Như vậy có thể nói biến đổi khí hậu đã và sẽ
gây ra vô vàn hiểm họa, tuy nhiên nếu chúng
ta có các giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu
đối với an ninh lương thực tỉnh Bắc Kạn, với
khoa học kỹ thuật hiện đại và sự chỉ đạo kiên
quyết của các cấp, các ngành và sự hưởng
ứng tích cực của mọi tầng lớp nhân dân thì
các hậu quả xấu do biến đổi khí hậu gây ra sẽ
được khống chế và giảm thiểu rủi ro một cách
có ý nghĩa và cuộc sống của chúng ta vẫn
được bình yên, vẫn đảm bảo được an ninh
lương thực tỉnh Bắc Kạn
6 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 25/03/2022 | Lượt xem: 278 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Biến đổi khí hậu đối với an ninh lương thực tỉnh Bắc Kạn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đỗ Anh Tài và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 3 - 8
3
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI AN NINH LƯƠNG THỰC TỈNH BẮC KẠN
Đỗ Anh Tài 1*, Nguyễn Ngọc Sơn Hải 2, Nguyễn Thị Ngọc Dung 3
1Khoa Quốc tế - ĐH Thái Nguyên
2Trường Đại học Nông lâm - ĐH Thái Nguyên
3Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh – ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Bắc Kạn là tỉnh miền núi vùng cao, cách thủ đô Hà Nội 166 km về phía Bắc, có diện tích tự nhiên
là 485.941 ha, đất nông nghiệp chỉ chiếm 7,54%, đất lâm nghiệp khá lớn chiếm 77,24%, đất chưa
sử dụng chiếm 10,65%. Bắc Kạn có địa hình phức tạp, chia cắt bởi các dãy núi cao. Bắc Kạn có 1
thị xã, 7 huyện, 112 xã, 4 phường và 6 thị trấn huyện lỵ. Dân số năm 2011 là 298.124 người, trong
đó dân số nông thôn chiếm tới 83,87%. Bắc Kạn có 59.344 hộ nông thôn, trong đó hộ nông nghiệp
chiếm 87,08%. Cơ cấu hộ nông thôn phân theo nguồn thu nhập lớn nhất từ ngành nông nghiệp
chiếm 86,4%.
Biến đổi khí hậu đe dọa nghiêm trọng đến an ninh lương thực và phát triển nông nghiệp tỉnh Bắc
Kạn: Thu hẹp diện tích đất nông nghiệp, năm 2011 diện tích trồng lúa tỉnh Bắc Kạn có 21.749 ha,
giảm 73 ha so với năm 2009. Dưới tác động của biến đối khí hậu, thiên tai ngày càng gia tăng, gây ra
nhiều tổn thất to lớn về người, tài sản, các cơ sở hạ tầng về kinh tế, văn hoá, xã hội, tác động xấu
đến môi trường, đe doạ nghiêm trọng đến an ninh lương thực và phát triển lương thực, vậy cần
phải ứng phó với các thách thức này như thế nào?
Từ khóa: Biến đổi khí hậu, An ninh lương thực, Miền núi, Bắc Kạn, Sinh kế
ĐẶT VẤN ĐỀ*
Bắc Kạn là tỉnh miền núi, vùng cao, cách thủ
đô Hà Nội 166 km về phía Bắc, có diện tích
tự nhiên là 485.941 ha, đất nông nghiệp chỉ
chiếm 7,54%, đất lâm nghiệp khá lớn chiếm
77,24%, đất chưa sử dụng chiếm 10,65%. Bắc
Kạn có địa hình phức tạp, chia cắt bởi các dãy
núi cao. Bắc Kạn có 1 thị xã, 7 huyện, 112 xã,
4 phường và 6 thị trấn huyện lỵ. Dân số năm
2011 là 298.124 người, trong đó dân số nông
thôn chiếm tới 83,87%. Bắc Kạn có 59.344 hộ
nông thôn, trong đó hộ nông nghiệp chiếm
87,08%. Cơ cấu hộ nông thôn phân theo
nguồn thu nhập lớn nhất từ ngành nông
nghiệp chiếm 86,4% [1]. Biến đổi khí hậu đe
dọa nghiêm trọng đến an ninh lương thực và
phát triển nông nghiệp tỉnh Bắc Kạn: Thu hẹp
diện tích đất nông nghiệp, năm 2011 diện tích
trồng lúa tỉnh Bắc Kạn có 21.749 ha, giảm 73 ha
so với năm 2009. Dưới tác động của biến đối
khí hậu, thiên tai ngày càng gia tăng, gây ra
nhiều tổn thất to lớn về người, tài sản, các cơ
sở hạ tầng về kinh tế, văn hoá, xã hội, tác
động xấu đến môi trường, đe doạ nghiêm
trọng đến an ninh lương thực và phát triển
lương thực, vậy cần phải ứng phó với các
thách thức này như thế nào?
