Ở Việt Nam, khoa nghiên cứu văn học dân gian đã đi được một chặng
đường dài, nhiều vấn đề lí luận về đặc trưng, thuộc tính của sáng tác ngôn từ
đã được làm sáng tỏ. Tuy nhiên, còn có một vài vấn đề, cũng như vài khía
cạnh của một vấn đề cụ thể, có thể nói còn có những ý kiến khác nhau. Tiếp
thu thành tựu của những người đi trước và đồng nghiệp, chúng tôi xin được
bàn về thuộc tính của văn học dân gian trên cơ sở đối chiếu, so sánh với văn
học viết. Bài viết của chúng tôi gồm chín mục sau đây: 1. Về hai dòng (bộ
phận) văn học; 2. Về tác giả của văn học dân gian; 3. Về tính chất không
chuyên của văn học dân gian; 4. Về tính nguyên hợp; 5. Về tính dị bản; 6. Về
hai hình thức lưu truyền: truyền miệng và bằng văn bản; 7. Về tính ích dụng; 8.
Về sáng tạo cá nhân, sáng tạo tập thể; 9. Kết luận. Trước khi được công bố, bài
viết đã được PGS. TS. Nguyễn Xuân Đức, PGS. TS. Nguyễn Thị Huế, ThS.
Nguyễn Giáo, ThS. Vũ Hoàng Hiếu, ThS. Lê Thị Thùy Ly đọc và nhận xét.
29 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 09/03/2022 | Lượt xem: 380 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bàn về thuộc tính của văn học dân gian trong sự so sánh với văn học viết, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Gia Khánh và Chu Xuân Diên, xuất bản lần đầu vào năm
1972 - 1973, cũng tồn tại quan niệm tác giả của văn học dân gian là sáng tác tập
thể, truyền miệng của nhân dân lao động(12). Xem xét một cách thực chính xác,
trong bộ sách này, ở một chỗ khác, các tác giả cũng nói đến những thành phần
khác, không chỉ là nông dân(13).
Năm 1974, nhà nghiên cứu Cao Huy Đỉnh (1927 - 1975) đã viết về lực lượng
sáng tác văn học dân gian trong các thế kỉ XVI, XVII, XVIII ở nước ta như
sau:
“Những tác giả vô danh đã hoà tiếng nói mình vào tiếng nói chung của đông
đảo nông dân và thợ thủ công từ nay sẽ là:
- Những “liền anh liền chị” day dứt nỗi lòng hoặc vui rộn tình xuân trong tiếng
hát giao duyên ngày hội làng;
- Những người ca mù nhưng vẫn thông tỏ cuộc đời và đi gieo chuyện khắp đó
You created this PDF from an application that is not licensed to print to novaPDF printer (
5
đây;
- Những ả đào ở giáo phường nơi đô hội cảm thấy xót xa phận “xướng ca vô
loài” mà vẫn không ngớt giọng ca ngâm;
- Những người lính thú không muốn xả thân cho mưu đồ vua chúa trong các
cuộc chiến tranh phong kiến, nên “bước chân xuống thuyền nước mắt như
mưa”;
- Những anh khoá, anh đồ chán chường “văn chương phú lục chẳng hay, trở
về làng cũ học cày cho xong”;
- Những người buôn bán ngược xuôi, vui với chuyến hàng mới nơi xa, như
“lên Vũ Ẻn mà quên đường về”(14).
Vậy là, nhà nghiên cứu Cao Huy Đỉnh đã xác định một cách sinh động, rằng
từ thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XIX, ở nước ta, lực lượng sáng tác văn học dân
gian là nông dân, thợ thủ công, thị dân, nhà nho, người buôn bán, binh lính.
Thực ra, trước thế kỉ XVI, ở nước ta đã có binh lính, thị dân, ca sĩ dân gian,
nhà nho bình dân, Lúc đó, họ đã sáng tạo, thưởng thức, lưu truyền văn học
dân gian.
Năm 1977, trong bài “Để có thể nắm bắt thực chất của văn học dân gian”, GS.
Đinh Gia Khánh viết: “Khi nói đến văn học dân gian, người ta thường quan
niệm rằng dòng văn học này là do nhân dân sáng tác ra. Đối với người không
chuyên môn thì một quan niệm như thế là tạm đủ. Nhưng đối với người làm
công tác sưu tầm và nghiên cứu văn học dân gian thì xét cho kĩ, một quan
niệm như thế chưa thực sự là tinh tế và không phù hợp với yêu cầu tìm hiểu
một cách toàn diện và sâu sắc kho tàng văn học dân gian rất phong phú mà
cũng rất phức tạp”(15). Tác giả phân biệt hai khái niệm “nhân dân” và “dân
chúng”. Theo ông, văn học dân gian là sản phẩm tinh thần của dân chúng ngày
xưa, tức là sản phẩm tinh thần của đông đảo quần chúng lao động mà chỉ có
một bộ phận nào đó mới có được những tư tưởng tiên tiến cho lúc đương thời.
Dân chúng ngày xưa bao gồm các tầng lớp nông dân và các tầng lớp thợ thủ
công. Ngoài ra, còn có các nhà nho, nhà sư đã tác động vào kho tàng văn học
dân gian bằng việc ghi chép lại những tác phẩm vốn được dân chúng truyền
khẩu; và hơn thế nữa, họ đã tham gia vào việc sáng tác văn học dân gian.
Năm 1991, PGS. Đỗ Bình Trị xác định rằng, trong thời kì công xã nguyên
thuỷ, văn học dân gian là sáng tác của tập thể thị tộc, bộ lạc. Trong các thời kì
sau (khi xã hội đã phân chia giai cấp), nhân dân chủ yếu là nông dân, thợ thủ
công và giai cấp công nhân. Ở nước ta, dưới chế độ phong kiến, tham gia sinh
hoạt văn nghệ dân gian còn có tầng lớp trí thức bình dân (và cả phân số trí
You created this PDF from an application that is not licensed to print to novaPDF printer (
6
thức thành đạt) song vẫn gắn bó với nhân dân, hướng về nhân dân(16).
Tóm lại, việc xác định lực lượng sáng tác, lưu truyền và thưởng thức văn học
dân gian không phải chỉ là nhân dân lao động đã được nhà nghiên cứu Cao
Huy Đỉnh thực hiện từ năm 1974. Sau đó các tác giả khác như Đinh Gia
Khánh, Đỗ Bình Trị tiếp tục khẳng định tác giả của văn học dân gian thời Đại
Việt là nông dân, thợ thủ công, các nhà nho, nhà sư. Rất tiếc, gần đây vẫn còn
có tác giả quan niệm nhân dân là những người trực tiếp sản xuất ra của cải vật
chất, đồng thời cũng sáng tạo văn học dân gian; ngoài ra không nhắc đến
những lực lượng sáng tác khác(17). Cũng thật đáng tiếc và chưa thoả đáng khi
có nhà nghiên cứu đã không bao quát hết ý kiến của đồng nghiệp dẫn đến việc
khen chê chưa thoả đáng khi bàn về vấn đề tác giả của văn học dân gian(18).
Trong thời quân chủ (từ thế kỉ X đến cuối thế kỉ XIX), lực lượng sáng tác văn
học thành văn là các nhà sư, nho sĩ, văn quan, võ tướng, vua chúa. Trong dòng
văn học dân gian, có rất nhiều trường hợp người sáng tác và lưu truyền là
người dân không biết chữ. Điều này không bao giờ có trong dòng văn học
thành văn.
3. Về tính chất không chuyên của văn học dân gian
Nếu văn học dân gian là sáng tác không chuyên thì các tác giả của dòng văn
học thành văn thời trung đại cũng không phải là những cây bút chuyên
nghiệp.
Các tác giả Chu Xuân Diên, Nguyễn Bích Hà đều nhấn mạnh tính chất nghiệp
dư, tính chất không chuyên của văn học dân gian. Năm 1972, Chu Xuân Diên
viết rằng, có thể thấy ở loại hoạt động văn học dân gian có “một khuynh
hướng trở nên độc lập với hoạt động vật chất, và văn học dân gian ngày càng
được nhân dân lao động nhận thức như một hoạt động nghệ thuật (không
chuyên nghiệp) trong khi sáng tác, diễn xướng”(19). Ở một chỗ khác, Chu Xuân
Diên có hẳn một tiểu mục nhan đề “Văn học dân gian, một hình thức của nghệ
thuật biểu diễn không chuyên”(20). Năm 2008, tác giả Nguyễn Bích Hà viết:
“Khi nhấn mạnh khái niệm nhân dân như những người trực tiếp sản xuất ra
của cải vật chất, chúng tôi cũng muốn nhấn mạnh tính chất nghiệp dư của sáng
tác dân gian”(21).
