Sở dĩ gọi là loại trúng, là vì chứng trạng của nó với chứng Chân trúng phong giống nhau, mà thực thời khác nhau rất xa. Nhưng ở trong chứng loại trúng có khi kiêm cả chứng Chân trúng, về quan điểm này ta phải xem xét cho tinh vi mới được. Phàm thuộc về chứng Chân trúng tất phải liên quan tới Kinh, Lạc phần nhiều phát sinh ra chứng mắt xếch, miệng méo, bán thân bất toại So với chứng Loại trúng chuyên bởi khí mà gây nên bệnh, tự nhiên không giống nhau. Nhưng phong nhờ cái thế của Hoả tà thừa hư mà vào, Hànvới Phong cùng chọi lẫn nhau, Thử với phong cùng hun nhau và uống ăn cũng gây nên phong, các biến chứng đó ta thường thấy luôn, cần phải luận chứng cho tinh.
Nếu hẳn là Chân trúng phong thời đã có phương pháp khu phong, Nếu là Loại trúng phong thời theo phép chữa dưới đây, còn như Chân trúng và Loại trúng xen lẫn với nhau, thì nên theo cả hai môn mà chọn lọc điều trị, như vậy mới khỏi sai lầm.
26 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2173 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bệnh loại trúng phong, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỆNH LOẠI TRÚNGPHONG
Sở dĩ gọi là loại trúng, là vì chứng trạng của nó với chứng Chân trúng phong giống nhau, mà thực thời khác nhau rất xa. Nhưng ở trong chứng loại trúng có khi kiêm cả chứng Chân trúng, về quan điểm này ta phải xem xét cho tinh vi mới được. Phàm thuộc về chứng Chân trúng tất phải liên quan tới Kinh, Lạc phần nhiều phát sinh ra chứng mắt xếch, miệng méo, bán thân bất toại…So với chứng Loại trúng chuyên bởi khí mà gây nên bệnh, tự nhiên không giống nhau. Nhưng phong nhờ cái thế của Hoả tà thừa hư mà vào, Hànvới Phong cùng chọi lẫn nhau, Thử với phong cùng hun nhau…và uống ăn cũng gây nên phong, các biến chứng đó ta thường thấy luôn, cần phải luận chứng cho tinh.
Nếu hẳn là Chân trúng phong thời đã có phương pháp khu phong, Nếu là Loại trúng phong thời theo phép chữa dưới đây, còn như Chân trúng và Loại trúng xen lẫn với nhau, thì nên theo cả hai môn mà chọn lọc điều trị, như vậy mới khỏi sai lầm.
Bệnh Loại trúng phong chia làm 8 loại:
Hoả trúng
Hư trúng
Tháp trúng
Hàn trúng
Thử trúng
Khí trúng
Thực trúng
Ác trúng
BỆNH HOẢ TRÚNG
Nguyên nhân: Vì “Ngũ chí” quá cực, khiến cho Tâm hoả bốc mạnh, nhiệt khí nung nấu, gây nên chứng bỗng dưng ngã lăn, mê man không biết gì gọi là Hoả trúng.
Bệnh trạng: Bệnh nhân bỗng dưng ngã lăn ra, tâm thần mê man không biết gì, gân xương không cử động được. Nếu vì Hung cách nhiệt, thời có chứng Hung cách phiền nhiệt, đại tiện táo, nói mê lảm nhảm, phát cuồng, mạch Huyền và Đại. Nếu Can đởm có nhiệt thì có chứng “vãng lai hàn, nhiệt”, trong miệng đắng…Nếu vì Thận thuỷ bất túc mà Thận hoả bốc lên, thì có chứng phát nhiệt, miệng khát, tiểu tiện nhỏ giọt hoặc vít, khí nghẽn lên,ho đờm rãi, chóng mặt, váng đầu, mắt hoa, tai ù, họng khô, răng đau, lưng và đùi mỏi, tiện huyết và thổ huyết…
Biến chứng: Nếu để lâu không chữa thời Hoả càng thịnh, hôn mê không tỉnh, kinh mạch ngừng trệ, khí huyết không lưu thông, dần dần vít lấp mà chết.
Phương pháp trị liệu: Dùng An cung ngưu hoàng hoàn để cho khai thông bỏ sự vít lấp, chờ khi nào tinh thần hơi tỉnh sẽ theo phương pháp dưới đây mà điều trị:
- Nếu bệnh nhân Hung cách phiền nhiệt, đại tiện táo, nói mê phát cuồng, mạch Huyền…cho uống bài Lương cách tán.
- Nếu do Can Đởm nhiệt mà phát sinh chứng “vãnglai hàn,nhiệt”, miệng đắng cho uống bài Tiểu sài hồ thang.
- Nếu do Thận thuỷ bất túc, hư hoả bốc lên, tất phát sinh chứng phát nhiệt và khát, tiện huyết, thổ huyết…cho uống Lục vị địa hoàng thang.
- Trong khi điều dưỡng nên uống xen “Ngũ trấp ẩm” để giúp thêm sức thuốc.
BÀI THUỐC
AN CUNG NGƯU HOÀNG HOÀN
(Xem ở môn Thương phong)
LƯƠNG CÁCH TÁN
(Cục phương)
Liên kiều 4 lạng Đại hoàng 2 lạng
Mang tiêu 2 lạng Cam thảo 2 lạng
Hoàng cầm 1 lạng Bạc hà 1 lạng
Chi tử 1 lạng
Các vị trên tán bột, mỗi lần dùng 3 đ/c, gia thêm Trúc diệp 3 đ/c và 1 thìa Bạch mật, đun với 3 bát nước, cạn còn 1 bát, bỏ bã, uống 1 lần.
Phương giải: Đây là 1 bài thuốc tả thực hoả ở Thượng và Trung tiêu. Theo Nội kinh : “nhiệt phạm nhiều ở bên trong chữa bằng những vị có tính chất hàm hàn, Tá bằng những vị khổ cam” cho nên dùng Hoàng cầm, Liên kiều, Trúc diệp, Bạc hà tả hoả Thượng tiêu; Dùng Đại hoàng, Mang tiêu là thứ mãnh dược để tả nhiệt ở Trung tiêu, khiến cho trên thì bốc lên, dưới thời dẫn xuống, mà ở trong Cách sẽ được trong sạch. Dùng Cam thảo và Bạch mật là vì bệnh ở Cách, nên dùng vị cam để cho hoãn lại. Nếu chuyên chữa về ôn nhiệt thời hành, thì dùng Trúc diệp. Nếu trị về chứng cảm mạo thời dùng Thông bạch và Cương tàm. Trương Khiết Cổ dùng bài này giảm Mang tiêu, Đại hoàng gia Cát cánh làm con thuyền chở nổi lên, để trị các chứng nhiệt ở Thương tiêu thực là một sự biến thông rất khéo.
TIỂU SÀI HỒ THANG
(Xem ở môn Thương hàn)
LỤC VỊ ĐỊA HOÀNG THANG
(Tiền Ất)
Sinh địa 8 đ/c Hoài sơn 4 đ/c
Sơn thù 4 đ/c Đan bì 3 đ/c
Bạch linh 3 đ/c Trạch tả 3 đ/c
Các vị đều tán bột, luyện mật viên bằng hạt ngô, mỗi lần nuốt 30 viên, tiêu bằng nước muối nhạt. bài này dùng làm thang đun uống cũng được.
