3.2 Kết quả khảo sát nguồn lợi cá, giáp xác, nhuyễn thể
3.2.1 Nguồn lợi cá:
Thành phần loài:
Qua đợt khảo sát thu mẫu ở 2 chợ vừa qua vào ngày 08/12/2010 và phân loại cho thấy có 44 loài thuộc 10 bộ.
Dựa vào bảng phụ lục 3 và biểu đồ trên cho thấy có 3 bộ chiếm ưu thế so với các bộ khác là bộ cá vược, bộ cá da trơn, bộ cá chép với nhiều giống loài có giá trị kinh tế cao .
loài.
Thành phần loài cá ở nước ngọt (Cần Thơ)
Kết quả thể hiện ở hình 2 cho thấy bộ cá vược chiếm tỉ lệ cao nhất 59,38%, tiếp đó là bộ cá chép 29,273% và bộ cá trơn 29,273%. Các bộ còn lại có số loài thấp, mỗi
53 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 3921 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Nguồn lợi thủy sản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I GIỚI THIỆU
I MỞ ĐẦU
Khu vực ĐBSCL là vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, đặc biệt là về nuôi trồng và khai thác thuỷ sản. Chính vì vậy, trong Chiến lược phát triển thuỷ sản Việt Nam đến năm 2020, ĐBCSL được định hướng tiếp tục phát triển mạnh nuôi trồng thuỷ sản theo chiều sâu. Qua đó, sẽ chuyển một phần diện tích nuôi quảng canh sang bán thâm canh và thâm canh với quy mô công nghiệp những nơi có điều kiện thuận lợi; áp dụng mô hình công nghệ nuôi tiên tiến, tiêu chuẩn mới ( GAP-thực hành canh tác tốt; BMP-thực hành quản lý nuôi tốt hơn; CoC- quy tắc ứng xử trong nuôi trồng thuỷ sản ) gắn với bảo vệ môi trường sinh thái. ĐBSCL sẽ được đầu tư xây dựng, phát triển các khu bảo tồn biển, bảo tồn nội địa, bảo vệ môi trường và các hệ sinh thái thuỷ sinh. Bên cạnh đó, các ngành hữu quan trong vùng tiếp tục rà soát hệ thống các nhà máy chế biến thuỷ sản gắn với vùng nguyên liệu tập trung.
Hình 1: Bản đồ Đồng bằng sông Cửu Long
Trong đó, tập trung 2 sản phẩm chủ lực có sản lượng lớn là cá tra và tôm. Đầu tư nâng cấp các trung tâm dịch vụ nghề cá. Viện Thú y thuỷ sản và Viện Nghiên cứu thuỷ sản sẽ thành lập mới, các Trường Đại học và cơ sở dạy nghề thuỷ sản sẽ được đầu tư. Sẽ góp phần tích cực trong đào tạo nguồn nhân lực, chuyển giao khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chế biến góp phần nâng cao giá trị thuỷ sản vùng ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung.Ước tính giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản năm 2010 đạt gần 4,5 tỉ USD và Khu vực ĐBSCL chiếm khoảng 60 %.
MỤC TIÊU:
Đánh giá hiện trạng nguồn lợi thủy sản ở Cần Thơ đại diện cho thủy vực nước ngọt.
Củng cố những kiến thức đã học và bước đầu làm quen với cách viết báo cáo khoa học.
Cung cấp số liệu cho những nghiên cứu và báo cáo sau này.
NỘI DUNG:
Khảo sát thành phần loài cá, giáp xác, nhuyễn thể ở Cần Thơ.
Khảo sát sự biến động thành phần loài ở các chợ Cần Thơ.
Tìm hiểu một số giống loài kinh tế ở thủy vực nước ngọt.
PHẦN II PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1 PHƯƠNG TIỆN VÀ VẬT LIỆU
2.1.1 Thời gian và địa điểm thực hiện
Thu mẫu cá, giáp xác và nhuyễn thể vào ngày 08/12/2010, các mẫu được thu từ chợ Bình Thuỷ và Cái Khế quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ
2.1.2 Dụng cụ và hoá chất
Giấy bóng mờ.
Viết chì, viết lông dầu.
Thùng nhựa, thau nhựa, cal nhựa.
Găng tay, khẩu trang, kính nhựa.
Formol công nghiệp 38%.
Thùng giữ lạnh.
Ống tiêm, kim tiêm.
Dao mổ, pel, kéo giải phẫu.
Máy chụp ảnh.
2.2 PHƯƠNG PHÁP
2.2.1 Phương pháp thu mẫu
Thu mẫu từ các chợ địa phương.
Quan sát và ghi nhận tất cả các giống loài xuất hiện ở các chợ khảo sát.
Thu mẫu của các loài đại diện để phân loại nghiên cứu. Thu mẫu cá, giáp xác và nhuyễn thể từ 2-4 con/mẫu.
Chọn mẫu cá khai thác tự nhiên còn tươi, không dị hình, còn đầy đủ các chỉ tiêu như: vẩy, vi, mang, màu sắc tươi sáng…
Mẫu tôm, cua phải tươi còn đủ các cơ quan, phụ bộ…
2.2.2. Phương pháp xử lý và phân tích mẫu
Phương pháp xử lý mẫu
* Đối với mẫu cá:
Mẫu cá sau khi thu về phải rửa sạch và quan sát sơ bộ bên ngoài cơ thể cá.
Cá nhỏ cố định bằng formol 10% và ngâm trong cal nhựa.
Cá kích thước lớn tiêm Formol 38% vào xoang nội quan và hai bên thân cá, cố định bằng Formol 10%.
Mẫu tôm, cua và nhuyễn thể được bảo quản trong thùng lạnh. Sau đó được xử lý mẫu lại bằng formol 10% và ngâm trong cal nhựa (tỉ lệ: 7/1; 7 nước 1 formol) bằng formol thương mại 38 %. Toàn bộ mẫu được đưa về phòng thí nghiệm nguồn lợi thuộc khoa Thuỷ sản –Trường ĐHCT để phân tích.
Phương pháp phân tích mẫu
Lấy mẫu ngâm trong formol ra rửa sạch, để mẫu ra khay và chia ra từng nhóm để phân tích.
Mẫu cá được quan sát, đo đếm các chỉ tiêu phân loại (các tia vi, vẩy… và các đặc trưng khác) và phân loại theo Vương Dĩ Khang (1958); Nguyễn Nhật Thi; Ngư Loại Phân Loại Học; Nguyễn Khắc Hường, Cá Biển Việt Nam tập 2 quyển 3; Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương: Định danh 13 Bộ cá ĐBSCL.
Mẫu tôm được quan sát đếm và ghi nhận số răng trên và dưới chủy, đường khớp dọc, dạng chủy, cơ quan sinh dục, phụ bộ…và phân loại học theo thầy Nguyễn Văn Thường, giáo trình Ngư Loại II.
Mẫu cua được quan sát qua hình dạng bên ngoài kết hợp với các loại gai trên càng, trên vỏ… phân loại theo Nguyễn Văn Thường, Giáo trình Ngư loại II.
Nhận dạng các đặc điểm bên ngoài của các loài và ghi chép lại bằng tên khoa học.
Chụp hình những loài cá lạ, cá có giá trị kinh tế.
Một số loài được giải phẫu khảo sát hệ tiêu hóa, tính ăn, phân bố….
Xử lý số liệu
Thống kê các thành phần loài theo Bộ, đánh giá Bộ nào chiếm ưu thế.
Thống kê và phân tích đặc điểm, nhận dạng và phân bố các loài cá-tôm- nhuyễn thể có giá trị kinh tế. So sánh, đánh giá về sự hiện diện các loài cá-tôm- nhuyễn thể thu được ở 2 chợ Bình Thuỷ và Cái Khế thuộc thành phố Cần Thơ.
Số liệu sau khi thu được xử lý bằng chương trình Excel để làm báo cáo.
Hình 2: Khẩu trang và găng tay
Hình 3: Thùng nhựa trữ mẫu và thau rửa mẫu
Hình 4: Địa điểm thu mẫu và thùng trữ lạnh
Hình 5: Dụng cụ mổ và cố định mẫu
PHẦN III KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Điều kiện tự nhiên ở Cần Thơ
Cần Thơ là thành phố trung tâm ĐBSCL, phía Bắc-Đông Bắc giáp 2 tỉnh Đồng Tháp và Vĩnh Long, phía Tây-Tây Bắc giáp 2 tỉnh An Giang và Kiên Giang, phía Nam giáp Sóc Trăng. Chế độ thủy triều phụ thuộc vào hai con sông chính:sông Hậu với chiều dài 75 km đổ ra biển Đông và sông Cái Lớn 200 km đổ ra Vịnh Thái Lan. Chính vì vậy, việc khai thác và nuôi trồng thuỷ sản rất thuận lợi kéo theo các dịch vụ phục vụ cho nghề khai thác và nuôi trồng cũng phát triển mạnh. Bên cạnh đó, tạo ra nguồn nguyên liệu phong phú và đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong nước và nhu cầu xuất khẩu cũng rất lớn.