Nói không chuyên tức là đối lập với chuyên nghiệp. Chúng tôi quan niệm
rằng, nói đến chuyên nghiệp là nói đến hai yếu tố; thứ nhất là tính chuyên
môn, là người ta phải dành nếu không toàn bộ thì cũng hầu hết, hoặc chủ yếu
thời gian làm việc cho công việc chuyên môn, là chất lượng nghệ thuật; thứ
hai là nói đến việc lấy “nghiệp” đó làm nghề kiếm sống. Do quan niệm như
You created this PDF from an application that is not licensed to print to novaPDF printer (
7
vậy, chúng tôi không tán thành PGS. Chu Xuân Diên khi ông cho rằng, trong
xã hội phong kiến, văn học thành văn là nghệ thuật chuyên nghiệp(22).
Trong dòng văn học thành văn thời Đại Việt, với tài liệu hiện còn, chúng ta
thấy lực lượng sáng tác là các nhà sư, vua quan, quý tộc, nho sĩ, võ tướng:
Viên Chiếu, Mãn Giác, Ỷ Lan, Lý Nhân Tông, Trần Quang Khải, Phạm Ngũ
Lão, Phạm Sư Mạnh, Trần Minh Tông, Sử Hi Nhan, Chu Văn An, Nguyễn
Trãi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Gia Thiều, Đặng Trần
Côn, Nguyễn Du, Ngô Thì Nhậm, Cao Bá Quát, Tự Đức, Miên Thẩm, Miên
Trinh, Nguyễn Đình Chiểu, Có những tác giả mà tiểu sử còn nhiều điều bí
ẩn, mơ hồ, như Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan,
Mặc dù thành phần xuất thân khác nhau, vị thế, thân phận khác nhau, dù có
người tiểu sử còn chưa rõ ràng, nhưng xét ở phương diện sống bằng nghề văn,
bằng văn chương thì tất cả những người này đều không phải là những người
viết văn chuyên nghiệp. Phần lớn họ là những người làm quan, họ sống và
nuôi gia đình bằng lương bổng. Họ không có khái niệm về nhuận bút. Theo
giai thoại, sau khi Lê Ngô Cát cùng với Phạm Đình Toái hoàn thành Đại Nam
quốc sử diễn ca, được vua thưởng tấm lụa và hai quan tiền, họ Ngô đã ứng tác
rằng:
Vua khen thằng Cát có tài
Ban cho cái khố với hai đồng tiền.
Hai dòng này có nhiều dị bản và có nhiều cách giải thích khác nhau(23). Dù
hiểu thế nào chăng nữa, đó không phải là nhuận bút.
Nếu là nhà văn, nhà thơ chuyên nghiệp, họ phải lấy nghề sáng tác văn chương
làm chính yếu, tác phẩm của họ phải được nhân bản rộng rãi và được bán lấy
tiền. Nhưng trong thời trung đại, không một người cầm bút nào biết đến điều này;
thậm chí họ còn cho việc xuất bản tác phẩm để bán lấy tiền là một việc làm nhục
nhã. Trong thời Đại Việt, các tác giả của dòng văn học thành văn làm thơ trữ tình
theo thể Đường luật, sáng tác những bài cáo, bài phú, bài hát nói theo những quy
phạm chặt chẽ của những thể thơ, văn này. Ngày trước, sĩ tử đi thi chẳng đã phải
thuộc lòng thi thiên, phú bách, văn sách năm mươi (một nghìn bài thơ, một trăm
bài phú, năm mươi bài văn sách) đó sao? Như vậy, văn thơ thời này là một nghệ
thuật chuyên môn, còn các tác giả là những người cầm bút không chuyên nghiệp.
PGS. Đỗ Bình Trị cho rằng: cần phân biệt vấn đề “nghệ thuật chuyên môn” và
“nghệ thuật không chuyên môn” với vấn đề “con người chuyên hay không
chuyên làm nghệ thuật” (tức là vấn đề nghệ sĩ chuyên nghiệp hay nghệ sĩ
You created this PDF from an application that is not licensed to print to novaPDF printer (
8
nghiệp dư). Folklore cũng có những nghệ nhân chuyên nghiệp của nó. Nhưng
họ là những người chuyên nghiệp của một nghệ thuật không chuyên môn(24).
Chúng ta thấy những nghệ nhân hát xẩm là nghệ nhân chuyên nghiệp của một
nghệ thuật không chuyên môn. Riêng trong trường hợp này, ý kiến của Đỗ
Bình Trị là xác đáng.
Trong giai đoạn văn học từ năm 1884 đến trước Cách mạng tháng Tám năm
1945, các nhà văn Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, đã biết đến tiền nhuận
bút nhưng trước hết họ là những nhà giáo. Họ sống bằng nguồn thu nhập
thường xuyên là thù lao dạy học.
Cho đến hiện nay, ở nhiều nhà văn, nhà thơ của nước ta vẫn còn thiếu tính
chuyên nghiệp, xét ở phương diện chất lượng tác phẩm, trình độ chuyên môn
của nhà văn và phương diện sống bằng nhuận bút. Không riêng gì nước ta, ở
nước ngoài cũng thế. Năm 1993, nhà văn hóa Nga Đ. Likhachốp viết: “Nói
chung, sự chăm lo và đào sâu chuyên môn là một nguyên tắc sống hoàn toàn
không tồi. Hơn nữa, nước Nga đang có quá nhiều nhà nghiệp dư đảm trách
những việc không thuộc chuyên môn của mình. Điều này không chỉ dính dáng
đến khoa học, mà còn đến cả nghệ thuật và chính trị, là những lĩnh vực cũng
rất cần đến tính chuyên nghiệp”(25).
4. Về tính nguyên hợp
Không phải thể loại nào của văn học dân gian cũng có tính nguyên hợp.
Khi bàn về đặc trưng của văn học dân gian, nhiều tác giả hay nói đến tính
nguyên hợp. “Tính chất phức tạp về mặt hình thái ý thức xã hội của văn học
dân gian có nguồn gốc từ sự nhận thức nguyên hợp trong xã hội nguyên
thuỷ”(26). Về tính nguyên hợp, có khá nhiều ý kiến. Năm 1966, nhà nghiên cứu
văn học dân gian xô - viết Crápxốp quan niệm một hiện tượng văn nghệ có
tính nguyên hợp khi các thành tố lời, vũ điệu, âm nhạc gắn kết xoắn xuýt vào
nhau, không chia tách(27). Năm 1972, nhà lí luận về văn học dân gian Chu
Xuân Diên đã giải thích như sau: “Nguyên hợp (syncrétique): có sự hoà lẫn,
trộn lẫn với nhau một cách tự nhiên, vốn có, của nhiều yếu tố khác nhau, ở
dạng những yếu tố này chưa từng bị phân hoá”(28). Năm 1989, khi phân tích
tính nguyên hợp trong văn hoá dân gian, GS. Đinh Gia Khánh xem xét vấn đề
này trên ba bình diện chủ yếu:
Một là mối quan hệ giữa nghệ thuật và thực tiễn trong quá trình sáng tạo văn
hoá dân gian.
Hai là mối quan hệ giữa các thành tựu thẩm mĩ khác nhau của những thời đại
khác nhau và những địa phương khác nhau.
You created this PDF from an application that is not licensed to print to novaPDF printer (
9
Ba là mối quan hệ giữa các thành tố của văn hoá dân gian(29).
GS. Đinh Gia Khánh phân tích tính nguyên hợp ở hiện tượng văn hoá dân
gian. Nếu áp dụng cách phân tích này đối với văn học dân gian thì chúng ta
chỉ cần “điều chỉnh tiêu chuẩn” ở phương diện thứ ba: mối quan hệ giữa các
thành tố của văn học dân gian. Điều chỉnh như vậy cũng không trái với tinh
thần khoa học của GS. Đinh Gia Khánh.
Như vậy, quan niệm của GS. Đinh Gia Khánh có phần rộng hơn quan niệm
của GS. Crápxốp.
Năm 1990, sau khi trình bày quan niệm của Guxép và của Chu Xuân Diên về
tính nguyên hợp, GS. Lê Chí Quế viết: “Tính nguyên hợp được biểu hiện đầu
tiên ở sự chưa tách rời giữa hoạt động thực tiễn với sinh hoạt văn học dân
gian”. “Tính nguyên hợp còn thể hiện ở sự chưa tách rời các loại hình nghệ
thuật trong tổng thể folklore, nghĩa là bộ phận nghệ thuật ngôn từ gắn bó chặt
chẽ với các loại hình nghệ thuật khác như vũ đạo, âm nhạc, tạo hình”(30).
