Biến động hàm lượng một số chất dinh dưỡng trong đất nông nghiệp tại khu tái định cư Mường Bú huyện Mường La tỉnh Sơn La

Từ kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng các chất dinh dưỡng và chất hữu cơ trong đất tại các khu TĐC của Mường La đều ở mức từ nghèo tới trung bình. Các chất dinh dưỡng dễ tiêu có sự biến động lớn. Sự biến động của pHKCl giảm từ gần trung tính về mức chua vừa; Ndt, Pdt, OM giảm dần từ mức trung bình xuống nghèo; Kdt giảm từ mức giàu xuống mức trung bình. CEC có biến động giảm nhưng vẫn ở mức trung bình.

pdf5 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 25/03/2022 | Lượt xem: 176 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Biến động hàm lượng một số chất dinh dưỡng trong đất nông nghiệp tại khu tái định cư Mường Bú huyện Mường La tỉnh Sơn La, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngô Văn Giới và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 96(08): 237 - 241 237 BIẾN ĐỘNG HÀM LƯỢNG MỘT SỐ CHẤT DINH DƯỠNG TRONG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI KHU TÁI ĐỊNH CƯ MƯỜNG BÚ HUYỆN MƯỜNG LA TỈNH SƠN LA Ngô Văn Giới1*, Ninh Văn Quý2, Trần Thị Ngọc Hà1 1Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên 2Trường Cao Đẳng Kinh tế Kỹ thuật - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Bài báo này nghiên cứu sự biến động của một số nguyên tố dinh dưỡng dễ tiêu trong đất tại khu tái định cư (TĐC) Mường Bú, kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng chất dinh dưỡng dễ tiêu tại khu TĐC Mường Bú đều dao động ở mức nghèo tới trung bình. Giá trị quan trắc ở các năm khác nhau có sự biến động lớn đặc biệt là sau năm đầu canh tác. Nguyên nhân chính do địa hình tại đây khá dốc (>250), kỹ thuật canh tác trên đất dốc chưa tốt. Mặt khác những khu đất được chọn để TĐC hầu hết là những vùng đất đã bị thoái hóa, bạc mầu, khó canh tác hoặc canh tác cho năng suất không cao mà cộng đồng bản địa đã bỏ hoang. Các chất dinh dưỡng dễ tiêu có sự biến động lớn theo các năm. Sự biến động của pHKCl giảm từ gần trung tính về mức chua vừa; Ndt, Pdt, OM giảm dần từ mức trung bình xuống nghèo; Kdt giảm từ mức giàu xuống mức trung bình. Từ khóa: Đất, Sơn La, tái định cư, dinh dưỡng đất, Mường Bú ĐẶT VẤN ĐỀ* Xã Mường Bú, huyện Mường La, có tổng diện tích đất tự nhiên là 8.520 ha, với dân số là 7.976 người [1]. Khu TĐC Mường Bú là một trong 8 khu TĐC của huyện Mường La, bao gồm 4 điểm TĐC là Huổi Hao, Pú Nhuổng, Phiêng Bủng và Phiêng Bủng 1. Toàn bộ người dân TĐC nơi đây được chuyển đến từ năm 2005 và đều là người Thái. Cộng đồng TĐC tại đây đã có một số thuận lợi ban đầu như vốn đầu cao (473.150.000 đồng/người) [4], đường giao thông thuận tiện (gần đường 106). Tuy nhiên, còn có nhiều hạn chế mà người dân nơi đây đã và đang gặp phải như đất canh tác và đất ở, so với nơi ở cũ diện tích chưa bằng một nửa, địa hình khá dốc (>25°) [2,3]. Nhiều khu đất sản xuất nông nghiệp đã có dấu hiệu bạc mầu, không thuận lợi