Ở nước ta đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu sử
dụng khoáng bentonit trong các lĩnh vực đem
lại hiệu quả kinh tế cao như:
Nghiên cứu sử dụng khoáng tự nhiên bentonite
trong công nghệ chế biến, bảo quản bột cá.
Động học và nhiệt động quá trình tách ion
Zn2+ trong nước bằng vật liệu hấp phụ
bentonit Thuận Hải.
Nghiên cứu phản ứng oxy hoá phenyletanol
với muối Nitrat kim loại và Kẽm ZnO4 trên
Bentonit hoạt hoá.
Hiệu quả của bentonit Thanh Hoá và Lâm
Đồng trong việc nâng cao năng suất cây trồng
cải tạo đất.
Nghiên cứu công nghệ xử lý nước thải dệt
nhuộm bằng bentonit hoạt hoá, chất keo tụ
PAC và chất trợ keo tụ.
Nghiên cứu tổng hợp nanocomposit
polyanilin-H2SO4/clay từ bentonit Di Linh
Việt Nam.
Nghiên cứu khả năng hấp phụ các hợp chất
hữu cơ đa vòng thơm hoà tan trong nước của
Bentonit Di Linh.
6 trang |
Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 785 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bentonit: Tài nguyên, công nghệ chế biến và ứng dụng ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phạm Thị Hà Thanh và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 65(03): 159 - 164
159
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
BENTONIT: TÀI NGUYÊN, CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN
VÀ ỨNG DỤNG Ở VIỆT NAM
Phạm Thị Hà Thanh1*, Nghiêm Xuân Thung2
1Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên
2Trường Đại học Khoa học tự nhiên – ĐH Quốc gia Hà Nội
TÓM TẮT
Việt Nam là nước có nguồn tài nguồn bentonit phong phú, đa dạng trong đó có thành phần chính là
montmorillonit (MMT). Trữ lượng bentonit ở Việt Nam đã có: cấp 1:5.000.000 tấn, cấp 2:
42.000.000 tấn,tài nguyên dự báo: 350.760.000m3. Bentonit có nhiều ứng dụng: dùng làm chất xúc
tác trong quá trình tổng hợp hữu cơ, làm vật liệu hấp phụ, làm vật liệu điều chế sét hữu cơ, sét
chống và compozit, dùng trong công nghiệp sản xuất vật liệu tổng hợp, công nghiệp bia rượu. Tuy
nhiên, trong bentonit còn chứa một số khoáng sét khác, vì vậy để thu được bentonit có hàm lượng
MMT cao chúng ta đã đưa ra nhiều phương pháp tinh chế phù hợp với từng loại khoáng sét như:
bentonit nguyên khai có hàm lượng MMT thấp thì xử lý cơ học trước rồi tiến hành xử lý hóa học.
Nhằm cải biến tính chất người ta sử dụng nhiều cách để biến tính khoáng sét: trao đổi ion với các
cation vô cơ, hữu cơ; phản ứng với các axit,... Trong đó các tác nhân biến tính khoáng sét thường
được sử dụng là tác nhân hữu cơ.
Key word: Bentonite, natural resourses, processing technology and application in Vietnam
GIỚI THIỆU VỀ BONTONIT
Cấu tạo mạng tinh thể bentonit
Bentonit là một nguồn khoáng sét thiên nhiên,
có cấu trúc lớp, thành phần chính là
montmorillonit (MMT), có công thức hóa
học: (Na,Ca)0,33(Al,Mg)2Si4O10(OH)2.nH2O
thường có mặt cùng một số sét khác thuộc
nhóm smectit. Ngoài thành phần chính là
MMT, trong bentonit còn chứa một số khoáng
sét khác kaolinit, mica, quartz, cristobalit,
calcit, illit và một số khoáng phi sét như:
canxit, pirit, manhetit.
Có 2 loại khoáng bentonit chính, đó là
bentonit kiềm (chứa ion kiềm Na+, K+,...),
Tel: , Email:phamthihathanhtn@gmail.com
bentonit kiềm thổ (chứa các ion Ca+2,
Mg
+2,...) và đều được gọi tên là
montmorillonit.
Có thể phân bentonit Việt Nam theo 2 kiểu
nguồn gốc: kiểu nguồn gốc trầm tích. và kiểu
nguồn gốc phong hóa.
