Bàn về khái niệm vi phạm cơ bản hợp đồng theo Công ước Viên 1980

Bàn về khái niệm vi phạm cơ bản hợp đồng theo Công ước Viên 1980. THS. VÕ SỸ MẠNH Vi phạm cơ bản hợp đồng – Thuật ngữ pháp lý này có lẽ không còn xa lạ với giới nghiên cứu luật pháp cũng như những người hoạt động trong lĩnh vực pháp luật, thậm chí là các doanh nghiệp kể từ ngày 14/6/2005 – ngày mà Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 được Quốc hội khóa 11 thông qua. Vi phạm cơ bản hợp đồng, theo quy định tại khoản 13 điều 3 Luật Thương mại năm 2005, là “sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích giao kết hợp đồng”. Đây cũng là cơ sở để áp dụng chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng hoặc đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc hủy bỏ hợp đồng.[1] Tuy nhiên, tính đến nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn, giải thích rõ nội hàm của khái niệm vi phạm cơ bản hợp đồng nói trên. Nhiều câu hỏi xoay quanh khái niệm này vẫn chưa có lời giải đáp: thiệt hại do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra đến mức nào thì được coi là vi phạm cơ bản hợp đồng? Mục đích của các bên khi giao kết hợp đồng là gì? Có thể nói rằng, “vi phạm cơ bản hợp đồng” là khái niệm phức tạp và đến nay có tác giả nước ngoài cho rằng vi phạm cơ bản hợp đồng là khái niệm “vô nghĩa, trừu tượng và mơ hồ”[2]. Để góp thêm ý kiến nhằm làm rõ hơn khái niệm vi phạm cơ bản hợp đồng, bài viết này phân tích một số căn cứ xác định vi phạm cơ bản hợp đồng theo Công ước Viên năm 1980 của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (dưới đây gọi tắt là Công ước Viên). 1. Khái niệm “Vi phạm cơ bản hợp đồng” theo quy định của Công ước Viên Khái niệm vi phạm cơ bản hợp đồng được quy định tại Điều 25 Công ước Viên, theo đó “một sự vi phạm hợp đồng do một bên gây ra là vi phạm cơ bản nếu sự vi phạm đó làm cho bên kia bị thiệt hại mà người bị thiệt hại, trong một chừng mực đáng kể bị mất cái mà họ có quyền chờ đợi trên cơ sở hợp đồng, trừ phi bên vi phạm không tiên liệu được hậu qủa đó và một người có lý trí minh mẫn cũng sẽ không tiên liệu được nếu họ cũng ở vào hoàn cảnh tương tự”.[3] Từ quy định trên, xét về mặt lý thuyết, có thể thấy vi phạm cơ bản hợp đồng được xác định dựa trên các yếu tố: (1) Phải có sự vi phạm nghĩa vụ hợp đồng; (2) Sự vi phạm nghĩa vụ hợp đồng đó phải dẫn đến hậu quả là một bên mất đi điều mà họ chờ đợi (mong muốn có được) từ hợp đồng; (3) Bên vi phạm hợp đồng không thể nhìn thấy trước được hậu quả của sự vi phạm đó. Công ước Viên không đưa ra định nghĩa về vi phạm nghĩa vụ hợp đồng. Tuy nhiên, vi phạm nghĩa vụ hợp đồng có thể hiểu là việc một bên giao kết hợp đồng không thực hiện nghĩa vụ mà các bên thỏa thuận trong hợp đồng hoặc thực hiện không hết nghĩa vụ hợp đồng hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hợp đồng. Ví dụ, các bên thỏa thuận cụ thể về nghĩa vụ giao hàng trong hợp đồng nhưng người bán không giao hàng hoặc giao hàng thiếu, giao sai hàng hoặc giao hàng không đúng chất lượng như đã thỏa thuận trong hợp đồng. Như vậy, nếu người bán giao hàng không phù hợp với hợp đồng[4], ví dụ như hàng hóa được giao thiếu về số lượng và/hoặc không phù hợp về chất lượng hoặc giao sai chủng loại hàng mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng, thì được coi là người bán đã có sự vi phạm nghĩa vụ hợp đồng. Ngoài ra, vi phạm nghĩa vụ hợp đồng phải là nguyên nhân dẫn đến thiệt hại đáng kể cho bên bị vi phạm. Thế nào là thiệt hại đáng kể?. Công ước Viên cho rằng thiệt hại đáng kể là những thiệt hại làm cho bên bị vi phạm mất đi cái mà họ chờ đợi (mong muốn có được) từ hợp đồng. Công ước Viên không giải thích rõ cái mà người này chờ đợi là gì. Vì vậy, việc xác định mức độ thiệt hại là đáng kể hay không đáng kể sẽ do tòa án (hoặc cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp) quyết định căn cứ vào từng trường hợp, từng vụ tranh chấp cụ thể. Ví dụ, phải căn cứ vào giá trị kinh tế của hợp đồng, sự tổn hại về mặt tiền bạc do hành vi vi phạm hợp đồng hoặc mức độ mà hành vi vi phạm hợp đồng gây cản trở đến các hoạt động khác của bên bị vi phạm.[5] Tuy nhiên, mặc dù hành vi vi phạm hợp đồng dẫn đến thiệt hại cho bên bị vi phạm nhưng hành vi vi phạm hợp đồng đó sẽ không bị coi là vi phạm cơ bản hợp đồng nếu bên vi phạm “không thể nhìn thấy trước hậu quả của hành vi vi phạm đó và người ở vào hoàn cảnh tương tự cũng không thể tiên liệu được”. Chính xác hơn, khả năng nhìn thấy trước hậu quả của hành vi vi phạm hợp đồng là yếu tố cần thiết để xác định hành vi vi phạm đó có phải là một sự vi phạm cơ bản hợp đồng hay không. Khả năng tiên liệu trước được những thiệt hại do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra sẽ phụ thuộc vào kiến thức của bên vi phạm về những sự kiện xuay quanh giao dịch[6] như kinh nghiệm, mức độ tinh tế và khả năng tổ chức của bên vi phạm[7]. 