Bảo tồn, khai thác giá trị di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội với phát triển du lịch Thủ đô

Chủ trương khai thác một số di sản tiêu biểu phục vụ phát triển du lịch của Sở Du lịch Hà Nội Bốn là, nghiên cứu và triển khai một số dự án nâng cấp sản phẩm du lịch trong di sản song không làm ảnh hưởng đến công tác bảo tồn, thông qua tăng các hoạt động trải nghiệm của du khách tại di sản. VD: tại di tích lịch sử và khảo cổ sẽ tạo mô hình các hố khảo cổ để du khách trải nghiệm công việc làm khảo cổ dưới sự hướng dẫn của thuyết minh viên hoặc chuyên viên khảo cổ; cùng với đó biên soạn, chuẩn hóa các bài thuyết minh du lịch giới thiệu giá trị di sản.

pdf20 trang | Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 371 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bảo tồn, khai thác giá trị di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội với phát triển du lịch Thủ đô, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ DU LỊCH HÀ NỘI Bảo tồn, khai thác giá trị di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội với phát triển du lịch Thủ đô 5.847 di tích (trong đó 2.380 di tích đã xếp hạng) 01 Di sản Thế giới (Khu di tích Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long) 01 Di sản tư liệu thế giới (82 tấm bia đá đề danh tiến sĩ Nho học Việt Nam tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám) Thông tin chung về di sản Hà Nội 12 di tích quốc gia đặc biệt • Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long-Hà Nội; • Văn Miếu - Quốc Tử Giám; • Khu di tích Cổ Loa; • Đền Phù Đổng • Đền Hai Bà Trưng • Đền Hát Môn • Đình Tây Đằng • Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn • Khu di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch • Chùa Thầy và khu núi đá Sài Sơn • Chùa Tây Phương • Đền Sóc Thông tin chung về di sản Hà Nội BẢN ĐỒ DI SẢN VIỆT NAM Chính quyền Thành phố tập trung chỉ đạo thực hiện tốt công tác quản lý, quan tâm đầu tư bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị các di sản và bản sắc văn hóa: Từ năm 2009 khi Luật Di sản văn hóa được sửa đổi, Hà Nội có thêm khoảng 400 di tích được xếp hạng; đứng đầu trong các địa phương của cả nước. Văn Miếu – Quốc Tử Giám • HĐND Thành phố đã ban hành 2 Nghị quyết chuyên đề về di sản: • a) Nghị quyết số 16/2013/NQ-HĐND về chính sách khuyến khích đầu tư, huy động đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân vào việc xây dựng công trình văn hóa, công viên, vườn hoa, khu vui chơi giải trí và bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn Thủ đô. • b) Nghị quyết số 24/2013/NQ-HĐND ban hành danh mục phố cổ, làng cổ, làng nghề truyền thống tiêu biểu, biệt thự cũ, công trình kiến trúc khác xây dựng trước năm 1954 và di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn Thủ đô cần tập trung nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa; 7 nhóm sản phẩm du lịch chủ yếu của Hà Nội: • Du lịch văn hóa; • Du lịch sinh thái; • Du lịch vui chơi giải trí; • Du lịch MICE; • Du lịch nghỉ dưỡng; • Du lịch mua sắm; • Du lịch nông nghiệp. Đền thờ Hai Bà Trưng tại Mê Linh, Hà Nội Quan điểm phát triển toàn diện du lịch Thủ đô của Sở Du lịch Hà Nội giai đoạn tới: • Gắn phát huy giá trị các di sản và bản sắc văn hóa với phát triển du lịch; • Giải quyết hợp lý yêu cầu bảo tồn và phát triển; đặc biệt coi trọng phát triển du lịch văn hóa, lấy du lịch văn hóa làm cơ sở, nền tảng phát triển các loại hình du lịch khác. • Hoạt động du lịch phải khuyến khích, tạo được động cơ và mối quan tâm tới công tác bảo tồn; • Tạo nguồn kinh phí cho bảo tồn từ các nguồn thu của du lịch. Một số sản phẩm du lịch văn hóa quan trọng được Hà Nội tập trung đầu tư phát triển và nâng cấp: • Di sản văn hóa thế giới Hoàng Thành Thăng Long và tham gia trải nghiệm lễ hội Gióng • Khu thắng cảnh văn hóa - tâm linh Hương Sơn • Khu di tích Cổ Loa (như một phần của tour du lịch Kinh thành Việt nối Hoa Lư và Thăng Long) • Phố cổ và những công trình kiến trúc Pháp điển hình • Văn Miếu - Quốc Tử Giám • Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam • Làng cổ Đường Lâm • Làng khoa bảng Đông Ngạc • Một số làng nghề nổi tiếng Những dự án tại các di sản được ưu tiên đầu tư trong danh mục các dự án quan trọng: - Dự án Mở rộng không gian tuyến phố đi bộ khu vực phố cổ - hồ Hoàn Kiếm: Phát triển tại khu vực các phố cổ quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm với mục đích hình thành một không gian thương mại du lịch và văn hóa phố cổ Hà Nội. Hồ Hoàn Kiếm - Dự án Công viên văn hóa lịch sử Hoàng