Do có đặc điểm cấu tạo và điều kiện địa chất
tạo thành các mỏ khác nhau nên các mỏ
quặng bentonit thường có hàm lượng
montmorillonit khác nhau, theo các số liệu đã
công bố cho thấy hàm lượng montmorillonit
trong bentonit có thể dao động trong một
khoảng rộng, ví dụ ở điểm mỏ bentonit kiềm
Tuy Phong - Bình Thuận - Việt Nam hàm
lượng montmorillonit trong bentonit chỉ
khoảng 15-20%, trong khi đó mỏ bentonit
kiềm Wyoming ở Mĩ có hàm lượng
montmorillonit lên tới hơn 80%.
NGUỒN TÀI NGUYÊN BENTONIT Ở
VIỆT NAM [1, 2, 3]
Theo tài liệu của các nhà địa chất, hiện nay ở
nước ta đã phát hiện được hơn hai chục mỏ và
điểm quặng sét bentonit. Các mỏ có triển
vọng và quy mô lớn đều tập trung ở phía nam
của đất nước (Lâm Đồng, Bình Thuận, Thành
phố Hồ Chí Minh,...). Phần phía bắc sét
Phạm Thị Hà Thanh và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 65(03): 159 - 164
160
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
bentonit tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng
Bắc Bộ, Thanh Hoá và chủ yếu thuộc nhóm
smectit thấp.
Một số mỏ bentonit lớn ở nước ta đã được
thăm dò, khai thác:
Mỏ bentonit Tam Bố-Di Linh-Lâm Đồng đã
được thăm dò địa chất và xác nhận mỏ có trữ
lượng trong cân đối là: 542.000 tấn, trong đó
cấp C1 là: 389.000 tấn, C2 là: 153.000 tấn,
chất lượng bentonit khá tốt; điều kiện địa chất
thuỷ văn, địa chất công trình thuận lợi, đơn
giản. Tại mỏ Tam Bố có 5 thân sét bentonit
dạng thấu kính, chiều dài thay đổi từ 400-840
m, chiều dày 1-7m, diện tích phân bố 2,36km2.
Hàm lượng khoáng vật montmorillonit trong
sét bentonit dao động từ 40-50 %. Hệ số độ
keo (K) từ 0,29-0,42 ; dung tích trao đổi cation
(E) từ 25,01-48,5 mgđl/100g, cá biệt đến 170
mgđl/100g. Các cation có khả năng trao đổi
chính là kiềm thổ (Ca2+, Mg2+).
Mỏ bentonit Tuy Phong - Bình Thuận: đã
được phát hiện tại Nha Mé, Vĩnh Hảo
(huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận). Đây
là loại bentonit kiềm Na.Thung lũng Nha
Mé với diện tích gần 10 km2, trong đó diện
tích có bề dày thân quặng lớn hơn 1m chỉ
khoảng 2 - 4km2. Chiều dày lớp bentonit tối
đa 11m, trung bình là 3-4m. Trữ lượng dự
tính là 42.000.000 tấn. Nếu lấy tỉ lệ sét thu
hồi từ quặng nguyên khai là 40% thì thu
được 17.000.000 tấn quặng giàu (tinh
quặng). Thung lũng Vĩnh Hảo: chiều dày
lớp bentonite ở đây ước tính là 6 m và trung
bình là 2,6 m. Dự tính trên diện tích có triển
vọng của thung lũng Vĩnh Hảo có khoảng
33.000.000 tấn nguyên khai. Với hàm lượng
thu hồi 30% thì thu được 10.000.000 tấn
quặng giàu. Hàm lượng montmorillonit từ
10-20%. Hệ số độ keo từ 0,2-0,22. Dung
tích trao đổi cation 15,62-19,67 mlgđl/100g.
Khả năng trao đổi ion có thể là các cation
kiềm (Na+, K+).
Mỏ bentonit Cổ Định (Thanh Hoá): nằm
trong khu bãi thải của chân Núi Nưa. Sét
bentonit là sản phẩm thải trong quá trình khai
thác và làm giàu quặng cromit. Hàm lượng
montmorillonit nguyên khai 43,9%. Dung tích
trao đổi cation 52,9 mlgđl/100g, trong đó chủ
yếu là cation Ca2+ 20,3 mlgđl/100g sét và
Mg
2+
31,1 mlgđl/100 g sét.
