5. KẾT LUẬN
Việc đổi mới phương pháp KT - ĐG là một giải pháp quan trọng để nâng cao chất
lượng dạy học nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung. Đây là yêu cầu cấp bách vừa
lâu dài đòi hỏi phải chỉ đạo chặt chẽ, liên tục và phải động viên mọi nỗ lực sáng tạo của
đội ngũ giáo viên, sự hưởng ứng đông đảo của học sinh. Công tác quản lý của hiệu
trưởng các Trường THPT huyện Bố Trạch phải thực sự quan tâm tới việc KT - ĐG chất
lượng giảng dạy của giáo viên và việc học tập của học sinh trong nhà trường mình phụ
trách. Đồng thời hiệu trưởng cần quan tâm tới việc quản lý chuyên môn, vận dụng tốt
các biện pháp quản lý chỉ đạo hoạt động dạy và học chung của nhà trường; tổ chức tốt
công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng chuyên môn của giáo viên một cách nghiêm túc, KT -
ĐG khen thưởng kịp thời; lên kế hoạch phân tích thực trạng tình hình hoạt động dạy và
học chung của nhà trường theo định kỳ; tổng kết, rút kinh nghiệm trong công tác quản
lý đánh giá chất lượng của nhà trường và kịp thời điều chỉnh những sai sót, yếu kém
trong công tác quản lý.
6 trang |
Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 551 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Biện pháp quản lý đổi mới kiểm tra - Đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường THPT huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình - Nguyễn Văn Nhẫn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế
ISSN 1859-1612, Số 03(23)/2012, tr. 118-123
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐỔI MỚI
KIỂM TRA - ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH
NGUYỄN VĂN NHẪN
Trường THPT Số 5 Bố Trạch, Quảng Bình
Tóm tắt: Kiểm tra - đánh giá là hoạt động tất yếu nhằm xác định hiệu quả
thực hiện mục tiêu dạy học, từ đó định hướng và thúc đẩy giáo viên đổi mới
phương pháp dạy học, áp dụng các phương pháp dạy học tích cực [2, tr.5].
Hoạt động kiểm tra – đánh giá ở các trường trung học phổ thông huyện Bố
Trạch những năm qua đã có những chuyển biến tích cực; tuy nhiên vẫn còn
tồn tại những hạn chế nhất định. Việc nghiên cứu để tìm ra những giải pháp
nâng cao chất lượng kiểm tra – đánh giá nói riêng và chất lượng dạy học nói
chung là yêu cầu cần thiết.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Kiểm tra – đánh giá (KT – ĐG) là khâu cuối cùng của quá trình dạy học (QTDH), nó
vừa là một nhân tố tạo nên QTDH, vừa tồn tại với tư cách là một phương pháp dạy học
(PPDH). Vì vậy, trong quá trình DH, đổi mới PPDH đồng thời phải đổi mới KT - ĐG;
hay nói cách khác, đổi mới KT - ĐG chính là đổi mới bộ phận quan trọng của PPDH [3,
tr. 100].
Ở nhà trường phổ thông, KT - ĐG đảm bảo tính chính xác và khách quan sẽ là động lực
thúc đẩy cả thầy và trò trong đổi mới PPDH, rèn luyện kỹ năng tự kiểm tra và tự đánh
giá cho học sinh..; tạo điều kiện để thầy và trò điều chỉnh lại hoạt động dạy học cho phù
hợp. Đây cũng là cơ sở giúp các nhà cán bộ quản lý (CBQL) tìm kiếm và lựa chọn các
giải pháp tối ưu nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐỔI MỚI KIỂM TRA - ĐÁNH GIÁ Ở CÁC TRƯỜNG
THPT HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH
Để đánh giá đúng thực trạng công tác quản lý KT - ĐG trong những năm qua ở các
Trường THPT huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, chúng tôi đã khảo sát và trao đổi
phỏng vấn với 100 giáo viên, cán bộ QLGD và 118 học sinh thuộc 6 trường THPT trên
địa bàn. Kết quả khảo sát cho thấy, những năm qua, chất lượng giáo dục THPT tỉnh
Quảng Bình nói chung, huyện Bố Trạch nói riêng đã đi vào thực chất và có chuyển biến
tích cực. Các yếu tố đảm bảo chất lượng giáo dục ngày càng được cải thiện, trong đó
quan trọng nhất là đội ngũ giáo viên đã từng bước được nâng cao trình độ, nắm vững
chương trình – sách giáo khoa, sử dụng thành thạo thiết bị dạy học, ứng dụng hiệu quả
công nghệ thông tin vào dạy học. Công tác chỉ đạo đổi mới PPDH, đổi mới KT - ĐG
của các nhà trường diễn ra thường xuyên, tích cực hơn [4, tr. 8-9].
