Bệnh học hệ tuần hoàn

- Cho bệnh nhân nằm nghỉ ngơi tuyệt đối ở tư thế nửa nằm, nửa ngồi. Thời gian bất động từ 2 – 3 tuần. Sau đó vận động nhẹ nhàng và có thể trở lại làm việc bình thường theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa tim mạch. - Chế độ ăn: cho ăn, uống nhẹ như uống sữa, ăn cháo, súp - Cho bệnh nhân thở oxy nhiều ngày. - Chống sốc, giảm đau: Morphin 0,01 g x 1 ống, tiêm dưới da. - Chống suy tim: Ouabain ¼ mg x 1 – 2 ống/ngày, tiêm tĩnh mạch chậm - Theo dõi nhiều ngày sau để phòng ngừa tái phát, đông máu và bội nhiễm phổi

doc4 trang | Chia sẻ: tuanhd28 | Lượt xem: 2540 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bệnh học hệ tuần hoàn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1. BỆNH HỌC HỆ TUẦN HOÀN Mục tiêu Nêu được nguyên nhân, triệu chứng lâm sàng và phòng một số bệnh: Thấp tim, cao huyết áp, suy tim, nhồi máu cơ tim Nội dung I. BỆNH THẤP TIM 1. Đại cương Thấp tim là một dạng của thấp khớp cấp, một bệnh viêm khớp hay tái phát thường gặp ở lứa tuổi đi học Nguyên nhân gây bệnh là do liên cầu khuẩn tán huyết nhóm A. Bệnh xảy ra sau khi bị viêm mũi họng 1-2 tuần, theo cơ chế nhiễm trùng dị ứng gây nên viêm khớp, viêm tim. 2. Triệu chứng lâm sàng 2.1. Hội chứng nhiễm trùng - Bệnh nhân sốt 38-39oC, mạch nhanh - Môi khô, lưỡi dơ, trắng bẩn - Thiểu niệu - Bạch cầu tăng cao 2.2. Hội chứng viêm khớp - Thường gặp ở các khớp lớn như: khớp gối, khớp khuỷu, khớp cổ tay, khớp cổ chân. Có khi gặp cả các khớp nhỏ như khớp bàn tay, khớp ngón tay, ngón chân. - Biểu hiện triệu chứng: sưng, nóng, đỏ, đau, hạn chế vận động. - Có 2 đặc điểm cần lưu ý: + Tính chất di chuyển hết khớp này đến khớp khác + Không hóa mủ và không để lại di chứng teo cơ, cứng khớp. 3. Tiến triển và biến chứng Sau khi viêm khớp từ 10-15 ngày, bệnh sẽ tự khỏi, nhưng hay tái phát và để lại di chứng ở tim: - Viêm màng trong tim (hay nội tâm mạc) - Viêm màng ngoài tim (hay ngoại tâm mạc) - Viêm cơ tim hoặc viêm tim toàn bộ rất nặng - Viêm màng trong tim (nội tâm mạc) thường hay gặp và để lại di chứng như hẹp van 2 lá, hở van 2 lá, hẹp hở van 2 lá, hở van 3 lá, hở van động mạch chủ. 4. Điều trị: 4.1. Chế độ nghỉ ngơi, ăn uống - Nghỉ ngơi tuyệt đối sau khi ra viện, chỉ làm việc nhẹ từ 3-6 tháng sau đó. - Ăn nhẹ, ăn các chất dễ tiêu hóa và ăn nhạt tương đối trong thời gian điều trị. 4.2. Thuốc Kháng sinh: chống nhiễm khuẩn - Penicillin 1 triệu đơn vị/ngày x 10 ngày - Erythromycin 1 gram/ngày x 10 ngày Kháng viêm - Cortancyl: + Trẻ em: 2 mg/kg/ngày x 10 ngày, sau đó giảm dần liều + Người lớn: 1 mg/kg/ngày x 10 ngày, sau đó giảm dần liều - Có thể uống thêm Aspirin 0,1 g/kg/ngày, ngoài ra có thể dùng thuốc trợ tim, lợi tiểu, an thần 5. Phòng bệnh - Giải quyết tốt các vấn đề nhiễm khuẩn ở tai, mũi, họng, răng - Đề phòng bệnh tái phát: Penicillin V uống hoặc Benzatin 1,2 triệu đơn vị/tháng (Penicillin chậm) tiêm bắp. Thời