Những năm cuối của thế kỷ XX, giới bảo tàng
học đã chứng kiến cuộc cách mạng bảo tàng lần
đầu tiên, với sự phát triển mạnh mẽ xây dựng
trưng bày bảo tàng, tư liệu hoá và giáo dục bảo
tàng. Cuộc cách mạng này manh nha từ những
năm 60 và năm 70 của thế kỷ XX, khi tình trạng xã
hội và chính trị thiếu ổn định, đã xuất hiện các mối
quan tâm về bảo vệ môi trường trong xã hội hậu
hiện đại, dẫn đến sự ra đời và phổ biến những khái
niệm thuộc lý thuyết “Bảo tàng học mới”, mà Bảo
tàng sinh thái hay Bảo tàng cộng đồng là xu thế
chủ đạo1.
Tại hội nghị Bàn tròn Santiago, Chilê, năm 1972,
khái niệm Bảo tàng cộng đồng được đưa ra phân
tích và chỉ rõ sự liên quan của loại hình bảo tàng
này đến mục đích xã hội, đến sự tái tạo và phát triển
cộng đồng, đặc biệt là những cộng đồng vùng
nông thôn nghèo2. Đây được xem như một cách
tiếp cận dân chủ và cởi mở hơn cho việc thành lập
các bảo tàng, với sự lựa chọn, đồng thuận và thực
hiện bởi cộng đồng cư dân địa phương.
6 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 09/03/2022 | Lượt xem: 278 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa bằng hình thức bảo tàng hóa di sản văn hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
96
Bảo tàng là loại thiết chế văn hoá đặc thù cóchức năng nghiên cứu, sưu tầm, trưng bày vàbảo tồn kinh nghiệm văn hoá. Tuỳ thuộc vào
bối cảnh lịch sử - xã hội, các hoạt động văn hoá lại
có sự biến đổi và bảo tàng vì thế cũng linh hoạt đón
nhận và đáp ứng nhu cầu văn hoá đó của lịch sử.
Nghiên cứu áp dụng các nguyên tắc bảo tàng hoá
di sản văn hoá là một trong các hình thức hoạt
động bảo tàng có khả năng thích ứng với những
biến đổi diễn ra trong đời sống xã hội nói chung và
các hình thức hoạt động văn hóa nói riêng, để bảo
tàng hoàn thành tốt hơn vai trò, chức năng của
mình trong lĩnh vực bảo tồn và phát huy di sản văn
hóa, phục vụ yêu cầu phát triển bền vững.
Những năm cuối của thế kỷ XX, giới bảo tàng
học đã chứng kiến cuộc cách mạng bảo tàng lần
đầu tiên, với sự phát triển mạnh mẽ xây dựng
trưng bày bảo tàng, tư liệu hoá và giáo dục bảo
tàng. Cuộc cách mạng này manh nha từ những
năm 60 và năm 70 của thế kỷ XX, khi tình trạng xã
hội và chính trị thiếu ổn định, đã xuất hiện các mối
quan tâm về bảo vệ môi trường trong xã hội hậu
hiện đại, dẫn đến sự ra đời và phổ biến những khái
niệm thuộc lý thuyết “Bảo tàng học mới”, mà Bảo
tàng sinh thái hay Bảo tàng cộng đồng là xu thế
chủ đạo1.
Tại hội nghị Bàn tròn Santiago, Chilê, năm 1972,
khái niệm Bảo tàng cộng đồng được đưa ra phân
tích và chỉ rõ sự liên quan của loại hình bảo tàng
này đến mục đích xã hội, đến sự tái tạo và phát triển
cộng đồng, đặc biệt là những cộng đồng vùng
nông thôn nghèo2. Đây được xem như một cách
tiếp cận dân chủ và cởi mở hơn cho việc thành lập
các bảo tàng, với sự lựa chọn, đồng thuận và thực
hiện bởi cộng đồng cư dân địa phương.