2. Vi phạm cơ bản hợp đồng qua thực tiễn giải quyết một số vụ tranh chấp về hàng hóa không phù hợp với hợp đồng Có thể thấy rằng không phải mọi trường hợp hàng hóa không phù hợp với hợp đồng đều cấu thành một sự vi phạm cơ bản hợp đồng. Vì vậy, việc xác định được mức độ không phù hợp như thế nào của hàng hóa dẫn đến cấu thành một sự vi phạm cơ bản hợp đồng là điều rất quan trọng. Tuy nhiên, Công ước Viên không quy định tiêu chí để xác định mức độ không phù hợp của hàng hóa so với quy định của hợp đồng. Thực tiễn giải quyết tranh chấp về hợp đồng có áp dụng Công ước Viên, tòa án và trọng tài một số nước thường áp dụng bốn (04) căn cứ để xác định mức độ không phù hợp của hàng hóa cấu thành một vi phạm cơ bản theo quy định tại điều 25 của Công ước Viên. Đó là thỏa thuận của các bên trong hợp đồng về vi phạm cơ bản; Hậu quả do hành vi vi phạm hợp đồng gây nên là nghiêm trọng; Khả năng bán được của hàng hóa không phù hợp hợp đồng; và khả năng “sử dụng được” của hàng hóa không phù hợp hợp đồng. Dưới đây, sẽ phân tích thực tiễn xét xử tranh chấp liên quan đến vi phạm cơ bản hợp đồng dựa trên bốn căn cứ này.

doc20 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2259 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bàn về khái niệm vi phạm cơ bản hợp đồng theo Công ước Viên 1980, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bàn về khái niệm vi phạm cơ bản hợp đồng theo Công ước Viên 1980. THS. VÕ SỸ MẠNH Vi phạm cơ bản hợp đồng – Thuật ngữ pháp lý này có lẽ không còn xa lạ với giới nghiên cứu luật pháp cũng như những người hoạt động trong lĩnh vực pháp luật, thậm chí là các doanh nghiệp kể từ ngày 14/6/2005 – ngày mà Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 được Quốc hội khóa 11 thông qua. Vi phạm cơ bản hợp đồng, theo quy định tại khoản 13 điều 3 Luật Thương mại năm 2005, là “sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích giao kết hợp đồng”. Đây cũng là cơ sở để áp dụng chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng hoặc đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc hủy bỏ hợp đồng.[1] Tuy nhiên, tính đến nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn, giải thích rõ nội hàm của khái niệm vi phạm cơ bản hợp đồng nói trên. Nhiều câu hỏi xoay quanh khái niệm này vẫn chưa có lời giải đáp: thiệt hại do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra đến mức nào thì được coi là vi phạm cơ bản hợp đồng? Mục đích của các bên khi giao kết hợp đồng là gì? Có thể nói rằng, “vi phạm cơ bản hợp đồng” là khái niệm phức tạp và đến nay có tác giả nước ngoài cho rằng vi phạm cơ bản hợp đồng là khái niệm “vô nghĩa, trừu tượng và mơ hồ”[2]. Để góp thêm ý kiến nhằm làm rõ hơn khái niệm vi phạm cơ bản hợp đồng, bài viết này phân tích một số căn cứ xác định vi phạm cơ bản hợp đồng theo Công ước Viên năm 1980 của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (dưới đây gọi tắt là Công ước Viên). 1. Khái niệm “Vi phạm cơ bản hợp đồng” theo quy định của Công ước Viên Khái niệm vi phạm cơ bản hợp đồng được quy định tại Điều 25 Công ước Viên, theo đó “một sự vi phạm hợp đồng do một bên gây ra là vi phạm cơ bản nếu sự vi phạm đó làm cho bên kia bị thiệt hại mà người bị thiệt hại, trong một chừng mực đáng kể bị mất cái mà họ có quyền chờ đợi trên cơ sở hợp đồng, trừ phi bên vi phạm không tiên liệu được hậu qủa đó và một người có lý trí minh mẫn cũng sẽ không tiên liệu được nếu họ cũng ở vào hoàn cảnh tương tự”.[3] Từ quy định trên, xét về mặt lý thuyết, có thể thấy vi phạm cơ bản hợp đồng được xác định dựa trên các yếu tố: (1) Phải có sự vi phạm nghĩa vụ hợp đồng; (2) Sự vi phạm nghĩa vụ hợp đồng đó phải dẫn đến hậu quả là một bên mất đi điều mà họ chờ đợi (mong muốn có được) từ hợp đồng; (3) Bên vi phạm hợp đồng không thể nhìn thấy trước được hậu quả của sự vi phạm đó. Công ước Viên không đưa ra định nghĩa về vi phạm nghĩa vụ hợp đồng. Tuy nhiên, vi phạm nghĩa vụ hợp đồng có thể hiểu là việc một bên giao kết hợp đồng không thực hiện nghĩa vụ mà các bên thỏa thuận trong hợp đồng hoặc thực hiện không hết nghĩa vụ hợp đồng hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hợp đồng. Ví dụ, các