Chủ trị: Chữa Thận khí không đủ, hư hoả bốc lên, lưng và gối mỏi yếu, rức âm ỉ ở trong xương. Xương ở gót chân nóng. Tiểu tiện nhỏ giọt hoặc bí kết, hoặc bất cấm. Di tinh, mộng tiết tinh, thuỷ khí tràn lên hoá đờm. Tự hãn, đão hãn, vong huyết, tiêu khát, váng đầu, hoa mắt , tai ù, răng đau và Xích mạch Hư, Đại.
Phương giải: Thận hư không hay chứa được tinh khiến cho cái hoả ở Khảm cung chẳng nương tựa vào đâu, mà bốc đi càn. Dưới thời không lấy gì mà phát triển được sức thăng sinh của Can mộc, trên thời tuyệt mất nguồn sinh hoá của Phế Kim. Đại hoàng bẩm thụ tính Cam hàn, chế thành Thục địa thời vị hậu, như vậy là theo đúng nghĩa “Tinh không đủ thời lấy vị để bổ”, nên dùng nó đại bổ Thận âm, điền bổ tinh tuỷ, làm mạnh cho nguồn gốc của Thuỷ. Dùng Trạch tả làm sứ, đời hoặc có người e là nó tả Thận mà giảm bỏ đi, song không biết một âm một Dương là theo cái đạo của trời đất; một đóng một mở là theo cái cơ động tĩnh. Tinh thuộc về Âm thuỷ, tĩnh mà không tẩu, nó là cái thể của Thận. Niệu thuộc về Dương thuỷ, động mà không ngừng, nó là cái dụng của Thận. Thận chủ về năm chất dịch, nếu Âm thuỷ không yên giữ một nơi, thời Chân thuỷ sẽ bất túc, Dương thuỷ không lưu hành, tà thuỷ sẽ tràn lan, cho nên dùng Địa hoàng làm Quân, để làm bền kín lại gốc, thời dùng ngay Trạch tả để khai thông thuỷ đạo cho khỏi trệ. Nhưng Thận hư không bổ ngay từ mẹ, không khơi cái nguồn trên của nó, thời không sao làm bền vững được căn bản, vì vậy dùng vị Sơn dược có vị lương để bồi đắp cái nguồn tên ấy. Dùng Phục linh đạm-thấm, để khơi con đường chảy của Nhâm thuỷ; lại gia Thù du có khí vị toan ôn, một là để thu cái hoả của Thiếu dương, hai là để nhuận cái chất dịch của Quyết âm. Đan bì vị tân hàn để thanh cái hoả của Thiếu âm, rồi giúp thêm cho cái khí Thiếu dương. Hoá nguyên đã thấm nhuần, tinh khí đã được bồi bổ, do đó Thiên quý sẽ yên nơi ở của mình. Còn như giảm thuỷ chế hoả, chẳng qua là đứng về một phương diện mà thôi.
NGŨ TRẤP ẨM
(Xem ở Ôn bệnh)
BỆNH HƯ TRÚNG
Nguyên nhân: Bệnh nhân vì làm lụng quá độ, thương tới Tỳ khí; hoặc Tỳ, Vị vốn hư, vì hư sinh đờm, vì đờm sinh ra úng khí, gây nên thành bệnh hư trúng, hoặc có khi vì phòng lao quá độ thương tới Thận khí; hoặc do Thận khí vốn hư, hư hoả bốc lên, gây nên bệnh hư trúng.
Bệnh trạng: Bệnh hư trúng sắc mặt vàng úa, tinh thần tiều tuỵ, bỗng dưng ngã lăn, tâm thàn hôn mê, mạch án vào Hư, Nhuyễn. Nếu vì Trung hư thời kiêm cả chứng đại tiện lỏng nát và Trung khí hạ hãm. Nếu vì Thận hư bệnh tất phải kiêm chứng lưng đau, đùi đau mỏi, váng đầu, chóng mặt,,,
Biến chứng: Bệnh hư trúng để lâu không chữa, thời bệnh nhân ngày càng hư, hơi thở gấp mồ hôi lạnh toát ra, mạch nhỏ như sợi tơ, đó là thời kỳ khí chân gnuyên sắp thoát. Nếu lại tiểu tiện không biết, tứ chi quyết lãnh, mạch đến lúc mau lúc thưa, đó là thời kỳ sắp tuyệt. Đều là những chứng hậu rất nguy hiểm.
Phương pháp trị liệu: Bệnh hư trúng: Nếu là Trung hư mà đại tiẹn lỏng và khí hư hạ hãm…uống bài Bổ trung ích khí thang, bài lục quân tử cũng nên uống. Nếu là Thận hư dùng bài Sinh mạch bổ tinh thang hoặc bài Lục vị địa hoàng hoàn.
Nếu tới thời kỳ thở gấp, mồ hôi lạnh toát ra, mạch như sợi tơ…kíp cứu huyệt “Quân nguyên” để cho đỡ sự nguy hiểm dã, rồi cho uống bài Sâm- phụ thang. Nếu tiểu tiện không biết, tay chân giá lạnh dùng bài Tứ nghịch thang.
BỔ TRUNG ÍCH KHÍ THANG
(Lý Đông Viên)
Hoàng kỳ 1,5 đ/c Bạch truật 1,5 đ/c
Nhân sâm 1,5 đ/c Cam thảo 1 đ/c
Trần bì 0,5 đ/c Đương quy 1 đ/c
Thăng ma 0,5 đ/c Sài hồ 0,5 đ/c
Sinh khương 2 lát Đại táo 2 quả
Đun với 3 bát nước cạn còn 1 bát, bỏ bã, uống làm 1 lần.
Chủ trị: Chữa Âm hư nội nhiệt, nhức đầu, miệng khát, phù nhiệt, tự hãn, không chịu được Phong hàn, mạch Hồng Đại, Tâm phiền không yên, tứ chi mỏi mệt, nói năng bợt bạt, không thể vận động thời thành ra thở xuyễn.