Năm 1991, PGS. Đỗ Bình Trị viết: “Tính nguyên hợp của văn học dân gian
không chỉ biểu lộ ở sự hoà lẫn của những hình thức khác nhau của ý thức xã
hội trong nội dung các tác phẩm mà còn biểu lộ ở những chức năng thực hành
- sinh hoạt đa dạng của nó, và, nói rộng ra, ở mối liên hệ trực tiếp và sự phụ
thuộc của nó vào hoạt động vật chất và sinh hoạt của nhân dân”(31). “Ở
folklore cổ đại không chỉ có sự hoà lẫn của chức năng nghệ thuật với các chức
năng tư tưởng hệ và văn hoá khác, mà còn có sự kết hợp của nghệ thuật ngôn
từ với các loại hình khác của nghệ thuật dân gian như âm nhạc, ca hát, nhảy
múa, nghệ thuật diễn xuất, (Ở một vài thể loại, nghệ thuật ngôn từ còn kết
hợp với cả một số yếu tố của văn hoá dân gian như trò chơi, nghi lễ). Cũng
chưa có sự tách bạch các yếu tố tự sự, trữ tình và kịch. Đặc tính nghệ thuật
được quy định một cách lịch sử ấy cũng được biểu thị bằng thuật ngữ “nguyên
hợp”. Folklore cổ đại là nghệ thuật nguyên hợp. Đó là một nghệ thuật tổng
hợp tự nhiên”(32). Theo tác giả, trong thời công xã nguyên thuỷ, tính nguyên
hợp thể hiện rất đậm; ở các thời kì sau văn học dân gian là một nghệ thuật
tổng hợp, mà trong đó các yếu tố ngôn từ, nhạc điệu, động tác, trang phục,
hợp thành một chỉnh thể(33).
Các nhà khoa học xô - viết không bao giờ quên rằng có nhiều thể loại (tráng sĩ
ca, dân ca trữ tình, thơ ca nghi lễ) mang tính nguyên hợp. Còn một số thể loại
khác như tục ngữ, truyện cổ tích không có tính nguyên hợp. Trong khi thừa
nhận thành tựu của các nhà folklore - âm nhạc học, những người cố gắng
nghiên cứu phần lời ca và giai điệu trong sự thống nhất, họ không loại trừ việc
You created this PDF from an application that is not licensed to print to novaPDF printer (
10
nghiên cứu tách rời một mặt nào đó của tác phẩm folklore, chẳng hạn mặt ngữ
văn. Tính chất xác đáng của việc nghiên cứu ngữ văn một cách độc lập thể
hiện qua bốn lí do:
a. Trong quá trình nghiên cứu, có thể chia tách đối tượng để xem xét thật kĩ
lưỡng mặt này hoặc mặt khác.
b. Trong folklore, không phải tất cả các thể loại đều có sự gắn bó giữa lời và
giai điệu (tục ngữ, câu đố, truyện cổ tích, truyền thuyết). Như vậy, không phải
tất cả các thể loại đều có tính nguyên hợp.
c. Thành phần ngôn từ trong tác phẩm folklore có thể tồn tại mà không có giai
điệu, nhưng nếu giai điệu mà thiếu lời thì không tồn tại, nếu có, chúng hiện ra
như một dạng đặc biệt của sáng tác dân gian.
d. Nhiều công trình nghiên cứu khẳng định rằng, trong sự thống nhất giữa lời
và giai điệu, yếu tố quyết định thường là phần lời. Phần này thường quy định
đặc trưng của giai điệu. Chẳng hạn, cấu trúc cú pháp và nhịp của câu thơ quy
định tính chất và nhịp của giai điệu; tính chất của phong cách ngôn từ của tác
phẩm tác động tới tính chất của phong cách âm nhạc, mặc dầu cũng có cơ sở
để nói về ảnh hưởng của mặt âm nhạc của tác phẩm đối với mặt ngôn từ”(34).
Như vậy, một truyện cổ tích, một áng ca dao, một truyện thơ Nôm bình dân
cũng có thể được tìm hiểu, phân tích với những quy phạm, thuật ngữ được áp
dụng khi nghiên cứu văn học thành văn, với điều kiện trong khi tìm hiểu, phân
tích, chúng ta không quên đặc điểm riêng của văn học dân gian.
Tóm lại, không phải thể loại nào của văn học dân gian, thời đại nào của dòng
văn học dân gian cũng có tính nguyên hợp.
5. Về tính dị bản
Cả văn học dân gian và văn học thành văn đều có hiện tượng có dị bản,
nhưng xét về bản chất, đó là những loại dị bản khác nhau. Sau khi tác phẩm
văn học dân gian được ghi chép, được nhiều sách biên soạn, đã nảy sinh ra
các dị bản không do dân gian tạo ra; nguyên nhân tạo ra các dị bản này giống
như dị bản trong văn học viết là kết quả của sự sửa chữa của nhiều thế hệ
biên soạn, của các cơ quan xuất bản, thậm chí do ấn loát sai.
Văn học dân gian nói chung và một tác phẩm nói riêng (lời ca dao A chẳng
hạn) luôn luôn được lưu truyền trong không gian và qua thời gian. Quá trình
lưu truyền có thể làm cho A sâu sắc hơn về nội dung, chặt chẽ thêm về kết
cấu, trau chuốt hơn về nghệ thuật ngôn từ. Quá trình lưu truyền ấy lại có khi
làm cho A bị phá vỡ, mất dần đi hoặc trở nên một bộ phận cấu thành của lời
You created this PDF from an application that is not licensed to print to novaPDF printer (
11
khác. Quá trình ấy cũng có thể giữ nguyên khung cấu tạo của A, chỉ thay đổi
một số chi tiết theo một trong hai xu hướng cụ thể hoá và khái quát hoá. Từng
năm tháng, từng địa phương, từng nhóm người, từng cá nhân tiếp thu nó, ghi
nhớ nó, lưu truyền nó đều in dấu vào nó, làm cho nó biến đổi. Sự biến đổi là
liên tục và hiện tượng có những bản khác (còn gọi là dị bản) xuất hiện một
cách tất yếu trong quá trình này. Vận động đến một thời điểm nhất định hoặc
một địa phương nhất định, A sẽ thay đổi với một trong hai khả năng:
1. A thay đổi vượt quá độ, trở thành lời khác, là B chẳng hạn.
2. A thay đổi chưa vượt quá độ, vẫn là nó, nhưng có thêm sắc thái mới, là A’
chẳng hạn.
A và B là hai lời riêng biệt. Còn A và A’ là hai bản khác nhau của một lời. Khi
sưu tập, người ta có thể gặp nhiều bản khác nhau của một lời và họ gọi hiện
tượng này là đại đồng tiểu dị.
Nếu quy ước một lời (một tác phẩm) ca dao có lời hát lúc đầu là A, qua sự vận
động qua không gian và thời gian, ta có:
A’ A’’’
A An’
A’’ A’’’’
A’, A’’, A’’’, A’’’’, ..., An’ là sản phẩm của tập thể.
A’’’ có thể hay hơn A, nhưng cũng có thể kém đặc sắc hơn.
Trên thực tế có sự xuất hiện khá tuần tự, trước sau giữa nhiều bản (A’’’, A’’’’,
An’) và có cả sự xuất hiện đồng thời (A’ và A’’).
Ở thời điểm hiện nay, qua sưu tầm chúng ta thu được ở dạng đồng đại:
An’
A’’’’
A A’’
A’
A’’’
Nhìn chung, nhà nghiên cứu văn học dân gian rất khó và thường là không xác
You created this PDF from an application that is not licensed to print to novaPDF printer (
12
định được thời điểm ra đời của A, A’, A’’, A’’’, A’’’’, ... An’.
Trong folklore nói chung, trong ca dao dân ca nói riêng, tất cả các bản A’, A’’,
A’’’, ..., An’ là có giá trị như nhau, là bộ mặt hoàn chỉnh của một lời, một tác
phẩm(35).
Trong văn học thành văn, cũng có hiện tượng dị bản. Dị bản trong văn học
viết là sản phẩm trên con đường tìm tòi của nhà văn, nhà thơ nhằm đi tới một
bản hoàn thiện nhất, hay nhất (theo ý tác giả). Xin nêu hai thí dụ về thơ Huy
Cận (1919 - 2005) và Nguyễn Đình Thi (1924 - 2003).
