(a) Trong thiết kế bài dạy học: Việc vận dụng các quan điểm dạy học hiện đại trong
thiết kế bài dạy học mâu thuẫn với sự phổ biến cách soạn bài theo kiểu truyền thống và
khuôn mẫu...
(b) Trong tổ chức bài dạy học: Sự áp dụng các PPDH tiên tiến mâu thuẫn với sự phổ
biến của các PPDH truyền thống; Việc sử dụng các PTDH hiện đại mẫu thuẫn với trình
độ kĩ thuật của GV và điều kiện cơ sở vật chất kĩ thuật còn nhiều hạn chế. Việc sử dụng
PTDH theo hướng nguồn tri thức mâu thuẫn với sự phổ biến của việc sử dụng PTDH
theo hướng minh họa và kĩ năng làm việc với các nguồn tri thức của HS còn hạn chế,...
(c) Thực tiễn kiểm tra đánh giá mâu thuẫn với mục đích, ý nghĩa và yêu cầu của kiểm
tra, đánh giá;
Từ các mâu thuẫn trên, GV tiếp tục gợi mở để sinh viên phát hiện ra các vấn đề cần
nghiên cứu: Ví dụ: Từ mâu thuẫn (a) sẽ nảy sinh một số vấn đề khoa học: Trong thiết kế
bài dạy học địa lí hiện nay cần áp dụng các quan điểm dạy học hiện đại nào? Theo quy
trình và mô hình nào? Từ những mâu thuẫn (b) sẽ nảy sinh một số vấn đề khoa học: Cần
phải sử dụng sơ đồ, tranh ảnh, bản đồ, bảng số liệu thống kê... trong dạy học từng lớp ở
THCS như thế nào cho hiệu quả; Cần rèn luyện cho HS những kĩ năng địa lí nào? Từ
những mâu thuẫn (c) sẽ nảy sinh một số vấn đề khoa học: Thực tiễn kiểm tra, đánh giá
trong dạy học môn Địa lí ở THCS hiện đang diễn ra như thế nào? Cần kết hợp các hình
thức kiểm tra, đánh giá như thế nào để đạt được mục đích và đảm bảo được các yêu
cầu? Trong việc biên soạn bài kiểm tra cần tuân theo quy trình và kĩ thuật nào? Từ mỗi
vấn đề trên hình thành nên một đề tài seminar: Vận dụng quan điểm công nghệ dạy học
48 LÊ THỊ LÀNH
trong thiết kế bài dạy học Địa lí lớp... ở THCS. Nghiên cứu quy trình, kĩ thuật thiết kế
bài dạy học Địa lí lớp.... ở THCS. Phương pháp sử dụng sơ đồ/bản đồ/tranh ảnh/bảng số
liệu thống kê/biểu đồ trong dạy học Địa lí lớp... ở THCS. Rèn luyện kĩ năng sử dụng
dụng sơ đồ/bản đồ/tranh ảnh/bảng số liệu thống kê/ biểu đồ cho HS trong dạy học Địa lí
lớp... ở THCS. Các hình thức trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Địa lí lớp... ở
THCS. Nghiên cứu quy trình, kĩ thuật biên soạn bài kiểm tra môn Địa lí lớp... ở THCS.
Mỗi vấn đề có thể tạo thành bốn đề tài cho bốn khối lớp. Tuy nhiên, tùy theo đặc trưng
về nội dung của chương trình từng lớp, số lượng sinh viên và thời lượng seminar của
học phần mà giảng viên gợi ý để sinh viên lựa chọn những đề tài phù hợp nhất.
2.2.2. Bồi dưỡng năng lực lập đề cương và kế hoạch nghiên cứu
Việc lập đề cương nghiên cứu có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển năng lực tự
học, tự nghiên cứu cho sinh viên và là yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng
các bài báo cáo trong seminar. Do vậy, sau khi các nhóm đã lựa chọn được đề tài, GV
hướng dẫn sinh viên lập đề cương nghiên cứu. Tùy theo tính chất của đề tài seminar,
thời gian chuẩn bị, giảng viên hướng dẫn các nhóm tự thảo luận để lập đề cương nghiên
cứu sau đó gửi cho giảng viên góp ý. Trên cơ sở đó, giảng viên hướng dẫn sinh viên lập
kế hoạch và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên của nhóm. Bản kế hoạch hoạt
động của nhóm được thể hiện bằng sơ đồ tư duy hoặc dưới dạng bảng với các nội dung:
Mục tiêu, nội dung, người thực hiện, thời gian thực hiện; giảng viên xem, góp ý để
nhóm hoàn thiện; Đây còn là căn cứ để giảng viên theo dõi và đánh giá cho điểm
seminar đối với sinh viên sau này. Thực tiễn cho thấy, việc hướng dẫn sinh viên lập kế
hoạch làm việc nhóm trong seminar đã góp phần rèn luyện thói quen làm việc có kế
hoạch, đồng thời phát triển năng lực làm việc nhóm cũng như lập kế hoạch giảng dạy và
chủ nhiệm trong các đợt thực tập sư phạm sau đó.
2.2.3. Bồi dưỡng năng lực xác định, lựa chọn và vận dụng phương pháp nghiên cứu
Trong nhiều năm hướng dẫn sinh viên thực hiện các bài tập NCKHGD trong thực tập sư
phạm 2, làm đề tài NCKH cấp trường, khóa luận tốt nghiệp, chúng tôi nhận thấy sự hạn
chế trong việc xác định lựa chọn, vận dụng các PPNC để thực hiện các bài tập, các đề
tài của sinh viên. Do vậy, trong quá trình dạy học các học phần về PPDH địa lí, giảng
viên đã tích hợp nội dung này trong chương 1 của Lí luận dạy học địa lí và trong các tiết
hướng dẫn sinh viên thực hiện seminar các bằng cách giới thiệu một số PPNC lí thuyết
và thực tiễn cho sinh viên, yêu cầu sinh viên tự đọc thêm tài liệu, cho sinh viên tham
khảo một số khóa luận, đề tài nhằm trang bị kiến thức về PPNC cho sinh viên trên cơ sở
đó vận dụng vào đề tài nghiên cứu của từng nhóm. Về cơ bản, trong các seminar, nhóm
PPNC lí thuyết có điều kiện thực hiện dễ hơn so với nhóm PPNC thực tiễn. Do vậy, để
sinh viên hiểu và vận dụng được một số PPNC thực tiễn, giảng viên hướng dẫn sinh
viên lập phiếu điều tra, dự kiến các câu hỏi phỏng vấn; Khuyến khích sinh viên thâm
nhập thực tiễn phổ thông bằng thực tiễn, phỏng vấn qua điện thoại, qua e mail với các
thầy cô giáo cũ. Trường hợp, sinh viên gặp khó khăn trong khảo sát, điều tra; giảng viên
hướng dẫn các em thu thập các thông tin đó qua các bạn trong lớp (xem các bạn như là
BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC CHO SINH VIÊN... 49
giáo viên hoặc học sinh phổ thông). Bằng cách đó, sinh viên được rèn luyện kĩ năng vận
dụng các PPNC vào từng đề tài cụ thể trong seminar.
Với cách thức đó, giảng viên mong muốn rèn luyện cho sinh viên phương pháp tự học,
tự nghiên cứu, hướng dẫn sinh viên thực hiện các đề tài như cách thức mà các nhà khoa
học đã thực hiện, tuy có sự khác nhau về mức độ.
2.2.4. Bồi dưỡng năng lực thu thập, xử lí thông tin
Năng lực thu thập và xử lí thông tin là một trong những năng lực cơ bản và cần thiết
trong học tập theo hệ thống tín chỉ cũng như trong NCKH.
Trong giai đoạn bùng nổ thông tin như hiện nay, năng lực lựa chọn để thu thập các
thông tin phục vụ cho học tập và nghiên cứu là rất cần thiết. Đối với mỗi đề tài seminar
giảng viên cung cấp một số tài liệu cơ bản và bằng kinh nghiệm của bản thân, giới thiệu,
hướng dẫn sinh viên cách thu thập tài liệu có liên quan đến đề tài từ thư viện của
trường, từ internet... Sau đó hướng dẫn các em cách lưu trữ tư liệu để thuận lợi cho việc
xử lí, viết báo cáo sau này; Hướng dẫn sinh viên lập danh mục tài liệu tham khảo để
thuận lợi cho việc trích nguồn.
Trong việc thực hiện các bài tập nghiên cứu, các khóa luận và đề tài NCKH hiện nay,
nhiều nội dung được sinh viên thực hiện theo công nghệ “copy – paste”, điều đó cho
thấy năng lực xử lí thông tin của sinh viên còn nhiều hạn chế. Do vậy, để khắc phục tình
trạng này, trong khi hướng dẫn sinh viên thực hiện seminar, giảng viên quán triệt sinh
viên không sử dụng công nghệ trên, song quan trọng hơn phải giúp sinh viên hiểu về
nguyên tắc, ý nghĩa của các trích dẫn trong khi thực hiện các đề tài seminar và bồi
dưỡng cho họ năng lực xử lí thông tin. Đối với các thông tin về lí luận, giảng viên
hướng dẫn sinh viên đọc tài liệu, phân tích, đánh giá để xây dựng cơ sở lí luận cho đề
tài. Các thông tin thu thập được qua các PPNC thực tiễn, giảng viên hướng dẫn sinh
viên vận dụng phương pháp thống kê toán học để xử lí, từ đó rút ra các kết luận về mặt
định lượng và định tính nhằm xây dựng cơ sở thực tiễn cũng như việc đánh giá hiệu quả
của đề tài mà nhóm thực hiện.
