Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tâm lí học giáo dục
Câu 1: Đạo đức là một hiện tượng xã hội mang tính:
1. nhân văn.
2. lịch sử.
3. giai cấp.
4. nhân loại.
5. kế thừa.
Phương án đúng là: A: 1;2;5 B: 1;4;5 C: 2;3;5 D: 1;2;3
Câu 2: Tính tự giác của hành vi đạo đức được thể hiện ở chỗ chủ thể của hành vi:
1. có hiểu biết đầy đủ về mục đích, ý nghĩa của hành động.
2. ýÙ thức được kết quả hành động và tự nguyện thực hiện hành động.
3. có khả năng biến ý thức đạo đức thành hành vi đạo đức.
4. có tình cảm tích cực đối với việc thực hiện hành động.
5. tự nguyện hành động do sự thúc đẩy bởi những động cơ bên trong.
Phương án đúng là: A: 1;4;5 B: 1;3;5 C: 1;3;4 D: 1;2;3
5 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 09/03/2022 | Lượt xem: 621 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tâm lí học giáo dục, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÂM LÍ HỌC GIÁO DỤC
Câu 1: Đạo đức là một hiện tượng xã hội mang tính:
1. nhân văn.
2. lịch sử.
3. giai cấp.
4. nhân loại.
5. kế thừa.
Phương án đúng là: A: 1;2;5 B: 1;4;5 C: 2;3;5 D: 1;2;3
Câu 2: Tính tự giác của hành vi đạo đức được thể hiện ở chỗ chủ thể của hành vi:
1. có hiểu biết đầy đủ về mục đích, ý nghĩa của hành động.
2. ýÙ thức được kết quả hành động và tự nguyện thực hiện hành động.
3. có khả năng biến ý thức đạo đức thành hành vi đạo đức.
4. có tình cảm tích cực đối với việc thực hiện hành động.
5. tự nguyện hành động do sự thúc đẩy bởi những động cơ bên trong.
Phương án đúng là: A: 1;4;5 B: 1;3;5 C: 1;3;4 D: 1;2;3
Câu 3: Cách hiểu đúng đắn về mối quan hệ giữa nhu cầu đạo đức và hành vi đạo đức là:
1. nhu cầu đạo đức quy định hành vi đạo đức.
2. nhu cầu đạo đức thể hiện giá trị của hành vi đạo đức.
3. nhu cầu đạo đức chỉ được thể hiện qua hành vi đạo đức.
4. hành vi đạo đức có thể làm biến đổi nhu cầu đạo đức.
5. nhu cầu đạo đức thể hiện sức mạnh của hành vi đạo đức.
Phương án đúng là: A: 1;3;5 B: 1;4;5 C: 1;3;4 D: 1;2;4
Câu 4: Hệ thống những chuẩn mực đạo đức của một xã hội được tồn tại dưới hình thức:
A. hành vi đạo đức của từng con người cụ thể.
B. văn bản pháp lí mà mỗi người phải thực hiện.
C. ýÙ thức của con người về những chuẩn mực đó.
D. cả a, b và c.
Câu 5: Hành vi đạo đức được thể hiện trong trường hợp:
A. Hôm nay Hải đã giúp một cụ già bị ngất vào trạm xá gần trường. Em rất vui khi nghĩ đến lời hứa của bố: “Nếu con làm được một việc tốt thì bố sẽ có phần thưởng”.
B. Thấy cụ già chuẩn bị qua đường giữa dòng xe tấp nập. Hồng vội vàng chạy tới nói: “Ông ơi, ông để con dắt ông qua đường”.
C. Lớp Bình phát động phong trào gây quỹ giúp đỡ một số bạn có hoàn cảnh khó khăn, Bình đã tham gia nhưng trong lòng vẫn cảm thấy nuối tiếc món đồ chơi mà nếu không phải đóng tiền em sẽ có nó.
D. Thấy một học sinh lớp 6 mà dáng chỉ khoảng 9 -10 tuổi lấy tiến mua vé trên xe buýt, anh thanh niên ngồi cạnh quay sang nói “Sao em thật thà thế, dáng em nhỏ vậy, ai biết em đã 12 tuổi mà phải mua vé !”
Câu 6: Một hành động được đánh giá là hành vi đạo đức khi hành động đó có:
1. tính tự giác.
2. tính nhân văn.
3. tính có ích.
4. tính giáo dục.
5. tính không vụ lợi.
Phương án đúng là: A: 1;4;5 B: 1;2;5 C: 1;3;5 D: 1;3;4
Câu 7: Hành vi đạo đức của cá nhân chịu sự chi phối bởi:
A. nhân cách toàn vẹn của cá nhân.
B. nhu cầu đạo đức của cá nhân.
C. phong cách hành vi của cá nhân.
D. động cơ đạo đức của cá nhân.
Câu 8: Yếu tố quyết định trực tiếp trình độ đạo đức của mỗi học sinh là:
A. việc tổ chức giáo dục của nhà trường.
B. sự tự tu dưỡng của cá nhân.
C. không khí rèn luyện đạo đức của tập thể.
D. nề nếp sinh hoạt và tổ chức giáo dục của gia đình.
Câu 9: “Giáo dục đạo đức mà không hình thành thói quen thì cũng giống như xây dựng lâu đài trên bãi cát.” là lời khẳng định của:
A. J.A.Cômenxki.
B. K.D.Usinxki.
C. A.X.Macarencô.
D. V.A.Xukhomlinxki
Câu 10: Yếu tố tác động đến niềm tin đạo đức của học sinh là:
1. các tri thức đạo đức được khái quát và hệ thống qua môn đạo đức.