bên thỏa thuận cụ thể về nghĩa vụ giao hàng trong hợp đồng nhưng người bán không giao hàng hoặc giao hàng thiếu, giao sai hàng hoặc giao hàng không đúng chất lượng như đã thỏa thuận trong hợp đồng. Như vậy, nếu người bán giao hàng không phù hợp với hợp đồng[4], ví dụ như hàng hóa được giao thiếu về số lượng và/hoặc không phù hợp về chất lượng hoặc giao sai chủng loại hàng mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng, thì được coi là người bán đã có sự vi phạm nghĩa vụ hợp đồng. Ngoài ra, vi phạm nghĩa vụ hợp đồng phải là nguyên nhân dẫn đến thiệt hại đáng kể cho bên bị vi phạm. Thế nào là thiệt hại đáng kể?. Công ước Viên cho rằng thiệt hại đáng kể là những thiệt hại làm cho bên bị vi phạm mất đi cái mà họ chờ đợi (mong muốn có được) từ hợp đồng. Công ước Viên không giải thích rõ cái mà người này chờ đợi là gì. Vì vậy, việc xác định mức độ thiệt hại là đáng kể hay không đáng kể sẽ do tòa án (hoặc cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp) quyết định căn cứ vào từng trường hợp, từng vụ tranh chấp cụ thể. Ví dụ, phải căn cứ vào giá trị kinh tế của hợp đồng, sự tổn hại về mặt tiền bạc do hành vi vi phạm hợp đồng hoặc mức độ mà hành vi vi phạm hợp đồng gây cản trở đến các hoạt động khác của bên bị vi phạm.[5] Tuy nhiên, mặc dù hành vi vi phạm hợp đồng dẫn đến thiệt hại cho bên bị vi phạm nhưng hành vi vi phạm hợp đồng đó sẽ không bị coi là vi phạm cơ bản hợp đồng nếu bên vi phạm “không thể nhìn thấy trước hậu quả của hành vi vi phạm đó và người ở vào hoàn cảnh tương tự cũng không thể tiên liệu được”. Chính xác hơn, khả năng nhìn thấy trước hậu quả của hành vi vi phạm hợp đồng là yếu tố cần thiết để xác định hành vi vi phạm đó có phải là một sự vi phạm cơ bản hợp đồng hay không. Khả năng tiên liệu trước được những thiệt hại do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra sẽ phụ thuộc vào kiến thức của bên vi phạm về những sự kiện xuay quanh giao dịch[6] như kinh nghiệm, mức độ tinh tế và khả năng tổ chức của bên vi phạm[7]. 2. Vi phạm cơ bản hợp đồng qua thực tiễn giải quyết một số vụ tranh chấp về hàng hóa không phù hợp với hợp đồng Có thể thấy rằng không phải mọi trường hợp hàng hóa không phù hợp với hợp đồng đều cấu thành một sự vi phạm cơ bản hợp đồng. Vì vậy, việc xác định được mức độ không phù hợp như thế nào của hàng hóa dẫn đến cấu thành một sự vi phạm cơ bản hợp đồng là điều rất quan trọng. Tuy nhiên, Công ước Viên không quy định tiêu chí để xác định mức độ không phù hợp của hàng hóa so với quy định của hợp đồng. Thực tiễn giải quyết tranh chấp về hợp đồng có áp dụng Công ước Viên, tòa án và trọng tài một số nước thường áp dụng bốn (04) căn cứ để xác định mức độ không phù hợp của hàng hóa cấu thành một vi phạm cơ bản theo quy định tại điều 25 của Công ước Viên. Đó là thỏa thuận của các bên trong hợp đồng về vi phạm cơ bản; Hậu quả do hành vi vi phạm hợp đồng gây nên là nghiêm trọng; Khả năng bán được của hàng hóa không phù hợp hợp đồng; và khả năng “sử dụng được” của hàng hóa không phù hợp hợp đồng. Dưới đây, sẽ phân tích thực tiễn xét xử tranh chấp liên quan đến vi phạm cơ bản hợp đồng dựa trên bốn căn cứ này. a. Việc xem xét có hay không có sự thỏa thuận của các bên về sự vi phạm cơ bản hợp đồng Nếu các bên giao kết hợp đồng thỏa thuận rằng trong trường hợp người bán giao hàng không phù hợp với hợp đồng mà sự tuân thủ nghiêm ngặt hợp đồng là yếu tố cần thiết thì bất kỳ sự vi phạm nghĩa vụ hợp đồng nào cũng đều bị xem là vi phạm cơ bản hợp đồng. Ví dụ, nếu người mua tuyên bố rằng hàng hóa không phù hợp sẽ khiến cho người mua không đạt được một mục đích cụ thể hoặc nếu người mua thông báo cho người bán biết rõ mục đích mua hàng của người mua nhầm nhắc người bán phải giao hàng như hợp đồng quy định thì bất kỳ hành vi vi phạm nào ảnh hưởng tới mục đích cụ thể đó đều cấu thành một vi phạm cơ bản hợp đồng. Căn cứ vào những thỏa thuận rõ ràng trong hợp đồng, lúc này, người bán không thể lập luận rằng anh ta không nhìn thấy trước được (không tiên liệu được) những thiệt hại có thể xảy đến cho người mua nếu anh ta không giao hàng theo những quy định đó. Như vậy, tòa án sẽ dễ dàng xác định được một sự vi phạm cơ bản hợp đồng nếu hàng hóa được giao không đúng những gì đã thỏa thuận trong hợp đồng. Trong trường hợp này, tòa án dễ dàng kết luận người bán đã có sự vi phạm cơ bản hợp đồng. Điều quan trọng đối với việc áp dụng căn cứ này là người mua có nghĩa vụ chứng minh có hay không có điều khoản trong hợp đồng quy định rằng không thực hiện một nghĩa vụ liên quan đến giao hàng sẽ được coi là vi phạm cơ bản hợp đồng. Nếu không, người mua không thể tuyên bố hành vi vi phạm đó của người bàn là vi phạm cơ bản hợp đồng và làm cơ sở để tuyên bố hủy bỏ hợp đồng theo Điều 49 của Công ước Viên.