2.2.5. Bồi dưỡng năng lực viết và trình bày bài báo cáo
Trong quá trình giảng dạy các học phần về PPDH, qua chấm bài kiểm tra giữa kì, bài
thực hành cho thấy kĩ năng viết của phần lớn sinh viên còn hạn chế về ngữ pháp, chính
tả, diễn đạt và chữ viết... Do vậy, trong quá trình rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cũng như
trong seminar, giảng viên đã chú trọng bồi dưỡng năng lực viết cho sinh viên bằng
nhiều biện pháp khác nhau. Đối với seminar, trong khâu chuẩn bị, giảng viên làm cho
sinh viên hiểu rõ văn phong trong các bài báo cáo seminar là văn phong khoa học, do đó
báo cáo phải tập trung vào vấn đề nghiên cứu, không lan man; Ngôn ngữ trong báo cáo
đơn giản, ngắn gọn, súc tích; Vấn đề phải trình bày khách quan; Có sự kết hợp giữa lời
văn với các kênh hình trong báo cáo. Cấu trúc và hình thức trình bày của bài báo cáo
seminar được giảng viên biên soạn mẫu và gửi cho các nhóm... Các đề tài seminar đều
được yêu cầu gửi trước cho giảng viên xem xét, góp ý về nội dung, hình thức trình bày
và văn phong; Các nhóm hoàn thiện sau đó gửi lại cho giảng viên và nhóm phản biện
50 LÊ THỊ LÀNH
trước khi báo cáo. Sau khi báo cáo, các nhóm tiếp tục hoàn thiện theo góp ý của giảng
viên và nhóm phản biện. Trong quá trình sửa bài, giảng viên chú ý các lỗi thường gặp
của sinh viên để cả lớp rút kinh nghiệm.
2.2.6. Bồi dưỡng năng lực bảo vệ kết quả nghiên cứu
Trong nhiều năm, khi tham gia hội đồng đánh giá các đề tài NCKH cấp trường và các
khóa luận tốt nghiệp của sinh viên, chúng tôi nhận thấy có những đề tài được sinh viên
nghiên cứu tốt song kết quả không cao là do năng lực bảo vệ kết quả nghiên cứu của
sinh viên còn hạn chế. Do đó, trong quá trình tổ chức seminar, giảng viên đã chú trọng
bồi dưỡng các kĩ năng trình bày báo cáo, thuyết phục, tranh luận khoa học và giải đáp
thắc mắc bằng cách tổ chức cho nhóm báo cáo trình bày bài báo cáo, sau đó nhóm phản
biện nhận xét, góp ý và nêu các câu hỏi, cuối cùng nhóm báo cáo trao đổi và giải đáp
các thắc mắc.
- Rèn luyện kĩ năng trình bày báo cáo:
Để đảm bảo các nhóm trình bày nội dung bài báo cáo theo đúng thời gian quy định (7-
10 phút hoặc 15 phút tùy theo chủ đề seminar), trong giai đoạn chuẩn bị, GV yêu cầu
sinh viên viết tóm tắt và thiết kế bài báo cáo trên phần mềm Power Point. Để bài báo
cáo đảm bảo các yêu cầu của bài trình bày đa phương tiện, giảng viên hướng dẫn sinh
viên phối hợp các kênh hình với kênh chữ nhằm truyền tải nội dung bài báo cáo một
cách ngắn gọn, súc tích và sinh động. Trong quá trình báo cáo, giảng viên hướng dẫn
sinh viên phối hợp giữa các thành viên để trình bày: Sinh viên phụ trách kĩ thuật, sinh
viên trình bày, trong một số trường hợp sinh viên còn phải đóng vai để thực hiện các
trích đoạn bài giảng. Trong đó, phương pháp và kĩ thuật báo cáo được giảng viên chú
trọng rèn luyện cho sinh viên bằng cách đặt ra các yêu cầu đối với sinh viên báo cáo:
Phải nắm vững nội dung bài báo cáo để trình bày ngắn gọn, rõ ràng, súc tích, làm rõ
được trọng tâm, thể hiện được tính sáng tạo; Biết vận dụng các phương pháp và kĩ thuật
trình bày báo cáo, sử dụng ngôn ngữ lời nói và hình ảnh phù hợp, tác phong báo cáo
chững chạc tự tin,...
