- 67,23% số trâu và 67,96% số bò bị tiêu
chảy nhiễm giun xoăn dạ múi khế, trong đó
có 33,33% (trâu) và 43,35% (bò) nhiễm ở
cường độ nặng và rất nặng. Tỷ lệ và cường
độ nhiễm giun xoăn dạ múi khế của trâu, bò
bị tiêu chảy cao và nặng hơn rõ rệt so với
trâu, bò bình thường.
- 7,72% số trâu và 10,01% số bò nhiễm giun
xoăn dạ múi khế có triệu chứng: Ăn kém,
gầy, da khô, lông xù dễ rụng, niêm mạc nhợt
nhạt, ỉa chảy nhiều ngày, phân lỏng, thủy
thũng ngực, bụng.
- Giun xoăn dạ múi khế gây tổn thương,
viêm và xuất huyết ở cả dạ múi khế và ruột
non, song tập trung ở dạ múi khế là chủ yếu,
với các biến đổi bệnh lý như: Tổn thương
niên mạc, tăng sinh tế bào vùng hạ niêm
mạc, hoại tử tế bào biểu mô, hạ niêm mạc
thấm dịch phù.
6 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 25/03/2022 | Lượt xem: 271 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Biểu hện lâm sàng, bệnh tích ở dạ múi khế và ruột non của trâu bò mắc bệnh giun xoăn dạ múi khế tỉnh Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phan Thị Hồng Phúc và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/2: 183 - 188
183
BIỂU HỆN LÂM SÀNG, BỆNH TÍCH Ở DẠ MÚI KHẾ VÀ RUỘT NON
CỦA TRÂU BÒ MẮC BỆNH GIUN XOĂN DẠ MÚI KHẾ TỈNH THÁI NGUYÊN
Phan Thị Hồng Phúc*, Nguyễn Thị Kim Lan
Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Xét nghiệm phân của 1726 trâu, 1760 bò bình thường và 357 trâu, 387 bò tiêu chảy tại 4 huyện
thành của tỉnh Thái Nguyên, kết quả cho thấy: Có 67,23% số trâu và 67,96% số bò bị tiêu chảy
nhiễm giun xoăn dạ múi khế, trong đó có 33,33% (trâu), 43,35% (bò) nhiễm ở cường độ nặng và
rất nặng. Trong khi tỷ lệ nhiễm ở Trâu, bò bình thường là 46,12% và 49,77%, đồng thời chỉ nhiễm
ở cường độ nhẹ và trung bình. Trâu, bò nhiễm giun xoăn dạ múi khế có triệu chứng: Ăn kém, gầy,
da khô, lông xù dễ rụng, niêm mạc nhợt nhạt, ỉa chảy nhiều ngày, phân lỏng, thủy thũng ngực,
bụng. Mổ khám 197 trâu và 261 bò thấy: Giun xoăn dạ múi khế gây tổn thương, viêm và xuất
huyết ở cả dạ múi khế và ruột non, song tập trung ở dạ múi khế là chủ yếu, với các biến đổi bệnh
lý như: Tổn thương niên mạc, tăng sinh tế bào vùng hạ niêm mạc, hoại tử tế bào biểu mô, hạ niêm
mạc thấm dịch phù (tổn thương, viêm và xuất huyết khi có từ 867 – 1732 giun ký sinh).
Từ khóa: Trâu bò, tỷ lệ nhiễm, giun xoăn dạ múi khế, tiêu chảy, triệu chứng, bệnh tích.
ĐẶT VẤN ĐỂ*
Bệnh giun xoăn dạ múi khế là bệnh phổ biến
trên đàn trâu, bò của nước ta cũng như đàn
trâu, bò của nhiều nước trên thế giới. Bệnh do
nhiều loài giun tròn ký sinh ở dạ múi khế và
ruột non của trâu, bò và các gia súc nhai lại
khác gây nên. Ở tỉnh Thái Nguyên trâu, bò bị
nhiễm giun xoăn dạ múi khế khá nhiều, ảnh
hưởng đến năng suất chăn nuôi và gây thiệt
hại về kinh tế. Để thấy rõ tác động gây bệnh
của giun xoăn dạ múi khế, chúng tôi đã
nghiên cứu về biểu hiện lâm sàng và bệnh
tích của trâu, bò mắc bệnh ở tỉnh Thái
Nguyên, từ đó có sơ sở khoa học cho việc
chẩn đoán bệnh bằng phương pháp chẩn đoán
lâm sàng, mổ khám và có khuyến cáo hợp lý
đối với cán bộ thú y, người chăn nuôi trâu, bò
ở các địa phương.
VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
Vật liệu
- Mẫu phân trâu, bò ở các lứa tuổi tại 4 huyện
thành của tỉnh Thái Nguyên
- Trâu, bò mắc bệnh giun xoăn dạ múi khế.
- Dạ múi hế và ruột non của trâu, bò bị bệnh.
*
Tel: 0988706238; Email: phucnamcnty@gmail.com
- Máy cắt tiêu bản tế bào Microtom, kính hiển
vi quang học, buồng đếm Mc.Master, thuốc
nhuộm Hematoxylin – Eosin, hóa chất và
dụng cụ thí nghiệm khác.
Nội dung nghiên cứu
- Xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm giun
xoăn dạ múi khế ở trâu, bò bình thường và
tiêu chảy
- Biểu hiện lâm sàng của trâu, bò mắc bệnh
giun xoăn dạ múi khế.
- Bệnh tích ở dạ múi khế và ruột non của
trâu, bò mắc bệnh.
Phương pháp nghiên cứu
- Lấy mẫu theo phương pháp lấy mẫu chùm
nhiều bậc (Nguyễn Như Thanh, 2001) [8].
- Xét nghiệm mẫu bằng phương pháp
Fulleborn, đếm trứng giun xoăn dạ múi khế
trên buồng đếm Mc. Master (Jorgen Hansen
và cs, 1994) [9].
- Quan sát biểu hiện lâm sàng của trâu, bò
mắc bệnh theo phương pháp của Hồ Văn
Nam (1982)[5].
- Mổ khám trâu, bò bị bệnh bằng phương
pháp mổ khám phi toàn diện (Skrjabin K.I.,
1963) [7].
- Làm tiêu bản tổ chức học theo phương pháp
của Cao Xuân Ngọc (1997) [6].
Phan Thị Hồng Phúc và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/2: 183 - 188
184
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun xoăn dạ múi khế ở trâu, bò bình thường và trâu, bò tiêu chảy
Bảng 1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun xoăn dạ múi khế
ở trâu, bò bình thường và tiêu chảy
Địa
phương
Trạng
thái
phân
Loại
gia
súc
Số trâu,
bò kiểm tra
(con)
Số trâu,
bò
nhiễm
(con)
Tỷ
lệ
nhiễm
(%)
Cường độ nhiễm (số trứng/gam phân)
≤ 500 > 500 - 800 >800 - 1000 >1000
n % n % n % n %
TP.
Thái
Nguyên
Bình
thường
Trâu 528 207 39,20 163 78,74 44 21,26 0 0,00 0 0,00
Bò 495 195 39,39 136 69,74 59 30,26 0 0,00 0 0,00
Tiêu
chảy
Trâu 44 27 61,36 13 48,15 1 3,70 9 33,33 4 14,81
Bò 60 28 46,67 7 25,00 1 3,57 15 53,57 5 17,86
H.
Phổ
Yên
Bình
thường
Trâu 417 175 41,97 130 74,29 45 25,71 0 0,00 0 0,00
Bò 425 176 41,41 115 65,34 61 34,66 0 0,00 0 0,00
Tiêu
chảy
Trâu 54 36 66,67 16 44,44 2 5,56 13 36,11 5 13,89
Bò 82 42 51,22 11 26,19 4 9,52 21 50,00 6 14,29
H.
Phú
Bình
Bình
thường
Trâu 437 191 43,71 114 59,69 77 40,31 0 0,00 0 0,00
Bò 586 352 60,07 191 54,26 161 45,74 0 0,00 0 0,00
Tiêu
chảy
Trâu 132 88 66,67 27 30,68 38 43,18 18 20,45 5 5,68
Bò 149 122 81,88 31 25,41 49 40,16 28 22,95 14 11,48
H.