Phương giải: Ông Trọng Cảnh có hai phương pháp là Kiến trung và Lý trung. Nếu phong Mộc phạm vào Trung khí thời dùng Cam thảo, Di đường, Đại táo để bồi Thổ chế ngự Mộc, Can khương, Quế chi, Bạch thược để bình Mộc, khu phong cho nên gọi Kiến trung. Hàn thuỷ ngưng đọng ở Trung khí thời dùng Sâm, Truật, Cam thảo để bồi Thổ chế thuỷ, Can khương làm Tá để sinh Thổ ngự hàn, cho nên gọi là Lý trung. Đến như vì mỏi mệt, hình khí hao mòn do Âm hư mà sinh ra nội nhiệt, các chứng trạng hiện ra ngoài Biểu cũng giống như Ngoại cảm. Chỉ có Lý Đông Viên biết là do sự mỏi mệt làm thương đến Tỳ, cốc khí không dủ năng lực phát triển, khiến cho Dương khí hãm vào trong Âm mà phát nhiệt. Đặt ra phương pháp Bổ trung ích khí, cho là Phong hàn bên ngoài làm thương đến hình, thuộc về hữu dư; Tỳ, Vị thương bên trong thời đó là bất túc. Theo Nội kinh “Bị lao thời dùng phép ôn, bị tổn dùng phép ích…” rất kiêng kỵ vị khổ hàn, lựa những vị cam ôn làm cho Dương khí bốc lên, để dạt cái mục đích thăng-sinh của khí dương Xuân. Phàm Tỳ, Vị một khi bị hư, thời Phế khí bắt đầu tuyệt; cho nên dùng Hoàng kỳ đạt ra ngoài bì mao mà vít lấp tấu lý, khiến cho khỏi chứng tự hãn, vì Nguyên khí bất túc nên nói năng bợt bạt, hơi thở Suyễn, nên dùng Nhân sâm để bổ, lại dùng vị cam của Cam thảo để tả thực hoả mà trừ chứng phiền do đó sẽ bổ thêm cho Tỳ mà sinh khí. Ba vị trên là thánh dược để trị chứng phiền nhiệt. Dùng Bạch truật làm Tá để kiện Tỳ; Đương quy để hoà huyết, vì khí loạn ở trong Hung khiến cho thanh trọc lẫn lộn với nhau, nên dùng Trần bì để phân chia cho khỏi lẫn lộn và làm tan cả tính trệ của các vị cam dược kia. Vì thanh khí trong Vị hãm xuống cho nên dùng vị Thăng ma, Sài hồ là hai thứ khí thanh mà vị bạc, để dẫn cho Vị khí bốc lên trở về bản vị, do đó phát triển được đầy đủ công năng sinh trưởng. Trong bài thuốc Bổ trung mà dùng những vị phát Biểu, khiến cho bên trong sẽ được yên. Trong bài thuốc ích khí mà dùng những vị thanh- khí, nhờ vậy mà khí được bồi bổ thêm, đó là một phương pháp dùng thuốc giúp ích lẫn nhau. Ta có thể dùng nó để bổ Tỳ khiến cho địa đạo ở thấp dẫn hành lên trên. Cũng có thể dùng nó để bổ Tâm, Phế, vì Phế bị tổn thì nên ích khí, mà Tâm bị tổn nên diều hoà Doanh Vệ. Ta lại có thể dùng nó để bổ Can, vì Mộc uất có thể làm cho nó đạt ra. Riêng không nên dùng với chứng bệnh thuộc về Thận, vì Âm hư ở dưới thì không nên làm cho thăng, mà Dương hư ở dưới thì càng không nên làm cho thăng vậy. Phàm những bài thuốc chữa về Tỳ, Vị của Đông Viên đều là ích khí. Như bài này giảm bỏ Đương quy, bạch truật mà gia Mộc hương, Xương truật tức là bài Điều trung; gia thêm Mạch đông. Ngũ vị tức là bài thanh thử…xem đó nghề làm thuốc không cần phải theo đúng phương, mà lúc nào cũng cần có phương để làm khuôn mẫu.
Triệu Hiến Khả nói: “Hậu thiên Tỳ thổ nếu không nhờ được cái khí của Tiên thiên thời không thể lưu hành. Khí đó vì sự nhọc mệt mà hãm xuống bộ vị Thái âm, khiến cho thanh khí không thăng lên, trọc khí không igáng xuống, cho nên dùng Thăng, Sài để giúp Sâm, Kỳ, đó tức là phương pháp bổ ích Tiên thiên trong Hậu thiên vậy. Phàm chứng Tỳ, Vị bất túc, ưa cam mà ghét khổ, ưa bổ mà ghét công, ưa ôn mà ghét hàn, ưa thông mà ghét trệ, ưa thăng mà ghét giáng, ưa táo mà ghét thấp…bài này theo đúng được phương pháp đó…”.
SINH MẠCH BỔ TINH THANG
(Băng Ngọc Đường)
Nhân sâm 1 đ/c Mạch môn 1 đ/c
Ngũ vị 1 đ/c Thục địa 8 đ/c
Đương quy 1 đ/c Lộc nhung 1 đ/c
Đun với 4 bát nước cạn còn 1 bát, bỏ bã, uống làm 1 lần.
Phương giải: Bài này dùng Nhân sâm, Mạch đông để bổ khí, Đương quy để bổ huyết. Thục địa, Lộc nhung để bổ tinh, Ngũ vị để liễm khí. Phàm bệnh hư trúng nếu vì Thận hư, tất phải sinh ra chứng lưng đau, gối mỏi, váng đầu, hoa mắt…nên kíp uống bài này để đại bổ Thận khí sẽ chóng được bình phục.
SÂM PHỤ THANG
(Thế- y)
Nhân sâm 5 đ/c Phụ tử 4 đ/c
Chủ trị: Chữa về chứng Âm, Dương khí huyêt bạo thoat…
Phương giải: Trước khi có thân hình mà sinh ra thời gọi là Tiên thiên, sau khi có thân hình mà sinh ra thời gọi là Hậu thiên. khí của Tiên thiên bởi Thận, do từ cha mẹ phú bẩm cho, khí Hậu thiên của Tỳ do thuỷ cốc hoá sinh. Khí của Tiên thiên là cái “thể” của khí, “thể” thời chủ tĩnh, cho nên khi con còn trong thai nhờ hơi thở của mẹ để nuôi chính khí, nhờ vậy nên Thần tàng mà cơ tĩnh. khí Hậu thiên là cái “dụng” của khí, dụng chủ động, cho nên sau khi đã có thân hình thời nhờ cái khí của thuỷ cốc để nuôi thân thể, nhờ vậy nên tinh thần phấn phát sinh ra vận động. Trời với Người cùng hợp đức, hai khí công dụng lẫn cho nhau, cho nên khí của Hậu thiên nhờ khí của Tiên thiên thời sẽ sinh ra mẫi mãi không ngừng. Khí của Tiên thiên nhờ khí của Hậu thiên thời sẽ hoá ra mãi chẳng hết. Nếu sự khởi cư không cẩn thận sẽ làm thương đến Thận, Thận bị thương thì khí Tiên thiên tất phải hư. Ăn uống không điều độ làm thương đến Tỳ, Tỳ bị thương thì khí Hậu thiên phải bị hư, muốn bổ cho khí Hậu thiên chẳng gì hơn Nhân sâm, muốn bổ cho khí Tiên thiên chẳng gì hơn Phụ tử. Ấy bài Sâm phụ thang sở dĩ đặt ra là theo nguyên lý đó. Ta nên nhận xem Tạng nào hư hơn, thời sẽ lượng suy dùng vị nào làm Thần, hai vị đó cùng giúp ích lẫn nhau, thời chỉ trong phút chốc, sẽ hoá được khí từ nơi không đâu, mà sinh ngay được Dương khí từ trong Mệnh môn, công hiệu rất chóng.
Nếu Biểu hư tự hãn, thời đem Hoàng kỳ thay Phụ tử gọi là Nhân sâm Hoàng kỳ thang, vừa bổ khí lại kiêm cả chỉ hãn. Nếu thất huyết Âm vong đem Sinh địa thay Phụ tử gọi là Nhân sâm Địa hoàng thang vừa bổ khí lại kiêm cả cứu Âm…Nếu vì hàn thấp mà kiêm quyết lãnh, tự hãn thời lấy Bạch truật để thay Nhân sâm gọi là Kỳ- Phụ thang, vừa bổ Dương lại kiêm cố Biểu…Đó đều là bài Sâm phụ biến hoá ra. Y giả nếu biết suy cho rộng, thời biến hoá càng hay, không biết thế nào mà lượng trước được.