Bảo tàng học mới hay Bảo tàng học cộng đồng,
ban đầu đều là sự khuyến khích một cách tiếp cận
mới đối với bảo tàng và là một phương pháp tối ưu
cho bảo tồn và phát huy di sản: Bảo tàng hoá di sản
văn hóa. Bên cạnh phương pháp bảo tàng hoá trong
bảo tàng học truyền thống, Bảo tàng sinh thái là
một cách thức mới để thực hiện ý tưởng sáng tạo
này. Trọng tâm của bảo tàng sinh thái dựa trên tính
dân chủ, thực hiện thành quy trình với các yếu tố di
sản và cộng đồng tại một địa điểm được xác định
theo lối sống thân thiện với môi trường thiên nhiên
và xã hội ở từng cộng đồng cư dân cụ thể. Việc thực
hiện bảo tàng hoá di sản thông qua bảo tàng sinh
thái, bảo tàng cộng đồng nhằm tạo cho cộng đồng
một vai trò xã hội đặc biệt, để họ tự nhận thức về
giá trị di sản văn hóa mà họ nắm giữ, tự giác tham
gia các hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản
đó phục vụ cho sự phát triển của chính cộng đồng.
1. Từ khái niệm bảo tàng hoá
Theo nghĩa thông thường, bảo tàng hoá (tiếng
Pháp: Muséalisation hay Muséification, tiếng Anh:
Musealisation hay Museumization) có thể được
hiểu là biến một vật/đối tượng nào đó thành hiện
vật và đưa nó vào trưng bày trong bảo tàng, mang
đến cho vật đó tính chất bảo tàng, hoặc rộng hơn,
biến một phần cuộc sống và hoạt động của một
cộng đồng, thậm chí là một thắng cảnh thiên
Nguyucthn Th Thu Trang: Bo tn vš phŸt huy...
BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY DI SẢN VĂN HÓA
BẰNG HÌNH THỨC BẢO TÀNG HÓA
DI SẢN VĂN HÓA
NGUYN TH THU TRANG*
* Cc Di sn văn hóa
nhiên, trở thành một loại hình bảo tàng, hay là
phương pháp chuyển đổi một loại hình hay mô
hình nào đó sang mô hình bảo tàng. Tiếp cận từ
góc độ di sản, thuật ngữ “di sản hoá” (tiếng Pháp:
Patrimoinilisation, tiếng Anh: Heritagisation) cũng
thường được sử dụng và thể hiện đầy đủ ý nghĩa
của nguyên tắc này, mà về cơ bản được dựa trên ý
tưởng về việc bảo tồn, bảo quản một hiện vật hay
một địa điểm di tích ngay tại môi trường sinh thái -
nhân văn, nơi chúng đã được sáng tạo ra và hiện
đang tồn tại, song không nhất thiết phải tuân thủ
nghiêm ngặt toàn bộ quy trình bảo tàng học.
Từ quan điểm bảo tàng học, ICOFOM, Diễn đàn
tranh luận quốc tế về bảo tàng của tổ chức ICOM
đã đưa ra định nghĩa về bảo tàng hoá như sau: Bảo
tàng hoá là hoạt động đưa, tách một vật nào đó
khỏi môi trường gốc tự nhiên và văn hoá của nó,
theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng, tạo ra cho nó một
trạng thái mới tại bảo tàng, nghĩa là đem đến cho
nó một giá trị mới... để nó trở thành đối tượng hiện
vật của bảo tàng (tiếng Pháp: un muséalium) và
một chức năng mới là trở thành một hiện vật bảo
tàng để giới thiệu, để trưng bày trong bảo tàng
(tiếng Pháp: une muséalie)3.