Đồng
Hỷ
Bình
thường
Trâu 344 223 64,83 159 71,30 64 28,70 0 0,00 0 0,00
Bò 254 153 60,24 102 66,67 51 33,33 0 0,00 0 0,00
Tiêu
chảy
Trâu 127 89 70,08 40 44,94 23 25,84 17 19,10 9 10,11
Bò 96 71 73,96 26 36,62 20 28,17 14 19,72 11 15,49
Tính
chung
Bình
thường
Trâu 1726 796 46,12 566 71,11 230 28,89 0 0,00 0 0,00
Bò 1760 876 49,77 544 62,10 332 37,90 0 0,00 0 0,00
Tiêu
chảy
Trâu 357 240 67,23 96 40,00 64 26,67 57 23,75 23 9,58
Bò 387 263 67,96 75 28,52 74 28,14 78 29,66 36 13,69
Kiểm tra 1726 trâu và 1760 bò có trạng thái phân bình thường, 357 trâu và 387 bò phân lỏng, tỷ
lệ và cường độ nhiễm giun xoăn dạ múi khế ở trâu, bò bình thường và trâu, bò bị tiêu chảy có sự
khác nhau.. Có 67,23% số trâu và 67,96% số bò bị tiêu chảy nhiễm giun xoăn dạ múi khế, trong
đó có 33,33% trâu và 43,35% bò nhiễm ở cường độ nặng và rất nặng. Tất cả những trâu, bò
nhiễm ở cường độ nặng và rất nặng đều bị tiêu chảy, phân lỏng, dính ở đuôi và khoeo. Trong khi
trâu, bò phân bình thường nhiễm giun xoăn dạ múi khế với tỷ lệ thấp hơn (46,12 và 49,77%),
100% nhiễm ở cường độ nhẹ và trung bình. Sự khác nhau này là rõ rệt (P< 0,01). Như vậy, trâu,
bò nhiễm giun xoăn dạ múi khế cường độ nặng và rất nặng đều bị tiêu chảy. Đây là một triệu
chứng lâm sàng quan trọng trong bệnh giun xoăn dạ múi khế.
Phan Thị Hồng Phúc và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/2: 183 - 188
185
Biểu hiện lâm sàng của trâu, bò bị bệnh giun xoăn dạ múi khế ở một số địa phương của tỉnh
Thái Nguyên
Bảng 2. Biểu hiện lâm sàng chủ yếu của trâu, bò bị bệnh giun xoăn dạ múi khế
Địa phương
Loại gia
súc
Số trâu,
bò nhiễm
(con)
Số trâu, bò có
biểu hiện lâm
sàng
(con)
Tỷ lệ
(%)
Những biểu hiện lâm
sàng chủ yếu
Thái Nguyên
Trâu 234 13 5,56
- Gầy, da khô, lông xù
- Phân nát, chuyển dần
sang lỏng
- Niêm mạc nhợt nhạt
- Một số con có hiện
tượng thủy thũng ở vùng
thấp của cơ thể.
Bò 223 20 8,97
Phổ Yên
Trâu 211 18 8,53
Bò 218 27 12,39
Phú Bình
Trâu 279 23 8,24
Bò 474 42 8,86
Đồng Hỷ
Trâu 312 26 8,33
Bò 224 25 11,16
Tính chung
Trâu 1036 80 7,72
Bò 1139 114 10,01
Kết quả bảng 2 cho thấy: Tất cả những trâu
bò nhiễm ở cường độ nặng, rất nặng và một
số trâu, bò nhiễm ở cường độ trung bình có
triệu chứng lâm sàng. Tất cả những trâu, bò
nhiễm ở cường độ nhẹ và phần lớn số trâu, bò
nhiễm ở cường độ trung bình đều không thấy
xuất hiện bất cứ một dấu hiệu nào của bệnh.