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐỔI MỚI KIỂM TRA - ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP... 119
Tuy nhiên, việc đánh giá chất lượng giáo dục nói chung, kết quả học tập của học sinh
nói riêng còn thiên về kinh nghiệm, thói quen. Ở các trường còn có tình trạng không ít
giáo viên chưa nắm vững và chưa thực sự bám chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương
trình nên chuẩn bị đề kiểm tra chưa đạt yêu cầu (ra đề quá khó hoặc quá dễ), lựa chọn
nội dung và hình thức kiểm tra chưa hợp lý, chưa dành thời gian thích đáng để trả bài
kiểm tra, sửa chữa sai sót “khai thác lỗi” để rèn luyện kỹ năng tư duy, hướng dẫn PPHT
cho học sinh. Tình trạng chưa đảm bảo yêu cầu khách quan, chính xác, công bằng trong
KT - ĐG, tiêu cực trong kiểm tra, thi cử còn khá phổ biến. Biểu hiện như: ít chấn chỉnh
tình trạng học sinh thiếu trung thực khi làm bài, chấm bài chưa chính xác, bỏ sót lỗi,
thiên vị khi cho điểm, nhận xét chung chung..., thiếu thân thiện, động viên, khích lệ học
sinh...
Ngoài ra, vẫn còn bộ phận giáo viên chưa kết hợp một cách hợp lí hình thức tự luận với
trắc nghiệm khách quan, hoặc chỉ áp dụng hình thức tự luận hoặc lạm dụng hình thức
trắc nghiệm khách quan. Nhìn chung trong kiểm tra, nhất là các môn khoa học xã hội –
nhân văn (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, GDCD), cấu trúc đề còn nặng về ghi nhớ, tái hiện
kiến thức, coi nhẹ kiểm tra kiến thức ở mức độ thông hiểu bản chất vấn đề và kỹ năng
vận dụng kiến thức.
Kết quả điều tra cũng cho thấy, các trường đã có những cải tiến nhất định về phương
pháp và hình thức kiểm tra. Hình thức kiểm tra bằng trắc nghiệm khách quan được sử
dụng tương đối phù hợp. Cấu trúc đề kiểm tra thường gồm 2 phần: phần trắc nghiệm
khách quan và phần tự luận; phần trắc nghiệm chiếm từ 2 đến 4 điểm, phần tự luận từ 6
đến 8 điểm. Riêng đối với khối 12, ở các môn Tiếng Anh, Vật lý, Hóa học, Sinh học, đề
kiểm tra bám sát theo dạng đề thi tốt nghiệp và đề thi tuyển sinh đại học, tức là bằng
phương pháp trắc nghiệm. Yêu cầu của câu hỏi kiểm tra không chỉ dừng ở mức ghi nhớ,
thuộc lòng mà còn yêu cầu học sinh phải hiểu và biết vận dụng tri thức một cách sáng
tạo. Kết quả khảo sát tại bảng 1 cho thấy: 100 học sinh (84,6%) cho rằng đề kiểm tra có
mục đích hiểu, nhớ lý thuyết, biết cách sử dụng sáng tạo để làm bài; trong khi đó chỉ có
12/118 học sinh (10,2%) cho rằng đề chỉ kiểm tra sự ghi nhớ và có đòi hỏi suy nghĩ vừa
phải.