[8] Phân tích vụ Garden flowers[9] dưới dây sẽ thấy rõ điều này. Vụ Garden flowers là tranh chấp giữa người bán (Đan Mạch) và người mua (Úc). Vào mùa xuân 1991, người mua Úc đến Đan Mạch để đặt mua cây từ người bán. Cùng với Andreas Schwabe – nhân viên của người bán, người mua đã đến vườn hoa của Anders Jonsson – người bán loại cây Osteospermum ecklonis (Cúc Châu phi). Người mua đã kiểm tra những cây này, Schwabe đã giải thích cho người mua rằng đây là cây trồng trong vườn và cần chỗ có ánh nắng. Schwabe không hướng dẫn gì thêm cho người mua về việc bảo quản và chăm sóc cây, cũng như không có bất cứ bảo đảm nào rằng hoa sẽ nở suốt mùa hè. Người mua đã bán lại số cúc Châu phi nói trên cho một khách hàng và cam kết với khách hàng này rằng cúc sẽ nở suốt mùa hè. Tuy nhiên, khách hàng này đã khiếu nại người mua vì cúc không nở suốt mùa hè. Vì thế, người mua đã khiếu nại lại người bán với lý do là chất lượng hàng hóa giao (tức là cúc Châu phi)không phù hợp với quy định về chất lượng trong hợp đồng – hoa không nở suốt mùa hè. Theo người mua, đây là sự vi phạm cơ bản hợp đồng và đã từ chối thanh toán cho người bán. Tòa án đã bác bỏ lập luận này với lý do là người mua đã không chứng minh được rằng người bán có đưa ra một sự bảo đảm rằng hoa sẽ nở suốt mùa hè. Tương tự như vậy, trong vụ tranh chấp về hạt tiêu Spanish paprika[10]giữa người bán Đức và người mua Tây Ban Nha về việc giao hạt tiêu, theo đó hạt tiêu chứa gần 150% hỗn hợp ethyla oxit tối đa được chấp nhận theo luật về thuốc và thực phẩm của Đức. Trong vụ tranh chấp này, người bán đã chứng minh được rằng giữa người bán và người mua đã có thỏa thuận cụ thể về việc hàng hóa (tức là hạt tiêu) phải phù hợp với người tiêu dùng ở Đức. Vì thế, Tòa án quận Ellwangen[11] ra phán quyết tuyên rằng người mua đã có sự vi phạm cơ bản hợp đồng. Hai vụ tranh chấp với hai phán quyết khác nhau của tòa án cho thấy, khi các bên giao kết hợp đồng đã có thỏa thuận rõ ràng trong hợp đồng về vi phạm cơ bản hợp đồng thì tòa án chỉ căn cứ vào thỏa thuận đó của các bên để quyết định hành vi vi phạm của một bên có phải là vi phạm cơ bản hợp đồng hay không. Tuy nhiên, nếu các bên không có thỏa thuận về vi phạm cơ bản hợp đồng thì tòa án sẽ cố gắng suy luận dựa trên ngôn ngữ hợp đồng, tập quán, thói quen và giao dịch giữa các bên.[12] Điều này thường là rất phức tạp vì luật pháp chưa đưa ra những quy định cụ thể về cái gọi là vi phạm cơ bản hợp đồng. b. Mức độ nghiêm trọng của hậu quả do hành vi vi phạm hợp đồng gây nên Trong trường hợp hợp đồng không quy định rõ ràng, vi phạm cơ bản hợp đồng có thể được xem xét căn cứ vào tính nghiêm trọng của hậu do hành vi vi phạm hợp đồng gây nên. Theo quy định tại Điều 25 Công ước Viên, một trong những yếu tố quan trọng để xác định vi phạm cơ bản là thiệt hại do hành vi vi phạm hợp đồng gây nên lên tới mức làm cho bên bị vi phạm không đạt được cái mà họ chờ đợi từ hợp đồng. Như vậy, tính nghiêm trọng của hậu quả do hành vi vi phạm gây nên được xem như sự thiệt hại đáng kể mà bên bị vi phạm phải gánh chịu do hành vi vi phạm của bên vi phạm. Trong thực tiễn giải quyết tranh chấp về vấn đề này, tòa án đã sử dụng một số tiêu chí dưới đây để xác định tính nghiêm trọng của hậu quả do hành vi vi phạm gây nên, tức là xác định mức độ “đáng kể” của thiệt hại mà bên bị vi phạm phải gánh chịu. - Căn cứ vào tỷ lệ hàng hóa bị tổn thất trên tổng giá trị của hàng hóa được giao Vụ Delchi v. Rotorex[13] được xem là ví dụ điển hình trong việc sử dụng tiêu chí về tỷ lệ phần trăm của hàng hóa bị tổn thất khi xác định một vi phạm cơ bản hợp đồng. Vào tháng 1/1988, Rotorex đống ý bán 10.800 máy nén khí cho Delchi để sử dụng cho máy điều hòa trong phòng. Trước khi ký kết hợp đồng, Rotorex gửi cho Delchi mẫu máy nén kèm theo chi tiết kỹ thuật về hiệu suất sử dụng. Tuy nhiên, trong khi lô hàng thứ hai đang trên đường vận chuyển cho Delchi, Delchi phát hiện rằng một số lượng lớn máy nén của lô hàng thứ nhất có chất lượng không phù hợp với mẫu và tiêu chí kỹ thuật kèm theo. Cụ thể, Rotorex phát hiện có đến 93% số máy nén điều hòa được giao có khả năng làm lạnh yếu và tiêu thụ nhiều điện năng hơn so với hàng mẫu cùng chi tiết kỹ thuật kèm theo hàng mẫu. Tòa phúc thẩm Liên bang[14] đã giữ nguyên phán quyết của Tòa án New York và cho rằng người bán đã có sự vi phạm cơ bản hợp đồng vì khả năng làm lạnh và tiêu thị điện năng của điều hòa là yếu tố quan trọng xác định giá trị về chất lượng sản phẩm.