Có những bài thơ được Huy Cận viết nhanh, dường như không có gì thay đổi
từ lần viết đầu đến khi in ra. Nhưng cũng có bài ông phải sửa chữa khá vất vả.
Nhà phê bình, nghiên cứu văn học Hà Minh Đức đã được ông đưa cho xem 17
bản thảo của bài Tràng giang. Có những câu sửa một hai lần như:“Không cầu
giao nối niềm thân mật” được chữa lại là: “Không cầu gợi chút niềm thân
mật”. Hay: “Hiu hắt bờ xanh tiếp bãi vàng” được chữa lại là: “Lặng lẽ bờ xanh
tiếp bãi vàng”. Câu thơ “Sông dài trời rộng bến cô liêu” được chữa lại từ
những câu ban đầu:
- Bờ lau san sát bến cô liêu
- Bờ hoang cò đậu đá cheo leo
- Bao la trời rộng nắng xanh veo
Câu thơ làm ông vất vả hơn cả là câu “Củi một cành khô lạc mấy dòng”. Nó là
kết quả của nhiều lần đổi thay. Lúc đầu nhà thơ lấy hình ảnh cánh bèo trôi dạt
trên sông nước mênh mông để liên tưởng đến cuộc đời:
- Một cánh bèo trôi đã lạc dòng
- Một cánh bèo đơn lạnh giữa dòng
- Một chút bèo đơn lạnh giữa dòng
- Một cánh bèo xanh lạc mấy dòng
- Một gót bèo xanh lạc mấy dòng
Sau nhà thơ nghĩ đến hình ảnh của những thân cây khô mà mưa bão xô đẩy và
trôi dạt trên những dòng sông. Theo ông, có lẽ hình ảnh này mới hơn là cánh
bèo xanh và có sức gợi cảm hơn. Những dị bản được viết lại là:
- Gỗ lạc rừng xa cuộn xiết dòng
- Củi một cành xuôi lạc mấy dòng
Và cuối cùng, câu thơ đứng lại ở dạng chọn lọc: “Củi một cành khô lạc mấy
You created this PDF from an application that is not licensed to print to novaPDF printer (
13
dòng”(36).
Theo GS. TS. Mã Giang Lân, Đất nước là bài thơ xuất sắc của thơ ca hiện đại
Việt Nam, đồng thời cũng rất tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật thơ Nguyễn
Đình Thi. Từ bản I (1948 - 1954) đến bản II (1948 - 1955) là một quá trình
“lột xác”. Bản I, bản II đều có thể phân làm 11 đoạn tương ứng nhau. GS. Mã
Giang Lân đã cho người đọc thấy sự sửa chữa của nhà thơ. Thí dụ, đây là đoạn
1 của bản I:
Sáng mát trong như sáng năm xưa.
Gió thổi mùa thu trên đồi núi
Sông Cầu êm ả cuộn về xuôi.
Còn đây là đoạn 1 của bản II:
Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới
Tôi nhớ những ngày thu đã xa
Đây là đoạn 2 của bản I:
Tôi nhớ cánh đồng thơm lúa mới
Gió thổi mùa thu vào Hà Nội
Những phố dài xao xác hơi may
Nắng vàng hoe ngõ vắng
Thềm cũ lối ra đi
Lá rụng đầy
Còn đây là đoạn 2 của bản II:
Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác hơi may
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
You created this PDF from an application that is not licensed to print to novaPDF printer (
14
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy
Đây là đoạn 3 của bản I:
Ôi nắng dội chan hoà
Nao nao trời xanh biếc
Như cười nói thiết tha
Còn đây là đoạn 3 của bản II:
Mùa thu nay khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
Gió thổi rừng tre, phấp phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha
Các đoạn 4, 5, 6, 7, 11 của hai bản về cơ bản giống nhau. Các đoạn 8, 9, 10 có
sự khác nhau. “Ở đây không đơn giản chỉ là ngôn từ. Các lời thơ hoán vị, các từ
ngữ thay đổi, bổ sung. Tư duy nghệ thuật thể hiện vai trò đạo diễn: sắp xếp lại
các từ, ngữ, âm thanh, nhịp điệu, vần, lời thơ”(37).
Khi so sánh hai văn bản Đất nước được hoàn thành ở hai mốc thời gian 1954
và 1955, nhà phê bình, nghiên cứu nhận thấy sự chuyển biến trong tư duy
nghệ thuật của nhà thơ. Và đến năm 1955, bản in năm này là bản chính thức,
sẽ có mặt trong các tuyển tập thơ sau này.
Nếu quy ước văn bản Đất nước năm 1954 là Đ’, văn bản Đất nước năm 1955
là Đ, ta có:
Đ’ Đ
1954 1955
Ngoài ra trong thơ Thế Lữ (1907 - 1989), Tế Hanh (1921 - 2009), trong văn
You created this PDF from an application that is not licensed to print to novaPDF printer (
15
xuôi nghệ thuật của Nguyễn Tuân (1910 - 1987), Nam Cao (1915 - 1951),
cũng có không ít trường hợp các tác giả sửa lại tác phẩm trong những lần tái
bản.
Sau khi tác phẩm văn học dân gian được ghi chép lại, được nhiều sách biên
soạn công bố, có tình trạng dị bản không phải do dân gian sáng tác.
Thí dụ, chúng ta lấy văn bản sau (đã được ghi lại trong các sách Tục ngữ và
dân ca Việt Nam tập 1 (1956) của Vũ Ngọc Phan và Tục ngữ ca dao dân ca
Việt Nam (1971) cũng của Vũ Ngọc Phan, Ca dao nhi đồng (1969) của Doãn
Quốc Sỹ) làm căn cứ để so sánh:
Bao giờ cho đến tháng ba
Ếch cắn cổ rắn tha ra ngoài đồng
Hùm nằm cho lợn liếm lông
Một chục quả hồng nuốt lão tám mươi
Nắm xôi nuốt trẻ lên mười a
Con gà, be rượu nuốt người lao đao
Lươn nằm cho trúm bò vào
Một đàn cào cào đuổi đàn cá rô b
Lúa mạ nhảy lên ăn bò c
Cỏ năn, cỏ lác rình mò bắt trâu d
Gà con đuổi bắt diều hâu
Chim ri đuổi đánh vỡ đầu bồ nông.
Chúng ta có hai dị bản ở các sách Thi ca bình dân Việt Nam tập 4 (1971) của
Nguyễn Tấn Long và Phan Canh, Hợp tuyển thơ văn Việt Nam văn học dân
gian (1972) của Vũ Ngọc Phan, Tạ Phong Châu và Phạm Ngọc Hy. Bản ở
sách Thi ca bình dân Việt Nam khác ở dòng a: “Mâm xôi nuốt trẻ lên mười”.
Bản ở sách Hợp tuyển thơ văn Việt Nam văn học dân gian chỉ ghi đến hết
dòng d, dòng b là: “Một đàn cào cào đi bắt cá rô”, dòng c là: “Thóc giống đuổi
You created this PDF from an application that is not licensed to print to novaPDF printer (
16
chuột trong bồ”(38).
Sở dĩ có các dị bản nêu trên là do sự sửa chữa, sự đại khái của các soạn giả.
Ngoài ra, còn có thể nêu ra nhiều thí dụ khác với những nguyên nhân giống
với những lí do dẫn đến sự có mặt của dị bản trong văn học viết là do việc đọc
và phiên âm chữ Nôm (đối với văn học trung đại), do sự sửa chữa, sự đại khái
của nhiều thế hệ biên soạn, do sự sửa chữa của cơ quan xuất bản.
Thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm (thế kỉ XVI) được người đời sau chép lại. Thật
khó xác định đâu là bản do chính Nguyễn Bỉnh Khiêm sáng tác! Mở tập Thơ
văn Nguyễn Bỉnh Khiêm (Đinh Gia Khánh chủ biên, Nxb. Văn học, Hà Nội,
1983), sau phần tiểu luận, phần thơ văn bắt đầu từ trang 53. Mở đầu trang này
là một bài thơ với câu đầu tiên “Lần lữa ngày qua tháng qua”. Ngay câu này
đã có dị bản rồi: “Lẩn thẩn ngày qua tháng qua”.
