Behind the scenes wall-E rô-bốt biết yêu

Sau hàng trăm năm cô đơn, lặp đi lặp lại công việc nhàm chán, chú rô-bốt WALL-E (Waste Allocation Load Lifter Earth-Class - Người máy dọn dẹp chất thải chỉ định trên Trái Đất) đã tìm ra mục đích sống mới khi gặp được cô người máy thăm dò xinh đẹp EVE (Extra-terrestrial Vegetation Evaluator - Người máy đánh giá thực vật ngoài trái đất). EVE phát hiện ra rằng WALL-E đã tình cờ nắm giữ chìa khóa bí mật cho tương lai của Trái Đất, và ngay lập tức trở lại không gian để thông báo cho loài người, vốn đang thiết tha chờ ngày trở lại quê nhà trên con tàu vũ trụ sang trọng Axiom. Trong khi đó, WALL-E theo đuổi EVE qua dải ngân hà và bắt đầu một trong những cuộc phiêu lưu kỳ thú và hài hước nhất từ trước tới nay từng được đưa lên màn ảnh.

pdf17 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2870 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Behind the scenes wall-E rô-bốt biết yêu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Behind the scenes WALL-E RÔ-BỐT BIẾT YÊU Sau hàng trăm năm cô đơn, lặp đi lặp lại công việc nhàm chán, chú rô-bốt WALL-E (Waste Allocation Load Lifter Earth-Class - Người máy dọn dẹp chất thải chỉ định trên Trái Đất) đã tìm ra mục đích sống mới khi gặp được cô người máy thăm dò xinh đẹp EVE (Extra-terrestrial Vegetation Evaluator - Người máy đánh giá thực vật ngoài trái đất). EVE phát hiện ra rằng WALL-E đã tình cờ nắm giữ chìa khóa bí mật cho tương lai của Trái Đất, và ngay lập tức trở lại không gian để thông báo cho loài người, vốn đang thiết tha chờ ngày trở lại quê nhà trên con tàu vũ trụ sang trọng Axiom. Trong khi đó, WALL-E theo đuổi EVE qua dải ngân hà và bắt đầu một trong những cuộc phiêu lưu kỳ thú và hài hước nhất từ trước tới nay từng được đưa lên màn ảnh. Đạo diễn: Andrew Stanton Tác giả kịch bản: Andrew Stanton, Jim Reardon Sản xuất: Jim Morris, Lindsey Collins Tổng sản xuất: John Lasseter Âm nhạc: Thomas Newman, Peter Gabriel Thể loại: Hoạt hình, hài hước, lãng mạn, khoa học viễn tưởng Thời lượng: 90 phút Các diễn viên lồng tiếng: Ben Burtt . . . WALL-E và M-O Elissa Knight . . . EVE Jeff Garlin . . . Phi trưởng Nội dung: Trong tương lai, trái đất bị bao phủ bởi rác thải; để dọn dẹp, loài người buộc phải rời khỏi trái đất và thay thế vào đó là hàng triệu con rô-bốt nhỏ bé với nhiệm vụ thu dọn rác thải cho đến khi trái đất có thể ở được. Nhưng chương trình đó thất bại chỉ trừ một chú rô-bốt nhỏ bé vẫn chăm chỉ làm công việc của mình. 700 năm dọn dẹp rác rưởi trên hành tinh bằng cách nén rác thành từng khối lập phương, WALL-E – con rô-bốt duy nhất bị bỏ lại trên trái đất bắt đầu có một lỗi nhỏ trong hệ thống: phát triển tính cách của con người. Rất ham hiểu biết, cực kỳ tò mò và một chút xíu cô đơn. Hàng ngày, chú người máy tận tụy làm việc một mình, bên cạnh chỉ có một con gián. WALL-E lãng mạn mơ ước rằng một ngày cậu sẽ kết giao được với ai đó, và cuộc đời này hẳn còn nhiều điều thú vị hơn công việc buồn tẻ mà cậu làm hàng ngày. Thế rồi EVE xuất hiện. EVE là cô người máy thăm dò có kiểu dáng đẹp, nhanh nhẹn, có thể bay và được trang bị súng laser. EVE thuộc hạm đội người máy được Phi trưởng của