Hình 6: Bản đồ thành phố Cần Thơ
3.2 Kết quả khảo sát nguồn lợi cá, giáp xác, nhuyễn thể
3.2.1 Nguồn lợi cá:
Thành phần loài:
Qua đợt khảo sát thu mẫu ở 2 chợ vừa qua vào ngày 08/12/2010 và phân loại cho thấy có 44 loài thuộc 10 bộ.
Dựa vào bảng phụ lục 3 và biểu đồ trên cho thấy có 3 bộ chiếm ưu thế so với các bộ khác là bộ cá vược, bộ cá da trơn, bộ cá chép với nhiều giống loài có giá trị kinh tế cao.
Hình 7: Thành phần các loài cá
Đa số các loài thuộc 3 bộ này có giá trị kinh tế và thương phẩm cao như: Cá lóc, cá trê, cá mú, cá rô đồng, cá mè vinh, cá tra…Với 3 bộ trên có thành loài nhiều là do chúng phân bố rộng trong tự nhiên, có đặc tính thích nghi cao với những điều kiện bất lợi của môi trường. Trong đó, bộ cá vược có nhiều loài và có khả năng thích nghi rộng, tồn tại và phát triển cao trong những môi trường có biến động lớn về chất lượng nước như hàm lượng oxy và pH thấp…Trong khi đó, các loài như: cá đuối, cá hàm ếch, lươn, cá chình, cá lìm kìm…có số loài phân bố trong tự nhiên ở khu vực ĐBSCL là rất ít, đa phần chúng chỉ xuất hiện có 1 hoặc 2 loài. Nguyên nhân chủ yếu là do đặc điểm sinh học của các bộ cá này theo (Trương Thủ Khoa,1993) nên việc đánh bắt chúng được là rất ít. Có thể kết luận rằng kết quả của đợt thu mẫu vừa qua rất phong phú về thành phần loài (có 10 bộ cá) nguyên nhân do: Trong thời gian tiến hành thu mẫu thời tiết rất thuận lợi cho việc đánh bắt thủy sản, mặt khác việc thu mẫu chủ yếu dựa vào quá trình thu mua ở các chợ địa phương và ngư dân vì vậy số loài thu mẫu được nhiều hơn các đợt thu mẫu trước. Ngoài ra, địa điểm thu mẫu đều là các chợ đầu mối trung tâm ở Cần Thơ nên số lượng thủy hải sản tập trung về đây rất lớn và đa dạng về thành phần loài góp phần đáp ứng nhu cầu thực phẩm của người tiêu dùng, đó cũng là nguyên nhân làm cho thành phần loài trong đợt thu mẫu vừa qua thêm đa dạng và phong phú. Bên cạnh đó, một vấn đề cần phải quan tâm là thời gian vừa qua ngành nuôi trồng ngày càng được đẩy mạnh, nhiều đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế đã được nuôi với nhiều mô hình khác nhau cũng đã góp phần vào sự đa dạng các giống loài.
Thành phần loài cá ở nước ngọt (Cần Thơ)
Kết quả thể hiện ở hình 2 cho thấy bộ cá vược chiếm tỉ lệ cao nhất 59,38%, tiếp đó là bộ cá chép 29,273% và bộ cá trơn 29,273%. Các bộ còn lại có số loài thấp, mỗi bộ chiếm trung bình là 3,13%, hầu hết các bộ này chỉ xuất hiện một hoặc hai loài trong số mẫu thu ở thủy vực nước ngọt.
Hình 8: Thành phần loài cá ở các chợ nước ngọt (Cần Thơ)
Bộ cá vược (Perciformes) chiếm số lượng lớn là do bộ này có đặc điểm sinh học thích nghi với các loại hình thủy vực nước tĩnh lẫn nước chảy, những nơi có hàm lượng oxy hòa tan thấp (theo Nguyễn Bạch Loan, 2004). Bộ cá chép (Cypriniformes) và bộ cá trơn (Siluriformes) có những đặc điểm thích nghi với điều kiện ĐBSCL như hệ thống sông ngòi dày đặc và hàng năm có lũ tràn về, có rừng ngập mặn, kéo dài từ mũi Cà mau đến Kiên Giang và được thiên nhiên ưu đãi về nguồn thức ăn phong phú nhằm phục vụ cho nghề nuôi thủy sản, đây chính là điều kiện phát triển tốt cho các loài thuộc các bộ này. Vì vậy, việc phân bố trong các thuỷ vực tự nhiên khá đa dạng và phong phú nên công việc thu mẫu rất thuận lợi. Những bộ còn lại có ít loài do nhiều nguyên nhân khác nhau về thời điểm thu mẫu, mùa vụ mà các bộ này ít xuất hiện như bộ cá trích (Clupeiformes), bộ cá đối (Mugiliformes)…Còn bộ cá Thát lát (Osteoglossiformes ) thì chỉ có 1-2 loài phân bố ở ĐBSCL (Trương Thủ Khoa, 1993).
Năm 2010 thu được 8 bộ 38 loài So với năm 2008 thì số bộ và số loài xuất hiện tại các chợ Cần Thơ trong năm nay thấp hơn rất nhiều. Năm 2008 số mẫu thu là 14 bộ và 86 loài (theo Nhàn, 2008), còn trong năm 2009 thu được 7 bộ và 47 loài. Nguyên nhân dẫn đến số mẫu thu ít là do nhu cầu xuất khẩu thủy sản ngày càng tăng, lợi nhuận đặt lên trên hết, dẫn đến việc khai thác quá mức, thậm chí dùng những phương tiện đánh bắt mang tính hủy diệt, sử dụng các loại thuốc hóa chất, thuốc nổ hay xung điện để khai thác và gây ô nhiễm môi trường dẫn đến nguồn lợi thủy sản ngày cạn kiệt.
3.2.2 Sự biến động thành phần loài cá
Sự biến động thành phần loài cá ở các chợ nước ngọt (Cần Thơ).
Qua hình 4 cho thấy sự chênh lệch thành phần loài giữa các chợ khá cao. Chợ Bình thủy có số loài là 32 loài, chợ Cái Khế chỉ có 11 loài. Năm 2008 số bộ là 14 bộ và 86 loài (Phạm Ngọc Nhàn, 2008). Năm 2009 có 7 bộ và 47 loài. Năm 2010 có 8 bộ 38 loài.
Hình 13: Sự biến động thành phần loài cá ở các chợ nước ngọt (Cần Thơ).
Chợ Bình Thủy và Cái Khế đều là 2 chợ lớn, dân cư tập trung đông. Cái Khế là chợ đầu mối lớn nằm ngay trung tâm thương mại Thành Phố Cần Thơ nên số lượng loài tập trung đông hơn Bình Thủy. Tuy nhiên, do thời gian đi thu mẫu trễ nên số loài thu ở chợ này ít hơn chợ Bình Thủy.
Qua đợt thu mẫu trên ta thấy có sự tăng về các bộ và giãm về số loài. Nguyên nhân do dân số tăng vì thế nhu cầu về thực phẩm rất lớn, mặt khác với việc ngày càng sử dụng phương tiện đánh bắt mang tính hủy diệt, khai thác không đi đôi với bảo vệ. Nên việc giảm số loài là điều tất yếu, khó tránh khỏi.
3.2.3 Đặc điểm sinh học một số loại cá kinh tế:
Hiện nay, xuất khẩu thủy sản đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta nói chung và khu vực ĐBSCL nói riêng. Góp phần xóa đói giảm nghèo và tạo việc làm cho người dân. Nên việc nghiên cứu các loài cá có tiềm năng kinh tế là rất cần thiết để góp phần vào việc bảo vệ và phát triển những loài cá này nhằm phục vụ cho nhu cầu nuôi thương phẩm và nguồn nguyên liệu xuất khẩu. Trong đợt thu mẫu ở 2 chợ thuộc thành phố Cần Thơ, chúng ta có một số loài kinh tế như: cá Chẽm, cá Bống kèo, cá Nâu, cá Ngát,cá Tai tượng, cá Chạch, Lươn…
*Sau đây là một số đặc điểm của một số loài cá có giá trị kinh tế:
Cá Ngát
Bộ: Siluriformes
Họ: Plotosidae
Loài:Plotosus canius ( Hamilton, 1822)
Hình 16: Cá ngá t
Phân bố: cá có thể sống ở nước mặn, lợ, ngọt. Vùng phân bố rộng từ Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan và Úc.. Chúng thường sống trong các hang đá hoặc vùng đáy có cỏ biển. Chúng cũng thích nghi với đáy rạn san hô.
Đặc điểm hình thái: Đầu to, rộng dạng dẹp bằng, miệng dưới. Môi dày, răng hình hạt, cứng chắc, răng xếp thành bốn hàng ngang, các hàng sau thô hơn các hàng trước. Có bốn đôi râu to, mắt cá nhỏ.Thân dài, phần sau dẹp bên mỏng và mềm mại. Cá có 2 vi lưng, gốc vi lưng thứ I ngắn có gai độc, gốc vi lưng thứ II và vi hậu môn dài nối liền với vi đuôi nhỏ. Vi đuôi không chẻ 2. Vi ngực có gai độc nhọn, cạnh trước và sau có răng cưa sắc.