TỨ NGHỊCH THANG
(Trọng Cảnh)
Cam thảo 2 đ/c Can khương 1,5 đ/c
Phụ tử 1 củ
Đun với 3 bát nước, cạn còn 1 bát, uống nóng làm 1 lần
Phương giải: Bài này đặt tên là tứ nghịch là chủ trị ở Thiếu âm, trong ngoài đều hàn, tay chân quyết nghịch. Dùng vị Cam thảo khí vị cam ôn làm Quân để nuôi ấm lại Dương khí Dùng vị Khương, Phụ khí vị tân ôn làm Thần để giúp Dương thắng hàn. Cam thảo nhờ Khương, Phụ cổ võ Thận dương, làm ấm lại khí lạnh bên trong, có công năng “thuỷ trung noãn thổ”; Khương, Phụ nhờ được Cam thảo suốt ra quan tiết, chạy tới tứ chi, có công năng “trục âm hồi Dương”. Thận dương đã được cổ vũ, âm hàn đã được tiêu tan, Dương khí sẽ đạt ra bên ngoài, mạch sẽ hiện ra, tay chân sẽ ấm lại.
BỆNH THẤP TRÚNG
Bệnh này về phương Nam phát sinh rất nhiều, vì khí đất ẩm thấp, thấp sinh đờm, do đờm sinh nhiệt, do nhiệt sinh phong rồi gây nên chứng đầu nặng, thân thể nặng nề, hôn mê không biết gì, gọi là bệnh thấp trúng. Cũng có khi vì ăn nhiều các thức sống lạnh, hoặc rượu ngon, các thức ngon, khiến thuỷ thấp ứ đọng ở Tam tiêu, rồi dẫn ra ngoài cơ nhục, gây nên bệnh Thấp trúng, đó là bệnh thấp phát từ trong ra. Hoặc vì đường sá xa xôi, gặp phải sơn lam chướng khí, hoặc nằm ngồi lâu ở nơi ẩm thấp khiến cho thấp khí phạm vào, cũng gây nên bệnh Thấp trúng, như vậy là chứng Thấp trúng từ ngoài trúng vào.
Bệnh trạng: Bệnh nhân bỗng dưng ngã lăn, mê man không biết gì, đầu nặng không cất lên được, mình nặng không tự đi được, mắt rức không mở được, ăn uống không biết mùi ngon, đại tiện lỏng nất, tiểu tiện vàng đỏ. Nếu Thấp khí nặng mà lại kiêm cả phong thời khắp mình đau rức, bụng, chân, đầu gối sưng đau, thân thể nặng nề mà phù thũng.
Biện chứng: Nếu để lâu không chữa, thấp khí yểm- nhiễm mãi không đi, ẩn náu ở gân xương, khiến gân xương mắc bệnh không thể cử động được rất là khổ sở. Nếu lại kiêm cả hàn tà, hàn thấp hợp nhau mà tàn lan khắp Tam tiêu, Tỳ dương không còn cơ năng vận chuyển khiến mặt mắt, tay chân đều biến sắc vàng, đó là biến thành bệnh Âm hoàng.
Phương pháp điều trị: Bệnh thấp trúng cho uống bài “Thấm thấp thang” hoặc uống bài “Hành thấp lưu khí tán”. Nếu thấp mà kiêm cả Phong, gây nên chứng đầu nặng khắp mình đau rức, hoặc toàn thân phù thũng…cho uống bài “Trừ thấp khương hoạt thang”. Nếu hư cho uống bài “Độc hoạt ký sinh thang”. Nếu tới thời kỳ hàn thấp cùng hợp tràn lan khắp Tam tiêu mà biến thành chứng Âm hoàng, cho uống bài “Nhân trần lý trung thang” hoặc bài Nhân trần tứ nghịch thang. Bệnh trúng thấp sau khi mười phần bớt tám, nên uống xen bài Bình vị tán thời công hiệu càng chóng.
BÀI THUỐC
THẤM THẤP THANG
(Tôn sinh y thư)
Xương truật 3 đ/c Bạch truât 3 đ/c
Phục linh 3 đ/c Trần bì 3 đ/c
Trạch tả 3 đ/c Trư linh 3 đ/c
Cam thảo 1 đ/c Hương phụ 2 đ/c
Xuyên khung 2 đ/c Sa nhân 1 đ/c
Hậu phác 1,5 đ/c Sinh khương 3 lát
Đun với 5 bát nước cạn còn 2 bát, chia uống 2 lần.
Phương giải: Bài này dùng Xương truật, Hậu phác, Trần bì để hoá thấp và táo thấp; dùng Phục linh, Trư linh, Trạch tả để thấm thấp và lợi tiểu tiện; Hương phụ, Sa nhân lợi khí hành trệ; Cam thảo, Bạch truật để hoà khí, Xuyên khung hoà huyết. Phàm thấp trúng quá lắm thân mình nặng nề, mắt đau rức, đại tiện tiết tả, tiểu tiện hoặc vàng hoặc đỏ…kíp uống bài này để sơ lợi, cái tà thấp trọc một khi đã hoá trừ thời bệnh chắc chắn sẽ khỏi.
HÀNH THẤP LƯU KHÍ TÁN
(Tôn sinh y thư)
ý dĩ 2 lạng Phục linh 1,5 lạng
Xương truật 1 lạng Khương hoạt 1 lạng
Phòng phong 1 lạng Xuyên ô 1 lạng
Các vị đều tán bột mỗi lần dùng 2 đ/c, thang bằng nước nóng hoặc đun bằng nước Hành sống, hoà với bột thuốc.
Phương giải: Dĩ nhân, Phục linh dùng để thấm thấp, Xương truật hoá thấp, Phòng phong, khương hoạt, Xuyên ô để táo thấp tà.
TRỪ THẤP KHƯƠNG HOẠT THANG
(Lý Đông Viên)
Xương truật 1 đ/c Cảo bản 1 đ/c
Khương hoạt 1 đ/c Phòng phong 1 đ/c
Sài hồ 1 đ/c Thăng ma 8 phân
Sinh khương 1 lát
Đun với 3 bát nước cạn còn 1 bát, bỏ bã, uống nóng 1 bát vào lúc đói. Xong đắp chăn ấm, cho hơi ra mồ hôi.
Phương giải: Bài này dùng khương hoạt, Phòng phong để tán Thấp khí lưu trệ ở Biểu, dùng Xương truật để tán thấp khí ở Lý phận. Thăng ma dẫn lên phần Dương của Dương minh kinh, Sài hồ dẫn lên phần Dương của Thiếu dương kinh. Dùng các vị có tính chất và công năng thăng dương và tân tán để trừ thấp tà. Phàm bệnh thấp trúng nặng nề, lại xen lẫn Phong tà, khiến cho bỗng dưng ngã lăn ra mê man không biết gì, đầu nặng thân thể đau rức, đầu gói, xương ống chân mỏi đau, toàn thân phù thũng…kíp cho uống bài này để sơ tán Thấp tà, thời không những bệnh thấp sẽ khỏi, mà Phong tà tự tiêu tan vậy.
ĐỘC HOẠT KÝ SINH THANG
(Thiên Kim)
Độc hoạt 1,5 đ/c Đỗ trọng 1,5 đ/c
Tang ký sinh 1,5 đ/c Ngưu tất 1,5 đ/c
Tế tân 1,5 đ/c Tần giao 1,5 đ/c
Phục linh 1,5 đ/c Quế tâm 1,5 đ/c
Phòng phong 1,5 đ/c Xuyên khung 1,5 đ/c
Nhân sâm 1,5 đ/c Chích thảo 1 đ/c
Đương quy 1 đ/c Bạch thược 1 đ/c
Thục địa 1 đ/c Sinh khương 3 lát
Đun với 2 bát nước, cạn còn 7 phần, bỏ bã, uống nóng 1 lần trước khi ăn cơm.