Theo tạp chí địa chất loạt A, số 299, 3-
4/2007, tr 50-59 trong phạm vi Cheo Reo,
Phú Túc và cao nguyên Vân Hòa đã phát hiện
26 tụ khoáng, điểm quặng bentonit.
Các mỏ bentonit khác nói chung có trữ lượng
ít, hàm lượng thấp và chưa được điều tra,
đánh giá đầy đủ.
Từ các số liệu điều tra, nghiên cứu cho thấy
nước ta có 2 loại bentonit chính, đó là
bentonit kiềm thổ (chứa các ion Ca2+, Mg2+)
và bentonit kiềm, nhưng hàm lượng MMT
không cao.
Trữ lượng bentonit Việt Nam theo những tài
liệu địa chất đã có:
Cấp 1: 5.000.000 tấn
Cấp2: 42.000.000 tấn
Tài nguyên dự báo: 350.760.000m3
Kết quả các nghiên cứu cũng cho thấy: thành
phần hoá học của sét bentonit Tam Bố tương
tự các loại sét bentonit thông dụng ở Mỹ,
Nga, ngoại trừ loại sét bentonit mỏ Wyoming
(Mỹ) có hàm lượng montmorillonit lớn hơn
80% và gần như thuần cation Na+, là loại tốt
nhất thế giới. Bentonite Tam Bố có hàm
lượng Fe2O3,, SiO2,, Al2O3, cao hơn. Trong
các mỏ và điểm mỏ bentonit đã phát hiện
được ở nước ta thì mỏ Nha Mé có hàm lượng
kiềm cao hơn cả và CaO cũng cao hơn.
Sơ lược công nghệ sản xuất các sản phẩm
bentonit [1, 3, 7]
Với nguồn tài nguyên bentonit phong phú
cùng với các mục đích sử dụng khác nhau đòi
hỏi về hàm lượng montmorillonit cũng khác
nhau, do đó việc tinh chế bentonit để có thành
phần phù hợp cho từng lĩnh vực là cần thiết.
Ví dụ như khi dùng làm khuôn đúc trong
ngành cán thép hoặc để sử dụng trong nông
nghiệp,thì có thể dùng bentonit nguyên
khai hay chỉ qua khâu xử lý quặng sơ bộ, còn
nếu dùng cho mục đích làm chất xúc tác, sử
dụng trong ngành y, dùng để chế tạo
nanoclay,thì đòi hỏi phải làm sạch, làm
giàu bentonit để nâng hàm lượng MMT trong
Phạm Thị Hà Thanh và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 65(03): 159 - 164
161
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
bentonit lên cao. Đặc biệt để điều chế được
nanoclay thì không những hàm lượng
montmorillonit phải cao (>90%), mà kích
thước hạt khoáng còn phải nhỏ, cỡ nm.
Tùy thuộc vào mục đích sử dụng, người ta áp
dụng các phương pháp khác nhau để:
Loại bỏ các tạp chất khoáng không thuộc
nhóm montmorillonit.
Thay thế các ion trao đổi giữa các lớp như thay
đổi Ca2+, Mg2+ bằng Na+ (hoạt hóa kiềm).
Thay thế các ion trao đổi (Ca2+, Mg2+, Na+) và
một phần các cation trong mạng (Al3+, Fe3+)
bằng H+ (hoạt hóa axit).
Bentonit thương phẩm có hàm lượng
montmorillonit tối thiểu 70%, hàm lượng các
khoáng vật phi sét nhỏ (thường <10%). Quá
trình xử lý để thu được bentonit thương phẩm
tương đối đơn giản, bao gồm các bước sau:
khai thác, sấy, đập, nghiền và chế hóa. Sau
khi khai thác (bằng phương pháp lộ thiên
hoặc hầm lò) bentonit nguyên khai có độ ẩm
30-40% được đập đến kích thước thích hợp
rồi đem sấy trong các lò quay để giảm độ ẩm
tới 5-15% và đưa vào thiết bị tuyển để tách
đất đá và các tạp chất phi sét. Sản phẩm sau
sấy và tách đất đá được đưa đến thiết bị
nghiền mịn, kiểm tra bằng phân cấp khí rồi
đem sấy bằng khí nóng.