Quá trình bảo tàng hoá này không phải là chỉ
có bằng được một đối tượng để đặt trong không
gian bảo tàng, như cách nói của Zbynek Stransky,
một hiện vật của bảo tàng không đơn thuần chỉ là
một hiện vật nằm trong bảo tàng, hay Hudson
“một con hổ trong một bảo tàng là một con hổ
trong bảo tàng và không chỉ là một con hổ”. Bởi vì
khi đó, hiện vật được bảo tàng hoá, nghĩa là thông
qua việc thay đổi bối cảnh cùng với quá trình lựa
chọn, sưu tầm và giới thiệu, tình trạng của hiện vật
này đã thay đổi: từ vật không có giá trị hoặc chỉ có
giá trị vật chất thông thường đã trở thành đối
tượng của bảo tàng rồi trở thành hiện vật trưng
bày tại bảo tàng. Cho dù đó là một vật gì đi chăng
nữa, mang tính linh thiêng hay không, động vật
hay thực vật, vật thể hay chỉ là “vật mang” của một
giá trị phi vật thể... thì khi vào trong bảo tàng, nó
hiển nhiên trở thành một hiện vật mang giá trị vật
thể hay phi vật thể của con người với không gian
sống của họ, trở thành đối tượng cho nghiên cứu
khoa học và triển lãm, do đó, nó thực sự được
mang một giá trị văn hoá cụ thể. Đó là hiện vật mà
cũng theo Zbynek Stransky thì:
- Là bằng chứng vật chất và phi vật chất của
loài người và môi trường sống của họ đều thuộc
về bảo tàng;
- Được tách khỏi bối cảnh ban đầu;
- Trở thành vật thay thế cho thực tiễn mà nó đại
diện;
- Có thể đã bị thay đổi/mất mát khá nhiều thông
tin (trường hợp một số hiện vật khảo cổ học);
- Là vật thay thế phức hợp, hay sự mô phỏng
thực tế được tạo dựng trong bảo tàng, được “hiện
vật hoá” để trở thành hiện vật bảo tàng và mang
một giá trị cụ thể sau quá trình bảo tàng hoá.
- Việc bảo tàng hoá các vật đã được “hiện vật
hoá” tạo ra giá trị văn hóa cho các tài liệu, hiện vật
này, (làm cho nó trở nên thật hơn, gần với đời sống
thật của nó), vẫn không thể làm cho hiện vật “sống”
như nó vốn có trong môi trường khởi nguồn của
hiện vật4.
Đây là cách mà chúng ta vẫn thường gọi là bảo
tàng hoá di sản văn hoá theo nghĩa hẹp, nghĩa là
bảo tồn và phát huy tất cả các đối tượng di sản văn
hoá (vật thể và phi vật thể, động sản và bất động
sản, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia...), đã được đưa
ra khỏi môi trường tồn tại ban đầu để đưa vào môi
trường đặc biệt do bảo tàng tạo ra (bảo tồn tĩnh).
Chình vì lý do đó mà việc bảo tàng hoá này từ
trước đến nay đòi hỏi được làm theo một quy trình
khoa học, nhất thiết phải bao gồm các khâu của
hoạt động bảo tàng: nghiên cứu, sưu tầm, bảo
quản, xử lý rồi trưng bày và phát huy.
Đây là hoạt động mà các nhà bảo tàng học Nga
định nghĩa “là một hướng hoạt động bảo tàng và
bảo tồn di sản mà thực chất là biến các đối tượng
lịch sử, văn hoá và tự nhiên thành đối tượng trưng
bày bảo tàng nhằm mục đích bảo quản tối đa và
thể hiện những giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học và
nghệ thuật của những đối tượng này và hoà nhập
chúng vào nền văn hoá đương đại”5. Phương pháp
Bảo tàng hoá di sản văn hoá tại bảo tàng được thực
hiện bởi việc tách di sản khỏi môi trường tồn tại của
nó và đặt di sản tại môi trường nhân tạo, môi
trường văn hoá - lịch sử do bảo tàng tạo nên.
Bảo tàng hoá di sản văn hoá theo nghĩa rộng
là một phương pháp tối ưu và hiện đại nhằm bảo
tồn và phát huy di sản văn hoá trực tiếp tại địa
điểm di sản tồn tại (biến thành bảo tàng ngoài
trời, ngay tại địa phương và trong lòng cộng
đồng) ngay trong môi trường sinh thái - nhân văn
nơi di sản được sáng tạo ra, hiện đang tồn tại,
đồng thời còn gắn bó mật thiết với đời sống
thường nhật của cộng đồng cư dân địa phương -
S 4 (45) - 2013 - Bo tšng
97
98
Nguyucthn Th Thu Trang: Bo tn vš phŸt huy...
các chủ thể sáng tạo văn hoá. Môi trường bảo
tàng được tạo dựng sau di sản (về thời gian) và
xung quanh di sản (về không gian), còn di sản lại
trở thành hiện vật trưng bày chính của bảo tàng
vừa được ra đời. Vì thế, di sản văn hoá phi vật thể
- lối sống, nếp sống, sinh hoạt đời sống thường
nhật của cộng đồng tiếp tục được thực hành, lưu
truyền, tái tạo, bổ sung, mang hơi thở của cuộc
sống (bảo tồn động). Còn di sản văn hoá vật thể
thì không bị suy giảm về giá trị, mối liên hệ với
môi trường, không gian tồn tại lịch sử không bị
cắt đứt, tiềm năng thông tin còn nguyên vẹn, bởi
nó không bị tách ra khỏi địa điểm, môi trường tồn
tại để chuyển sang nơi mới. Trong nhiều trường
hợp, cư dân địa phương, hình thức lao động sản
xuất, sinh hoạt đời thường của họ cũng là một bộ
phận trưng bày của bảo tàng.
