4.2. Cơ hội hợp tác và điều hợp giữa các hợp phần của khối Xã hội dân sự
Đi theo mục tiêu thu hẹp bất bình đẳng về vùng miền, nhóm sắc tộc, nhóm trẻ em,
khuyết tật và giới, sự hợp tác và điều hợp giữa các tổ chức NGO và giới báo chí có thể
đem lại những hiệu quả lớn hơn phép cộng số học. Theo hướng này, các NGO có thể205
xem xét thực hiện các hoạt động xây dựng quan hệ chiến lược với giới báo chí và giới
khoa học (hàn lâm) là những thành phần quan trọng của Xã hội dân sự. Khi giới NGO
có năng lực mở rộng về hoạt động truyền thông đại chúng, những câu chuyện ở cộng
đồng ở cơ sở có tiếng nói trọng lượng hơn và có khả năng đóng góp nhiều hơn, nhanh
hơn và rộng hơn cách làm “truyền thống” là các báo cáo nghiên cứu chính sách cuả các
tổ chức này. Quan hệ hợp tác này có thể bảo đảm sự tham gia tăng cường của công dân
trong đời sống chính trị-xã hội, và thiết lập những thiết chế đối thoại hiệu quả về chính
sách giữa các tổ chức XHDS với chính phủ.
Đóng vai trò như những nguồn tin, bản thân nhân viên các tổ chức NGO, các tổ chức
ở cộng đồng, đại diện các cộng đồng dân cư có khả năng cất tiếng nói của mình nhiều
hơn trong việc cảnh báo những vấn đề xã hội, hoặc đưa ra những giải pháp mới, dựa
trên các bằng chứng từ kết quả các dự án phát triển để giải quyết các vấn đề xã hội. Trên
thực tế, khoảng 10 năm lại đây, giới báo chí và khối NGO đã có những liên kết theo
những vụ việc hoặc những cuộc vận động xã hội cả về những vấn đề có quy mô địa
phương và cả những vấn đề có tính chất quốc gia.
Phù hợp với xu hướng này, các NGO có thể xem xét hướng tăng cường sự hợp tác và
điều hợp của giới NGO (gồm cả INGO và các đối tác của mình) với giới báo chí (có lựa
chọn những nhóm nhà báo đồng quan điểm). Đã có những ví dụ xác nhận quan hệ liên
kết này góp phần nâng cao hiệu quả vận động chính sách thông qua nâng cao năng lực
khối Xã hội dân sự và mở rộng không gian chính trị của khu vực này. Một thể chế duy
trì sự hợp tác và điều phối thành công của hai khối này một kết quả quan trọng của
chương trình này
207 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Lượt xem: 287 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Hội thảo Xã hội Dân sự Thường niên Lần thứ 2 - Triết lý phát triển: Bài học từ quá khứ và định hướng cho tương lai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u kiểu “phá hoại” di
tích tại đình cổ Quang Húc (xã Đông Quang, Ba Vì, Hà Nội). Quá trình trùng tu đình
Quang Húc, đơn vị thi công đã bộc lộ sai phạm: xà, cột khi ghép vào “không ăn nhập
với nhau”, mái đình dột tứ tung, các mảng chạm cổ kính bỗng trở nên tươi mới. Bên
cạnh đó, sự việc “làm sạch” tấm bia cổ Sùng Thiện Diên Linh - bảo vật quốc gia ở chùa
Long Đọi Sơn (huyện Duy Tiên, Hà Nam) cũng khiến dư luận bàng hoàng. Một tốp thợ
xây đã dùng đá mài, giấy ráp, bàn chải sắt, phoi bào sắt kỳ cọ mặt bia với mục đích “làm
vệ sinh” cho bà con chiêm ngưỡng trong dịp tỉnh nhà nhận quyết định bảo vật Quốc
gia với tấm bia Sùng Thiện Diên Linh diễn ra vào sáng 18/4/2014. Tiếp đó là sự việc
trùng tu tại đình Tiên Canh (Vĩnh Phúc) bằng cuốc xẻng. Tháng 7/2014 là vụ trùng tu
chùa Sổ (Thanh Oai, Hà Nội) với việc đơn vị thi công “phá” và không làm nhà bao che
theo đúng nguyên tắc trước khi hạ giải. Đặc biệt, trong khuôn viên chùa còn được xây
dựng một tòa nhà lục giác - một hạng mục mới không có trong thiết kế thi công.
Bên cạnh đó, hiện tượng nhiều hộ dân do khó khăn trong cuộc sống mưu sinh đã chiếm
dụng không gian di tích làm nơi ở, nơi sinh hoạt, gây mất mỹ quan ở chốn vốn được
gọi là linh thiêng, tôn nghiêm. Theo Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, tại 104 di tích đã
được xếp hạng của Thủ đô đang có trên 1.200 hộ dân sinh sống và 11 cơ quan ở nhờ.
Điển hình, di tích chùa Đồng Quang (quận Đống Đa) có tới 15 - 16 hộ sinh sống; cụm
chùa Quang Hoa - Thiền Quang - Pháp Hoa (quận Hai Bà Trưng) có trên 40 hộ; chùa
Liên Phái (quận Hai Bà Trưng), chùa Ngũ Xã (quận Ba Đình), chùa Quang Minh (quận
Đống Đa), chùa quán Huyền Thiên (quận Hoàn Kiếm) cũng có rất nhiều hộ dân sinh
sống. Điều nay ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan, không gian di sản, khiến di
sản phải “gồng gánh” thêm những chức năng vượt quá sức giới hạn của mình, đặt ra
nhiều vấn đề về công tác quản lý, bảo tồn di sản.
- Hiện tượng thương mại hóa di sản
DSVH có vai trò đặc biệt trong phát triển du lịch, dịch vụ. Đó là điểm nhấn và điểm
đến chủ yếu của du khách trong và ngoài nước. Trong thời gian với mục tiêu phát triển
nhanh ngành du lịch, chúng ta đã khai thác tối đa giá trị kinh tế của di sản khiến nhiều
điểm tham quan di tích rơi vào quá tải, nhất là vào dịp lễ hội đầu năm. Với lượng du
khách thập phương, du khách nước ngoài đổ dồn về các di tích trong cùng một thời
186
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2
điểm khiến nhiều di tích phải “oằn mình” chống chọi trước lối hành xử thiếu văn hóa
của một lượng lớn du khách. Những vụ việc gây xôn xao dư luận tại Lễ phát ấn Đền
Trần (Nam Định), Lễ hội Gióng (Sóc Sơn, Hà Nội), Lễ hội cướp phết (Hiền Quan, Phú
Thọ) với cảnh chen chúc, giẫm đạp lên nhau của người tham gia lễ hội đã làm mất đi
tính thiêng vốn có của các lễ hội đó.
Phát triển ngành công nghiệp không khói qua khai thác hợp lí hệ thống DSVH là hướng
phát triển lâu dài, bền vững của nhiều quốc gia. Nhưng ở nước ta, cách làm du lịch thiếu
chuyên nghiệp; đội ngũ hướng dẫn viên còn mỏng, sự hiểu biết về lịch sử, giá trị di sản
còn hạn chế nên việc quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam còn hạn chế,
khó thu hút khách nước ngoài quay lại tham quan.
Do thói quen tùy tiện và ý thức bảo vệ tài sản công cộng chưa cao nên ở hầu hết các di
sản tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng; nạn mất trộm, mua bán cổ
vật diễn ra thường xuyên (Cả nước có trên 40 nghìn di tích với rất nhiều cổ vật có giá
trị đang được lưu giữ, trong đó có gần 20 ngôi chùa trên cả nước bị kẻ gian đột nhập lấy
cắp cổ vật tính từ cuối năm 2015 đến tháng 10/2016). Hiện tượng kinh doanh nhà hàng,
bán đồ lưu niệm trong phạm vi quần thể di tích với những hình ảnh phản cảm (như sự
xuất hiện các quầy bán thịt thú rừng; quán nhậu; trò chơi cá cược đỏ đen ăn tiền),
gần đây nhất là sự kiện một số cơ sở kinh doanh trong Vịnh Hạ Long tổ chức tour ăn
tiệc tối trong các hang đá, dấy lên những mối nghi ngại về di sản thiên nhiên sẽ bị xâm
hại, làm mất đi sức hấp dẫn vốn có của di sản.