Gia giảm: Nếu khí hư mà hạ lợi thì giảm bỏ vị Địa hoàng.
Phương giải: Bài này dùng Tứ vật để hoà huyết, Sâm, Linh, Thảo để bổ khí, Ngưu tất, Đỗ trọng để làm mạnh lưng gối; Quế tâm bổ Mệnh môn Nguyên dương bất túc. Phòng phong, Độc hoạt, Tế tân để khu trừ phục phong, thắng thấp tà. Ký sinh, Tần giao để chữa hư phong, hoá thấp tà. Bệnh Thấp trúng do Thận hư nhược, hoặc do nằm ngồi nơi ẩm thấp…không thể chuyên uống các thứ táo thấp. Theo phép nên uống những thứ bổ trung, gia thêm những vị khứ thấp và táo thấp thời bệnh khỏi mà không hại đến chính khí.
NHÂN TRẦN LÝ TRUNG THANG
(Kim giám)
Nhân trần 3 đ/c Nhân sâm 1,5 đ/c
Bạch truật 1,5 đ/c Cam thảo 1, đ/c
Can khương 1 đ/c
Đun với 3 bát nước, cạn còn 1 bát bỏ bã, uống làm 1 lần.
Phương giải: Bài này dùng Nhân sâm, Cam thảo, bạch truật để bổ Tỳ; Can khương để bổ Tỳ hoà Dương. Nhân trần để hoá thấp thoái hoàng. Phàm bệnh Thấp trúng lại kiêm cả ngoại cảm hàn tà, hàn với thấp tràn lan khắp Tam tiêu, biến thành chứng Âm hoàng, nên kíp uống bài này để bổ Tỳ dương, hoá thấp trệ thời chứng hoàng sẽ khỏi.
NHÂN TRẦN TỨ NGHỊCH THANG
(Trần thị y phương)
Nhân trần 3 đ/c Can khương 1,5 đ/c
Phụ tử 1 đ/c Cam thảo 1 đ/c
Đun với 3 bát nước cạn còn 1 bát, bỏ bã, uống làm 1 lần.
Phương giải: Bài này dùng Nhân trần để hoá thấp thoái hoàng. Can khương, Phụ tử để ôn Dương tán tà. Cam thảo hoà trung. Chứng Âm hoàng mạch Trầm Tế, tứ chi giá lạnh, từ ngang lưng trở lên đổ mồ hôi, thời nên cho uống bài này.
BÌNH VỊ TÁN
(Cục phương)
Hậu phác 5 lạng Trần bì 1 lạng
Cam thảo 1 lạng Xương truật 8 lạng
Các vị trên tán bột mỗi lần dùng 1 đ/c, thêm Sinh khương 2 nhát, Hồng táo 2 quả, đun với 2 bát nước, cạn còn 1 bát, bỏ bã, chia uống 1 lần.
Phương giải: Bài này dùng Xương truật, Trần bì để hoá thấp, Cam thảo hoà trung; Hậu phác để giáng khí, lợi khí. Khí giáng thời chứng nôn oẹ tự khỏi, vì thế mới đặt tên là Bình vị.
BỆNH HÀN TRÚNG
Nguyên nhân: Gặp khi trời rét mặc áo mỏng, hoặc dãi dầu sương lạnh khiến cho hàn tà trúng thẳng vào mình, gây thành hàn trúng.
Bệnh trạng: Bệnh nhân bỗng dưnh hoa mắt, chóng mặt, thân thể cứng đờ, tứ chi run rẩy, đại tiện tự lợi, hoạc tay chân quyết lãnh, không có mồ hôi.
Biện chứng: Nếu để lâu không chữa hàn tà sẽ vít lấp ở bên trong, khí huyết ngưng môi xám nhợt, tay chân tím đen, run rẩy lật bật, tứ chi quyết lạnh, lưỡi rụt, Thận nang quắt lại mà chết.
Phương pháp trị liệu: Bệnh hàn trúng đủ các chứng trạng như trên, tứ chi run rẩy, đại tiện tự lợi…cho uống bài “Khương phụ thang”. Nếu tứ chi quyết lãnh, không có mồ hôi cho uống bài “Ma hoàng phụ tử tế tân thang” làm cho khai thông mọi sự vít lấp. Nếu tới thời kỳ run rẩy lật bật, tứ chi quyết lãnh, kíp cho uống bài “Đương quy tứ nghịch gia Ngô thù Sinh khương thang”. Nếu thuốc đổ cho, uống được thời hy vọng sống. Bệnh Hàn trúng thường nôn oẹ thời nên dùng Ngô thù, Sinh khương, Đinh hương mỗi vị 1 đ/c tán bột, hoà với nước nóng cho uống.
BÀI THUỐC
KHƯƠNG PHỤ THANG
(Trọng Cảnh)
Can khương 2 đ/c Phụ tử 2 củ
Đun với 3 bát nước, cạn còn 1 bát, bỏ bã, uống làm 1 lần.
Phương giải: Dùng Can khương, Phụ tử để ôn Dương tán hàn.
MA HOÀNG PHỤ TỬ TẾ TÂN THANG
Xem ở trên môn thương hàn
ĐƯƠNG QUY TỨ NGHỊCH GIA NGÔ THÙ DU THANG
Xem trên môn Thương hàn
BỆNH THỬ TRÚNG
Nguyên nhân: Đang mùa hè nóng nực ham mát lạnh, nằm ngồi trong nhà rộng mát quá, hoặc ăn uống nhiều các thức nóng lạnh khiến cho Âm hàn bị ngăn cản ở bên trong, Dương khí không phát việt ra ngoài được, gây thành bệnh Thử trúng. Bệnh Thử trúng phần nhiều do cảnh “tĩnh” mà mắc phải. Nếu do cảnh “động” như đi ngoài đường nóng, cảm phải khí nắng, phát sinh chứng nhức đầu, táo, nhiệt, ngoài da nóng như đốt, khát nước và mồ hôi nhiều, thiểu khí…như vậy gọi là thử nhiệt, thuộc về Dương chứng, bệnh này đã nói rõ ở Ôn bệnh.
Bệnh trạng: Bệnh nhân mặt trông xám- xĩnh, bỗng dưng ngã lăn, mê man không biết gì, mồ hôi lạnh toát ra, tay chân hơi lạnh, hoặc thổ, hoặc tả, hoặc Suyễn, hoặc mãn, hoặc khát, hoặc phát sinh chứng rức đầu, mình nóng, ố hàn, hàn nhiều nhiệt, các khớp xương đau nhức và không có mồ hôi.
Biện chứng: Nếu để lâu không chữa bệnh nhân sẽ hôn mê mãi không tỉnh, lâu dần 9 khiếu vít lấp, khí huyết ứ đọng lại mà chết. Cũng có khi biến thành hoắc loạn, trên thời thổ, dưới thời tả, tứ chi quyết lãnh, rêu lưỡi trắng, ố hàn, như vậy là trong Tỳ, Vị có hàn.