cho việc canh tác nông nghiệp. Mặt khác đất là một trong những yếu tố đầu tiêu và có vai trò quyết định trong việc lựa chọn một khu TĐC. Đất là tư liệu và công cụ sản xuất duy nhất cho cộng đồng mới TĐC ở Mường Bú bởi vậy, việc nghiên cứu đánh giá biến động chất lượng đất có vai trò vô cùng quan * Tel: 0987 343119, Email: nvgioi@gmail.com trọng để tìm ra các giảm pháp trong việc phát triển bền vững kinh tế nông nghiệp cho cộng đồng. Đặt biệt là những nơi mà tài nguyên đất đang có nguy cơ bị tác động mạnh mẽ và có thể bị suy giảm độ phì nhiêu như khu TĐC Mường Bú. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu là đất nông nghiệp tại khu TĐC Mường Bú xã Mường Bú huyện Mường La tỉnh Sơn La. Cụ thể tại 3 điểm TĐC là Bú Nhuổng, Hổi Hao và Phiêng Bủng. Để đạt được các nội dung nghiên cứu tác giả đã sử dụng một số phương pháp như: Thu thập kế thừa các tài liệu và số liệu; Phương pháp điều tra nông thôn có sự tham gia của nông dân (PRA); Các phương pháp lấy mẫu và phân tích trong phòng thí nghiệm cụ thể các mẫu đất được lấy 1 lần/năm vào tháng 4. Lấy theo hình thức hỗn hợp, sau đó được xử lý và phân tích các thông số như: pHKCl, OM%, Ndt, Pdt, Kdt, Nts, Pts, Kts, CEC, TPCG, mức xói mòn, theo các phương pháp thông dụng hiện nay; Các số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê toán học bằng phần mền Microsoft Exel. Ngô Văn Giới và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 96(08): 237 - 241 238 Bảng 1. Tổng hợp một số tính chất đất tại tại các khu TĐC nghiên cứu Thông số pHKCl Tổng số (%) Dễ tiêu (mg/100g đất) OM (%) CEC (Meq/100g đất) Nts Pts Kts Pdt Kdt Ndt Mean 5,10 0,06 0,10 1,24 3,29 15,27 3,00 1,34 15,24 Max 5,98 0,10 0,17 1,66 5,68 21,45 4,25 2,16 17,80 Min 4,09 0,03 0,05 0,88 1,34 10,02 1,75 0,80 13,70 SD 0,29 0,01 0,02 0,14 0,44 1,14 0,33 0,06 0,61 CV(%) 5,76 19,07 16,74 11,42 13,39 7,47 11,11 4,82 4,00 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Kết quả nghiên cứu cho thấy đất tại khu TĐC Mường Bú có dung trọng và tỷ trọng cao. Lượng đất xói mòn ở mức khá cao (96 tấn/ha/năm), đây là kết quả của quá trình canh tác chưa hợp lý trên đất có độ dốc mạnh (>250). Đất có thành phần cơ giới chủ yếu dao động từ cát pha tới thịt nhẹ. Kết quả nghiên cứu các thông số hóa học trong đất tại khu TĐC Mường Bú được thể hiện tại bảng 1. Kết quả nghiên cứu tại bảng 1 cho thấy các giá trị đo được tại các khu TĐC có sự biến động khá lớn, tại mỗi điểm quan trắc cũng có sự khác biệt rõ rệt giữa các mẫu lấy ở đỉnh đồi, sườn đồi và chân đồi. Sự khác biệt này còn được thể hiện rất rõ ràng ở các năm quan trắc khác nhau đặc biệt là từ năm 2008 -2009. Tại khu TĐC Mường Bú, phần lớn đất nông nghiệp được bố trí tại những nơi có độ dốc >250, phần đất có độ dốc thấp hơn được bố trí làm đất ở cho cộng đồng. Kết quả nghiên cứu đánh giá tính chất đất thông qua một số thông số cụ thể như sau: - pHKCl: Kết quả nghiên cứu tại bảng 1 chỉ ra rằng, đất tại các khu TĐC ở Mường La có giá trị