Khai thác phải đi liền với trùng tu, bảo tồn, phát huy nhưng với cái nhìn nhất thời, chỉ
thấy những cái lợi trước mắt mà nhiều cơ quan, đơn vị, nhất là các đơn vị phối hợp tổ
chức sự kiện đang khai thác một cách cạn kiệt nguồn lực đặc biệt quan trọng này, đặt
di sản đứng trước những thách thức, nguy cơ mai một.
- Công tác quản lý di sản còn bất cập
DSVH là tài sản của cộng đồng, do chủ thể nhân dân tại các địa phương phối hợp ví
chình quyền địa phương đứng ra quản lý, tổ chức, bảo tồn. Tuy nhiên qua cách tổ chức
một số lễ hội, sự tham gia của người dân, của cộng đồng trong điều hành, tổ chức, quản
lý lễ hội còn mờ nhạt, thậm chí trở thành người ngoại đạo, đứng từ xa quan sát. Việc tổ
chức lễ hội thường do ban quản lý di tích, chính quyền địa phương phối hợp với công
ty tổ chức sự kiện hay ủy thác cho nhà tài trợ đứng ra điều hành. Điều này vô hình
chung đánh mất vai trò quan trọng của chủ thể - nhân dân trong khâu sáng tạo, tổ chức,
quản lý và vận hành lễ hội.
187
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2
Sự chồng chéo, không rõ chức năng nhiệm vụ của các bên liên quan trong quản lý di
sản dẫn đến tình trạng “cha chung không ai khóc”, tiền công đức của người dân bị sử
dụng sai mục đích; vấn đề tu bổ, tôn tạo mạnh ai đấy làm; biến di sản trở thành miếng
mồi để trục lợi, làm càn
Có thể nói công tác quản lý DSVH thời gian quan còn tồn tại nhiều bất cập, là nguyên
nhân chính dẫn đến những sai phạm trong tổ chưc, điều hành, khai thác di sản. Sự phân
công, phân cấp còn chồng chéo; đội ngũ cán bộ quản lý di sản còn yếu, chưa được đào
tạo bài bản về chuyên môn, nghiệp vụ; chế độ chính sách đối với họ chưa tương xứng
với công việc, trọng trách được giao. Công tác đánh giá hiện trạng, sưu tầm tài liệu khảo
cổ học; đề án báo tồn, phát huy di sản chưa thực sự đi vào thực chất, còn nặng về giấy
tờ, thủ tục Đây là những trở ngại lớn trong bảo tồn, phát huy DSVH hiện nay.
3. Một số đề xuất, kiến nghị
Để phát huy giá trị DSVH, khắc phục những bất, cập hạn chế trong công tác bảo tồn,
tôn tạo, khai thác di sản, để di sản trở thành nguồn lực nội sinh quan trọng trong quá
trình phát triển bền vững đất nước hiện nay, trước hết cần phải thực hiện đồng bộ một
số giải pháp như:
Thứ nhất, cần nâng cao nhận thức của các cấp các ngành cũng như toàn thể nhân dân
về vai trò, vị trí quan trọng của DSVH trong đời sống cộng đồng. Bởi “DSVH Việt Nam
là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của DSVH
nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta”,
“là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa”.
Vì thế cần tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng về thế mạnh, tiềm năng của DSVH
dân tộc với những giá trị, vẻ đẹp và sức hấp dẫn độc đáo, có tác dụng sâu sắc trong việc
giáo dục, trao truyền tri thức, kinh nghiệm cũng như góp phần xây dựng, hình thành
nhân cách con người Việt Nam.
Thứ hai, cần thực hiện nghiêm Luật DSVH và những công ước quốc tế về di sản văn
hóa và thiên nhiên thế giới. Có cơ chế, chính sách đầu tư thích đáng trong việc tôn tạo,
bảo tồn nâng cấp di sản; tránh tình trạng “bỏ rơi, lãng quên” DSVH của dân tộc. Đặc
biệt đối với các DSVH phi vật thể, cần sự vào cuộc quyết liệt hơn của các cấp, các ngành
trong việc khôi phục, gìn giữ và lam lan toả những giá trị nhân văn của các loại hình
nghệ thuật truyền thống đến đông đảo công chúng trong và ngoài nước. Việc trùng tu
tôn tạo di sản văn hóa cần có sự khảo cứu khoa học trên cơ sở học tập kinh nghiệm bảo
188
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2
tồn di sản của các nước tiên tiến, tránh làm mới hoàn toàn di sản hoặc phá dỡ làm lại
theo mô hình, kiến trúc di sản của một nước khác. Tăng cường việc bảo tồn không gian
văn hóa di sản; xử lý nghiêm những hành vi xâm hại cảnh quan, không gian di sản.
Thứ ba, Nhà nước và các bộ, ngành cần có chiến lược dài hạn trong việc đào tạo, bồi
dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên trách, có chuyên môn sâu về bảo tồn DSVH. Có chính
sách đãi ngộ đặc thù cho các chuyên gia, nhà khoa học và cán bộ làm công tác văn hóa.
Khai thác hợp lý giá trị của di sản trong phát triển du lịch, dịch vụ để không ngừng
quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam đến với bạn bè quốc tế. Xử lý tốt mối
quan hệ giữa bảo tồn, phát huy di sản văn hóa với phát triển kinh tế - xã hội, không vì
mục tiêu kinh tế để đánh đổi di sản và môi trường.
Thứ tư, đối với các địa phương có di sản văn hóa cần phải có chiến lược, kế hoạch trong
khai thác, bảo tồn, phát huy thế mạnh của di sản trong đời sống cộng đồng. Huy động
nguồn lực xã hội hoá trong khai thác, tôn tạo di sản với sự kết hợp hài hoà yếu tố truyền
thống và hiện đại. Xây dựng cảnh quan, không gian di sản lành mạnh, thân thiện, nhân
văn, hướng con người đến những giá trị cao đẹp của chân, thiện, mỹ.
* * *
DSVH không bất biến, trường tồn với thời gian mà nó luôn chịu những tác động của
bối cảnh, môi trường bên ngoài làm cho biến đổi. Để bảo tồn nguyên vẹn di sản cần
phải có nhận thức đúng đắn, khoa học về vị trí, vai trò, đặc trưng của từng loại hình di
sản, gắn với không gian sinh tồn của di sản đó để có những biện pháp, cơ chế bảo tồn,
phát huy một cách tốt nhất.
Mặc dù có nhiều tiềm năng, lợi thế về hệ thống DSVH để Việt Nam có thể đẩy mạnh
phát triển ngành du lịch, dịch vụ; đóng góp doanh thu lớn cho ngân sách quốc gia; cải
thiện môi trường sống; giáo dục ý thức, nhân cách con người nhưng hiện tại DSVH
cũng đang đứng trước những khó khăn, thách thức lớn.
Để khắc phục những rào cản ấy cần sự vào cuộc mạnh mẽ của các cấp các ngành, trực
tiếp là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội đồng di sản văn hóa quốc gia, các sở, ban
ngành địa phương và nhất là nhân dân cần nâng cao nhận thức về vai trò đặc biệt quan
trọng của DSVH; ứng xử có văn hóa với di sản; đầu tư tôn tạo di sản cho phù hợp, hiệu
quả; bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác bảo tồn di sản; kết hợp với các tổ
chức nước ngoài trong kinh nghiệm bảo tồn, phát huy di sản, để DSVH Việt Nam ngày
189
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2
càng phong phú, giàu đẹp, xứng đáng là nguồn lực nội sinh quan trọng trong quá trình
phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nhiều tác giả (2011), Di sản lịch sử và những hướng tiếp cận mới, NXB Thế giới, Hà
Nội.
2. Nhiều tác giả (2014), Di sản văn hóa trong xã hội Việt Nam đương đại, NXB Tri thức,
Hà Nội.
3. Tổng Cục Du lịch (2013), Di sản thế giới ở Việt Nam, NXB Thanh niên, Hà Nội.
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2
190
VẬN ĐỘNG XÃ HỘI TRONG MỘT THẬP NIÊN LẠI ĐÂY VÀ KHỐI XÃ HỘI DÂN SỰ
Đặng Ngọc Quang
1. Giới thiệu
Trong khoảng một thập niên lại đây, môi trường hoạt động của các tổ chức Xã hội dân
sự (XHDS) ở Việt Nam có những thay đổi mạnh mẽ ở bên ngoài và bên trong khối này.