Nguyễn Du (1766 (?) - 1820) sáng tác Truyện Kiều. Theo một nhà nghiên cứu,
đến nay, chúng ta có các “bản Kiều”:
Bản Liễu văn đường, chữ Nôm, 1871
Bản Kiều Oánh Mậu, chữ Nôm, 1902
Bản Kim Vân Kiều truyện quảng tập, chữ Nôm, 1904
Bản Quan văn đường, chữ Nôm, 1906
Bản Phúc văn đường, chữ Nôm, 1918
Bản do Trương Vĩnh Ký phiên âm, xuất bản ở Sài Gòn, 1875
Bản do Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim phiên âm, Hà Nội, 1927
Bản do Nguyễn Khắc Hiếu phiên âm, Hà Nội, 1941
Bản Văn Hồng Thịnh xuất bản ở Hà Nội, không đề năm
Khi cần có bản gốc để biên soạn Từ điển Truyện Kiều, GS. Đào Duy Anh tự
soạn lấy bản ấy, bản này được soạn trên cơ sở đối chiếu những chỗ dị, đồng
của các bản kể trên mà nhận định chữ nào là chính xác nhất.
Văn bản Truyện Kiều do Đào Duy Anh (ĐDA) soạn (1974) có một số chỗ
khác với văn bản Truyện Kiều do PGS. Nguyễn Thạch Giang (NTG) khảo
đính và chú giải (1983).
Ví dụ:
Ở Từ điển Truyện Kiều (ĐDA) là:
Có nhà viên ngoại họ Vương
You created this PDF from an application that is not licensed to print to novaPDF printer (
17
Gia tư nghĩ cũng thường thường bậc trung(39).
Ở Truyện Kiều (NTG) là;
Có nhà viên ngoại họ Vương
Gia tư nghỉ cũng thường thường bậc trung(40).
Ở Từ điển Truyện Kiều (ĐDA) là:
Dập dìu tài tử giai nhân
Ngựa xe như nước áo quần như nen(41).
Ở Truyện Kiều (NTG) là:
Dập dìu tài tử giai nhân
Ngựa xe như nước áo quần như nêm(42).
So với Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du (mà hiện nay chưa tìm thấy thủ
bản) thì chỉ có thể lựa chọn: hoặc “nghĩ”, hoặc “nghỉ” (đại từ ngôi thứ ba),
hoặc không chọn cả hai; hoặc “nen”, hoặc “nêm”, hoặc không chọn cả hai;
không thể có chuyện cả “nghĩ” và “nghỉ”, cả “nen” và “nêm” đều có mặt trong
nguyên tác của Nguyễn Du. (Điều này lại có thể được chấp nhận trong sáng
tác cũng như trong các văn bản sưu tầm thơ ca dân gian, với điều kiện đó
không phải là những bản sai).
Vào những năm 60 của thế kỉ XX, PGS. Nguyễn Văn Hoàn có dịp gặp giáo sư
Sisin, Trưởng đoàn chuyên gia Liên Xô công tác tại Trường Đại học sư phạm
Hà Nội. Ông Nguyễn Văn Hoàn “đặt vấn đề: giả thiết tìm lại được nguyên tác
của Nguyễn Du nhưng lời văn cổ hơn và không hay bằng văn bản hiện đang
lưu hành, thì nên xử lí như thế nào?”. Nhà nghiên cứu xô - viết “đã nắm chặt
bàn tay hộ pháp đấm nhẹ xuống mặt bàn, nhìn thẳng vào mắt” nhà nghiên cứu
Việt Nam và nói: “Nguyên tác là vàng!”(43).
Tham gia thảo luận về bài Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan, nhà
giáo Nguyễn Hùng Vĩ nhận xét, nếu tác phẩm này đúng là của bà "thì những
ghi chép sớm nhất như đã biết cách thời điểm sáng tác 30 - 40 năm"(44). Ông
trình bày 12 dị bản, những bản này được ghi lại từ cuối thế kỉ XIX đến năm
2000, khác nhau ở các trường hợp: qua hay tới, chợ hay rợ, "quyến chúa" hay
"luyến chúa",...
You created this PDF from an application that is not licensed to print to novaPDF printer (
18
Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, Vũ Trọng Phụng là một nhà văn nổi
tiếng. Năm 1936 tiểu thuyết Giông tố của ông đăng nhiều kì trên Hà Nội báo.
Đầu năm 1937, tác phẩm này lần đầu tiên được in thành sách ở Nhà xuất bản
Văn Thanh (94 phố Cầu Gỗ, Hà Nội). Sau khi Vũ Trọng Phụng mất 12 năm,
Giông tố được in lần thứ hai (tái bản) tại Nhà xuất bản Mai Lĩnh ở Hà Nội.
Cuối năm 1956 ở Hà Nội, Giông tố được tái bản tại Nhà xuất bản Văn nghệ.
Từ năm 1987 đến nay Giông tố được in lại khá nhiều lần. Các bản in này hầu
như đều sử dụng văn bản của Nhà xuất bản Mai Lĩnh. Nhà nghiên cứu Lại
Nguyên Ân đã so sánh đối chiếu. Kết quả, các bản in sau khi nhà văn qua đời
có rất nhiều khác biệt so với bản in năm 1936 và năm 1937(45).
Như trên đã nói, xét về bản chất, dị bản trong văn học viết là kết quả trên con
đường mà chủ thể sáng tạo cân nhắc, lựa chọn. Đến thời điểm công bố, chỉ có
một văn bản tác phẩm. Còn ở văn học dân gian, trong khi lưu truyền, ở một
thời điểm, tại nhiều địa điểm có thể có nhiều bản, gọi là dị bản. Nhận thức
được điều này, trong khi sáng tác truyện ngắn Vàng lửa, nhà văn Nguyễn Huy
Thiệp đã dùng thủ pháp của văn học dân gian để kết thúc tác phẩm. Truyện
này kể về Phăng, một người Pháp thích phiêu lưu. Phăng được Bá Đa Lộc tiến
cử là người giúp việc cho vua Gia Long, có nhiều dịp gần gũi, trò chuyện với
nhà vua. Nhân vật này còn được Gia Long cho phép đi nhiều nơi. Phăng đã
từng gặp Nguyễn Du và đã có một số nhận xét về Nguyễn Du. Trở về Phăng
đã kể lại cho Gia Long ấn tượng khi gặp Nguyễn Du. Năm 1814, người ta phát
hiện ra một nơi có vàng. Phăng xin nhà vua cho một số người châu Âu cùng
anh ta đi tìm kiếm. Trong đoạn cuối của tác phẩm, ông viết: “Tôi xin hiến bạn
đọc ba đoạn kết cho câu chuyện này để bạn đọc tuỳ ý lựa chọn”(46). Sau đó,
ông giới thiệu ba đoạn kết. Trong đoạn kết 1, đoàn tìm vàng còn sót lại ba
người, Phăng bảo toàn nguyên vẹn số vàng được đào mang về. Vua Gia Long
cho khai thác mỏ vàng, Phăng được cử trông coi việc này. Hai người châu Âu
còn sót lại cũng được mời tham gia nhưng họ từ chối. Một hôm, Phăng bị đầu
độc. Trong đoạn kết 2, đoàn tìm vàng chết hết, trừ một mình Phăng. Trở về
kinh đô, Phăng được vua Gia Long ban thưởng hậu hĩnh. Nhà vua cho tiến
hành khai thác mỏ vàng. Phăng đem theo người vợ Việt Nam là Vũ Thị và
một số lớn vàng hồi hương. Về Pháp, ông sống sung sướng đến già. Trong
đoạn kết 3, tất cả đoàn tìm vàng đều bị giết chết, do lính triều đình bao vây và
tấn công. Vua Gia Long cho sung công số vàng thu được và sau đó cử một
người trong hoàng tộc đứng ra lo việc khai thác mỏ vàng.
6. Về hai hình thức lưu truyền: truyền miệng và bằng văn bản
You created this PDF from an application that is not licensed to print to novaPDF printer (
19
Văn học dân gian không chỉ được truyền miệng, mà còn có cả sáng tác bằng
văn bản.