Có thể khái quát, Bảo tồn động hay Bảo tàng
hoá di sản văn hoá trong cộng đồng là hoạt động
mà nhờ đó di sản văn hoá được bảo tồn trực tiếp
tại địa điểm nơi di sản được sáng tạo ra và tồn tại,
trong đó môi trường bảo tàng được tạo dựng xung
quanh và ngay trong môi trường sống của di sản.
Di sản, vì thế trở thành hiện vật chính của “bảo tàng”
vừa xuất hiện, chủ thể văn hoá - cộng đồng cũng
chính là các “hiện vật bảo tàng” và cũng giữ vai trò
người thuyết minh, hướng dẫn. Hoạt động sống
của chủ thể văn hoá - cộng đồng trở thành hoạt
động bảo tàng, không gian sống của di sản văn hoá
trở thành không gian bảo tàng.
Nếu như mô hình bảo tàng hoá theo dạng bảo
tồn tĩnh đã trở thành phổ biến và có mặt ở hầu như
tất cả các nước trên thế giới, thì cho đến nay, nhiều
mô hình bảo tàng hoá theo nghĩa bảo tồn động,
bảo tàng hoá di sản trong cộng đồng đã/cũng được
áp dụng ở một số nước như: Pháp, Thụy Điển, Ý,
Nga... sau đó là một số nước châu Á (Nhật Bản, Hàn
Quốc, Trung Quốc...). Theo các nhà khoa học Nga
thì kết quả của công cuộc bảo tàng hoá là sự xuất
hiện của nhiều loại hình bảo tàng khác nhau như
các bảo tàng quần thể kiến trúc và môi trường sinh
thái nhân văn. Họ phân chia các bảo tàng này thành
3 nhóm chính là:
- Bảo tàng - đài tưởng niệm;
- Bảo tàng ngoài trời;
- Bảo tàng sinh thái.
Các nhà khoa học Nga cũng xác định tiêu chí
cách tiếp cận bảo tàng hoá không phải theo kiểu
bảo tàng mà là loại đối tượng có thể/cần được bảo
tàng hoá, bao gồm 5 nhóm đối tượng:
- Di sản kiến trúc và công trình xây dựng đô thị;
- Di sản khảo cổ học;
- Di sản khoa học và kỹ thuật;
- Cảnh quan, môi trường;
- Các đối tượng lịch sử, văn hoá phi vật thể6.
Còn các nhà bảo tàng học Pháp lại thống nhất
trong định nghĩa về Bảo tàng sinh thái (Écomusée)
để chỉ mô hình bảo tàng hoá di sản trong cộng
đồng. Theo đó, bảo tàng sinh thái được hiểu là một
mô hình di sản cộng đồng nhằm mục tiêu phát
triển bền vững. Bảo tàng hoá theo mô hình bảo
tàng sinh thái là một cách làm năng động, dựa trên
sự đồng thuận của cộng đồng, trong đó các cộng
đồng cam kết thực hiện việc bảo tồn, giới thiệu và
quản lý di sản của họ cho sự phát triển (di sản, tài
nguyên và cộng đồng) bền vững7.