Một vài thay đổi quan trọng có thể kể đến là bức tranh về các vấn đề xã hội môi trường
đã chuyển trọng tâm, các nhà tài trợ đã thay đổi ưu tiên và quy mô tài chính, chính
quyền cũng có những điều chỉnh chính sách với các khối báo chí và phi chính phủ.
Trong khối XHDS cũng có những thay đổi quan trọng về những phương thức vận động
thay đổi xã hội và những mối liên kết hợp tác mới.
Bài viết1 này bằng phương pháp tổng quan tài liệu thứ cấp, phỏng vấn những nguồn tin
chủ chốt và quan sát của người trong cuộc phân tích những thay đổi có khả năng ảnh
hưởng lớn trong môi trường và phương thức hoạt động của các tổ chức Xã hội dân sự
(CSO) ở Việt Nam trong khoảng một thập niên lại đây để tìm ra những nhân tố tạo ra
những sự thay đổi đó. Bài viết cũng đề xuất những gợi ý có thể cải thiện năng lực ảnh
hưởng2 của khu vực XHDS.
2. Bức tranh phát triển Việt Nam
Nhận xét về phát triển ở Việt Nam, Cơ quan Phát triển Hải Ngoại Mỹ (USAID) đã cho
rằng3 đây là một đất nước rộng, giàu nguồn lực, đa dạng, có nhiều cơ hội và thách thức.
Việt Nam có mức tăng trưởng tốt được duy trì trong thời gian dài, nhưng thua xa những
nước tương đương về các chỉ tiêu kinh tế xã hội chủ chốt. Có nhiều thách thức làm hạn
chế khả năng Việt Nam đảm nhận vai trò đối tác một cách đầy đủ và có trách nhiệm.
2.1. Tăng trưởng và nghèo đói
Cách đây 5 năm, Ngân hàng Thế giới (WB) đã nhận định rõ hơn về một thách thức lớn
của Việt Nam4 đó là việc giảm nghèo ngày càng trở nên khó khăn hơn do “thành công
1 Nền của bài viết này là báo cáo nghiên cứu thực hiện cho AAV: Đặng Ngọc Quang. Định vị Tổ chức trong một
Thế giới Bất định - Action Aid Vietnam, Hà Nội, 2017.
2 Theo nghĩa quyền năng hay là power theo nghĩa tiếng Anh trong chính trị học.
3 Country development cooperation strategy (CDCS) for Vietnam 2014-2018. USAID.
4 Well Begun, Not Yet Done: Vietnam’s Remarkable Progress on Poverty Reduction and the Emerging
Challenges. WB, 2012
191
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2
của Việt Nam đã tạo nên những thách thức mới. Việc vươn tới những người nghèo trở
nên khó hơn do những yếu tố cách biệt, tài sản hạn chế, trình độ giáo dục và mức sức
khỏe thấp – và mức độ giảm nghèo phản ứng thấp hơn với tăng trưởng kinh tế”. Tổ
chức Nhi đồng (Save Children Fund, 2014) cũng cho rằng quá trình dịch chuyển từ một
nước thu nhập thấp sang nước có thu nhập trung bình ở Việt Nam che đậy những bất
bình đẳng xã hội với những người nghèo nhóm sắc tộc, và giữa các khu vực đô thị nông
thôn, miền núi5.
Vẫn theo báo cáo của WB 2012, giảm nghèo đói trong các nhóm dân tộc thiểu số
(DTTS) đã trở thành một thách thức dai dẳng. Trước đó trong năm 1998, tỷ lệ nghèo
trong nhóm này chỉ là 29% mà hiện nay có 47% người nghèo là ở trong nhóm dân tộc
ít người tuy họ chiếm ít hơn 15% dân số. Theo tiêu chí nghèo mới tính trong năm 2010,
tỷ lệ người nghèo trong nhóm DTTS là 66,3% so với 12,9% trong người Kinh. Báo cáo
của WB 2016 còn cho biết bộ mặt nông thôn của nghèo đói: 90% người nghèo sống tại
địa bàn nông thôn, đây cũng là nơi cư trú của các đối tượng khó khăn khác, cụ thể có
82% đối tượng cận nghèo, 84% nhóm 40% dưới đáy.
Khi nhìn nhận khoảng 10 triệu người sống trong nghèo đói là đối tượng của chiến lược
của mình trong giai đoạn 2011-20156, Irish Aid cho rằng, bất chấp những thành công
về giảm nghèo, ở Việt Nam một nửa người nghèo là người dân tộc thiểu số và phần lớn
sống ở nông thôn vùng xa. Theo nhà tài trợ này, nguyên nhân nghèo đói chủ chốt ở
Việt Nam là tính dễ bị tổn thương và sự gạt ra ngoài lề. Người nghèo rất dễ bị tổn thương
trước những cú sốc về kinh tế, và đặc biệt là với lạm phát cao.
Là một nhà tài trợ truyền thống của Việt Nam, Phần Lan đã nhận xét, trong một phần
tư thế kỷ, Việt Nam đã duy trì được tốc độ tăng trưởng GDP ở mức là một trong những
nước có tốc độ cao nhất thế giới, nhờ đó mà đã đưa hơn 35 triệu người thoát khỏi nghèo
đói. 7 Triển vọng phát triển của Việt Nam về trung hạn khá lạc quan, với dự báo tốc độ
tăng trưởng được duy trì ở mức 6% cho tới 2020, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng này chậm
lại vì những nguyên nhân cấu trúc và tác động âm tính của biến động khí hậu, ví dụ
như hạn hán và xâm mặn ở đồng bằng Cửu Long.
2.2. Bất bình đẳng
5 Bản đồ tương tác về nghèo đói và số liệu về nghèo đói của Việt Nam theo các tỉnh có thể xem ở đây:
6 Country Strategy Paper 2011-2015. Summary. Irish Aid, 2011.
7 Bộ ngoại giao Phần Lan. Country Strategy for Development Cooperation with VIETNAM 2013–2016.
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2
192
Quá trình tăng trưởng và giảm nghèo ở Việt Nam đi kèm với xu hướng tăng của bất
bình đẳng xã hội. Nổi bật bất bình đẳng là theo các chiều vùng miền, dân tộc thiểu số,
nhóm tuổi (ở trẻ em, thanh niên), khuyết tật và giới (được thảo luận riêng ở 2.3).
Nghiên cứu về nghèo đói của WB năm 2015 chỉ ra bất bình đẳng sâu sắc theo vùng
(xem Hình 1). Năm 2010 nghèo đói tập trung nhiều ở các vùng bị cách biệt về địa lý so
với các trung tâm. Đứng hàng đầu về nghèo đói là khu vực miền núi Tây Bắc với tỷ lệ
nghèo theo tiêu chuẩn của ngành thống kê lên tới 39,4%. Khu vực đứng thứ hai là vùng
núi Đông Bắc – 24,2% gần ngang với Bắc Trung bộ - 24.0% và cùng nhóm này có thể
xếp vào Tây nguyên – 22,2%. Vùng Miền Đông Nam Bộ là vùng ít nghèo nhất với tỷ lệ
nghèo có 3%, cao hơn một chút so với khu vực này hai châu thổ Đồng Bằng Sông Hồng
và Sông Mekong có tỷ lệ nghèo tương ứng là 8,4 và 12,6%. Nam Trung bộ có mức nghèo
là 16,6% gần ngang với mức nghèo chung của nông thôn cả nước là 17,4%
Hình 1. Diễn tiến nghèo đói trong giai đoạn 2005-2015
Tuy quyền bình đẳng giữa các nhóm sắc tộc đã được Hiến pháp bảo đảm, bất bình đẳng
về tộc người được coi là kinh niên ít ra là theo chiều cạnh nghèo đói và chính sách giảm
nghèo với các nhóm DTTS được coi là thiếu hiệu năng. Người dân tộc thiểu số là một
nhóm nghèo đặc biệt ở nông thôn Việt Nam mà người nghèo trong nhóm dân tộc này
có xu hướng tăng, trong khi với cả nước thì giảm. Theo Quỹ Phát triển Dân số Liên hiệp
quốc (UNFPA, 2010), các nhóm dân tộc ít người, đặc biệt là trẻ em, vẫn gặp nhiều khó
khăn và thiệt thòi hơn so với nhóm đa số về điều kiện sống, tiếp cận các dịch vụ chăm
sóc y tế, các cơ hội giáo dục và các cơ hội nâng cao kỹ năng và năng lực chuyên môn
Báo cáo mới đây của WB (2015) nhận xét quá trình giảm nghèo ở nhóm DTTS đã chững
0.0
5.0
10.0
15.0
20.0
25.0
30.0
35.0
Đồng bằng sông Hồng
Trung du và miền núi
phía Bắc
Bắc Trung Bộ và duyên
hải miền Trung
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
Đồng bằng sông Cửu
Long
193
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2
lại trong giai đoạn 2012-2014, và họ dự đoán đến năm 2020 sẽ có 84% số người nghèo
là dân tộc thiểu số.
