Bệnh lý học thực vật - Bệnh nấm hại cây công nghiệp - Lê Thị Thủy

Dùng thuốc phun chặn trước các cao điểm bệnh xuất hiện: Tilt 250EC 0,75-1l/ha hoặc Anvil 5SC (0,2%), Bayleton 250EC (25WP) 250-500g/ha; Bayphidan 250EC (0,1%) hoặc Cyproconazole 0,5l/ha (2 lần); Score 250ND (0,3-0,5l/ha).

pptx15 trang | Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 447 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bệnh lý học thực vật - Bệnh nấm hại cây công nghiệp - Lê Thị Thủy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC PHẦN BỆNH LÝ HỌC THỰC VẬT Chủ đề: Bệnh nấm hại cây công nghiệp Giảng viên hướng dẫn: Lê Thị Thủy Nhóm 3: Nguyễn Thị Dung Bùi Thị Thúy Hòa Phan Thị Thu HuyềnBỆNH NẤM HẠI CÂY CÔNG NGHIỆPLẠC- Héo rũ- Đốm lá- Gỉ sắtTHUỐC LÁ- Đen thân-Đốm mắt cua-Thán thưMÍA- Thối đỏ/đen ruột- Đốm đỏ láBÔNG- Lở cổ rễ và cháy lá- Thán thưĐAY- Thán thư-Khô thân- Gỉ sắtDÂU- Gỉ sắt- Phấn trắngCHÈ- Phồng lá- Chấm xám/nâu láCÀ PHÊ- Gỉ sătCAO SU- Xì mủ- Phấn trắngĐIỀU- Muội đen- Khô cành- Lở cổ rễ-thối cây con- Đốm khôĐẬU TƯƠNG- Sương mai- Gỉ sắt- Thán thưBệnh gỉ sắt cà phêTriệu chứng bệnh Nguyên nhân gây bệnh Đặc điểm phát sinh, phát triển bệnh Biện pháp phòng trừGiới thiệu về cà phê Cà phê là 1 chi thuộc họ Cà phê. Có 2 loài cà phê có ý nghĩa kinh tế: Cà phê chè chiếm khoảng 61% các sản phẩm cà phê trên thế giới. Cà phê vối chiếm gần 39% các sản phẩm cà phê. Ngoài ra có cà phê mít. Việt Nam có lượng cà phê xuất khẩu lớn thứ hai trên thế giới, đứng đầu về xuất khẩu cà phê vối. Có giá trị dinh dưỡng: chứa 12% lipid, 12% protid, 4% chất khoáng, nhiều nhất là kali và magiê. I. Triệu chứng của bệnh Trên lá: Ban đầu: vết bệnh màu trắng đục hoặc vàng nhạt, dạng tròn, bầu dục, vô định hình. Phát triển: mặt trên mất màu xanh, mặt dưới có một lớp bào tử dạng bột xốp màu da cam. Già: vết bệnh màu nâu sẫm, quầng vàng bao quanh.=> Gây hiện tượng vàng lá, rụng lá, giảm tỉ lệ ra hoa, đậu quả.II. Nguyên nhân gây bệnhNấm gây bệnh: Hemileia vastatrix Berk et Br. Thuộc họ Pucciniacea, bộ Nấm Gỉ sắt Uredinales, Lớp Nấm Đảm Basidiomycetes. Nấm có 3 dạng bào tử: bào tử hạ, bào tử đông, bào tử đảm. Chu trình sống của Hemileia vastatrix Quá trình xâm nhiễm của Hemileia vastatrix: Tiếp xúc-xâm nhậpBào tử nảy mầm xâm nhập qua lỗ khí khổng ở mặt dưới lá (bào tử nảy mầm: t° tối thích 22-24°C, độ ẩm thích hợp như hạt nước nhỏ li ti hay độ ẩm không khí bão hòa).Sợi nấm len lỏi trong gian bào và dùng vòi hút đâm xuyên qua thành TB cây chủn  hút dinh dưỡng.Tiềm dụcSợi nấm sinh trưởng phát triển tiềm tàng trong mô cây chủ  phá hủy tế bào.Thời gian ủ bệnh tùy thuộc vào vùng sinh thái khí hậu và điều kiện trồng trọt.Phát triển bệnhNấm phát triển mạnh, bắt đầu tạo cành bào tử, sinh rất nhiều bào tử, lây lan mạnh.Từ khi xuất hiện vết bệnh  hình thành bào tử thường là 6-7 ngày. Sự truyền lan của Hemileia vastatrix: Truyền lan thụ động: nhờ gió, nước, côn trùng, con người. Nấm bảo tồn trên tàn dư cây bệnh, trong đất.III. Đặc điểm phát sinh, phát triển Điều kiện phát sinh: nhiệt độ 19 – 26oC, độ ẩm trên 85%. Cà phê trồng dưới tán cây khác:+ Vụ xuân: bệnh phát triển muộn, mức độ bệnh nặng.+ Vụ thu: bệnh phát triển sớm hơn. Đất xấu, nghèo dinh dưỡng, quá chua bệnh phát sinh nhiều. Cây càng già càng dễ bị bệnh. Khả năng bị nhiễm bệnh: cà phê vối < cà phê mít < cà phê chè. Giống chuyển gen có khả năng kháng bệnh. Kỹ thuật canh tác vè trồng rừng chắn gió ảnh hưởng khá rõ rệt tới bệnh.IV. Biện pháp phòng trừ Sử dụng giống chống chịu bệnh.VD: giống S73, KH3, KH6, KH33, Arabusta, Catimor, Thực hiện trồng đai rừng chắn gió, tỉa cành cho cây thông thoáng và vệ sinh đồng ruộng tiêu diệt nguồn bệnh ban đầu.Sử dụng nấm Verticillium hemileia ký sinh bậc hai để chống bệnh. Chăm sóc và bón phân đầy đủ. Dùng thuốc phun chặn trước các cao điểm bệnh xuất hiện: Tilt 250EC 0,75-1l/ha hoặc Anvil 5SC (0,2%), Bayleton 250EC (25WP) 250-500g/ha; Bayphidan 250EC (0,1%) hoặc Cyproconazole 0,5l/ha (2 lần); Score 250ND (0,3-0,5l/ha).THE END

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptxbenh_gi_sat_ca_phe_5691_2023730.pptx