Phương pháp trị liệu: Bệnh Thử trúng đủ các chứng trạng như trên, mồ hôi toát ra, tay chân lạnh, hoặc thổ, hoặc tả, hoặc Suyễn, hoặc mãn, khát…kíp dùng “Tô hợp hương hoàn” đổ cho uống, hoặc dùng “Lai phục đan” tán bột hoà nước nóng đổ cho uống. Nếu thấy các chứng trạng rức đầu, mình nóng ố hàn, hàn nhiều nhiệt ít, các khớp xương đau nhức, không có mồ hôi cho uống bài Hương nhu ẩm. Nếu biến thành chứng Hoắc loạn, trên thổ dưới tả, tứ chi quyết lãnh, rêu lưỡi trắng, ố hàn cho uống bài “Đại thuận khí tán”. Nếu thổ tả mà miệng khát, muốn uống nước, rức đầu đau mình và phát nhiệt thì cho uống Ngũ linh tán hoặc “Chi tử sị thang”. Nếu Hoắc loạn mà lại “chuyển cân” thời cho uống “Tá kim hoàn”. Nếu sau khi mắc bệnh Hoắc loạn đã khỏi, mà dư tà chưa hết, mình nóng, miẹng khát; hoặc nhiệt tà ẩn nấp bên trong, khiến cho mình lạnh, mạch Trầm, uống bài “Giá khinh thang”.
BÀI THUỐC
TÔ HỢP HƯƠNG HOÀN
(Cục phương)
Tô hợp hương du 5 đ/c
An tức hương 1 lạng (Đun với rượu thành cao)
Đinh hương 1 lạng Thanh mộc hương 1 lạng
Bạch đàn hương 1 lạng Trầm hương 1 lạng
Tất bát 1 lạng Hương phụ 1 lạng
Tê giác 1 lạng Chu sa 1 lạng
Huân lục hương 5 đ/c Phiến não 5 đ/c
Xạ hương 7 đ/c
Các vị cùng tán bột luyện vớ cao An tức hương, nếu rắn quá thời thêm một ít mật, viên to bằng hạt Khiếm thực, lấy Chu sa làm áo ngoài bọc sáp ong, mỗi lần nuốt 1 viên mài bằng nước nóng mà uống.
Phương giải: Bài này dùng các vị hương (thơm) để khai chứng hàn- bế, cùng với Ngưu hoàng hoàn, đều là những thứ thuốc “phá quan trảm tướng” của môn Trúng phong. Nhưng Ngưu hoàng hoàn làm cho thông khai khí nhiệt bế tắc quan khiếu; còn bài này thời làm khai cứng hàn- bế tắc quan khiếu. Trong bài, dùng vị Tê giác, tức là vị hàn dùng vào chứng hàn để hướng đạo, cùng với bài Chí bảo đan dùng Quế tâm, Long não...giống nhau. Nếu gặp chứng miệng há, tay chân rã rời, mắt nhắm, trong mũi có tiếng khò khè, mồ hôi tự toát ra và nước tiểu tự són...nên kíp cho uống Sâm- Phụ để bổ mệnh, hoặc mới có thể cứu được. Nếu lại dùng Ngưu hoàng hoàn hay Tô hợp hương hoàn thì uống khỏi miệng sẽ chết ngay lập tức.
TẠO GIÁC TÁN
(Băng Ngọc Đường)
Dùng thứ Tạo giác không có vị ngọt, bỏ hạt và bóc bỏ vỏ đen, đốt ra than. Cứ mỗi 1 lạng Tạo giác hôi, thời gia Cam thảo phấn 6 đ/c trộn đều. Mỗi khi dùng 1 đ/c hoà với nước giếng mới gánh mà uống.
Phương giải: Dùng Tạo giác để tịch uế khai khiếu. Cam thảo giải độc thanh khí. Phàm bệnh Trúng thử bỗng dưng ngã lăn ra không biết gì, nên kíp đổ cho uống để chóng hồi tỉnh.
LAI PHỤC ĐAN
(Cục Phương)
Tiêu thạch 1 lạng Lưu hoàng 1 lạng
Hai vị này để vào trong chảo sạch, đun nhỏ lửa mà sao, phải lấy đũa đảo luôn, đừng để hại đến dược tính, rồi tán nhỏ.
Thái âm huyền tinh thạch 1lạng Trần bì 2 lạng
Ngũ linh chi 2 lạng Thanh bì 2 lạng
Các vị trên cùng tán bột, dấm thanh nấu hồ, làm hoàn to bằng hạt ngô, mỗi lần nuốt 30 viên.
Phương giải: Bài này theo bài Nhị khí đan mà đặt ra, dùng Lưu hoàng, Tiêu thạch để trừ bỏ chứng hàn hư đọng ở trong Vị, lại dùng Huyền tinh thạch để thanh chấn Phế kim, khiến cho khí hoá dẫn xuống tới Bàng quang. Lại dùng cả Trần bì,Thanh bì, Ngũ linh chi để phá bỏ trệ của thực tích và đờm huyết. Dù là chữa bệnh về Tỳ, Vị mà không ngại gì tới chính khí hư. Cho nên là một thánh dược chữa về phục thử và thuỷ- tả. Nhưng nếu gặp chứng tiểu tiện đỏ, ít, không thông lợi thời cấm dùng.
HƯƠNG NHU ẨM
(Cục phương)
Hương nhu 2 đ/c Hậu phác 1 đ/c
Biển đậu 1,5 đ/c Cam thảo 1 đ/c
Đun với 3 bát nước cạn còn 1 bát, để ngâm vào trong nước cho thật lạnh rồi sẽ uống. Nếu mình nóng uống cho có mồ hôi, thời uống nóng.
Phương giải: “ẩm” với “thang” hơi có phân biệt. Phàm uống có hạn định ngày 2-3 lần như vậy là thuộc về thang. Còn ẩm thì nên uống vặt, thính thoảng lại uống đó là vì có bệnh khát, nên đổi phương pháp này, đối với chứng Ôn thử rất hợp. Nhưng Vị ố táo, Tỳ lại ố thấp, nếu uống nhiều sẽ thương Tỳ, lại gây nên chứng hạ lợi. Về phương pháp điều trị Tâm hạ có thuỷ khí thời phát hãn. Trong bụng có thuỷ khí lợi tiểu tiện. Nếu để tới thời kỳ mắc “thuỷ hoạn” rồi mới điều trị, chi bằng trước chọn những vị có công năng phát hãn và lợi thuỷ để dùng. Hương nhu khí vị thơm tho và tân, ôn có công năng làm cho phát việt được Dương khí và dẫn suốt lên trên, xuống dưới cho nên dùng làm Quân để giải Biểu và lợi tiểu tiện, dùng Hậu phác làm Tá để trừ thấp, Biển đậu để hoà trung. Hợp mấy vị đó thành “ẩm” uống vào trong Vị, khiến cho khí nhiệt bài trừ đi mà chứng Thấp không còn, chứng thử ở trong và ngoài Biểu tiêu tán hết. Nếu Tâm phiền, miệng khát, thời bỏ Biển đậu gia Hoàng liên gọi là Hoàng liên, Hương nhu ẩm. Gia Phục linh, Cam thảo gọi là Ngũ Vật. Gia Mộc qua, Sâm, Kỳ, Quất, Truật gọi là Thập vị...theo chứng gia giảm như vậy thời mới biết hết được công năng của Hương nhu. Nếu gặp phải chứng mỏi mệt mà Nội thương tất phải dùng bài Thanh thử ích khí thang. Nếu nội nhiệt mà đại khát, tất phải dùng bài Nhân sâm bạch hổ, nếu dùng Hương nhu ẩm thời lại làm hư thêm ngoài Biểu, mà giúp thêm cho chứng nội nhiệt. hương nhu là thứ thuốc giải Biểu về những tháng mùa Hạ, cũng như mùa Đông dùng vị Ma hoàng, người khí hư càng nên kiêng uống. Người đời nay không biết Thử làm thương Nguyên khí, thường dùng Hương nhu thay chè làm nước uống, thật là cách mở cửa giúp cho giặc vào nhà.