Dinh dưỡng: Đây là loài động vật ăn đáy và thường sử dụng râu để phát hiện thức ăn. Thức ăn chủ yếu là động vật kích thước nhỏ, thức ăn chính là Crustacea, Decapoda, Ạmphipoda.
Sinh sản: Từ cá ngát bố mẹ được chọn lọc kỹ (trung bình từ 1 đến 1,5 kg) và sau đó cho cá mẹ đẻ trứng, thụ tinh và ấp nở trong điều kiện nhân tạo. Sau 3 tuần được ương nuôi trong môi trường thích hợp, ấu trùng cá Ngát phát triển khá nhanh, có độ dài trung bình 35,5mm.
Cá Bống tượng
Bộ Perciformes.
Họ Scatophagidae.
Loài Scatophagus argus.
Hình 18: Cá nâu
Phân bố : cá sống ở nước mặn, lợ, nhưng chủ yếu sống ở biển. Vùng phân bố từ bờ biển Trung Quốc đến Úc Châu. Ở nước ta thường gặp tại các đầm, phá, kênh, rạch, vùng cửa sông nước mặn, rừng ngập mặn.
Đặc điểm hình thái: Mình dẹp bên, cao, ngắn, nhìn ngang gần như tròn.
Dinh dưỡng: Thức ăn của chúng là ấu trùng, giáp xác, côn trùng và thực vật. Cá rất béo, thịt ngon. Cá nâu trở thành đối tượng nuôi trong các đầm nước lợ vì không cạnh tranh thức ăn với nhiều đối tượng nuôi khác và có nguồn giống tự nhiên phong phú.
Cá Thát Lát
Bộ: Osteoglossiformes
Họ: Notopteridae
Loài: Notopterrus notopterrus.
Hình 19: Cá thát lát
Phân bố: Thế giới: Ấn Độ, Myanma, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam. Ở Việt Nam cá phân bố nhiều ở Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Đặc điểm hình thái: Thân dẹp bên, mỏng. Đầu lớn vừa, dẹp bên, mõm ngắn. Miệng trước, rạch miệng xiên kéo dài đến đường thẳng đứng kẻ qua giữa mắt. Xương trước hàm dính liền với mõm ở phần giữa, xương hàm trên phát triển cả chiều dài và chiều rộng. Răng nhỏ, nhọn, mọc ở xương hàm dưới. Vây lưng nhỏ, hơi lệch về nửa sau của thân. Vây bụng rất nhỏ nằm ngay phía trước lỗ hậu môn. Gốc của vây hậu môn rất dài và nối liền với vây đuôi, Vây đuôi tròn. Lưng có màu xám, hông và bụng có màu trắng bạc, có nhiều vệt đen chạy xiên hai bên hông cá. Cạnh dưới xương nắp mang có màu vàng.
Dinh dưỡng: Thức ăn là côn trùng, giáp xác, rễ thực vật thủy sinh và cá con.
Sinh sản: Từ tháng 4-10, dùng HCG và não thùy với liều lượng: 1500UI HCG và 10 não thùy cá chép/1kg cá cái, cá đực 1/3 liều.
6. Cá Lóc Đồng
Bộ: Perciformes.
Họ: Channidae.
Loài: Channa striata .
Hình 20: cá Lóc
Phân bố: Thế giới: Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma, Việt nam: Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Đặc điểm hình thái: Đầu lớn, đỉnh đầu rất rộng, dẹp bằng. Mõm ngắn, miệng to hướng lên, rạch miệng xiên và kéo dài qua đường thẳng đứng kẻ từ bờ sau của mắt. Răng bén nhọn, răng hàm dưới và vòm miệng có xen kẽ một số răng chó, còn răng hàm trên không có. Cá không có râu. Mắt lớn vừa nằm lệch về nửa trên của đầu, rất gần chót mõm và xa điểm cuối nắp mang. Thân dài, hình trụ ở phần trước và dẹp bên ở phần sau, vây đuôi tròn không chẽ hai. Cá còn sống có màu xanh đen, nâu đen đến đen ở mặt lưng và nhạt dần xuống bụng, bụng cá có màu trắng sữa. Vây lưng, vây đuôi, vây hậu môn có các vệt đen vắt ngang qua các tia vây.
Dinh dưỡng: Các loài cá có kích thước nhỏ, giáp xác, nhuyễn thể, côn trùng…
Sinh sản: khi cá đạt từ 1-2 tuổi tham gia sinh sản lần đầu tiên, mùa vụ sinh sản từ tháng 4-7, từ 80000-100000 trứng/kg cá cái.
7. Cá Bống tượng:
Bộ: Perciformes.
Họ: Eleotridae.
Loài: Oxyeleotris marmorata.
Hình 21: Cá Bống tượng
Phân bố: khu vực Đông Nam Á: Campuchia, Lào, Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Việt Nam ở khu vực ĐBSCL: An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng.
Đặc điểm hình thái: Thân mập, phần trước hơi dẹp bằng, phần sau hơi dẹp bên, đường lưng lõm xuống ở trán. Đầu to, rộng, dẹp bằng, chiều rộng của đầu bằng hoặc lớn hơn cao thân. Mõm dài nhọn hướng lên trên, giữa mõm có u nhô cao. Miệng trên, rộng hàm dưới dài hơn hàm trên và đưa ra phía trước. Răng nhọn, gốc răng to, xếp thưa thành nhiều hàng trên mỗi hàm. Không có râu. Mắt tròn, nhỏ, lệch về mặt lưng của đầu, gần chót mõm hơn gần điểm cuối nắp mang. Lưỡi rất phát triển, dẹp bằng, đầu lưỡi tròn. Cuống đuôi thon dài, vảy nhỏ, phủ khắp thân và đầu. Khoảng cách 2 vây lưng nhỏ hơn chiều dài gốc vây lưng thứ nhất. Cơ gốc vây ngực phát triển. Hai vây bụng tách rời nhau. Vây đuôi tròn, vây gốc cơ đuôi phát triển. Cá có màu nâu đỏ hoặc nâu vàng, có nhiều sọc nhỏ màu nâu hoặc xám tạo thành vân. Mặt lưng có 3 đốm đen: 1 ở sau đầu, một ở gốc vây lưng thứ nhất và 1 ở gốc vây lưng thứ 2. Mặt bên thân cá có nhiều đốm đen to, những đốm này không có hình dạng nhất định.
Dinh dưỡng: Là loài ăn tạp thiêng về động vật.
Sinh sản: Khi cá đạt 8-9 tháng tuổi cá sinh sản lần đầu, sức sinh sản từ 200000-300000 trứng/kg cá cái.
Sinh sản nhân tạo: HCG 280-300UI/1Kg cá cái và 1-2mg đối với não thùy cá Chép.
8. Cá Sặc Rằn
Bộ: Perciformes.
Họ: Osphronemidae.
Loài: Trichogaster pectoralis.
Hình 22: cá Sặc rằn
Phân bố: khu vực Đông Nam Á và Việt Nam ở khu vực ĐBSCL: Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cần Thơ, Kiên Giang…
Đặc điểm hình thái: Thân cá dẹp bên, đầu nhỏ, dẹp bên, mõm ngắn, không có râu. Mắt lớn vừa nằm trên trục giữa thân, gần chót mõm hơn gần điểm cuối nắp mang. Lỗ mang lớn vừa, màng mang hai bên dính nhau nhưng không dính với eo mang. Vẩy lược, phủ khắp thân và đầu, có một số vẩy nhỏ chồng lên gốc vây hậu môn, vây đuôi, vây lưng, vây ngực. Gai vây lưng, vây hậu môn cứng nhọn. Vây đuôi chẽ hai, rãnh chẽ cạn và phần cuối của hai thùy vây đuôi tròn. Phần lưng của thân và đầu có màu xanh đen hoặc xám đen và lợt dần xuống bụng. Có nhiều sọc đen nằm xiên vắt ngang thân cá, chiều rộng hai sọc lớn hơn khoảng cách hai sọc. Vây cá có màu xanh đen hoặc xám đen.
Dinh dưỡng: Thức ăn là phiêu sinh vật và mùn bã hữu cơ.
Sinh sản: Từ tháng 4-10, sinh sản nhân tạo dùng HCG + não thùy: 1500UI+ 10 não thùy cá Chép/kg cá cái, cá đực 1/3 liều.
9.Cá Rô đồng
Bộ: Perciformes.