*
Tel: 09131899377. Email: doanhtaitnu@gmail.com
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU THÁCH THỨC VÀ
CƠ HỘI ĐỐI VỚI AN NINH LƯƠNG
THỰC TỈNH BẮC KẠN
Thách thức của biến đổi khí hậu đối với an
ninh lương thực tỉnh Bắc Kạn
Biến đổi khí hậu là thách thức lớn đối với Bắc
Kạn. Biến đổi khí hậu đã tác động nghiêm
trọng đến sản xuất, đời sống và môi trường
trên phạm vi toàn tỉnh. Nhiệt độ tăng, ảnh
hưởng đến nông nghiệp, gây rủi ro lớn đối với
nông nghiệp, đặc biệt là an ninh lương thực
và các hệ thống kinh tế - xã hội trong tương
lai. Vấn đề biến đổi khí hậu đã, đang và sẽ
làm thay đổi toàn diện và sâu sắc quá trình
phát triển và an ninh tỉnh Bắc Kạn như năng
lượng, nước, lương thực, xã hội, việc làm,
văn hóa, kinh tế, thương mại.
Trong những năm qua, dưới tác động của biến
đổi khí hậu, tần suất và cường độ thiên tai
ngày càng gia tăng, gây ra nhiều tổn thất to
lớn về người, tài sản, các cơ sở hạ tầng về
kinh tế, văn hóa, xã hội, tác động xấu đến môi
trường. Chỉ tính trong 10 năm gần đây (2002-
2011), các loại thiên tai như: Bão lũ, lũ quét,
sạt lở đất, úng ngập, hạn hán và các thiên tai
khác đã làm thiệt hại đáng kể về người và tài
sản, đã làm giá trị thiệt hại về tài sản ước tính
chiếm khoảng 1,5% GDP/năm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Đỗ Anh Tài và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 3 - 8
4
Với chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa, một
năm ở Bắc Kạn có hai mùa rõ rệt mùa mưa
nóng ẩm từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 70 -
80% lượng mưa cả năm; mùa khô từ tháng 11
đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm
khoảng 20 - 25% tổng lượng mưa trong năm,
tháng mưa ít nhất là tháng 11. Do tác động
của biến đổi khí hậu, tài nguyên nước phải
chịu thêm nguy cơ suy giảm do hạn hán ngày
một tăng ở một số vùng, mùa, ảnh hưởng trực
tiếp đến nông nghiệp, cung cấp nước ở Bắc
Kạn. Khí hậu Bắc Kạn có nhiệt độ trung bình
hàng năm từ 21 - 230C. Độ ẩm trung bình trên
toàn tỉnh là 82%. Bắc Kạn có lượng mưa thấp
so với các tỉnh Đông Bắc do bị che chắn bởi
cánh cung Ngân Sơn ở phía Đông Bắc và
cánh cung Sông Gâm ở phía Tây Nam, lượng
mưa bình quân năm 1.084mm, tháng 11 chỉ
có 0,50mm, chế độ mưa thay đổi đã gây lũ lụt
nghiêm trọng vào mùa mưa, và hạn hán vào
mùa khô, tăng mâu thuẫn trong khai thác và
sử dụng tài nguyên nước.