pHKCl dao động từ 4,09 tới 5,98, tức là đất có phản ứng từ mức rất chua tới gần trung tính. Giá trị trung bình là 5,10 ở mức chua nhẹ. Sự biến động giá trị pHKCl trong đất tại các khu TĐC ở Mường Bú qua các năm quan trắc được thể hiện tại hình 4. Hình 1 cho thấy giá trị pHKCl qua các năm nghiên cứu có xu hướng giảm dần, giá trị trung bình của từng năm giảm từ gần trung tính về mức chua vừa. Đây là dấu hiệu không tốt cho phản ứng đất tại đây. Nguyên nhân chủ yếu do quá trình canh tác chưa hợp lý, cộng thêm độ dốc khá lớn nên tạo điều kiện cho việc rửa trôi xói mòn xẩy ra mạnh mỗi khi có mưa lớn. Hình 1. Biến động giá trị pHKCl trong đất tại khu TĐC Mường Bú Hình 2. Sự biến động hàm lượng Ndt trong đất tại khu TĐC Mường Bú - Nitơ: Hàm lượng Nitơ tổng số dao động từ 0,03 - 0,10% từ mức nghèo tới trung bình, giá trị trung bình là 0,06% với giá trị này thì đất tại các khu TĐC Mường La được đánh giá là có hàm lượng Nitơ tổng số ở mức nghèo. Hàm lượng Nitơ dễ tiêu dao động từ 1,75 – 4,25 mg/100g đất, giá trị trung bình là 3,00 mg/100g đất được đánh giá ở mức nghèo. Kết quả bảng 1 cũng cho thấy hàm lượng Ndt tại các vị trí quan trắc có sự dao động đáng kể đặc biệt là giữa các vị trí đỉnh đồi với sườn đồi và chân đồi. 0.00 1.00 2.00 3.00 4.00 5.00 6.00 7.00 PNa PNb PNc HHa HHb HHc PBa PBb PBc TB pH 2008 2009 2010 TB 0 1 2 3 4 5 PNa PNb PNc HHa HHb HHc PBa PBb PBc TB N dt (m g/ 10 0g đấ t) 2008 2009 2010 TB Ngô Văn Giới và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 96(08): 237 - 241 239 Sự biến động hàm lượng Ndt trong đất qua các năm nghiên cứu tại khu TĐC Mường Bú được thể hiện tại hình 2. Kết quả nghiên cứu sau 3 năm canh tác cho thấy hàm lượng Ndt trung bình đã giảm từ 4,04 mg/100g đất xuống 2,20 mg/100g đất, tức là giảm 1,84 mg/100g đất, tương ứng với khoảng 46%. Theo thang đánh giá thì hàm lượng Ndt đã giảm từ mức trung bình tới nghèo. - Phospho: Hàm lượng Phospho tổng số dao động từ 0,05 – 0,17% giá trị này dao động ở mức trung bình tới giàu, các giá trị đo được có sự chênh lệch lớn giữa các mẫu nghiên cứu. Giá trị trung bình của hàm lượng Phospho tổng số là 0,10 % được đánh giá ở mức trung bình. Kết quả bảng 1 cũng cho thấy giá hàm lượng Pdt dao động từ 1,34 – 5,68 mg/100g đất, giá trị trung bình là 3,29 mg/100g đất, kết quả này phản ánh hàm lượng Pdt trong đất tại các khu TĐC ở Mường La ở mức nghèo. Các giá trị dao động có sự khác biệt lớn tại các mẫu phân tích với CV =13,5% và SD = 0,44. Sự biến động hàm lượng Pdt trong đất qua các năm nghiên cứu được thể hiện tại hình 3. Hình 3. Biến động Pdt trong đất tại khu TĐC Mường Bú Hình 4. Biến động hàm lượng Kdt trong đất tại khu TĐC Mường Bú Hình 3 cho thấy Pdt trong đất qua các năm nghiên cứu có dấu hiệu giảm dần từ mức trung bình xuống nghèo. Giá trị quan trắc được giảm từ 5,07 mg/100g đất xuống 2,05 mg/100g đất, với mức giảm 3,02 mg/100g đất trong 3 năm nghiên cứu, tương ứng với khoảng 60%. - Kali: Kết quả phân tích cho thấy hàm