Gần đây, nghiên cứu về nghèo đa chiều đã phát hiện khoảng cách chênh lệch rất lớn
giữa trẻ em DTTS và dân tộc Kinh. Đo đạc năm 2012 của Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc
(UNICEF) cho thấy tỷ lệ trẻ em nghèo ở người Kinh chỉ là 29%, trong khi với trẻ DTTS,
con số này là 80%. Với trẻ em người dân tộc thiểu số, Tổ chức Nhi đồng (Save the
Children) đã mô tả một khoảng cách lớn về tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em năm 2013
cao hơn hẳn ở mức 32% tại khu vực Miền núi Phía Bắc và 37% ở Tây Nguyên so với
mức 21-23% ở người Kinh8. Đặc biệt ở thể thấp bé tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng (SDD) ở trẻ
dân tộc miền núi là 52% so với 12% ở người Kinh.
Nhóm trẻ em trong cộng đồng dân tộc thiểu số có thể coi là nghèo nhất ở Việt Nam.
Theo kết quả Điều tra mức sống dân cư 2012, đây là 60,3% trong số 7,6 triệu trẻ em
nghèo trong cả nước. Trong số trẻ em này, có thể thấy trẻ em ở các vùng Trung du và
miền núi phía Bắc và Tây nguyên đang là những nhóm có nhiều nguy cơ nhất theo chỉ
tiêu trẻ em tử vong dưới 1 tuổi. Ở hai khu vực vừa nêu, chỉ số này cao gấp hơn hai lần
so với đồng bằng sông Hồng hoặc đồng bằng sông Cửu long.
Hình 2. Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi tử vong từ 2005-2015
8 Ending Malnutrition for Every Last Child in Viet Nam. SC Vietnam, 2014.
0.0
5.0
10.0
15.0
20.0
25.0
30.0
35.0
Đồng bằng sông Hồng
Trung du và miền núi
phía Bắc
Bắc Trung Bộ và duyên
hải miền Trung
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
Đồng bằng sông Cửu
Long
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2
194
Với trẻ em DTTS, những chính sách nhằm cải thiện tiếp cận với giáo dục được coi là ít
hiệu lực9. Năm 2012 chỉ có 20% trẻ em đi học một con số chỉ cải thiện được 1 điểm phần
trăm so với năm 2007. Số trẻ em nghèo vừa về thu nhập vừa nghèo về giáo dục ở năm
2007 là 15% tới năm 2012 vẫn cao ở mức 12%.
Khuyết tật, nhất là khuyết tật nặng là một chiều cạnh nghiêm trọng khác của bất bình
đẳng. Chỉ gần đây, các chương trình an sinh xã hội mới quan tâm nhiều hơn tới nhóm
yếu thế đặc biệt10 này mà họ có tới 6,1 triệu người (2009), tương ứng với 7,8% dân số từ
5 tuổi trở lên11 đang có khó khăn với ít nhất một trong bốn chức năng nhìn, nghe, vận
động, và tập trung hoặc ghi nhớ. Trong số này, có 0,4 triệu người khuyết tật nặng.
Năm 2011, trong Chiến lược Quốc gia 2011-2015, nhà tài trợ Irish Aid có ước là có 5
triệu người khuyết tật và tỷ lệ nghèo trong số này là 70%. Theo tài liệu này, hai phần ba
người khuyết tật ở độ tuổi lao động, nhưng chỉ có 3% được học nghề, mà rất ít người
được học tập nghề ở các trường chính quy.
Báo cáo Tình trạng Trẻ em Việt Nam năm 201012 cũng ghi nhận có tới 52% trẻ có khuyết
tật không tới trường. Một cản trở lớn với việc tổ chức giáo dục hòa nhập với các em là
có quá ít giáo viên có trình độ để hướng dẫn các em có hội chứng chậm phát triển. Cách
đấy hơn 10 năm, dẫn lại số liệu của Bộ Lao động Thương binh Xã hội (LĐTBXH), một
báo cáo của Management Systems International (MSI) chuẩn bị cho USAID chỉ ra sự
chênh lệch lớn về giáo dục của trẻ khuyết tật vào năm 1999, chỉ có 25% trẻ khuyết tật
hoàn thành phổ thông trung học (PTTH) trong khi tỷ lệ này chung cho cả nước là 75%13.
2.3. Bất bình đẳng giới
Theo Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP), ở Việt Nam có những chính
sách quan trọng để đảm bảo bình đẳng giới và giảm thiểu bạo lực trên cơ sở giới. Năm
1981, Việt Nam đã phê chuẩn Công ước về Xóa bỏ Mọi Hình thức Phân biệt Đối xử với
Phụ nữ (CEDAW), năm 2007 đã thông qua Luật Phòng chống và Kiểm soát Bạo lực Gia
đình. Tuy vậy, trên thực tế, bạo lực gia đình và bạo lực chống lại phụ nữ vẫn là một mối
9 Multi-dimensional child poverty of Ethnic Minority Children Situation, dynamics, and challenges UNICEF,
CEMA, IRC.
10 Người khuyết tật ở Việt Nam: Một số kết quả chủ yếu từ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam 2009.
UNFPA
11 Không có số liệu cho trẻ ở nhóm tuổi nhỏ hơn.
12 Tình trạng Trẻ em Việt Nam năm 2010. UNICEF,2010.
13 Vietnam disability situation assessment and program review. USAID, 2005.
195
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2
quan ngại lớn14. Cuộc điều tra quốc gia về bạo lực trên cơ sở giới chống lại phụ nữ do
Tổn cục Thống kê (TCTK) thực hiện năm 2010 cho thấy hơn một nửa phụ nữ có nguy
cơ bị xâm hại ở một thời điểm nào đó trong đời; 34% phụ nữ đã từng kết hôn cho biết
đã có trải nghiệm bị bạo lực thể xác hoặc tình dục trong cuộc đời. Bạo lực về tinh thần
và cảm xúc rất cao ở mức 54% phụ nữ cho biết họ đã từng trải nghiệm trên đời. Kết hợp
cả ba loại bạo lực, có tới 58% phụ nữ báo cáo đã từng bị bạo lực thể chất, tình dục hoặc
tinh thần. Có khoảng 5% phụ nữ báo cáo là bị đánh đập trong khi mang thai chủ yếu
do cha em bé trong bụng đánh15. Bạo lực chống lại phụ nữ ở Việt Nam quả là vấn đề
nghiêm trọng.
Báo cáo Đánh giá Chất lượng Viện trợ của Úc giai đoạn 2015-2016 nhận xét “Tuy Việt
Nam đạt được Mục tiên Thiên niên kỷ (MDG) về bình đẳng giới, vẫn còn những khoảng
trống về giới. Phụ nữ tiếp cận về tài sản và sở hữu tài sản kinh tế ít hơn và khác với xu
hướng chung trên thế giới, khoảng cách giới về tiền công lại doãng rộng trong thập niên
vừa qua. Tỷ lệ nữ đại diện trong Quốc hội giảm, và phụ nữ ít có mặt ở các vị trí lãnh
đạo.”