ĐẠI THUẬN KHÍ TÁN
(Cục phương)
Cam thảo 2 lạng Can khương 1 lạng
Hạnh nhân 1 lạng Nhục quế 1 lạng
Trước đem Cam thảo trộn với đường cát, sao tới khi vàng rộp bầy giờ mới trộng Can khương vào cùng sao khi nào Can khương nứt ra bấy giờ mới bỏ Hạnh nhân vào cùng sao. Chờ cho các vị ấy nhẹ hẳn đi, bấy giờ mới đem ra cunggf với Nhục quế tán bột. Mỗi lần dùng 2 đ/c, gia thêm 5 lát Sinh khương, đun với 3 bát nước, cạn còn 1 bát, bỏ bã, uống làm 1 lần.
Phương giải: Bài này dùng Cam thảo nhiều nhất; Can khương, Nhục quế, Hạnh nhân thứ hai, trừ vị Nhục quế ra 3 vị kia đều sao, bản ý của soạn giả là chứng phục- nhiệt do Thử gây nên, rồi uống nước quá nhiều, khiến cho Tỳ, Vị bị hàn, thành chứng ẩu thổ và tiết tả, Tạng, Phủ không điều hoà...Nên uống bài này để Ôn trung.
BỆNH KHÍ TRÚNG
Nguyên nhân: Vì thất tình, có sự bất mãn làm thương tới khí ở bên trong, khiến cho khí cơ nghẽn lấp, bỗng dưng ngã lăn, mê man không biết gì gây thành khí trúng.
Bệnh trạng: Bỗng dưng ngã lăn,đờm khí nghẽn lên, mê man không biết gì, hàm răng nghiến chặt (bệnh khí trúng rất giống với bệnh trúng Phong, nhưng Trúng phong thời mình nóng, khí trúng thời mình không nóng; Trúng phong nhiều đờm rãi, khí trúng không có đờm rãi, Trúng phong mạch phù hiện ra ở Nhân nghinh; khí trúng mạch Trầm, hiện ra ở khí khẩu, ta nên nhận đó để phân biệt).
Biện chứng: Nếu để lâu không chữa, đờm sẽ nghẽn lấp khí cơ, khiến cho hôn mê bất tỉnh, sáu bộ mạch đều trệ rất nguy hiểm.
Phương pháp trị liệu: Bệnh khí cơ đủ các chứng trạng vừa nói trên, đờm nghẽn lên hàm răng nghiến chặt...kíp uống bài Tô hợp hương hoàn. Sau khi hồi tỉnh uống tiếp bài “Mộc hương điều khí tán”. Nếu bệnh nhân thể tạng vốn hư, tay chân lạnh như tiền, cho uống bài “Dưỡng chính đan”.
BÀI THUỐC
TÔ HỢP HƯƠNG HOÀN
Xem bài trên môn thử trúng
MỘC HƯƠNG ĐIỀU KHÍ TÁN
(Cục phương)
Bạch đậu khấu 2 lạng Đinh hương 2 lạng
Bạch đàn hương 2 lạng Mộc hương 2 lạng
Sa nhân 3 lạng Hoắc hương 4 lạng
Cam thảo 4 lạng
Các vị trên cùng tán bột mỗi lần uống 2 đ/c, tiêu bằng nước muối nhạt. Sáng sớm và chập tối uống 1 lần.
Phương giải: Bài này dùng toàn vị tân hương khai khiếu, mục đích là hành khí cơ điều khí trệ. Phàm bệnh khí trúng bỗng dưng ngã lăn ra, uống bài Tô hợp hương hoàn đã tỉnh, nên uống tiếp bài này lợi khí hành trệ.
DƯỠNG CHÍNH ĐAN
(Cục phương)
Thuỷ ngân 1 lạng Hắc tích 1 lạng
Lưu hoàng 1 lạng Chu sa 1 lạng
Trước đem Hắc tích để vào chậu sắt đun cho chảy, rồi bỏ Thuỷ ngân vào trộn thật đều, rồi lại bỏ Chu sa vào, cũng trộn thật đều để im một lát, bấy giờ mới bỏ bột Lưu hoàng vào, khấy cho chảy thành nước, chờ khi cho khói đen bốc lên. Bấy giờ mới dùng Dấm thanh phun vào cho tắt khói đi. Để khi nguội cho ra tán bột, lấy hồ nếp luyện làm hoàn, nhỏ bằng hạt đỗ xanh. Mỗi lần uống 30 viên, tiêu bằng nước muối nhạt. Sau khi uống thuốc nếu ngủ đi được, thời cứ để ngủ yên đừng đánh thức.
Phương giải: Thận khí không về bốc ngược lên trên, phát sinh chứng trên thịnh dưới hư, cho nên dùng Thuỷ ngân, Hắc tích để hạ nó xuống. nhưng 2 vị đó nếu không nhờ sức dẫn của Lưu hoàng, thời sẽ ngưng trệ không lưu hành. Nếu kết lại không tan, thời sẽ phát sinh chứng đầu rức, đó là vì Âm giáng quá mạnh, khiến cho hư Dương hiếu động mà ngược lên trên. Dùng Chu sa mục đích là để giao thông Tâm khí. Người xưa đem bài Hắc tích đan, Lai phục đan, Dưỡng chính đan cùng hoà hợp nhau mà uống, gọi là Tam hoà. Bởi Hắc tích đan có công năng ôn Thận và Can; Lai phục đan có công năng điều trị Phế và Tỳ. Dưỡng chính đan có công năng thâu nhiếp được Tâm , Thận. Tóm lại khiến cho cái chân hoả ở Tam tiêu đều trở về bộ vị của mình. Bệnh khí trúng nếu bệnh nhân vốn hư, đờm khí ngược lên, quan cách không thông, chân giá lạnh như tiền...đó là Thận khí không trở về bốc ngược lên trên mà gây nên. Nên kíp uống bài này thu lấy khí trở về gốc, thời mọi chứng sẽ hết.
BỆNH THỰC TRÚNG
Nguyên nhân: Vì sau khi uống rượu quá no say, hoặc cảm mạo Phong hàn, hoặc gặp việc tức giận khiến cho trong Hung nghẽn tắc, Vị khí không lưu hành; Âm, Dương bĩ cách lên xuống không thông, bỗng dưng ngã lăn ra mê man không biết gì, gọi là bệnh thực trúng.
Bệnh trạng: Bỗng dưng ngã lăn ra, hôn mê không biết gì, lưỡi cứng đờ, tay chân không cử động được, tới khi hồi tỉnh thời thấy Hung ách bĩ- tắc khó chịu, bụng chướng vượt lên và rắn, ợ ra mùi hôi, trớ ra nước chua, chẳng thiết gì tới ăn uống.
Biện chứng: Nếu để lâu không chữa thời thức ăn ứ lại không tiêu; Vị khí chẳng dẫn đi được, thỉnh thoảng lại sinh ra hôn mê bất tỉnh, lúc khỏi lúc phát, mãi chẳng trừ căn, rất khổ sở.
