Bàn về sự qui loại từ loại của động từ chỉ tâm lý trong tiếng Hán hiện đại

Words denoting mental thoughts are classified as verbs. However, it is widely known that they function as both verbs and adjectives. Most of them are adjectives and only some of them are verbs. The latter can not funtion as adjectives but the former can funtion as verbs. It is therefore that all such words of mentality are regarded as verbs. The conversion of parts of speech in languages in a popular phenomenon, especially verbs showing mental activities. This is a debatable issue among linguists. A quite conviceable and typical argument for this is basing on some distinctive features of verbs and adjectives, or even combining some of those features. However, those explainations are still unsatisfactory. This paper aims at explaining the issue from the categorization of cognitive linguistics.

pdf6 trang | Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 402 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bàn về sự qui loại từ loại của động từ chỉ tâm lý trong tiếng Hán hiện đại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quách Thị Nga Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 65(03): 9 - 14 9 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên BÀN VỀ SỰ QUI LOẠI TỪ LOẠI CỦA ĐỘNG TỪ CHỈ TÂM LÝ TRONG TIẾNG HÁN HIỆN ĐẠI Quách Thị Nga* Khoa Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên TÓM TẮT Từ chỉ tâm lý được giới ngôn ngữ học Hán ngữ qui loại là động từ. Nhưng chúng ta đều biết từ chỉ tâm lý là từ lưỡng tính động – tính. Phần đa từ chỉ tâm lý là tính từ, phần ít là động từ. Số ít là động từ này không thể dùng như một tính từ nhưng số nhiều tính từ này lại có thể dùng như động từ. Chính vì vậy, từ chỉ tâm lý được thống nhất qui về động từ. Sự chuyển đổi từ loại trong ngôn ngữ là hiện tượng phổ biến, đặc biệt là động từ chỉ tâm lý. Đây là vấn đề gây nhiều tranh luận trong giới ngôn ngữ học. Một phương pháp giải thích điển hình và cũng có nhiều sức thuyết phục là đưa ra một số tiêu chí khu biệt động từ và tính từ, thậm chí kết hợp các tiêu chí lại , nhưng kết quả cho thấy không triệt để. Bài viết muốn đi từ góc độ lý luận phạm trù hóa của ngôn ngữ học tri nhận để giải thích vấn đề này. Từ khóa: Hán ngữ, động từ chỉ tâm lý, từ loại, ngôn ngữ học tri nhận, phạm trù  Từ trước đến nay, từ loại là vấn đề được giới ngôn ngữ chú trọng . Ngữ pháp Hán ngữ hiện đại cơ sở căn cứ vào hình thái của từ như “化”、“得”để chỉ ra đặc điểm của động từ , căn cứ vào dạng thức trùng điệp của động từ mà chỉ ra một số qui luật của tính từ. Học giả Liễu Định Văn cho rằng : Động từ chỉ tâm lý mang tân ngữ không có giới hạn , có thể mang tân ngữ là danh từ, động từ, tính từ. Ông chỉ ra : Động từ chỉ tâm lý có thể kết hợp cùng phó từ chỉ trình độ . Giáo sư Lã Thúc T ương khi nói về mối quan hệ giữa nghĩa của từ và từ loại đã nhấn mạnh tầm quan trọng của nghĩa của từ với việc phân loại từ tính của từ . Đầu tiên , ông trích dẫn SaHe, Matuofuyuanshi trong kết cấu câu tiếng Nga đã nhấn mạ nh “Sự phân loại từ , ngoài nền tảng kết cấu học còn có một nền tảng vững vàng hơn , đó là nền tảng ngữ nghĩa học ” . Ông phản đối dựa vào hình thức để đi phân loại từ như ý kiến của ông Cao Minh Khải: “núi” là núi , “cá ” là cá , “người” là người, như vậy mỗi một từ tự nó không phản ánh nó là danh từ , những từ này về mặt ngữ nghĩa đều không có điểm tương đồng . Nghĩa của từ là một tiêu chuẩn quan trọng để tham khảo, nếu kết quả của một kiểu phân loại nào đó mà có chỗ nào đó mâu thuẫn với ngữ nghĩa thì đảm bảo khó được đón nhận” . Như vậy , xuất phát từ góc độ ngữ nghĩa đi khu biệt từ loại của động từ là cần và bắt  Tel: 01663836912, Email: Guoe12780@yahoo.com buộc , mà đã đi từ góc độ ng ữ nghĩa thì tôi cho rằng không thể không có sự tham gia của ngôn ngữ học tri nhận . Đưa ra sự phân loại như vậy rốt cuộc có ý nghĩa gì đối với động từ chỉ tâm lý ? Không phải tất cả những động từ chỉ tâm lý đều được qui loại về động từ rồi hay sao ? Có điều trong thực tế chúng ta thấy có những động từ chỉ tâm lý mang tính tính từ rất rõ ràng , ví dụ từ “高兴”(vui, vui vẻ ) có thể kết hợp với các phó từ “很”(rất)、“不”(không) và mang hình thức trùng điệp của một tính từ “高高兴兴”. Như vậy tại sao lại qui nó vào từ loại động từ? Tôi muốn đi từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận để giải thích vấn đề này . Như trên đã nói vấn đề qui loại từ loại của Hán ngữ là một vấn đề quan trọng trong ngữ pháp Hán ngữ . Đã có không ít tranh luận , những quan điểm và những tiêu chuẩn xác định khác nhau về vấn đề này . Trong cuốn “Mã Thị Văn Thông” có nói “chữ không có nghĩa nhất định , vì vậy cũng không qui loại nhất định cho nó được , muốn biết nó thuộc từ loại nào thì phải xem văn cảnh trước và sau nó”. Học giả Lê Cẩm Hi lại cho rằng khu biệt từ loại cần căn cứ vào thành phần câu “Từ loại của từ trong ngôn ngữ t a tự nó khó có cơ sở phân loại được ; bắt buộc phải xem vị trí và chức năng của nó trong câu mới có thể quyết định nó thuộc loại từ loại nào” . Nhưng phương pháp này theo giáo sư Lã Thúc Tương cũng còn mặt tồn tại của n ó: Quách Thị Nga Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 65(03): 9 - 14 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 10 (1) Từ ngữ nghĩa của từ không thể xác định được từ loại của nó . Như vậy khiến cho những người mới học sẽ gặp không ít khó khăn; (2) Khi xa rời câu , từ không thuộc từ loại nào cả ; (3) Nếu việc qui loại từ loại hoàn t oàn phụ thuộc vào thành phần câu thì thật không cần thiết để thiết lập ra hai thuật ngữ (thành phần câu và từ loại ) làm gì , một thuật ngữ cho nó đã là quá đủ . Học giả Phương Quang Thọ , Lục Chí Vi lại đưa ra cách dựa và o quan hệ kết cấu của câu để qui định từ loại . Phương Quang Thọ từng nói: “Từ loại không nhất định là phải đưa từ vào trong câu mới nhận định được . Từ liên hệ qua lại giữa từ và từ , sự tổ hợp từ và từ cũng có thể nhậ n định được rõ ràng