tàu Axiom (con tàu mẹ khổng lồ và sang trọng, là chỗ ở cho hàng ngàn con người) cử xuống trái đất để làm nhiệm vụ kiểm tra bí mật. Theo đuổi EVE, WALL-E không thể ngờ rằng cậu sẽ vượt qua dải ngân hà và bước vào một chuyến phiêu lưu kỳ thú vượt xa sự tưởng tượng của chính mình. QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT 1. Ý tưởng về “WALL-E” đã có từ trước cả khi “Toy Story” được ra mắt Năm 1992, khi Toy Story đang trong giai đoạn sản xuất, những gạo cội của Pixar là Stanton, John Lasseter, Pete Docter và nhà viết truyện thiên tài Joe Ranft quyết định sẽ cùng nhau làm vài bộ phim khác, nhưng chưa có ý tưởng. Họ ra ngoài ăn trưa và ý tưởng về A Bug’s Life, Monsters, Inc., và Finding Nemo đã xuất hiện, cùng vào thời điểm đó, hình ảnh một chú người máy nhỏ bị bỏ lại một mình trên trái đất xuất hiện. Stanton nói: “Khi đó chúng tôi chưa có cốt truyện. Chỉ là ý nghĩ điều gì sẽ xảy ra nếu loài người phải rời bỏ trái đất và ai đó quên tắt nguồn cho con rô-bốt cuối cùng, và nó không hề biết rằng công việc của nó đã kết thúc?” Một vài năm sau đó, ý tưởng thực sự được hình thanh! Stanton nói rằng ông bị ảnh hưởng rất lớn từ phim khoa học viễn tưởng của những năm 70 như 2001: A Space Odyssey, Star Wars, Alien… “Những bộ phim ấy có thể đem tôi đến một không gian khác, làm tôi thực sự tin rằng những thế giới đó tồn tại ngoài kia”, ông nói, “Từ đó đến nay chưa có bộ phim nào làm được như thế, và tôi muốn tái hiện lại cảm xúc ấy”. 2. Hướng phát triển thể loại phim và hình tượng nhân vật Stanton nói rằng ông cảm thấy rất bị thu hút bởi sự cô đơn trong hoàn cảnh của WALL-E. “Tôi cứ nghĩ mãi rằng nhân vật này rồi sẽ đưa chúng ta đến đâu? Và không phải mất nhiều thời gian để nghiệm ra rằng trái ngược với nỗi cô đơn chính là tình yêu, tôi lập tức bị cuốn hút và hoàn toàn bị thuyết phục bởi ý nghĩ về tình yêu giữa hai cỗ máy, nhất là đặt trong bối cảnh toàn nhân loại đã mất đi mục đích sống. Điều đó thật nên thơ! Tôi thích ý nghĩ loài người sẽ có cơ hội thứ hai nhờ vào tình yêu của một chú rô-bốt bé nhỏ.” Jim Reardor – đạo diễn kỳ cựu và giám sát cốt truyện của series The Simpsons – nhận viết cốt truyện cho WALL-E, ông cũng viết kịch bản cho bộ phim cùng Stanton. Ông nói: “Chúng tôi bắt đầu dự tính WALL-E sẽ là một bộ phim hài, nhưng rồi chúng tôi nhận ra bộ phim chứa đựng trong ấy một câu chuyện tình yêu. WALL-E là một chú người máy ngây thơ và trẻ con nhưng vô tình lại có ảnh hưởng lớn đến thế giới. Cũng không thể không nói đến EVE - cô người máy này đã trải qua sự thay đổi tính cách lớn nhất và bộ phim nói về “cô” nhiều không kém gì nói về “cậu”. “Cô” có mẫu mã đẹp, quyến rũ và có vẻ ngoài hiện đại. “Cậu” được thiết kế chỉ để làm công việc của mình, han rỉ, bẩn thỉu và xấu xí nhưng chúng tôi luôn nghĩ rằng điều đó sẽ tạo nên một cuộc phiêu lưu lãng mạn nhất”. Nhà sản xuất Jim Morris tổng kết lại: “Bộ phim là sự pha trộn của nhiều thể loại, đây là một câu chuyện tình yêu, một bộ phim khoa học viễn tưởng, một phim hài”. Đồng sản xuất Lindsey Collins nhận xét: “WALL-E đã vô tình trở thành một anh hùng. Cậu có khả năng tác động mạnh đến nhân loại, và thật mỉa mai khi cậu lại là “người” duy nhất còn lại trên trái đất. Chú người máy bé nhỏ này thực chất đã dạy loài người cách quay trở lại làm con người. Tôi nghĩ chính mâu thuẫn trớ trêu này kết hợp với cảm xúc thật sự sẽ cộng hưởng được với khán giả xem phim”. 