Về nguồn gốc và bản chất, có thể nói sự hình
thành bảo tàng được xuất phát từ mong muốn của
con người trong việc sưu tầm và lưu giữ những đối
tượng có ý nghĩa quan trọng, có giá trị lưu niệm đối
với ký ức của cá nhân và cộng đồng. Cùng với sự
phát triển của lịch sử cũng như sự thay đổi trong
quá trình nhận thức lịch sử, những đối tượng này
được mở rộng hơn và là những đối tượng mang ý
nghĩa, giá trị đặc biệt đối với xã hội. Vì thế mà cộng
đồng ngày một quan tâm và ngày càng có nhu cầu
hình thành những cơ sở để lưu giữ và bảo tồn tất
cả những đối tượng có ý nghĩa đã được cộng đồng
thu thập (hay sưu tập hoá), cũng như nhu cầu có
thể bảo tồn một cách nguyên trạng những đối
tượng không thể tách ra khỏi môi trường của nó để
đặt vào trong một cơ sở lưu giữ. Nhu cầu ấy chính
là sự phôi thai của các ý tưởng bảo tàng hoá8 và đến
nay có thể được coi là quan điểm đúng đắn để bảo
tồn và sử dụng di sản cũng như để phát triển bảo
tàng hoá di sản thiên nhiên và di sản văn hoá vật
thể và phi vật thể ở trong nhà cũng như ngoài trời.
2. Đến thực hiện bảo tàng hoá di sản văn hoá
Khoảng hai thập kỷ trở lại đây, thuật ngữ “bảo
tàng” đã được mở rộng và mang đến một khái niệm
mới: Bảo tàng sinh thái (écomusée). Vẫn nằm trong
nội hàm của định nghĩa “bảo tàng”, “bảo tàng sinh
thái” dùng để chỉ những không gian văn hóa, địa
điểm lịch sử và môi trường thiên nhiên được phát
triển từ cộng đồng và phát triển vì cộng đồng, kết
hợp việc bảo tồn, trưng bày, giới thiệu và giải thích
về các di sản thiên nhiên và văn hoá bởi chính cộng
đồng; “bảo tàng sinh thái” thể hiện cuộc sống, môi
trường lao động trên một khu vực địa lý cụ thể và
thực hiện việc nghiên cứu bảo tàng học ngày tại đó.
Phong trào bảo tàng sinh thái có nguồn gốc từ
Pháp vào đầu những năm 70 của thế kỷ XX và được
khởi xướng bởi hai nhà bảo tàng học người Pháp là
George Henri Rivière và Hugues de Varine. Năm
1971, trong cuộc nói chuyện tại hội nghị của ICOM
ở Dijon, Pháp, Hugues de Varine phát minh ra cụm
từ “Écomusée” (được hiểu là Bảo tàng sinh thái) bao
hàm các ý nghĩa của việc thành lập một bảo tàng,
sử dụng di sản địa phương và do cộng đồng địa
phương đồng thuận, tự nguyên xây dựng và quản
lý để hỗ trợ phát triển. Khái niệm “bảo tàng sinh
thái” thường bị lạm dụng, định nghĩa về một bảo
tàng sinh thái vẫn còn là một vấn đề gây tranh cãi
trong bảo tàng học hiện đại. Nhiều nhà bảo tàng
học tìm cách xác định các tính năng đặc biệt của
bảo tàng sinh thái, họ cố gắng liệt kê các đặc điểm
cũng như các ưu điểm của loại hình bảo tàng này.
Cũng trong năm 1971, Hội đồng Bảo tàng quốc tế
(ICOM) cũng đưa ra định nghĩa về Bảo tàng sinh
thái. Theo đó, Bảo tàng sinh thái được hiểu là bảo
tàng thể hiện thông qua không gian và thời gian,
nhằm khẳng định và quảng bá các giá trị của di sản
văn hoá vật thể (nơi ở, cộng cụ lao động và sinh
hoạt) và di sản văn hoá phi vật thể (kỹ năng, bí
quyết, tri thức) của một vùng lãnh thổ hay một
cộng đồng dân cư. Theo cách tiếp cận từ nhiều góc
độ, thì trong định nghĩa của ICOM, “bảo tàng sinh
thái” được nhìn nhận chính xác hơn là từ những gì
bảo tàng đang làm, hơn là những gì mà bảo tàng
đang có.
Năm 1980, André Devallées, một nhà bảo tàng
học người Pháp đã xuất bản bài viết “Nouvelle
Muséologie” (Bảo tàng học mới), nhằm thay đổi tầm
nhìn của xã hội đối với phát triển bảo tàng, với nội
dung về mô hình “Bảo tàng cộng đồng” nhằm mục
đích phát triển xã hội. Có thể thấy, hai người Pháp
với hai từ mới song cùng một nghĩa. Cũng từ đó, ở
nhiều nước, khái niệm “Bảo tàng học mới” và “Bảo
tàng học sinh thái” được áp dụng cho những dự án
bảo tàng hoá di sản trong cộng đồng liên quan tới
sự phát triển kinh tế xã hội.