Biến đổi khí hậu đe dọa nghiêm trọng đến an
ninh lương thực và phát triển nông nghiệp
tỉnh Bắc Kạn: Thu hẹp diện tích đất nông
nghiệp, đặc biệt là một phần đáng kể ở vùng
đất thấp, năm 2011 diện tích trồng lúa tỉnh
Bắc Kạn có 21.749 ha, giảm 73 ha so với năm
2009; tác động lớn đến sinh trưởng năng suất
cây trồng, thời vụ gieo trồng, làm tăng nguy
cơ lây lan sâu bệnh hại cây trồng; thời gian
thích nghi của cây trồng nhiệt đới mở rộng và
của cây trồng á nhiệt đới thu hẹp lại; ảnh
hưởng đến sinh sản, sinh trưởng, tăng khả
năng sinh bệnh, truyền dịch trong sản xuất
nông nghiệp.
Dưới tác động của biến đối khí hậu, tần suất
và cường độ thiên tai ngày càng gia tăng, gây
ra nhiều tổn thất to lớn về người, tài sản, các
cơ sở hạ tầng về kinh tế, văn hoá, xã hội, tác
động xấu đến môi trường, đe doạ nghiêm
trọng đến an ninh lương thực và phát triển
lương thực, vậy cần phải ứng phó với các
thách thức này như thế nào?
Bảng 1. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa tỉnh Bắc Kạn năm 2009 - 2011
Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 2011
So sánh (%)
2010/
2009
2011/
2010
BQ 2009
- 2011
1. Vụ đông xuân
- Diện tích ha 7518 7399 7631 98,42 103,14 100,78
- Năng suất tạ/ha 4775 4817 5301 100,90 110,05 105,46
- Sản lượng tấn 35898 35640 40450 99,28 113,50 106,39
2. Vụ mùa
- Diện tích ha 14304 14353 14118 100,30 98,36 99,35
- Năng suất tạ/ha 4213 4045 4016 96,01 99,28 97,65
- Sản lượng tấn 60269 58051 56691 96,32 97,58 97,00
3. Cả năm
- Diện tích ha 21822 21752 21749 99,68 99,99 99,83
- Năng suất tạ/ha 4407 4307 4466 97,73 103,69 100,71
- Sản lượng tấn 96167 93691 97141 97,43 103,68 100,55
Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bắc Kạn, Sở NN và PTNT tỉnh Bắc Kạn [3], [4].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Đỗ Anh Tài và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 3 - 8
5
Cơ hội của biến đổi khí hậu đối với an ninh
lương thực tỉnh Bắc Kạn
Phát triển thông thường của Bắc Kạn là dựa
trên khai thác tài nguyên thiên nhiên, tận
dụng lao động giá rẻ, gây ô nhiễm môi trường
dẫn đến phát triển thiếu bền vững. Vấn đề
biến đổi khí hậu tạo cơ hội để chúng ta thay
đổi tư duy về an ninh lương thực tỉnh Bắc
Kạn, phát triển, tìm ra mô hình và phương
thức phát triển theo hướng phát thải các-bon
thấp, bền vững.
Biến đổi khí hậu mở ra các cơ hội để đảm bảo
an ninh lương thực tỉnh Bắc Kạn thúc đẩy
hợp tác, đa phương, song phương, thông qua
đó tỉnh đang phát triển như Bắc Kạn có thể
tiếp cận các cơ chế mới đang hình thành để
tiếp nhận hỗ trợ tài chính và chuyển giao công
nghệ từ trong nước và các nước phát triển.
Việc tăng cường các hoạt động hợp tác, hội
nhập với các quốc gia, các tổ chức quốc tế
trong quá trình thực hiện Công ước khung của
Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu và các
điều ước quốc tế có liên quan sẽ nâng cao vai
trò và vị thế của Bắc Kạn, của Việt Nam
trong khu vực cũng như trên thế giới.
Để ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu và
phát triển bền vững tỉnh Bắc Kạn cần thực
hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó
với biến đổi khí hậu [2], làm cơ sở cho các
chiến lược, kế hoạch, quy hoạch là rất cần
thiết đối với Bắc Kạn trong bối cảnh hiện nay.
Quan điểm ứng phó biến đổi khí hậu đối
với an ninh lương thực tỉnh Bắc Kạn
- Bắc Kạn coi ứng phó với biến đổi khí hậu là
vấn đề có ý nghĩa sống còn, chiến lược về
biến đổi khí hậu là nền tảng cho các chiến
lược khác.