3. Cơ sở tạo hình nhân vật Pixar không muốn vẽ lên những con rô-bốt giống người với đủ tay, chân, đầu, mắt, và biết nói. Đội ngũ làm phim muốn hình tượng rô-bốt mình tạo ra không làm người xem liên tưởng đến những đặc trưng của con người. Stanton giải thích: “Chúng tôi muốn khán giả tin rằng họ đang chứng kiến máy móc bước ra ngoài đời thật. Họ càng tin đấy chỉ là những cỗ máy, câu chuyện sẽ càng lôi cuốn.” Một trong những thử thách lớn nhất mà đội ngũ tạo hình phải đối mặt là làm sao truyền đạt được cảm xúc và hành động một cách rõ ràng không qua những cuộc đối thoại thông thường. Theo Ed Catmull, chủ tịch xưởng phim hoạt hình Walt Disney và Pixar, thì: “Trong WALL-E, những nghệ sĩ làm phim phải hoạt động với cường độ cao nhất để có thể chuyển tải hết cảm xúc và những suy nghĩ phức tạp với cực ít lời thoại. Vấn đề đặt ra là làm thế nào có thể tiếp cận con người thông qua hoạt hình”. Cực ít lời thoại cũng có nghĩa các nhà tạo hình được tự do hoàn toàn, họ có thể nói lên tất cả chỉ qua hình ảnh nhưng đó cũng thực sự là thử thách. Stanton cũng đặt ra những giới hạn cho đội tạo hình để cấu trúc và máy móc của những người máy được rõ ràng. Mỗi con rô-bốt có một nhiệm vụ riêng và tạo hình của nó cũng phải ăn khớp với những nghiệm vụ ấy. Để chuẩn bị cho dự án mới, các nhà làm phim và đội ngũ tạo hình đã gặp mặt các nhà thiết kế rô-bốt thực sự, ghé thăm những nhà khoa học của NASA, tham dự hội nghị về người máy, thậm chí còn mua cả một số con rô-bốt thật. Để hiểu được đặc điểm con người sẽ thay đổi ra sao sau hàng trăm năm sống nhàn nhã trong không gian, chuyên gia Jim Hicks của NASA đã thảo luận về sự teo cơ và ảnh hưởng của không trọng lượng lên cơ thể con người. Tạo hình WALL-E Theo Jason Deamer, chỉ đạo nghệ thuật mảng nhân vật của WALL-E, thì điểm bắt đầu trong quá trình phác họa WALL-E là đôi mắt. “Andrew đưa ra ý tuởng về đôi mắt của WALL-E dựa trên cái ống nhòm sau khi đi xem một trận bóng chày. Anh ấy nhận ra rằng chỉ cần nghiêng cái ống nhòm đi một chút là nó sẽ như có một vẻ mặt, cảm xúc khác. Phát hiện đó trở thành một trong những cơ sở tạo hình của nhân vật chính.” Các bộ phận còn lại của WALL-E được phát triển dựa theo chức năng. “Nó làm sao để đưa rác vào người và làm sao để nén chúng lại?”. Những chuyến đi đến xí nghiệp tái chế để qua sát máy nén rác hoạt động như thế nào được tổ chức. WALL-E còn cần bộ phận di chuyển, cấu tạo thế nào để có thể nén rác thành những khối lập phương và có bộ phận nào đấy như tay để khua khoắng. Một trong những điểm gây tranh cãi nhất trong quá trình phác họa WALL- E là chú rô-bốt này có nên có khuỷu tay hay không. “Lúc đầu, chúng tôi phác họa WALL-E với khuỷu tay,” – giám sát tạo hình Steve Hunter nói. “Khuỷu tay khiến tay gập lại được. Chúng tôi nghĩ rằng WALL- E phải chạm được vào mặt mình, bám được lên tàu vũ trụ và nhiều chuyển động khác nữa. Thế nhưng khi nhìn lại thì đúng là không ổn. Nó được thiết kế để làm nhiệm