lượng Kali tổng số dao động từ 0,88 – 1,66% từ mức nghèo cho tới trung bình, giá trị trung bình là 1,24%, giá trị này phản ánh đất tại đây có hàm lượng kali tổng số ở mức trung bình. Kdt dao động từ 10,02 – 21,45 mg/100g đất, giá trị trung bình là 15,27 mg/100g đất, với giá trị này thì Kdt trong đất tại khu TĐC Mường La ở trung bình. Sự biến động hàm lượng Kdt trong đất nghiên cứu qua các năm quan trắc thể hiện tại hình 4. Hình 4 cho thấy rằng hàm lượng Kdt trong đất sau 3 năm nghiên cứu đã giảm từ 20,19 mg/100g đất xuống tới 11,95 mg/100g đất, tức là giảm 8,24mg/100g đất, tương ứng với khoảng 41%. Theo thang đánh giá thì Kdt giảm từ mức giàu xuống mức trung bình. - Chất hữu cơ: Hàm lượng mùn và các chất hữu cơ trong đất được thể hiện qua thông số OM, giá trị quan trắc tại các điểm TĐC ở Mường La cho thấy, giá trị OM dao động từ 0,80% - 2,16%, từ mức nghèo tới giàu. Giá trị trung bình là 1,34% được đánh giá ở mức trung bình. Các giá trị đo được có sự khác nhau rõ rệt giữa các mẫu, đặc biệt giữa các năm khác nhau và giữa đỉnh đồi, sườn đồi và chân đồi. Sự biến động hàm lượng chất hữu cơ qua 3 năm canh tác thể hiện tại hình 5. Hình 5 cho thấy giá trị OM sau 3 năm quan trắc đã giảm mạnh từ 2,00% xuống còn 0,93%, đã giảm 1,07% tương ứng với mức giảm khoảng 54% so với giá trị đo được năm 2008. Theo thang đánh giá thì OM đã giảm từ mức trung bình xuống mức nghèo. CEC dao động từ 13,70 - 17,80 meq/100g đất, giá trị trung bình là 15,24 meq/100g đất giá trị này cho thấy dung tích trao đổi cation trong đất tại các khu TĐC của Mường La ở mức 0.00 1.00 2.00 3.00 4.00 5.00 6.00 PNa PNb PNc HHa HHb HHc PBa PBb PBc TB Pd t(m g/ 10 0g đấ t) 2008 2009 2010 TB 0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 PNa PNb PNc HHa HHb HHc PBa PBb PBc TB K dt (m g/ 10 0g đấ t) 2008 2009 2010 TB Ngô Văn Giới và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 96(08): 237 - 241 240 trung bình. Sự biến động CEC trong đất tại khu TĐC Mường Bú qua các năm nghiên cứu thể hiện tại hình 6. Hình 5. Biến động hàm lượng OM trong đất tại khu TĐC Mường Bú Hình 6. Biến động hàm lượng CEC trong đất tại khu TĐC Mường Bú Hình 6 cho thấy CEC trong đất tại khu TĐC Mường Bú có dấu hiệu giảm dần qua các năm canh tác, cụ thể từ năm 2008 tới 2010 trung bình đã giảm 1,41 meq/100g đất, tương ứng với 8,6%. Mặc dù vậy các giá trị này vẫn ở mức trung bình. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra đa số các thông số hàm lượng chất dinh dưỡng dễ tiêu tại khu TĐC Mường Bú đều dao động ở mức nghèo tới trung bình. Giá trị quan trắc ở các năm khác nhau có sự biến động lớn. Các giá trị này đã phản ánh thực trạng chất lượng đất tại đây, một trong những nguyên nhân là do địa hình tại đây khá dốc (>250), cộng thêm kỹ thuật canh tác trên đất dốc chưa thuần thục của người dân TĐC chưa quen với canh tác nương rẫy nên mỗi chất lượng chất dinh dưỡng trong đất dễ bị mất đi do các quá trình rửa trôi, xói mòn mỗi khi có mưa, đặc biệt