Trường hợp bentonit nguyên khai có hàm
lượng MMT thấp người ta thực hiện quá trình
xử lý cơ học trên rồi đưa vào các quá trình
tuyển trọng lực và xử lý hóa học. Một số quá
trình lý hóa thường được sử dụng để nâng cao
chất lượng bentonit là:
Sử dụng phương pháp gạn lắng nhiều bậc (sử
dụng và không sử dụng chất trợ lắng).
Sử dụng thiết bị tuyển thủy xyclon.
Xử lý bằng hóa học để chuyển hóa ion trao
đổi để chuyển Ca-bentonit thành Na-bentonit
người ta thực hiện kiềm hóa.
Có thể kết hợp xử lý bằng các giải pháp
nêu trên (kết hợp xử lý cơ, hóa học, nhiệt
khác nhau).
Quá trình tuyển quặng bentonit được tiến
hành qua một số công đoạn: nghiền và phân
loại các hạt khoáng, thiết lập sự khác nhau về
tính chất của các khoáng có trong bentonit,
phân chia và thu thập sản phẩm đã được làm
giàu. Tiếp đến tiến hành tập hợp chọn lọc
phần có cấp hạt bé. Khâu gia công hạt để
chuẩn bị phân chia gồm: xử lý bằng tác nhân
hóa học, rửa, xử lý bằng nhiệt,...Thiết lập
gradien các tính chất được thực hiện bằng cách
tạo các pha (thêm dung dịch hữu cơ, nước hay
khí) và tổ chức biên giới giữa các pha.
Tinh chế quặng bentonit được thực hiện nhằm
tách các khoáng tạp chất và nâng cao hàm
lượng của MMT trong bentonit. Quá trình
làm giàu được tiến hành với mục đích hoặc là
tách các tạp chất mà những tạp chất này làm
giảm chất lượng của khoáng MMT và không
tính đến việc sử dụng chúng trong các bước tiếp
theo (như các hợp chất sắt, titan, lưu huỳnh)
hoặc là phân chia và tách các nhóm tạp chất ra
từng dạng sạch riêng rẽ để sử dụng trong công
nghiệp (như thạch anh, mica, granit).
Phương pháp làm giàu bentonit dựa trên việc
sử dụng các quá trình lý, hóa khác nhau trong
đó đặc biệt lợi dụng tính trương nở của
bentonit (nhất là bentonit kiềm) so với các
khoáng sét khác để loại bỏ tạp chất. Trên cơ
sở đó người ta đã sử dụng các phương pháp
làm giàu như: phương pháp ướt, phương
pháp khô, phương pháp tuyển khí, tuyển từ,
tuyển điện, tuyển nổi và kết hợp giữa các
phương pháp đó.
Việc lựa chọn sơ đồ kỹ thuật và phương pháp
làm giàu được xác định bởi tính chất tổng thể
của các khoáng vật cấu tạo nên quặng. Những
đặc tính cơ học – độ cứng và kích thước hạt
xác định sự cần thiết ứng dụng công đoạn đập
nghiền một cách chọn lọc trước khi phân cấp
theo cỡ hạt. Đối với quặng sét bentonit
thường được làm giàu dựa trên sự phân bố
khoáng MMT và các khoáng tạp chất theo
phân đoạn cấp hạt và sự trương nở của MMT.
Trong những năm gần đây các nhà khoa học
đã sử dụng khoáng bentonit Na với thành
Phạm Thị Hà Thanh và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 65(03): 159 - 164
162
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
phần chính là MMT-Na để làm vật liệu gốc
chế tạo vật liệu nanocompozit hữu cơ lai vô
cơ.. Người ta đã sử dụng nhiều cách để biến
tính khoáng sét bentonit nhằm cải biến tính
chất. Các cách đó là:
Sự hấp phụ bề mặt
Trao đổi ion với những cation vô cơ và những
tổ hợp hữu cơ.
Trao đổi ion với các cation hữu cơ
Ghép các hợp chất lai hữu cơ lại với nhau
Phản ứng với các axit
Polyme hoá giữa các lớp với polyme hoá nội hạt
Tách lớp và tái kết tụ của khoáng sét tẩy bẩn
Các tác nhân để biến tính khoáng sét
thường được sử dụng là tác nhân hữu cơ và
tác nhân vô cơ, trong đó có nhiều công
trình về biến tính khoáng bentonit sử dụng
tác nhân hữu cơ.. .