tính chất của từ. Ví dụ : „一块墨,一块钟‟ (Một miếng mực, một chiếc đồng hồ ), rõ ràng mực và sắt đều có thể tổ hợp cùng „一块‟(cục, tấm, miếng) nhưng rõ ràng không cùng một phạm trù”. Đến đây có thể thấ y rõ hơn , việc vận dụng phạm trù để phân loại từ loại đã sớm có người nghĩ đến , nhưng làm sao để vận dụng cả lý luận này để giải thích những vấn đề cụ thể thì đến nay vẫn còn là vấn đề . Quan hệ kết cấu của họ Phương tuy có ưu điểm của nó , khắc phục được những nhược điểm của việc phân loại từ dựa vào thành phần câu , nhưng “Nó vẫn không thể giải quyết nổi một vấn đề cổ chí kim đó là : sự phân loại phân định tính từ và nội động từ, nội động từ và ngoại động từ ” (Lã Thúc Tương) Lại có người đưa ra dùng phương pháp “Chữ phân định” để phân loại từ loại , nhưng mỗi một chữ phân định lại không có tính hoàn chỉnh, như giáo sư Lã Thúc Tương từng nói “Chữ phân định lý tưởng là phải có tính phổ biến đối với từ loại mà nó phân định và không có tính mở đối với các từ loại khác” , nhưng thực tế thì chữ phân định vừa có tính phổ biến với từ loại mà nó phân định lại vừa ít nhiều có tính mở với các từ loại khác . Học giả Dụ Mẫn , Lục Tông Đạt đề nghị dùng thức trùng điệp để phân định từ loại . “Thức trùng điệp là một phương pháp hay để phân định động từ và tính từ tuy nhiên còn có hạn chế như có loại từ dùng được , có loại lại không dùng được” . Trước các tiêu chuẩn phân định như vậy , ngữ pháp tiếng Hán vấp phải không ít vấn đề, “Nếu dùng một tiêu chuẩn để phân định từ loại , e rằng trên thực tế k hông làm nổi . Đến ngay cả sự kết hợp các tiêu chuẩn lại thì quan điểm của mỗi người cũng khác nhau” .(Lã Thúc Tương ) Học giả Văn Luyện, Hồ Phụ hai người đã người kết hợp một số tiêu chuẩn lại phán đoán động từ ((《谈词的分类.下》中国语文.1954(3)) Và giáo sư Lã Thúc Tương đã theo những sự kết hợp này để phân định động từ nhưng kết quả vẫn còn một loạt các động từ như : 知道 (biết)、取消(hủyabỏ)、象a(giống)、死(chết) 、活(sống)、糊涂(hồ đồ) v.v.. mà “không có một từ nào được điểm tuyệt đối , cũng không có một từ nào không được điểm” , như vậy rốt cuộc chúng là tính từ hay động từ? Đối với những tồn tại như vậy và sự phân vân của giáo sư Lã Thúc Tương nên giải quyết như thế nào? Trường hợp từ không biết nên xếp vào từ loại nào chúng ta có thể tạm xếp chúng vào từ lưỡng tính động - tính. Nhưng tại sao lại có hiện tượng ngôn ngữ này? Nguồn gốc của sự chuyển đổi từ loại này là gì và vì sao có thể chuyển đổi được như vậy. Đây là vấn đề từ trước đến nay khó có thể giải đáp được. Ngôn ngữ học tri nhận là một khoa học mới ra đời, hiểu nôm na đó là môn khoa học giải thích trên căn cứ tư duy nhận thức của con người. Tôi cho rằng có thể thông qua lý luận phạm trù của ngôn ngữ học nhận thức để giải đáp vấn đề trên. Lý luận phạm trù cho rằng giữa các phạm trù luôn tồn tại những ranh giới không rõ ràng, không thể chia ranh giới một cách mạch lạc. Một phạm trù gồm nhiều thành viên, những thành viên này ít hay nhiều đều mang thuộc tính của phạm trù đó. Những