Từ kết quả trên, chúng tôi nhận thấy: Tỷ lệ
trâu, bò có triệu chứng lâm sàng thấp trong
tổng số trâu, bò nhiễm giun xoăn dạ múi khế
(7,72% - 10,01%). Điều đó chứng tỏ, trâu,
bò nhiễm giun xoăn dạ múi khế phần lớn ở
tình trạng mang trùng (khoảng 90%). Mặc dù
không có biểu hiện lâm sàng, nhưng những
trâu, bò mang trùng là nguồn gieo rắc trứng
giun xoăn ra ngoại cảnh, làm cho những trâu,
bò khác nhiễm bệnh. Kết quả nghiên cứu của
chúng tôi phù hợp với mô tả về triệu chứng
bệnh ở của Nguyễn Thị Kim Lan và cs
(1997) [3] (2008) [3], Phạm Sỹ Lăng và cs
(2002) [4].
Những biểu hiện lâm sàng của trâu, bò mắc
bệnh giun xoăn dạ múi khế không có gì đặc
biệt so với các bệnh ký sinh trùng đường tiêu
hoá khác, tuy nhiên qua kết quả nghiên cứu
về đặc điểm dịch tễ (đã được chúng tôi công
bố trên Tạp chí Khoa học kỹ thuật thú y số
trước) thì trâu, bò nhiễm giun xoăn dạ múi
khế rất phổ biến. Vì vậy, các biểu hiện lâm
sàng trên vẫn là những dấu hiệu quan trọng để
nhận định khả năng đó là bệnh do giun xoăn
dạ múi khế gây nên, từ đó có biện pháp phòng
trị kịp thời và hiệu quả.
Bệnh tích ở dạ múi khế và ruột non ở cơ
quan tiêu hoá trâu, bò do giun xoăn dạ múi
khế gây ra
* Bệnh tích đại thể:
Bảng 3 cho thấy:
- Đối với trâu, bò nhiễm loài H. contortus: Tỷ
lệ có bệnh tích là 20,93% (ở trâu), và 16,92%
(ở bò). Số giun biến động từ 1009 - 1219
con/trâu và 867 - 1201 con/bò.
- Đối với trâu, bò nhiễm loài H. similis: Không
có trâu, bò nào có biểu hiện bệnh tích, số
lượng giun nhiễm ít: 26 - 69 con/ trâu, (bò).
- Đối với trâu, bò nhiễm loài M. digitatus: Tỷ
lệ có bệnh tích là 14,29% (ở trâu), và 10,14%
(ở bò). Số giun biến động từ 972 - 1732
con/trâu và từ 1028 - 1249 con/bò.
- Đối với trâu, bò nhiễm hỗn hợp cả 3 loài :
Tỷ lệ có bệnh tích là 18,52% (ở trâu), và
24,32% (ở bò). Số giun biến động từ 981 -
1580 con/trâu và từ 976 - 1697con/bò.
Trâu, bò mắc bệnh do loài H.contortus gây
nên có biểu hiện bệnh tích: Niêm mạc dạ múi
Phan Thị Hồng Phúc và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/2: 183 - 188
186
khế tổn thương và xuất huyết từng đám, niêm
mạc ruột non viêm cata. Trong khi đó loài M.
digitatus chỉ gây bệnh tích ở dạ múi khế.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, khi số lượng
giun có từ 867 con trở lên mới gây bệnh tích
rõ rệt cho trâu, bò. Kết quả nghiên cứu của
chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của
Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1998) [3].
Bảng 3. Bệnh tích đại thể ở cơ quan tiêu hoá trâu, bò do giun xoăn dạ múi khế
Số
trâu,
bò mổ
khám
(con)
Số
trâu,
bò
nhiễm
(con)
Loài
GXDMK
Số
trâu
bò
nhiễm
(con)
Số
trâu,
bò có
bệnh
tích
(con)
Tỷ lệ
có
bệnh
tích
(%)
Bệnh tích chủ yếu
Số giun/
trâu, bò
có bệnh
tích
(con)
Trâu
(197) 93
H.
contortus
43 9 20,93
- Niêm mạc dạ múi khế tổn thương
và xuất huyết từng đám
- Niêm mạc ruột non viêm cata
1009-
1219
H. similis 2 0 0,00 0 26 - 43
M.
digitatus 21 3 14,29
- Niêm mạc dạ múi khế tổn thương
và có nhiều điểm xuất huyết
972
-
1732
Nhiễm
hỗn hợp 27 5 18,52
- Niêm mạc dạ múi khế tổn thương
và có nhiều điểm xuất huyết
- Niêm mạc ruột non viêm cata, có
nhiều điểm xuất huyết
981
-
1580
Bò
(261) 175
H.
contortus
65 11 16,92
- Niêm mạc dạ múi khế tổn thương,
có nhiều điểm xuất huyết
- Niêm mạc ruột non viêm cata.