Vừa qua tại Viện Công nghệ Xạ Hiếm đã
nghiên cứu điều chế MMT từ nguồn khoáng
bentonit Bình Thuận bằng phương pháp kết
hợp giữa tuyển thủy xyclon và xử lý hóa học
thu được sản phẩm có hàm lượng MMT >
90%, dung lượng trao đổi > 100 mlgdl/100g.
Kết quả phổ nhiễu xạ tia X thu được cho
thấy thành phần MMT của khoáng sét Bình
Thuận có thành phần tương tự như bentonit
Prolabo của Pháp.
ỨNG DỤNG CỦA BETONIT Ở VIỆT NAM
[1, 4, 5, 6, 8]
Từ xa xưa con người đã biết sử dụng các loại
sét tự nhiên để chế tạo ra các vật dụng: dụng
cụ nấu nướng, bình đựng ... để phục vụ cho
nhu cầu sinh hoạt.một trong các loại sét được
sử dụng nhiều nhất là bentonit.
Bentonit là một loai khoáng sét quý, có cấu
trúc lớp và tương đối xốp vì vậy ngày nay
bentonit đã được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực
khác nhau: dùng làm vật liệu hấp phụ, vật liệu
trao đổi ion trong quá trình xử lý môi trường
nước. Sử dụng làm các chất mang, chất xúc
tác trong các phản ứng tổng hợp chất hữu cơ.
Chất độn trong nghành sản xuất giấy, cao su,
nhựa. Dùng để pha chế dung dịch khoan. Làm
khuôn trong nghành đúc, luyện kim. Dùng
làm vật liệu xây dựng. Sử dụng trong công
nghiệp thực phẩm: làm sạch giàu thực vật và
một số chế phẩm hữu cơ, dùng làm chất kết
dính, chất độn trong thức ăn gia súc. Sử dụng
trong công nghiệp mỹ phẩm. Dùng để chế tạo
các vật dụng trang trí, đồ mỹ nghệ. Dùng chế
tạo vật liệu chống sa lắng trong sơn, mực in,
dầu, mỡ,... Gần đây là ứng dụng trong việc chế
tạo vật liệu nanocompozit với các tính năng ưu
việt và được ứng dụng trong các lĩnh vực chống
cháy, vật liệu xốp, bền cơ, bền hóa học...
Trong đó một số ứng dụng đáng chú ý là:
dùng làm chất xúc tác trong quá trình tổng
hợp hữu cơ, làm vật liệu hấp phụ, làm vật liệu
điều chế sét hữu cơ, sét chống và compozit,
công nghiệp sản xuất vật liệu tổng hợp, công
nghiệp bia rượu, tinh chế nước...
Hình 2. Giản đồ X-ray của
bentonite Prolabo (Pháp)
Hình 1. Giản đồ X-ray của bentonite
BìnhThuận đã tinh chế
Mau M4
File: Nghia Mau M4-2.raw - Start: 2.000 ° - End: 70.010 ° - Step: 0.030 ° - Step time: 1. s - Anode: Cu - WL1: 1.5406 - Creation: 17/03/2008 11:39:21 AM
L
in
(
C
o
u
n
ts
)
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
110
120
130
140
150
160
170
180
190
200
210
220
230
240
250
2-Theta - Scale
2 10 20 30 40 50 60 70
d
=
1
2
.7
7
0
d
=
4
.4
9
7
d
=
4
.0
6
6
d
=
3
.3
5
1
d
=
3
.0
3
5
d
=
2
.1
0
6
d
=
2
.4
9
3
Phạm Thị Hà Thanh và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 65(03): 159 - 164
163
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Ở nước ta đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu sử
dụng khoáng bentonit trong các lĩnh vực đem
lại hiệu quả kinh tế cao như:
Nghiên cứu sử dụng khoáng tự nhiên bentonite
trong công nghệ chế biến, bảo quản bột cá.
Động học và nhiệt động quá trình tách ion
Zn
2+
trong nước bằng vật liệu hấp phụ
bentonit Thuận Hải.
Nghiên cứu phản ứng oxy hoá phenyletanol
với muối Nitrat kim loại và Kẽm ZnO4 trên
Bentonit hoạt hoá.
Hiệu quả của bentonit Thanh Hoá và Lâm
Đồng trong việc nâng cao năng suất cây trồng
cải tạo đất.
Nghiên cứu công nghệ xử lý nước thải dệt
nhuộm bằng bentonit hoạt hoá, chất keo tụ
PAC và chất trợ keo tụ.