vụ kéo rác vào bụng mình. Thế thì khuỷu tay để làm gì? Điều đó thật vô lý. Vậy là với sự giúp đỡ của Andrew và gợi ý của hướng dẫn tạo hình Angus MacLane, chúng tôi đã cho nó một đường rãnh ở bên thân từ đó dễ dàng thay đổi vị trí đôi tay và thực hiện được nhiều cử động khác. Điều đó giúp nhân vật trở nên sống động hơn. Cái khuỷu tay không phải là gì to tát nhưng cách chúng tôi xử lý vấn đề sẽ làm các bạn tin vào WALL-E hơn bởi chúng tôi đã không chọn cách dễ dàng.” Dù có cử động tương đối đơn giản, nhưng hoạt hóa WALL-E lại là một trong những phần việc khó nhằn nhất của đội làm hoạt họa. Theo hướng dẫn tạo hình Barillaro, WALL-E có rất nhiều chuyển động mà trong số đó có 50 chuyển động chỉ riêng cho cái đầu. “Chúng không được tổ chức giống con người. Chúng tôi phải rút mọi cử động xuống gần với bản chất của nó nhất...” Vì giọng nói của WALL-E đóng vai trò quan trọng tạo nên tính cách của cậu, nên đội ngũ hoạt họa luôn phối hợp chặt chẽ với nhà thiết kế âm thanh Ben Burtt để truyền cảm hứng cho nhau và cho ra sản phẩm hoàn hảo nhất. ÂM THANH VÀ HÌNH ẢNH 1. Huyền thoại Ben Burtt và thế giới âm thanh riêng của "WALL-E" Đội ngũ nhân vật của WALL-E bao gồm nhiều loại rô-bốt khác nhau, trong đó một số loại chỉ nói hay giao tiếp bằng thứ ngôn ngữ đặt trưng riêng của chúng. Đối với nhà sản xuất Jim Morris và đạo diễn/đồng tác giả kịch bản Andrew Stanton thì chỉ có một lựa chọn duy nhất có thể tạo ra tiếng nói đặc trưng cho những con rô-bốt và thiết kế âm thanh cho phim. Đó là nhà thiết kế âm thanh đã nhiều lần đoạt giải Oscar Ben Burtt, huyền thoại đã tạo nên âm thanh của R2-D2 (Star Wars), tiếng roi da của Indiana Jones, tiếng rít của Alien và nhiều loại âm thanh khác được biết đến rộng rãi. Dù đã có nhiều kinh nghiệm khi làm phim Star Wars, nhưng theo Burtt thì WALL-E là bộ phim yêu cầu nhiều loại âm thanh cho người máy nhất từ trước đến nay. Thử thách của phim là tiếng nói của nhân vật được tạo ra phải khiến khán giả tin rằng không phải của con nguời nhưng đồng thời cũng phải mang những đặc điểm của chính thứ máy móc ấy. Không thể là tiếng của một cỗ máy vô hồn, cũng không thể giống tiếng con người mô phỏng. “Tôi bắt đầu từ căn phòng ghi âm nhỏ của mình. Tôi thu những âm thanh gốc rồi dùng máy vi tính để phân tích chúng, làm chúng vỡ ra đến những phần cấu thành. Khi làm chúng vỡ ra được rồi, bạn cũng có thể hợp chúng lại với nhau nhưng sẽ quản lý được số lượng. Ví dụ như tôi có thể đưa đặc điểm của một cỗ máy vào trong âm thanh, và làm những việc mà thanh âm của con người không thể làm được. Tôi có thể giữ một nguyên âm lâu hơn và kéo dài nó ra. Tôi cũng có thể chỉnh độ cao thấp của bất kỳ âm thanh nào.” Ngoài phụ trách tiếng nói cho WALL-E, Ben Burtt còn chịu trách nhiệm với tiếng nói của M-O, Auto và EVE. Giọng của cô người máy này được Ben Burtt tạo lại từ giọng nói của Elissa Knight - một nhân viên của Pixar. Đối với những âm thanh khác trong phim, Burtt đã tạo ra một thư viện gồm hơn 2.400 tập tin - con số lớn nhất mà ông từng tích lũy cho một bộ phim. Để phục vụ âm thanh cho toàn phim, Burtt hẳn phải là con người tháo vát. Để có tiếng gián bay, ông tìm được một chiếc còng tay và