Nói về phụ nữ Việt Nam, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) có nhận xét là phụ nữ tiếp
tục là một bộ phận lớn của tầng lớp lao động nghèo, có thu nhập thấp, chịu ảnh hưởng
nhiều hơn thiếu việc làm hoặc thất nghiệp, làm việc trong điều kiện vất vả so với nam
giới. Về cơ bản, phụ nữ Việt Nam làm việc ở khu vực trả công thấp hoặc ở loại việc làm
dễ bị tổn thương. Phần lớn phụ nữ làm việc như người làm công không lương ở gia
đình, và làm việc ở các “ngành vô hình” như các loại việc làm không chính thức, ở dạng
người lao động di cư làm giúp việc gia đình, bán hàng rong hay làm ở ngành kỹ nghệ
giải trí.”16
Về lao động nữ ở Việt Nam, tổ chức ILO đánh giá “vị trí của phụ nữ trên thị trường lao
động phần lớn là chịu tác động của các bất lợi kinh tế-xã hội do phân biệt đối xử trên
cơ sở giới quy định. Phụ nữ Việt Nam thường tiếp cận tới ít hơn các nguồn lực sản xuất,
giáo dục và phát triển kỹ năng, họ có ít cơ hội trên thị trường lao động so với nam. Điều
này, chủ yếu là do xã hội gán cho họ vị thế thấp hơn, gán cho họ phần lớn loại việc
14
15 General Statistics Office, Ministry of Planning and Investment, United Nations in Viet Nam and World
Health Organization, ‘Keeping silent is dying’: Results from the National Study on Domestic Violence against
Women in Viet Nam. Ha Noi, 2010.
16
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2
196
không được trả công, và mong đợi họ làm việc ở khu vực nông nghiệp tự cung tự cấp
và ở kinh tế thị trường”.
2.4. Chiến lược của các nhà tài trợ lớn
Từ khi Việt Nam trở thành quốc gia có thu nhập trung bình, nhiều nhà tài trợ song
phương và phi chính phủ đã kết thúc hoặc thu hẹp mạnh mẽ chương trình của mình ở
Việt Nam. Như báo cáo đánh giá của chính phủ Úc đã nêu, trong năm 2015, còn chín
(9) nhà tài trợ hàng đầu của Việt Nam là World Bank, Ngân hàng Phát triển Châu Á
(ADB), Nhật bản, Hàn Quốc, Pháp, Đức, Mỹ, Liên minh Châu Âu (EU) và Úc, những
có thêm hai đối tác phát triển khác ngoài nhóm đối tác OECD DAC là Saudi Arabia và
Trung quốc. Một số nhà tài trợ song phương đã kết thúc chương trình Việt Nam, ví dụ
Bộ Phát triển Hải ngoại Anh (DFID) và Cơ quan Phát triển Quốc tế Thụy Sĩ (SDC),
cũng có nhà tài trợ thu hẹp mạnh chương trình ở Việt Nam, như Cơ quan Phát triển
Quốc tế Thụy Điển (SIDA).
Nói chung, các nhà tài trợ đều lồng ghép chương trình của mình theo Chiến lược phát
triển kinh tế xã hội (SEDS) 2011-2020 của chính phủ và quan tâm tới các vấn đề về cải
cách thể chế, bền vững về môi trường, công bằng xã hội, và góp phần giải quyết những
bất ổn định kinh tế vĩ mô. Các nhà tài trợ cũng ưu tiên các hoạt động của mình để ủng
hộ cho ba lĩnh vực đột phá của SEDS là: (i) thúc đẩy phát triển kỹ năng và nguồn nhân
lực, đặc biệt là các kỹ năng sáng tạo và công nghiệp hiện đại; (ii) cải thiện những thiết
chế thị trường, và (iii) phát triển hạ tầng.
Những nét mới trong bối cảnh phát triển xã hội ở Việt Nam là ưu tiên cho mục tiêu
giảm nghèo nhìn chung là giảm đi, chuyển hướng sang tiếp cận “nghèo đa chiều”, tập
trung hơn vào các nhóm dân tộc ít người. Định hướng của các nhà tài trợ cũng chuyển
sang cổ vũ cho các hoạt động mở rộng dân chủ, cải thiện chất lượng quản trị của nhà
nước theo các chiều “trách nhiệm giải trình, minh bạch, có sự tham gia của công dân”
và đảm bảo và thực thi quyền con người17.
Các nhà tài trợ khác nhau đã chuyển chế độ vay ưu đãi cho Việt Nam sang chế độ
thương mại mà một minh họa tiêu biểu là chế độ cho vay của khối WB. Trước năm
2017, Việt Nam hiện tại vẫn nằm trong nhóm Viện trợ Phát triển Quốc tế (IDA) và
17 Xem chiến lược quốc gia của WB, và các nhà tài trợ khác: Country partnership strategy for the socialist
republic of Vietnam for the period fy12 - fy16 , November 7, 2011, hay
release_MEMO-15-6094_en.htm; hay https://www.usaid.gov/vietnam/persons-with-disabilities; hay Australia –
Vietnam Joint Aid Program Strategy 2010–2015.
197
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2
được xếp vào nhóm phân biệt gọi là hỗn hợp (blend), tức là vừa được vay ưu đãi (nhưng
mức vay hạn chế) mà vẫn được vay theo cơ chế của Ngân hàng Tái thiết Phát triển
(IBRD) với lãi xuất thị trường nhưng có mức vay lớn. Theo Ngân hàng thế giới, từ
1/7/2017, Việt Nam chuyển hạng từ quốc gia vay vốn ưu đãi IDA sang vay hoàn toàn
theo định chế thương mại IBRD. Hai nguồn vốn của Nhóm Ngân hàng Thế giới (WBG)
có những khác biệt một phần quan trọng do nguồn vốn. Vốn IDA hình thành từ các
nhà tài trợ và lãi xuất của WB, còn nguồn vốn của IBRD là từ thị trường tư nhân. Điều
này, có nghĩa là Việt Nam sẽ được vay những khoản lớn hơn, ít bị ràng buộc về chính
sách và mục tiêu hơn, tuy nhiên điều kiện vay khắc nghiệt hơn, ví dụ lãi xuất thị trường
và thời hạn ngắn hơn. Sự chuyển đổi này tác động thế nào tới chính sách tài chính và
chương trình phát triển của Việt Nam thế nào vẫn là một điều chưa được dự báo.
Số các tổ chức phi chính phủ quốc tế đang hoạt động ở Việt Nam có đăng ký trong danh
bạ của Trung tâm Các Tổ chức Phi Chính Phủ (NGO-RC) cũng giảm mạnh mẽ so với
giai đoạn những năm 2000. Khi đó, có những lúc có tới gần 500 tổ chức phi chính phủ
quốc tế (INGO) trong danh bạ, còn hiện tại trong danh bạ chỉ còn có 140 INGO18.
Nhiều INGO là các đối tác và nhà tài trợ trung gian của các NGO, và như vậy, sự giảm
sút các tổ chức này về số lượng cũng đồng nghĩa với sự sụt giảm nguồn tài chính với
nhiều tổ chức phi chính phủ Việt Nam (VNGO). Ví dụ về các nhà tài trợ phi chính phủ
lớn đã kết thúc chương trình Việt Nam tiêu biểu là Quỹ Ford (Ford Foundation) và Tổ
chức Hợp tác Liên giáo (ICCO, Hà Lan). Sau cuộc khủng hoảng tài chính, nhiều tổ chức
INGO lớn, ví dụ CARE, AAV hay Tầm nhìn Thế giới (WVI) đều giảm quy mô hoạt
động, và tương ứng giảm địa bàn hoạt động và nhân lực19.
3. Không gian chính trị của Xã hội dân sự
Có thể thấy trong những năm gần đây, về mặt thể chế không gian chính trị của các tổ
chức NGO và giới báo chí, hai hợp phần quan trọng của Xã hội dân sự, đã được mở
rộng hơn. Tuy nhiên xu hướng chuyển các nguồn tài trợ từ chế độ ưu đãi sang cơ chế
thương mại, và sự thu hẹp mạnh mẽ số lượng các INGO làm giảm mạnh nguồn lực tài
chính của các NGO và thu hẹp phạm vi hoạt động của các tổ chức này.
3.1. Không gian chính trị rộng hơn của khối CSO
18
19 Theo những thông báo riêng của nhân viên các tổ chức này.
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2
198
Trong mười năm lại đây, không gian chính trị cho các tổ chức phi chính phủ (NGO) và
phi lợi nhuận (NPO) Việt Nam đã được mở rộng đáng kể. Năm 2013, khi Quốc hội Việt
Nam đã thông qua Hiến pháp mới, có Chương II nói về Quyền Công dân và Quyền con
người có những điều khoản có nền tảng là những công ước quốc tế mà Việt Nam tham
gia. Ít ra về mặt lý thuyết, điều này mở ra một không gian chính trị hoàn toàn mới cho
các tổ chức Xã hội dân sự, đặc biệt là các NGO để thảo luận tự do hơn và xây dựng cũng
như thực hiện các chương trình dự án theo tiếp cận dựa trên quyền con người. Nhiều
khung pháp luật khác nhau cũng ra đời tạo môi trường hoạt động rộng hơn cho khối
phi lợi nhuận hoặc phi chính phủ.