Nghiên cứu tổng hợp nanocomposit
polyanilin-H2SO4/clay từ bentonit Di Linh
Việt Nam.
Nghiên cứu khả năng hấp phụ các hợp chất
hữu cơ đa vòng thơm hoà tan trong nước của
Bentonit Di Linh.
Sử dụng hỗn hợp phụ gia bentonit và
sikament R4 để nâng cao độ bền nước của bê
tông thuỷ lợi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đề tài khoa học công nghệ cấp nhà nước,
Nghiên cứu công nghệ chế tạo montmorillonite
(MMT) từ nguồn khoáng thiên nhiên làm nguyên
liệu cho nanoclay, KC.02.06/06-10.
[2] Nguyễn Tiến Bào, Vũ Xuân Bách (2004), Báo
cáo kết quả nghiên cứu địa chất “Đánh giá tiềm
năng và giá trị sử dụng một số khoáng chất công
nghiệp (diatomite, bentonite,...) ở Nam Trung Bộ
và Tây Nguyên phục vụ công nông nghiệp và sử lý
môi trường’’.
[3] Lê Công Hải (1979), Báo cáo địa chất “Đặc điểm
thành phần vật chất sét bentonit vùng Di Linh’’,
Viện Địa chất Khoáng sản, Hà Nội.
[4] Lê Tự Hải (2007), Động học và nhiệt động quá
trình tách ion Zn2+ trong nước bằng vật liệu hấp
phụ bentonit Thuận Hải, Hóa học và ứng dụng, số
5, tr 35-37
[5] Trịnh Vinh Hiển, Đào Đức Kiên, Nguyễn Thị
Phụng (2007), Nghiên cứu sử dụng khoáng tự
nhiên bentonite trong công nghệ chế biến, bảo
quản bột cá, TC Nông nghiệp và phát triển nông
thôn, số 8, tr 75-77
[6] Nguyễn Thị Nhung, Nguyễn Thị Kim Thường,
Lưu Văn Bôi (2005), Nghiên cứu công nghệ xử lý
nước thải dệt nhuộm bằng bentonit hoạt hoá, chất
keo tụ PAC và chất trợ keo tụ PA1, TC Khoa học
(ĐHQG Hà Nội), số 3, tr15-20.
[7] Thân Văn Liên và cộng sự (10/2005), Làm
giàu, làm sạch và hoạt hóa bentonit Di Linh, Lâm
Đồng và bentonit Tuy Phong, Bình Thuận, Hội
nghị Khoa học và công nghệ hạt nhân toàn quốc
lần thứ VI
[8] Trịnh Thị Kim Thu, Nguyễn Đức Chuy, Hoàng
Văn Hùng (2005) Nghiên cứu tổng hợp
nanocomposit polyanilin-H2SO4/clay từ bentonit
Di Linh Việt Nam, Hóa học và ứng dụng, số 1,
tr32-34.
Phạm Thị Hà Thanh và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 65(03): 159 - 164
164
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
BENTONITE: NATURAL RESOURSES, PROCESSING TECHNOLOGY AND APPLICATION IN
VIETNAM
Pham Thi Ha Thanh
1*
, Nghiem Xuan Thung
2
1Collegey of Sciences - Thai Nguyen University
2Hanoi University of Science – Vietnam National University
SUMMARY
Vietnam is a country with rich resources bentonite sources, including the diverse composition is
Montmorillonite (MMT). Reserves of bentonite in Vietnam: grade 1:5.000.000 tons, grade 2: 42
million tons forecast resources: 350.760.000m3. Bentonite has many applications: have used as
catalyst in organic synthesis, adsorption materials, materials, and have prepared organic clay, anti-
clay and compozit, beside it has used in industry composites, in processing of alcohol. However,
the bentonite clay contains a number of other minerals clay, so to get the bentonite has high MMT
content, they are made several purification method suitable for each kinds of mineral clay such as
bentonite raw stubs with low MMT content will mechanical treatment first and then conducting
chemical treatment.Order conversion characteristics people maybe use some ways to chance
property of mineral clay: ion exchange with inorganic cation, organic; reacts with acids, ... Which
agents denaturing mineral clay often used as organic agents.
Keyword: Bentonite, natural resourses, processing technology and application in Vietnam
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- brief_3837_9782_bentonittainguyencongnghechebien_4973_2052818.pdf