thành viên chính của phạm trù thường có nhiều thuộc tính của phạm trù, còn thành viên phụ thì có ít thuộc tính của phạm trù hơn, thậm chí chỉ có một thuộc tính trong rất nhiều thuộc tính của phạm trù. Vì vậy thành viên phụ của phạm trù này nhiều khi cùng là thành viên phụ của phạm trù kia. Từ hiện tượng chuyển đổi từ loại của từ chỉ tâm lý, có thể lý giải rằng động từ tâm lý trong tiếng Hán là m ột phạm Quách Thị Nga Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 65(03): 9 - 14 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 11 trù trong đó những tiêu chí để khu biệt động từ tâm lý với các từ loại khác của từ chỉ hoạt động tâm lý là những thuộc tính của phạm trù này. Những thuộc tính của phạm trù động từ tâm lý mà bài viết đưa ra gồm: Có thể dùng làm vị ngữ của câu, có thể đặt sau danh từ, khi làm định ngữ cho danh từ bắt buộc phải mang„的, có thể đi với trợ từ động thái “了, 着, 过”, động từ chỉ xu hướng “起来, 下去”, trợ từ kết cấu “得”, phó từ phủ định “不”, hình thức trùng điệp của động từ. Động từ chỉ tâm lý nào mang càng nhiều thuộc tính của phạm trù từ tâm lý thì nó là động từ chỉ tâm lý điển hình, ngược lại động từ tâm lý nào mang càng ít thuộc tính của phạm trù này từ loại động từ của nó càng mờ nhạt. Khi đó nó vừa là thành viên của phạm trù động từ tâm lý, vừa có thể là thành viên của phạm trù tính từ chỉ tâm lý. Bảng 1. Các thuộc tính của phạm trù động từ chỉ tâm lý Sự phân loại theo ngữ nghĩa các động từ chỉ tâm lý Đảm nhiệm TP câu Quan hệ kết cấu Từ làm tiêu chí nhận định Trùng điệp Làm vị ngữ Khi làm định ngữ cho danh từ bắt buộc phải mang ‟的‟ Đặt sau danh từ 了 着 过 起 来 下 去 得/ 不 Từ song âm tiết 1.Chỉ cảm xúc VD: vui\ buồn..v.v.. + - + + + - + - + - 2.Chỉ tình cảm VD:thích\ghét\yêu .v.v + + + + + + + - + + 3.Chỉ cảm nhận VD:cảm thấy \hiểu được \nhận biết\ lý giải..v.v. + + + + - - + + - - + + 4.Chỉ hoạt động nhận thức VD: quên, nhớ, hy vọng, nghi ngờ + + + + + + + - + - + + 5.Chỉ truyền cảm VD:dọa\nạt + + + + +? + + - + + Ở bảng trên , trong 5 loại động từ chỉ tâm lý thì loại nào mang nhiều nhất các thuộc tính của phạm trù động từ chỉ tâm lý ? Có thể thấy rằng rõ ràng không có bất kỳ loại nào mang đầy đủ toàn bộ các thuộc tính của phạm trù động từ chỉ tâm lý mà chỉ có thể là mang nhiều nhất hay ít nhất các thuộc tính này mà thôi. Ví dụ, loại chỉ hoạt động nhận thức và chỉ truyền cảm mang nhiều thuộc tính của phạm trù này nhất , loại chỉ cảm xúc mang ít thuộc tính của phạm trù này nhất . Nếu tính theo thứ tự thuộc tính của phạm trù từ nhiều đến ít, từ mạnh đến yếu , ta có thể xếp 5 loại động từ chỉ tâm lý theo thứ tự sau : Loại chỉ nhận thức →Loại truyền cảm → Loại tình cảm →Loại cảm nhận → Loại cảm xúc Mạnh Yếu Ví dụ: Từ “高兴” (vui vẻ) thuộc loại cảm xúc này có thể đảm nhiệm thành phần vị ngữ trong câu. Trong câu “他很高兴。” (Anh ta rất vui.) , từ “高兴” (vui vẻ) rõ ràng có thuôc tính “đảm nhiệm thành phần vị ngữ” của phạm trù động từ chỉ tâm lý . Nhưng “高兴” (vui vẻ) khi dùng làm định ngữ tu sức cho danh từ , nó có thể mang “的”, có thể không mang “的”, ví Quách Thị Nga Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 65(03): 9 - 14 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 12 dụ “高兴的姑娘”, “高兴姑娘”. Ở chức năng này, “高兴”rõ ràng mang thuộc tính của một tính từ , vì vậy nó không có thuộc tính “ khi làm định ngữ cho danh từ bắt buộc phải mang„的”như ở động từ. Cũng như vậy , „高兴‟ (vui vẻ ) cũng có thể theo sau bởi các trợ từ động thái , cũng có thể dùng „ 得、不‟ (đến nỗi , không) để biểu đạt bổ ngữ kết quả hoặc bổ ngữ trạng thái nào đó . Chúng ta cũng có thể kết hợp sử dụng „高兴‟ (vui vẻ ) và „起来‟ (lên) . Ở chức năng này , „高兴‟ (vui vẻ ) rõ ràng mang những thuộc tính của động từ . Nhưng „高兴‟ (vui vẻ ) lại không thể kết hợp sử dụng cùng „下去‟ (tiếp tục). Chúng ta đều biết „着‟ và“下去” đều là những tiêu chí của thể phi hoàn thành trong Hán ngữ hiện đại , tại sao „高兴‟ (vui vẻ ) chỉ có thể k ết hợp sử dụng cùng „着‟ mà không thể kêt hợp sử dụng cùng „下去‟? Bởi vì „着‟ và „下去‟ có sự khác nhau về bản chất, „着‟ là tiêu chí của thể phi hoàn thành tiếp diễnnó đứng sau động từ để biểu đạt động tác hành động đang tiếp diễn . Còn „下去‟ lại là thì phi hoàn thành tiếp diễn, nó đứng sau động từ để biểu đạt hành động sau khi đã đạt đến một điểm biến đổi nào đó rồi thì vẫn tiếp tục . Điều đó cho chúng ta thấy „高兴‟ không thể kết hợp s ử dụng cùng „ 下去‟ bởi vì „高兴‟ là động từ tĩnh hoặc nói cách khác là tính động từ không rõ rệt . Khi nó kết hợp cùng „着‟, nó biểu thị sự tiếp diễn trạng thái tĩnh của sự vật, “Trong quá trình sự vật tiếp diễn , chúng ta đều không quan sát thấy sự biến đổi lúc nó bắt đầu tiếp diễn , cũng không quan sát được sự biến đổi của nó trong quá trình tiếp diễn , đương nhiên cũng không quan sát được sự biến đổi của nó khi sự tiếp diễn này kết th úc, sự vật luôn có một kết cấu thời gian đồng đều , bất kỳ một khoảng nào trong quá trình tiếp diễn của sự vật đều giống với các khoảng khác trong quá trình đó .”(《Nghiên cứu về động từ tiếng Hán ). Cũng giống như vậy , chúng ta không thể quan sát được khoảng giữa của „高兴‟, vì vậy cũng không thể nhìn thấy được sự vật sau khi đạt đến điểm biến đổi của nó là „高兴‟ thì vẫn tiếp tục trạng thái này . Nếu vận dụng quan điểm „有界‟ (hữu giới – có thể chia ranh giới ) và „无界‟(vô giới – không thể chia ranh giới ) của Thẩm Gia Xuyên để giải thích thì ta có thể tìm thấy được cùng một kết quả “Trong sự cảm nhận và nhận biết sự vật của con người có sự đối lập giữa „hữu giới‟ và „vô giới‟, trong sự cảm nhận và nhận biết hành động hành vi của con người cũng có sự đối lập giữa „hữu giới‟ và „vô giới‟ . Hành động không thể chia ranh giới có cùng tính chất , hành động có thể chia ranh giới khác về tính chất .Nếu phân cắt về mặt thời gian một cách bất kỳ trạng thái “我想家”(Tôi nhớ nhà ),sau đó lấy ra một khoảng bất kỳ thì vẫn luôn là “ 我想家” (Tôi nhớ nhà ). Ngược lại động tác “我跑到学校”(Tôi chạy đến trường ) chỉ có điểm kết thúc của động tác này mới được tính là “chạy tới trường” , còn những khoảng , thời điểm khác chỉ là đang chạy hoặc bắt đẩu chạy. Điều này khiến cho hành động , động tác trong khi hình thành có sự đối lập giữa „có thể chia ranh giới‟ và „không thể chia ranh giới‟ , phản ánh rõ rệt nhất trong ngữ pháp là sự phân chia của „động từ tiếp diễn‟ và „động từ phi tiếp diễn‟ . Có nghĩa là „động từ tiếp diễn‟ là „không thể chia ranh giới‟ , là đồng chất , là không thể phân cắt hoặc sau khi phân cắt thì mỗi đoạn được cắt ra đó đều có cùng một trạng thái . Vì vậy, nó không có điểm bắt đầu ,điểm kết thúc, nói cách khác điểm bắt đầu , điểm kết thúc, khoảng giữa đều giống như nhau . Ngược lại , „động từ phi tiếp diễn‟ là động từ có thể chia ranh giới , dị chất , vì vậy nó có điểm bắt đầu , khoảng giữa và điểm kết thúc hoặc ít nhất có điểm kết thúc . Nhà ngôn ngữ học G .Leech(1981) từng chỉ ra ”tiếp diễn là một đặc tính của trạng thái tĩnh” . Đây là nguyên nhân giải thích tại sao động từ tâm lý chỉ cảm xúc không thể kết hợp cùng „下去‟ (tiếp tục ). Đến đây hẳn có người thắc mắc „着‟ chẳng phải cũng là tiêu chí biểu thị một hành động có quá trình tiếp diễn hay sao ? Có quá trình tất nhiên là phải có điểm bắt đầu , kết thúc, và quá trình . Như vậy nó nên đi sau động từ để biểu thị sự trạng thái động ? Nếu nghĩ như vậy tức là chỉ nghĩ đến một mặt của „ 着‟. Trong luận văn phân tích ngữ nghĩa của „ 着‟ và „过‟ Quách Thị Nga Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 65(03): 9 - 14 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 13 khi đứng sau động từ , Học giả người Trung Quốc Hồ Dụ Thụ đã chỉ ra „ 着‟ thuộc loại trợ từ biểu thị động tĩnh lưỡng tính . Biểu thị trạng thái động hay trạng thái tĩnh còn phụ thuộc vào động từ mà nó theo sau . Nếu động từ mà ngữ nghĩa của nó biểu thị trạng thái tĩnh thì động từ mang „ 着‟ này chỉ sự động thái mang tính tiếp diễn . Như vậ y lại có người thắc mắc từ „高兴‟ có thể kết hợp cùng „ 起来‟, có lúc có thể lại kết hợp cùng „ 了‟. Như vậy khi đó „ 高兴‟ nên được coi là một động từ có ngữ nghĩa biểu thị trạng thái tĩnh hay trạng thái động ? Hãy thử xem ví dụ sau: 他今天很高兴。(Hôm nay anh ấy rất vui) (1) 他高兴了三天。(Anh ấy đã vui 3 ngày rồi) (2) Như trên đã nói , „高兴‟ vốn là một động từ tâm lý biểu thị trạng thái tĩnh , vì nó không phản ánh được sự biến đổi của động từ ,là một động từ có kết cấu thời gian đồng chất . Ví dụ (1) chứng minh rất rõ điều này . Nhưng trong ví dụ (2), khi đặt „ 了‟ sau „高兴‟, „高兴‟ lúc này không còn là một động từ tâm lý biểu thị trạng thái tĩnh nữa , „了‟ xuất hiện trong câu đã khi ến „ 高兴‟ đi vào điểm biến đổi của trạng thái tĩnh , từ đó mà mang theo trạng thái động , có quá trình từ biến đổi đến kết thúc. Nói tóm lại , „高兴‟ không thể đi cùng „ 下去‟, nói cách khác động từ tâm lý „ 高兴‟ không có thuộc tính “có thể mang „下去‟ theo sau”. Từ bảng biểu trên có thể thấy , không chỉ động từ tâm lý chỉ cảm xúc mà đa số những động từ tâm lý của 4 loại còn lại đều không thể mang „下去‟ theo sau . Từ phân tích trên cho