Ngoài chức năng chính là bảo tồn và trao truyền
các di sản, bảo tàng sinh thái còn tham gia tích cực
vào đời sống xã hội cũng như thể hiện nguyên
vọng, ý chí của cộng đồng địa phương. Sự đồng
thuận và tham gia của họ vào bảo tàng sinh thái là
một trong những nguyên tắc hay tiêu chí chủ chốt
cho việc sáng lập những bảo tàng sinh thái này.
Có một hiện tượng là, bảo tàng sinh thái đã phát
triển đáng kể trong những năm qua, nhưng không
S 4 (45) - 2013 - Bo tšng
99
Tam quan ch•a Bi, Nam Trc, Nam nh - uhoasacnh: Quc Vuchoahoi
100
theo một mô hình bảo tàng sinh thái nào cụ thể mà
là sự ứng dụng những lý thuyết và mô hình đa dạng
để phù hợp trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Vì
ngày càng có nhiều bảo tàng sinh thái được thành
lập trên toàn thế giới nên những ý tưởng ngày càng
phát triển và những thay đổi trong cách tiếp cận
đối với lý thuyết cũng được phản ánh qua sự phản
hồi của cộng đồng liên quan. Thời gian gần đây,
bảo tàng sinh thái thể hiện tầm quan trọng đặc biệt
của nó thông qua sự xuất hiện ngày càng nhiều loại
hình bảo tàng này ở Ấn Độ, Trung Quốc, Đài Loan,
Nhật Bản, Thái Lan, Việt Nam và Campuchia, đặc
biệt với sự gia tăng đáng kể ở Pháp, Ý, Ba Lan, Cộng
hòa Séc và Thổ Nhĩ Kỳ.
Về bản chất, bảo tàng sinh thái là một phương
tiện quan trọng mà qua đó một cộng đồng có thể
kiểm soát di sản của họ cũng như của bảo tàng và
cho phép ứng dụng những cách tiếp cận mới để
làm tăng thêm ý nghĩa đối với hoạt động bảo tồn
đặc biệt của từng vùng/địa phương. Đó là lý do mà
nó có thể được hiểu là bảo tàng cộng đồng.
Theo định nghĩa của Mạng lưới Bảo tàng sinh
thái Châu Âu, thì: “Bảo tàng sinh thái là một
phương thức hoạt động hiệu quả, năng động mà
qua đó, các cộng đồng được quyền chủ động
thực hiện việc bảo tồn, giới thiệu và quản lý di sản
của họ phục vụ cho sự phát triển bền vững. Bảo
tàng sinh thái phải được xây dựng dựa trên sự
đồng thuận của cộng đồng” [Tuyên bố của Hội
thảo tại Trento, Italia, tháng 5 năm 2004], với cách
giải thích từ ngữ:
- Phương thức hoạt động hiệu quả, năng động
có nghĩa là vượt qua được những hoạt động đơn
thuần của một bảo tàng thông thường, tạo ra
những hoạt động thực tiễn, có thể làm thay đổi đời
sống (kinh tế) của cộng đồng theo hướng tích cực
và cải thiện cảnh quan, môi trường sống (tinh thần)
của cộng đồng.
- Cộng đồng ở đây được hiểu là một nhóm
người có trách nhiệm:
+ Cùng tham gia;
+ Cùng chia sẻ;
+ Cùng đảm đương và thay thế vai trò cho nhau:
đại diện chủ thể văn hoá, nhà quản lý, nhà nghiên
cứu, khách tham quan, tình nguyện viên đều có
vai trò quan trọng trong bảo tàng sinh thái.
- Sự tham gia của cộng đồng không có nghĩa là
phủ nhận sự tham gia và quản lý của chính quyền
địa phương. Ngược lại, chính quyền địa phương
đóng vai trò quan trọng, luôn liên quan và có ảnh
hưởng tới cộng đồng bằng định hướng, hướng dẫn
và điều chỉnh hoạt động chứ không chỉ bó hẹp
trong khuôn khổ "người có thẩm quyền".