ghi lại âm thanh lách cách khi tháo ra lắp vào cái còng. Để có tiếng bay của EVE, ông tìm được một người có chiếc máy bay phản lực điều khiển bằng radio dài 3 mét và ngay lập tức trực tiếp ghi âm khi chiếc máy bay bay ngay trên đầu mình. Chạy tới chạy lui khoảng hành lang được trải thảm kéo theo một cái túi to bằng vải bạt sẽ tạo nên hiệu ứng gió rít rất thích hợp cho dông bão trên trái đất. Và phần động cơ quay tay hỏng lấy của một chiếc máy bay hai tầng cánh từ những năm 30 đã tạo thành âm thanh hoàn hảo cho sự di chuyển của WALL-E. 2. "Điều cốt yếu là phải làm khán giả tin vào thế giới đó..." - Ralph Eggleston Bối cảnh của WALL-E yêu cầu một tầm nhìn điện ảnh đặc biệt về tương lai - từ một trái đất bị bao phủ bởi rác thải đến con tàu không gian khổng lồ đậu trên đỉnh một tinh vân và là chỗ ở cho hàng ngàn con người. Quản lý toàn bộ quá trình phác thảo bối cảnh của phim là Ralph Eggleston (Finding Nemo), một gạo cội của Pixar với kinh nghiệm chỉ đạo nghệ thuật cho Toy Story và The Incredibles và là đạo diễn của phim ngắn đoạt giải Oscar For the Birds. “Một trong những điều tuyệt vời nhất Pixar đã làm,” Eggleston nói, “là chúng tôi làm ra những bộ phim hoạt hình trên cở sở của phim sử dụng hiệu ứng đặc biệt và phim chuyển thể. Với WALL-E, điều cốt yếu là phải làm khán giả tin vào thế giới đó nếu không họ sẽ không hình dung được chuyện nhân vật chính là con rô-bốt duy nhất trên trái đất. Vậy là chúng tôi bắt tay vào dựng cảnh trái đất rất thật với lượng chi tiết lớn. Chúng tôi tạo ra gần 10 km cảnh thành phố để bất cứ nơi nào WALL-E tới, chúng ta đều biết đấy là đâu và thế giới đó thực sự tồn tại. Điều cuối cùng là cách điệu hóa chúng một chút cho phần hoạt hình, nhưng đây là những cảnh thật nhất mà chúng tôi từng thực hiện ở Pixar. Một mục tiêu nữa của bộ phim là qua màu sắc và ánh sáng có thể làm bật lên cảm xúc của WALL-E và kết nối được với khán giả. Tất cả điều này thực sự là thử thách.” Để lấy cảm hứng dựng cảnh ngoài không gian cho WALL-E, Eggleston và đội ngũ dựng cảnh của mình đã phát triển, cải biến, lý tưởng hóa tầm nhìn tương lai của các nhà khoa học của NASA những năm 50, 60 và cơ sở của Disneyland's Tomorrowland. Cảm hứng thiết kế của con tàu Axiom đến sau khi nghiên cứu những con tàu sang trọng, gồm cả những chiếc thuộc quyền quản lý của Disney. 3. Cải tiến nghệ thuật làm phim hoạt hình vi tính “Thường thì xem phim hoạt hình ta sẽ có cảm giác chúng được thu lại trong một không gian vi tính. Chúng tôi muốn nó biến thành phim điện ảnh, như là có những máy quay thật đã đến những nơi ấy thật và quay lại những gì chúng ta xem”. Morris mời về Pixar hai nhà làm phim nổi tiếng trong hai lĩnh vực để tư vấn cho phim. Đó là nhà điện ảnh Roger Deakins (No Country for Old Men, The Assassination of Jesse James by the Coward Robert Ford, Fargo, O Brother, Where Art Thou?), người đã 7 lần được đề cử cho giải Oscar. Người còn lại là thiên tài kĩ xảo lừng danh đã 6 lần đoạt giải Oscar Dennis Muren (Star Wars, Indiana Jones, Terminator 2, Jurassic Park, The Abyss, Twister). “Chúng tôi mua hẳn vài cái máy quay Panavision từ những năm 70, gần giống loại dùng để quay Star Wars hồi đó. Dennis