Bảng 1. Đánh giá của học sinh về yêu cầu của đề thi, kiểm tra
Stt Nội dung khảo sát SL Tỷ lệ
a Kiểm tra sự ghi nhớ, học thuộc lòng 2 1,7
b Kiểm tra sự ghi nhớ và có đòi hỏi suy nghĩ vừa phải 12 10,2
c Hoàn toàn là sự vận dụng 4 3,4
d Hiểu, nhớ lý thuyết; biết cách sử dụng sáng tạo để làm bài 100 84,6
Để đánh giá hiệu quả của việc ra đề thi và kiểm tra bằng cách phối hợp giữa phương
pháp trắc nghiệm khách quan và tự luận, chúng tôi đã tiến hành điều tra bằng phiếu hỏi,
trao đổi, trò chuyện với 100 giáo viên, CBQL. Kết quả cho thấy có 36 ý kiến (36%) cho
rằng sự kết hợp này có tác dụng tốt, 51 ý kiến (51%): có tác dụng khá, có 13 ý kiến
(13%) cho rằng có tác dụng. Như vậy, về hình thức kiểm tra, hầu hết giáo viên và
NGUYỄN VĂN NHẪN
120
CBQL cho rằng đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng trắc nghiệm khách quan kết
hợp với tự luận có tác dụng khá tốt trong việc đổi mới PPDH. Thực tế cho thấy do
những nhược điểm của trắc nghiệm khách quan việc tiến hành KT – ĐG kết hợp 2 hình
thức là cần thiết.
Để tổ chức tốt KT – ĐG bằng phương pháp trắc nghiệm khách quan đòi hỏi giáo viên
phải có trình độ nhất định, phải nắm chắc phương pháp và kỹ thuật ra đề... Đây cũng là
nguyên nhân dẫn đến việc hạn chế sử dụng các đề kiểm tra bằng trắc nghiệm ở các
trường. Khi được hỏi về mức độ ra đề thi bắng hình thức trắc nghiệm khách quan, kết
quả (bảng 2) cho thấy, có 48 giáo viên (48%) trả lời thực hiện thường xuyên, 30 giáo
viên (30%) thực hiện ở mức trung bình, có đến 22 giáo viên (22%) chưa sử dụng hình thức
kiểm tra này.
Bảng 2. Mức độ ra đề thi bằng phương pháp trắc nghiệm khách quan của giáo viên
Stt Mức độ thực hiện SL Tỷ lệ
a Thực hiện rất thường xuyên 15 15
b Thực hiện thường xuyên 33 33
c Thỉnh thoảng 30 30
d Chưa thực hiện bao giờ 22 22
Kết quả điều tra cho thấy, nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là:
Nhiều giáo viên chưa nắm vững chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình, chưa thực
sự đánh giá chính xác trình độ học sinh nên yêu cầu khi ra đề chưa vừa sức, chưa sát
chuẩn..., làm ảnh hưởng đến PPHT của học sinh, gây ra tình trạng học sinh chán nản,
lười học bài.
Một số giáo viên chưa có thái độ khách quan, công minh khi nhận xét, đánh giá học sinh
và chưa hướng dẫn học sinh biết cách tự đánh giá kết quả học tập của mình;
Một bộ phận giáo viên chưa thực sự thành thạo về kỹ thuật ra đề trắc nghiệm nên hạn
chế công tác đánh giá.
Cơ sở vật chất của các trường còn thiếu thốn, phương tiện dạy học chưa đảm bảo, thiết
bị CNTT còn lạc hậu... làm hạn chế việc áp dụng các hình thức kiểm tra hiện đại.
Công tác quản lý chỉ đạo chưa sâu sát, các tổ chuyên môn chưa quan tâm đúng mức đến
việc tổng kết thực tiễn, phổ biến kinh nghiệm và hỗ trợ giáo viên về nghiệp vụ kiểm tra,
đánh giá...
3. ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐỔI MỚI CÔNG TÁC KIỂM TRA - ĐÁNH
GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
3.1. Đổi mới công tác KT – ĐG hoạt động dạy học của giáo viên
Đối với các trường THPT: Tổ chức cho giáo viên học tập, nghiên cứu, nắm vững chuẩn
kiến thức, kỹ năng của chương trình môn học; tổ chức diễn đàn về đổi mới KT - ĐG, hỗ
trợ giáo viên về phương pháp ra đề kiểm tra tự luận, kỹ thuật ra đề thi trắc nghiệm, kết
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐỔI MỚI KIỂM TRA - ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP... 121
hợp tự luận với trắc nghiệm một cách có hiệu quả; chỉ đạo đổi mới hình thức coi và
chấm thi. Bài thi cần được mã hóa, chấm chéo để đảm bảo sự khách quan, công bằng.
Cần xử lý nghiêm các trường hợp gian lận, thiếu trung thực, chạy theo thành tích...
nhằm đánh giá đúng chất lượng dạy học; lựa chọn giải pháp phù hợp để nâng cao chất
lượng, trong đó có việc chỉ đạo Dạy - Học - KT- ĐG như một chỉnh thể thống nhất,
đồng bộ.