Không gian làm việc đã mở rộng hơn với các NGO làm việc với người khuyết tật, khi
Chính phủ ký ngày 22 tháng 10 năm 2007 Công ước của Liên hợp quốc về quyền của
người khuyết tật và đến 2010 quốc hội đã phê chuẩn công ước quốc tế này và ban hành
các luật và nghị định tương ứng cụ thể20. Một lãnh đạo VNGO cho biết môi trường
pháp lý này đã tạo điều kiện cho hàng loạt các tổ chức NGO của người khuyết tật ra đời
và hoạt động. Tuy nhiên, điều này cũng làm cho tính cạnh tranh trong việc tìm các
nguồn tài trợ cho hoạt động của các VNGO chuyên ngành này cũng khó khăn hơn.
Một minh họa khác là Chính phủ ban hành nghị định 30/2012/NĐ-CP về tổ chức, hoạt
động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện, chính thức công nhận quỹ là một loại tổ chức phi
chính phủ “được tổ chức và hoạt động nhằm mục đích hỗ trợ và khuyến khích phát
triển văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục, thể thao, khoa học, từ thiện, nhân đạo và các mục
đích phát triển cộng đồng, không vì mục đích lợi nhuận”. Luật Doanh nghiệp số
68/2014/QH13 năm 2014 và Nghị định đi kèm năm 2015 cũng đã mở ra khả năng thành
lập các doanh nghiệp xã hội nhằm mục tiêu giải quyết các vấn đề xã hội môi trường
theo nguyên tắc phi lợi nhuận.
3.2. Xu hướng hợp lực với báo chí: Sự liên kết giữa các hợp phần của XHDS
Khối Xã hội dân sự thực ra bao gồm nhiều nhóm khác ngoài các tổ chức phi chính phủ
hay phi lợi nhuận, trong đó khối báo chí, có xu hướng độc lập, nhất là cá nhân các nhà
báo là một bộ phận quan trọng. Có thể thấy trong khoảng mười năm lại đây, về mặt thể
chế, không gian hoạt động của giới báo chí cũng được mở rộng theo hướng tự do hơn
và độc lập hơn, tuy còn rất hạn hẹp, và đã hình thành rõ nét xu hướng hợp lực giữa khối
NGO và báo chí.
20 Luật số 51/2010/QH12 của Quốc hội về Người khuyết tật.
199
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2
Về một khía cạnh nào đó, ở Điều 4 Khoản 1 của Luật báo chí 2016 nói báo chí ngoài
việc là phương tiện thông tin và cơ quan ngôn luận, còn là “diễn đàn của nhân dân”-
quan niệm này đã được ghi ở Luật báo chí 1989. Có nghĩa là các NGO có thể dùng báo
chí như một diễn đàn để thảo luận các mối quan tâm của mình. Thực tế chỉ trong những
năm gần đây, các tổ chức NGO mới hợp tác ngày một nhiều hơn với giới báo chí, chủ
yếu với mục tiêu vận động chính sách và giáo dục công chúng. Theo một cuộc điều tra
của Trung tâm nghiên cứu truyền thông và phát triển (RED 2016), có 40% phóng viên
thường xuyên lấy tin từ NGO so với tất cả 200 phóng viên tham gia điều tra đều "ăn" tin
của chính phủ, trong đó gần 80% là "ăn" thường xuyên. Về phần mình 40% NGO
thường xuyên mời phóng viên tham gia các sự kiện và hoạt động21.
Thật ra, Điều 11 của Luật báo chí có nói về quyền tự do ngôn luận của công dân trên
báo chí bao gồm “1. phát biểu ý kiến về tình hình đất nước và thế giới; 2. tham gia ý kiến
xây dựng và thực hiện đường lối chủ chương, chính sách của đảng, pháp luật của nhà
nước; 3. góp ý kiến, kiến nghị, phê bình, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với các tổ
chức của đảng, cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội-nghề nghiệp, tổ chức xã
hội, tổ chức nghề nghiệp xã hội và các tổ chức cá nhân khác”. Nói khác đi, Luật Báo chí
xác nhận thêm báo chí là một kênh thực hiện quyền khiếu nại tố cáo của công dân,
ngoài việc là kênh phản ánh ý kiến của công dân đóng góp xây dựng, hay phê bình với
mọi tổ chức hay cá nhân khác, kể cả tổ chức đảng. Tuy nhiên, hiện tại các tổ chức NGO
chưa sử dụng đầy đủ báo chí như một kênh phản ánh nhu cầu khiếu nại của công dân.
Có thể thấy, hiện nay Chính phủ có nới lỏng hơn sự kiểm soát với báo chí qua Luật báo
chí 2016 và Nghị định 17/2017 về chức năng nhiệm vụ và tổ chức Bộ Thông tin và
Truyền thông. Các tổ chức NGO có thể hợp tác với báo chí để thực hiện các hoạt động
vận động chính sách, tổ chức “diễn đàn của nhân dân”, hỗ trợ cộng đồng thực hiện
quyền khiếu nại tố cáo, hoặc xem xét khả năng trực tiếp tham gia hoạt động báo chí,
hoặc thông qua cơ chế liên kết với báo chí.
Theo Luật báo chí 2016, các NGO cũng có thể trực tiếp có cơ quan báo chí của mình
một khi họ vận hành một trường đại học, bệnh viện cấp tỉnh hoặc một viện nghiên cứu
ở quy mô quốc gia. Khoản 2 Điều 14 của Luật quy định “Các cơ sở giáo dục đại học theo
quy định của Luật Giáo dục đại học, các tổ chức khoa học, các tổ chức nghiên cứu khoa
học và phát triển công nghệ được tổ chức ở dạng các Viện Hàn lâm, các viện theo Luật
21 RED. Sự tham gia của báo chí-truyền thông và các tổ chức xã hội vào quy trình chính sách ở Việt Nam. Hà
nội, 2016.
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2
200
khoa học công nghệ; bệnh viện cấp tỉnh và trung ương trở lên được thành lập các tạp
chí”. Một thách thức ở đây là báo chí của các NGO phải lọt được vào “Quy hoạch về
quản lý và phát triển báo chí toàn quốc do Thủ tướng phê duyệt”.
NGO cũng có một khả năng khác để tham gia hoạt động báo chí, cụ thể Điều 37 của
Luật báo chí 2016 đã cho phép các cơ quan báo chí liên kết với các pháp nhân, cá nhân
có đăng ký kinh doanh phù hợp với các lĩnh vực liên kết. Các lĩnh vực được phép liên
kết khá rộng bao gồm sản xuất các chương trình hoặc các sản phẩm báo chí “khoa học,
công nghệ, kinh tế, văn hóa, thể thao, giải trí, quảng cáo, và an sinh xã hội”.
Khi làm việc với các phóng viên, các tổ chức NGO cần phải chú ý là Luật báo chí 2016
(ở Điều 25 Tiết 3 Khoản b) có quy định nghĩa vụ của họ là “Bảo vệ đường lối, chủ
trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.” Đây có thể là một thách thức
với phóng viên khi họ muốn giúp công dân thực hiện quyền “góp ý kiến, phê bình, kiến
nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí với các tổ chức của đảng” được quy định ở Luật báo
chí (Điều 11 Khoản 3).
Có những nguyên nhân khách quan thúc đẩy sự hợp tác giữa NGO và báo chí. Là công
cụ của Đảng cầm quyền và chính phủ, báo chí truyền thống, vẫn có sự tin cậy cao và độ
phủ tới rất đông công chúng, và do vậy có vai trò hiệu quả nhất khi chuyển các thông
điệp phát triển tới chính phủ và vận động công chúng. Truyền thông truyền thống, ví
dụ truyền hình, có độ phủ rộng tới hàng triệu người ở khắp các địa phương và mọi tầng
lớp, trong khi đó, mạng xã hội là công cụ chủ yếu của giới NGO22 có tính chính danh
hạn chế, mất nhiều công kiểm chứng, chỉ phủ cơ bản các thành phố lớn là Hà Nội, tp
Hồ Chí Minh (HCM), và Đà Nẵng. Truyền thông qua mạng xã hội có phạm vi hạn chế
theo nhóm tuổi, chủ yếu là phương thức này vươn tới được nhóm công dân trẻ, cơ bản
là dưới 35 tuổi.