thấy nguyên nhân của vấn đề này. Dạng trùng điệp của „ 高兴‟ cũng không phải là dạng trùng điệp của động từ , vì „ 高兴‟ cũng không có thuộc tính này của phạm trù động từ chỉ tâm lý . KẾT LUẬN Từ chuyển đổi loại và sự đan xen của từ loại không phải là hiện tượng phức tạp khó hiểu của ngôn ngữ . Nhìn nhận từ góc độ phạm trù , vấn đề này càng dễ hiểu hơn . Từ loại cũng giống như các phạm trù khác đều không có một đường biên rõ ràng mà luôn ảnh hưởng qua lại lẫn nhau, liên hệ và bổ sung cho nhau . Trong Hán ngữ trước thời Tần , hiện tượng từ chuyển đổi nhiều loại cũng rất phổ biến . Như vậy có thể nói từ cổ chí kim , từ chuyển đổi loại là hiện tượng tự nhiên của ngôn ngữ , cũng như vậy , động từ chỉ tâm lý có tới 20% không phân biệt rõ được là tính từ hay động từ cũng là một hiện tượng tất yếu . TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]a吕叔湘集.中国社会科学院科研局组织编写( M).中国社会科学出版社.2001年10月第一次印 刷. (Cục nghiên cứu khoa học xã hội Trung Quốc. Tuyển tập Lã Thúc Tương. Nhà xuất bản khoa học xã hội. In lần 1 tháng 10 năm 2001) [2]a张敏.认知语言学与汉语名词短语.中国社会 科学出版社.1998 (Trương Mẫn . Cụm danh từ tiếng Hán và ngôn ngữ học tri nhận. Nhà xuất bản khoa học xã hội.1998) [3]a王寅.认知语言学探索.重庆出版社.2005年 (Vương Dần . Tìm hiểu ngôn ngữ học tri nhận . Nxb Trùng Khánh. Năm 2005) [4] 沈家煊.“有界”和“无界”a(J).中国语文.1995年第 5期 (Thẩm Gia Xuyên . “có chia ranh giới”và “không chia ranh giới” . Tạp chí Ngữ văn Trung Quốc. Kỳ 5 năm 1995) [5]a范晓、杜高印、陈光磊.汉语动词研究.上海 教育出版社.1987 (Phạm Hiểu , Đỗ Cao Ấn , Trần Quang Lỗi . Nghiên cứu động từ tiếng Hán . Nxb Giáo dục Thượng Hải. 1987) A DISCUSSION ON THE CLASSIFICATION OF PARTS OF SPEECH FOR WORDS DENOTING MENTAL THOUGHTS IN MODERN CHINESE Quach Thi Nga  Tel: 01663836912, Email: Guoe12780@yahoo.com Quách Thị Nga Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 65(03): 9 - 14 14 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Foreign Languages Faculty- Thai Nguyen University SUMMARY Words denoting mental thoughts are classified as verbs. However, it is widely known that they function as both verbs and adjectives. Most of them are adjectives and only some of them are verbs. The latter can not funtion as adjectives but the former can funtion as verbs. It is therefore that all such words of mentality are regarded as verbs. The conversion of parts of speech in languages in a popular phenomenon, especially verbs showing mental activities. This is a debatable issue among linguists. A quite conviceable and typical argument for this is basing on some distinctive features of verbs and adjectives, or even combining some of those features. However, those explainations are still unsatisfactory. This paper aims at explaining the issue from the categorization of cognitive linguistics. Keywords: Chineses, Words denoting mental thoughts, Part of speech, Cognitive linguistics, Categorization.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbrief_3836_9781_banvesuquiloaituloaicuadongtuchitamly_2224_2052817.pdf