Bệnh học da liễu

5. Điều trị 5.1. Bỏng nhẹ: - Nhúng vùng bị bỏng vào vòi nước lạnh ngay lập tức. - Hoặc đắp chỗ bỏng bằng gạc (khăn tay hoặc khăn tắm) thấm nước lạnh cho đến khi bớt đau. - Tháo hết các vật dụng như đồng hồ, vòng đeo tay, nhẫn, dây thắt lưng hoặc quần áo chật tại vùng bị bỏng trước khi chỗ bỏng sưng lên. - Băng lại bằng gạc sạch, vô trùng. 5.2. Bỏng nặng: - Nếu quần áo nạn nhân đang cháy, dội nước lên nạn nhân, hoặc trùm khăn lên nạn nhân và đặt nằm dưới đất. - Không nên cởi quần áo đã dính vào vết thương, nhưng phải che vùng bỏng lại bằng quần áo sạch, khô, không có bụi, bông để tránh nhiễm trùng. - Cắt lọc bỏ da đã bị nát cho vết bỏng vừa sạch vừa gọn. - Cho bệnh nhân bỏng mặc quần áo nhẹ, vô trùng hoặc không mặc gì để vết bỏng dễ khỏi. Cố gắng giữ da sạch sẽ, cách ly bệnh nhân. 5.3. Phòng và điều dưỡng - Tuyên truyền giáo dục mọi người chú ý những nguyên nhân gây bỏng, có biện pháp đề phòng, nhất là đối với trẻ em. - Theo dõi thân nhiệt, mạch, huyết áp hằng ngày. - Bệnh nhân nặng phải nằm drap vô khuẩn, giường mềm và luôn thay đổi tư thế. - Chế độ ăn đủ chất dinh dưỡng và chú ý chống nhiễm khuẩn.

doc4 trang | Chia sẻ: tuanhd28 | Lượt xem: 2062 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bệnh học da liễu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 11. BỆNH HỌC DA LIỄU Mục tiêu Nêu được nguyên nhân, triệu chứng lâm sàng chính, cách điều trị và phòng một số bệnh da liễu Ghẻ, Hắc lào, Chốc, Eczema, Bỏng. Nội dung I. BỆNH GHẺ 1. Đại cương Ghẻ là do tổn thương ngoài da do ký sinh trùng ghẻ (cái ghẻ) gây nên. Cái ghẻ ký sinh ở dưới lớp thượng bì, ở những nếp gấp của da như: bàn tay, kẽ ngón tay Bệnh rất dễ lây truyền qua tiếp xúc ngoài da, ngủ chung, dùng chung quần áo, chăn chiếu, đặc biệt về mùa đông ở những nơi thiếu nước sinh hoạt. 2. Triệu chứng lâm sàng Ngứa là triệu chứng nổi bật, nhất là về ban đêm, làm cho da bị xây xát, dẫn đến nhiễm khuẩn, bội nhiễm Tổn thương da do ghẻ là những đường hang ghẻ rất thanh mảnh, ngoằn ngèo, màu xám và các nốt mụn nước, thường thấy nhất là ở kẽ ngón tay, bàn tay, nách, bẹn, vùng thắt lưng, bụng ít khi bị ở mặt, cổ, lưng. 3. Điều trị - Vệ sinh da bằng cách tắm hàng ngày bằng xà phòng tắm ghẻ. - Luộc quần áo, đồ vải hoặc là ủi quần áo sợi tổng hợp. - Bôi pommade lưu huỳnh 3% hoặc Benzyl Benzoat hoặc DEP (Diethylphtalat). - Nếu có nhiễm khuẩn phải dùng kháng sinh. - Cần điều trị cho cả gia đình hoặc cả tập thể nếu ở chung. II. BỆNH HẮC LÀO 1. Đại cương Hắc lào là một bệnh thường gặp, nhất là ở những nơi đông người, điều kiện vệ sinh kém, do một loại nấm Trichophiton gây ra. Bệnh dễ lây lan qua khăn mặt, quần áo. 2. Triệu chứng lâm sàng - Nấm phát triển trên da, biểu hiện thành những đám da màu đỏ hoặc hồng, hình tròn, ranh giới rõ rệt, đường kính khoảng vài cm, trên mặt có những mụn nước nhỏ lấm tấm, có gờ đỏ ở xung quanh, tổn thương có xu hướng lan ra xung quanh, ở giữa có vẻ như đang lành. - Bệnh nhân ngứa rất nhiều, càng gãi, nấm càng phát triển rộng ra. - Nếu ở da đầu, có thể gây rụng tóc - Nếu ở móng, có thể ăn sâu làm cho móng sần sùi. 3. Điều trị - Giữ vệ sinh da, tắm rửa thường xuyên, luộc quần áo, đồ vải. - Bôi dung dịch ASA hoặc BSI, cồn Iod, hoặc các Pommade Clotrimazole, kháng sinh chống nấm (Griseofulvin, Nystatin). - Cần phải điều trị cho cả gia đình, tập thể. - Nếu có bội nhiễm lan rộng, phải cho kháng sinh chống nấm đường uống. III. BỆNH CHỐC 