gian phòng bệnh thấp tim ít nhất là 5 năm. Chắc chắn nhất là tiêm phòng đến năm 18 tuổi. II. BỆNH CAO HUYẾT ÁP 1. Đại cương Cao huyết áp khi: huyết áp tối đa > 140 mmHg và/hoặc huyết áp tối thiểu > 90 mmHg. Cao huyết áp thường gặp ở người già: 90% không rõ nguyên nhân, 10% do một số bệnh lý gây nên 2. Nguyên nhân cao huyết áp Phần lớn cao huyết áp là vô căn, tuy nhiên có thể gặp ở một số bệnh: - Thận: viêm cầu thận, hẹp động mạch thận, thận đa nang, lao thận, sỏi thận - Nội tiết: cường tuyến thượng thận, cường tuyến yên, cường giáp (Basedow) - Xơ cứng động mạch hoặc xơ vữa động mạch. - Béo phì và tiền sản giật, sản giật. 3. Triệu chứng lâm sàng Triệu chứng duy nhất là đo huyết áp thấy cao hơn so với bình thường. - Khi chưa có biến chứng thì cao huyết áp chỉ phát hiện được là do tình cờ đo huyết áp (kiểm tra) - Khi bệnh nhân bị cao huyết áp, thường đưa đến các biến chứng + Đối với mắt: nhìn mờ, phù gai thị + Đối với tim: suy tim trái, suy tim toàn bộ + Đối với thận: viêm thận, suy thận + Đối với não: tai biến mạch máu não, xuất huyết não, tắc mạch máu não => nhũn não 4. Điều trị 4.1. Chế độ sinh hoạt, ăn uống - Hạn chế muối NaCl < 5 g/ngày - Tránh lao động trí óc căng thẳng, thức khuya, lo lắng - Tránh dùng các chất kích thích như: rượu, chè, thuốc lá, cà phê 4.2. Thuốc - Thuốc hạ huyết áp: có nhiều nhóm có thể dùng + Nifedipin 10 mg x 2-3 viên/ngày + Amlodipin 5 mg x 1 viên/ngày + Captopril, Enalapril Chú ý: cần đo huyết áp hằng ngày. - Thuốc an thần: Seduxen, Rotunda - Thuốc lợi tiểu: + Hypothiazid 25 mg x 2 viên/ngày + Furosemid 40 mg x 2 viên/ngày + Acetazolamid 250 mg x 3-4 viên/ngày 5. Phòng bệnh - Phòng bệnh cao huyết áp rất khó khăn. Do đó chủ yếu là điều trị triệu chứng, đồng thời tích cực xử lý các nguyên nhân gây cao huyết áp (nếu có) như bệnh thận, bệnh nội tiết - Quản lý sức khỏe toàn dân, đo huyết áp định kỳ đề phát hiện người cao huyết áp. - Theo dõi, tư vấn cách phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra như: tránh lạnh đột ngột, tránh gắng sức quá nhiều. - Theo dõi, tư vấn cách sử dụng thuốc đúng liều, đúng thời gian, liên tục để tránh huyết áp tăng cao. III. BỆNH SUY TIM 1. Đại cương Suy tim là trạng thái bệnh lý của tim làm tim không đủ khả năng cung cấp máu để đáp ứng nhu cầu oxy cho hoạt động của cơ thể. Suy tim là giai đoạn cuối của bệnh tim và là biến chứng của nhiều bệnh lý khác ngoài tim. Tỷ lệ suy tim tăng cao ở người lớn tuổi, 80% những người suy tim > 60 tuổi. Tuổi càng cao, số người bị bệnh tim càng nhiều. Độ tuổi 45 – 54: tỷ lệ suy tim ở nam giới là 1,8/1000 Độ tuổi 55 – 64: tỷ lệ suy tim ở nam giới là 4/1000 Độ tuổi 65 – 74: tỷ lệ suy tim ở nam giới là 8,2/1000 Trung bình cứ sau 10 năm tuổi thì tỷ lệ suy tim tăng gần gấp đôi. 2. Nguyên nhân - Bệnh van tim: hẹp van 2 lá, hở van 2 lá, hẹp hở van 2 lá, hở van động mạch chủ - Bệnh tim bẩm sinh: thông liên nhĩ, thông liên