2. tiếp xúc với người thực, việc thực, với chủ thể của hành vi đạo đức.
3. những lời khuyên bảo, răn dạy của người lớn.
4. những câu chuyện kể sống động minh hoạ cho các giờ học đạo đức.
5. sự mẫu mực của người giáo viên trong hành vi, cử chỉ, lời nói
Phương án đúng là: A: 2;4;5 B: 1;2;4 C: 1;3;5 D: 1;2;5
Câu 11: Để giúp học sinh biến tri thức đạo đức thành niềm tin và tình cảm đạo đức, giáo viên cần:
1. tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động xã hội - từ thiện.
2. giúp học sinh có hiểu biết đầy đủ về các chuẩn mực hành vi đạo đức.
3. tập cho các em xử lí các tình huống trong thực tế cuộc sống.
4. tổ chức cho học sinh tiếp xúc với người thực, việc thực.
5. giúp học sinh hiểu phải làm thế nào để thực hiện các hành vi đạo đức.
Phương án đúng là: A: 1;3;5 B:1;3;4 C: 1;2;5 D: 2;4;5
Câu 12: Thực chất của việc giáo dục đạo đức cho học sinh THCS là hình thành ở học sinh:
1. các tri thức và niềm tin đạo đức.
2. hành vi và tình cảm đạo đức.
3. các phẩm chất đạo đức.
4. hành vi và thói quen đạo đức.
5. các phẩm chất ý chí.
Phương án đúng là: A: 1;3;4 B: 1;2;4 C: 1;3;5 D: 2;4;5
Câu 13: Trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, nhà trường đóng vai trò:
A. là con đường quan trọng trong công tác giáo dục trẻ.
B. là yếu tố quyết định trực tiếp sự phát triển đạo đức của trẻ.
C. là yếu tố tạo nên nền tảng nhân cách đầu tiên cho trẻ.
D. là nơi tổ chức chuyên biệt quá trình hình
thành nhân cách của các em.
Câu 14: Uy quyền của cha mẹ có tác dụng tốt đến việc giáo dục đạo đức cho con cái là uy quyền được xây dựng trên cơ sở:
A. tình yêu thương mãnh liệt của cha mẹ đối với con cái.
B. thái độ và hành vi mẫu mực của cha mẹ trong cuộc sống.
C. thương yêu và sự thông cảm của cha mẹ đối với con cái.
D. sự nghiêm khắc của cha mẹ đối với con cái.
Câu 15: Trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, gia đình đóng vai trò:
A. là lực lượng chủ yếu hình thành nên bộ mặt đạo đức của trẻ.
B. là yếu tố quyết định trực tiếp sự phát triển đạo đức của trẻ.
C. là yếu tố tạo nên nền tảng nhân cách đầu tiên cho trẻ.
D. là nhân tố quan trọng trong công tác giáo dục trẻ.
Câu 16: Để giáo dục học sinh chưa ngoan có hiệu quả, giáo viên cần có biện pháp:
1. thu hút trẻ vào những hoạt động đa dạng, phong phú.
2. đưa ra yêu cầu từ thấp đến cao, từ dễ đến khó, tạo điều kiện cho trẻ thực hiện.
3. nghiêm khắc trước những biểu hiện sai lệch của trẻ.
4. làm cho trẻ cảm thấy những sai lầm mà trẻ mắc phải là tội lỗi.
5. khai thác, phát huy ưu điểm; khắc phục những hạn chế, yếu kém của trẻ.
Phương án đúng là: A: 1;4;5 B: 1;3;5 C: 1;2;5 D: 1;3;4
Câu 17: “ Muốn giáo dục con người về mọi mặt, thì trước tiên giáo dục cũng phải biết con người về mọi mặt” là lời khẳng định của nhà giáo dục:
A. J.A.Cômenxki.
B. K.D.Usinxki.
C. A.X.Macarencô.
D. J.Piaget.
Câu 18: Để phát huy khả năng giáo dục của tập thể, giáo viên cần:
1. xây dựng tập thể học sinh đoàn kết, thân ái, tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau.
2. trực tiếp tổ chức, lãnh đạo các hoạt động của tập thể.
3. tỏ ra nghiêm khắc, quyết đoán trong công việc của tập thể.
4. tạo được dư luận tập thể lành mạnh ủng hộ hành vi cao đẹp, lên án hành vi sai lệch.
5. tạo được uy tín với học sinh bằng chính tấm gương đạo đức của mình.
Phương án đúng là: A: 1;4;5 B: 1;3;5 C: 1;2;4 D: 1;3;4
Câu 19: Để nhân cách học sinh trở thành chủ thể của hành vi đạo đức, giáo viên cần hình thành ở học sinh:
1. yÙ thức đạo đức và tình cảm đạo đức.
2. các phẩm chất ý chí.
3. tính sẵn sàng hành động có đạo đức.
4. xu hướng đạo đức của nhân cách.
5. nhu cầu tự khẳng định và tự đánh giá.
Phương án đúng là: A: 1;2;5 B: 1;3;5 C: 1;2;4 D: 1;3;4
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tlhgd_5_9977_1787770.doc