- Ứng phó với biến đổi khí hậu của Bắc Kạn
phải gắn liền với phát triển bền vững, hướng
tới nền kinh tế các-bon thấp, tận dụng các cơ
hội để đổi mới tư duy phát triển, nâng cao
năng lực cạnh tranh và sức mạnh của tỉnh.
- Ứng phó với biến đổi khí hậu là trách nhiệm
của toàn hệ thống; phát huy vai trò chủ đạo
trong quản lý, điều hành, nâng cao tính năng
động, sáng tạo và trách nhiệm của khu vực
doanh nghiệp, phát huy cao nhất sự tham gia
và giám sát của các đoàn thể chính trị xã hội,
nghề nghiệp và cộng đồng dân cư; phát huy
nội lực là chính, tận dụng hiệu quả các cơ chế
hợp tác quốc tế.
- Các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu
phải có tính hệ thống, đồng bộ, liên ngành,
liên vùng, trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với
từng giai đoạn và các quy định quốc tế; dựa
trên cơ sở khoa học kết hợp với kinh nghiệm
truyền thống và kiến thức bản địa của tỉnh
Bắc Kạn; tính đến hiệu quả kinh tế - xã hội và
các yếu tố rủi ro, bất định của biến đổi khí hậu.
MỤC TIÊU ỨNG PHÓ BIẾN ĐỔI KHÍ
HẬU ĐỐI VỚI AN NINH LƯƠNG THỰC
TỈNH BẮC KẠN
Mục tiêu chung
- Phát huy năng lực của toàn tỉnh Bắc Kạn,
tiến hành đồng thời các giải pháp thích ứng
với tác động của biến đổi khí hậu và giảm nhẹ
phát thải khí, bảo đảm an toàn tính mạng
người dân và tài sản, nhằm mục tiêu phát
triển bền vững.
- Tăng cường năng lực thích ứng với biến đổi
khí hậu của con người và các hệ thống tự
nhiên, phát triển nền kinh tế các-bon thấp để
bảo vệ, nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo
đảm an ninh, phát triển bền vững trong bối cảnh
biến đổi khí hậu, tích cực cùng cộng đồng.
Mục tiêu cụ thể
- Đảm bảo an ninh lương thực, an ninh năng
lượng, an ninh nguồn nước, xóa đói giảm
nghèo, bình đẳng giới, an sinh xã hội, sức
khỏe cộng đồng, nâng cao đời sống, bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên trong bối cảnh biến đổi
khí hậu.
- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm và năng
lực ứng phó với biến đổi khí hậu của các bên
liên quan; phát triển tiềm lực khoa học và
công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực; hoàn
thiện thể chế, chính sách, phát triển và sử
dụng hiệu quả nguồn lực tài chính góp phần
nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế và vị
thế của Bắc Kạn; tận dụng các cơ hội từ biến
đổi khí hậu để phát triển kinh tế - xã hội; phát
triển và nhân rộng lối sống, mẫu hình tiêu thụ
thân thiện với hệ thống khí hậu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Đỗ Anh Tài và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 3 - 8
6
- Góp phần tích cực với cộng đồng trong ứng
phó với biến đổi khí hậu; tăng cường các hoạt
động hợp tác quốc tế để ứng phó hiệu quả với
biến đổi khí hậu.
GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ BIẾN ĐỔI KHÍ
HẬU ĐỐI VỚI AN NINH LƯƠNG THỰC
TỈNH BẮC KẠN
Chủ động ứng phó với thiên tai và giám sát
khí hậu
Cảnh báo sớm
- Xây dựng và vận hành hiệu quả hệ thống
giám sát biến đổi khí hậu đối với an ninh
lương thực tỉnh Bắc Kạn.