[15] Tuy nhiên, trong vụ Frozen bacon,[16] Tòa phúc thẩm Hamm[17] lại có quyết định trái ngược khi xác định tỷ lệ phần trăm của hàng hóa bị tổn thất. Cụ thể, trong vụ tranh chấp này, người bán (Italy) đã ký hợp đồng với người mua (Đức) giao 200 tấn thịt lợn muối xông khói, hàng được giao thành 10 lần. Người bán đã giao 4 lần với tổng số 83,4 tấn. Tuy nhiên, người mua đã từ chối nhận số hàng còn lại với lý do người bán đã vi phạm cơ bản hợp đồng vì người bán, trong lô hàng thứ tư, đã giao 420 kg trên tổng số 22,4 tấn thịt lợn muối xông khói bị bẩn. Tòa án cho rằng tỷ lệ phần trăm của hàng bị bẩn là quá nhỏ nên không thể coi đó là vi phạm cơ bản hợp đồng và bác bỏ lập luận của người mua. Tỷ lệ phần trăm hàng tổn thất dẫn đến thỏa mãn vi phạm cơ bản hợp đồng là không giống nhau tùy vào từng vụ tranh chấp cụ thể. Ví dụ, trong vụ Granite,[18] mặc dù hàng hóa bị tổn thất đến 40% và rất khó khăn cho việc sử dụng cũng như cho việc bán lại hàng hóa nhưng Tòa án cho rằng tỷ lệ này là chưa đủ điều kiện cấu thành một vi phạm cơ bản hợp đồng theo tinh thần của điều 25 Công ước Viên mà chỉ thỏa mãn yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại. Tương tự, trong vụ tranh chấp Frozen Meat[19] giữa người bán Đức và người mua Thụy Sĩ, mặc dù 25% chất lượng thịt đông lạnh không phù hợp với quy định trong hợp đồng, thậm chí thịt đông lạnh quá béo và ướt, giá trị thịt đông lạnh giảm đi 25% tương ứng nhưng tòa án tuyên quyết định rằng thiệt hại đó là chưa đủ “đáng kể” và hành vi vi phạm hợp đồng của người bán không cấu thành một sự vi phạm cơ bản hợp đồng. Từ các vụ tranh chấp trên có thể thấy rằng, tiêu chí căn cứ vào tỷ lệ tổn thất để xác định một vi phạm cơ bản hợp đồng thường được áp dụng đối với những tổn thất của hàng hóa chiếm tỷ lệ lớn (trên 90%) trong tổng giá trị hàng hóa. Tuy nhiên, khó có thể dự đoán được là tỷ lệ hàng hóa không phù hợp với hợp đồng từ 10% – 50% có bị xem là vi phạm cơ bản hay không[20], bởi vì trong vụ Christmas trees[21]giữa người bán Đan mạch và người mua Pháp, Tòa án tuyên là có sự vi phạm cơ bản hợp đồng khi tòa án căn cứ vào tỷ lệ 25%-50% hàng hóa không phù hợp với hợp đồng, tức là chỉ 75% cây thông có chất lượng tốt và 50% cây thông có chất lượng tốt bậc nhì phù hợp với quy định của hợp đồng. Ngày 28/11/2996, giữa người bán và người mua đã ký hợp đồng bằng một thỏa thuận miệng về việc giao cây thông noel cho người mua. Ngày 29/11/1996, người mua đã gửi fax xác nhận những nội dung mà các bên đã thỏa thuận qua điện thoại trước đó và người mua không đưa ra được bằng chứng nào chứng minh là người mua đã từ chối nội dung của bản fax này. Vì thế, tòa án căn cứ vào nội dung của hợp đồng được ký bằng điện thoại, theo đó người bán giao 1.000 đến 1.200 cây thông noel cho người mua, trong đó 40% cây thông có chất lượng tốt nhất, 60% cây thông có chất lượng tốt bậc nhì, cây to không có khiếm khuyết nghiêm trọng với chiều cao từ 1.7m đến 2.2m, giá 100 DKK/1 cây[22]. Tuy nhiên, người bán lại giao hàng với tỷ lệ có tới 25%-50% số cây thông không phù hợp với hợp đồng. Trong vụ tranh chấp này, tòa án tuyên hành vi vi phạm của người bán là vi phạm cơ bản hợp đồng. - Căn cứ vào chi phí sửa chữa dự tính trên tổng giá trị hàng hóa được giao Đây cũng là tiêu chí được tòa án sử dụng khi xem xét tính nghiêm trọng của hậu quả do hành vi vi phạm hợp đồng gây nên – “thiệt hại đáng kể” mà người mua phải gánh chịu để xác định vi phạm cơ bản. Tranh chấp Scaffold fittings[23] giữa người bán Trung Quốc và người mua Úc về cột chống dàn giáo là một ví dụ. Người bán ký hợp đồng bán 80.000 cột chống dàn giáo cho người mua theo mẫu. Tuy nhiên, số cột chống dàn giáo này hoàn toàn không phù hơp với mẫu. Tòa án nhận thấy rằng chi phí dự tính để phân loại cột chống kém chất lượng trong số cột chống dàn giáo tốt chiếm hơn 1/3 giá mua, vì thế tòa tuyên hành vi vi phạm của người bán là vi phạm cơ bản với lý do “phần quan trọng” của 80.000 cột chống dàn giáo không phù hợp với mẫu. c. Hàng hóa không phù hợp với hợp đồng có khả năng thương mại hay không Trong kinh doanh quốc tế, xét đến cùng, mục đích mà người bán và người mua hướng tới là lợi nhuận.