Họ: Anabantidae
Loài: Anabas testudineus
Hình 23: cá Rô đồng
Phân bố: các nước Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam ( MAI ĐÌNH YÊN, 1983) như: vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Đặc điểm hình thái: Thân bầu dục dài, dẹp bên, chắc khỏe. Đầu tương đối lớn, tròn, mõm ngắn, hàm dưới hơi nhô ra trước hàm trên. Rạch miệng bằng, kéo về phía sau đến hoặc quá cạnh trước ổ mắt. Trên 2 hàm có răng nhỏ nhọn. Lưỡi nhọn, lỗ mũi 2 cái mỗi bên, cái trước hình ống. Mắt tương đối lớn, nằm ở hai bên đầu, hơi cao. Xương nắp mang trước có khía lõm, xương nắp mang có nhiều gai. Khe mang tương đối lớn, hướng về trước đến cạnh sau ổ mắt và hợp với nhau ở mặt dưới. Toàn thân phủ vẩy lược lớn. Đường bên ngắt quãng. Vây lưng liên tục dài hơn vây hậu môn. Vây ngực tròn. Vây bụng bé, vây hậu môn tương đối dài, vây đuôi tròn. Lưng cá màu nâu sẫm, bụng màu nhạt. Sau nắp mang và giữa cuống đuôi có chấm đen tròn. Một số mẫu còn có nhiều chấm đen phân bố trên thân.
Dinh dưỡng: Cá Rô là loài động vật ăn tạp. Chúng có thể ăn cả các loài động vật thân mềm, cá con và thực vật.
Sinh sản: Từ tháng 6-7, sức sinh sản 130000-700000 trứng/1kg cá cái HCG: 3000UI/1Kg cá cái hoặc LH-Rha: 70µg/1kg cá cái, não thùy cá Chép: 10mg/1kg cá cái.
10.Cá Trê vàng
Bộ Siluriformes.
Họ Clariidae.
Loài Clarias macrocephalus.
Hình 24: cá Trê vàng
Phân bố: cá sống nước ngọt. Phân bố ở Philliphin, Thái Lan, Lào, Campuchia và ĐBSCL Việt Nam.
Đặc điểm hình thái: Thân dài, phần trước tròn, phần sau mỏng, dẹp bên. Đầu rộng, dẹp bằng. Miệng cận dưới, không co duỗi được. Mắt nhỏ, nằm ở mặt lưng của đầu.
Dinh dưỡng: Ở tự nhiên cá ăn tạp thiên về động vật, nhưng khi nuôi cá có thể sử dụng tấm cám, bột cá, bã dầu, xác động vật…
Giá trị kinh tế: thịt ngon, sản lượng cao, có giá trị xuất khẩu.
3.2.2.Nguồn lợi giáp xác
Thành phần loài
Qua hình 25 cho thấy tổng cộng có 26 loài được thu mẫu. Theo Nguyễn Văn Thường (2000) có 42 loài hiện diện ở ĐBSCL. Họ tôm biển (Panaeidae) chiếm nhiều nhất 50% trong tổng số loài. Còn lại là hai họ có số loài tương đương nhau là Họ (Portunidae) chiếm 26,93% và Họ (Palamonidae) chiếm 23,07%.
Hình 25 : Thành phần loài giáp xác ở nước ngọt (Cần Thơ)
Sở dĩ họ tôm biển có số loài nhiều vì kích cở của chúng lớn, phân bố trong tự nhiên nhiều, chúng có giá trị kinh tế cao như: tôm sú, thẻ, đất,…. Họ tôm sông có 7 loài, trong đó chỉ có tôm càng xanh có giá trị kinh tế cao và được nuôi nhiều. Họ cua biển phần lớn đều có giá trị kinh tế cao như cua sen, cua lửa, ghẹ nhưng hiện nay chỉ có cua sen là được nuôi nhiều ở khu vực nước lợ mặn (Sở Thủy sản Cà Mau, 2005).
Thành phần loài giáp xác ở nước ngọt (Cần Thơ).
Qua hình 26 cho thấy, thành phần loài giáp xác ở nước ngọt chỉ có 2 họ với 10 loài trong tổng số 3 họ và 26 loài được thu mẫu. Trong đó họ tôm sông ( Palaemoinidae) có 6 loài nhiều nhất 75%, họ tôm biển (Penaeidae) có 2 loài 25%.
Hình 26: Thành phần giáp xác nước ngọt (Cần Thơ).
Họ tôm biển (Penaeidae) nhiều là do từ nơi khác đem đến vì chúng có giá trị kinh tế cao, trong khi đó tôm sông là loài bản địa cũng chiếm tỉ lệ cao nhưng chỉ có 1 loài (tôm càng xanh) được nuôi rộng rải nhất và xem là kinh tế nhất. Qua đó cho thấy xu hướng ngày càng hướng tới các loài tôm nuôi, đánh bắt có giá trị và không quan tâm tới các loài tôm tự nhiên khác ít có giá trị hơn.
Sự biến động thành phần loài giáp xác.
Qua hình cho thấy cho sự khác biệt giữa hai thủy vực nước ngọt và nước lợ mặn. Họ tôm biển và cua biển chiếm số lượng khá cao ở các chợ nước lợ còn ở các chợ nước ngọt chủ yếu chỉ có loài tôm sông là chủ yếu.
Hình 28: Sự biến động thành phần loài giáp xác.
Nguyên nhân họ tôm sông chỉ phân bố ở các chợ nước ngọt là vì trong tự nhiên các loài này chỉ sống được ở môi trường nước ngọt ( ngoại trừ Tôm càng xanh) và đa phần những loài này đều ít có giá trị kinh tế. Phần lớn họ tôm biển được nuôi nhiều và phân bố rộng vì loài này có đặc điểm thích nghi cao, thành phần loài khá nhiều và có giá trị kinh tế cao nên được nuôi phổ biến và vân chuyển đến các chợ nước ngọt.
* Một số loài giáp xác có giá trị kinh tế cao:
Tôm thẻ chân trắng
Bộ: Decapoda
Họ: Penaeidae
Loài: Litopenaeus vannamei
Hình 29: Tôm thẻ chân trắng
Phân bố: Châu Mỹ La Tinh, Hawaii, hiện nay được nuôi ở rất nhiều nước trên thế giới như: Đài Loan, Trung Quốc, Việt Nam.
Đặc điểm hình thái: CR = 7-8 / 2-4, không có sóng gan, có rãnh gan, chân màu trắng đục, thelycum dạng hở.
Dinh dưỡng: tôm Thẻ chân trắng ăn các chất mùn bã hữu cơ, giun, hai mãnh vỏ và giáp xác và thức ăn công nghiệp.
Sinh sản: Trong thiên nhiên, tôm trưởng thành, giao hợp và sinh đẻ trong những vùng biển có độ sâu 70 mét với nhiệt độ 26-28 độ C, độ mặn khá cao (35%o). Trứng nở ra ấu trùng và vẫn còn quanh ở khu vực sâu này. Tới giai đoạn Potlarvae, chúng bơi vào gần bờ và sinh sống ở đáy những vùng cửa sông cạn. Sau một thời gian chúng trở thành tôm trưởng thành, chúng bơi ngược ra biển và tiếp tục di cư ra biển để sinh sống, giao hợp và sinh sản theo vòng đời của chúng.
Cua sen
Bộ: Decapoda
Họ: : Portunidae
Loài: Scylla paramamosain
Hình 30: Cua sen
Phân bố: Khắp nơi trên thế giới, Cua thích sống ở những nơi nhiều thực vật thuỷ sinh, có những vùng bán ngập, có bờ để đào hàng, tìm nơi trú ẩn, nhất là thời kỳ lột xác. Vùng rừng ngập mặn, cửa sông, ven biển có nhiều cua biển sinh sống.
Đặc điểm hình thái: Kích thước lớn, mép bên trước vỏ có 9 răng, đỉnh nhọn, gốc to. Các răng lớn dần đến răng cuối. Trán có 6 răng, đỉnh nhọn hướng về hốc mắt.
Dinh dưỡng: Tính ăn của cua biến đổi tùy theo giai đoạn phát triển. Giai đoạn ấu trùng cua thích ăn thực vật và động vật phù du. Cua con chuyển dần sang ăn tạp như rong to, giáp xác, nhuyển thể, cá hay ngay cả xác chết động vật. Cua con 2-7cm ăn chủ yếu là giáp xác, cua 7-13cm thích ăn nhuyễn thể và cua lớn hơn thường ăn cua nhỏ, cá...
Sinh sản: Cua đạt giai đoạn thành thục: có tập tính di cư ra vùng nước có độ mặn cao để giao vĩ và sinh sản. Hiện nay, Cua được nuôi vỗ thành thục và cho đẻ rất thành công như: Bạc Liêu, Cà Mau, Trà Vinh…
Tôm càng xanh(TCX)
Bộ: Decapoda
Họ: Palaemonidae
Loài:Macrobrachium rosenbergii
Hình 31: Tôm càng xanh
Phân bố: tôm Càng xanh phân bố chủ yếu ở Đông Nam Á, Thái, Ấn Độ, Nhật Bản, Hồng Kông, Australi, khu vực Tây Nam Thái Bình Dương và ở vIệt Nam. Ở Việt Nam, tôm Càng xanh phân bố tự nhiên từ Nha Trang trở vào đến tận mũi Cà Mau, đạc biệt là các tỉnh ven biển thuộc ĐBSCL.