thất, tứ chứng Fallot - Các bệnh phổi mạn tính: hen phế quản, viêm phế quản mạn tính, tâm phế mạn - Bệnh mạch máu: cao huyết áp - Các bệnh toàn thân: thiếu máu nặng, basedow, thiếu vitamin B1 3. Triệu chứng suy tim Có thể phân làm 3 loại suy tim: suy tim phải, suy tim trái và suy tim toàn bộ Triệu chứng chung của suy tim thường là: - Khó thở: + Trường hợp nhẹ: bệnh nhân chỉ khó thở khi gắng sức như: leo cầu thang, làm việc nặng + Trường hợp nặng: khó thở thường xuyên, nghỉ ngơi cũng khó thở. Có trường hợp khó thở dữ dội do phù phổi cấp gây nên (gặp trong suy tim trái cấp) - Tím tái: thường tím ở môi, đầu ngón tay, ngón chân, nếu nặng thì tím toàn thân. - Phù: đầu tiên phù ở chân, giai đoạn nặng sẽ phù toàn thân, phù mềm, ấn lõm, kèm theo gan to, tĩnh mạch cổ nổi. Dấu hiệu phản hồi gan – tĩnh mạch cổ (+) - Nghe tim: có tiếng thổi bệnh lý về tim: hẹp van 2 lá, hở van 2 lá 4. Điều trị 4.1. Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi Tùy theo mức độ suy tim. Khi suy tim nặng, phải nghỉ ngơi hoàn toàn. Ăn các chất dễ tiêu. + Nếu bệnh nhân chỉ phù nhẹ, nên ăn nhạt tương đối + Nếu bệnh nhân phù nặng, cần ăn nhạt tuyệt đối 4.2. Thuốc điều trị - Trợ tim + Digoxin 0,25 mg x 2 viên/ngày x 7 ngày + Isolanid ¼ mg x 1 ống tiêm tĩnh mạch - Lợi tiểu + Furosemid 20 mg x 2 viên/ngày + Hypothiazid 25 mg x 2 viên/ngày + Nếu phù nặng, phù toàn thân, kèm theo khó thở, có thể tiêm Novurid 2 ml/lần, tiêm bắp, chỉ tiêm 1 lần trong đợt điều trị. 5. Phòng bệnh Đề phòng tốt các bệnh van tim bằng cách dự phòng và điều trị tốt bệnh thấp tim Điều trị tốt các bệnh toàn thân như: thiếu máu, basedow IV. NHỒI MÁU CƠ TIM 1. Đại cương Nhồi máu cơ tim là tình trạng thiếu máu dẫn đến hoại tử cơ tim, do xơ vữa động mạch vành gây nên. Bệnh thường gặp ở những người lớn tuổi (> 50 tuổi) và là một cấp cứu nội khoa, cần được phát hiện và xử trí kịp thời. 2. Triệu chứng lâm sàng - Đau thắt ngực: bệnh nhân đau vùng ngực trước tim, đau lan ra tay trái, sau đó có thể đau dữ dội. Cơn đau có thể kéo dài hàng giờ. Đau không dứt sau khi đã nghỉ ngơi, ngậm Nitroglycerin không đỡ. - Bệnh nhân lo âu, sợ sệt. - Có thể bị sock, suy tim trái: mặt tái, mạch nhanh, tim loạn nhịp, vã mồ hôi - Có khi biểu hiện bằng sốt nhẹ. 3. Xử trí - Cho bệnh nhân nằm nghỉ ngơi tuyệt đối ở tư thế nửa nằm, nửa ngồi. Thời gian bất động từ 2 – 3 tuần. Sau đó vận động nhẹ nhàng và có thể trở lại làm việc bình thường theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa tim mạch. - Chế độ ăn: cho ăn, uống nhẹ như uống sữa, ăn cháo, súp - Cho bệnh nhân thở oxy nhiều ngày. - Chống sốc, giảm đau: Morphin 0,01 g x 1 ống, tiêm dưới da. - Chống suy tim: Ouabain ¼ mg x 1 – 2 ống/ngày, tiêm tĩnh mạch chậm - Theo dõi nhiều ngày sau để phòng ngừa tái phát, đông máu và bội nhiễm phổi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbai_1_benh_hoc_he_tuan_hoan_0302.doc
Tài liệu liên quan