[24] Như vậy, xét trên khía cạnh người bán, hàng hóa không có khả năng bán được có nghĩa là mục đích của người bán khi giao kết hợp đồng là không thể đạt được, hay nói cách khác sự không phù hợp của hàng hóa có thể dẫn đến hàng hóa không có khả năng bán được, hậu quả, cấu thành vi phạm cơ bản. Vì vậy, có thể nói, tiêu chí đáng chú ý nhất mà các tòa án một số nước thường hay áp dụng là dựa vào khả năng bán được của hàng hóa giao không phù hợp với hợp đồng để xác định xem sự không phù hợp của hàng hóa có cấu thành vi phạm cơ bản hay không. Trong vụ Shoes[25] – tranh chấp giữa Công ty thương mại Đức (người mua) với Nhà máy sản xuất giày của Ý (người bán) – người mua đã từ chối thanh toán cho người bán với lý do giày giao không phù hợp với chi tiết kỹ thuật nêu trong hợp đồng. Tuy nhiên, theo Tòa án Frankfurt[26], người mua không chỉ rõ giày dưới tiêu chuẩn hay hoàn toàn không phù hợp để bán lại. Tòa án cho rằng chỉ khi người mua chỉ rõ hàng hóa không thể bán lại được thì hành vi vi phạm của người bán mới bị xem là vi phạm cơ bản hợp đồng. Tòa án tối cao của Đức trong vụ Cobalt sulphate[27] cũng có quan điểm tương tự. Trong vụ này, người bán Hà Lan ký hợp đồng bán sunphat coban cho người mua Đức. Các bên thỏa thuận rằng hàng hóa có xuất xứ từ Anh và người bán sẽ cung cấp giấy chứng nhận chất lượng và xuất xứ. Sau khi nhận được chứng từ từ người bán, người mua Đức tuyên bố hủy hợp đồng vì sunphat coban được sản xuất ở Nam Phi và chứng nhận xuất xứ có sai sót. Người mua Đức cũng khiếu nại rằng chất lượng hàng hóa được giao thấp hơn chất lượng hàng mà các bên đã thỏa thuận. Tuy nhiên, Tòa án cho rằng người mua không chỉ ra được hàng hóa không thể bán lại ở Đức hoặc ở nước ngoài hay, nói cách khác, người mua không chỉ ra được rằng sự vi phạm của người bán đã lấy đi đáng kể những gì mà người mua mong đợi từ hợp đồng này theo tinh thần của điểu 25. Điều này có nghĩa là vi phạm của người bán không phải là vi phạm cơ bản hợp đồng. Tiêu chí về khả năng bán được của hàng hóa giao không phù hợp với hợp đồng cũng được Tòa án tối cao của Pháp sử dụng để xác định cái gọi là vi phạm cơ bản hợp đồng trong vụ Sacovini/M Marrazza v. Les fils de Henri Rame.[28]Trong vụ tranh chấp này, Sacovini – Công ty có địa điểm kinh doanh tại Ý – đã ký vài hợp đồng vào năm 1988 để bán rượu cho người mua Pháp. Tòa án tối cao cho rằng, vi phạm của Công ty Ý là vi phạm cơ bản vì rượu do công ty này cung cấp không có khả năng bán được trên thị trường Pháp. Hơn nữa, việc người bán cho thêm đường vào rượu đã vi phạm quy định về rượu của Pháp và ảnh hưởng tới chất lượng của rượu. Hậu quả là rượu không thể tiêu thụ tại Pháp và hành vi của người bán trong việc giao hàng như vậy đã dẫn đến việc người mua Pháp không thể khắc phục được khả năng bán lại lô rượu nói trên tại thị trường Pháp. Cũng cần nói thêm rằng, trong các vụ tranh chấp trên, tòa án dường như chỉ chú trọng đến khả năng bán được của hàng hóa mà quên đi “thiệt hại đáng kể” mà người mua phải gánh chịu do hành vi vi phạm hợp đồng của người bán. Rõ ràng, trong một số trường hợp, hàng hóa bị tổn thất vẫn có thể bán lại được với mức giá thấp hơn. Điều này sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của người mua và có thể dẫn đến “thiệt hại đáng kể” cho người mua. d. Hàng hóa được giao không phù hợp với hợp đồng có khả năng “sử dụng được” hay không Trong một số trường hợp, mặc dù hàng hóa bị tổn thất, thậm chí tổn thất nghiêm trọng nhưng vẫn có thể sử dụng được. Trong trường hợp này, tòa án sử dụng tiêu chí về khả năng vẫn còn sử dụng được của hàng hóa được giao không phù hợp với hợp đồng để xác định vi phạm cơ bản hợp đồng.[29] Tòa án cho rằng bất kỳ sự không phù hợp nào liên quan đến chất lượng đều không cấu thành vi phạm cơ bản hợp đồng nếu người mua vẫn có thể thuận tiện sử dụng hàng hóa đó hoặc bán hạ giá được hàng hóa đó.[30] Trong vụ Globes[31], Tòa án Đức quyết định rằng “nếu người mua vẫn còn có thể sử dụng bất kỳ hàng hóa bị tổn thất nào, người mua không thể viện dẫn tiêu chí vi phạm cơ bản hợp đồng”[32] để hủy bỏ hợp đồng. Điều này có nghĩa là điều 25 Công ước Viên sẽ không được áp dụng nếu hàng hóa được giao không phù hợp với hợp đồng vẫn có thể sử dụng được trong điều kiện kinh doanh thông thường.  