- Rèn luyện kĩ năng thuyết phục, tranh luận khoa học và giải đáp thắc mắc cho sinh
viên:
Khả năng thuyết phục của nhóm báo cáo thường được đánh giá qua phần trả lời các câu
hỏi của nhóm phản biện và giảng viên. Khả năng tranh luận khoa học thường được thể
hiện qua phần nhận xét, đặt câu hỏi, nêu thắc mắc của nhóm phản biện và các luận cứ
nhóm báo cáo đưa ra để bảo vệ cho các luận điểm của mình. Do vậy, để rèn luyện cho
sinh viên những kĩ năng đó, trong quá trình tổ chức, điều khiển seminar, GV hướng dẫn
nhóm phản biện nhận xét, đánh giá theo các tiêu chí trong phiếu đánh giá, đồng thời
hướng dẫn sinh viên nêu câu hỏi cho nhóm báo cáo. Các nhận xét, đánh giá phải khách
quan, có cơ sở; Các câu hỏi nêu ra phải có mục đích rõ ràng, phù hợp với nội dung đề
tài seminar, việc nêu câu hỏi cũng cần có sự tham gia của các thành viên trong nhóm
phản biện, tránh tập trung vào một số sinh viên năng nổ. Đồng thời, giảng viên hướng
dẫn nhóm báo cáo lắng nghe, ghi chép, trao đổi nhóm, tập hợp các câu hỏi có cùng nội
BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC CHO SINH VIÊN... 51
dung và xem xét thứ tự trả lời các câu hỏi cho hợp lí. Sau đó các thành viên của nhóm
lần lượt giải đáp các câu hỏi một cách ngắn gọn, rõ ràng. Trong một số trường hợp khi
cả lớp đã thống nhất ý kiến nhưng ý kiến đó chưa hợp lí, giảng viên lật ngược vấn đề
“chống lại cả lớp” nhằm hâm nóng bầu không khí cho sinh viên tranh luận.
3. KẾT LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu vận dụng hình thức seminar trong dạy học bộ môn PPDH Địa
lí, bằng nhiều biện pháp khác nhau đã góp phần bồi dưỡng những năng lực NCKHGD
cho sinh viên ngành Sư phạm Địa lí trường Đại học Quy Nhơn: Năng lực phát hiện vấn
đề nghiên cứu; Năng lực lập kế hoạch và vận dụng PPNC; Năng lực thu thập, xử lí
thông tin; Năng lực viết và trình bày báo cáo; Năng lực bảo vệ kết quả nghiên cứu. Mặt
khác, nhờ có những năng lực đó đã nâng cao chất lượng, hiệu quả của các giờ seminar
và tạo hứng thú, đam mê tìm tòi, khám phá cho sinh viên. Để tổ chức có hiệu quả
seminar theo hướng dạy học khám phá và nghiên cứu đòi hỏi giảng viên, sinh viên phải
nỗ lực rất nhiều, đồng thời cũng cần có đủ các điều kiện về cơ sở vật chất và tài liệu
tham khảo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đặng Vũ Hoạt (Chủ biên) – Hà Thị Đức (2006), Lí luận dạy học đại học, Nhà xuất
bản Đại học Sư phạm, Hà Nội.
[2] Lê Thị Lành – Lương Thị Vân (2013). Nâng cao năng lực tổ chức các hoạt động giáo
dục cho sinh viên ngành Sư phạm Địa lí - Trường Đại học Quy Nhơn, Đề tài nghiên
cứu khoa học cấp trường, Mã số T2012.353.24.
[3] Trường Đại học Quy Nhơn (2013). Chuẩn đầu ra ngành Sư phạm Địa lí.
[4] Lê Thị Lành (2012). Tập bài giảng học phần Phương pháp dạy học địa lí ở trường
phổ thông 1, Trường Đại học Quy Nhơn.
[5] Nguyễn Đức Vũ (2013). Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục trong địa lí, Dự
án Phát triển giáo viên THPT và Trung học chuyên nghiệp.
Title: DEVELOPING THE RESEARCH CAPABILITY IN SCIENCE EDUCATION FOR
STUDENTS MAJORING IN GEOGRAPHY TEACHER EDUCATION AT QUY
NHON UNIVERSITY THROUGH SEMINAR ON TEACHING METHODOLOGY
Abstract: This paper presents some measures to foster the research capabilities in science
education for students majoring in Geography Teacher Education at Quy Nhon university
including the capability to detect research problems; plan and apply research methods; collect
and process information; write and present reports; protect research results through seminar on
teaching methodology.
Keywords: The research capability in science education; Developing the research capability in
science education; Seminar on teaching methodology.
ThS. LÊ THỊ LÀNH
Khoa Địa lí - Địa chính, Trường Đại học Quy Nhơn
ĐT: 0983 891780, Email: lanhdhqn@gmail.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25_407_lethilanh_09_le_thi_lanh_seminar_7297_2021202.pdf