- Hiện đại hóa hệ thống quan trắc và công
nghệ dự báo khí tượng thủy văn bảo đảm
cảnh báo, dự báo sớm các hiện tượng thời tiết,
khí hậu cực đoan. Đến năm 2020, phát triển
mạng lưới quan trắc khí tượng thủy văn có
mật độ trạm tương đương với các nước phát
triển và tự động hóa trên 90% số trạm; tăng
cường các hệ thống đo đạc từ xa, bảo đảm
theo dõi liên tục các biến động về thời tiết,
khí hậu, tài nguyên nước, đáp ứng đầy đủ dữ
liệu cho dự báo khí tượng thủy văn theo
phương pháp tiên tiến và các nhu cầu khác.
- Mở rộng và tăng cường hệ thống quan trắc
và giám sát khí tượng thủy văn với sự tham
gia rộng rãi của các tổ chức, cá nhân trong và
ngoài Nhà nước trên cơ sở thống nhất quản lý
về chuyên môn và thông tin số liệu của ngành
khí tượng thủy văn.
Giảm thiệt hại do rủi ro thiên tai
- Rà soát, xây dựng các quy hoạch phát triển,
quy chuẩn xây dựng trong vùng thường xuyên
bị thiên tai phù hợp với điều kiện gia tăng
thiên tai do biến đổi khí hậu; củng cố, xây
dựng các công trình phòng chống thiên tai
trọng điểm, cấp bách.
- Nghiên cứu và triển khai các giải pháp cụ
thể để phòng chống hiệu quả thiên tai, lũ quét
và sạt lở đất ở vùng núi; duy trì và vận hành
có hiệu quả lâu dài.
- Nâng cao chất lượng rừng, trồng rừng, phủ
xanh đất trống, đồi núi trọc, bảo đảm khai
thác hiệu quả các loại rừng để duy trì và nâng
cao khả năng phòng chống thiên tai, suy thoái
đất; tăng cường bảo vệ, độ che phủ của rừng
lên 45%.
Đảm bảo an ninh lương thực và tài
nguyên nước
An ninh lương thực
- Duy trì hợp lý và bền vững quỹ đất cho
nông nghiệp tại các vùng, các địa phương
trong tỉnh Bắc Kạn để đảm bảo an ninh lương
thực trong điều kiện biến đổi khí hậu.
- Nghiên cứu và thực hiện chuyển đổi cơ cấu
giống cây trồng phù hợp với điều kiện của
biến đổi khí hậu, đặc điểm sinh thái các vùng,
địa phương trong tỉnh Bắc Kạn, tận dụng các
cơ hội để phát triển nông nghiệp bền vững.
- Nghiên cứu, phát triển và áp dụng công
nghệ sinh học, áp dụng các quy trình sản xuất
tiên tiến hướng tới một nền nông nghiệp hiện
đại, thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống kiểm soát,
phòng chống dịch bệnh cây trồng trong điều
kiện biến đổi khí hậu. Hoàn thành cơ bản vào
năm 2020 và tiếp tục hoàn thiện trong các giai
đoạn tới.
- Xây dựng các cơ chế, chính sách, tăng
cường hệ thống bảo hiểm, chia sẻ rủi ro trong
nông nghiệp.
An ninh tài nguyên nước
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về biến động và sử
dụng tài nguyên nước liên quan tới biến đổi
khí hậu, tăng cường công tác điều tra, nghiên
cứu, đánh giá, dự báo, quan trắc chất lượng,
số lượng trong khai thác và sử dụng tài
nguyên nước. Để thích ứng với biến đổi khí
hậu là sử dụng nguồn nước khoa học, tiết
kiệm và hợp lý, có hiệu quả, đảm bảo an toàn
cung cấp đủ nước cho mọi nhu cầu. Các hoạt
động chính bao gồm:
- Xác định các giải pháp phù hợp như: Quy
hoạch tổng thể lưu vực của các con sông chảy
qua tỉnh Bắc Kạn như Sông Cầu dài 103km,
diện tích lưu vực 510 km2. Hàng năm lượng
mưa bình quân 1.599 mm, lưu lượng dòng
chảy bình quân năm 73 m3/s, mùa lũ 123
m3/s, mùa khô 8,05 m3/s. Độ dốc dòng chảy
1,750. Tổng lượng nước 978 triệu m3. Sông
Bắc Giang dài 28,6 km, chiều rộng lòng sông
40-60 m, tổng lượng nước khoảng 794 triệu m3.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Đỗ Anh Tài và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 3 - 8
7
Sông Na Rì dài 55,5 km, chảy uốn khúc theo
chân các dãy núi cao, thuỷ chế thất thường,
lưu lượng thay đổi đột ngột, lòng sông hẹp.