Đặc điểm hình thái: CR = 11-16/ 10-15, phần đầu ngực lớn có dạng hơi giống hình trụ, tôm có chủy dài vượt vảy râu, gốc chủy ở nơi hốc mắt nhô cao lên thành mào, chân ngực 2 rất phát triển có màu xanh dương đậm, tấm vỏ của đốt bụng thứ 2 phủ lên cả hai tấm vỏ trước và sau nó
Dinh dưỡng: tôm Càng xanh là loài ăn tạp nghiêng về động vật.
Sinh sản: tôm Càng xanh có thể đẻ quanh năm, mùa vụ sinh sản chính của tôm Càng xanh tập trung vào tháng 4-6 DL. Hiện nay, tôm Càng xanh được cho đẻ thành công từ môi trường nước xanh và nước tuần hoàn.
3.2.3. Nguồn lợi nhuyễn thể.
Thành phần loài
Qua hình 10 ta thấy thành phần loài nhuyễn thể có 3 lớp với 21 loài được thu mẫu. Trong đó có 2 lớp chiếm nhiều nhất là lớp hai mãnh vỏ (Bivalvia) và Gastropoda với 8 loài chiếm 38,1% và lớp ít nhất là lớp chân đầu với 5 loài chiếm 23,8%
Hình 32: Thành phần loài nhuyễn thể
Lớp hai mãnh vỏ (Bivalvia) nhiều vì chúng có nhiều loài có giá trị kinh tế cao nên được nuôi và khai thác nhiều. Bên cạnh đó, lớp chân bụng cũng có thành phần loài tương đương lớp hai mãnh vỏ nhưng có giá trị kinh tế kém hơn. Lớp chân đầu có giá trị kinh tế nhưng hầu như được đánh bắt ngoài tự nhiên ở nước lợ mặn nên thành phần loài không cao.
Thành phần loài nhuyễn thể ở nước ngọt (Cần Thơ)
Qua hình 33 ta thấy thành phần nhuyễn thể nước ngọt có 11 loài trong tổng số 26 loài thu mẫu được. Lớp Bivalvia chiếm nhiều nhất với số loài là 6 chiếm 54,55 %.
Hình 33: Thành phần loài nhuyễn thể ở nước ngọt (Cần Thơ).
Phần lớn các loài nhuyễn thể thuộc nước ngọt không có giá trị kinh tế cao, kích thước nhỏ. Bên cạnh đó, ta còn thu được các mẫu không phải là loài địa phương nhưng có giá trị kinh tế như sò huyết, nghêu, vẹm xanh…
Sự biến động thành phần loài nhuyễn thể
Ở hình 35 cho thấy các chợ đều xuất hiện 3 lớp trừ lớp Cephalopoda ở nước ngọt. Số loài giữa các chợ nước lợ mặn và các chợ nước ngọt có sự biến động rõ rệt. Lớp hai mảnh vỏ có số loài nhiều nhất ở các chợ nước ngọt và lớp chân đầu và chân bụng nhiều nhất ở các chợ nước lợ mặn.
Hình 35: Sự biến động thành phần loài nhuyễn thể.
Nguyên nhân do ở các chợ nước lợ mặn có số loài Cephalopoda và Gastropoda nhiều là do đặc tính phân bố của hai loài này chủ yếu sống ở vùng nước lợ mặn, còn ở các chợ nước ngọt ngoài một số loài Bivalvia bản địa thì còn có các loài đưa từ nước mặn do chúng có giá trị kinh tế cao, được ưa chuộng. Hầu hết các loài nhuyễn thể đều có giá trị kinh tế, trong đó các loài thuộc lớp chân đầu chủ yếu được khai thác từ tự nhiên nên thành phần loài ít hơn so với 2 lớp còn lại.
Thành phần loài nhuyễn thể qua đợt thu mẫu này tương đối thấp so với năm 2008 (Phạm Ngọc Nhàn và ctv, 2008 và Lê Hữu Nhân và ctv, 2008).
3.2.3.3. Một số loài nhuyễn thể có giá trị kinh tế.
1.Sò huyết
Bộ: Taxodonta
Họ: Acridae
Loài: Anadara granosa
Hình 36: Sò huyết
Phân bố: Ở Việt Nam, Sò huyết được phân bố dọc ven bờ biển từ Bắc vào Nam, ở các vùng cửa sông và đầm phá. Sò huyết có nhiều ở Quảng Ninh, Hải Phòng, Thừa Thiên Huế, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bến tre, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau.
Đặc điểm hình thái: Vỏ dày có hình dạng trứng, hai vỏ bằng nhau. Mặt ngoài vỏ có gờ phóng xạ phát triển, số lượng gờ từ 17 đến 20 gờ, trên mỗi gờ có nhiều hạt hình chữ nhật. Bản lề rộng, hình thoi, có màu nâu đen. Vết cơ khép vỏ sau lớn hình tứ giác, vết cơ khép vỏ trước nhỏ hơn, hình tam giác. Sò huyết là loài có máu đỏ. Mặt ngoài vỏ có màu nâu đen, mặt trong vỏ có màu trắng sứ. Con lớn, vỏ dài 50-60 mm, cao 40-50mm.
Dinh dưỡng: Ăn lọc. Thức ăn là động vật phù du và mùn bã hữu cơ.
Sinh sản: Sò huyết có khả năng sinh sản quanh năm, nhưng mùa vụ sinh sản chính từ tháng 4 đến tháng 8. Cá thể thành thục sinh sản trong môi trường nước. Ấu trùng phù du trải qua giai đoạn biến thái và chuyển xuống sống đáy khi xuất hiện điểm mắt.Hiện nay, được khai thác từ các bãi bồi ven biển và đưa vào các tuyến kênh để ương nuôi thành thương phẩm. Chủ yếu các tỉnh Bạc Liêu, Bến Tre, Sóc Trăng…
Giá trị kinh tế: Sò huyết có hàm lượng dinh dưỡng cao, thịt thơm ngon, được dùng làm món ăn đặc sản. Sò huyết là sản phẩm có giá trị thương phẩm.
Nghêu Dầu
Bộ: Taxadonta
Họ: Acridae
Loài: Meretrix meretrix
Hình 37: Nghêu dầu
Phân bố: Ở Việt Nam, Nghêu dầu được phân bố tập trung ở các vùng biển thuộc các tỉnh Nghệ An, Thanh Hoá, Thái Bình, Nam Định, Bến Tre, Tiền Giang.
Đặc điểm hình thái: Vỏ có dạng hình tam giác. Vỏ trái và vỏ phải bằng nhau, mép bụng của vỏ cong đều. Bản lề ngắn màu nâu đen nhô lên mặt ngoài của vỏ. Vết cơ khép vỏ trước nhỏ hình bán nguyệt, vết cơ khép vỏ sau lớn hình bầu dục. Da vỏ màu nâu, trơn bóng. Những cá thể nhỏ vùng gần đỉnh vỏ thường có vân răng cưa hay vân hình phóng xạ. Mặt trong của vỏ màu trắng, mép sau có màu tím đậm. Cá thể lớn có chiều dài 130mmm, cao 110mm, rộng 58mm.
Dinh dưỡng: Thức ăn là thực vật phù du, dinh dưỡng bằng hình thức ăn lọc.
Sinh sản: Nghêu dầu có khả năng sinh sản 1-2 lần trong năm, mùa sinh sản từ tháng 4 đến tháng 10.
Giá trị kinh tế : Nghêu dầu được dùng làm thực phẩm cho tiêu thụ nội địa và có giá trị xuất khẩu. Thịt có mùi vị thơm ngon và nhiều đạm.
PHẦN IV KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
4.1. Kết luận:
4.1.1. Nguồn lợi cá.
- Thu được tổng số là 44 loài thuộc 10 bộ.
- Qua phân tích mẫu bộ cá vược (Perciformes) đa dạng về thành phần loài và chiếm tỉ lệ cao ở cả thủy vực nước ngọt lẫn nước lợ là do bộ cá này phong phú, có giá trị kinh tế cao, thịt ngon, và dễ thích nghi và chịu được môi trường khắc nghiệt.
- Thành phần loài ở thủy vực nước lợ mặn đa dạng và phong phú hơn thủy vực nước ngọt:
+ Lợ mặn (Kiên Giang) 50 loài thuộc 11 bộ.
+ Nước ngọt (Cần Thơ) 38 loài thuộc 8 bộ.
- Ngoài bộ cá vược (Perciformes) thì bộ cá trơn (Siluriformes) và bộ cá chép (Cypriniformes) cũng chiếm tỉ lệ cao hơn các bộ khác. Trong đó cá trơn có 10 loài thuộc 7 họ chiếm 12,99% và bộ cá chép có 8 loài thuộc 2 họ chiếm tỉ lệ 10,39%.
- Ngược lại với 3 bộ trên thì các bộ còn lại chiếm tỉ lệ khá thấp 1,30% (trừ bộ cá Bơn)
- Các loài thu được chủ yếu là các loài có giá trị thương phẩm cao nên được tập trung khai thác cũng như được nuôi phổ biến.