Tính truyền miệng được nhiều tác giả xem là một trong những đặc trưng của
văn học dân gian. Khi phân biệt giữa văn học dân gian và văn học thành văn,
bên cạnh những tính chất khác, người ta thường nói đến tính chất này. Có
người xem đây là đặc trưng cơ bản nhất của văn học dân gian. Nhìn chung,
việc coi tính truyền miệng là tính chất quan trọng của văn học dân gian là một
nhận thức đúng. Tuy nhiên, nếu tuyệt đối hóa sự có mặt cũng như vai trò của
tính truyền miệng thì nhận thức này không thật phù hợp với thực tế văn học
dân gian của Trung Quốc và Việt Nam. Năm 2003, GS. Kiều Thu Hoạch giới
thiệu một quan niệm tương đối mới ở Trung Quốc. Theo đó, “văn học dân
gian vốn dĩ từ xa xưa là sáng tác truyền miệng; song trong lịch sử lâu dài, khi
dân tộc có chữ viết, thì văn học dân gian lại được sáng tác và lưu truyền bằng
cả hai phương diện: truyền miệng lẫn văn bản. Nếu không thừa nhận sự thực
đó, tức là đã để lọt một bộ phận quan trọng khi tiến hành nghiên cứu văn học
dân gian. Tỉ dụ như tác phẩm sử thi Cách Tát Nhĩ, đây là một sáng tác dân
gian gồm hai luồng, một luồng kể truyền miệng và một luồng là văn bản chép
tay. Bản chép tay tức là bản truyện kể được ghi thành văn tự, nó hỗ trợ rất
nhiều cho tác phẩm kể miệng”(47).“Trong quá trình phát triển lịch sử văn học
dân gian Trung Quốc, ngoài bộ phận sáng tác chủ yếu của quần chúng lao
động sản xuất, thực tế còn có cả những sáng tác cửa miệng (khẩu đầu) và mặt
sách (thư diện) của các tác giả vô danh trong những tầng lớp phi lao động.
Đây là điều không thể phủ nhận”(48). Ở ta, trong trường hợp này, có thể kể đến
truyện Nôm bình dân, ca dao của người Việt, những bức thư tình của người
Tày - Nùng là những sáng tác dân gian, được lưu hành qua văn bản chữ viết.
Trong công trình Truyện Nôm - lịch sử phát triển và thi pháp thể loại, sau khi
xem xét các vấn đề như đề tài, cốt truyện, cấu trúc tác phẩm, các biện pháp
nghệ thuật cùng phong cách ngôn ngữ, GS. Kiều Thu Hoạch viết: “Nói truyện
Nôm, hoặc truyện thơ Nôm, thì ai cũng hiểu đó là một loại truyện thơ được
ghi chép bằng chữ Nôm. Nhưng từ đó mà cho rằng, ghi chép bằng chữ Nôm
cũng tức là văn học thành văn, cũng tức là văn học viết, và cũng đồng đẳng,
đồng loại với các thể loại văn học viết khác trong nền văn học dân tộc thì lại
hoàn toàn không thoả đáng. Bởi trở lại ngọn nguồn lịch sử, thì truyện thơ Nôm
đâu phải bắt đầu từ sáng tác thành văn, hay nói rõ hơn từ sáng tác bằng chữ
viết. Gạt bỏ phần ghi chép bằng chữ Nôm, truyện thơ vốn là một truyền thống
lâu đời của folklore Việt Nam. Nhiều dấu tích còn cho thấy truyện thơ là
những sáng tác truyền miệng đã tồn tại và lưu truyền trong dân gian từ khá lâu
You created this PDF from an application that is not licensed to print to novaPDF printer (
20
trước khi được ghi chép thành văn bản. Bởi vậy, sẽ không phải là ngẫu nhiên
mà khi xem xét phương thức sáng tác và lưu truyền truyện Nôm, một số ý kiến
đã nghiêng về phương diện cho truyện Nôm là sáng tác tập thể và là thứ văn
học trình diễn chứ không phải văn học trong phòng đọc”(49).
Bên cạnh khuynh hướng thưởng thức ca dao trong mối quan hệ mật thiết với
làn điệu, lề lối diễn xướng, khung cảnh ca hát, trong khoảng thời gian ít nhất
đã gần hai thế kỉ (từ cuối thế kỉ XVIII đến năm 1945) tồn tại một khuynh
hướng khác: thưởng thức ca dao cổ truyền giống như văn học viết (đọc, ngâm,
xem bằng mắt). Đã có những sách Hán Nôm sau ghi chép ca dao: Nam phong
giải trào, Thanh Hoá quan phong, Việt Nam phong sử, Nam âm sự loại, Nam
giao cổ kim lí hạng ca dao chú giải...(50). Sách quốc ngữ biên soạn ca dao được
xuất bản sớm nhất là Câu hát góp của Huỳnh Tịnh Của (in năm 1897 tại Sài
Gòn).
Phong slư là một thể loại dân ca, cũng là những bức thư tình. “Những bức thư
này được viết bằng chữ Nôm Tày trên vải sa đỏ rộng trên dưới một mét vuông.
Vải được vẽ hoa viền theo biên và hai bên là hai con rồng há mõm chầu mặt
trời hoặc chim muông. Vì nam nữ thanh niên trước đây rất ít người biết chữ và
không có đủ trình độ để viết thư nên thư được viết thông qua một người trung
gian tiếng Tày gọi là slấy cá, là người trí thức bình dân của dân tộc Tày,
Nùng. Vì thế, dù là thư tình nhưng lại được đọc chung cho trai gái cả bản cùng
nghe. Những người đang yêu đều tìm thấy trong phong slư tiếng nói thầm kín
của lòng mình, tâm tư tình cảm của mình”(51). Một nhà nghiên cứu đã phân
tích: “Phong slư vì vậy là sáng tác của cá nhân nhưng đã được xã hội hoá. Vì
vậy thay slấy cá bằng việc ngâm ngợi diễn xướng những bức phong slư đã
biến những con chữ riêng tư, cụ thể thành một sinh hoạt dân ca không thể
thiếu được đối với các dân tộc Tày, Nùng”(52). Xin được nói thêm, người trí
thức bình dân khi sáng tác đã vận dụng những khuôn mẫu có sẵn, viết những
văn bản tương đối quen thuộc, đã trở thành khuôn mẫu truyền thống trong
cộng đồng dân tộc Tày, Nùng. Vì thế, những bức phong slư ở nhiều địa
phương khác nhau mới có thể giống nhau.
Tóm lại, bên cạnh phương thức truyền khẩu, văn học dân gian còn có phương
thức lưu truyền bằng văn bản, tất nhiên phương thức sau không phổ biến bằng
phương pháp trước.
Văn học viết thời trung đại được lưu truyền trên các bản viết, bản in, được lưu
hành trong giới trí thức. Tuy nhiên, cho đến trước Cách mạng tháng Tám năm
1945, ở nông thôn có những cụ bà không biết chữ nhưng thuộc làu Truyện
You created this PDF from an application that is not licensed to print to novaPDF printer (
21
Kiều, thậm chí có thể kể ngược từ kết thúc truyện lên đầu truyện (các cụ gọi là
“kể” Kiều, chứ không nói “đọc” Kiều).
7. Về tính ích dụng
Trong không ít trường hợp, văn học dân gian có tính ích dụng, một tính chất
mà ở đó “hình thức thẩm mĩ bị chi phối bởi công dụng thực tế, bởi chức năng
thực hành - sinh hoạt cụ thể của thể loại” (Đỗ Bình Trị). Khi nào, tác phẩm
văn học viết bị chi phối chủ yếu bởi tính ích dụng, nó ít đạt được chất lượng
nghệ thuật cao.
Trong giai đoạn phát triển đầu tiên của lịch sử loài người, cũng như mọi hoạt
động tinh thần khác, nghệ thuật không tồn tại dưới dạng độc lập, mà gắn bó và
hầu như hòa làm một với hoạt động thực tiễn của con người. Buổi tối, sau khi
đã làm lụng mệt nhọc, người nguyên thuỷ cảm thấy có một sự đòi hỏi về sinh
lí một cách tự nhiên, cần phải vận động mình mẩy chân tay một chút, dùng
hình thức thoải mái để truyền đạt tâm tình và cảm thụ của mình cho người
khác, biểu hiện sự thoả thích của mình và sự vui sướng có được trong sự sinh
tồn theo kiểu nguyên thuỷ. Ngoài ra, người nguyên thuỷ rất hay nhảy múa, mô
phỏng các động tác về săn bắn hoặc quân sự, nhằm diễn lại những kinh
nghiệm cho cộng đồng. Ngoài ra, những hoạt động này còn có liên quan đến
ma thuật và sự sùng bái tô tem(53). Ở Việt Nam, vào giai đoạn lịch sử muộn
hơn, các bài hát lao động “được hát lên trong quá trình lao động, có tác dụng
tích cực đối với quá trình lao động đó (làm giảm nhẹ quá trình lao động bằng
cách tăng cường cảm giác nhịp điệu trong lao động, góp phần tổ chức, phối
hợp động tác lao động tập thể, gây sự phấn khích trong lao động bằng sự nhận
thức thẩm mĩ về quá trình lao động đó,). Tên gọi của những bài hát lao động
Việt Nam chẳng hạn cũng chứng tỏ tính chất trực tiếp của mối quan hệ đó: hò
giật chì (kéo lưới), hò giã gạo, hò xay lúa, hò nện, hò đò ngược, hò mắc cạn, hò
cập bến, ở đây, tên của mỗi điệu hò gắn liền với tên của mỗi hình thái lao
động cụ thể”(54). Hò giã gạo vốn được thực hiện trong quá trình giã gạo nhằm
giảm bớt mệt nhọc. Khi gạo giã xong, muốn hò nữa, người ta đổ trấu vào cối để
vừa giã vừa hò(55).