Trong trường hợp này, người mua không được hủy bỏ hợp đồng mà chỉ có quyền đòi giảm giá hoặc bồi thường thiệt hại. Kết luận Có thể nói rằng, nội hàm khái niệm “vi phạm cơ bản hợp đồng” theo quy định của Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 cũng như của Công ước Viên là rất rộng. Tuy nhiên, qua thực tiễn giải quyết một số vụ tranh chấp liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có áp dụng Công ước Viên, tòa án các nước thành viên cũng đã đưa ra được một số căn cứ thực tiễn làm cơ sở cho việc giải thích nhằm làm rõ khái niệm này. Mặc dù vậy, Tòa án của các nước khác nhau có quan điểm không giống nhau hoàn toàn khi gặp vấn đề liên quan đến vi phạm cơ bản hợp đồng. Với Việt Nam, việc quy định “vi phạm cơ bản” trong Luật Thương mại năm 2005 là cần thiết để xử lý những trường hợp vi phạm hợp đồng là cơ sở để tuyên bố tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc hủy bỏ hợp đồng. Việc áp dụng khái niệm này trong thực tiễn sẽ có thể gặp không ít khó khăn nếu không có được những hướng dẫn, giải thích cụ thể. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt Luật Thương mại Việt nam năm 2005 Tiếng Anh Ulrich Huber, ‘Der UNCITRAL-Entwurf eines Übereinkommens über interntr.ionale Warenkaufvertrage’ (1979) 43 RabelsZ 413, 524. Commentary on the Draft Convention on Contracts for the International Sale of Goods prepared by the Secretariat, Document A/CONF.97/5, art. 25 (antecedent to art. 23), United Nations Conference on Contracts for the International Sale of Goods, Official Records, New York, 1981 (A/CONF 97/19) C.M. Bianca et al., Commentary on the International Sales Law 3 (Giuffré, Milano, 1987), tr. 217 Andrew Babiak, ‘Defining “Fundamental Breach” under the United Nations Convention on Contracts for the Interntational Sale of Goods’ 6 Temple Int’l & Comp. L.J. 113, tr. 119 (1992) Magnus, U., ‘Digest 12 on CISG Art. 25′ in Ferrari, F., Flechtner, H and Brand, R. (eds), The Draft UNCITRAL Digest and Beyond: Cases, Analysis and Unresolved Issues in the U.N. Sales Convention (Sellier European Law Publishers, 2003). Magnus, U., ‘Digest 1 on CISG Art. 25′ in Ferrari, F., Flechtner, H and Brand, R. (eds), The Draft UNCITRAL Digest and Beyond: Cases, Analysis and Unresolved Issues in the U.N. Sales Convention (Sellier European Law Publishers, 2003). Austria 1 July 1994 Appellate Court Innsbruck (Garden flowers case) tham khảo tại Germany 21 August 1995 District Court Ellwangen (Spanish paprika case) tham khảo tại Olaf Clausson, ‘Avoidance in Nonpayment Situations and Fundamental Breach under the 1980 U.N. Convention on Contracts for the International Sale of Goods’ (1984) N.Y.L.Sch.J.Int. & Comp.L. 93, 113. See also Robert Koch, The Concept of Fundamental Breach of Contract under the United Nations Convention on Contracts for the International Sale of Goods (CISG)’ inReview of the Convention on Contracts for the International Sale of Goods (CISG) 1998, Kluwer Law International (1999) 177 – 354. United States 6 December 1995 Federal Appellate Court [2nd Circuit] (Delchi Carrier v. Rotorex) tham khảo tại United States 6 December 1995 Federal Appellate Court [2nd Circuit] (Delchi Carrier v. Rotorex) tham khảo tại Germany 22 September 1992 Appellate Court Hamm (Frozen bacon case) tham khảo tại Germany 12 October 2000 District Court Stendal (Granite rock case) tham khảo tại Jacob S. Ziegel, ‘The Remedial Provisions in the Vienna Sales Convention: Some Common Law Perspectives’ in Galston & Smit ed., International Sales: The United Nations Convention on Contracts for the International Sale of Goods, (Mtr.thew Bender, 1984), Ch. 9, các trang từ 9-1 đến 9-43 tham khảo tại Denmark 4 November 1998 Randers County Court (Christmas trees case) tham khảo tại ICC Arbitration Case No. 7531 of 1994 (Scaffold fittings case) tham khảo tại Germany 18 January 1994 Appellate Court Frankfurt (Shoes case) tham khảo tại Germany 3 April 1996 Supreme Court (Cobalt sulphate case) tham khảo tại France 23 January 1996 Supreme Court (Sacovini/M Marrazza v. Les fils de Henri Ramel) tham khảo tại Germany 27 February 2002 Disrict Court München (Globes case) tham khảo tại Website: [1] Điều 308, 310, 312 Luật Thương mại năm 2005 [2] Ulrich Huber, ‘Der UNCITRAL-Entwurf eines Übereinkommens über interntr.ionale Warenkaufvertrage’ (1979) 43 RabelsZ 413, 524. [3] Nguyên bản tiếng Anh: Article 25 “A breach of contract committed by one of the parties is fundamental if it results in such detriment to the other party as substantially to deprive him of what. he is entitled to expect under the contract, unless the party in breach did not foresee and a reasonable person of the same kind in the same circumstances would not have foreseen such a result” [4] Xem thêm Điều 35 Công ước Viên [5] Commentary on the Draft Convention on Contracts for the International Sale of Goods prepared by the Secretariat, Document A/CONF.97/5, art. 25 (antecedent