4.1.2. Nguồn lợi giáp xác nhuyễn thể.
Qua đợt khảo sát thành phần giống loài giáp xác ở các chợ nước ngọt (Cần Thơ) và chợ nước lợ mặn (Kiên Giang) thu được tổng cộng 3 họ 26 loài. Trong đó họ tôm biển (Penaeidae) có 13 loài, họ tôm sông (Palaemonidae) có 6 loài và họ cua biển (Portunidae) có 7 loài.
Bên cạnh đó nhuyễn thể cũng thu được 3 lớp (Lớp hai mảnh vỏ, lớp chân bụng và lớp chân đầu) với tổng số 21 loài. Trong đó lớp chân đầu (Cephalophoda) có 5 loài, lớp chân bụng (Gastropoda) có 8 loài và lớp hai mảnh vỏ (Bivalvia) có 8 loài.
Nhìn chung các giống loài thu được chủ yếu tập trung vào những đối tượng có giá trị thương phẩm cao và bên cạnh đó cũng đa dạng phong phú về thành phần loài.
4.2. Đề xuất
Qua chuyến khảo sát nguồn lợi thủy sản vùng sinh thái nước lợ mặn khu vực Kiên Giang và vùng nước ngọt Cần Thơ đã thu thập được nhiều thông tin quan trọng và học hỏi được nhiều kinh nghiệm bổ ích từ người dân. Tuy nhiên vì thời gian có hạn nên chưa thu thập được hết các giống loài phổ biến và chưa nắm rõ được hiện trạng khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản như thế nào.Vì thế, Chúng tôi có một số đề xuất như:
- Cần có thời gian dài thu mẫu và phân tích mẫu để có số liệu chính xác hơn và hiểu rõ đặc tính loài hơn, nên tổ chức thu mẫu ở nhiều địa điểm và cố gắng tiếp cận nhiều hơn với các ngư dân với mục đích thu được nhiều giống loài và nắm được tình hình khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản ở từng vùng.
- Nhìn chung nguồn lợi thủy sản nước ta rất phong phú và đa dạng, nhưng do khai thác quá mức của con người nên nguồn lợi thủy sản ngày càng giảm. Vì vậy, khai thác phải đi đôi với bảo vệ đặc biệt là các loài quý hiếm.
- Cần qui hoạch vùng nuôi những giống loài có giá trị kinh tế và những loài có tiềm năng phát triển. Nhằm tăng sản lượng thủy sản, mặc khác tìm ra những loài có giá trị kinh tế để thay thế những loài đang bị cạn kiệt.
- Cùng với sự phát triển của nghề nuôi thủy sản môi trường nước ngày càng bị ô nhiễm. Làm gì để bảo vệ môi trường đó là vấn đề cần quan tâm.
- Cần nghiên cứu quy trình nuôi và nhân giống một số loài có giá trị kinh tế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Khắc Hường, 1997. Sinh học cá biển Việt Nam, tập II quyển 3. NXB khoa học và kỹ thuật.132 trang.
Rainboth, W.J, 1996. Fishes of the Cambodian mekong. FAO Species Iden tification Field Guide for Fishery Purposes.FAO, Rome 265p.
Trương Thủ Khoa, Trần Thị Thu Hương, 1993. Định loại các loài cá nước ngọt Đống Bằng Sông Cửu Long. Khoa Thuỷ Sản, Đại học Cần Thơ. 361 trang.
Vương Dĩ Khang,1958. Ngư loại phân loại học. NXB khoa kỹ-vệ sinh Thượng Hải.
PHẦN V PHỤ LỤC
Bảng 1: Thành phần các loài cá xuất hiện ở nước ngọt thuộc thành phố Cần Thơ
STT
Tên khoa học
Tên địa phương
Nước ngọt
Số loài
Tỉ lệ (%)
I
Myliobatiformes
Bộ cá Đuối
Dasyatidae
1
Himantura signfer
Cá Bồng đuôi dài
2
II
Clupeiformes
Bộ cá Trích
Engraulidae
2
Corica sp
Cá Cơm sông
2
III
Osteoglossiformes
Bộ cá Thát lát
Notopteridae
3
Notopterrus notopterrus
Cá Thát lát
2
IV
Cypriniformes
Bộ cá Chép
Rasborinae
4
Rasbora aurotaenia
cá Lòng tong đá
1
Cyprininae
5
Puntiplites proctozysron
cá Dảnh
1
6
Cyclocheilichthys enopcos
cá Cóc
1
7
Puntius schwanenfeldii
cá He đỏ
1
8
Cirrhinus caudimaculatus
cá Linh gió
1
V
Siluriformes
Bộ cá da trơn
Siluridae
9
Kryptopterus cryptopterus
Cá Trèn lá
1
Clariidae
10
Clarias macrocephlus
Cá Trê vàng
2
11
Clarias batrachus
Cá Trê trắng
1
Plotosidae
12
Plotosus canius
Cá Ngát
1
Pangasiidae
13
Pangasius bocuorti
Cá Basa
1
14
Pangasius conchophilus
Cá Hú
1
15
Pangasius larnaudii
Cá Vồ đém
1
16
Pangasius macronema
Cá Xác sọc
1
17
Pangasius micronema
Cá Tra
1
18
Pangasius polyuranodon
Cá Dứa
1
VI
Mugiliformes
Bộ cá Đối
Polynemidae
19
Eleutheronema tetradactylum
Cá Chét
2
VII
Synbrachiformes
Bộ Lươn-Lịch
Synrachidae
20
Monopterus albus
Lươn
2
VIII
Perciformes
Bộ cá Vược
Sciaenidae
21
Nebia soldado
Cá Sửu
1
Centropomidae
22
Lates calcarifer
Cá Chẽm
2
Anabantidae
23
Anabas testudineus
Cá Rô đồng
2
Osphronemidae
24
Trichogaster trichopterus
Cá Sặc bướm
1
Channidae
25
Channa striata
Cá Lóc
1
Eleotridae
26
Oxyeleotris marmorata
Cá Bống tượng
1
27
Bostrychus sinensis
cá Bống dừa
1
Bảng 2: Mức độ xuất hiện các loài cá ở chợ nước ngọt (Cần Thơ) và các chợ nước lợ mặn (Kiên giang).