Khi so sánh, có thể thấy phản xạ của chính phủ với các hoạt động vận động chính sách
của giới NGO thực hiện chậm rất nhiều so với với phản xạ của chính phủ với báo chí.
Một ví dụ là Trang mạng thông tin của Chính phủ mới của thủ tướng Nguyễn Xuân
Phúc phản ứng chỉ trong phạm vi một đến vài tuần trong tháng Ba tới tháng Tư năm
2017 với các nhiều phản ánh của báo chí về những vấn đề sai phạm chính sách của chính
quyền địa phương, đặc biệt là các vấn đề khai thác tài nguyên, ô nhiễm môi trường23.
22 https://www.facebook.com/notes/dang-ngoc-quang/c%C3%A1c-vngo-s%E1%BB%AD-d%E1%BB%A5ng-
truy%E1%BB%81n-th%C3%B4ng-x%C3%A3-h%E1%BB%99i-nh%C6%B0-th%E1%BA%BF-
n%C3%A0o/10152869006637445/
23 Xem các ví dụ dưới đây ở trang mạng của chính phủ:
201
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2
Điều này xác nhận khả năng tác động nhanh và hiệu quả hơn của báo chí tới giới chính
trị gia trong việc theo dõi và giám sát chính sách.
Mặt khác, sự tin tưởng của các NGO với giới báo chí cũng tăng một cách chọn lọc. Quả
thực ngày càng có nhiều nhà báo thể hiện họ hiểu và tuân thủ những chuẩn mực quốc
tế về đạo đức báo chí, cho dù có những bài báo chỉ tồn tại trên trang mạng trong một
thời gian ngắn, ví dụ như những bài về vụ xung đột đất đai ở xã Đồng Tâm (huyện Mỹ
Đức, Hà Nội), nhưng được lưu lại và phổ biến rộng rãi. Những bài báo một chiều, mang
tính tuyên truyền bị dư luận phê phán và phải xin lỗi và gỡ bỏ24.
Mạng lưới Sông Ngòi Việt Nam (VRN) có thể coi là một ví dụ tốt về sự hợp tác giữa
NGO và báo chí. Trong chương trình giám sát tác động của các dự án thủy điện với các
cộng đồng tái định cư ở Miền Trung và Tây nguyên đã mời các phóng viên tham gia các
chương trình thực địa, tham gia các hội nghị hội thảo và giúp họ tiếp cận với các thành
viên của cộng đồng để viết bài hoặc tác nghiệp. Những sự kiện của chương trình đã
được hàng chục tờ báo viết bài và đưa tin. Một số ví dụ có thể kể đến liên kết chủ động
của Mạng lưới Sông ngòi trong vận động loại bỏ thành công các dự án thủy điện Đồng
Nai 6 và 6A25. Cũng đã có những VNGO có cán bộ truyền thông chuyên trách hay kiêm
nhiệm có nhiệm vụ kết nối hoạt động của mình ở cộng đồng với báo chí, ví dụ Viện
nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) trong hoạt động chống kỳ thị trên cơ
sở sắc tộc, xu hướng tình dục; hay Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Xã hội (CSRD)
trong theo dõi và giám sát tác động của các dự án thủy điện miền Trung và Tây Nguyên.
Quan sát từ các hội thảo do các đơn vị thực hiện và các bài viết trên báo chí, có thể ghi
nhận ở quy mô tổ chức riêng biệt, các NGO đã thường xuyên thông qua giới báo chí để
truyền thông cho đông đảo công chúng biết và tin cậy để có sự ủng hộ cho các chủ
chương của mình, chuyển nhanh chóng thông điệp, tiếng nói của mình cũng như cộng
https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=1346636702080180&substory_index=0&id=912918568785331
https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=1340881042655746&substory_index=2&id=912918568785331
https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=1340881042655746&substory_index=0&id=912918568785331
https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=1339610676116116&substory_index=0&id=912918568785331
https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=1338530022890848&substory_index=0&id=912918568785331
https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=1337364926340691&substory_index=0&id=912918568785331
24 Ví dụ về bài báo của Tuổi trẻ về cảm xúc và thái độ và hành động của người dân trong xã Đồng Tâm trước
việc phân bố quyền sử dụng đất bất công ở địa phương và việc bắt giữ người dân làng trái pháp luật của các cơ
quan công quyền.
25 Một ví dụ về cuộc tranh luận giữa Mạng lưới sông ngòi VRN với các nhà đầu tư và các nhà quản lý có thể xem
ở đây:
Nai-6-6A-Pha-son-lam-dam-ha-ba.aspx
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2
202
đồng tới Chính phủ, và cũng như để hậu thuẫn cho hoạt động gây quỹ trong nước sau
này. Những ví dụ rõ nét là các tổ chức như Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng khoa
học về Giới - Gia đình - Phụ nữ và Vị thành niên (CSAGA), Viện Nghiên cứu Phát triển
Xã hội (ISDS), Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường, Viện Sức khỏe và Phát
triển Cộng đồng (Light), Trung tâm Truyền thông và Phát triển (CDI).
Trong cộng đồng NGO cũng xuất hiện hai tổ chức có những người khởi xướng nguyên
là phóng viên của các báo nhà nước thành lập, ví dụ Trung tâm Truyền Thông và Phát
triển (RED) và Trung tâm Truyền thông và Giáo dục Cộng đồng (MEC26). Các tổ chức
này, nổi bật là MEC, đang thực hiện các hoạt động truyền thông cho khối NGO, nhưng
các quan sát trong cuộc của tác giả với hoạt động của hai NGO này27 cho thấy đây mới
là những bước đi đầu tiên nối kết nhưng còn chưa tới mức điều hợp và thúc đẩy hợp tác
hiệu quả có hệ thống giữa hai khối NGO và báo chí.
Một phương thức tương tác giữa báo chí và XHDS được thể hiện qua quan hệ qua lại
giữa mạng xã hội do các phong trào xã hội- một dạng thức gần đây rất phổ biến của các
phong trào xã hội và các tổ chức NGO dường như có gắn liền. Một ví dụ nổi bật là quan
hệ giữa người dùng hay các nhóm dùng mạng xã hội Facebook trong phong trào 6700
Cây xanh Hà Nội với báo chí28. Có thể thấy sự hợp lực của nhiều nhóm hoạt động với
các xu hướng khác nhau trong các tổ chức NGO, giới báo chí và giới hàn lâm trong
trường hợp này là một minh họa cho hiệu quả cao của sự liên kết của các hợp phần khác
nhau của Xã hội dân sự đã dẫn tới sự nhượng bộ của chính quyền Hà Nội trước các mục
tiêu của phong trào.
3.3. Tác động của xu hướng tài trợ
Năm 2017, có một nghiên cứu được công bố về ảnh hưởng của việc các nhà tài trợ rút
khỏi Việt Nam và ảnh hưởng tới hoạt động của khu vực NGO với trường hợp nghiên
cứu là các NGO trong lĩnh vực HIV/AIDS. Nghiên cứu đã xác nhận việc các nhà tài trợ
rút lui có nhiều khả năng dẫn đến việc giảm số lượng và quy mô hoạt động của các tổ
chức XHDS như một phản ứng với mức suy giảm của nguồn kinh phí với môi trường
gây quỹ cạnh tranh hơn29. Sự cạnh tranh này cũng dẫn tới sự phối hợp giữa các NGO
26 Trang mạng của MEC:
27 Tác giả có tham gia các hoạt động của MEC, và có tư vấn cho tổ chức cho RED quý I năm 2017.
28 Lê Quang Bình el at. Báo cáo về Phong trào #6700 Cây xanh ở Hà Nội. NXB Hồng Đức Hà Nội, 2016.
29 Pallas, Christopher Louis, Kennesaw State University. The Impact of Aid Reduction And Donor Exit On Civil
Society In Developing Countries. 2017
203
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2
trong khối Xã hội dân sự suy giảm. Các nhà tài trợ rút cũng có nhiều khả năng dẫn đến
việc các ảnh hưởng tăng của chính phủ do sự “bảo hộ chính trị” của các nhà tài trợ mất
đi và còn vì các NGO cũng trông đợi nhà nước như một nguồn tài trợ cho dự án. Cũng
có khả năng có một số ảnh hưởng tích cực do việc các nhà tài trợ rút đi mang lại. Đó là
khả năng gây quỹ trong nước tăng lên, khả năng huy động tình nguyện viên nhiều hơn,
tăng thêm tính độc lập và tự chủ, và có xu hướng đảo ngược quá trình “phương tây hóa”
các chương trình nghị sự và chuẩn mực tổ chức.