và Roger đưa ra những lời khuyên về kĩ thuật quay phim, ánh sáng, bố cục từ đó giúp chúng tôi tạo ra được hình ảnh trái đất khô cằn khắc nghiệt ở phân cảnh đầu.” Morris nói. “Một chút không hoàn hảo sẽ làm tăng thêm độ tin cậy của nó.” Là hướng dẫn nhiếp ảnh về máy ảnh, Jeremy Lasky cũng giúp đưa bộ phim lên tầm cao mới. “Chúng tôi cải tiến máy móc và ánh sáng để bộ phim mang lại cảm giác có một máy quay và ống kính chụp cảnh thật sự. Bạn sẽ thấy như thật vậy.”Danielle Feinberg là hướng dẫn nhiếp ảnh về ánh sáng. 4. Âm nhạc trong phim Andrew Stanton và nhạc sĩ Thomas Newman đã cùng làm việc với nhau trong Finding Nemo, nên cũng chẳng có gì ngạc nhiên khi họ tái hợp trong WALL-E. Với cách kể chuyện bằng hình ảnh, lời thoại ít thì âm nhạc trong trường hợp này còn đóng vai trò quan trọng hơn là với các bộ phim khác. Nhân dịp này, Stanton cũng có cơ hội hợp tác với thần tượng âm nhạc của mình: Peter Gabriel. Là fan ruột của huyền thoại Rock N’ Roll này từ năm 12 tuổi, Stanton liên lạc với Gabriel trình bày về ý tưởng một bài hát phải thể hiện được trọn vẹn kết cục của bộ phim. Newman cộng tác với Gabriel và Stanton nhớ lại – “Thế rồi, tác phẩm của Thomas Newman và Peter Gabriel - một bài hát mang tên Down to Earth ra đời. Nó vượt quá cả những ước mơ điên cuồng nhất của tôi.” GIỚI THIỆU CÁC NHÀ LÀM PHIM 1. ANDREW STANTON (Đạo diễn/Tác giả kịch bản/Phó chủ tịch khâu sáng tạo của xưởng phim hoạt hình Pixar) Là một trong đội ngũ sáng tác chính ở xưởng hoạt hình Pixar từ năm 1990, khi ông là người làm hoạt hình thứ hai và là nhân viên thứ chín của công ty. Stanton mở đầu nghiệp đạo diễn với Finding Nemo, một câu chuyện ông đồng sáng tác. Bộ phim đã đem về cho Stanton hai đề cử giải Oscar cho Kịch bản gốc hay nhất và Phim hoạt hình hay nhất, và Finding Nemo đã nhận được Oscar cho Phim hoạt hình hay nhất năm 2003, giải thưởng danh giá đầu tiên cho thể loại phim dài của xưởng phim hoạt hình Pixar. Stanton là một trong bốn tác giả kịch bản nhận được đề cử giải Oscar năm 1996 vì những đóng góp cho Toy Story và hầu như từ đó đến nay đều là tác giả kịch bản của những phim Pixar ra đời sau như A Bug's Life, Toy Story 2, Monster, Inc. và Finding Nemo. Ngoài ra, ông còn đồng đạo diễn cho A Bug's Life, là tổng sản xuất cho Monsters, Inc. và bộ phim được giải thưởng của viện Hàn lâm Ratatouille. Sinh ra tại Rockport, Mass., Stanton đã nhận được bằng cử nhân nghệ thuật trong lĩnh vực sáng tác nhân vật hoạt hình của Học viện nghệ thuật California. Năm 1980 ông bắt đầu con đường chuyên nghiệp tại Los Angeles với xưởng phim Kroyer của Bill Kroyer. 2. JIM MORRIS (Nhà sản xuất/Ủy viên ban quản trị, phó chủ tịch khâu Sản xuất của xưởng phim hoạt hình Pixar) Tham gia Pixar từ năm 2005, Morris chịu trách nhiệm quản lý những sản phẩm của xưởng phim như phim dài, phim ngắn, nội dung DVD và những hoạt động giải trí. Trước khi về Pixar, Morris đã giữ một loạt những vị trí cốt yếu ở nhiều phòng ban của Lucasfilm. Từng là chủ tịch của Lucas Digital, quản lý hai nhánh của nó là Industrial Light & Magic (ILM) và Skywalker Sound. Dưới thời Morris, ILM đã làm rung chuyển khắp nơi với giải thưởng của viện Hàm lâm cho