Thành Thăng Long: Phát triển trên cơ sở không gian di sản văn hóa thế giới Hoàng Thành Thăng Long ở khu vực quận Ba Đình. - Khu du lịch sinh thái, văn hoá và nghỉ ngơi cuối tuần Sóc Sơn: phát triển trên cơ sở Khu di tích lịch sử văn hóa Sóc Sơn (núi Sóc) với mục tiêu khai thác các giá trị về văn hóa, lịch sử, tâm linh, lễ hội (gắn với di sản hội Gióng) - Khu du lịch văn hóa lễ hội và cảnh quan Hương Sơn: Đầu tư xây dựng tại khu vực Hương Sơn để khai thác tiềm năng du lịch văn hóa, tâm linh lễ hội, trong đó đặc biệt phát triển xã Hương Sơn thành đô thị du lịch tâm linh văn hóa. Suối Yến – chùa Hương Tích - Khu du lịch sinh thái, văn hoá và nghỉ ngơi cuối tuần Sóc Sơn: phát triển trên cơ sở Khu di tích lịch sử văn hóa Sóc Sơn (núi Sóc) với mục tiêu khai thác các giá trị về văn hóa, lịch sử, tâm linh, lễ hội (gắn với di sản hội Gióng) Lễ hội đền Sóc tại Sóc Sơn, Hà Nội Tác động của hoạt động du lịch đến văn hoá được nhận diện ảnh hưởng trên nhiều hướng: • Du lịch có thể là phương tiện bảo tồn nền văn hoá truyền thống • Kiến trúc truyền thống thay đổi để thu hút du khách • Tạo ra các sản phẩm văn hoá mới, biến các lễ hội ở đình, chùa thành các loại hình trình diễn cho du khách nước ngoài • Thay đổi cách nghĩ, quan niệm truyền thống để làm cho nền văn hoá địa phương thích nghi với nhu cầu mới để đáp ứng lòng mong đợi của du khách. • Một là, tiếp tục tập trung quảng bá điểm đến là các di sản trong bản đồ du lịch Hà Nội, phát triển các chuỗi sản phẩm du lịch của Thành phố, lấy hình ảnh giá trị di sản là giá trị nhận diện du lịch Thủ đô (hiện nay hình ảnh Khuê Văn Các đang được sử dụng làm logo của Hà Nội và ngành Du lịch). Đồng thời, tiếp tục quan tâm đầu tư bảo tồn, cải tạo, nâng cấp các di tích, đảm bảo có cơ sở hạ tầng dịch vụ du lịch đạt tiêu chuẩn để tổ chức đón khách. Logo nhận diện của thành phố Hà Nội Chủ trương khai thác một số di sản tiêu biểu phục vụ phát triển du lịch của Sở Du lịch Hà Nội - Hai là, xử lý hài hòa việc thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ và cơ chế phối hợp các mô hình quản lý di sản văn hóa của thành phố gắn với hoạt động kinh tế du lịch. Sở Du lịch đã chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp, nối kết giữa các đơn vị quản lý, hiệp hội các doanh nghiệp du lịch để khai thác di sản phục vụ phát triển du lịch, gắn các di sản trong điểm đến của lộ trình tour. Tiếp tục kiện toàn các tổ chức quản lý di sản văn hóa của Thành phố hiện nay, đặc biệt mô hình quản lý ở các di tích quốc gia đặc biệt (Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long, Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám, BQL phố cổ Hà Nội, BQL đền thờ Hai Bà Trưng...). Tham mưu cho Sở Văn hóa và Thể thao có hai đơn vị chính là: Ban quản lý di tích danh thắng Hà Nội và Phòng Quản lý di sản văn hóa. Chủ trương khai thác một số di sản tiêu biểu phục vụ phát triển du lịch của Sở Du lịch Hà Nội • Ba là, có kế hoạch tổ chức và duy trì thường xuyên, định kỳ có chọn lọc các hoạt động văn hóa - du lịch phù hợp diễn ra trong di sản, làm cho di sản luôn có hoạt động sống bên cạnh việc thu vé thăm quan thông thường. Yêu cầu là các sự kiện phải đảm bảo gìn giữ cảnh quan và hiện trạng của di sản; các hoạt động phù hợp với không gian đặc thù của di tích; có sự phối hợp với việc giới thiệu các giá trị của di sản. Biểu diễn nghệ thuật truyền thống tại tuyến phố đi bộ tại quận Hoàn Kiếm Chủ trương khai thác một số di sản tiêu biểu phục vụ phát triển du lịch của Sở Du lịch Hà Nội Bốn là, nghiên cứu và triển khai một số dự án nâng cấp sản phẩm du lịch trong di sản song không làm ảnh hưởng đến công tác bảo tồn, thông qua tăng các hoạt động trải nghiệm của du khách tại di sản. VD: tại di tích lịch sử và khảo cổ sẽ tạo mô hình các hố khảo cổ để du khách trải nghiệm công việc làm khảo cổ dưới sự hướng dẫn của thuyết minh viên hoặc chuyên viên khảo cổ; cùng với đó biên soạn, chuẩn hóa các bài thuyết minh du lịch giới thiệu giá trị di sản... Chủ trương khai thác một số di sản tiêu biểu phục vụ phát triển du lịch của Sở Du lịch Hà Nội • Năm là, tăng cường đào tạo cán bộ quản lý về di sản và du lịch, đào tạo nghiệp vụ thuyết minh viên, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng người dân khu vực di sản hiểu và gìn giữ văn hóa. Chủ trương khai thác một số di sản tiêu biểu phục vụ phát triển du lịch của Sở Du lịch Hà Nội Xin cảm ơn Quý vị !

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfy_bao_ton_khai_thac_gia_tri_di_san_van_hoa_thang_long_ha_noi_voi_phat_trien_du_lich_thu_do_3634_8161.pdf