là sau năm đầu canh tác. Mặt khác những khu đất được chọn hầu hết là những vùng đất đã bị thoái hóa bạc mầu, khó canh tác hoặc canh tác cho năng suất không cao mà cộng đồng bản địa đã bỏ hoang. KẾT LUẬN Từ kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng các chất dinh dưỡng và chất hữu cơ trong đất tại các khu TĐC của Mường La đều ở mức từ nghèo tới trung bình. Các chất dinh dưỡng dễ tiêu có sự biến động lớn. Sự biến động của pHKCl giảm từ gần trung tính về mức chua vừa; Ndt, Pdt, OM giảm dần từ mức trung bình xuống nghèo; Kdt giảm từ mức giàu xuống mức trung bình. CEC có biến động giảm nhưng vẫn ở mức trung bình. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Cục Thống kê tỉnh Sơn La (2008 2009, 2010), Niên giám thống kê các năm, 2008, 2009, 2010 tỉnh Sơn La, Sơn La. [2].Thái Phiên, Nguyễn Tử Siêm (2002), Sử dụng bền vững đất miền núi và vùng cao ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. [3]. Đỗ Đình Sâm, Ngô Đình Quế, Nguyễn Tử Siêm (2006), Cẩm nang ngành lâm nghiệp, Bộ NN&PTNN. [4]. Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La, Báo cáo sơ kết công tác di dân, tái định cư Dự án thuỷ điện Sơn La năm 2005 (2006), Mục tiêu nhiệm vụ kế hoạch di dân, tái định cư năm 2006. Số 04/BC-UBND, Sơn La. 0.00 0.50 1.00 1.50 2.00 2.50 PNa PNb PNc HHa HHb HHc PBa PBb PBc TB O M (% ) 2008 2009 2010 TB 0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 PNa PNb PNc HHa HHb HHc PBa PBb PBc TB CE C( m eq /1 00 g đấ t) 2008 2009 2010 TB Ngô Văn Giới và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 96(08): 237 - 241 241 SUMMARY VARIATION OF CONTENT OF SOME AVAILABLE NUTRIENTS IN AGRICULTURAL LAND IN RESETTLEMENT AREA MUONG BU, MUONG LA DISTRICT, SON LA PROVINCE Ngo Van Gioi1*, Ninh Van Quy2, Tran Thi Ngoc Ha1 1College of Sciences – TNU, 2College of Economics and Technology – TNU Research results showed that concentration of absorbable nutrients in the resettlement area of Muong Bu to varied from the average to poverty level. The monitoring results have been changed in different years, especially after the first year of cultivation. The main reason was quite sloping terrain (> 250) and residents’ limited cultivation techniques on sloping land. On the other hand, most of the areas chosen for resettlement had been degraded, depleted and got such low productivity that indigenous communities had abandoned them. The absorbable nutrients have been varried largely over years. The pHKCl has decreased from near neutral to acidic medium level; Nitrogen available, Phosphorus available and Oganic master have reduced from medium level to poor, Potassium has reduced from rich level to medium. CEC has reduced but maintained at medium level. Key words: Soil, Son La, resettlement, soil nutrient, Muong Bu * Tel: 0987 343119, Email: nvgioi@gmail.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbien_dong_ham_luong_mot_so_chat_dinh_duong_trong_dat_nong_ng.pdf
Tài liệu liên quan