- Việc bảo tồn, giới thiệu và quản lý di sản có
nghĩa là giới thiệu và quảng bá các giá trị di sản,
cung cấp những thông tin về di sản cũng như
thông tin về cộng đồng nhằm tạo dựng hình ảnh
của cộng đồng, là một phần trong các hoạt động
hàng ngày của các bảo tàng sinh thái.
- Di sản trong trường hơp này cũng rất gần với
Không gian hay Địa điểm sống, bao gồm cả lịch sử
của dân cư, tất cả những gì hữu hình và vô hình, cả
tài sản vật chất và phi vật chất, những ký ức và thậm
chí cả tương lai.
- Đối với bảo tàng sinh thái, phát triển bền vững
là vấn đề trọng tâm và nó cũng có nghĩa là làm tăng
giá trị của một không gian, địa điểm sống của cộng
đồng. Bằng chứng từ những thực hành tốt nhất xác
định rõ hai yếu tố chủ yếu của quá trình này: đầu tư
cho cơ sở hạ tầng và phát triển mạng lưới địa
phương, nơi mà bảo tàng sinh thái phải đóng một
vai trò quan trọng như chất xúc tác cho phát triển
nguồn vốn xã hội.
- Đồng thuận được hiểu là một sự đồng cảm,
cùng chia sẻ trách nhiệm và lợi ích giữa các thành
viên cộng đồng, thể hiện sự tự nguyện và cam kết
cùng hành động vì mục đích chung của người dân
địa phương.
Nếu như công thức của một bảo tàng là: Toà
nhà+ các sưu tập + các chuyên gia (bảo tàng, bảo
tồn, thiết kế trưng bày) + các kỹ thuật [Rivard,
1984] + khách tham quan [David, 1999] thì công
thức cho một bảo tàng sinh thái gồm: địa
điểm/không gian/lãnh thổ + di sản + ký ức + cộng
đồng (bao gồm cộng đồng chủ thể và khách thể
của di sản)9.
Với công thức đó, có thể nhận thấy, mô hình bảo
tàng này có những đặc điểm khác với mô hình bảo
tàng truyền thống:
- Về vị trí: nó không bị giới hạn trong phạm vi
một toà nhà bảo tàng mà nó mở rộng theo quy mô,
phạm vi của di sản và ký ức cộng đồng;
- Có thể lựa chọn nhiều khía cạnh và nhiều loại
hình của di sản trong phạm vi lãnh thổ sinh sống
của cộng đồng để bảo tồn và phát huy;
- Có xuất phát điểm, nguồn gốc là một bảo tàng,
mang các tính chất và đặc trưng bảo tàng học
nhưng lại được hình thành từ cộng đồng.
Nguyucthn Th Thu Trang: Bo tn vš phŸt huy...
Những đặc điểm đó chứng minh bảo tàng sinh
thái là mô hình bảo tàng được hình thành nhờ vào
cộng đồng và cho cộng đồng với 3 trụ cột căn bản:
1. Ý nghĩa và tinh thần của không gian, địa điểm
mà thông qua đó, chúng ta có thể tiếp cận một
cách toàn diện các nguồn di sản trong môi trường
tồn tại của nó;
2. Sự tham gia của cộng đồng và tính chất dân
chủ hoá trong các quá trình hoạt động của bảo
tàng;
3. Một Bảo tàng sinh thái lý tưởng là một bảo
tàng “linh hoạt” trong đời sống cộng đồng nên dễ
thích nghi, đáp ứng được với sự thay đổi của các bối
cảnh xã hội.
Mô hình bảo tàng cộng đồng như thế thực sự
cần thiết và có thể là giải pháp tốt cho việc bảo tồn
và phát huy các giá trị di sản văn hoá.