1. Đại cương Chốc hay lở là nhiễm khuẩn có mủ ngoài da, hay lây và lan rộng, thường do tụ cầu hoặc liên cầu khuẩn 2. Triệu chứng lâm sàng Đầu tiên da bị rộp, tróc, phồng lên rồi vỡ ra, để lại một vết loét đỏ, ướt, đóng vảy cứng dày, màu vàng, dưới có mủ. Sau đó các vết rộp lan ra xung quanh, có thể thành từng đám, nhất là do gãi. Có thể sốt. 3. Điều trị - Rửa sạch bằng nước chín và dung dịch sát trùng (thuốc tím, Chlohexidin, xà phòng) - Bôi thuốc mỡ kháng sinh hoặc chấm Gentian Violet ngày vài lần. - Nếu sốt nhiều hoặc bị bội nhiễm lan rộng cần cho kháng sinh (Penicillin, Erythromycin, Ampicillin) IV. BỆNH ECZEMA (CHÀM) 1. Đại cương - Eczema (chàm) là một trạng thái viêm nông cấp hay mạn tính của da. Bệnh tiến triển từng đợt hay tái phát và diễn ra rất dai dẳng. - Nguyên nhân do vi khuẩn, do nhiễm độc dị ứng hoặc do các nguyên nhân bên trong (táo bón, giun sán, suy gan) 2. Triệu chứng lâm sàng: bệnh tiến triển qua 4 giai đoạn nối tiếp và xen kẽ nhau. - Giai đoạn đỏ da: thường bắt đầu bằng những đám da đỏ, ranh giới không rõ rệt, trên da có những nốt sần chi chít. Ngứa là triệu chứng đầu tiên và tồn tại suốt thời gian bị bệnh. - Giai đoạn mụn nước: những nốt sần nhỏ li ti, dần dần phát triển thành các mụn nước. Mụn nước bị vỡ, chảy nước vàng hoặc mủ, dễ bị nhiễm khuẩn. - Giai đoạn bong vẫy: những mụn nước vỡ ra thành vẩy, khô dần, da hơi sẫm màu. - Giai đoạn sừng hóa: da khô, dày lên, có các nếp cứng hằn sâu. Giai đoạn Eczema nhiễm trùng có thể đưa đến nhiễm trùng huyết, viêm thận cấp. Eczema ở trẻ nhỏ bị suy nhược sẽ dễ gây nhiễm trùng, đưa đến sock, trụy tim mạch cấp. 3. Điều trị - Phát hiện nguyên nhân để xử trí (giảm tiếp xúc với các chất gây dị ứng, kiêng ăn các chất gây kích thích, chống táo bón, tẩy giun sán, chữa nhiễm trùng và ký sinh trùng ngoài da). - Chấm Gentian Violet, bôi hồ nước, dầu Ichtyol. - Trong một sô trường hợp có thể bôi thuốc mỡ Hydrocortison. - Giảm ngứa và dị ứng bằng thuốc kháng sinh Histamin tổng hợp (Phenergan, Chlorpheniramin). - Nếu có bội nhiễm phải cho kháng sinh. VI. BỎNG 1. Đại cương Bỏng là tổn thương do tác dụng trực tiếp của các yếu tố vật lý (nhiệt, bức xạ, điện) và hóa học gây ra trên cơ thể. Da là bộ phận thường bị tổn thương nhất khi bị bỏng, kế đến là các lớp sâu dưới da (cân, cơ, xương, khớp, mạch máu, thần kinh) và một số cơ quan (đường hô hấp, ống tiêu hóa, bộ phận sinh dục..) 2. Tác nhân gây bỏng - Bỏng do nhiệt: thường gặp nhất, chiếm 84-93%. Chia thành 2 nhóm: + Nhóm do nhiệt khô: lửa, tia lửa điện, kim loại nóng chảy chiếm 27-32% + Nhóm do nhiệt ướt: nước sôi, thức ăn nóng sôi, dầu mỡ sôi, hơi nước nóng chiếm 53-61%. - Bỏng do dòng điện: chia thành 2 nhóm + Do luồng điện có hiệu điện thế thông dụng: dưới 1000 volt + Do luồng điện có hiệu điện thế cao: trên 1000 volt. Sét đánh cũng gây bỏng do luồng điện có điện thế cao. - Bỏng do hóa chất (2,3-8%): gồm các chất oxy hóa, chất oxy hóa khử, chất ăn mòn, chất gây độc cho bào tương tế bào, chất làm khô, chất làm rộp da. Trên lâm sàng được chia thành 2 nhóm + Nhóm acid: acid sulfuric, acid nitric, acid chlohydric + Nhóm chất kiềm: NaOH, KOH, NH4OH Bỏng do vôi là loại bỏng vừa do sức nhiệt, vừa do chất kiềm (8,5-11,6%) - Bỏng do bức xạ: tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia laser ngoài ra còn có bỏng do nhựa đường, tai nạn giao thông - Trong bỏng nhiệt: + Khi mô tế bào bị nóng đến 43-45oC, sự sống của tế bào bị đe dọa. + Nếu nóng đến 46-47oC, lượng adenosin triphotphat (ATP) giảm 50%. + Nếu nóng đến 50oC thì tổn thương còn có thể phục hồi + Nếu nóng từ 50-60oC thì các thành phần protein bị biến thoái, không thể phục hồi. + Nếu nóng đến 60-70oC thì mô tế bào bị hoại tử ngay khi tác nhân nhiệt tiếp xúc. Những vùng gần chỗ bị bỏng xuất hiện các rối loạn tuần hoàn máu và bạch mạch, tạo nên các men tiêu hủy protein. 