kĩ xảo điện ảnh trong Jurassic Park, Death Becomes Her và Forrest Gump. Những dự án thành công khác dưới thời quản lý của ông bao gồm: Mission: Impossible, Twister, Saving Private Ryan, Star Wars: Episode I and II, The Perfect Storm, Pearl Harbor, Minority Report, Pirates of the Caribbean, Master and Commander, và ba phần đầu của Harry Potter. Morris có bằng cử nhân khoa học trong lĩnh vực điện ảnh và bằng thạc sĩ khoa học trong lĩnh vực phát thanh truyền hình của trường Newhouse thuộc đại học Syracuse. 3. THOMAS NEWMAN (Soạn nhạc) Tính cho đến nay Newman đã nhận được 8 đề cử giải thưởng của viện Hàn lâm cho những sáng tác cho phim: là người duy nhất được 2 đề cử của Oscar năm 1994 cho Little Women và The Shawshank Redemption. Sau đó lần lượt là các đề cử cho Unstrung Heroes, American Beauty, Road to Perdition, Finding Nemo, Lemony Snicket’s A Series of Unfortunate Events và gần đây nhất cho The Good German. Newman cũng đoạt được một giải Emmy cho Nhạc nền nổi bật với bộ phim truyền hình của HBO được 3 giải quả cầu vàng Six Feet Under. Newman là con út của huyền thoại Alfred Newman, người đã 9 lần đoạt giải thưởng của viện Hàn lâm và 45 lần được đề cử, người đã làm đạo diễn âm nhạc cho 20th Century Fox từ giữa những năm 30 đến đầu những năm 60, chịu trách nhiệm giám sát hoặc sáng tác tất cả nhạc cho hơn 200 bộ phim. Ngoài ra, các bác và anh chị em của Newman cũng đạt được không ít thành công trong lĩnh vực này. Newman học về sáng tác và hòa âm tại USC, học xong đại học ở Yale. 4. PETER GABRIEL (Đặt lời) Nhạc sĩ nhiều lần đoạt giải Grammy Peter Gabriel đã cùng sáng lập nhóm Genesis vào năm 1966. Họ đã cùng nhau sáng tác 7 albums trước khi Gabriel rời nhóm năm 1975. Một năm sau ông quay lại làng nhạc và cho ra 11 albums solo, gồm những bài nổi tiếng như Shock the Monkey, Sledgehammer, Big Time và In Your Eyes. Gabriel cũng đã hoàn thành nhạc phim cho Birdy, The Last Temptation of Christ và Rabbit Proof Fence. Video Sledgehammer của ông được bình chọn là video hay nhất mọi thời đại. Nhà soạn nhạc, nhà doanh nghiệp, nhà hoạt động xã hội đã nhận được giải thưởng Man of Peace do Nobel Peace Laureates trao tặng. Gabriel cũng tham gia rất nhiều hoạt động nhằm bảo vệ quyền con người. Ông đã cùng sáng lập trang web Witness.org năm 1989 cung cấp máy ảnh, máy quay và máy tính cho những nhà hoạt động xã hội. Lĩnh vực kinh doanh ưa thích của ông là âm nhạc, truyền thông và công nghệ kĩ thuật. MỘT VÀI THÔNG TIN KHÁC XUNG QUANH BỘ PHIM 1. Bản phóng tác phim năm 1969 của nhạc kịch Hello, Dolly đóng vai trò rất quan trọng xây dựng tính cách của WALL-E. Chính vì xem đi xem lại cuốn băng cũ này mà WALL-E phát triển tính lãng mạn. Phần nhạc trong phim của Hello, Dolly tình cờ lại được soạn bởi chính bác của Thomas Newman, huyền thoại âm nhạc Lionel Newman. 2. Trong trailer không chính thức của WALL-E có một đoạn nhạc của Michael Kamen soạn cho phim Brazil (1985). Michael Kamen đáng lẽ cũng đã soạn nhạc cho một bộ phim khác của Pixar là The Incredibles nhưng tiếc thay ông đã mất ở tuổi 55 trước khi có thể.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfBehind the scenes WALL-E RÔ-BỐT BIẾT YÊU.pdf