Đối với Tổ chuyên môn: Các tổ chuyên môn của nhà trường tổ chức đánh giá, phân loại
giáo viên về chuyên môn một cách khách quan, chính xác, công bằng và sử dụng làm
căn cứ để thực hiện công tác thi đua, khen thưởng; phản ánh, đề xuất với cấp trên về
công tác chuyên môn nói chung và công tác bồi dưỡng giáo viên nói riêng; duy trì kỷ
luật tích cực trong môi trường dạy học, tổ chức diễn đàn đổi mới PPHT để thúc đẩy tính
tích cực, chủ động, sáng tạo và lấy ý kiến phản hồi của học sinh để thúc đẩy giáo viên
áp dụng hiệu quả PPDH học tích cực.
Đối với giáo viên: Từ việc giáo viên đổi mới PPDH và học sinh đổi mới PPHT sẽ thúc
đẩy giáo viên đổi mới KT- ĐG để đạt hiệu quả tương ứng, nắm vững chuẩn kiến thức
của Chương trình giáo dục phổ thông và tình hình học tập của học sinh, ra đề kiểm tra
sát mục tiêu dạy học của mỗi bài, mỗi chương, mỗi môn học; coi trọng việc tổ chức
phong trào tự học, tự bồi dưỡng, thực hiện cuộc vận động "Mỗi thầy cô giáo là một tấm
gương đạo đức, tự học và sáng tạo" với mục tiêu cụ thể, thiết thực; kết hợp một cách
hợp lý hình thức tự luận với hình thức trắc nghiệm khách quan trong KT - ĐG kết quả
học tập của học sinh; bồi dưỡng và nâng cao kỹ năng ra đề thi cho giáo viên, đề thi đưa
vào ngân hàng phải đảm bảo tính khoa học, đúng trọng tâm kiến thức cần kiểm tra,
tránh tình trạng dàn trải...; kết hợp đánh giá trong và đánh giá ngoài để khách quan hóa
trong việc đánh giá. Đối với các môn KHXH, giáo viên cần hạn chế ghi nhớ máy móc,
từng bước ra đề “mở” đòi hỏi vận dụng tổng hợp kiến thức, kỹ năng và học sinh có thể
biểu đạt chính kiến khi làm bài...
3.2. Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động học của học sinh
Giáo viên cần tuân thủ các yêu cầu, hình thức, phương thức và phương tiện kiểm tra,
đánh giá, nắm chắc nội dung Quyết định số 40/2006/QĐ-BGDĐT về Quy chế đánh giá,
xếp loại học sinh THPT. Tổ chuyên môn chỉ đạo giáo viên ra đề thi kiểm tra bám chuẩn
kiến thức - kỹ năng của chương trình với cấu trúc hợp lý (yêu cầu nhớ, thông hiểu, vận
dụng kiến thức), vừa bám sát chuẩn kiến thức - kỹ năng vừa động viên, khích lệ học
sinh học lực yếu kém vươn lên; thực hiện đúng quy định, quy chế, tiến hành đủ số lần
kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra học kỳ cả lý thuyết và thực hành; bố
trí thời gian trả bài kiểm tra để hướng dẫn học sinh khắc phục sai sót. Để đánh giá chính
xác thực chất học lực của học sinh không thể chỉ dựa trên kết quả bài kiểm tra cuối cùng
mà cần chú ý đến cả quá trình học tập; kết hợp hoạt động đánh giá của giáo viên với
hoạt động tự đánh giá chính mình và đánh giá lẫn nhau của học sinh.
NGUYỄN VĂN NHẪN
122
4. KHẢO NGHIỆM, ĐÁNH GIÁ TÍNH CẤP THIẾT, KHẢ THI CỦA BIỆN PHÁP
Để khẳng định tính khả thi các biện pháp quản lý đổi mới công tác KT- ĐG hoạt động
dạy của giáo viên và học của học sinh ở các Trường THPT huyện Bố Trạch, chúng tôi
đã tiến hành điều tra, lấy ý kiến của 107 chuyên viên Phòng GD trung học Sở GD - ĐT
Quảng Bình, CBQL, giáo viên có nhiều kinh nghiệm các Trường THPT trên địa bàn
huyện Bố Trạch. Kết quả khảo sát thể hiện ở bảng 3.