STT
Tên khoa học
Tên địa phương
Nước lợ mặn
Nước Ngọt
Hà Tiên
Bình An
Kiên Lương
Bình Thủy
Cái Khế
I
Bộ Batrachoidiformes
Bộ cá hàm ếch
Họ Batrachoididae
1
Batrachomoeus trispinosus
Cá hàm ếch
+
+
II
Bộ Beloniformes
Bộ cá lìm kìm
Họ Hemirhamphidae
2
Zenarchopterus pappenheimi
Cá lìm kìm
+
III
Bộ Clupeiformes
Bộ cá trích
Họ Engraulidae
3
Coilia macrognathos
Cá màu gà
+
IV
Bộ Cypriniformes
Bộ cá chép
Họ Cyprinidae
4
Macrochirichthys macrochirus
Cá rựa
+
5
Cyclocheilichthys apogon
Cá ba kỳ đỏ
+
Họ Engraulidae
6
Corica sp
Cá cơm sông
+
Họ phụ Cyprininae
7
Cyclocheilichthys enolops
Cá cóc
+
8
Cirrhinus jullieni
Cá linh ống
+
9
Barbonymus daruphani
Cá mè vinh
+
10
Barbonymus altus
Cá he vàng
+
11
Puntioplites proctozysron
Cá dảnh
+
+
+
V
Bộ Elopiformes
Bộ cá cháo
Họ Megalopidae
12
Megalops cyprinoides
Cá cháo biển lớn
+
+
VI
Bộ Mugiliformes
Bộ cá đối
Họ mugilidae
13
Mugil cephalus linnes
Cá đối
+
+
Họ Polynemidae
14
Polynemus longipectoralis
Cá phèn vàng
+
+
15
Euletheronema tetradactylum
Cá chét
+
Họ Sphyraenidae
16
Sphyraena langsar
Cá nhồng
+
+
+
VII
Bộ Osteoglossiformes
Bộ thát lát
Họ Notopteridae
17
Notopterrus notopterrus
Cá thát lát
+
VIII
Bộ Perciformes
Bộ cá vược
Họ Anabantidae
18
Annabas testudineus
Cá rô đồng
+
Họ Channidae
19
Channa lucius
Cá dầy
+
20
Channa striata
Cá lóc đen
+
Họ Osphronemidae
21
Trichogaster pectoralis
Cá sặc rằn
+
22
Trichogaster trichopterus
Cá sặc bướm
+
+
Họ Mullidae
23
Upeneustragula
Cá phèn sọc đen
+
Họ Eleotridae
24
Eleotris balia
Cá bống trân mõn dài
+
25
Odontobutis obscuris
Cá bống tối
+
26
Eleotris balia
Cá bống trứng
+
27
Oxyeleotric marmorata
Cá bống tượng
+
+
28
Butis butis
Cá bống trân
+
+
+
29
Oxyeleotric urophthalmus
Cá bống dừa
+
+
Họ Scombridae
30
Thunnus obesus
Cá ngừ mắt to
+
+
Họ Sparidae
Họ cá tráp
31
Sparus macrocephalus
Cá tráp đen đầu to
+
Họ Carangini
Họ cá háo
32
Selar crumenophthalmus
Cá tráo mắt to ( mắt lộ)
+
+
+
Họ Formionidae
33
Formio niger
Cá chim đen
+
Họ Carangoidae
34
Carangoides malabaricus
Cá viển
+
+
+
Họ Sciaenidae
35
Nebia soldado
Cá sửu
+
+
36
Argyrosomus argentatus
Cá đù bạc
+
37
Johnius dussumieri
Cá ướp đứt- xemi
+
+
38
sciaenidae
Cá đù nanh
+
Họ Stromateidae
39
Tromateoides argenteus
Cá chim trắng
+
Họ Serranidae
Họ cá mú
40
Epinephelus fuscoguttatus
Cá mú cọp
+
41
Epinephelus sexfasciatus
Cá mú sáu sọc
+
42
Epinephelus epistictus
Cá mú chấm đen
+
43
Cephalopholis boenack
Cá mú vân sọc
+
Họ Singanidae
44
Leiograthusbindus
Cá liệt đốm vàng
+
+
45
singanius.r.stratus
Cá đìa mõm
+
46
Siganus spinus
Cá dìa gai
+
47
Sigannus punclatissimus
Cá dìa chấm nhỏ
+
+
Họ Ambassidae
48
Parambassis gymnocephala
Cá sơn
+
+
+
Họ Gobiidae
49
Glossogobiusgiuris
cá bống cát
+
50
Brachygobius doriae
Cá bống mắt tre
+
51
Parapocryptes serperaster
Cá bống kèo vẫy to
+
Họ Lutianidae
52
Lutjanus russselli
Cá hường đốm
+
+
53
Lutjanus vitta
Cá hường sọc
+
+
Họ Lethrinidae
54
Lethrinus lentjan
Cá hè chấm đỏ
+
+
Họ Gerreidae
55
Gerres filamentosus
Cá móm vây dài
+
+
Họ Leiognathidae
56
Pentaprion longimanus
Cá móm bạc (ngãng 5gai)
+
Họ Theraponidae
57
Therapon theraps
Cá căng sọc thẳng
+
Họ Mastacembelidae
58
Mastacembelus armatus favus
Cá chạch lấu
+
59
Macrognathus aculeatus
Cá chạch sông
+
+
Họ Scatophagidae
60
Scatophagus argus
Cá nâu
+
Họ Coiidae
61
Datnioides microlepis
Cá hường
+
IX
Bộ Pleuronectiformfes
Bộ cá bơn
Họ Cynoglossidae
62
Cynoglossus lingua
Cá lưỡi trâu
+
+
63
Cynoglossus
Cá lưỡi hùm
+
X
Bộ Rajiformes
Bộ cá đuối
Họ Dasyatidae
64
Dasyatis zagei
Cá đuối bồng mõm nhọn
+
XI
Bộ Siluriformes
Bộ cá da trơn
Họ Pangasiidae
Họ cá tra
65
Pangasius larnaudii
Cá vồ đém
+
66
Pangasius bocouti
Cá ba sa
+
Họ Clariidae
67
Clarias batrachus
Cá trê trắng
+
+
68
Clarias macrocephlus
Cá trê vàng
+
Họ Bagridae
69
Hemibagrus wyckii
Cá lăng
+
70
Mystus gulio
Cá chốt trắng
+
+
+
Họ Siluridae
71
Micronema bleekeri
Cá kết
+
Họ Plotosidae
72
Plotosus canius
Cá ngát đen
+
+
+
Họ Tachysuridae
73
Tachysurus argus
Cá vồ chó
+
Họ Ariidae
74
Osteogeneiosus militaris
Cá úc thép
+
+
XII
Bộ Synbranchiformes
Bộ răng tấm
Họ Synbranchidae
75
Monopterrus albus
Lươn
+
XIII
Bộ Tetraodontiformes
Bộ cá nóc
Họ Ceriolini
Họ cá bò
76
Seriola dumerili
Cá bò
+
XIV
Bộ Thunniformes
Bộ cá ngừ
Họ thunnidae
Họ phụ auxidini
77
Auxis thzard
Cá ngừ
+
Bảng 3: Thống kê các loài cá ở các chợ trong đợt thu mẫu.
STT
Tên bộ
Tên địa phương
Tổng mẫu thu
Số loài
Tỷ lệ(%)
1
Batrachoidiformes
Bộ hàm ếch
1
1,30
2
Beloniformes
Bộ lìm kìm
1
1,30
3
Clupeiformes
Bộ cá trích
1
1,30
4
Cypriniformes
Bộ cá chép
8
10,39
5
Elopiformes
Bộ cá cháo
1
1,30
6
Mugiliformes
Bộ cá đối
4
5,19
7
Osteoglossiformes
Bộ thát lát
1
1,30
8
Perciformes
Bộ cá vược
44
57,14
9
Pleuronectiformes
Bộ cá bơn
2
2,60
10
Rajiformes
Bộ cá đuối
1
1,30
11
Siluriformes
Bộ cá da trơn
10
12,99
12
Synbranchiformes
Bộ răng tấm
1
1,30
13
Tetraodontiformes
Bộ cá nóc
1
1,30
14
Thunniformes
Bộ cá ngừ
1
1,30
Tổng cộng
77
100
Bảng 4: Thành phần các loài cá ở các chợ lợ mặn ( Kiên giang).
STT
Tên bộ
Tên địa phương
Kiên giang
Số loài
Tỷ lệ (%)
1
Batrachoidiformes
Bộ hàm ếch
1
2
2
Beloniformes
Bộ lìm kìm
1
2
3
Cypriniformes
Bộ cá chép
3
6
4
Elopiformes
Bộ cá cháo
1
2
5
Mugiliformes
Bộ cá đối
3
6
6
Perciformes
Bộ cá vược
32
64
7
Pleuronectiformes
Bộ cá bơn
2
4
8
Rajiformes
Bộ cá đuối
1
2
9
Siluriformes
Bộ cá gia trơn
4
8
10
Tetraodontiformes
Bộ cá nóc
1
2
11
Thunniformes
Bộ cá ngừ
1
2
Tổng cộng
50
100
Bảng 5: Thành phần các loài cá ở các chợ nước ngọt ( Cần thơ).
STT
Tên bộ
Tên địa phương
Cần Thơ
Số loài
Tỷ lệ (%)
1
Clupeiformes
Bộ cá trích
1
2,63
2
Cypriniformes
Bộ cá chép
6
15,79
3
Mugiliformes
Bộ cá đối
1
2,63
4
Osteoglossiformes
Bộ cá thát lát
1
2,63
5
Perciformes
Bộ cá vược
19
50,00
6
Pleuronectiformes
Bộ cá bơn
1
2,63
7
Siluriformes
Bộ cá da trơn
8
21,05
8
Synbranchiformes
Bộ răng tấm
1
2,63
Tổng cộng
38
100
Bảng 6: Sự biến động thành phần loài ở các chợ nước lợ mặn ( Kiên giang).
STT
Thành phần
Bình An
Hà Tiên
Kiên Lương
Tên bộ
Tên địa phương
Số loài
Tỷ lệ %
Số loài
Tỷ lệ %
Số loài
Tỷ lệ %
1
Batrachoidiformes
Bộ hàm ếch
1
4,76
1
3,33
0
0
2
Beloniformes
Bộ cá lìm kìm
0
0
0
0
1
5,56
3
Cypriniformes
Bộ cá chép
0
0
1
3,33
2
11,1
4
Elopiformes
Bộ cá cháo
1
4,76
1
3,33
0
0
5
Mugiliformes
Bộ cá đối
2
9,52
2
6,67
2
11,1
6
Pleuronectiformes
Bộ cá bơn
0
0
2
6,67
0
0
7
Perciformes
Bộ cá vược
14
66,67
18
60
11
61,1
8
Rajiformes
Bộ cá đuối
1
4,76
0
0
0
0
9
Siluriformes
Bộ cá da trơn
2
9,52
4
13,33
1
5,56
10
Tetrodontiformes
Bộ cá nóc
0
0
1
3,33
0
0
11
Thunmiformes
Bộ cá ngừ
0
0
1
3,33
1
5,56
Tổng cộng
21
100
30
100
18
100
Bảng 7: Sự biến động thành phần các loài cá ở chợ nước ngọt ( Cần thơ).