Phương pháp trị liệu: Bệnh thực trúng đủ cá chứng trạng ở trên, sau khi ngã lăn, hôn mê bất tỉnh, nên dùng “Khương diêm thang” đổ cho uống, để khai thông mọi sự bế tắc. Sau khi đã tỉnh mà vẫn thấy bụng chướng lên...cho uống bài “Hoắc hương chính khí tán”. Nếu hư mà khí trệ thời cho uống bài Bát vị thuận khí tán.
BÀI THUỐC
HOẮC HƯƠNG CHÍNH KHÍ TÁN
(Cục phương)
Hoắc hương 1 đ/c Cát cánh 5 phân
Bạch chỉ 1 đ/c Tử tô 5 phân
Hậu phác 1 đ/c Đại phúc bì 1 đ/c
Bán hạ 1 đ/c Bạch linh 1 đ/c
Trần bì 1 đ/c Cam thảo 5 phân
Sinh khương 3 lát Đại táo 1 quả
Các vị trên đun với 5 bát nước, cạn còn 2 bát bỏ bã, uống nóng 1 bát, ngày uống 2 lần.
Chủ trị: Chữa về các chứng phát sinh ra bởi: bên ngoài cảm phải khí bất chính của 4 mùa, bên trong thời ứ đọng các chất ăn uống, phát sinh rức đầu, hàn nhiệt, hoặc Hoắc loạn, thổ tả, hoặc Ngược tật.
Phương giải: Cái khí bất chính của 4 mùa do mũi hít vào, nó không ở Biểu mà ở Lý, cho nên không dùng phương pháp giải Biểu để phát hãn, mà chỉ dùng các vị thơm tho để bổ chính trong Lý. Tử tô, bạch chỉ, Trần bì, Đại phúc bì, Hậu phác, Cát cánh đều là những vị khí thắng, cho nên có thể điều chỉnh lại cái khí bất chính; Phục linh, Cam thảo, Bán hạ đều là vị cam bình, nên dùng để bồi dưỡng chính khí. Nếu bệnh ở Thái dương thì đối với bài này không sao. nhưng bệnh Thương hàn mạch Trầm, phát nhiệt...với người Nguyên khí vốn hư, lại mắc chứng “Giáp âm, phát nhiệt”...nên tránh dùng bài này. Lại như bài “Kim bất hoàn chính khí tán” tức là bài Bình vị gia Hoắc hương, Bán hạ. Phàm người bị son lam chướng khí, mà đi ở nơi xa mà bất-phục thuỷ sinh chứng thổ tả...nên lấy nó làm chủ. Bởi bài Bình vị tans dẹp yên được Thấp thổ, làm tiêu tan chướng khí. Cái khí táo của bán hạ có thể làm tỉnh Tỳ, cái mùi thơm tho của Hoắc hương có thể làm khai Vị, nên mới đặt tên là chính khí, tức là bổ chính cho cái khí bất chính vậy.
BÁT VỊ THUẬN KHÍ TÁN
(Tế sinh phương)
Bạch truât 1 lạng Bạch linh 1 lạng
Thanh bì 1 lạng Bạch chỉ 1 lạng
Quất hồng 1 lạng Ô dược 1 lạng
Nhân sâm 1 lạng Cam thảo 5 đ/c
Các vị trên cùng tán bột, mỗi lần dùng 4 đ/c, đun với 3 bát nước, cạn còn 1 bát, bỏ bã, uống làm 1 lần.
Phương giải: Bài này dùng Tứ quân tử để bổ khí, Chỉ, Bì, Hồng, Ô để thuận khí.
BÌNH VỊ TÁN
Xem ở trên môn Thấp trúng
BỆNH ÁC TRÚNG
Nguyên nhân: Vì đi tới những nơi mồ hoang mả cũ, hay là đình chùa âm u, hấp thụ phải ác khí, bỗng dưng thấy tay chân giá lạnh, mình nổi gai ốc, tinh thần vơ vẩn hoang mang, gọi là bệnh ác trúng.
Bệnh trạng: Tay chân giá lạnh, da thịt nổi gai ốc, mặt mắt xanh xám, tinh thần hoang mang, hoặc nói năng bậy bạ, hạơc nghiến răng cấm khẩu, mê man không biết gì.
Biến chứng: Nếu dể lâu không chữa, khí xanh xám lân tới giữa trán thời không chữa được nữa.
Phương pháp trị liệu: Bệnh ác trúng đủ các chứng trạng như trên, hàm răng nghiến chặt mê man không biết gì, kíp dùng Tô hợp hương hoàn đổ cho uống. Sau khi hồi tỉnh cho uống “Điều khí bình vị tán”. Nếu trong khi vội vàng chẳng kịp sắc thuốc, thời mài “Tử kim đĩnh” cho uống rất hay.
BÀI THUỐC
TÔ HỢP HƯƠNG HOÀN
Xem ở môn Thử trúng
ĐIỀU KHÍ BÌNH VỊ TÁN
(Chuẩn thằng)
Mộc hương 1 đ/c Ô dược 1 đ/c
Bạch chỉ 1 đ/c Đàn hương 1 đ/c
Sa nhân 1 đ/c Hoắc hương 1 đ/c
Xương truật 1,5 đ/c Hậu phác 1 đ/c
Trần bì 1,5 đ/c Cam thảo 1 đ/c
Sinh khương 3 lát
Đun với 2 bát nước, cạn còn 1 bát, bỏ bã uống làm 1 lần
Phương giải: Bài này dùng Bình vị tán mà gia thêm các vị thơm tho có công năng điều khí và khu trừ bỏ uế ác.
THÁI ẤT TỬ KIM ĐĨNH
Xem ở môn ôn độc
THUYẾT MINH
Muốn biết bệnh Trúng phong và Loại trúng phong ta nên nhận rõ như sau:
Bệnh Trúng phong thời phải có chứng mắt xếch, miệng méo, tê dại hoặc thiên phế. Loại trúng thời không méo miệng, mắt xếch và các chứng trạng của 6 kinh. Vì các chứng của 6 kinh đó, đều là hiện tượng của Phong, còn Loại trúng thời không phải do Phong, nên không có chứng trạng của 6 kinh. Về Loại trúng có 8 loại: Hoả trúng thời lấy thanh Hoả làm chủ, Hư trúng thời lấy bổ hư làm chủ, Hàn trúng thời lấy ôn hàn làm chủ, Thử trúng thưòi lấy thanh Thử làm chủ, Khí trúng thoe\ừi lấy điều khí làm chủ, Thực trúng thưòi lấy tiêu thực làm chủ, ác trúng thời lấy tịch ác làm chủ. Ta nên nhân rõ bệnh trạng, bệnh nguyên để định phương pháp trị liệu, chứng hậu dù có hơi giống chứng Trúng phong, nhưng đã có những quan điểm khác nhau rành mạch, không nên dùng nhầm thuốc chữa Trúng phong để đem chữa loại trúng mà gây nên tai vạ.
Về Loại trúng có một loại thuộc về Hư trúng, cũng cần phải xem xét cho tinh. Vì nếu là Hư trúng so với các chứng khác không giống nhau, chỉ nên dùng bổ dược, không nên dùng những vị có tính chất tân tán, nếu không sẽ làm hao tán chính khí, không thể cứu được nữa.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bệnh loại trúngphong.doc