to art. 23), United Nations Conference on Contracts for the International Sale of Goods, Official Records, New York, 1981 (A/CONF 97/19) [6] C.M. Bianca et al., Commentary on the International Sales Law 3 (Giuffré, Milano, 1987), tr. 217 [7] Andrew Babiak, ‘Defining “Fundamental Breach” under the United Nations Convention on Contracts for the Interntational Sale of Goods’ 6 Temple Int’l & Comp. L.J. 113, tr. 119 (1992) [8] Điểu 49 của Công ước Viên quy định: “1. Người mua có thể tuyên bố hủy hợp đồng: (a) Nếu việc người bán không thực hiện một nghĩa vụ nào đó của họ phát sinh từ hợp đồng hay từ Công ước này cấu thành một vi phạm chủ yếu đến hợp đồng, hoặc (b) Trong trường hợp không giao hàng: Nếu người bán không giao hàng trong thời gian đã được người mua gia hạn thêm cho họ chiếu theo khoản 1 điều 47 hoặc nếu người bán tuyên bố sẽ không giao hàng trong thời gian được gia hạn này” [9] Austria 1 July 1994 Appellate Court Innsbruck (Garden flowers case) tham khảo tại [10] Germany 21 August 1995 District Court Ellwangen (Spanish paprika case) tham khảo tại [11] Thành phố kết nghĩa ở Đức. [12] Olaf Clausson, ‘Avoidance in Nonpayment Situations and Fundamental Breach under the 1980 U.N. Convention on Contracts for the International Sale of Goods’ (1984) N.Y.L.Sch.J.Int. & Comp.L. 93, 113. See also Robert Koch, The Concept of Fundamental Breach of Contract under the United Nations Convention on Contracts for the International Sale of Goods (CISG)’ in Review of the Convention on Contracts for the International Sale of Goods (CISG) 1998, Kluwer Law International (1999) 177 – 354 [13] United States 6 December 1995 Federal Appellate Court [2nd Circuit] (Delchi Carrier v. Rotorex) tham khảo tại [14] Xem thêm Hệ thống tòa án Liên bang ở Hoa Kỳ tại [15] United States 6 December 1995 Federal Appellate Court [2nd Circuit] (Delchi Carrier v. Rotorex) tham khảo tại [16] Germany 22 September 1992 Appellate Court Hamm (Frozen bacon case) tham khảo tại [17] Hamm là một đô thị thuộc huyện Altenkirchen, trong bang Rheinland-Pfalz, phía tây nước Đức. Đô thị Hamm (Sieg) có diện tích 3,66 kilômét vuông, dân số thời điểm ngày 31 tháng 12 năm2008 là hơn 3431 người. Đô thị này nằm bên sông Sieg, cự ly khoảng 10 km north-về phía đông củaAltenkirchen, và 40 km về phía đông của Bonn [18] Germany 12 October 2000 District Court Stendal (Granite rock case) tham khảo tại [19] Switzerland 28 October 1998 Supreme Court (Meat case) tham khảo tại [20] Jacob S. Ziegel, ‘The Remedial Provisions in the Vienna Sales Convention: Some Common Law Perspectives’ in Galston & Smit ed., International Sales: The United Nations Convention on Contracts for the International Sale of Goods, (Mtr.thew Bender, 1984), Chương 9, các trang 9-1 đến 9-43 tham khảo tại [21] Denmark 4 November 1998 Randers County Court (Christmas trees case) tham khảo tại [22] DKK là đồng krone – đơn vị tiền tệ của Đan Mạch. Ngày 28.9.2000, trong một cuộc trưng cầu ý dân (46,8% thuận, 53,2% chống), Đan Mạch đã từ chối không gia nhập đồng tiền chung của Liên minh châu Âu. Cùng với Anh, Đan mạch đã ký với các nước trong Liên minh một điều khoản gọi là opting-out (sự chọn lựa không tham gia) cho phép Đan Mạch không gia nhập đồng tiền chung của Liên minh là đồngeuro. [23] ICC Arbitration Case No. 7531 of 1994 (Scaffold fittings case) tham khảo tại [24] Lợi nhuận chính là đặc trưng của hành vi thương mại mà các thương nhân thực hiện [25] Germany 18 January 1994 Appellate Court Frankfurt (Shoes case) tham khảo tại [26] Thành phố ở Đức [27] Germany 3 April 1996 Supreme Court (Cobalt sulphtr.e case) tham khảo tại [28] France 23 January 1996 Supreme Court (Sacovini/M Marrazza v. Les fils de Henri Ramel) tham khảo tại [29] Magnus, U., ‘Digest 12 on CISG Art. 25′ in Ferrari, F., Flechtner, H and Brand, R. (eds), The Draft UNCITRAL Digest and Beyond: Cases, Analysis and Unresolved Issues in the U.N. Sales Convention (Sellier European Law Publishers, 2003). [30] Magnus, U., ‘Digest 1 on CISG Art. 25′ in Ferrari, F., Flechtner, H and Brand, R. (eds), The Draft UNCITRAL Digest and Beyond: Cases, Analysis and Unresolved Issues in the U.N. Sales Convention (Sellier European Law Publishers, 2003). [31] Germany 27 February 2002 District Court München (Globes case) tham khảo tại [32] Germany 27 February 2002 District Court München (Globes case) tham khảo tại

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBàn về khái niệm vi phạm cơ bản hợp đồng theo Công ước Viên 1980.doc