STT
Thành phần
Bình Thủy
Cái Khế
Tên bộ
Tên địa phưng
Số loài
Tỷ lệ %
Số loài
Tỷ lệ %
1
Clupeiformes
Bộ cá trích
1
3,13
0
2
Cypriniformes
Bộ cá chép
3
9,38
3
27,273
3
Mugiliformes
Bộ cá đối
1
3,13
1
9,0909
4
Osteoglossiformes
Bộ cá thát lát
0,00
1
9,0909
5
Perciformes
Bộ cá vược
19
59,38
3
27,273
6
Pleuronectiformes
Bộ cá bơn
0
1
9,0909
7
Siluriformes
Bộ cá da trơn
7
21,88
2
18,182
8
Synbranchiformes
Bộ răng tấm
1
3,13
0
Tổng cộng
32
100
11
100
Bảng 8: Thành phần các giống loài giáp xác xuất hiện ở các chợ nước ngọt (Cần Thơ) và nước lợ mặn (Kiên giang).
STT
Tên Khoa Học
Tên Địa Phương
Bình An
Hà Tiên
Kiên lương
Bình Thủy
Cái Khế
Bộ Decapoda
Bộ giác xác mười chân
Penaeidae
Họ Tôm Biển
Giống Alphaeus
1
Alphaeus sp
Tôm Gõ Mỏ
+
+
2
Alphaeus digitalis
Tôm Tit
+
Giống Fenneropenaeus
3
Fenneropenaeus indicus
Thẻ Đuôi Đỏ
+
+
4
Fenneropenaeus merguiensis
Thẻ Đuôi Xanh
+
+
Giống Litopenaeus
5
Litopenaeus vannamei
Tôm Thẻ Chân Trắng
+
Giống Melicertus
6
Melicertus latisulcatus
Tôm Nylon
+
+
Giống Metapenaeus
7
Metapenaeus affinis
Tôm Chì
+
+
8
Metapenaeus ensis
Tôm Đất
+
+
9
Metapenaeus tenuipes
Tôm Bạc
+
+
10
Metapenaeus brevicornis
Tôm Bạc Nghệ
+
+
Giống Parapenaeopsis
11
Parapenaeopsis hungerfordi
Tôm Gậy Tre
+
+
Giống Penaeus
12
Penaeus monodon
Tôm sú
+
13
Penaeus semisulcatus
Tôm rằn
+
+
Họ palaemonidae
Họ Tôm Sông
Giống Exopalaemon
14
Exopalaemon styliferus
Tôm Vác Dáo
+
Giống Macrobrachium
15
M.rosenbergi
Tôm Càng Xanh
+
+
16
M. sintangense
Tép Thợ Rèn
+
17
M.lanchesteri
Tép Rong
+
18
M. mirabile
Tép Mòng sen
+
19
M.equidens
Tép Trứng
+
Họ cua biển
Họ Portunidae
Giống Portunus
20
Portunus pelagicus
Ghẹ xanh
+
+
21
Portunus sanguinolentus
Ghẹ chấm
+
+
22
Chaprybdis natator
Ghẹ đá
+
23
Chaprybdis feriatus
Ghẹ đỏ
+
Giống Scylla
24
Scylla Olivacea
Cua lửa
+
+
25
Scylla Paramamosain
Cua sen
+
+
26
Menippe Rumphii
Cua đá
+
Bảng 9: Tỷ lệ (%) Thành phần các giống loài giáp xác ở nước ngọt (Cần Thơ) và nước lợ mặn (Kiên giang).
STT
Tên khoa học
Tên địa phương
Tổng mẫu thu
Số loài
Tỷ lệ (%)
1
Họ Penaeidae
Họ tôm biển
13
50
2
Họ Palaemonidae
Họ tôm sông
6
23,07
3
Họ Portunidae
Họ cua biển
7
26,93
Tổng cộng:
26
100
Bảng 10: Tỷ lệ (%) Thành phần các giống loài giáp xác ở nước ngọt (Cần Thơ).
STT
Tên khoa học
Tên địa phương
Tổng mẫu thu
Số loài
Tỷ lệ (%)
1
Họ Penaeidae
Họ tôm biển
2
25
2
Họ Palaemonidae
Họ tôm sông
6
75
Tổng cộng:
8
100
Bảng 11: Tỷ lệ (%) Thành phần các giống loài giáp xác ở nước lợ mặn (Kiên giang).
STT
Tên khoa học
Tên địa phương
Tổng mẫu thu
Số loài
Tỷ lệ (%)
1
Họ Penaeidae
Họ tôm biển
12
63,16
2
Họ Portunidae
Họ cua biển
7
36,84
Tổng cộng:
19
100
Bảng 12: Sự biến động thành phần giống loài giáp xác ở nước ngọt (Cần Thơ) và lợ mặn (Kiên giang).
STT
Tên khoa học
Tên địa phương
Nước ngọt
Nước lợ mặn
Số loài
Tỷ lệ ( % )
Số loài
Tỷ lệ
( % )
1
Họ Penaeidae
Họ tôm biển
2
25
12
63,16
2
Họ Palaemonidae
Họ tôm sông
6
75
0
0
3
Họ Portunidae
Họ cua biển
0
0
7
36,84
Tổng cộng:
8
100
19
100
Bảng 13: Thành phần các giống loài nhuyễn thể xuất hiện ở chợ nước ngọt (Cần Thơ) và nước lợ mặn (Kiên giang).
STT
Tên khoa học
Tên địa phương
Kiên giang
Cần Thơ
Bình An
Hà Tiên
Kiên Lương
Bình Thuỷ
Cái khế
Lớp Cephalopoda
Lớp Chân đầu
Bộ Sepioidae
1
Sepia pharaonis
Mực Nang
+
+
2
Sepiothentis lessomiana
Mực Phủ
+
3
Nippomololigo sumatransis
Mực Ống
+
+
4
Octopus marginatus.
Mực Lá
+
5
Octopus vulgaris
Mực Tua
+
Lớp Gastropoda
Lớp Chân Bụng
Bộ Mesogastropoda
Họ Strombidae
6
Solen strictus
Ốc Móng Tay
+
+
7
Natica tigrina
Ốc Gạo
+
8
Pila eomica
Ốc Lát
+
+
9
Pila polita
Ốc Bươu
+
+
10
Strombus camarimm
Ốc Nhảy Da Vàng
+
11
Turbo argyrostomus
Ốc Mắt Ngọc
+
12
Cerithidea abtusa
Ốc Len
+
+
13
Cymbiola mobilis
Ốc Vôi
+
Lớp Bivalvia
Lớp Hai Mảnh Vỏ
Bộ Taxodonta
Bộ Răng Hàm
Họ Acridae
Họ Sò
14
Paphia undalata
Nghêu Lụa
+
15
Meretrix lyrata
Nghêu dầu
+
16
Anadara granosa
Sò Huyết
+
+
+
17
Neotapes pverpera
Sò Lụa
+
18
Periglypta pverpera
Sò Tộ
+
19
Polymesodoi erosa
Vộp
+
+
20
Pilsbryoconcha exillis
Trai Sông
+
+
21
Conbicula lyrata
Hến Sông
+
Bảng 14: Tỷ lệ (%) Thành phần các giống loài nhuyễn thể ở nước ngọt (Cần Thơ) và nước lợ mặn (Kiên giang).
STT
Tên khoa học
Tên địa phương
Tổng mẫu thu
Số loài
Tỷ lệ (%)
1
Lớp Cephalopoda
Lớp chân đầu
5
23,8
2
Lớp Gastropoda
Lớp chân bụng
8
38,10
3
Lớp Bivalvia
Lớp hai mảnh vỏ
8
38,10
Tổng cộng:
21
100
Bảng 15: Tỷ lệ (%) Thành phần các giống loài nhuyễn thể ở nước ngọt (Cần Thơ).
STT
Tên khoa học
Tên địa phương
Tổng mẫu thu
Số loài
Tỷ lệ (%)
1
Lớp Gastropoda
Lớp chân bụng
5
45,45
2
Lớp Bivalvia
Lớp hai mảnh vỏ
6
54,55
Tổng cộng:
11
100
Bảng 16: Tỷ lệ (%) Thành phần các giống loài nhuyễn thể ở nước lợ mặn (Kiên giang).
STT
Tên khoa học
Tên địa phương
Tổng mẫu thu
Số loài
Tỷ lệ (%)
1
Lớp Cephalopoda
Lớp chân đầu
5
33,33
2
Lớp Gastropoda
Lớp chân bụng
6
40
3
Lớp Bivalvia
Lớp hai mảnh vỏ
4
26,67
Tổng cộng:
15
100
Bảng 17: Sự biến động thành phần giống loài nhuyễn thể ở nước ngọt (Cần Thơ) và lợ mặn (Kiên giang).
STT
Tên khoa học
Tên địa phương
Nước ngọt
Nước lợ mặn
Số loài
Tỷ lệ (%)
Số loài
Tỷ lệ (%)
1
Lớp Cephalopoda
Lớp chân đầu
0
5
33,33
2
Lớp Gastropoda
Lớp chân bụng
5
45,45
6
40
3
Lớp Bivalvia
Lớp hai mảnh vỏ
6
54,55
4
26,67
Tổng cộng:
11
100
15
100
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Báo cáo nguồn lợi thủy sản.doc