Như thế, nhìn chung, so với văn học thành văn, văn học dân gian ở giai đoạn
đầu gắn liền với tính ích dụng.
Trong văn học thành văn, có một số trường hợp, tính ích dụng được đặt lên hàng
đầu.
Trong thời gian kháng chiến chống Mĩ, một thiếu niên dũng sĩ từ miền Nam ra
Bắc. Em có người cha tập kết ra Bắc, đã lâu không liên lạc được. Trước tình
You created this PDF from an application that is not licensed to print to novaPDF printer (
22
cảnh đó, Bác Hồ giao cho nhà thơ Tố Hữu tìm giúp cha em. Nhà thơ đã làm
bài “Chuyện em” trước hết là nhằm vào mục đích ích dụng. Bài thơ được in
trên báo, được phát trên đài tiếng nói Việt Nam, được rất nhiều người biết:
Em tên là Nguyễn Văn Hoà
Mẹ em thường gọi em là cu Theo
Cha đi tập kết. Nhà nghèo
Sớm khuya tay mẹ chống chèo nuôi con
Chị thì hái củi trên non
Em thì mưa nắng bãi cồn chăn trâu
Đêm nằm hỏi mẹ: Cha đâu ?
Mẹ rằng: Mau lớn, năm sau cha về
Đợi hoài đợi mãi lâu ghê!
Làng trên xóm dưới, bốn bề ác ôn
Mỹ xây luỹ, nguỵ đóng đồn
Sáng vây xét hỏi, tối dồn khảo tra
(53)
Nhờ bài thơ này, người cha tập kết đã gặp được con.
Sau năm 1975, có lần một số nhà văn, nhà thơ của Bình Trị Thiên (lúc này ba
tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế sáp nhập làm một) nhờ nhà
thơ Phùng Quán dẫn đến thăm nhà thơ Hoàng Cầm. Lúc đó, Hoàng Cầm bị
khủng hoảng tư tưởng. Ông không sáng tác, không đọc sách, tâm trạng hết sức
cô đơn, bế tắc. Phùng Quán liền viết bài thơ tặng Hoàng Cầm trên một mảnh
giấy bao xi măng rách với một hòn than củi tìm thấy trong căn bếp của chủ
nhà, vì trong nhà lúc đó không có cả giấy bút. Bài thơ có tựa đề Viết tặng thi sĩ
Hoàng Cầm trong giây phút anh ngã lòng suy sụp và toàn bài như sau:
Tôi tin núi tàn
You created this PDF from an application that is not licensed to print to novaPDF printer (
23
Tôi tin sông lấp
Nhưng tôi không thể nào tin
Một nhà thơ như anh
Lại ngã lòng suy sụp!
Anh, nhà thơ đã viết
Cách đây ba mươi năm
Những vần thơ lẫm liệt:
Tiểu đội anh những ai còn ai mất?
Không ai còn ai mất
Chỉ chết cả mà thôi!
Người sau kẻ trước lao vào giặc
Giữ vững ngàn thu một giống nòi
Thế gian có nghìn sông
Và một nghìn nhà thơ lớn
Nhưng chỉ có một dòng
May được thơ xưng tụng
Nhờ thơ mà vang vọng
Nhờ thơ mà vinh danh
Đó là con sông Đuống
Con sông của quê anh
You created this PDF from an application that is not licensed to print to novaPDF printer (
24
Anh xót xa như bàn tay rụng!
Tôi có một niềm tin
Chắc như đinh đóng cột
Ngày mai anh nhắm mắt
Đi sau linh cữu anh
Ngoài bạn hữu gia đình
Có cả con sông Đuống!...
Sông Đuống mặc đại tang
Khóc bên bồi bên lở
Sóng vỗ bờ nức nở
Ngàn đời chịu tang anh
Tôi tin núi tàn
Tôi tin sông lấp
Nhưng tôi không thể nào tin
Một nhà thơ như anh
Lại ngã lòng suy sụp!(56)
Năm 1979, Trung Quốc tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược các tỉnh biên giới
phía Bắc nước ta. Một phóng viên Nhật Bản đã bỏ mình tại đây. Nhà thơ Huy
Cận viết bài Anh là cờ đỏ long lanh:
Đồng chí Ta-ca-nô!
Anh thăm xứ Lạng, quân thù giết anh.
You created this PDF from an application that is not licensed to print to novaPDF printer (
25
Anh là cờ đỏ long lanh,
Anh là cộng sản trung thành, nên chi
Đê hèn chúng giết anh khi
Anh cầm máy ảnh còn ghi nắng chiều,
(57)
Ở các tác phẩm đã dẫn ở trên, tài thơ lục bát của Tố Hữu, Huy Cận đã không
được phát huy. Xét riêng về mặt nghệ thuật ngôn từ, đó là những sáng tác dưới
mức trung bình. Bài thơ của Phùng Quán là một trường hợp đặc biệt. Tuy ông
sáng tác tức thời, nhằm mục đích động viên một nhà thơ khác, nhưng bài thơ
này có sức rung cảm người đọc vì cảm xúc của tác giả mạnh mẽ và thực. Nhìn
chung, các tác giả của dòng văn học viết, khi sáng tác vì mục đích ích dụng thì
thường không đạt đến đỉnh cao nghệ thuật vốn có của họ. Những sáng tác này
thường có cái chất nôm na, mộc mạc, dễ hiểu và không điêu luyện nghệ thuật,
một tính chất có ở không ít sáng tác dân gian (Nếu cho rằng tất cả các tác phẩm
văn học dân gian đều là non kém, thô vụng, nôm na thì là sai lầm. Mặt khác nếu
nhận định rằng cái gì của dân gian cũng hay, cũng điêu luyện thì lại mắc một sai
lầm khác).
(Hai mục còn lại sẽ được in tiếp trên Tạp chí Văn hóa dân gian, số 6 - 2011)
N.X.K
CHÚ THÍCH
(1) + Đinh Gia Khánh chủ biên, Chu Xuân Diên (1972), Văn học dân gian,
Nxb. Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, tập 1, tr. 9. Sách này được
tái bản nhiều lần.
+ Đỗ Bình Trị (1991), Văn học dân gian Việt Nam, Nxb. Giáo dục, Hà Nội,
tập 1, tr. 7 - 8.
+ Lê Chí Quế chủ biên, Võ Quang Nhơn, Nguyễn Hùng Vĩ (1998),
Văn học dân gian Việt Nam, in lần thứ ba, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.
5 - 6, 13. Sách này in lần đầu năm 1990, đến nay được tái bản nhiều lần.
+ Nguyễn Bích Hà (2008), Giáo trình văn học dân gian Việt Nam, Nxb.
Đại học sư phạm, Hà Nội, tr. 6, 302 - 303.
You created this PDF from an application that is not licensed to print to novaPDF printer (
26
(2) Nguyễn Tấn Đắc (1987), “Nội dung của folklore”, Tạp chí Văn hoá dân
gian, Hà Nội, số 4, tr. 13.
(3) + Hà Văn Tấn chủ biên (1994), Văn hoá Đông Sơn ở Việt Nam,
Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. Sách này ở tr. 3 ghi năm xuất bản là 1994, ở tr.
525 ghi: “In xong nộp lưu chiểu tháng 1/1995”.
+ Nguyễn Xuân Kính (2008), “Văn học dân gian trong thời kì văn hoá
Đông Sơn”, Tạp chí Văn hoá dân gian, Hà Nội, số 1, tr. 3 - 15.
(4) Đinh Gia Khánh chủ biên, Bùi Duy Tân, Mai Cao Chương (2002), Văn học
Việt Nam(thế kỉ X - nửa đầu thế kỉ XVIII), tái bản lần thứ sáu, Nxb. Giáo dục,
Hà Nội, tr. 29. Bản in lần đầu năm 1978, tr. 45.
(5) Đinh Gia Khánh chủ biên, Bùi Duy Tân, Mai Cao Chương (2002), sđd, tr.
47. Bản in lần đầu năm 1978, tr.76.
(6) Bùi Duy Tân (2007), Bùi Duy Tân tuyển tập, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, tr. 66
- 67.
(7) Trần Nghĩa (2007), Sưu tầm và khảo luận tác phẩm chữ Hán của người
Việt Nam trước thế kỉ X, Nxb. Thế giới, Hà Nội, tr. 515.