867
-
1201
H. similis 4 0 0,00 0 37 - 69
M.
digitatus 69 7 10,14
- Niêm mạc dạ múi khế tổn thương
và có nhiều điểm xuất huyết
1028
-
1249
Nhiễm
hỗn hợp 37 9 24,32
- Niêm mạc dạ múi khế tổn thương,
có nhiều điểm xuất huyết
- Niêm mạc ruột non viêm cata.
976
-
1697
* Bệnh tích vi thể:
Kết quả bảng 4 cho thấy: Tiêu bản dạ múi khế có bệnh tích vi thể chiếm tỷ lệ cao (79,49 –
83,33%), tiêu bản ruột non có tỷ lệ bệnh tích vi thể thấp (4,76 – 7,69%).
Từ kết quả nghiên cứu ở trên, chúng tôi thấy, giun xoăn dạ múi khế chủ yếu ký sinh ở dạ múi
khế và gây nên những biến đổi vi thể như: Tổn thương niên mạc, tăng sinh tế bào vùng hạ niêm
mạc, hoại tử tế bào biểu mô, hạ niêm mạc thấm dịch phù.
Bảng 4. Tỷ lệ tiêu bản có bệnh tích vi thể
Loại gia
súc
Nguồn gốc
tiêu bản
Số tiêu bản
nghiên cứu
Số tiêu bản có
biến đổi vi thể
Tỷ lệ (%)
Trâu
Dạ múi khế 42 35 83,33
Ruột non 42 2 4,76
Bò
Dạ múi khế 39 31 79,49
Ruột non 39 3 7,69
Phan Thị Hồng Phúc và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/2: 183 - 188
187
Tăng sinh tế bào viêm vùng hạ niêm mạc
Ảnh 1. Tế bào niêm mạc dạ múi khế tổn
thương. (x 150)
Ảnh 2. Tế bào biểu mô thoái hoá hạt. Tăng sinh tế bào viêm
vùng hạ niêm mạc. Hạ niêm mạc thấm dịch phù. (x 150)
KẾT LUẬN
- 67,23% số trâu và 67,96% số bò bị tiêu
chảy nhiễm giun xoăn dạ múi khế, trong đó
có 33,33% (trâu) và 43,35% (bò) nhiễm ở
cường độ nặng và rất nặng. Tỷ lệ và cường
độ nhiễm giun xoăn dạ múi khế của trâu, bò
bị tiêu chảy cao và nặng hơn rõ rệt so với
trâu, bò bình thường.
- 7,72% số trâu và 10,01% số bò nhiễm giun
xoăn dạ múi khế có triệu chứng: Ăn kém,
gầy, da khô, lông xù dễ rụng, niêm mạc nhợt
nhạt, ỉa chảy nhiều ngày, phân lỏng, thủy
thũng ngực, bụng.
- Giun xoăn dạ múi khế gây tổn thương,
viêm và xuất huyết ở cả dạ múi khế và ruột
non, song tập trung ở dạ múi khế là chủ yếu,
với các biến đổi bệnh lý như: Tổn thương
niên mạc, tăng sinh tế bào vùng hạ niêm
mạc, hoại tử tế bào biểu mô, hạ niêm mạc
thấm dịch phù.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[11]. Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Văn Quang,
Phan Địch Lân (1997), “Kết quả nghiên cứu bệnh
giun xoăn dạ múi khế ở dê cỏ nuôi tại tỉnh Thái
Nguyên – Bắc Kạn và hiệu lực của các thuốc
Synanthic, Levamisol và Mebenvet”, Tạp chí
Khoa học và Công nghệ, Đại học Thái Nguyên. Tr
72 – 75.