Trước đó, cũng trong lĩnh vực HIV/AIDS, Hirsh et al (2014) đã tranh luận rằng, trong
bối cảnh các nhà tài trợ rút khỏi, các tổ chức NGO có khả năng thu hẹp hoạt động, hoặc
chuyển sang hướng doanh nghiệp xã hội, làm việc kiểu tình nguyện hoặc chuyển các
hoạt động theo hướng huy động một phong trào xã hội với sự tham gia của đông đảo
công dân như các phong trào dựa trên trách nhiệm cá nhân của công dân trước một
vấn đề xã hội30.
Trong những năm vừa rồi, như một minh họa cho các nhận định về ảnh hưởng của các
xu hướng tài là hoạt động có suy giảm của một số mạng lưới VNGO. Mạng lưới ngưng
hoạt động hẳn là Mạng lưới Hợp tác và Phát triển (CDG) và hầu như ngưng là Mạng
Lưới An ninh lương thực (CIFEN)31. Tần suất hoạt động tập thể của các mạng lưới có
thu hẹp các hoạt động có thể kể đến Mạng Lưới Giới và Phát triển Cộng đồng32, Mạng
lưới Northnet, Mạng lưới Sông ngòi.
Cũng có dấu hiện giảm hoạt động của nhiều NGO địa phương ở các tỉnh. Một số chuyển
sang các hoạt động gần giống như các doanh nghiệp xã hội, với các hoạt động hỗ trợ
nông dân tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Một vài ví dụ về các NGO trong nhóm này
là Trung tâm nghiên cứu Chuyển giao Công nghệ Tây Bắc (HADEVA, Phú Thọ), hay
CCD (Hà Giang).
30 https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4352397/ Caught in the Middle: The Contested Politics of
HIV/AIDS and Health Policy in Vietnam. Jennifer Hirsch, Ph.D.,,* Le Minh Giang, PhD, MD, Richard G.
Parker, PhD, and Le Bach Duong, PhD
31 Trên trang mạng của Mạng lưới: bài viết mới cập nhật nhất là 8/3/2016. Trước đó chỉ
có một vài bài từ năm 2015.
32 Bài mới cập nhất trên trang mạng của Gencomnet là từ 2014.
gai-pakistan-tro-thanh-nguoi-tre-nhat-doat-giai-nobel-hoa-binh/
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2
204
4. Thay lời kết: những cơ hội cho các tổ chức XHDS
Những vận động xã hội về xu hướng giảm nghèo và chiến lược hoạt động của các nhà
tài trợ, những thay đổi mở rộng hơn về thể chế của không gian của Xã hội dân sự cũng
như những vận động về phương thức hoạt động của các hợp phần trong khu vực này
đã mở ra những cơ hội mới cho các NGO lựa chọn. Đó là cơ hội lựa chọn vùng hoạt
động và hướng đi khai thác khả năng thực hiện tạo thêm quyền năng và mở rộng không
gian chính trị của XHDS thông qua thúc đẩy sự hợp tác và điều hợp giữa các tổ chức
NGO và các thành phần của XHDS, trước hết là giới báo chí. Những cơ hội khác cơ bản
giờ vẫn tiếp tục tồn tại, như cơ hội lồng ghép với các chương trình quốc gia và cơ hội
làm việc với những nhóm xã hội yếu thế nhất, ví dụ, nhóm người DTTS, người nghèo
đô thị, người di cư nông thôn-đô thị, nhóm dân cư chịu tác động của biến đổi khí hậu.
4.1. Những cơ hội cho lựa chọn vùng hoạt động
Căn cứ vào hiện trạng bất bình đẳng theo vùng, các NGO có thể xem xét để ưu tiên về
địa bàn hoạt động với chú ý tới các vùng nhiều tổn thương, thách thức về giảm nghèo
và có thể là nền tảng để có thể làm công tác vận động chính sách cho công bằng ở cả ba
cấp cơ sở, tỉnh và quốc gia. Các khu vực này ít ra ba bao gồm ba khu vực Tây Bắc, Tây
Nguyên và Tây Nam bộ. Ở mỗi khu vực này, các NGO có điều kiện làm việc với những
nhóm dễ bị tổn thương nhất, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em gái để giải quyết các nguyên
nhân cấu trúc của nghèo đói và bất bình đẳng.
Các NGO có thể xem xét cùng các đối tác địa phương và các cộng đồng dân cư ở cả các
vùng dễ bị tổn thương về biến đổi khí hậụ để cải thiện sinh kế của mình theo hướng
bền vững về biến đổi khí hậu. Trong những cộng đồng dễ bị tổn thương này, các chương
trình nên chú ý ghi nhận khả năng tham gia của các nhóm có nhu cầu đặc biệt như
người khuyết tật, người dân tộc ít người, đặc biệt là thanh thiếu niên- là những nhóm
yếu thế nhất. Trong hệ thống theo dõi và giám sát của các chương trình ở các địa
phương, các NGO nên chú ý quan sát các chỉ tiêu liên quan tới quyền được sống của trẻ
em, nhất là trẻ nhóm tuổi sơ sinh tới dưới 5 tuổi, với sức khỏe của bà mẹ cũng như các
chỉ tiêu liên quan tới giáo dục.
4.2. Cơ hội hợp tác và điều hợp giữa các hợp phần của khối Xã hội dân sự
Đi theo mục tiêu thu hẹp bất bình đẳng về vùng miền, nhóm sắc tộc, nhóm trẻ em,
khuyết tật và giới, sự hợp tác và điều hợp giữa các tổ chức NGO và giới báo chí có thể
đem lại những hiệu quả lớn hơn phép cộng số học. Theo hướng này, các NGO có thể
205
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2
xem xét thực hiện các hoạt động xây dựng quan hệ chiến lược với giới báo chí và giới
khoa học (hàn lâm) là những thành phần quan trọng của Xã hội dân sự. Khi giới NGO
có năng lực mở rộng về hoạt động truyền thông đại chúng, những câu chuyện ở cộng
đồng ở cơ sở có tiếng nói trọng lượng hơn và có khả năng đóng góp nhiều hơn, nhanh
hơn và rộng hơn cách làm “truyền thống” là các báo cáo nghiên cứu chính sách cuả các
tổ chức này. Quan hệ hợp tác này có thể bảo đảm sự tham gia tăng cường của công dân
trong đời sống chính trị-xã hội, và thiết lập những thiết chế đối thoại hiệu quả về chính
sách giữa các tổ chức XHDS với chính phủ.
Đóng vai trò như những nguồn tin, bản thân nhân viên các tổ chức NGO, các tổ chức
ở cộng đồng, đại diện các cộng đồng dân cư có khả năng cất tiếng nói của mình nhiều
hơn trong việc cảnh báo những vấn đề xã hội, hoặc đưa ra những giải pháp mới, dựa
trên các bằng chứng từ kết quả các dự án phát triển để giải quyết các vấn đề xã hội. Trên
thực tế, khoảng 10 năm lại đây, giới báo chí và khối NGO đã có những liên kết theo
những vụ việc hoặc những cuộc vận động xã hội cả về những vấn đề có quy mô địa
phương và cả những vấn đề có tính chất quốc gia.
Phù hợp với xu hướng này, các NGO có thể xem xét hướng tăng cường sự hợp tác và
điều hợp của giới NGO (gồm cả INGO và các đối tác của mình) với giới báo chí (có lựa
chọn những nhóm nhà báo đồng quan điểm). Đã có những ví dụ xác nhận quan hệ liên
kết này góp phần nâng cao hiệu quả vận động chính sách thông qua nâng cao năng lực
khối Xã hội dân sự và mở rộng không gian chính trị của khu vực này. Một thể chế duy
trì sự hợp tác và điều phối thành công của hai khối này một kết quả quan trọng của
chương trình này.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bao_cao_hoi_thao_xa_hoi_dan_su_thuong_nien_lan_thu_2_triet_l.pdf