(8) Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên (2004), Từ
điển thuật ngữ văn học, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, tr. 403.
(9) Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên (2004), sđd, tr.
403 - 404.
(10) + Bùi Văn Nguyên, Nguyễn Ngọc Côn, Nguyễn Nghĩa Dân, Lý Hữu Tấn,
Hoàng Tiến Tựu, Đỗ Bình Trị, Lê Trí Viễn (1961), Giáo trình lích sử văn học
Việt Nam. Tập 1: Văn học dân gian, Nxb. Giáo dục, Hà Nội
+ Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên (1962), Văn học dân gian Việt Nam,
Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
(11) Kiều Thu Hoạch (2006), Văn học dân gian người Việt, góc nhìn thể loại,
Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 243.
(12) Đinh Gia Khánh chủ biên, Chu Xuân Diên (1972), sđd.
(13) Đinh Gia Khánh chủ biên, Chu Xuân Diên (1973), Văn học dân gian,
Nxb. Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, tập 2, tr.428: “Nhân dân
sống dưới chế độ phong kiến chủ yếu bao gồm nông dân và thợ thủ công”.
(14) Cao Huy Đỉnh (1974), Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam,
Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 112 - 113.
(15) Đinh Gia Khánh (1979), “Để có thể nắm bắt thực chất của văn học dân
You created this PDF from an application that is not licensed to print to novaPDF printer (
27
gian”, Tạp chí Văn học,Hà Nội, số 6. Bài này được in lại trong sách: Nguyễn
Xuân Kính (2003), Tổng tập văn học dân gian người Việt, tập 19: Nhận định
và tra cứu, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 109.
(16) Đỗ Bình Trị (1991), Văn học dân gian Việt Nam, Nxb. Giáo dục, in tại
Thành phố Hồ Chí Minh, tập 1, tr. 7.
(17) Nguyễn Bích Hà (2008), sđd, tr. 11.
(18) Kiều Thu Hoạch (2003) “Về khái niệm văn học dân gian”, Tạp chí
Nghiên cứu văn học, Hà Nội, số 12. Bài này được in lại trong sách: Kiều Thu
Hoạch (2006), sđd, tr. 241 - 259.
(19) Đinh Gia Khánh chủ biên, Chu Xuân Diên (1972), sđd, tr. 27.
(20) Đinh Gia Khánh chủ biên, Chu Xuân Diên (1972), sđd, tr. 40.
(21) Nguyễn Bích Hà (2008), sdd, tr. 11.
(22) Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên (1972), sđd, tr. 46.
(23) Nguyễn Xuân Kính (2003), Con người, môi trường và văn hoá, Nxb.
Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 153 - 154.
(24) Đỗ Bình Trị (1971), sđd, tr. 20.
(25) Đ. Likhachốp (2009), “Phẩm tính trí thức”, in trong tập sách nhiều tác
giả, do La Thành, Phạm Nguyên Trường dịch: Về trí thức Nga, Nxb. Tri thức,
Hà Nội, tr. 242 (Bài viết của Likhachốp in năm 1993 trên Tạp chí Thế giới
mới, tiếng Nga).
(26) Đinh Gia Khánh chủ biên, Chu Xuân Diên (1972), sđd, tr. 23 - 24.
(27) Crápxốp (1966), “Nghiên cứu tác phẩm folklore như một chỉnh thể nghệ
thuật”, trong tập sách của nhiều tác giả, Folklore với tư cách là nghệ thuật
ngôn từ, Nxb. Đại học tổng hợp Mátxcơva, chữ Nga.
(28) Đinh Gia Khánh chủ biên, Chu Xuân Diên (1972), sđd, tr. 24.
(29) Đinh Gia Khánh (1989), “Văn hoá dân gian là một nghệ thuật nguyên
hợp”, in trong tập sách của nhiều tác giả, Văn hoá dân gian những lĩnh vực
nghiên cứu, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.14.
(30) Lê Chí Quế chủ biên, Võ Quang Nhơn, Nguyễn Hùng Vĩ (1998), sđd, tr.
16 - 17.
(31) Đỗ Bình Trị (1991), sđd, tr. 21.
(32) Đỗ Bình Trị (1991), sđd, tr. 21.
(33) Đỗ Bình Trị (1991), sđd, tr. 22 - 23.
You created this PDF from an application that is not licensed to print to novaPDF printer (
28
(34) Crápxốp (1996), bđd, tr. 5 - 6.
(35) Xem thêm: Nguyễn Xuân Kính (2007), Thi pháp ca dao, Nxb. Đại học
Quốc gia Hà Nội, tr. 94 - 95.
(36) Hà Minh Đức (2010), Huy Cận ngọn lửa thiêng không tắt, Nxb. Giáo dục
Việt Nam, Hà Nội, tr. 133 - 135.
(37) Mã Giang Lân (2006), “Tiếp cận Đất nước của Nguyễn Đình Thi”, Tạp
chí Nghiên cứu văn học, Hà Nội, số 8, tr. 147 - 148.
(38) Nguyễn Xuân Kính, Phan Đăng Nhật đồng chủ biên (2001), Kho tàng ca
dao người Việt, tái bản, Nxb. Văn hoá - Thông tin, Hà Nội, tập 1, tr. 242.
(39) Đào Duy Anh (1974), Từ điển truyện Kiều, Nxb. Khoa học xã hội, Hà
Nội, tr. 453.
(40) Nguyễn Du (1983), Truyện Kiều, Nguyễn Thạch Giang, khảo đính và chú
giải, Nxb. Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
(41) Đào Duy Anh (1974), sđd, tr. 454.
(42) Nguyễn Du (1983), sđd.
(43) Nguyễn Văn Hoàn (1998), "Kỉ niệm trên đường đi tìm nguyên tác
“Truyện Kiều”", Tạp chí Văn học, Hà Nội, số 6, tr. 49.
(44) Nguyễn Hùng Vĩ (2004), "Về bài thơ Qua đèo Ngang - các dị bản, các
vấn đề", Tạp chí Nghiên cứu văn học, Hà Nội, số 4, tr. 120.
(45) Lại Nguyên Ân (2007), Nghiên cứu văn bản tiểu thuyết “Giông tố”, Nxb.
Tri thức, Hà Nội.
(46) Nguyễn Huy Thiệp (1989), Tác phẩm và dư luận, Tạp chí Sông Hương và
Nxb. Trẻ, Huế - Tp. Hồ Chí Minh, tr. 26.
(47) Kiều Thu Hoạch (2003), “Về khái niệm văn học dân gian”, Tạp chí
Nghiên cứu văn học, Hà Nội, số 12. In lại trong tập sách của cùng tác giả
(2006), Văn học dân gian người Việt, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 245.
(48) Kiều Thu Hoạch (2003), bản in 2006, tr. 245.
(49) Kiều Thu Hoạch (2007), Truyện Nôm lịch sử phát triển và thi pháp thể
loại, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, tr. 210.
(50) Xem thêm: Nguyễn Xuân Kính (2007), sđd.
(51) Ủy ban Nhân dân tỉnh Lạng Sơn (1999), Địa chí Lạng Sơn, Nxb. Chính
trị quốc gia, Hà Nội, tr. 627 - 628.
(52) Ủy ban Nhân dân tỉnh Lạng Sơn (1999), sđd, tr. 628.
You created this PDF from an application that is not licensed to print to novaPDF printer (
29
(53) Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên (1972), sđd, tr. 15.
(54) Xem cả bài trong: Tố Hữu (1995), Thơ, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, tr. 447.
(55) Xuân Diệu (1963), “Sống với ca dao, dân ca miền Nam Trung Bộ”, in
trong tập sách : Trần Việt Ngữ, Trương Đình Quang sưu tầm, chú thích, Dân
ca miền Nam Trung Bộ, tập 2, Nxb. Văn học, Hà Nội, tr. 255.
(56) Nhiều tác giả (2003), Nhớ Phùng Quán, Nxb. Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh, tr.
344 - 346. Bài thơ không đề năm sáng tác. Chúng tôi cho rằng nó được viết
sau năm 1975 và có thể là trước thời Đổi mới (1986).
(57) Xem cả bài trong: Huy Cận (1979), Anh là cờ đỏ long lanh, Báo Nhân
Dân, số ra ngày 12 tháng 3, tr. 4.
You created this PDF from an application that is not licensed to print to novaPDF printer (
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 479186_ban_ve_thuoc_tinh_cua_van_hoc_dan_gian_trong_su_so_sanh_voi_van_hoc_viet_7022_1803781.pdf