Bảng 3. Tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý
đổi mới công tác kiểm tra - đánh giá
Stt Nội dung
Tính cấp thiết Tính khả thi
Rất
cấp thiết
Cấp
thiết
Ít
cấp
thiết
Không
cấp thiết
Rất khả
thi Khả thi
Ít
khả
thi
Không
khả thi
1
Đổi mới công
tác KT – ĐG
hoạt động dạy
học của giáo
viên
66 39 0 2 58 49 0 0
61,7% 36,4% 0% 1,9% 54,2% 45,8% 0% 0%
2
Đổi mới công
tác kiểm tra,
đánh giá hoạt
động học của
học sinh
67 32 0 8 61 46 0 0
62,6% 29,9% 0% 7,5% 57,0% 43,0% 0% 0%
Từ kết quả khảo sát cho thấy, các biện pháp đề xuất được đa số chuyên viên Phòng
GDTrH Sở, CBQL, giáo viên huyện Bố Trạch đánh giá là rất cấp thiết và cấp thiết (từ
92,5% - 98,1%), rất khả thi và khả thi 100%. Kết quả trên đã cho thấy sự đồng tình,
hưởng ứng của chuyên viên, CBQL, giáo viên đối với công tác đổi mới công tác KT-
ĐG. Mỗi trường đều có điều kiện thuận lợi, khó khăn khác nhau nhưng người QL cần
biết kết hợp các yếu tố tạo nên sức mạnh nhằm nâng cao chất lượng GD.
5. KẾT LUẬN
Việc đổi mới phương pháp KT - ĐG là một giải pháp quan trọng để nâng cao chất
lượng dạy học nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung. Đây là yêu cầu cấp bách vừa
lâu dài đòi hỏi phải chỉ đạo chặt chẽ, liên tục và phải động viên mọi nỗ lực sáng tạo của
đội ngũ giáo viên, sự hưởng ứng đông đảo của học sinh. Công tác quản lý của hiệu
trưởng các Trường THPT huyện Bố Trạch phải thực sự quan tâm tới việc KT - ĐG chất
lượng giảng dạy của giáo viên và việc học tập của học sinh trong nhà trường mình phụ
trách. Đồng thời hiệu trưởng cần quan tâm tới việc quản lý chuyên môn, vận dụng tốt
các biện pháp quản lý chỉ đạo hoạt động dạy và học chung của nhà trường; tổ chức tốt
công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng chuyên môn của giáo viên một cách nghiêm túc, KT -
ĐG khen thưởng kịp thời; lên kế hoạch phân tích thực trạng tình hình hoạt động dạy và
học chung của nhà trường theo định kỳ; tổng kết, rút kinh nghiệm trong công tác quản
lý đánh giá chất lượng của nhà trường và kịp thời điều chỉnh những sai sót, yếu kém
trong công tác quản lý.
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐỔI MỚI KIỂM TRA - ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP... 123
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Chỉ đạo chuyên môn giáo dục trường THPT, Hà Nội.
[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Tài liệu tập huấn bồi dưỡng tăng cường năng lực
quản lý điều hành cho Hiệu trưởng trường THPT, Hà Nội.
[3] Phùng Đình Mẫn (CB), Trần Văn Hiếu, Hồ Văn Liên, Phan Minh Tiến, Trương
Thanh Thuý (2003), Những vấn đề cơ bản của đổi mới GD THPT hiện nay, Đại học
Huế.
[4] Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Bình (2011), Báo cáo sơ kết học kỳ I, triển khai nhiệm
vụ học kỳ II năm học 2010-2011. Quảng Bình.
Title: MANAGEMENT MEASURES TO RENEW TESTING - ASSESSMENT METHODS
OF STUDYING RESULTS AT HIGH SCHOOLS IN BO TRACH DISTRICT, QUANG BINH
PROVINCE
Abstract: Testing-assessment is essential to determine the effectiveness of the implementation
of teaching objectives, from which to direct and promote teachers to innovate their teaching
methods and to apply active teaching methods in their teaching [2,p5]. Although the testing-
assessment activities in Bo Trach district high schools have experienced positive changes over
the past years, there have been found certain weaknesses. It is necessary to give out proposed
measures to improve the quality of testing - assessment in particular and the quality of teaching
and learning process in general.
ThS. NGUYỄN VĂN NHẪN
Trường THPT Số 5 Bố Trạch, Quảng Bình
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7_95_nguyenvannhan_17_nguyen_van_nhan_2_5814_2020916.pdf