Tóm lại, hoạt động trên nguyên tắc bảo tàng
học, bào tàng hóa di sản là phương pháp cho đến
nay có thể coi là tối ưu nhằm mục đích bảo tồn và
phát huy giá trị di sản. Giá trị của hiện vật trong
các bộ sưu tập hiện vật của bảo tàng không phải
hoàn toàn là giá trị nội tại của vật đó, mà thông
qua các hoạt động của bảo tàng, sẽ mang đến
cho hiện vật các đặc tính để nó trở thành hiện vật
bảo tàng, phục vụ cho nhu cầu công chúng. Nhờ
đó, hiện vật được công chúng biết đến, nghĩa là
được phát huy giá trị của mình trong môi trường
bảo tàng. Theo đó, bảo tàng đã thực hiện chức
năng nghiên cứu, sưu tầm, lựa chọn, trưng bày
hiện vật thông qua phương pháp bảo tàng hoá
tại bảo tàng. Hay nói cách khác, việc bảo tàng hoá
này đã mang đến một giá trị cụ thể mang tính di
sản cho đối tượng trưng bày bảo tàng. Bên cạnh
đó, những địa điểm, những cộng đồng người là
chủ thể di sản lại cần được quan tâm, bảo tồn và
phát huy, thì nhất thiết phải áp dụng một mô
hình bảo tàng mới mang tính hiện đại, với các
hoạt động mang tính bảo tàng học nhằm bảo tồn
và phát huy tại chỗ giá trị của di sản. Khi ấy, bảo
tàng cần phát huy vai trò của mình trong việc bảo
tàng hoá di sản ngay tại cộng đồng, vì cộng đồng
và do cộng đồng chủ động thực hành trong
không gian mà di sản tồn tại, tránh được những
mất mát về thông tin, về giá trị nội tại của di sản
trong bối cảnh tồn tại của nó. Liên quan đến các
chức năng của bảo tàng và được thực hiện trên
các nguyên tắc khoa học của bảo tàng học, bảo
tàng hoá di sản với sự đồng thuận của cộng đồng
có thể được áp dụng đối với di sản thiên nhiên, di
sản văn hoá, cả di sản vật thể và phi vật thể. Qua
đó, tất cả các loại hình di sản đều được bảo tồn,
phát huy và khẳng định được vai trò, vị trí quan
trọng trong đời sống xã hội, góp phần tạo nên sự
phát triển bền vững cho di sản và cho cộng đồng
chủ thể di sản./.
N.T.T.T
Chú thích:
1- Mairesse F., Desvallées A., Brève histoire de la muséolo-
gie, in Marriaux P.A., L’objet de la muséologie, Neuchâtel, Insti-
tut d’Histoire de l’art et de muséologie, 2005.
2- Findlen P., “The museum: its classical etymology and
Renaissance genealogy”, in Journal of the History of Collections,
1, n°1, 1989.
3- ICOFOM, ICOM, Key concept of Museology, Edited by
André Desvallées and François Mairesse, Armand Colin, 2010.
4- Zbyneck Stransky, Muséologie, Introduction aux études,
Destinée aux étudiants de l’École Internationale d’Été de Muséolo-
gie, EIEM, Université Masaryk a Brno, Brno 1995.
5- Kaulen M.E., Kossova I.M., Sundieva A.A., Sự nghiệp bảo
tàng của nước Nga, Cục Di sản văn hoá, Hà Nội, 2006.
6- Kaulen M.E., Kossova I.M., Sundieva A.A., Sự nghiệp bảo
tàng của nước Nga, Cục Di sản văn hoá, Hà Nội, 2006.
7- Peter Davis, New museology, communities and ecomuse-
ums, Newcastle University, UK, Lectures for ICH Workshop in
Korea, 2009.
8- André Desvallées, François Mairesse, Dictionnaire ency-
clopédique de muséologie, Armand Colin 2011.
9- Peter Davis, New museology, communities and ecomuse-
ums, Newcastle University, UK, Lectures for ICH Workshop in
Korea, 2009.
(Ngày nhận bài: 15/10/2013; Ngày phản biện đánh giá:
21/10/2013; Ngày duyệt đăng bài: 28/11/2013).
S 4 (45) - 2013 - Bo tšng
101
Nguyễn Thị Thu Trang: Preservation and Promotion of Cultural Heritage by Museumizing Heritage
Museumizing heritage is to preserve and promote in place the values of heritage through the activi-
ties of modern museology. Museumizing heritage with the consensus of local community to preserve,
promote of natural heritage, cultural heritage both tangible and intangible elements, as well as deter-
mine the role and status of heritage in social life, to contribute the sustainable development for heritage
and community in future.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4520_bao_ton_va_phat_huy_di_san_van_hoa_bang_hinh_thuc_bao_tang_hoa_di_san_van_hoa_1971_2062621.pdf