3. Phân loại bỏng Bỏng được chia làm 3 độ - Bỏng độ 1: da đỏ lên, chỉ ảnh hưởng đến lớp da ở nông nhất, vết bỏng lành nhanh nhưng da bị tổn thương có thể tróc ra sau đó vài ngày. Rám nắng được xếp vào loại bỏng độ 1. - Bỏng độ 2: da bị tổn thương sâu hơn, tạo bóng nước. Tuy nhiên, một phần chân bì (phần sâu của da) vẫn còn nên da có thể tái tạo lại được. Vì vậy, bỏng độ 2 thường lành, không để lại sẹo, trừ khi diện tích bỏng quá rộng. - Bỏng độ 3: Hủy hoại toàn bộ bề dày của da. Vùng da bỏng có màu trắng hoặc cháy xém. Nếu bỏng sâu có thể tới cơ và xương. Bề sâu của vết bỏng tuy quan trọng cho việc vết bỏng hình thành sẹo tốt hoặc xấu nhưng chính bề mặt vết bỏng là yếu tố quan trọng quyết định việc biến chuyển toàn thân của người bệnh bỏng: bề mặt da bị bỏng càng rộng càng nguy hiểm cho tính mạng vì mất nhiều nước và đau nhiều. Bỏng chiếm trên 15% diện tích được coi là bỏng nặng. 4. Ảnh hưởng và biến chứng Bệnh bỏng được xác định khi diện tích bỏng từ 10-15% diện tích cơ thể trở lên hoặc khi có bỏng sâu (từ 3-5% diện tích trở lên). Chấn thương bỏng gây các rối loạn chức năng toàn thân và các biến đổi bệnh lý xuất hiện có tính chất quy luật từ khi bị bỏng cho đến khi khỏi hoặc chết. - Bỏng lan rộng độ 1: gây đau, bồn chồn, nhức đầu, sốt nhưng không nguy hiểm. - Bỏng độ 2 hoặc 3 trên 10% diện tích da, có thể bị sock, mạch tăng, huyết áp hạ do cơ thể mất một lượng lớn dịch chứa protein ở vùng bỏng. Sock có thể gây chết nếu không điều trị kịp thời bằng bù dịch. - Khi bị bỏng, da không thể bảo vệ cơ thể chống nhiễm trùng được nữa. Nhiễm trùng vùng da bị bỏng rộng có thể gây biến chứng chết người. - Bị bỏng mắt, cần xử trí kịp thời để bảo vệ mắt. Ngay sau khi bị bỏng, cần rửa mắt nhiều lần bằng nước lạnh sạch, vô khuẩn, sau đó gửi đến chuyên khoa Mắt. 5. Điều trị 5.1. Bỏng nhẹ: - Nhúng vùng bị bỏng vào vòi nước lạnh ngay lập tức. - Hoặc đắp chỗ bỏng bằng gạc (khăn tay hoặc khăn tắm) thấm nước lạnh cho đến khi bớt đau. - Tháo hết các vật dụng như đồng hồ, vòng đeo tay, nhẫn, dây thắt lưng hoặc quần áo chật tại vùng bị bỏng trước khi chỗ bỏng sưng lên. - Băng lại bằng gạc sạch, vô trùng. 5.2. Bỏng nặng: - Nếu quần áo nạn nhân đang cháy, dội nước lên nạn nhân, hoặc trùm khăn lên nạn nhân và đặt nằm dưới đất. - Không nên cởi quần áo đã dính vào vết thương, nhưng phải che vùng bỏng lại bằng quần áo sạch, khô, không có bụi, bông để tránh nhiễm trùng. - Cắt lọc bỏ da đã bị nát cho vết bỏng vừa sạch vừa gọn. - Cho bệnh nhân bỏng mặc quần áo nhẹ, vô trùng hoặc không mặc gì để vết bỏng dễ khỏi. Cố gắng giữ da sạch sẽ, cách ly bệnh nhân. 5.3. Phòng và điều dưỡng - Tuyên truyền giáo dục mọi người chú ý những nguyên nhân gây bỏng, có biện pháp đề phòng, nhất là đối với trẻ em. - Theo dõi thân nhiệt, mạch, huyết áp hằng ngày. - Bệnh nhân nặng phải nằm drap vô khuẩn, giường mềm và luôn thay đổi tư thế. - Chế độ ăn đủ chất dinh dưỡng và chú ý chống nhiễm khuẩn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbai_11_benh_hoc_da_lieu_2672.doc
Tài liệu liên quan