Sông Năng dài 87 km, tổng lượng nước
khoảng 1,33 tỷ m3 là nguồn cung cấp nước
chính cho hồ Ba Bể. Sông Gâm dài 16 km,
với diện tích lưu vực 154 km2. Sông Phó Đáy
dài 36 km, với diện tích lưu vực khoảng 250 km2.
Thay đổi các tiêu chuẩn kỹ thuật các công
trình khai thác và sử dụng nước, các biện
pháp tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn
nước, duy trì bảo vệ nguồn nước, kiểm soát ô
nhiễm nước, thoát lũ, tiêu úng.
- Nâng cao nhận thức của cộng đồng về sử
dụng bền vững tài nguyên nước thích ứng với
biến đổi khí hậu.
- Xây dựng và hoàn thiện các tiêu chuẩn quy
định khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả,
tổng hợp và đa mục tiêu tài nguyên nước
thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu.
- Cải tạo, nâng cấp, tu bổ và xây mới các công
trình thủy lợi, thủy điện, hệ thống, bảo đảm
ứng phó hiệu quả với lũ lụt, hạn hán trong
điều kiện biến đổi khí hậu.
- Hoàn chỉnh các quy trình quản lý tổng hợp
và các công trình khai thác, bảo vệ và sử dụng
tài nguyên nước một cách khoa học trong
điều kiện biến đổi khí hậu.
Sản xuất nông nghiệp
Thay đổi phương thức canh tác nông nghiệp,
sử dụng nước, phân bón, hạn chế và loại bỏ
dần các máy nông nghiệp lạc hậu tiêu thụ
nhiều năng lượng. Thúc đẩy phát triển sản
xuất nông nghiệp xanh, ít phát thải, đảm bảo
phát triển bền vững, an ninh lương thực Bắc
Kạn và góp phần xóa đói giảm nghèo, cứ sau
10 năm giảm phát thải 20% khí, đồng thời
đảm bảo tăng trưởng ngành 20% và giảm tỷ lệ
đói nghèo 20%.
Quản lý chất thải
Quy hoạch quản lý chất thải, tăng cường năng
lực quản lý, giảm thiểu chất thải, tái sử dụng,
tái chế chất thải nhằm giảm phát thải khí.
Tăng cường vai trò chủ đạo của Nhà nước
trong ứng phó với biến đổi khí hậu đối với
an ninh lương thực tỉnh Bắc Kạn
- Điều chỉnh, lồng ghép vấn đề biến đổi khí
hậu vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.
- Hoàn thiện và tăng cường thể chế.
Xây dựng cộng đồng ứng phó hiệu quả với
biến đổi khí hậu đối với an ninh lương thực
tỉnh Bắc Kạn
Cộng đồng ứng phó với biến đổi khí hậu đối
với an ninh lương thực tỉnh Bắc Kạn
- Tăng cường năng lực và sự tham gia của
cộng đồng trong các hoạt động ứng phó với
biến đổi khí hậu; chú trọng các kinh nghiệm
ứng phó tại chỗ và vai trò của chính quyền
các cấp, các tổ chức quần chúng ở cơ sở.
- Phát triển và đa dạng hóa sinh kế ở các
vùng, địa phương nhằm hỗ trợ công tác thích
ứng với biến đổi khí hậu phù hợp với các mức
độ dễ bị tổn thương.
- Đẩy mạnh sử dụng kiến thức bản địa trong
ứng phó với biến đổi khí hậu, đặc biệt trong xây
dựng các sinh kế mới theo hướng các-bon thấp.
Nâng cao nhận thức, giáo dục và đào tạo ứng
phó với biến đổi khí hậu đối với an ninh
lương thực tỉnh Bắc Kạn
- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm, xây dựng
các phương pháp phù hợp nhằm tiếp cận và
sử dụng thông tin về biến đổi khí hậu cho các
thành phần xã hội; đa dạng hóa các hình thức
tuyên truyền, phổ biến về tác động, nguy cơ và
cơ hội từ biến đổi khí hậu, đặc biệt chú trọng tới
cộng đồng dân cư và địa bàn trọng điểm.