[12]. Nguyễn Thị Kim Lan, Phan Địch Lân,
Nguyễn Khánh Quắc, Nguyễn Văn Quang (1998),
“Nhận xét về bệnh tích đại thể và một số chỉ tiêu
huyết học của dê nhiễm giun sán đường tiêu hóa”,
Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, Tập V, số 3, Tr
94 – 98.
[13]. Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Thị Lê, Phạm
Sỹ Lăng, Nguyễn Văn Quang (2008), Ký sinh
trùng học Thú y, (Giáo trình dùng cho bậc cao
học), Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
[14]. Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân (2002), Bệnh
thường gặp ở bò sữa Việt Nam và kỹ thuật phòng
trị, (Tập I – Bệnh truyền nhiễm và bệnh ký sinh
trùng), Nhà xuất bản Nông nghiệp,Hà Nội.
[15]. Hồ Văn Nam (1982), Giáo trình chẩn đoán
bệnh không lây ở gia súc, Nhà xuất bản Nông
nghiệp Hà Nội.
[16]. Cao Xuân Ngọc (1997), Giải phẫu bệnh đại
cương thú y, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
[17]. Skrjabin K.I. Petrov A.M (1963), Nguyên lý
môn giun tròn thú y. Do Bùi Lập, Đoàn Thị Băng
Tâm, Tạ Thị Vinh, dịch từ tiếng Nga, Nhà xuất
bản Khoa học kỹ thuật, Hà Nội, 1977.
[18]. Nguyễn Như Thanh (2001), Dịch tễ học Thú
y, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.
[19]. Jorgen Hansen, Brian Perry (1994), The
Epidemiology, Diagnosis and Control of helminth
parasites of ruminants, Intenational Livestock
Centre for Africa Addis Ababa, Ethiopia, Ilrad, P
17 – 18, 113.
Tế bào
biểu
mô
thoái
hoá
hạt
Hạ
niêm
mạc
thấm
dịch
phù
Phan Thị Hồng Phúc và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/2: 183 - 188
188
SUMMARY
A STUDY ON SYMPTOMS AND LESIONS OF TRICHOSTRONGYLIDAE
WORM DISEASE OF CATTLE IN THAI NGUYEN PROVINCE
Phan Thi Hong Phuc*, Nguyen Thi Kim Lan
College of Agriculture & Forestry - TNU
The research was conducted to test feces of 1726 nomal buffaloes, 1760 normal cows and 357
diarrhea buffaloes, 387 diarrhea cows in 4 districts in Thai Nguyen provice. The results showed
that: there were 67.23% of diarrhea buffalos and 67.96% of diarrhea cows infected
Trichostrongylidosys in abomasum, in which 33.33% buffaloes and 43.35% cows were
infectious with heavy and very heavy intensity. While the infectious intensity of normal
buffaloes and normal cows were 46.12% and 49.77% respectively, and the most of them were
infected with moderate intensity. The results of surgery examination on 197 buffaloes and 261
cows showed that: symtoms of buffaloes and cows infected Trichostrongylidosys in abomasum
were anorexia, thin, dry skin, feathers ruffled and easy loss, pale mucous membranes, diarrhea
for several days, loose, water barrels chest, abdomen. Trichostrongylidosys in abomasum
caused damage, inflammation and hemorrhage in both the abomasum and small intestine, but it
concentrated mainly in the abomasum with pathological changes such as lesions in mucous
membranes, proliferation of cells in lower mucosal, damage of epithelial cells, lower mucosal
with permeability oedema fluid (trauma, inflammation and hemorrhage will appear when the
number of worms reach to 867-1732 individuals).
Key words: Buffaloes, cows, intensity, infection rate, Trichostrongylidosys in abomasum,
diarrhea, symtoms, pathology.
Phản biện khoa học: TS. Lê Minh – Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên
*
Tel: 0988706238; Email: phucnamcnty@gmail.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bieu_hen_lam_sang_benh_tich_o_da_mui_khe_va_ruot_non_cua_tra.pdf