- Đưa kiến thức cơ bản về biến đổi khí hậu
vào trong các chương trình, bậc giáo dục, đào
tạo; phát triển và có chính sách đào tạo nguồn
nhân lực chất lượng cao các chuyên ngành
liên quan đến thích ứng với biến đổi khí hậu
và giảm phát thải khí.
- Tăng cường ý thức, trách nhiệm cá nhân và
trách nhiệm cộng đồng trong phòng, tránh và
khắc phục hậu quả thiên tai; xây dựng lối
sống, mẫu hình tiêu thụ thân thiện với khí hậu
cho mọi thành viên của cộng đồng; khuyến
khích, nhân rộng các điển hình tốt trong ứng
phó với biến đổi khí hậu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Đỗ Anh Tài và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 3 - 8
8
Như vậy có thể nói biến đổi khí hậu đã và sẽ
gây ra vô vàn hiểm họa, tuy nhiên nếu chúng
ta có các giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu
đối với an ninh lương thực tỉnh Bắc Kạn, với
khoa học kỹ thuật hiện đại và sự chỉ đạo kiên
quyết của các cấp, các ngành và sự hưởng
ứng tích cực của mọi tầng lớp nhân dân thì
các hậu quả xấu do biến đổi khí hậu gây ra sẽ
được khống chế và giảm thiểu rủi ro một cách
có ý nghĩa và cuộc sống của chúng ta vẫn
được bình yên, vẫn đảm bảo được an ninh
lương thực tỉnh Bắc Kạn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Ban chỉ đạo tổng điều tra nông thôn, nông
nghiệp và thuỷ sản trung ương, Báo cáo sơ bộ kết
quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ
sản năm 2011, Nxb Thống kê Hà Nội - 12/2011.
[2]. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chương trình
mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu,
Hà Nội tháng 7/2008.
[3]. Cục Thống kê tỉnh Bắc Kạn, Niên giám Thống
kê tỉnh Bắc Kạn năm 2010, Nxb Thống kê năm
2011; Cục Thống kê Bắc Kạn, Số liệu thống kê,
báo cáo năm 2009 - 2011.
[4]. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh
Bắc Kạn, Số liệu thống kê, báo cáo năm 2009 -
2011.
SUMMARY
IMPACTS OF CLIMATE CHANGE TO FOOD SECURITY IN BAC KAN PROVINCE
Do Anh Tai 1*, Nguyen Ngoc Son Hai 2, Nguyen Thi Ngoc Dung 3
1International School - TNU
2College of Agriculture and Forestry - TNU
3College of Economics and Business Administration - TNU
Bac Kan is a highland mountainous province, far from Hanoi capital 166 km towards North; its
natural area is 485,941 hectares, of which agricultural land accounts for only 7.54%, forest land
accounts highly for 77.24%, unused land accounts for 10.65%. Bac Kan has complex terrain,
divided by high mountains. Bac Kan has one town, 7 districts, 112 communes, 4 wards and 6
district capitals. Its population in 2011 is 298,124, with the rural population accounting for
83.87%. Bac Kan has 59,344 rural households, of which agricultural households accounts for
87.08%. The numbers of rural households by source of highest income from agricultural sector
accounts for 86.4%.
Climate change poses a grave threat to food security and agricultural development in Bac Kan
province such as: Narrowing agricultural land area, in 2011 rice planting area in Bac Kan province
is 21,749 hectares, decreased 73 hectares compared to 2009. Under the impacts of climate change,
natural disasters are increasing, causing enormous losses to human lives, property; economic,
cultural and social infrastructure; bad impacts on environment; posing serious threats to food
security and food development. The question set out is how to cope with these challenges?
Key words: Climate change, Food security, Mountainous regions, Bac Kan, Livelihood
*
Tel: 09131899377. Email: doanhtaitnu@gmail.com
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bien_doi_khi_hau_doi_voi_an_ninh_luong_thuc_tinh_bac_kan.pdf